1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp rèn phát âm l n cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trên địa bàn huyện an dương – hải phòng

79 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 176,63 KB

Nội dung

Nếu trẻ phát âm saithì trong quá trình tập đọc, tập viết chính tả, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn gây ảnhhưởng lớn đến kết quả học tập.Để ngôn ngữ của trẻ sau này được phát triển toàn diện; t

Trang 1

Trong công tác giáo dục mầm non, giáo dục ngôn ngữ đóng vai trò hết sứcquan trọng đối với trẻ Ở trường mầm non, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm

vụ được đặt lên hàng đầu Phát triển ngôn ngữ giúp trẻ lĩnh hội được cả ba phầncủa ngôn ngữ: phát âm, vốn từ, ngữ pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổinhà trẻ là dạy trẻ lắng nghe, hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ (âm, từ, câu, lờinói) còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo là giúp trẻ nói mạch lạc, phát âmchuẩn và chính xác

Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện của tư duy, là phương thứcbiểu đạt cho người khác hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn củabản thân thông qua lời nói Từ xa xưa, dân tộc ta đã từng có “ truyền thống quýtrọng tiếng mẹ đẻ của mình và có ý thức đề cao cái hay, cái đẹp trong lời ăntiếng nói ” Khi trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày:phát âm chuẩn; vốn từ phong phú, đa dạng; trẻ khám phá về mọi sự vật, hiệntượng, về thế giới xung quanh mình

Ngôn ngữ của trẻ em 5 - 6 tuổi phát triển không ngừng, vốn từ của trẻ tăngnhanh Sự linh hoạt và phong phú trong ngôn ngữ của trẻ không chỉ phụ thuộcvào tuổi mà nó còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường xung quanh trẻ: môi trườnglớp học, môi trường gia đình, môi trường văn hoá – xã hội nơi mà trẻ sinh sống Trẻ 5 - 6 tuổi có thể đọc biểu cảm các bài thơ, đồng dao, ca dao; câu nói của trẻ

có thể đạt 8 từ trở lên Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 5 - 6 tuổi là ngôn ngữ phải mạchlạc, trẻ phát âm chuẩn Nếu trẻ phát âm ngọng, vốn từ ít, trẻ sẽ không diễn đạtđược điều mình muốn nói Hoặc trẻ nói không đúng ngữ pháp, diễn đạt khôngmạch lạc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, nhận thức, tư duy của trẻ

Trang 2

Trẻ mầm non thường phát âm chưa chuẩn bởi vì bộ máy phát âm của trẻchưa hoàn thiện Ở trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, trẻ còn nói sai, nói ngọng nhiều vềvần Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi khi bộ máy phát âm đã dần hoàn thiện thì trẻ lạingọng nhiều phụ âm L - N Người giáo viên mầm non có vai trò hết sức quantrọng trong việc giúp trẻ phát âm đúng Khi hết tuổi mẫu giáo trẻ sẽ bước vàotrường phổ thông, đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ, trẻ sẽchuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang hoạt động học tập Nếu trẻ phát âm saithì trong quá trình tập đọc, tập viết chính tả, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn gây ảnhhưởng lớn đến kết quả học tập.

Để ngôn ngữ của trẻ sau này được phát triển toàn diện; trẻ tự tin trong giaotiếp với mọi người, trẻ học tập tốt ở trường phổ thông và đặc biệt giáo viên sẽ cónhững biện pháp tích cực rèn cho trẻ phát âm đúng phụ âm L - N Em lựa chọn

đề tài: “Một số biện pháp rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trên địabàn huyện An Dương – Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu của mình

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp rèn luyện phát âm L - N cho trẻ 5 - 6 tuổi

4 Giả thuyết nghiên cứu

Việc phát âm của trẻ mầm non còn chưa chuẩn, trẻ 5 - 6 tuổi phát âm saichữ L - N là chủ yếu Nếu có biện pháp tác động tích cực, phù hợp thì sẽ giúpcho trẻ phát âm chuẩn L - N

Trang 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến rèn phát âm L - N cho trẻ 5 - 6 tuổi

- Trường mầm non An Hồng – An Dương – Hải Phòng

- Trường mầm non Đại Bản – An Dương – Hải Phòng

- Trường mầm non Tân Tiến – An Dương – Hải Phòng

6.3 Độ tuổi: trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

6.4 Thời gian: từ tháng 9/ 2015 đến tháng 1/2016

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp phân tích lí luận

- Thu thập và phân tích tư liệu, sách báo, tạp chí… có liên quan đến vấn

đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài

7.2 Phương pháp phân tích thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm

- Quan sát trẻ phát âm L - N thông qua hoạt động học tập, hoạt độnggiao tiếp, hoạt động vui chơi

- Quan sát cách phát âm L - N của giáo viên khi giảng dạy, khi luyệnphát âm cho trẻ

7.2.2 Phương pháp trò chuyện

Trò chuyện với trẻ để nắm rõ hơn về cách phát âm của trẻ mẫu giáo 5

-6 tuổi, cách trẻ phát âm L - N

- Trò chuyện với giáo viên về các vấn đề có liên quan đếnviệc rèn phát

âm L - N của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, kịp thời sửa sai khi trẻ chưa phát âm chuẩn

Trang 4

7.2.3 Phương pháp điều tra bằng Anket

- Sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm thu thập thông tin cần thiết phục vụcho đề tài về việc rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, các lỗi trẻ mắcphải khi phát âm L - N, các biện pháp giáo viên sử dụng để rèn phát âm L - Ncho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

7.3 Phương pháp thống kê toán học

- Sử dụng các thao tác toán học để tổng hợp, phân tích kết quả điều traanket nhằm đưa ra kết luận cho đề tài, từ đó đề xuất các biện pháp rèn luyện phát

âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

8 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận Phần nội dung của để tài: “Một sốbiện pháp rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trên địa bàn huyện AnDương – Hải Phòng” gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Thực trạng của việc rèn phát âm L - N của trẻ mẫu giáo 5 - 6tuổi ở trường mầm non trên địa bàn huyện An Dương – Hải Phòng

Chương 3: Đề xuất một số biện pháp rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Trang 5

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng để phân biệt giữa người và động vật, ngônngữ làm cho con người giao tiếp được với nhau và biểu đạt những mong muốn, ýtưởng, cảm xúc; mô tả các sự vật hiện tượng thiên nhiên hiện ra trước mắt, tiếngnói giúp người với người hiểu và gần gũi nhau hơn Ngôn ngữ luôn đi đôi, gắnliền với mọi đời sống sinh hoạt của con người làm cho loài người là loài trội nhất

và tách biệt hơn so với các loài khác Các nhà khoa học thí nghiệm trên các convật và các loài chim, dạy chúng đáp ứng một vài tiếng nói đơn giản Ví dụ nhưloài vượn: sau khi được huấn luyện, có thể sử dụng một vài điệu bộ hay cử chỉ đểdiễn tả một vài cảm xúc của chúng Nhưng khả năng diễn tả cảm xúc bằng mộtvài dấu hiệu đơn giản của loài vượn hay loài chim còn quá đơn giản không thểnào so sánh được với khả năng ngôn ngữ kì diệu của con người

Nhiều chuyên gia đã tìm cách giải quyết nguồn gốc của tiếng nói thôngqua các cách tự nhiên Họ cho rằng quá trình tiến hóa từ vượn đến con người,thanh quản đã tự điều chỉnh để có thể phát ra âm thanh khác nhau Đồng thời,

bộ não cũng lớn dần ra giúp con người có thể kiểm soát và sử dụng các dây phát

âm trong bộ thanh quản hữu hiệu hơn để phát ra tiếng nói Theo lối giải thíchnày, con người thô sơ chỉ biết hú, biết gào để diễn tả suy nghĩ, cảm xúc nhưngqua quá trình tiến hóa lâu dài, đã tự hoàn chỉnh thanh quản để đạt tiếng nói nhưngày nay Nhà ngôn ngữ học lừng danh thế giới của thế kỉ 20, giáo sư NoamChomsky không thỏa mãn với cách giải thích trên nên ông đã tự nghiên cứunguồn gốc của tiếng nói Giáo sư quan sát rằng, nếu đặt một em bé và một conmèo vào môi trường có tiếng nói thì sau một thời gian ngắn, em bé có khả năngnhận biết được tiếng nói và nói được, trong khi con mèo thì không nói được.Như vậy, có thể khẳng định tiếng nói là một khả năng bẩm sinh chỉ có ở conngười Giáo sư Noam quan sát rằng, mỗi đứa trẻ sinh ra chỉ cần nghe và thunhận những nét căn bản trong tiếng mẹ đẻ để có thể nói đúng ngữ pháp và giaotiếp qua tiếng nói Mặc dù có nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới nhưng tất

Trang 6

cả ngôn ngữ của con người đều có chung một quy luật ngữ pháp đã được thế kếsẵn trong não của con người Con người ai ai cũng biết quy luật ngữ pháp trongkhi sử dụng ngôn ngữ mà không cần phải đến trường lớp gì cả Ví dụ: Khi biếtnói thì con người nói rằng: “ tôi muốn ăn cơm” chứ chẳng ai nói là: “ cơm ănmuốn tôi” [8] Giáo sư Noam còn quan sát rằng, một đứa bé mới sinh chỉ cầnnghe và thu nhận những nét cơ bản trong tiếng mẹ đẻ và nhờ khả năng bẩm sinhcùng quy luật ngữ pháp được đặt trong não bộ, nó có thể học và nói được trongmột thời gian rất ngắn Tóm lại, mỗi con người khi sinh ra đều được trang bịmột cách bẩm sinh để sẵn sàng nói, nói được đúng quy luật ngữ pháp để có thểtruyền đạt và giao tiếp qua lời nói.

