1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua trò chơi vận động

95 3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 212,2 KB

Nội dung

Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được một số biện pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6tuổi thông qua việc tổ chức tốt trò chơi vận động thì sẽ góp phần phát triển thể lựccho trẻ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai, trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình,

là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em không chỉ là tráchnhiệm của gia đình mà còn là của toàn xã hội, của cả nhân loại Lứa tuổi trẻ mầmnon là thời điểm quan trọng nhất với mỗi con người, thời điểm này tất cả mọi việcđều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nhìn, nghe và vận động bằng đôi tay,đôi chân của mình tất cả những cử chỉ đó hình thành nên thói quen gồm cả thóiquen tốt lẫn thói quen xấu Chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non ngay từ những nămtháng đầu tiên là hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lođào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ những mầm non tương lai của đất nước

Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân vàđặt nền móng cho sự phát triển nhân cách của mỗi đứa trẻ Giáo dục mầm non xâydựng mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ về các mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, tìnhcảm, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một[3, tr.1] Trong các mục tiêu giáo dục trên, mục tiêu giáo dục thể chất cho trẻ mầmnon càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh

mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, hoạt động hô hấp đang hoàn thiện, cơthể trẻ còn non yếu dễ phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được giáo dụcđúng đắn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cả một thế hệ Lứa tuổi mẫu giáo 5 - 6tuổi tất cả các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trẻ đang phát triển mạnh nhưngchưa ổn định, khả năng vận động còn hạn chế, hệ thần kinh dần dần phát triển Trẻ

có khả năng phân tích, đánh giá, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và cũng trong giai đoạnnày trẻ có điều kiện thuận lợi để tiếp thu và củng cố các kỹ năng cần thiết giúp cơthể trẻ phát triển toàn diện Vì vậy giáo dục thể chất là một trong những nội dunggiáo dục quan trọng trong bậc học giáo dục mầm non để trẻ có một thể lực tốt, làtiền đề cho cả một thế hệ sau này

Ở các trường mầm non hiện nay, giáo dục thể chất cho trẻ đã được quan tâm

và đặt ra nhiều yêu cầu cần đạt được Đặc biệt, giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

5 - 6 tuổi còn là mục tiêu quan trọng trong mục tiêu của giáo dục mầm non để chuẩn

bị hành trang cho trẻ vào lớp một Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có thể chất tốt mới có thểtiếp thu tri thức, có hứng thú khám phá, rèn luyện sức khỏe khi bước vào trường

Trang 2

phổ thông Nhưng lựa chọn con đường nào để việc giáo dục thể chất cho trẻ mẫugiáo 5 - 6 tuổi đạt được hiệu quả tốt thì còn rất hạn chế Giáo dục thể chất cho trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi còn chưa đi sâu vào các biện pháp, chưa tận dụng được tối đacác loại hình vận động quen thuộc với trẻ Giáo viên mới chỉ giáo dục cho trẻ bằngcác con đường vận động dễ dàng mà chưa có sự tìm tòi, nghiên cứu tìm ra conđường giáo dục thể chất tốt nhất cho trẻ.

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non có rất nhiều con đường và trò chơi vậnđộng là một con đường giáo dục thể chất có hiệu quả cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt làtrẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Trò chơi vận động luôn thu hút được trẻ, kéo trẻ vào thựchiện các vận động từ đó là điều kiện phát triển thể chất có hiệu quả cho trẻ Trò chơivận động còn là một phương tiện chống sự mệt mỏi, căng thẳng cho trẻ trong họctập Tổ chức tốt trò chơi vận động chính là cơ hội để trẻ mầm non được củng cố vàrèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động, các phẩm chất thể lực và sự phát triển cân đốicủa cơ thể Khi trẻ tham gia vào trò chơi không chỉ có mục đích bảo vệ và tăngcường sức khỏe cho trẻ mà trò chơi vận động còn là một biện pháp tích cực nhằmgiáo dục cho trẻ về đức dục, trí dục và mỹ dục

Trò chơi vận động là con đường giáo dục thể chất tối ưu vì trò chơi không gò

ép hay bó buộc trẻ mà phát huy được tính tích cực, tính chủ động của trẻ Trò chơivận động có thể được kết hợp trong nhiều hoạt động ở trường mầm non Tuy nhiên,các giáo viên hiện nay chưa hiểu sâu về tầm quan trọng của trò chơi vận động, chưathực sự quan tâm đến việc tổ chức trò chơi vận động để có thể đem lại hiệu quảgiáo dục thể chất cho trẻ

Vì vậy, việc kết hợp trò chơi vận động và giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

5 - 6 tuổi như thế nào để đạt được hiệu quả cao, từ đó đề ra một số biện pháp giáo

dục thể chất cho trẻ là vấn đề em chọn nghiên cứu với đề tài: “Một số biện pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi vận động”.

2 Mục đích nghiên cứu

Xác định các biện pháp để tổ chức trò chơi vận động mang lại được hiệu quảgiáo dục thể chất cao nhất

Trang 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầmnon

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức tròchơi vận động

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được một số biện pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6tuổi thông qua việc tổ chức tốt trò chơi vận động thì sẽ góp phần phát triển thể lựccho trẻ, giúp trẻ có một thể trạng khỏe mạnh đặt nền móng cho sự phát triển nhâncách

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Một số vấn đề lý luận về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi vận động.

