I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được: 1.1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm phát triển. - Nhận biết được sự ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực vật hạt kín. - Trình bày được các nhân tố chi phối sự ra hoa. - Phân tích được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. - Nêu được một số ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển trong sản xuất. 1.2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, hình ảnh. - Rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa. - Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. Đặt vấn đề: Đối với thực vật có hoa, ra hoa là một dấu hiệu đặc biệt của sự phát triển. Vậy, phát triển là gì? Có mối quan hệ như thế nào với quá trình sinh trưởng? Ra hoa chịu sự chi phối bởi những nhân tố gì? Và con người đã vận dụng những hiểu biết đó vào trong sản xuất nông nghiệp như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi đó, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài: BÀI 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
Trang 1Trường: THPT An Lương Đông Thứ sáu, ngày 23 tháng 03 năm 2018
GVHD: Cô Đào Thị Thu My SVTT: Nguyễn Thị Quỳnh
GIÁO ÁN SỐ 4 BÀI 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
I Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được:
1.1 Kiến thức
- Trình bày được khái niệm phát triển
- Nhận biết được sự ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực vật hạt kín
- Trình bày được các nhân tố chi phối sự ra hoa
- Phân tích được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
- Nêu được một số ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển trong sản xuất
1.2 Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, hình ảnh
- Rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm
1.3 Thái độ
- Nhận thức đúng quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng, mối quan hệ mật thiết giữa hai quá trình để vận dụng trong trồng trọt đem lại hiệu quả cao
- Có ý thức vận dụng các kiến thức khoa học về điều khiển sự ra hoa của các loài cây trong thực tiễn sản xuất, có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây trồng hợp lý
1.4 Định hướng phát triển năng lực
* Nhóm năng lực chuyên môn Sinh học:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ sinh học
- Năng lực giải quyết vấn đề sinh học và sáng tạo (năng lực vận dụng kiến thức Sinh học
để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn trồng trọt)
Trang 2* Nhóm năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác trong hoạt động nhóm
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt trình bày ý kiến, nhận định của bản thân
II Phương pháp dạy học
- Hỏi đáp – tìm tòi
- Quan sát tranh - tìm tòi
III Phương tiện dạy học
- Hình 36 ( SGK 11- CB): “ Cây cà chua ra hoa khi đã đạt đến độ tuổi xác định”
- Hình 34.1(SGK 11- NC): “ Chu kì sinh trưởng và phát triển ở cây một năm”
- Hình 36.1(SGK 11- NC): “ Thí nghiệm ghép cành chứng minh có florigen”
- Hình 36.2( SGK 11- NC): “ Sự ra hoa ở cây ngày ngắn và cây ngày dài”
- Một số hình ảnh liên quan phần ứng dụng kiến thức sinh trưởng và phát triền
- Máy chiếu, máy tính, sách giáo khoa SH 11(CB)
IV Nội dung trọng tâm
- Hoocmôn ra hoa
- Quang chu kỳ và phitôcrôm: Vai trò của P660 và P730 đến sự ra hoa của cây ngày ngắn và ngày dài
- Ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp
V Bảng mô tả các mức độ về mục tiêu học tập và hệ thống câu hỏi- bài tập tự đánh giá
Trang 3Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Khái niệm
phát triển - Nêu được khái niệm phát triển ở
thực vật
- Nhận biết được dấu hiệu bản chất của sự phát triển ở thực vật có hoa
Các nhân
tố chi phối
sự ra hoa
- Nêu được các nhân tố chi phối sự
ra hoa
- Nêu được tác động của tuổi cây đến sự ra hoa
- Nêu được khái niệm quang chu kì
- Phát biểu được khái niệm
phitocrom và nêu được vai trò của phitocrom đối với
sự ra hoa của cây
- Trình bày được bản chất và cơ chế tác động của florigen đến sự ra hoa
- Trình bày được tác động của quang chu
kì đến sự ra hoa của cây ngày ngắn, cây ngày dài và cây trung tính
- Giải thích được một
số hiện tượng trong tự nhiên như: tại sao có cây ra hoa vào mùa hè?
Có cây lại ra hoa vào mùa đông?