Lời nói là các chuỗi âm thanh được phát ra từ bộ máy phát âm của conngười, dùng để trao đổi tư tưởng, tình cảm giữa các thành viên trong xã hội Lờinói có mặt giống những âm thanh khác trong thế giới tự nhiên, chúng đều lànhững sóng âm được truyền đi trong không khí Lời nói có hai mặt: âm thanh và

ý nghĩa Hai mặt này thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau Ý nghĩa của lời nóiđược người ta hiểu đúng chỉ khi âm thanh phát ra chính xác Giọng nói rất đadạng về ngữ điệu: giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh haythấp, liên tục hay ngắt quãng Trong lời nói, ngoài sự kết hợp giữa âm thanh vàgiọng điệu còn có các phương tiện bổ trợ cho lời nói như: nét mặt, ánh mắt, cửchỉ, điệu bộ…

Ở nước ta, việc phát âm chuẩn được quan tâm rất nhiều PGS – TS Vũ

Kim Bảng, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam nói rằng: “Bản chất của vấn đề nói ngọng là hiện tượng có tính chất phương ngữ Đó là hiện tượng phát âm không đúng so với chuẩn chính tả Hiện tượng không phân biệt trong cách phát âm các phụ âm đầu như ch - tr, s - x, d - r - gi của người miền Bắc hay sự lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã của người miền Nam”[9] Về việc phát

âm đúng, viết đúng hai phụ âm L - N ông cho biết: “Chuyện nói ngọng chẳng riêng gì ở 13 nơi tại Hà Nội Đây là hiện tượng phổ biến ở các tỉnh, thành thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ như: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh… Việc nói ngọng giữa hai phụ âm L - N có nhiều dạng: tất cả các từ

Trang 7

bắt đầu bằng phụ âm “L” được đọc thành “N” hoặc ngược lại đọc “L” thành

“N”; có vùng thì đọc đúng, từ đọc sai; có vùng thì đọc lẫn lộn L và N”[9] Về việc sửa nói ngọng PGS - TS cho hay: “Tật nói ngọng rất khó sửa nhưng có thể sửa được Vấn đề là phải tách người đó ra khỏi môi trường “ngọng” của họ vì bản thân người cùng một vùng không nhận thấy đó là bất thường, là lệch chuẩn Chúng ta vẫn lấy chuẩn chính tả làm mực thước nên nói ngọng rất nguy hiểm vì ngữ âm biến đổi làm chính tả dần biến đổi theo, dẫn đến hiện tượng viết cũng

“ngọng”, sai chính tả” [9].

Phát âm ngọng L - N xuất hiện chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ và được rấtnhiều người quan tâm vì nói ngọng làm cho mọi người không tự tin trong giaotiếp Đặc biệt, khi trẻ em phát âm ngọng sẽ ảnh hưởng không tốt trong quá trìnhhọc tập của trẻ Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề phát âm

của trẻ có giá trị như: “Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp 1” ( NXB GD – 1973) của tác giả Phan Thiều; “Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ cho trẻ” của

Tạ Thị Thanh Ngọc; “Tìm hiểu khả năng phát âm đúng của trẻ mẫu giáo lớn” ở

trường mầm non Thụy Vân, Thành phố Việt Trì… Bên cạnh đó, còn có các công

trình nghiên cứu quan tâm về vấn đề phát âm chuẩn L - N: “Bước đầu tìm hiểu hiện tượng phát âm lệch chuẩn L - N” của tác giả Trần Thị Thìn – 1979; “ Phát

âm nhầm lẫn L - N trong Tiếng Việt: Từ biểu hiện đến can thiệp” của tác giả

Phạm Thị Bền – 2013”

Ngoài ra còn có những đề tài, sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu về phát

triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi như: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 - 4 tuổi”, Sáng kiến kinh nghiệm về việc “Rèn phát âm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”,“Biện pháp rèn phát âm L - N cho trẻ mãu giáo 3 - 4 tuổi”, “Rèn kỹ năng phát âm chuẩn phụ âm L - N” Những công trình

nghiên cứu và những sáng kiến kinh nghiệm này đã dựa vào đặc điểm phát triểntâm sinh lý, đặc điểm bộ máy phát âm, đặc điểm phát âm của trẻ Đó là nhữngđóng góp quan trọng trên các phương diện lý luận và thực tiễn Song, việcnghiên cứu để tìm ra những biện pháp rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6

Trang 8

tuổi vẫn còn rất ít, gần như chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu

về vấn đề này

Vì vậy, em lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn phát âm L - N cho trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi trên địa bàn huyện An Dương” làm nội dung cho nghiên cứukhoa học nhằm tìm ra những biện pháp tối ưu, giúp giáo viên phát triển ngônngữ, rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi một cách đầy đủ, khoa học vàmang tính ứng dụng cao nhất

“im ắng” không nói thành “i mắng”; “thức ăn” không nói thành “thứ căn”…

[1, tr.78]

Âm tiết tiếng Việt có khả năng biểu hiện ý nghĩa: Đa số các âm tiết tiếngViệt đều có nghĩa Nói cách khác, ở tiếng Việt gần như toàn bộ các âm tiết đều

hoạt động như từ Ví dụ: mắt, đầu, tay, bụng, mây, mưa, gió,… Chính vì mỗi âm

tiết của tiếng Việt đều có khả năng biểu hiện ý nghĩa cho nên người Việt mới cóđiều kiện tạo ra cách chơi chữ theo lối tách từ: có hội mà không có nghị, có nghị

mà không có quyết (tách đôi các từ hội nghị, nghị quyết) [1, tr.80]

1.2.1.2 Hệ thống ngữ âm của âm tiết tiếng Việt

Mỗi âm tiết Tiếng Việt ở dạng đầy đủ nhất bao gồm 5 thành phần:

Trang 9

Âm đầu

Thanh điệuVần

* Thành phần thứ nhất có chức năng phân biệt các âm tiết với nhau về cao

độ đó là thanh điệu Mỗi âm tiết đều mang một trong sáu thanh điệu: thanhngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng

* Thành phần thứ hai có chức năng mở đầu như một âm tiết Các âm tiếtkhác nhau có thể phân biệt với nhau bằng cách mở đầu khác nhau, đó là âm đầu

Âm đầu bao giờ cũng do các phụ âm đảm nhiệm Ví dụ: âm tiết “bàn” thì chữcái /b/ là âm đầu

* Thành phần thứ ba có chức năng làm thay đổi âm sắc của âm tiết sau lúc

mở đầu, đó là âm đệm Ví dụ: âm tiết “loạt” thì âm đệm là chữ cái /o/

* Thành phần thứ tư quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết, thành phầnnày bao giờ cũng do một nguyên âm đảm nhiệm, đó là âm chính.Ví dụ: âm tiết

“lan” thì chữ cái /a/ là âm chính

* Thành phần cuối cùng đảm nhiệm chức năng kết thúc âm tiết Nó có thể

là một phụ âm như /t/ trong “loạt”, /n/ trong âm tiết “lan”…người ta gọi thànhphần này là âm cuối Cũng như âm đệm, âm cuối có thể là “zêrô” như trong âmtiết: ba, mẹ, bé, trẻ,…[1, tr.82]

- > Các yếu tố của phần vần bao gồm âm đệm + âm chính + âm cuối kếthợp với nhau khá chặt chẽ Âm tiết bao giờ cũng có âm chính và thanh điệu, vịtrí còn lại có thể có hoặc không

Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai bậc:

Bậc 1 là bậc của những yếu tố kết hợp với nhua lỏng lẻo, có tính độc lậpcao Đó là thanh điệu, âm đầu và phần vần

Bậc 2 là bậc của những yếu tố kết hợp với nhau khá chặt chẽ, có tính độc lậpthấp Đó là những yếu tố của phần vần: âm đệm, âm chính, âm cuối [4, tr 83]

Trang 10

Có thể mô tả cấu trúc hai bậc của âm tiết Tiếng Việt qua sơ đồ sau:

Âm tiết

Bậc 1: Âm đầu Vần Thanh điệu

Bậc 2: Âm đệm Âm chính Âm cuối

1.2.2 Phát âm

Trong quá trình giáo dục trẻ mầm non, chúng ta đã biết phát triển ngônngữ cho trẻ là vấn đề vô cùng quan trọng được đặt lên hàng đầu Để ngôn ngữcủa trẻ được phát triển toàn diện thì việc đầu tiên phải dạy trẻ phát âm đúng,phát âm chuẩn

- Theo từ điển Wikipedia: phát âm có nghĩa là cách đọc một từ hay mộtngôn ngữ nào đó hoặc phát âm có thể hiểu là cách ai đó thốt ra một từ nào đó.Một từ có thể được đọc theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào nhân tố conngười như:

+ Nơi họ đã lớn lên

+ Nơi họ đang sinh sống

+ Họ có thiếu sót trong khả năng nói hay không

+ Dân tộc của họ

+ Tầng lớp xã hội của họ

+ Trình độ văn hóa của họ

- > Như vậy, ta có thể hiểu rằng phát âm là cách con người sử dụng cácđộng tác của cơ quan phát âm như: môi, lưỡi, răng, thanh quản…để phát ra âmthanh của một ngôn ngữ nào đó

Trang 11

1.2.3 Rèn phát âm

Đối với lứa tuổi mầm non việc rèn phát âm có vai trò vô cùng quan trọngtrong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ hình thành và phát triển nhâncách toàn diện cho trẻ

Hiện nay, vấn đề rèn phát âm chuẩn cho trẻ mầm non đang được các nhàgiáo dục quan tâm sâu sắc Rèn phát âm được đặt lên hàng đầu trong việc giáodục trẻ, trẻ có phát âm tốt thì ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển hơn, lời nói mạchlạc hơn Từ đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để sau này trẻ có thể học tập, rèn luyệntốt ở môi trường bậc học phổ thông

Vì vậy, rèn phát âm ta có thể hiểu là cách dùng các biện pháp để giúp trẻphát âm đúng, phát âm chuẩn, rèn lời nói mạch lạc và các câu nói đúng ngữpháp Từ đó, giúp trẻ hiểu đúng nghĩa của từ và có thể diễn đạt được câu theo ýhiểu của mình