5.2 Thực trạng việc giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi vận động ở một số trường mầm non hiện nay.

5.3 Một số biện pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi vận động.

6 Phạm vi đề tài

6.1 Về địa bàn nghiên cứu

Một số trường mầm non ở Huyện Thủy Nguyên và Quận Hải An

6.2 Thời gian nghiên cứu

Từ ngày 25.12.2014 đến ngày 20.1.2016

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích tổng hợp, đọc

tài liệu có liên quan

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương

pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp thử nghiệm

7.3 Phương pháp thống kê toán học: Thu thập thông tin, tổng hợp và xử lí số

liệu

Trang 4

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,

Chương 3: Một số biện pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

thông qua trò chơi vận động

Trang 5

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ THÔNG QUA TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

1.1 Một số công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ quan trọng để trẻ pháttriển toàn diện Nhiều nhà nghiên cứu đã thấy được tầm quan trọng của việc giáodục thể chất đem lại cho trẻ Như C.Mác đã đánh giá rất cao ý nghĩa của thể lực vàcho rằng nó phải được đưa vào trường dành cho con em nhân dân lao động ở mức

độ cao như ở các trường thể dục chuyên ngành Theo C.Mác: “Giáo dục thể chất làmột bộ phận hữu cơ của hiện tượng giáo dục, là điều kiện tất yếu đối với việc pháttriển con người một cách toàn diện Giáo dục thể chất là phương tiện quan trọng đểphát triển thể lực con người và nó phải được bắt đầu từ lứa tuổi nhỏ Giáo dục thểchất cho trẻ mầm non là cơ sở phát triển toàn diện, rèn luyện cơ thể, hình thànhnhững thói quen vận động cần thiết của con người” [9, tr.9] Tuy nhiên, nhận địnhtrên chỉ ở mức độ khẳng định vai trò của giáo dục thể chất chứ chưa đưa ra một conđường giáo dục thể chất cụ thể nào cho trẻ em

Bên cạnh đó, mỗi nhà nghiên cứu luôn có những quan điểm riêng của mìnhkhi đưa ra một công trình hay bất cứ nhận định nào Các công trình về giáo dục thểchất cho trẻ thực sự đem lại hiệu quả khi người nghiên cứu phải xác định được conđường giáo dục đúng đắn Cụ thể: Nhà giáo dục vĩ đại người Nga là Ma-ca-ren-kô

đã đánh giá rất cao vai trò của trò chơi vào việc phát triển thể chất cho trẻ, nhà giáodục tổng kết: “Trò chơi có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống trẻ em, nó có một

ý nghĩa quan trọng như những hoạt động, công tác và việc phục vụ người lớn.Trong khi chơi, trẻ em có nhiều điểm giống như khi làm việc lúc lớn Chính vì vậynên những người lao động tương lai được giáo dục trước hết là trong lúc chơi” Tuynhiên, ông chưa đưa ra được những biện pháp giáo dục cụ thể để trò chơi thực sựphát huy được tầm quan trọng của nó

Mặt khác, G.Spencer (1820 - 1903) - nhà triết học, nhà xã hội học và nhà sưphạm người Anh cho rằng: “Chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa ở trẻ emgiống như những con vật non” Theo ông, những năng lượng dư thừa ở cơ thể vậtnon không được sử dụng trong hoạt động thực nên đã được tiêu khiển qua việc bắtchước các hành động thực đó bằng trò chơi Ở trẻ em, trò chơi là sự bắt chước của

Trang 6

bản thân và của người lớn Spencer còn cho rằng trong trò chơi những bản năngnghịch ngợm, phá phách của trẻ được đáp ứng qua hình thức tinh thần [15, tr.2].

Học thuyết “Sức dư thừa” của Spencer có những khía cạnh được thừa nhậnnhưng rõ ràng là mâu thuẫn với thực tiễn Bởi vì tham gia vào trò chơi không chỉ cónhững cháu khỏe mạnh mà còn cả những cháu sức khỏe yếu Hơn thế nữa, chơikhông chỉ tiêu hao sức lực mà còn có tác dụng khôi phục sức khỏe cho trẻ Qua đó,

ta thấy học thuyết trên chưa đánh giá được hết vai trò của trò chơi đến trẻ

Trong những năm gần đây nhiều nhà tâm lí học và giáo dục học mầm nonViệt Nam đã có cái nhìn khoa học về trò chơi trẻ em Nghiên cứu về trò chơi và vaitrò của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ nhỏ được một số nhà khoa học trongnước đề cập đến dưới góc độ nghiên cứu tâm lí học và giáo dục học: PGS.TSNguyễn Ánh Tuyết trong tác phẩm "Trò chơi của trẻ em" đã giới thiệu về khái niệmchơi, đồ chơi và vai trò của đồ chơi, sự phân loại các trò chơi và tác dụng giáo dụccủa trò chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ lứa tuổi mẫu giáo [14]

Các nhà tâm lí và giáo dục cho rằng hoạt động vui chơi là hoạt động đặctrưng của trẻ em lứa tuổi mầm non Ngay từ đầu tuổi ấu nhi trò chơi đã có ý nghĩalớn trong đời sống của trẻ, đặc biệt là với sự phát triển thể chất của trẻ

Bên cạnh đó, giáo dục thể chất cho trẻ luôn được đánh giá cao trong nộidung giáo dục quốc dân Việt Nam Ghi rõ mục tiêu giáo dục cụ thể của trẻ 5 - 6 tuổi

về thể lực được xác định: “ Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ngồi, đi, đứng, chạy,nhảy vững vàng, thoải mái, đúng tư thế, định hướng vận động đúng Biết giữ gìn vệsinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh trường lớp Biết sử dụng và giữ gìn một số

đồ dùng sinh hoạt” [2, tr.1] Vì vậy, khi giáo viên kết hợp giữa giáo dục thể chất vàtrò chơi sẽ đem lại được hiệu quả giáo dục giúp trẻ phát triển tốt

Ngoài ra, còn có một số đề tài nghiên cứu về giáo dục thể chất, về trò chơiđóng vai theo chủ đề như: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo

4 - 5 tuổi trong hoạt động chung có mục đích giáo dục thể chất [16]; Một số biệnpháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóngvai theo chủ đề [17]; nhưng chưa có đề tài nào vận dụng kết hợp hai yếu tố trò chơivận động với việc giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1.2 Giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1.2.1 Khái niệm giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Trang 7

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động nhiều mặt vào cơthể trẻ (thông qua việc rèn luyện cơ thể và hình thành, phát triển các kỹ năng, kỹxảo vận động), tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lí nhằm làm cho cơ thể trẻphát triển đều đặn, sức khỏe được tăng cường, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diệnnhân cách [9, tr.8]