Mối quan
hệ sinh
trưởng và
phát triển
- Trình bày được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
- Đưa ra ví
dụ về mối quan hệ sinh trưởng
và phát triển
- Nhận thức đúng quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng, mối quan hệ mật thiết giữa hai quá trình để vận dụng trong trồng trọt đem lại hiệu quả cao
Ứng dụng - Nêu được một số
ứng dụng điều hòa
sự ra hoa
- Giải thích được cơ sở khoa học của một số cách người dân thường làm trong nông nghiệp, trồng cây như: chông đèn vào ban đêm cho hoa cúc, thanh long
VI Tiến trình dạy học
1 Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sỉ số (1 phút)
Trang 42 Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Câu hỏi: Hãy nêu khái niệm hoocmon thực vật và phân loại hoocmon.
Đáp án: Hormone là các chất hữu cơ có mặt ở trong cây với một lượng rất nhỏ, được vận
chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây Điều tiết và đảm bảo sự hài hòa của các hoạt động sinh trưởng
- Hoocmon có 2 nhóm:
Kích thích sinh trưởng: Auxin, giberellin, xytokinin
Ức chế sinh trưởng: Acit abxixic, etylen
3 Tổ chức hoạt động dạy bài mới
* Đặt vấn đề: Đối với thực vật có hoa, ra hoa là một dấu hiệu đặc biệt của sự phát triển
Vậy, phát triển là gì? Có mối quan hệ như thế nào với quá trình sinh trưởng? Ra hoa chịu
sự chi phối bởi những nhân tố gì? Và con người đã vận dụng những hiểu biết đó vào trong sản xuất nông nghiệp như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi đó, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài:
BÀI 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của
học sinh Nội dung bài học Phát triển năng lực
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm sinh trưởng, mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển (15 phút)
*GV: chiếu hình ảnh về sự ra
hoa của cây cà chua (hình 36
SGK CB) và yêu cầu học sinh
trả lời câu hỏi sau:
? Qua hình trên em hãy cho
biết cây cà chua sau 14 ngày có
gì thay đổi?
? Ngoài tăng kích thước thì cây
cà chua sau 14 ngày còn có
những biến đổi nào khác?
HS trả lời: Cây
tăng lên về kích thước
HS trả lời:
+ Có thêm 5 lá mới
+ Hình thành cụm hoa
I Khái niệm phát triển
và mối quan hệ sinh trưởng và phát triển
1 Khái niệm phát triển
Kỹ năng tự nghiên cứu sgk
Kỹ năng quan sát, phân tích
sơ đồ, hình vẽ
Trang 5*GV phân tích: Những biến
đổi trong chu kì sống của cây
cà chua gồm giai đoạn tăng
kích thước đây là biểu hiện của
sinh trưởng, việc phát sinh
thêm lá mới, hình thành hoa,
quả, hạt chính là kết quả của
quá trình phân hoá mô, tế bào,
cơ quan Tất cả những biến đổi
trên là biểu hiện của phát triển
Vậy phát triển là gì?
* GV nhận xét, chốt kiến
thức.
*GV dẫn dắt: Chúng ta cũng
có thể nói rằng sinh trưởng là
sự biến đổi về lượng, còn phát
triển là sự biến đổi về chất Vậy
giữa sinh trưởng và phát triển
có mối quan hệ như thế nào với
nhau? Để biết được điều đó
chúng ta cùng tìm hiểu mục 2
Mối quan hệ giữa sinh
trưởng và phát triển.
*GV: tiếp tục chiếu hình ảnh
về sự ra hoa của cây cà chua
(hình 36 SGK CB) và phân
tích
*GV: Như vậy, trong chu kì
sống của cây cà chua trải qua 2
HS trả lời
- Phát triển: toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu trình sống, bao gồm 3 quá trình liên quan:
+ Sinh trưởng + Phân hóa + Phát sinh hình thái
2 Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
Trang 6Quá trình sinh trưởng Quá trình phát triển Điều kiện
Gắn liền
quá trình đó là quá trình sinh
trưởng và quá trình phát triển
Vậy em có nhận xét gì về 2 quá
trình này ở cây cà chua, chúng
có mối quan hệ như thế nào với
nhau ?