1.3 Đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi

1.3.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ 5 - 6 tuổi

Độ tuổi trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi

“mầm non” Trẻ giai đoạn 5 - 6 tuổi ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh, đạt chấtlượng cao về phát âm, vốn từ và các hình thức ngữ pháp Đây là điều kiện cơbản để hoàn thiện chức năng tâm lý người trẻ luôn tò mò, hoạt động nhiều, hamhọc hỏi, thích tự làm việc… Những phẩm chất tâm lý và những đặc điểm của trẻmẫu giáo được phát triển mạnh mẽ nhất trong hoạt động vui chơi Trẻ 5 tuổi bắtđầu có ý thức chan hòa với bạn cùng chơi, trẻ đã chơi theo nhóm vì đối với trẻtrò chơi bao giờ cũng phản ánh một mặt nào đó của xã hội người lớn xungquanh, mà hoạt động của người lớn trong xã hội không mang tính chất riêng lẻ,đơn độc Nhiều nhà tâm lý học cho rằng: “nhóm chơi của trẻ là một trong những

cơ sở xã hội đầu tiên của con người” Ở lứa tuổi này tâm tư của trẻ được bộc lộ

ra ngoài Tâm trạng của trẻ không kéo dài, dễ bộc phát nhưng cũng dễ tiêu tan.Tâm tư của trẻ được bộc lộ ra bên ngoài cho nên chỉ cần nhìn cũng biết được tẻđang vui hay đang buồn tính tình của trẻ lúc này tương đối ổn định, người lớn

có thể dễ dàng hướng dẫn và chỉ bảo trẻ Đời sống tình cảm của trẻ ở lứa tuổi

Trang 12

này phong phú và sâu sắc, trẻ luôn mong muốn được tình yêu thương của cha

mẹ và những người thân trong gia đình, khi không được sự quan tâm của mọingười thì trẻ rất dễ bị tủi thân

Trẻ 5 - 6 tuổi đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày.Một trong những thành tựu lớn lao nhất của giáo dục mầm non là làm cho trẻ sửdụng được một cách thành thạo tiếng mẹ đẻ trong đời sống hàng ngày Tiếng mẹ

đẻ là phương tiện quan trọng nhất để lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để giao lưuvới những người xung quanh, để tư duy, để tiếp thu khoa học, để bồi dưỡng tâm

hồn… Ganzalốp – một nhà thơ nổi tiếng của Đaghextan đã nói: “Khi chết, người cha để lại cho con cái của mình nhà cửa, ruộng vườn, thanh kiếm và cây đàn pandua Nhưng một thế hệ khi mất đi thì để lại cho thế hệ tiếp theo tiếng nói Ai

có tiếng nói người ấy sẽ xây dựng nhà mình, sẽ cày được ruộng, đúc được kiếm, lên được dây đàn pandua và gẩy được nó” Trẻ em “tốt nghiệp” xong trường mẫu

giáo là đứng trước một nền văn hóa của dân tộc và nhân loại mà nó có nhiệm vụphải lĩnh hội những kinh nghiệm của ông cha ta để lại Việc phát triển tiếng mẹ đẻcho trẻ em lứa tuổi mầm non là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, mà ở độ tuổi mẫugiáo lớn nhiệm vụ đó phải được hoàn thành [6, tr 305]

Trẻ đã nắm vững ngữ âm và sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nộidung giao tiếp hay nội dung câu chuyện mà trẻ kể Trẻ thường dùng ngữ điệu

êm ái để biểu thị tình tình cảm yêu thương, trìu mến và khi giận dữ trẻ lại dùngngữ điệu thô và mạnh Khả năng này được trẻ thể hiện rõ khi trẻ kể chuyện chongười khác nghe Vốn từ của trẻ tích lũy được khá phong phú không chỉ về danh

từ mà cả về động từ, tính từ, liên từ… Trẻ nắm được vốn từ trong tiếng mẹ đẻ đủ

để diễn đạt các mặt trong đời sống hằng ngày Trong khi sử dụng ngôn ngữ trẻ

đã bắt đầu hiểu nghĩa của từ và nguồn gốc của nó Trẻ mẫu giáo lớn đã phải giảithích cho bạn hiểu là: “con của con bò thì gọi là “bê” vì nó hay kêu bê bê…”

1.3.2 Đặc điểm sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi

Mỗi tháng cân nặng của trẻ tăng 100g – 150g, đến 6 tuổi cân nặng trungbình từ 18kg – 20kg Chiều cao mỗi tháng tăng tăng từ 1cm – 1,5cm, đến 6 tuổitrẻ cao từ 105cm – 115cm Vận động của trẻ ở giai đoạn này đã hoàn thiện Trẻ

Trang 13

từ 5 tuổi trở đi có thể vận động toàn thân, hoặc làm các động tác phức tạp hơnnhư: chơi đá cầu, nhảy dây, leo trèo, Các ngón tay của trẻ 5 tuổi không những

có thể hoạt động tự do, mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn Do vậytrẻ có thể cầm bút để viết hoặc để vẽ, đồng thời còn thực hiện nhiều động tácmới và tinh tế hơn

Tròn 6 tuổi, não của trẻ đạt khoảng 1300g như người lớn hệ tiêu hóa đãhoàn thiện Vận động giai đoạn này của trẻ đã hoàn thiện Trẻ 5 tuổi trở đi đã cóthể vận động toàn thân hoặc làm các động tác phức tạp hơn: đá cầu, leo trèo…Trẻ cần ngủ ít nhất là 10 tiếng mỗi ngày… Hệ thần kinh của trẻ tương đối pháttriển, hệ thần kinh trung ương và ngoại biên đã biến hóa, chức năng phân tích,tổng hợp của vỏ não đã hoàn thiện, số lượng các phản xạ có điều kiện ngày càngnhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh, trí tuệ phát triển nhanh Vìvậy, trẻ có thể nói được những câu dài, có biểu hiện ham học, có đối tượng sâusắc đối với những người xung quanh

1.3.3 Đặc điểm bộ máy phát âm của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Bộ máy phát âm của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có các bộ phận: bộ phận cungcấp làn hơi, bộ phận phát thanh, bộ phận truyền tăng âm, bộ phận phát âm, bộphận dội âm Một số đặc điểm của cơ quan phát âm của trẻ chưa được phát triển

và hoàn thiện so với người lớn:

1.3.3.1 Bộ phận cung cấp làn hơi

Ở lá phổi phải chia làm ba thùy, lá phổi trái chia làm hai thùy Ở ngườilớn, ranh giới chia các thùy được xác định rõ ràng và chính xác Nhưng ở trẻ,ranh giới này chưa thể hiện rõ rệt [7, tr.101]

1.3.3.2 Bộ phận phát thanh

Thanh quản của trẻ khe âm thanh ngắn, thanh đới ngắn nên trẻ có giọngnói cao hơn so với người lớn [7, tr.106]

1.3.3.3 Bộ phận truyền tăng âm

Ở trẻ, họng và hầu ít phát triển: họng, hầu tương đối hẹp, ngắn, hướngthẳng đứng có hình phễu, sụn mềm nhẵn [7, tr.106]

Trang 14

1.3.3.4 Bộ phận phát âm ( nhả chữ )

Là miệng với các hoạt động của môi, răng, lưỡi, hàm dưới, vòm mềm.Khi nói đến khẩu hình là nói đến hình thể, hình dáng, cả bên ngoài lẫn bên trongcủa miệng do hoạt động phối hợp của môi, lưỡi, hàm dưới, vòm mềm tạo ra khiphát âm Mở khẩu hình không đúng cách sẽ ảnh hưởng không chỉ đến chấtlượng âm thanh, mà nhất là ảnh hưởng đến việc rõ lời [10]

1.3.3.5 Bộ phận dội âm

Gồm tất cả các khoảng trống trong thân thể, chủ yếu là khoảng trống trênđầu, trên mặt gọi là xoang cộng minh (cộng hưởng) Ngoài khoang họng vàkhoang miệng vừa tăng âm vừa dội âm, thì các xoang mũi, xoang vòmmặt,xoang trán… chủ yếu có tính cách dội âm, tức là làm cho âm thanh đượccộng hưởng, âm vang đầy đặn, giàu màu sắc [10]

1.3.3.6 Sự hình thành tiếng nói

Âm sắc của tiếng nói do tính chất của hòa âm xác định và phụ thuộc vàocác khoang cộng hưởng của phần trên của thanh quản, họng ,khoang miệng,mũi Như vậy, tham gia vào sự hình thành âm thanh, tiếng nói thì ngoài thanhquản ra còn có họng, miệng, mũi Âm thanh do thanh quản phát ra biến đổi khánhiều tùy thuộc vào vị trí của vòm miệng, của lưỡi và môi Phát âm các nguyên

âm phụ thuộc vào vị trí của lưỡi, của miệng là chủ yếu Khi phần nào đó củakhoang miệng co lại thì nhiều loại âm thanh phụ âm phát ra.Ngoài ra, muốn hìnhthành được mối liên hệ có điều kiện với các từ, trẻ phải bắt chước nét mặt và âmthanh ngôn ngữ của những người xung quanh Sau đó nó bắt đầu phát ra cácnguyên âm và hình thành nên các từ như “ba”, “bà”, “mẹ” Rồi ngay sau đó, các

âm khác lại xuất hiện, cũng liên kết với các nguyên âm Dần dần, các âm đượcphân hóa dẫn tới sự hình thành âm thanh ngôn ngữ thực sự [7, tr.108]

1.4 Đặc điểm phát âm của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1.4.1 Đặc điểm về phát âm

Ngôn ngữ giao tiếp của trẻ rất phong phú, vốn từ ngữ của trẻ phát triển vớitốc độ khá nhanh Tai âm vị của trẻ được rèn luyện thường xuyên để tiếp nhậncác ngữ âm khi nghe người lớn nói Cơ quan phát âm của trẻ đã trưởng thành,

Trang 15

trẻ có thể phát ra những âm tương đối chuẩn, kể cả những âm khó của tiếng mẹ

đẻ như: “ khúc khuỷu ”, “ uềnh oàng ”… Trẻ mẫu giáo lớn đã bắt đầu sử dụnggiọng nói diễn cảm trong lời nói hàng ngày, khi đọc thơ, truyện …

Mặt âm thanh trong lời nói của trẻ 5 - 6 tuổi nhanh chóng phát triển vàhoàn thiện: Phần lớn trẻ đã nắm được và phát âm đúng tất cả các âm vị tiếng mẹ