1.2.2 Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Trong 6 năm đầu đời, cơ thể của trẻ phát triển mạnh mẽ tất cả các cơ quan và

hệ cơ quan Những đặc điểm này là cơ sở cho sự phát triển thể chất và tâm lý cácgiai đoạn Giai đoạn trẻ 5 - 6 tuổi đánh dấu bước đi cho sự phát triển của trẻ saunày, là giai đoạn có sự tiếp thu tốt nhất, hoàn thiện nhất so với các lứa tuổi trước đó

Mỗi tháng cân nặng của trẻ trong độ tuổi này tăng từ 100g - 150g, cân nặngtrung bình từ 18kg - 20kg Tỉ lệ mỡ mỗi tháng tăng từ 1cm - 1,5cm, trung bình trẻcao từ 105cm - 115cm Trẻ 5 - 6 tuổi não bộ đạt khoảng 1300g như người lớn, sựbiệt hóa và tăng trưởng của bộ não đã hoàn thành Hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện.Trẻ đã mọc đủ 8 răng hàm, trẻ cũng bắt đầu thay răng [8]

Hệ thần kinh của trẻ: Hệ thần kinh của trẻ 5 - 6 tuổi đã ở mức cao hơn so với

các lứa tuổi trước đó Sự trưởng thành của các tế bào thần kinh của đại não kết thúc.Tuy nhiên ở trẻ, quá trình hưng phấn và ức chế chưa cân bằng, sự hưng phấn mạnhhơn sự ức chế Do đó, tránh để trẻ thực hiện một khối lượng vận động quá sức hoặckéo dài vận động vì như thế sẽ làm trẻ mệt mỏi Trẻ 5 - 6 tuổi đã có khả năng phântích, đánh giá, hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động và phân biệt được các hiệntượng xung quanh [9, tr.11]

Hệ thần kinh có tác dụng chi phối và điều tiết đối với vận động cơ thể trẻ, vìvậy hoạt động vận động của cơ thể trẻ có hai tác dụng: thúc đẩy sự phát triển côngnăng của tổ chức cơ bắp và thúc đẩy sự phát triển công năng của hệ thần kinh Vậnđộng cơ thể trẻ có thể cải thiện tính không cân bằng của quá trình thần kinh ở trẻ

Hệ hô hấp: Hệ hô hấp được cấu thành bởi đường hô hấp gồm: mũi, miệng,

khí quản, nhánh phế quản và phổi Đường hô hấp của trẻ 5 - 6 tuổi tương đối hẹp,niêm mạc đường hô hấp mềm mại, mao mạch phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm.Khí quản của trẻ 5 - 6 tuổi còn nhỏ nên không khí đưa vào ít, trẻ thở nông nên khảnăng trao đổi không khí của phổi kém Thở nông làm cho thông khí phổi chưa ổn

Trang 8

định, tạo nên sự ứ đọng không khí ở phổi, do đó nên tiến hành thể dục ở ngoài trời,nơi không khí thoáng mát [9, tr.16].

Khi vận động, cơ thể trẻ đòi hỏi lượng trao đổi khí tăng lên rõ rệt, điều này thúcđẩy các tế bào phổi tham gia vào vận động hô hấp tăng lên, nâng cao tính đàn hồi củathành phổi, cơ hô hấp mạnh dần lên, tăng lượng thông khí và dung tích của phổi

Bộ máy hô hấp của trẻ 5 - 6 tuổi còn nhỏ, không chịu được những vận độngquá sức kéo dài liên tục, sẽ làm cho các cơ đang vận động bị thiếu ôxi cần thiết.Ngoài ra, việc thở đúng và sâu của trẻ khi tập luyện cũng rất quan trọng

Hệ xương: Hệ xương của trẻ 5 - 6 tuổi chưa hoàn thành cốt hóa, thành phần

hóa học xương của trẻ có nhiều nước và chất hữu cơ hơn chất vô cơ so với ngườilớn, nên có nhiều sụn xương, xương mềm, dễ bị cong, gãy [9, tr.11]

Vận động cơ thể hợp lí có thể làm cho hình thái cấu trúc xương của trẻ 5 - 6tuổi có chuyển biển tốt như: thành xương dày lên, đường kính to ra, tăng được côngnăng chống đỡ áp lực, chống cong vẹo, chống gãy xương

Hệ cơ: Hệ cơ của trẻ 5 - 6 tuổi phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi

cơ nhỏ, mảnh, thành phần nước trong cơ tương đối nhiều, nên sức mạnh cơ bắp cònyếu, cơ nhanh mệt mỏi Do đó, trẻ ở lứa tuổi này không thích ứng sự căng thẳng quálâu của cơ bắp, cần xen kẽ giữa vận động và nghỉ ngơi thích hợp trong thời gianluyện tập [9, tr.14]

Khi trẻ được thường xuyên tham gia vào vận động thể lực hợp lí sẽ tăngcường hiệu quả công năng của các tổ chức cơ bắp, làm cho sức mạnh và sức bềncủa cơ bắp phát triển

Trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường cũng như ở gia đình, người lớncần chú ý tới tư thế thân người của trẻ, không để trẻ đứng cong vẹo, hay gù quálâu như thế có thể ảnh hưởng tới tư thế sau này của trẻ khi bước vào phổ thông

Khớp xương: Khớp xương của trẻ có đặc điểm là ổ khớp còn nông, cơ bắp

xung quanh khớp còn mềm yếu, dây chằng lỏng lẻo, tính vững chắc của khớp tươngđối kém Hoạt động vận động phù hợp với lứa tuổi trẻ 5 - 6 sẽ giúp khớp được rènluyện, từ đó tăng dần tính vững chắc của khớp [9, tr.14]

Để hệ vận động của trẻ thực hiện tốt chức năng vận động của mình, cần phảithường xuyên cho trẻ luyện tập hợp lí, vừa sức và chú ý đến tư thế thân người đúngcủa trẻ trong đời sống hàng ngày