*GV bổ sung: sinh trưởng gắn
liền với phát triển, phát triển
trên nền tảng sinh trưởng
*GV : vẽ sơ đồ mối quan hệ
giữa sinh trưởng và phát triển
*GV liên hệ: Cũng từ mối
quan hệ mật thiết giữa sinh
trưởng và phát triển như vậy
cho nên trong sản xuất tuỳ theo
mục đích sản xuất mà chúng ta
nên đấy mạnh tác động ở giai
đoạn nào cho thích hợp
Ví dụ :
+ Các loài cây lấy lá như bắp
cải hay su hào thì ta sử dụng
các biện pháp hợp lý để đẩy
mạnh giai đoạn sinh trưởng
+ Các loài cây lấy hạt, quả thì
ta không chỉ tác động để cây
sinh trưởng tốt tạo tiền đề cho
phát triển mà còn phải có các
biện pháp hợp lý để đấy nhanh
quá trình tích luỹ vật chất về
hạt, quả tăng năng suất
HS trả lời: có
mối quan hệ mật thiết với nhau
+ Có mối quan hệ mật
thiết với nhau, liên tiếp
và xen kẽ nhau trong đời sống thực vật
+ Sự biến đổi về số lượng
rễ, thân, lá sẽ dẫn đến sự thay đổi ở chất lượng hoa, quả, hạt
Trang 7Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố chi phối sự ra hoa (10 phút)
*GV dẫn dắt: đối với thực vật
có hoa, ra hoa là giai đoạn quan
trọng của quá trình phát triển
Vậy tại sao khi trồng lúa, trồng
đậu thì chỉ vài tháng ra hoa
Trong khi tre đến 50 năm hơn
nửa đời người mới ra hoa 1 lần
duy nhất Vậy phải chăng sự ra
hoa chịu sự chi phối của những
nhân tố nhất định nào đó? Để
trả lời cho câu hỏi này, chúng
ta cùng nhau đi tìm hiểu mục
II Những nhân tố chi phối sự
ra hoa.
*GV: chiếu hình ảnh về sự ra
hoa của cây cà chua (lấy hình
36 SGK CB) và yêu cầu học
sinh trả lời câu hỏi sau:
? Qua hình trên em hãy cho
biết khi nào thì cây cà chua ra
hoa?
*GV: chiếu thêm hình ảnh về
sự ra hoa của một số cây khác:
chuối sau 1 năm thì ra hoa,
mãng cầu 3 năm, tre 50 năm…
Từ những ví dụ trên em có
nhận xét gì về sự ra hoa của
những loài cây này?
*GV: Như vậy cây ra hoa khi
đạt đến tuổi nhất định- tuổi của
cây
HS trả lời: Cây
cà chua khi 14 lá
sẽ ra hoa
HS trả lời: Các
loài cây này phải đến độ tuổi nhất định thì mới ra hoa
II Các nhân tố chi phối
sự ra hoa
1 Tuổi của cây
+ Sự ra hoa liên quan đến tuổi cây
+ Mỗi giống cây, loại cây khác nhau có thời gian
Kĩ năng tự nghiên cứu sgk
KN quan sát, phân tích sơ đồ, hình vẽ
Năng lực tư duy
Trang 8Ví dụ: như ở cây cà chua ra
hoa khi đủ 14 lá, chuối 1 năm
sẽ ra hoa, na sau ba năm sẽ ra
hoa, tre 50 năm mới ra hoa một
lần
GV dẫn dắt: Như vậy sự ra
hoa của cây liên quan đến tuổi
cây, tuy nhiên không phải mọi
thực vật khi đủ tuổi thì chúng
đều ra hoa Vậy sự ra hoa còn
phụ thuộc vào nhân tố nào
nữa ? Để tìm hiểu điều đó ta
vào mục tiếp theo
*GV: Chiếu 1 số hình ảnh về
ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự
ra hoa: cây lúa mì hay bắp cải
ra hoa kết hạt sau khi trải qua
một mùa đông lạnh hoặc được
xử lý ở nhiệt độ thấp thích hợp
nếu gieo vào mùa xuân Các
hiện tượng đó là gọi là xuân
hóa
? Vậy xuân hóa là gì?