đẻ, phát âm đúng hầu hết các thanh điệu; biết phát âm đúng và rõ các từ, câu; trẻ

sử dụng được nhiều mẫu câu đơn giản, đúng ngữ pháp; trẻ biết điều chỉnh tốc độ(phát âm nhanh, chậm) và cường độ (phát âm to, nhỏ) của giọng nói; sử dụngphương tiện biểu cảm phát âm phù hợp…

1.4.2 Những lỗi phát âm thường gặp ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm Ở tuổinày, trẻ đã có thể phát âm được hầu hết các âm vị Tuy nhiên vẫn còn một số trẻvẫn còn mắc một số lỗi về phát âm:

1.4.2.1 Lỗi về thanh điệu

Trong số các thanh điệu tiếng Việt, thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh cócấu tạo phức tạp Việc thể hiện thanh ngã với âm đệm gãy, ở giữa là cách phát

âm khó đối với trẻ Trẻ thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn tức là với âmđiệu không gãy ở giữa Vì vậy dễ đồng nhất với âm điệu của thanh sắc

Ví dụ: ngã - > ngá;

nghĩa - > nghía,…

Sự chuyển đổi hướng đi của đường nét âm điệu của thanh hỏi không diễn

ra đột ngột như thanh ngã, qua trình phát âm kéo dài trở nên khó đối với trẻ nhỏ

có hơi thở ngắn Khi phát âm, trẻ thay thế âm điệu gãy bằng âm điệu không gãy.Điều này làm cho trẻ phát âm thanh hỏi gần như đồng nhất với thanh nặng

Trang 16

có âm chính là nguyên âm đôi làm cho cấu tạo của âm tiết phức tạp hơn, trẻ phát

âm khó khăn hơn [3, tr.193]

Ví dụ: trẻ phát âm “con hươu” - > “con hiêu”,

“ốc bươu” - > “ốc biêu”,…

1.4.2.3 Lỗi phụ âm đầu

- Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thường hay nói lẫn lộn l - n:

Ví dụ: quả lê - > quả nê,

này - > lày,nào - > làonặng nề - > lặng lề,…

Âm đệm chỉ được đọc lướt qua nên trẻ khó ghi nhận những âm này Chính

vì thế, âm đệm trẻ thường bị bỏ qua

Ví dụ: quả quất - > quả cất,

loắt choắt - > lắt chắt,…

Trang 17

1.4.2.5 Lỗi về âm cuối

Trong phụ âm đứng làm âm cuối thì những cặp “ch” và “nh” trẻ phát âmthành “t”, “n”

Ví dụ: Anh - > ăn,

xanh - > xăn,cái phích - > cái phứt,…

Trẻ ở miền Nam phát âm sai các phụ âm cuối: “n” thành “ng”, “t” - >

“ch”, “nh” - > “n”, “ch” - > “c”[3, tr.194]

1.5 Đặc điểm phát âm L - N

1.5.1 Đặc điểm phát âm L - N của trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi

“L” là phụ âm xát, vang bên, đầu lưỡi quặt: Trước khi phát âm, đầu lưỡi ở

vị trí lợi hàm trên làm điểm cản một phần luồng hơi đi ra từ phổi qua khoangmiệng, thoát ra hai bên cạnh của lưỡi, đầu lưỡi cong lên, lưỡi chuyển động theochiều đi xuống, tạo thành âm: L

“N” là phụ âm tắc, vang, đầu lưỡi răng: Trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt ởmặt sau của răng làm điểm cản hoàn toàn luồng hơi đi ra từ phổi qua khoangmiệng, sau đó bật ra, lưỡi thẳng, đầu lưỡi hơi tụt lại, tạo thành âm: N

Bên cạnh trẻ phát âm đúng chữ L - N thì đa phần trẻ đều mắc lỗi phát âm L

và N Một số trẻ phát âm lẫn lộn giữa L và N; phát âm L thành N: líu lo - > níu

lo, lúc > núc, leo > neo,… Trẻ phát âm N thành L Ví dụ: nào > lào, này

-> lày, nóng - -> lóng, nặng - -> lặng…

Một số trẻ lại chỉ phát âm âm L: lồng làn, lu la lu lống, lày, lếu…; hoặc chỉ phát âm âm N: núc, nặng nẽ, nạnh nùng, níu no, nàng quê…

1.5.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát âm L - N của trẻ 5 - 6 tuổi

Phát âm không chuẩn chính là một biểu hiện phát triển ngôn ngữ khônghoàn thiện ở trẻ Nếu không có những biện pháp kịp thời giúp trẻ khắc phục thì

sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và phát triển ngôn ngữ của trẻ saunày Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phát âm của trẻ:

Trang 18

1.5.2.1 Do ảnh hưởng của môi trường giao tiếp

Giáo viên mầm non, phụ huynh và những người xung quanh trẻ chính là

“cái gương” để trẻ soi vào đó Có nghĩa là những hành vi, cử chỉ, điệu bộ củangười lớn được trẻ thu hết vào tầm mắt và trẻ sẽ học hỏi theo Những hành vi,lời nói của người lớn được trẻ học rất nhanh nhưng khi sửa thì lại cần mộtkhoảng thời gian rất lâu Vấn đề phát âm của trẻ cũng vậy, khi cô giáo và ngườithân trẻ phát âm sai phụ âm L - N thì trẻ cũng sẽ phát âm theo

Ngay lúc nhỏ, trẻ em ở độ tuổi tập nói, học nói khi ở nhà trẻ giao tiếp vớingười thân trong gia đình (ông bà, cha mẹ…); đến trường trẻ giao tiếp với côgiáo Trong khi giao tiếp với trẻ, người lớn mà nói ngọng thì trẻ cũng “bắtchước” nói ngọng theo Môi trường giao tiếp là yếu tố có liên quan đến việc phát

âm của trẻ mầm non Trẻ em khi bắt đầu học nói đã bắt chước từ những ngườithân xung quanh mình Trẻ bắt chước phát âm giống người lớn, học theo ngườilớn Người lớn nói đúng, dễ hiểu, mạch lạc thì con đường tiếp cận tới việc phát

âm của trẻ rất dễ dàng Ngược lại, người lớn phát âm không chuẩn trong khigiao tiếp với trẻ thì trẻ sẽ học theo ngữ điệu, phát âm sai

1.5.2.2 Do ý thức rèn luyện

Khi giao tiếp trong môi trường mà mọi người đều nói ngọng thì sẽ khôngphát hiện ra lỗi phát âm sai để sửa Những người phát âm sai chưa có ý thức rènluyện phát âm, coi như việc nói ngọng là bình thường với vùng miền mình đangsinh sống Cho nên, khi sống ở địa phương phát âm chưa chuẩn thì người takhông phát hiện ra mình phát âm sai, có những từ ngữ ở địa phương là đúngnhưng so với từ toàn dân là chưa chuẩn ( ví dụ: bảo - > bẩu) Hoặc khi bản thân

đã biết mình phát âm ngọng nhưng do quá trình phát âm đã thành thói quen nênrất khó sửa và ngại sửa Vì thế mọi người vẫn phát âm theo thói quen từ trướcđến nay

1.5.2.3 Do bộ máy phát âm

Bộ máy phát âm của trẻ góp phần quan trọng vào việc phát âm đúng của trẻ

Bộ máy phát âm bao gồm 13 bộ phận đó là: khoang yết hầu, khoang miệng,khoang mũi, môi, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi con, đầu lưỡi, mặt lưỡi

Trang 19

trước, mặt lưỡi sau, nắp họng Bộ máy phát âm bị khiếm khuyết ảnh hưởng lớnđến việc phát âm của trẻ, trẻ sẽ phát âm khó khăn, phát âm sai: hở hàm ếch, sứtmôi, lưỡi quá to, quá dày, răng cửa trên bị khe hở… Rất nhiều trẻ phát âm không

rõ phụ âm L và N là do cử động của môi, lưỡi, sự linh hoạt của hàm còn yếu.Việc phát âm của trẻ phụ thuộc lớn vào bộ máy phát âm cho nên muốn dạytrẻ phát âm chuẩn, phát âm đúng thì người lớn và giáo viên cần chú ý hướng dẫntrẻ luyện tập một số cơ quan phát âm như: Môi, lưỡi, sự linh hoạt của hàm để trẻ

có thể phát âm chuẩn và chính xác phụ âm L – N Nếu bộ máy phát âm của trẻ

bị khiếm khuyết: hở hàm ếch, sứt môi,… thì cần tới sự giúp đỡ của các bác sĩ ykhoa để có các phương pháp giúp cho bộ máy phát âm của trẻ được lành lặn Từ

đó, trẻ có thể dễ dàng phát âm chuẩn phụ âm L và N

Tóm lại, bộ máy phát âm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởngđến quá trình phát âm chuẩn phụ âm L - N của trẻ mầm non Vì thế, giáo viênmầm non và cha mẹ trẻ cần có những bài tập phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo đểcác cơ quan phát âm của trẻ được hoạt động linh hoạt và trẻ phát âm chuẩn, phát

âm chính xác phụ âm L và N

Trang 20

Tiểu kết chương 1

Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện giúp trẻ giao tiếp với mọingười xung quanh Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏnguyện vọng của mình để người lớn có thể chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dụctrẻ một cách toàn diện Để ngôn ngữ của trẻ được phát triển thì ngay từ lứa tuổimầm non người lớn phải rèn cho trẻ phát âm đúng, phát âm chuẩn tiếng Việt Trẻ phát âm đúng là trẻ biết phát âm chính xác những thành phần âm tiết,không ngọng, không lắp, biết điều chỉnh âm lượng thể hiện đúng ngữ điệu khinói, biết thể hiện tình cảm qua nét mặt, điệu bộ Đặc biệt, trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổicần được quan tâm về việc rèn phát âm L - N bởi ở lứa tuổi này đa phần trẻ cònmắc lỗi khi phát âm 2 phụ âm này như: trẻ phát âm L thành N, trẻ phát âm Nthành L, trẻ phát âm lẫn lộn giữa L và N Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởngcủa môi trường giao tiếp, do ý thức rèn luyện,do bộ máy phát âm của trẻ bịkhiếm khuyết: hở hàm ếch, sứt môi, sự linh hoạt của hàm còn yếu….Vì vậy, vấn

đề đặt ra là làm thế nào để rèn luyện cho trẻ phát âm chuẩn L - N mà vẫn đảmbảo các nguyên tắc, quy tắc chính tả hiện hành Đây là nhiệm vụ trọng tâm mà

em muốn hướng tới trong đề tài nghiên cứu của mình

Trang 21

Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC RÈN LUYỆN PHÁT ÂM L - N CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN DƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.