Trang 9

Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn là một hệ thống đường ống khép kín do tim và

mạch máu cấu tạo thành, còn gọi là hệ tim mạch Sức co bóp ở tim trẻ 5 - 6 tuổi cònyếu, mỗi lần co bóp chỉ được một lượng máu rất ít, nhưng mạch đập nhanh hơn ởngười lớn Điều hòa thần kinh ở tim trẻ 5 - 6 tuổi chưa hoàn thiện, nên nhịp co bóp củatim dễ mất ổn định, cơ tim dễ hưng phấn và nhanh chóng mệt mỏi khi tham gia vậnđộng kéo dài Nhưng khi thay đổi hoạt động tim trẻ lại nhanh hồi phục [9, tr.15]

Các mạch máu của trẻ rộng hơn so với người lớn, do đó áp lực của máu yếu.Cần củng cố các cơ tim cũng như các thành mạch, làm cho nhịp điệu co bóp của timtốt hơn và phát triển khả năng thích ứng với sự thay đổi lượng vận động đột ngột

Để tăng cường công năng của tim, khi cho trẻ luyện tập, nên đa dạng hóa cácbài tập, nâng dần năng lượng vận động cũng như cường độ vận động, phối hợpđộng và tĩnh một cách nhịp nhàng

Hệ trao đổi chất: Cơ thể trẻ 5 - 6 tuổi đang phát triển, đòi hỏi bổ sung liên

tục năng lượng tiêu hao và cung cấp các chất tạo hình để kiến tạo các cơ quan và

mô Quá trình hấp thụ các chất ở trẻ cao hơn quá trình phân hủy và đốt cháy Ở trẻnăng lượng tiêu hao cho sự lớn lên và dự trữ chất nhiều hơn là cho hoạt động cơbắp Do vậy, khi trẻ vận động quá mức, ngay cả khi dinh dưỡng đủ, thường dẫn đến

sự tiêu hao năng lượng dự trữ trong cơ bắp và đọng lại những sản phẩm độc hại ởcác cơ quan trong quá trình trao đổi chất Điều này gây cảm giác mệt mỏi cho trẻ vàảnh hưởng không tốt đến công năng hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh, làmgiảm độ nhạy giữa hệ thần kinh trung ương và những dây thần kinh điều khiển sựhoạt động cơ bắp Sự mệt mỏi của các nhóm cơ riêng lẻ xuất hiện nếu kéo dài hoạtđộng liên tục của nhóm cơ Do đó, cần thường xuyên thay đổi vận động của cácnhóm cơ, chọn hình thức vận động phù hợp với trẻ [9, tr.17]

Tóm lại, các hệ cơ quan của cơ thể mặc dù đảm nhận những nhiệm vụ vàchức năng khác nhau, nhưng chúng có ảnh hưởng lẫn nhau, phối hợp chặt chẽ vớinhau thành một thể thống nhất

Cơ thể vận động dưới sự chi phối và điều tiết của hệ thần kinh, dựa vào sựhợp tác chung của cơ bắp, của khớp, dây chằng để thực hiện Song hoạt động cơbắp đòi hỏi được cung cấp năng lượng dựa vào sự hấp thụ đầy đủ các chất dinhdưỡng của hệ tiêu hóa

Trang 10

Vận động cơ bắp không thể tách rời ôxi, dựa vào hệ hô hấp Nhưng sự vậnchuyển chất dinh dưỡng, ôxi và các chất phế thải khác lại cần có sự làm việc của hệtuần hoàn.

Vận động cơ thể đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ cơ thể, đồngthời vận động cơ thể có tác dụng rèn luyện và thúc đẩy toàn bộ cơ thể

Việc thực hiện chế độ vận động hợp lí cho cơ thể trẻ sẽ giúp quá trình pháttriển của cơ thể trẻ tốt hơn, nếu ngược lại sẽ có hại cho sức khỏe trẻ

Đặc điểm phát triển vận động trẻ 5 - 6 tuổi cũng có nhiều thay đổi:

Dựa trên cơ sở sinh lí học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người,trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh

Đặc điểm của thời kì từ lúc trẻ sinh ra đến 6 tuổi là sự hoạt động vận độngtích cực của trẻ

Nếu trẻ không vận động, vung vẩy chân tay thì cơ, gân, khớp sẽ kém pháttriển và khó phối hợp động tác Hơn nữa, trẻ em ít hoạt động thì quá trình trao đổichất chậm lại, dạ dày và ruột làm việc yếu hơn, tim và phổi kém phát triển

Vận động là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xungquanh Trẻ càng nắm được nhiều động tác và hành vi phong phú thì sự tiếp xúc củatrẻ với thế giới xung quanh càng rộng hơn

Trong nửa năm đầu của trẻ 5 tuổi so với trẻ 4 tuổi thì khoảng cách chất lượngthực hiện các bài tập vận động của trẻ có sự chênh lệch nhưng không đáng kể.Nhưng đến nửa năm cuối, ở trẻ 5 tuổi có nhiều dấu hiệu gần giống như trẻ 6 tuổi, hệthần kinh có những thay đổi lớn Trẻ trở nên cứng cáp hơn, biết tự lực, rất hiếuđộng, các vận động của trẻ dần dần đi đến hoàn thiện Vì vậy sự vận động của trẻphải được người lớn theo dõi, kiểm tra

Các quá trình tâm lí của trẻ ở lứa tuổi này hoàn thiện hơn Khả năng chú ýcủa trẻ tăng, trẻ hiểu được nhiệm vụ của mình, trẻ có thể khái quát một số hiệntượng và nhanh nhẹn thấy những yêu cầu chính trong khi thực hiện những động tác,vận động quen thuộc bằng nhiều cách, trong một thời gian dài hơn, với lượng vậnđộng lớn hơn Các vận động của trẻ đã đạt mức độ chính xác, nhịp nhàng, nhịp điệu