*GV: nhận xét kết luận
*GV: Vì vậy trong trồng trọt,
người ta ứng dụng hiện tượng
này để kích thích sự ra hoa,
tăng hiệu quả kinh tế, như:
Việc xử lý nhiệt độ thấp cho củ
giống của hoa loa kèn có thể
tạo ra hoa loa kèn hay hoa cúc
trái vụ vào dịp Tết Nguyên đán,
làm tăng hiệu quả kinh tế cho
người sản xuất hoa
Như nhà bạn nào có trồng
HS trả lời
HS: lắng nghe
ghi nhận kiến
cần thiết để ra hoa là khác nhau
2 Nhiệt độ thấp và quang chu kì
a Nhiệt độ thấp
* Xuân hóa: là hiện
tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp
Trang 9mướp, bí đỏ chúng ta thường
thấy mẹ các em hay để ở gian
bếp Thì bởi vì lúc này ở bếp là
nơi có nhiệt độ cao, độ ẩm hạt
giảm đi, giúp hạt kéo dài được
thời gian ngủ nghỉ Hơi khói
trong bếp có tác dụng kích
thích hạt phát triển cho nhiều
hoa cái, làm tăng hiệu quả kinh
tế
*GV dẫn dắt: Trong thực tế,
một số cây chỉ ra hoa vào mùa
hè, một số cây chỉ ra hoa vào
mùa đông, một số khác lại ra
hoa quanh năm Vậy nhân tố
nào đóng vai trò chính chi phối
sự ra hoa ở trên? Đó chính là
quang chu kỳ?
*GV thông báo: độ dài chiếu
sáng ban ngày và bóng tối ban
đêm ảnh hưởng tới sinh trưởng
và phát triển của thực vật gọi là
quang chu kỳ
? Thế nào là quang chu kỳ?
*GV: Dựa vào quang chu kì
người ta phân thành: cây ngày
dài, cây ngày ngắn, cây trung
tính
*GV: Để thấy được sự ra hoa
của cây phụ thuộc vào tương
quan độ dài ngày và đêm như
thế nào? Chúng ta cùng tìm
hiểu thí nghiệm sau
*GV: chiếu hình 36.2 (SGK
NC).sự ra hoa của cây ngày
ngắn, cây ngày dài và cây trung
tính
thức
HS trả lời
b Quang chu kì
* Khái niệm
Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối (độ dài của ngày đêm) ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây
* Phân loại cây theo quang chu kì.
+ Cây ngày ngắn
+ Cây ngày dài
+ Cây trung tính
Trang 10*GV: Tiến hành làm thí
nghiệm đối với cây ngày ngắn
như sau:
Trong điều kiện ngày dài, đêm
ngắn → cây không ra hoa
Trong điều kiện ngày ngắn,
đêm dài → cây ra hoa Nếu đặt
cây trong điều kiện ngày ngắn
nhưng ban đêm có một tia sáng
lóe lên như trên, hãy dự đoán
kết quả thí nghiệm như thế
nào?
*Giáo viên đưa kết quả
*GV: Tương tự tiến hành làm
thí nghiệm đối với cây ngày dài
như sau:
Trong điều kiện ngày ngắn,
đêm dài→ cây không ra hoa
Trong điều kiện ngày dài, đêm
ngắn→ cây ra hoa Nếu đặt cây
trong điều kiện ngày ngắn
nhưng ban đêm có 1 tia sáng
lóe lên như trên, hãy dự đoán
kết quả thí nghiệm như thế
nào?
*GV đưa ra kết quả
* GV: Ở điều kiện đêm dài, khi
loé hay bổ sung 1 tia sáng vào
đêm dài thì đêm dài sẽ bị phá
vỡ thành đêm ngắn, do đó ở
cây ngày ngắn thì cây không ra
hoa Nhưng ở cây ngày dài cây
vẫn ra hoa như bình thường
*GV bổ sung: như vậy có thể
HS: dự đoán kết
quả
HS: dự đoán kết
quả
Trang 11nói, cây ngày ngắn là cây cần
đêm dài vì chúng cần bóng tối
dài hơn để phân hóa hoa và
ngược lại cây ngày dài là cây
cần đêm ngắn vì chúng cần độ
dài tối ngắn hơn để ra hoa
*GV: Vậy ở quang chu kì yếu
tố nào thực sự ảnh hưởng đến
sự ra hoa của cây? Các nghiên
cứu đã chỉ ra phản ứng quang
chu kỳ không phụ thuộc vào
diệp lục mà do một sắc tố khác
quy định đó chính là
phitocrom Vậy phitocrom là
gì? Chúng ta cùng tìm hiểu
mục 3 Phitocrom.