2.1 Vài nét về cơ sở giáo dục mầm non huyện An Dương

Trường mầm non An Hồng nằm ở thôn Lê Lác 1 - An Hồng - An Dương

- Hải Phòng Hiệu trưởng nhà trường là cô Đỗ Thị Huần Trường mầm non AnHồng hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 500 trẻ, trong đó đông nhất là trẻ 5 -

6 tuổi đạt 100% tỷ lệ huy động trẻ đến trường Tại đây, các bé nhà trẻ, mẫu giáo

3 tuổi được vui chơi, học múa, hát, được chăm sóc yêu thương Nhà trường có

34 cán bộ, giáo viên, 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ Trong đó, có 50%giáo viên trên chuẩn, 9 giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở

Trường mầm non Đại Bản nằm tại thôn Tân Thanh - Đại Bản - An Dương

- Hải Phòng Hiệu trưởng nhà trường là cô Phạm Thị Sắm Trường mầm nonĐại Bản có tất cả 50 giáo viên có trình độ chuyên môn cao (80% giáo viên đạttrình độ cao đẳng - đại học, 20% giáo viên đạt trình độ trung cấp) và 25 lớp họcthoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông đảm bảo sức khỏe cho trẻ Trong

đó, có 8 lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi với 280 trẻ được sự chăm sóc của 16 cô giáo Trường mầm non Tân Tiến địa chỉ ở Do Nha - Tân Tiến - An Dương - HảiPhòng Hiệu trưởng nhà trường là cô Phạm Thị Trầm Trường mầm non TânTiến có 51 cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, luôn yêu thương, chămsóc trẻ chu đáo, tận tình Nhà trường có 5 lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, trẻ đi học đầy

đủ, ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo và cha mẹ

2.2 Khái quát quá trình điều tra thực trạng

Trang 22

2.2.2 Đối tượng điều tra

- Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở 3 trường mầm non An Hồng, trường mầm nonĐại Bản, trường mầm non Tân Tiến

- Giáo viên giảng dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở 3 trường mầm non AnHồng, trường mầm non Đại Bản, trường mầm non Tân Tiến

- Phụ huynh của các cháu lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở 3 trường mầm non AnHồng, trường mầm non Đại Bản, trường mầm non Tân Tiến

2.2.3 Thời gian điều tra

Thời gian điều tra bắt đầu từ 9/2015 đến 1/2016

2.2.4 Phương pháp điều tra

- Tìm hiểu khả năng nhận thức của giáo viên và phụ huynh về tầm quantrọng trong việc rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên và phụ huynh về việc rènphát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

- Các biện pháp giáo viên và phụ huynh đã sử dụng để rèn phát âm L - Ncho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

2.2.5 Phương pháp điều tra

- Sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến của giáo viên và phụ huynh quaphiếu hỏi nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên và phụ huynh về vấn đề rènphát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Điều tra thực trạng việc rèn luyệnphát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hiện nay

- Sử dụng phương pháp trò chuyện với giáo viên để tìm hiểu rõ hơn vềvấn đề phát âm L - N của trẻ mẫu giáo và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát

âm L - N của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

- Sử dụng phương pháp quan sát và trò chuyện với trẻ để tìm hiểu khảnăng phát âm L - N của trẻ

* Các câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến khai thác những thông tin sau:

- Dấu hiệu nhận biết trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát âm ngọng L - N

- Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc rèn phát âm L - N cho trẻ mẫugiáo 5 - 6 tuổi

Trang 23

- Các hình thức cô giáo sử dụng để rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

- Tần suất giáo viên sử dụng các hình thức để rèn luyện phát âm L - Ncho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

- Tầm quan trọng của vấn đề rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

2.3 Kết quả điều tra

2.3.1 Kết quả về việc rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn huyện An Dương, Hải Phòng

Để nắm vững được thực trạng của việc rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo

5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn huyện An Dương, em đã lậpphiếu trưng cầu ý kiến và thu được 50 phiếu trả lời của giáo viên trực tiếp giảngdạytrẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và 50 phiếu của phụ huynh của trẻ mẫu giáo 5 - 6tuổi Kết quả điều tra được trình bày như sau:

2.3.1.1 Dấu hiệu nhận biết trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát âm ngọng L - N

Khi được hỏi: “Cô(chị) cho biết dấu hiệu nhận biết trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổiphát âm ngọng L - N” thì hầu hết các giáo viên và phụ huynh đều có ý kiến chorằng dấu hiệu để biết trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát âm ngọng L - N được tổng hợpqua bảng sau:

Bảng2.1: Dấu hiệu nhận biết trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát âm ngọng L - N

T

T

Dấu hiệu nhận biết trẻ

mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát

âm ngọng L - N

Số lượng

Mức độ đánh giá (%)

Số lượng

Mức độ đánh giá (%)

Kết quả cho thấy:

* Về phía giáo viên:

- Có 5/50 phiếu giáo viên chọn đáp án: Trẻ phát âm L thành N là dấu hiệunhận biết trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát âm ngọng L - N (chiếm 10%)

Trang 24

- Có 8/50 phiếu giáo viên chọn đáp án: Trẻ phát âm L thành N (chiếm 16%)

- Có 9/50 phiếu giáo viên chọn dấu hiệu nhận biết trẻ mẫu giáo phát âmngọng L và N là: Trẻ phát âm lẫn lộn giữa L và N (chiếm 18%)

- Trong đó, có 28/50 phiếu giáo viên chọn là: Tất cả ý kiến trên: Trẻ phát âm

L thành N, trẻ phát âm N thành L và trẻ phát âm lẫn lộn giữa L và N (chiếm 56%)

- > Ý kiến mà giáo viên mầm non lựa chọn nhiều nhất đó là: “Tất cả ýkiến trên” bởi giáo viên cho rằng lỗi phát âm L - N của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làkhông giống nhau: có trẻ phát âm L thành N, có trẻ phát âm N thành L và có trẻlại phát âm lẫn lộn âm L với N Từ đó, giáo viên chú ý tới từng đặc điểm phát

âm của trẻ để có biện pháp tác động kịp thời, rèn luyện phát âm chuẩn phụ âm L

và N cho trẻ Ý kiến giáo viên chọn thứ hai là: “Trẻ phát âm N thành L” (chiếm

tỷ lệ 18%) Qua trò chuyện với giáo viên, giáo viên cho rằng đa phần trẻ mẫugiáo mắc lỗi phát âm N thành L

Ý kiến giáo viên chọn ít nhất đó là: “Trẻ phát âm L thành N”, giáo viêncho biết một số trẻ phát âm ngọng L thành N vì bộ máy phát âm của trẻ chưahoàn thiện: lưỡi của trẻ ngắn, lưỡi dày Cho nên, trẻ không thể cong lưỡi để phát

ra phụ âm L

Như vậy, giáo viên có nhận thức đúng về việc phát âm cho trẻ Giáoviên đã rất quan tâm về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và khi trẻ phát âmsai, phát âm chưa chuẩn giáo viên sẽ có các biện pháp để rèn phát âm cho trẻ

* Về phía phụ huynh:

- Có 14/50 phiếu phụ huynh cho rằng dấu hiệu nhận biết trẻ 5 - 6 tuổingọng phát âm L - N là: Trẻ phát âm L thành N (chiếm 28%)

- Có 8/50 phiếu phụ huynh chọn đáp án: Trẻ phát âm N thành N (chiếm 16%)

- Có 13/50 phiếu phụ huynh chọn đáp án: Trẻ phát âm lẫn lộn giữa L và

N (chiếm 26%)

- Có 15/50 phiếu phụ huynh chọn: Tất cả ý kiến trên

- > Như vậy, có 30% phụ huynh chọn dấu hiệu trẻ phát âm ngọng L và Nlà: “Tất cả ý kiến trên”: Trẻ phát âm L thành N, trẻ phát âm N thành L và trẻphát âm lẫn lộn giữa L và N Qua đó, ta có thể thấy rằng phụ huynh đã quan tâm

Trang 25

đến việc phát âm của trẻ Phụ huynh đã nhận biết được các dấu hiệu mà trẻ phát

âm ngọng L và N Đó cũng là một tín hiệu tốt để cho giáo viên và phụ huynhcùng kết hợp giáo dục ngôn ngữ cho trẻ đạt được hiệu quả cao

2.3.1.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến lỗi phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Kết quả câu hỏi:“ Nguyên nhân ảnh hưởng đến lỗi phát âm L - N của trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi” được tổng hợp như sau:

Bảng 2.2: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến lỗi phát âm L - N cho trẻ

mẫu giáo 5 - 6 tuổi

TT Nguyên nhân ảnh hưởng

đến lỗi phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6

tuổi

Số lượng

Mức độ đánh giá (%)

Số lượng

Mức độ đánh giá (%)

1 Do ảnh hưởng của bộ máy

phát âm

2 Do ảnh hưởng của môi

trường giao tiếp

* Về phía giáo viên:

- Có 13/50 phiếu giáo viên chọn nguyên nhân ảnh hưởng đến lỗi phát âm

L - N của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đó là: “Do bộ máy phát âm” (chiếm 26%)

- Có 20/50 phiếu giáo viên chọn đáp án: “Do ảnh hưởng của môi trườnggiao tiếp” (chiếm 40%)

- Có 11/50 phiếu giáo viên chọn đáp án: “Do ý thức rèn luyện của trẻ vàngười lớn” (chiếm 22%)

- > Giáo viên mầm non chọn nguyên nhân ảnh hưởng đến phát âm L - Ncho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là: “Do ảnh hưởng của bộ máy phát âm” với tỷ lệ26% Sở dĩ, giáo viên mầm non cho rằng nguyên nhân chính ảnh hưởng đến lỗiphát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đó là do ảnh hưởng bộ máy phát âmbởi vì giáo viên nắm được cấu tạo về đặc điểm sinh lý của trẻ, giáo viên đãnghiên cứu và tìm hiểu về cấu tạo của bộ máy phát âm của trẻ Từ đó, giáo viên