ổn định, biết phối hợp vận động của mình với các bạn Trẻ có khả năng quan sát cáchình ảnh động tác mẫu của giáo viên, ghi nhớ để thực hiện lại Do đó, phải tăng dầnyêu cầu đối với trẻ để giúp trẻ hoàn thiện vận động, sử dụng nhiều phương pháp dạy

Trang 11

học khác nhau để giúp trẻ thực hiện động tác một cách có ý thức và đạt kết quả tốthơn, thường xuyên theo dõi kiểm tra sự vận động của trẻ Nếu để trẻ thực hiện vậnđộng sai nhiều lần sẽ rất khó sửa Một số vận động của trẻ gồm:

Vận động đi, chạy và phát triển cảm giác thăng bằng: Vận động đi của trẻ ở

lứa tuổi này đã ổn định, biết phối hợp chân tay nhịp nhàng

Trẻ đã có phản xạ nhanh đối với hiệu lệnh xuất phát của vận động chạy,bước chân chạy gần giống người lớn chạy đúng hướng Nhịp điệu các bước châncủa trẻ ổn định, kết hợp chân tay tốt Từ lứa tuổi này ta thấy sự khác nhau giữa trẻtrai và trẻ gái trong thành tích chạy

Trẻ thích đi thăng bằng trên ghế, đi nhanh, giữ được thăng bằng toàn thânnhưng đầu còn cúi [9, tr.25]

Vận động nhảy: Trẻ 5 tuổi đã biết phối hợp vận động khi nhảy, tay đã biết

góp phần vào việc thúc đẩy lực nhảy Khi hạ xuống mặt đất nhẹ nhàng hơn và biết

co đầu gối để giảm xóc, nhưng vẫn đặt cả bàn chân xuống sàn, chưa biết chuyển từmũi bàn chân đến gót chân [9, tr.26]

Vận động ném, chuyền, bắt: Trẻ đã xác định được định hướng ném đúng,

biết dùng động tác ngắm để ném trúng đích, nhưng việc xác định khoảng cách cònrất yếu nên bóng thường rơi quanh đích Khi ném xa trẻ biết phối hợp lực đẩy củatay và thân, hướng ném thẳng [9, tr.26]

Các vận động bắt, chuyền tiếp tục được hoàn thiện

Vận động bò, trườn, trèo: Trẻ đã định hướng vận động chính xác, phối hợp

chân tay, thân mình linh hoạt, tránh chướng ngại vật thật khéo léo Tốc độ trườn,trèo nhanh hơn [9, tr.26]

1.2.3 Ý nghĩa của giáo dục thể chất đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Giáo dục thể chất với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọngđến sự phát triển toàn diện của trẻ và trang bị kiến thức tốt nhất cho trẻ bước vàotrường phổ thông Giáo dục thể chất là cơ sở giúp trẻ được rèn luyện cơ thể, hìnhthành những thói quen vận động cần thiết cho trẻ, cụ thể là: Bảo vệ tính mạng, gópphần củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối hài hòa về hình thái và chứcnăng cơ thể của trẻ Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hiểu lời nói tốt hơn các lứa tuổi trước

đó, vì vậy những kiến thức trẻ được giáo viên cung cấp thường sâu và rộng hơn vềchế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, phòng bệnh, phòng tránh tai nạn cho bản thân,

Trang 12

các cách vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường Cụ thể: Về chế độ dinh dưỡng: Trẻbiết được các thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng, cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

để có cơ thể khỏe mạnh, ăn đủ các bữa, ăn hết suất Về chế độ sinh hoạt, gồm: Vệsinh thân thể: Trẻ có thói quen rửa ráy, giữ gìn sạch sẽ mặt mũi, chân tay ; Vệ sinh

ăn uống: Trẻ có thói quen rửa tay, chân trước khi ăn, ăn không rơi vãi, sạch sẽ ; Vệsinh môi trường: Trẻ biết giữ gìn môi trường xung quanh, không vứt rác, làm bẩn Các dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh dịch, phòng tránh tai nạn cho trẻ

Đặc biệt, giáo dục thể chất còn giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát triển các tốchất vận động nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong khônggian, rèn luyện tư thế vận động cơ bản Thông qua nhiều hình thức giáo dục như: tròchơi vận động, tiết học thể dục, thể dục sáng, dạo chơi với nội dung giáo dụcphong phú, cụ thể đem lại hiệu giáo dục thể chất cho trẻ

Giáo dục thể chất còn rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức, kỉ luật, tinhthần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản, tự lập cho trẻ Giáo dục thểchất tốt cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là tiền đề cho sự nghiệpgiáo dục con người Việt Nam khỏe mạnh, hoàn thiện cơ thể để phát triển toàn diệntrong các lĩnh vực xã hội

Giáo dục thể chất còn có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng đến các mặt giáodục khác như giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục đạo đức, giáo dục laođộng Đối với giáo dục trí tuệ, việc giáo dục thể chất tốt tạo sự thuận lợi cho trẻ tiếpthu và tìm hiểu tri thức Trẻ khỏe mạnh, các cơ quan của cơ thể phát triển là điều kiện

để tham gia vào bài học; các hoạt động nhằm chiếm lĩnh tri thức; có thể chất tốt giúptrẻ có hứng thú tìm hiểu tri thức Giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi mộtcách khoa học sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của hệ thần kinh,giúp cho các quá trình tâm lý như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển Đặcbiệt là bước đầu hình thành ở trẻ một số thao tác tư duy như quan sát, phân tích, sosánh, tổng hợp, khái quát Ngoài ra, khi giáo dục thể chất cho trẻ còn củng cố ở trẻnhững kiến thức về sự vật, hiện tượng xung quanh như tư thế của động vật, côn trùng,những hiện tượng thiên nhiên và xã hội Đây là nguồn tri thức thiết thực với trẻ 5 - 6tuổi khi làm quen với các môn học riêng biệt ở trường phổ thông

Trang 13

Mặt khác, trong quá trình luyện tập vận động giáo viên sử dụng hệ thốngphương pháp dạy học khác nhau, tác động đến quá trình nhận thức của trẻ, yêu cầuphải tư duy tích cực để ghi nhớ và nhớ lại cách thức thực hiện bài tập.