*GV: yêu cầu học sinh nghiên
cứu mục c SGK/144 và cho
biết:
? Phitocrom là gì?
? Có mấy dạng tồn tại?
*GV bổ sung: P660 là dạng bất
hoạt, không có tác dụng sinh lý
P730 là dạng hoạt động, ức chế
sự ra hoa của cây ngày ngắn,
kích thích sự ra hoa của cây
ngày dài 2 dạng này có thể
chuyển đổi theo sơ đồ sau (như
trong SGK)
*GV: yêu cầu học sinh nêu vai
trò của phytocrom
HS trả lời
3 Phitocrom
a Đặc điểm
- Là một loại protein hấp thụ ánh sáng
- Tồn tại ở 2 dạng:
+ Dạng hấp thụ ánh sáng
đỏ → Pđ (P660)
+ Dạng hấp thụ ánh sáng
đỏ xa →Pđx(P730) Chiếu sáng, đỏ
Trang 12*GV dẫn dắt: Ở điều kiện
quang chu kỳ thích hợp, trong
cây hình thành một loại
hoocmon có tác dụng kích
thích sự ra hoa Đó là loại
hormone nào chúng ta cùng tìm
hiểu mục Hormone ra hoa
*GV:Hormone ra hoa đó chính
là florigen Vậy, nơi sản xuất và
vận chuyển của florigen?
*GV bổ sung: Khi lá nhận
được quang chu kì thích hợp thì
lá hình thành một chất gây
phân hóa mầm hoa => florigen
và di chuyển vào đỉnh sinh
trưởng của thân, lá, làm cây ra
hoa Người ta chứng minh sự
có mặt của florigen bằng thí
nghiệm ghép cành
*GV: chiếu hình 36.1 và mô tả
thí nghiệm:
A là cây ngày dài, B là cây
ngày ngắn Người ta ghép cành
giữa 2 cây này lại với nhau và
HS trả lời: :
Florigen được sản sinh từ lá và được vận
chuyển vào đỉnh
P660 P730
Tối, đỏ xa
b Vai trò
+ Hấp thụ ánh sáng chi phối sự ra hoa
+ Tác dụng đến các vận động cảm ứng
+ Đóng mở khí khổng + Kích thích hạt nảy mầm
4 Hormone ra hoa
Trang 13sau đó đặt 2 cây trong điều kiện
ngày dài, kết thúc thí nghiệm
thì cả hai cây đều ra hoa
? Tại sao lại xảy ra hiện tượng
trên?
Đó chính là do trong điều kiện
ngày dài, cây ngày dài tạo ra
Florigen kích thích sự ra hoa,
chất này truyền qua chỗ ghép
sang cây ngày ngắn kích thích
cây ngày ngắn ra hoa
*GV: Vậy nếu vẫn giữ nguyên
thí nghiệm như trên nhưng đặt
chúng trong điều kiện ngày
ngắn thì sẽ xảy ra hiện tượng
gì?
*GV: nhận xét, chốt kiến thức:
- Florigen là hợp chất của GA (
kích thích ST đế hoa) và
antezin (kích thích ra mầm hoa)
- Lá tiếp nhận ánh sáng, sản
sinh trưởng của thân và cành
HS: Trong điều
kiện ngày dài, cây ngày dài tạo
ra Florigen kích thích sự ra hoa, chất này truyền qua chỗ ghép sang cây ngày ngắn kích thích cây ngày ngắn
ra hoa
a Bản chất Florigen: Là
một hợp chất của Gibêrelin (Kích thích sinh trưởng của đế hoa)
và anezin (kích thích sự
ra mầm hoa)
b Tác động của florigen:
- Lá là cơ quan tiếp nhận