Trang 26

cho rằng bộ máy phát âm có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát âm của trẻ Bộmáy phát âm của trẻ không phát triển hoàn thiện, trẻ bị dị tật: lưỡi ngắn, sứt môi,

hở hàm ếch,… thì trẻ không phát âm chính xác phụ âm L và N

- Có 40% giáo viên cho rằng: Nguyên nhân ảnh hưởng đến lỗi phát âm L

- N cho trẻ đó là “Do ảnh hưởng của môi trường giao tiếp” và 26% giáo viênchọn đáp án là “Do ý thức rèn luyện của trẻ và người lớn” Đây cũng là hainguyên nhân cơ bản dẫn tới việc trẻ phát âm ngọng L và N Trẻ sống trong môitrường mà mọi người phát âm không chuẩn phụ âm L và N thì trẻ sẽ bắt chướcnới ngọng theo Chính vì vậy, giáo viên cần tạo môi trường giao tiếp tốt để trẻphát âm đúng và giáo viên cần chú ý tới việc rèn luyện phát âm của trẻ để trẻphát âm chuẩn phụ âm L - N

* Về phía phụ huynh:

- Có 10/50 phiếu phụ huynh chọn nguyên nhân ảnh hưởng đến phát âm L

- N của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đó là: “Do ảnh hưởng của bộ máy phát âm”(chiếm 20%)

- Có 19/50 phiếu phụ huynh chọn đáp án: “Do ảnh hưởng của môi trườnggiao tiếp” (chiếm 38%)

- Có 21/50 phiếu phụ huynh chọn đáp án: “Do ý thức rèn luyện của trẻ vàngười lớn” (chiếm 42%)

- > Phụ huynh trẻ chọn nguyên nhân ảnh hưởng đến lỗi phát âm L - N củatrẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhiều nhất là: “Do ý thức rèn luyện của trẻ và người lớn”với sự lựa chọn của 21 phụ huynh (42%) Phụ huynh cho biết, trong gia đình cómột số người phát âm ngọng L và N nhưng do hình thành thói quen từ trước đếnnay nên bây giờ họ rất khó sửa Cho nên, khi người lớn trò chuyện, giao tiếpcùng với trẻ thì trẻ sẽ gián tiếp học cách phát âm sai của người lớn

Ngoài ra, có 38% phụ huynh chọn đáp án: “Do ảnh hưởng của môi trườnggiao tiếp” và 20% phụ huynh chọn đáp án là “Do ảnh hưởng của bộ máy phátâm” Nhìn chung, ta thấy rằng phụ huynh đã có nhận biết rõ về nguyên nhân ảnhhưởng đến lỗi phát âm L - N của trẻ

Trang 27

Như vậy, giáo viên và phụ huynh đã nắm bắt được phần nào nguyên nhângây ảnh hưởng đến lỗi phát âm L - N của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Đây là nhữngnguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát âm của trẻ mẫu giáo 5 - 6tuổi Trẻ 5 - 6 tuổi bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, môi trường giao tiếp của trẻ

có nhiều người nới ngọng và ý thức rèn luyện của trẻ và người lớn chưa có nhữngbiện phát kịp thời để rèn phát âm cho trẻ Từ đó, trẻ phát âm ngọng L - N và khôngđược người lớn và cô giáo sửa sai thì trẻ không phát âm chuẩn được phụ âm L và N

2.3.1.3 Hình thức rèn luyện phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Điều tra thực trạng với mục đích đó là tìm hiểu xem giáo viên đã sử dụngnhững hình thức nào để rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Sau đótiến hành tổng hợp, phân tích tính ưu, nhược điểm của hình thức từ đó đề ra biệnpháp giáo dục như mục đích nghiên cứu của đề tài đã đặt ra

Khi được hỏi: “ Cô (chị) đã sử dụng hình thức nào để rèn luyện phát âm L

-N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi?” thì ý kiến của giáo viên đều sử dụng các hình thức:

- Dạy trẻ phát âm L - N thông qua giờ “Cho trẻ làm quen với chữ cái”

- Dạy trẻ phát âm L - N thông qua giờ “Cho trẻ làm quen với tác phẩmvăn học”

- Dạy trẻ phát âm L - N thông qua giờ “âm nhạc”

Ta có thể thấy rằng giáo viên đã sử dụng các hình thức phù hợp để rèn phát

âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Ý kiến của giáo viên được tổng hợp quabảng số liệu sau:

Trang 28

Bảng 2.3: Hình thức rèn phát âm L - N của giáo viên và phụ huynh cho trẻ

mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1 Dạy trẻ phát âm L - N thông qua giờ

“Cho trẻ làm quen với chữ cái”

2 Dạy trẻ phát âm L - N thông qua giờ

“Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn

- Có 5/50 phiếu giáo viên chọn hình thức: Dạy trẻ phát âm L - N thôngqua giờ “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” (chiếm 10%)

- Có 6/50 phiếu giáo viên chọn hình thức: Dạy trẻ phát âm L - N thôngqua giờ “âm nhạc” (chiếm 12%)

- Có 25/50 phiếu giáo viên chọn: “Tất cả ý kiến trên” (chiếm 50%)

Hình thức giáo viên lựa chọn để rèn luyện phát âm L - N đó là biện pháp:Dạy trẻ phát âm L - N thông qua giờ “Cho trẻ làm quen với chữ cái” với mức độđánh giá là 28% Giáo viên chọn hình thức này bởi vì trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đãbắt đầu làm quen với chữ cái Giáo viên rèn phát âm L - N thông qua các chủ đềchủ điểm, giới thiệu chữ cái L - N cho trẻ làm quen, dạy trẻ phát âm chuẩn,chính xác chữ L và N Hình thức: Dạy trẻ phát âm L - N thông qua giờ “Cho trẻlàm quen với tác phẩm văn học” có 10% giáo viên lựa chọn và Dạy trẻ phát âm

L - N thông qua giờ “âm nhạc” có 12% giáo viên lựa chọn để rèn luyện phát âm

L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Phương án giáo viên chọn nhiều nhất đó là: “Tất cả các ý kiến trên” (chiếm50%) Như vậy, giáo viên đã rèn phát âm L - N cho trẻ đa phần trong hoạt động

Trang 29

cho trẻ làm quen với chữ cái, rèn phát âm L - N thông qua các bài thơ, bài hát.Các hình thức mà giáo viên chọn đều giúp ích cho hoạt động học của trẻ Rènphát âm L - N thông qua giờ “Cho trẻ làm quen với chữ cái” không chỉ với mụcđích rèn phát âm mà còn giúp trẻ nhận biết rõ nét về hai phụ âm L và N, trẻ biếtđược hình dáng của các con chữ, biết được cách phát âm đúng của chữ cái Rènphát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi không chỉ rèn phát âm L - N có hiệuquả mà còn giúp cho trẻ thuộc nhiều bài thơ, bài hát mà cô dạy, trẻ nhớ được cácbài thơ, bài hát lâu hơn.

* Khi khảo sát mức độ chú ý rèn phát âm L - N của phụ huynh qua câuhỏi: “Cô (bác) có chú ý rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi không?”thì kết quả thu về như sau:

- Có 32% ( 16 phụ huynh) chú ý đến việc rèn phát âm L - N cho trẻ Nhưvậy, phụ huynh đã dành thời gian để chú ý rèn phát âm L - N cho trẻ Vấn đề vềphát âm L - N của trẻ được phụ huynh rất quan tâm Họ không dựa hết vào giáoviên mà họ còn luôn theo dõi việc phát âm L - N của trẻ và sử dụng biện phápphù hợp để trẻ phát âm chuẩn phụ âm L - N

- Có 68% (34 phụ huynh) ít chú ý đến việc rèn phát âm L - N cho trẻ Khitrò chuyện với phụ huynh, họ nói rằng do tính chất công việc của mình mà việctrẻ phát âm đúng hay sai họ chưa chú ý Mặc dù vào thời gian rảnh họ vẫn dạyhát, dạy chữ cái cho trẻ nhưng việc đó được diễn ra không thường xuyên Phụhuynh trẻ cho hay, khi trẻ phát âm ngọng nhưng họ đều nghĩ rằng khi lớn lên trẻ

sẽ tự phát âm chuẩn mà không cần rèn luyện

* Khi được hỏi: “ Theo cô (chị) hình thức nào là quan trọng nhất để rènphát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi?” thì ý kiến của giáo viên được tổnghợp được các ý kiến sau:

- Dạy trẻ phát âm L - N thông qua giờ “Cho trẻ làm quen với chữ cái”

- Dạy trẻ phát âm L - N thông qua giờ “Cho trẻ làm quen với tác phẩm vănhọc”

- Dạy trẻ phát âm L - N thông qua giờ “âm nhạc”

Trang 30

- Có 24% giáo viên chọn hình thức quan trọng nhất để rèn phát âm L - Ncho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đó là:

+ Dạy trẻ phát âm thông qua giờ “Cho trẻ làm quen với chữ cái”

Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là lứa tuổi sắp bước vào nhà trường phổ thông nênvai trò của ngôn ngữ là rất quan trọng đối với trẻ và việc phát âm của trẻ cũngrất quan trọng Khi bước vào nhà trường phổ thông trẻ sẽ tập đọc, tập viết nhiềuhơn vì vậy muốn trẻ nói đúng, viết đúng thì trước hết giáo viên và người lớnphải rèn cho trẻ phát âm đúng Ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu làm quen với chữcái, và chữ số Khi bắt đầu làm quen với chữ cái thì trẻ rất hứng thú vì những gìmới lạ sẽ dễ gây hứng thú và kích thích trẻ Cho nên, khi dạy trẻ làm quen chữcái L và N, giáo viên nên có những phương pháp dạy thú vị, giảng giải cho trẻphân biệt được cách đọc hai phụ âm L và N Từ đó, giúp trẻ phát âm chuẩn phụ

âm L và N

- Có 66% giáo viên chọn tất cả các hình thức mà em đưa ra đều quantrọng:

+ Dạy trẻ phát âm L - N thông qua giờ “Cho trẻ làm quen với chữ cái”