Đối với giáo dục thẩm mĩ cũng có mối quan hệ rất chặt chẽ, có khỏe mạnh,linh hoạt và khéo léo thì mới có hứng thú tìm hiểu cái đẹp, tiếp thu và sáng tạo racái đẹp, đồng thời qua đó trẻ biết giữ gìn và yêu quý cái đẹp xung quanh mình.Trong quá trình thực hiện bài tập thể chất, các động tác được thực hiện một cáchkhéo léo, nhịp nhàng sẽ tác động đến nhận thức của trẻ về vẻ đẹp của thân thể conngười khi vận động, khả năng đánh giá cái đẹp của động tác về các tư thế: đi, đứng,chạy, nhảy Ngoài ra, màu sắc của dụng cụ thể dục cũng tác động đến việc hìnhthành ở trẻ óc thẩm mĩ

Những động tác làm mẫu của giáo viên phải đẹp và chính xác giúp trẻ nhậnthức đúng đắn về cái đẹp Chính các bài tập thể dục thể thao cũng chứa đựng nhiềuyếu tố nghệ thuật như tập với dụng cụ, tập theo nhạc Điều này không những hìnhthành ở trẻ nhận thức về cái đẹp mà còn giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ âmnhạc, nhịp điệu

Đối với giáo dục đạo đức, việc giáo dục thể chất tốt là con đường để giáodục đạo đức cho trẻ Trong các giờ học thể dục, trò chơi vận động hoặc thể dục buổisáng, giáo viên nhận xét, đánh giá hành vi đạo đức của trẻ Điều này tạo cho trẻnhững hiểu biết nhất định về đạo đức Mặt định khác, trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thườngphải vận động trong tập thể, phải tuân theo những quy tắc nhất định, biết điều khiểnhành vi của mình trong quá trình thực hiện bài tập, do đó có thể phát triển ở trẻ một

số thói quen, phẩm chất đạo đức như có thiện ý, hứng thú đối với hoạt động tập thể,lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn, khiêm tốn, tính trung thực, côngbằng và tính tổ chức kỷ luật

Ngoài ra, giáo dục thể chất có mối liên hệ chặt chẽ đến giáo dục lao động, thểdục tốt giúp trẻ có sức khỏe dẻo dai, có các thao tác vận động chính xác, có cảm giáctốt về nhịp điệu và định hướng không gian và một số khả năng khác có ảnh hưởngtrực tiếp đến việc nắm vững các thao tác gúp trẻ em thực hiện được các nhiệm vụđược người lớn giao phó Cụ thể, trong các giờ luyện tập, trẻ có thể tham gia chuẩn bị

và thu dọn dụng cụ thể dục Thông qua các trò chơi vận động có chủ đề trẻ sẽ hiểuđược tính chất của các nghề nghiệp và các thao tác lao động của người lớn

Trang 14

Mặt khác, giáo dục thể chất tốt cho trẻ còn giúp tiết kiệm ngân sách cho quốcgia và gia đình Nguồn ngân sách của nhà nước về xây dựng các cơ sở giáo dục trẻđặc biệt, trẻ khuyết tật được giảm thiếu đáng kể; hạn chế chi phí đào tạo giáo viêngiảng dạy trẻ đặc biệt; các chính sách hỗ trợ những người khuyết tật, di tật hay vậnđộng khó khăn.

1.2.4 Nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1.2.4.1 Nguyên tắc hệ thống

Tính hệ thống được thể hiện ở sự thường xuyên, liên tục với sự luân phiên hợp

lí giữa vận động và nghỉ ngơi; thứ tự hợp lí của các buổi tập và mối liên quan các mặtkhác nhau của nội dung bài tập trong suốt cả thời kì của trẻ lứa tuổi mầm non

- Tính thường xuyên, lặp lại, biến đổi của các buổi tập với sự luân phiên hợp

lí giữa vận động và nghỉ ngơi:

+ Tính thường xuyên: Các buổi tập thường xuyên mang lại hiệu quả lớn hơn

so với các buổi tập thất thường hoặc gián đoạn Những biến đổi về chức năng vàcấu trúc đã xảy ra và tạo nên trong cơ thể con người trong thời gian luyện tập, kếtquả đó có thể phát triển theo hướng ngược lại nếu ngừng luyện tập, dù chỉ trong mộtthời gian tương đối ngắn Nguyên nhân là những mối liên hệ phản xạ có điều kiệnvừa xuất hiện đã bị tắt, mức độ phát triển các khả năng vừa đạt được đã bị giảm và

kể cả một số chỉ số về cơ cấu thể hình cũng bị giảm đi Sự luân phiên của các buổitập và nghỉ ngơi phụ thuộc vào nhiệm vụ cụ thể, vào trình độ chuẩn bị của trẻ em,đặc điểm lứa tuổi, chế độ sinh hoạt và các điều kiện khác

+ Yếu tố lặp lại: Trong quá trình giáo dục thể chất, yếu tố lặp lại được biểuhiện rõ nét hơn so với các quá trình giáo dục khác Lặp lại không chỉ đối với các bàitập riêng lẻ, mà cả thứ tự của bài tập đó trong các buổi tập, không những thế cònphải lặp lại cả tuần tự của chính buổi tập trong các chu kì tuần, tháng và các chu kìkhác Lặp lại cần thiết đối với việc tạo nên những biến đổi thích nghi lâu dài về mặtchức năng và cấu trúc, để trên cơ sở đó phát triển các tố chất thể lực, củng cố và tạotiền đề cho sự tiến bộ tiếp theo

+ Tính biến đổi: Là sự thay đổi các hình thức của bài tập thể chất và các điềukiện thực hiện chúng Sự biến đổi hoặc biến dạng linh hoạt về lượng vận động và sự

đa dạng của các phương pháp vận dụng chúng, sự thay đổi hình thức và nội dụngcác buổi tập Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, tính biến đổi trong việc luyện tập là

Trang 15

đưa những kích thích mới như thay đổi hình dạng của động tác, điều kiện thực hiệnchúng, lượng vận động và phương pháp tập trong việc rèn luyện Mặt khác, khôngđược thay đổi quá đột ngột nếu không có thể những kích thích mới sẽ dẫn đến việcphá vỡ mục đích ban đầu.

+ Sự luân phiên hợp lí giữa vận động và nghỉ ngơi: Khi vận động, cơ thể tiêuhao năng lượng, khả năng làm việc giảm nên cần nghỉ ngơi nhằm hồi phục sứckhỏe Vận động quá nhiều sẽ gây nên trạng thái bất ổn định, căng thẳng cho thầnkinh Cho nên để đạt được hiệu quả cao cho quá trình giáo dục thể chất thì cácquãng nghỉ ngơi thích hợp là điều kiện cần thiết

- Thứ tự và mối liên hệ qua lại giữa các buổi tập

Trong mỗi giai đoạn giáo dục thể chất cụ thể, thứ tự nội dung tập luyện phụthuộc vào điều kiện cụ thể, nhưng quan trọng hơn cả là phụ thuộc vào những mốiliên hệ tồn tại khách quan giữa các bài tập vận động đã đề ra để luyện tập, vào tính

kế thừa và tác động lẫn nhau của chúng

1.2.4.2 Nguyên tắc tự giác và tích cực

- Nguyên tắc tích cực thể hiện: Trong các hình thức luyện tập thể chất cho trẻ

ở trường mầm non, phải dành số lượng thời gian đủ để trẻ thực hiện bài các tập vậnđộng, tiếp thu kĩ thuật bài tập vận động Cách thức tổ chức của giáo viên trong cáchoạt động vận động của trẻ là làm sao để tất cả trẻ đều được thực hiện vận động mộtcách tích cực

- Nguyên tắc tự giác liên quan chặt chẽ đến nguyên tắc tích cực Nếu trẻ tựgiác tham gia tập thể dục thì trẻ mới tích cực trong tập luyện Nếu trẻ không tự giácluyện tập, mà người lớn bắt trẻ, gò ép trẻ vào việc thực hiện bài tập nào đó thìkhông bao giờ trẻ thể hiện tính tích cực khi thực hiện bài tập Vì vậy, cần phải độngviên trẻ tự giác luyện bài tập vận động, từ đó sẽ tạo điều kiện cho trẻ tích cực trongluyện tập

1.2.4.3 Nguyên tắc trực quan

- Tính trực quan là tiền đề cần thiết để tiếp thu động tác: Để có cảm giác thực

sự về động tác thì phải thực hiện nó, nhưng không thể thực hiện đúng động tác nếuchưa có biểu tượng sơ bộ về động tác Vì vậy, có thể giải quyết mâu thuẫn này bằngcon đường sử dụng tổng hợp các hình thức trực quan khác nhau, đặc biệt là việc làmmẫu động tác, dùng các giáo cụ trực quan, dùng lời nói có hình ảnh, với luyện tập

Trang 16

bằng ý chí - tư duy và bằng các hành động bắt chước, dẫn dắt khác để làm tái hiệncác mặt riêng lẻ của động tác cần tập nhằm khắc sâu biểu tượng về vận động

- Tính trực quan là điều kiện không thể thiếu của việc hoàn thiện vận động:quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo vận động Không thể

có được sự hoàn thiện kĩ năng vận động, sự phát triển năng lực thể chất mà khôngdựa vào cảm giác, tri giác, biểu tượng trực quan lành mạnh

- Mối quan hệ tương hỗ giữa tính trực quan trực tiếp và gián tiếp: Trong quátrình giảng dạy, giáo viên cần vận dụng phối hợp cả hai loại trực quan trực tiếp vàgián tiếp Thực hiện nguyên tắc trực quan phù hợp có tác dụng giúp trẻ tạo đượcnhận thức đúng về cấu trúc, hướng chuyển động, yêu cầu của từng bộ phận cơ thể,thấy được chỗ đúng, sai, có thể tự sửa chữa khi thực hành

1.2.4.4 Nguyên tắc vừa sức và giáo dục cá biệt

- Giáo viên cần nghiên cứu, tính toán trước các mối quan hệ qua lại giữa mức

độ sức khỏe của trẻ với các điều kiện biến đổi và khó khăn sẽ gặp phải để lựa chonnội dung, cách thức dạy hợp lí đảm bảo tính vừa sức Để giải quyết mức độ vừa sức,cần phải hiểu đầy đủ cơ năng của cơ thể trong các thời kì phát triển khác nhau củacác lứa tuổi, cũng như đặc điểm riêng của từng trẻ và những điều kiện bên ngoàikhác nhau; biết sử dụng đúng đắn các phương tiện, phương pháp giáo dục thể chấtkhác nhau sao cho phù hợp với khả năng của từng trẻ

- Khả năng, sức khỏe, sự phát triển thể lực của trẻ cùng lứa tuổi rất khácnhau Do đó, quá trình nắm bắt các bài tập vận động của từng trẻ cũng khác nhau

Vì vậy, đòi hỏi nhà giáo dục phải có phương pháp giáo dục cá biệt đối với trẻ trongquá trình giáo dục thể chất

1.2.4.5 Nguyên tắc phát triển

Cốt lõi của nguyên tắc này là trong quá trình dạy trẻ các bài tập vận động,phải củng cố rèn luyện, tăng dần những yêu cầu, những nhiệm vụ mới, đòi hỏi khốilượng và chất lượng nhiều hơn Vì vậy, giáo viên phải tổ chức hướng dẫn trẻ từngbước nâng cao yêu cầu kĩ thuật, thể lực và kiến thức cùng với việc củng cố nhữngkiến thức, kĩ năng động tác đã học

Để đảm bảo sự tăng dần khả năng làm việc của cơ thể trẻ, cần phải tăng dầnkhối lượng vận động và sức chịu đựng của trẻ theo một hệ thống

1.2.4.6 Nguyên tắc đảm bảo an toàn trong luyện tập

Trang 17

Giáo viên cần thường xuyên kiểm tra, tổ chức sắp xếp bài giảng hợp lí, saocho phù hợp với nội dung và yêu cầu kĩ thuật, kiến thức đề ra, cách bố trí, sắp xếpsân bãi, dụng cụ, mũ bảo hiểm.