+ Dạy trẻ phát âm L - N thông qua giờ “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” + Dạy trẻ phát âm L - N thông qua giờ “âm nhạc”

Như vậy, giáo viên đều chú trọng các hình thức trên và cho rằng các hìnhthức em nêu ra đều quan trọng Giáo viên đã biết kết hợp các hình thức rènluyện để trẻ không bị nhàm chán Các bài hát giúp trẻ có tinh thần sảng khoái,vui tươi và việc rèn phát âm L - N của giáo viên cho trẻ gây hứng thú cho trẻ

2.3.1.4 Tần suất việc thực hiện rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Khi được hỏi tần suất việc thực hiện rèn phát âm L N cho trẻ mẫu giáo5

-6 tuổi có được diễn ra thường xuyên hay không thì giáo viên và phụ huynh đềuđưa ra những câu trả lời khác nhau Cụ thể, kết quả điều tra được sử dụng ởbảng số liệu sau:

Trang 31

Bảng 2.4: Tần suất thực hiện rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

xuyên

giờ Số

lượn g

Mức độ đánh giá (%)

Số lượn g

Mức độ đánh giá (%)

Số lượn g

Mức độ đánh giá (%)

Số lượn g

Mức độ đánh giá (%)

- Có 18/50 phiếu giáo viên chọn mức độ thường xuyên rèn luyện phát âm

L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (chiếm 36%)

- Có 27/50 phiếu giáo viên chọn mức độ thỉnh thoảng (chiếm 54%)

- Có 5/50 giáo viên ít khi rèn luyện phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6tuổi (chiếm 10%)

- > Như vậy, giáo viên đã rất quan tâm đến việc rèn phát âm L - N cho trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi Giáo viên cho rằng, để trẻ có thể phát triển ngôn ngữ thìđiều quan trọng là phải rèn phát âm cho trẻ thật tốt, lời nói mạch lạc Từ đó, khitrẻ bước vào môi trường phổ thông trẻ sẽ đọc tốt, phát âm chuẩn tiếng Việt

Trang 32

Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ 0

Biều đồ 2.2: Biểu đồ tần suất sử dụng các hình thức rèn phát âm L - N cho

trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Quan sát vào biểu đồ, ta thấy rằng mức độ rèn phát âm L - N cho trẻ mẫugiáo 5 - 6 tuổi của phụ huynh chưa thường xuyên Nhìn vào biểu đồ, việc sửdụng các hình thức rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi của giáo viên

và phụ huynh có sự chênh lệch Mức độ thường xuyên của giáo viên là 36%, cònphụ huynh thì tỷ lệ là 0% Có 54% giáo viên thỉnh thoảng sử dụng các hình thứcrèn phát âm L - N cho trẻ, có 10% giáo viên ít khi sử dụng hình thức rèn phát âmcho trẻ Giáo viên chỉ chú trọng đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, còn việcphát âm L - N của trẻ giáo viên chưa dành nhiều thời gian rèn luyện cho trẻ.Đối với phụ huynh, khi quan sát biểu đồ ta thấy rằng phụ huynh chưa chú

ý tới việc rèn phát âm L N cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi Mức độ rèn phát âm L

-N cho trẻ của phụ huynh là “Không bao giờ” chiếm tỷ lệ lớn nhất (60%) Bởi vì

do tính chất công việc, thời gian lao động tại các công ty, xí nghiệp, sinh hoạtlàm cho phụ huynh trẻ không có thời gian để chú ý rèn phát âm cho trẻ Phụhuynh chỉ phụ thuộc vào giáo viên, họ cho rằng vấn đề dạy trẻ phát âm chuẩn làphần lớn dựa vào giáo viên dạy trẻ phát âm chuẩn, phát âm đúng phụ âm L và

N

Trang 33

Việc rèn luyện phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi chưa được diễn rathường xuyên nên trẻ vẫn mắc lỗi phát âm L - N Nhất là trong giai đoạn trẻ sắpbước vào nhà trường phổ thông, trẻ không phát âm chuẩn sẽ ảnh hưởng lớn đếnquá trình học tập sau này của trẻ Mặc dù giáo viên đã có những hình thức rènphát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhưng giáo viên và phụ huynh cần chútrọng rèn phát âm L - N cho trẻ, sử dụng các hình thức rèn phát âm L - N thườngxuyên hơn để trẻ phát âm chuẩn phụ âm L - N

2.3.1.5 Tầm quan trọng của vấn đề rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Khi hỏi: “ Theo cô(chị) tầm quan trọng của việc rèn phát âm L - N cho trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi?” thì đa số giáo viên cho rằng việc rèn phát âm L - N cho trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi là rất quan trọng

Bảng 2.5: Tầm quan trọng của việc rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

TT Tầm quan trọng của việc

rèn phát âm L - N cho trẻ

mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Số phiếu

Mức độ đánh giá (%)

Số phiếu

Mức độ đánh giá (%)

Qua phiếu điều tra, em đã khảo sát được tầm quan trọng của việc rèn phát

âm L - N Giáo viên mầm non đều chú trọng và quan tâm đến sự phát triển ngônngữ của trẻ nhất là vấn đề phát âm L - N Không có giáo viên nào cho rằng việcrèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là không quan trọng Rèn phát âm

L - N ở lứa tuổi mầm non không chỉ rèn sự phát âm chuẩn, phát âm đúng màchúng ta còn rèn cho trẻ thói quen nói đúng, rèn tính kiên trì ở trẻ

2.3.2 Kết quả về mức độ biểu hiện khả năng phát âm L - N của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn huyện An Dương - Hải Phòng

Để điều tra về thực trạng phát âm L - N của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ởtrường mầm non trên địa bàn huyện An Dương, em đã tiến hành điều tra bằng

Trang 34

dự giờ 3 giờ dạy Một giờ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầmnon An Hồng, một giờ cho trẻ làm quen với chữ cái ở trường mầm non TânTiến, một giờ âm nhạc ở trường mầm non Đại Bản.

2.3.2.1 Nhận xét

Giáo viên chuẩn bị giáo án, đồ dùng học tập, đồ chơi đầy đủ Giáo viên cónhiều hình thức hoạt động thu hút trẻ, nâng cao hiệu quả phát triển nhận thức, sửdụng công nghệ thông tin và sử dụng đồ dùng trực quan sinh động, đẹp

Giáo viên đã tiến hành hoạt động học theo đúng Chương trình Giáo dụcMầm non Thiết kế và tổ chức hoạt động học đúng chủ đề năm học

Tiến hành giờ dạy đúng nội dung, phương pháp, sử dụng linh hoạt cácphương pháp trong giờ dạy: phương pháp đàm thoại, phương pháp sử dụng đồdùng trực quan, phương pháp trò chơi

Cô giáo tạo điều kiện cho trẻ được rèn phát âm, tác phong sư phạm gần gũithu hút trẻ

Bảng 2.6: Kết quả về mức độ biểu hiện khả năng phát âm L - N của trẻ

mẫu giáo 5 - 6 tuổi(bảng thống kê qua phiếu dự giờ)

TT Biểu hiện về phát âm L - N Khả năng phát âm L - N

Tiểu kết chương 2

Trang 35

Qua quá trình khảo sát thực trạng của việc rèn luyện phát âm L - N cho trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi, em thấy rằng giáo viên và phụ huynh đã quan tâm đến việcrèn luyện phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Giáo viên và phụ huynh đãnhận biết được dấu hiệu trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là: “Trẻ phát âm L thành N”,

“Trẻ phát âm N thành L” và “Trẻ phát âm lẫn lộn giữa L và N” Nguyên nhândẫn tới trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đó là: “ Do ảnh hưởng của bộ máy phát âm”, “Doảnh hưởng của môi trường giao tiếp” và “ Do ý thức rèn luyện của trẻ và ngườilớn” Từ những dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát âm

L - N của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, giáo viên đã có những hình thức phù hợp vớichương trình giáo dục mầm non để rèn luyện phát âm L - N cho trẻ: Dạy trẻ phát

âm L - N thông qua chữ cái, dạy trẻ phát âm thông qua các bài thơ, các bài hát,

… Bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại trong vấn đề rèn luyện phát âm L - N chotrẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Một số giáo viên chưa dành nhiều thời gian vào việc rènphát âm L - N cho trẻ bởi vì một ngày trẻ ở trường mâm non tham gia rất nhiềuhoạt động mà cô giáo là người trực tiếp quan tâm, chăm sóc trẻ nên cô giáokhông có nhiều thời gian để rèn phát âm cho trẻ Ở gia đình trẻ, do tính chấtcông việc, lao động trong cty, xí nghiệp,…, mà phụ huynh không có thời gian đểchú ý rèn luyện phát âm cho trẻ Phụ huynh coi việc rèn phát âm L - N cho trẻ làdựa hết vào công việc của giáo viên ở trường, hoặc phụ huynh chủ quan chorằng khi trẻ lớn, trẻ sẽ tự rèn luyện phát âm chuẩn Từ hiện trạng đó, đa số trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi phát âm ngọng phụ âm L và N Chỉ có 10 % trẻ mẫu giáo 5 -

6 tuổi phát âm chuẩn phụ âm L và N, còn 90% trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát âmngọng L - N như: trẻ phát âm L thành N, trẻ phát âm N thành L và trẻ phát âmlẫn lộn L và N Qua tình hình điều tra thực trạng, và thấy được những tồn tạitrong quá trình điều tra, em đã đề xuất một số biện pháp để giáo viên và phụhuynh tham khảo và áp dụng vào việc rèn luyện phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo

5 - 6 tuổi

Trang 36

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN PHÁT ÂM L - N CHO TRẺ

MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI 3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Việc xây dựng một số biện pháp rèn phát âm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổidựa trên các nguyên tắc sau:

3.1.1 Các biện pháp mang tính đồng bộ

Nguyên tắc mang tính đồng bộ được thể hiện ở việc rèn luyện phát âm L

-N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được cả các bậc phụ huynh, giáo viên, nhà trường

và toàn xã hội quan tâm, ủng hộ và cùng nhau thực hiện Vận dụng nguyên tắcmang tính đồng bộ thể hiện sự thống nhất trong công tác giáo dục, tạo sự đồngthuận hướng tới mục tiêu chung

3.1.2 Các biện pháp mang tính kế thừa

Các biện pháp đưa ra phải hướng tới mục tiêu đó là nhằm phát triển ngônngữ cho trẻ mẫu giáo nói chung và rèn luyện phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 -

6 tuổi nói riêng Trên cơ sở đó, bổ sung thêm các biện pháp đẻ rèn luyện phát

âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đạt được kết quả cao hơn

3.1.3 Các biện pháp mang tính khả thi

Các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn giáo dụcmột cách thuận lợi, phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện cụ thể của nhàtrường và đặc biệt là biện pháp được đề xuất phải giúp cho trẻ mẫu giáo 5 - 6tuổi phát âm chuẩn L - N

Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo sát có căn cứ khách quan và cókhả năng thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoànthiện hơn, mang lại hiệu quả cao nhất

3.1.4 Các biện pháp mang tính hiệu quả

Các biện pháp đề ra phải có hiệu quả cao vừa phải đáp ứng được mục tiêutrước mắt, vừa phải mang lại lợi ích lâu dài Các biện pháp đảm bảo hiệu quảtrong từng giai đoạn đối với sự đổi mới của ngành giáo dục mầm non hiện nay

Trang 37

3.2 Một số biện pháp rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

3.2.1 Biện pháp 1: Rèn phát âm L - N cho trẻ trong hoạt động học

3.2.1.1 Ý nghĩa biện pháp

Hoạt động học của trẻ mẫu giáo có vai trò vô cùng quan trọng trong nhàtrường mầm non Tổ chức các hoạt động học nhằm giúp trẻ phát triển các lĩnhvực như: ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, thể chất, đạo đức và tình cảm kỹ năng

xã hội Trong hoạt động học, giáo viên có thể dễ dàng dạy và rèn luyện phát âm

L - N cho trẻ

3.2.1.2 Nội dung thực hiện

- Tùy vào nội dung chủ đề, chủ điểm mà giáo viên lựa chọn việc rèn luyệnphát âm L - N cho trẻ vào các hoạt động học một cách khoa học và hợp lý để thuhút sự chú ý của trẻ, tránh gây cho trẻ sự nhám chán, mất tập trung và quan trọnghơn là giúp trẻ rèn luyện phát âm chuẩn phụ âm L - N

- Giáo viên tiến hành rèn phát âm L - N cho trẻ vào các giờ học: hoạtđộng cho trẻ làm quen với chữ cái, hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm vănhọc, giờ tạo hình, giờ cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, giờ âm nhạc

3.2.1.3 Cách thực hiện

* Trong giờ “Cho trẻ làm quen với chữ cái”

Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động àm quenvới chữ cái là một trọng những nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục trẻmầm non Cho trẻ làm quen với chữ cái sẽ giúp trẻ hình thành những kỹ nănglàm quen và tiếp xúc với chữ cái, ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển mạnh Ở lứatuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn sẽ sắp bước vào lớp 1, trẻ phải tập đọc, tập viết

Vì thế, khi trẻ làm quen với chữ cái ở giai đoạn này sẽ là hành trang vững chắc

để sau này trẻ bước môi trường phổ thông trẻ học tập một cách có hiệu quả nhất.Giáo viên mầm non có thế cho trẻ làm quen với chữ cái theo chủ đề, chủđiểm của tuần, của tháng Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được làm quen với 12 nhómchữ cái đó là: (a ,ă , â); (o , ô, ơ); (i, t, c); (h , k); (e , ê); (s , x); (d, gi, r); (u, ư);(v, r); (l, m, n); (p, q); (g, y) Từ đó, giáo viên mầm non có cơ sở rèn luyện phát

âm L - N cho trẻ thông qua nhóm chữ cái (l, m, n)

Trang 38

- Cô giáo giới thiệu chữ cái L:

+ Cô cho trẻ xem tranh quả lê, cô hỏi trẻ đây là quả gì? Cô gọi trẻ lên trả lời.+ Trong từ “quả lê” có chữ l Cô giáo đọc mẫu chữ cái l cho trẻ nghe 3 - 4lần, cô giáo phải phát âm chuẩn, rõ ràng, chính xác để trẻ phát âm theo cô Nếutrẻ phát âm chưa chuẩn thì cô hướng dẫn cách phát âm l: khi phát âm chữ cái ltrẻ phải cong lưỡi và bật hơi mạnh Sau đó, cô cho trẻ phát âm chữ l nhiều lần

- Cô giáo giới thiệu chữ cái N:

+ Cô cho trẻ xem tranh quả na, cô hỏi trẻ đây là quả gì? Trẻ trả lời

+ Trong từ “quả na” có chữ cái N Cô giáo đọc mẫu chữ cái N cho trẻ nghe

3 - 4 lần, cô giáo phát âm chuẩn, chính xác chữ N để trẻ phát âm theo cô Trẻphát âm đúng thì cô tuyên dương trẻ, trẻ phát âm chưa chuẩn thì cô hướng dẫncách phát âm chữ N cho trẻ: khi phát âm chữ cái N thì lưỡi của trẻ phải thẳng.Sau đó, cô cho trẻ phát âm lại nhiều lần, trẻ nào phát âm còn yếu cô chú ý rènluyện cho trẻ

- > Cuối cùng, cô giáo tổ chức cho trẻ chơi trò chơi để củng cố rèn luyệnphát âm L và N Để rèn luyện phát âm L - N thông qua trò chơi, cô giáo mầm non

tổ chức hai dạng trò chơi: trò chơi nhận biết chữ L và N, trò chơi phát âm L - N

- Trò chơi nhận biết chữ L và N:

+ Chuẩn bị:

Cô chuẩn bị hai cái rổ, một rổ dán chữ L, một rổ cô dán chữ N

Các đồ vật, con vật liên quan đến chữ L và chữ N: con lợn, con nai, quả lê,quả na, quả lựu, cái ly, quạt nan, lọ hoa…

+ Cách chơi: Khi có hiệu lệnh của cô, trẻ mang đồ vật trên tay mình đểđúng vào rổ có chữ cái tương ứng với đồ vật Ví dụ: trẻ cầm quả lê, lọ hoa thì đểvào rổ có chữ L; trẻ cầm quả na thì để vào rổ có chữ N Khi trẻ để hết đồ vật vàotrong rổ thì cô cầm từng đồ vật lên để cho trẻ đọc tên đồ vật Nếu trẻ phát âm L -

N sai thì cô đọc mẫu lại cho trẻ đọc theo để rèn phát âm cho trẻ

* Trong giờ “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”

Tùy thuộc vào từng chủ đề, chủ điểm mà cô giáo có thể kể cho trẻ nghecác câu chuyện, dạy cho trẻ các bài thơ có trong chương trình để rèn luyện phát

Trang 39

âm cho trẻ Thông qua giọng đọc, giọng kể truyền cảm của cô, trẻ chú ý lắngnghe câu chuyện, bài thơ Khi giáo viên đọc thơ, cô phát âm chuẩn sẽ làm chotrẻ bắt chước theo cô, từ đó trẻ sẽ phát âm tốt và phát âm chuẩn phụ âm L - N.

- Trong giờ dạy thơ cho trẻ được tiến hành như sau:

+ Cô giáo chuẩn bị bài thơ dạy trẻ, chuẩn bị đồ dùng trực quan

+ Cô giới thiệu bài thơ, tác giả

+ Cô đọc mẫu bài thơ cho trẻ nghe

+ Cô dạy trẻ đọc bài thơ

+ Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ: trong bài thơ có những từ cóphụ âm L và N thì cô cho trẻ đọc nhiều lần để rèn phát âm cho trẻ

+ Cô cho từng tổ, nhóm, cá nhân trẻ lên đọc bài thơ

+ Trong quá trình trẻ đọc bài và đàm thoại cô giáo chú ý tới phát âm L - Ncủa trẻ Cô giáo cho trẻ đọc các từ có phụ âm là chữ L và N Từ đó, cô nắm bắtđược trẻ nào phát âm đúng, trẻ nào phát âm sai Nếu trẻ phát âm sai thì cô kịpthời hướng dẫn trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ Khi phát âm chữ L thì lưỡi của trẻcong, bật hơi mạnh; khi phát âm chữ N thì lưỡi của trẻ thẳng

+ Cô nhận xét, khuyến khích, động viên trẻ: trẻ nào đọc đúng cô tuyêndương; trẻ đọc bài chưa tốt, phát âm sai thì cô động viên trẻ

+ Kết thúc giờ học cô có thể cùng cả lớp đọc lại bài thơ hoặc cô tổ chứccho trẻ chơi trò chơi

Giáo viên dạy và đọc cho trẻ nghe các tác phẩm văn học như:

Bài thơ “ Hoa phượng” – Lê Huy Hòa: [2, tr.125].

Hôm qua còn lấm tấm Chen lẫn màu lá xanh Sáng nay bừng lửa thẫm Rừng rực cháy trên cành.

Bà ơi sao mà nhanh Phượng nở nghìn mắt lửa

Cả dãy phố nhà mình Một trời hoa phượng đỏ.

Ngày đăng: 06/06/2016, 21:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mai Ngọc Chừ. Vũ Đức Nghiệu. Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nhà xuất bản Giáo dục, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: sở ngôn ngữ học vàtiếng Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
2. Vũ Thị Hương Giang. Lê Thị Luận. Tuyển tập Thơ – Truyện theo chủ đề dành cho trẻ mầm non. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Thơ – Truyện theo chủ đềdành cho trẻ mầm non
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
3. Nguyễn Xuân Khoa. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học Sư phạm
4. Nguyễn Xuân Khoa. Tiếng Việt – giáo trình đào tạo giáo viên mầm non. Tập I.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt – giáo trình đào tạo giáo viên mầm non
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
5. Đinh Hồng Thái. Phương pháp phát triển lời nói trẻ em. Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển lời nói trẻ em
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại họcSư Phạm
6. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên). Nguyễn Thị Như Mai. Đinh Thị Kim Thoa. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi). Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lýhọc trẻ em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi)
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
7. Lê Thanh Vân. Sinh lý học trẻ em. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2011.II. Nguồn tham khảo trên Internet 8. http://phatthanhhyvong.com/node/717 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học trẻ em
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w