Giáo viên phải đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình luyện tập, tránh cáctình huống xấu nhất làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

1.2.5 Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1.2.5.1 Nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khỏe, đảm bảo sự phát triển hài hòa của trẻ

Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã có nhận thức về các hành vi tự chăm sóc bản thântuy nhiên những nhận thức đó chưa hoàn thiện và chưa đảm bảo sự an toàn cho trẻ.Những kiến thức trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cần phải học rộng hơn nhiều so với các lứatuổi khác và áp lực trong học tập rất lớn Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất cho cácnhà giáo dục đó là: Nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khỏe, đảm bảo

sự phát triển hài hòa của trẻ bao gồm các công việc: chăm sóc, nuôi dưỡng và rènluyện một cách khoa học Cụ thể là:

Chăm sóc trẻ khi ăn, ngủ, chơi và học; đảm bảo việc thực hiện chế độ sinhhoạt đúng giờ giấc cho trẻ, cho trẻ ăn đủ chất, đủ lượng; tích cực phòng bệnh,phòng tai nạn, làm tốt công tác vệ sinh thân thể trẻ, vệ sinh môi trường xung quanh,không để trẻ mệt mỏi vì quá sức hoặc thần kinh căng thẳng Tổ chức rèn luyện cơthể trẻ bằng các hình thức trong tiết học thể dục, trò chơi vận động, dạo chơi, thamquan nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối hình dạng và các chức năngcủa cơ thể tăng cường khả năng thích ứng của trẻ với môi trường chuẩn bị bước vàotrường phổ thông [1, tr.131]

1.2.5.2 Nhiệm vụ rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo vận động cơ bản và những phẩm chất vận động

Ở lứa tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi các kĩ năng, kĩ xảo vận động của trẻ đang pháttriển nhưng chưa hoàn thiện và chính xác Hình thành và rèn luyện những kĩ năng,

kĩ xảo vận động, thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, trang bị cho trẻ kiếnthức sơ đẳng về giáo dục thể chất là việc rất quan trọng Các kĩ năng và kĩ xảo củatrẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi chính xác giúp rèn luyện vận động; là điều kiện để thực hiệnnhững vận động phức tạp hơn khi chuyển sang môi trường giáo dục khác

Trang 18

Cùng với việc hình thành kĩ năng vận động ở trẻ, cần rèn luyện các phẩmchất vận động nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh mẽ, bền bỉ, gọn gàng không có nhữngđộng tác thừa như thè lưỡi, mím miệng Với mục đích phát triển sức mạnh, nhanhnhẹn, khéo léo thì phải tăng độ xa, độ cao của vận động nhảy, tập ném xa.

Những phẩm chất vận động được phát triển ở trẻ sẽ giúp chúng giảm tiêu haosức lực khi vận động và có thể luyện tập trong thời gian lâu hơn Nếu không pháttriển các phẩm chất vận động thì trẻ sẽ không thể thực hiện được những bài tập đơngiản, không hoàn thiện những hình thức khác nhau của vận động 1, tr.132]

1.2.5.3 Nhiệm vụ giáo dục nếp sống có giờ giấc, có thói quen và các kĩ năng, kĩ xảo vệ sinh

Trường mầm non đặc biệt với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lứa tuổi chuyển bị bướcvào giai đoạn giáo dục tại trường phổ thông nên việc giáo dục nếp sống có giờ giấc,các thói quen và các kĩ năng, kĩ xảo vệ sinh là nhiệm vụ rất quan trọng đối với trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi

Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được rèn thói quen ăn, ngủ, thức đúng giờ và dễ dàngthích nghi khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác Những thói quen nàykhông những khiến trẻ ăn ngon, ngủ say, hoạt động thoải mái, ảnh hưởng tốt đến sứckhỏe của trẻ mà còn rất cần thiết cho thời khóa biểu học tập khi vào trường tiểu học

Về giáo dục kĩ năng, kĩ xảo vệ sinh có ý nghĩa lớn lao trong việc bảo vệ sứckhỏe và tăng cường thể lực Có nhiều kĩ năng, kĩ xảo vệ sinh thân thể, vệ sinh ănuống, vệ sinh quần áo và vệ sinh môi trường có thể hình thành ở trẻ và từng bướctạo thành thói quen cho trẻ [1, tr.132]

1.2.6 Các con đường giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Các con đường giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi bao gồm: tiết họcthể dục, thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi, dạo chơi, tham quan, hội thi thể dục thểthao, tổ chức giáo dục thể chất trong thời gian tự hoạt động của trẻ, tổ chức chế độsinh hoạt hàng ngày của trẻ như ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân và trò chơi vận động

Tiết học thể dục cung cấp và rèn luyện cho trẻ những kĩ năng, kĩ xảo vận

động có mục đích, có tổ chức và có kế hoạch Đồng thời, qua tiết học giáo dục trẻnhững tình cảm tốt đẹp với thể dục

Trang 19

Thể dục sáng là một biện pháp tốt để rèn luyện cơ thể, tăng cường thể chất

cho trẻ, có thể giúp cho cơ thể bước vào trạng thái làm việc tốt hơn, xây dựng thóiquen tích cực rèn luyện thân thể cho trẻ

Thể dục sáng được tiến hành ngay sau giờ đón trả trẻ tạo cho trẻ tâm trạngsảng khoái, vui tươi đón ngày mới

Thể dục chống mệt mỏi hay còn gọi là phút thể dục, có tác dụng thay đổi

trạng thái hoạt động của trẻ nhằm chống lại sự mệt mỏi, giúp trẻ dễ tập trung chú ývào các hoạt động tiếp theo

Thể dục chống mệt mỏi bao gồm thể dục giữa giờ và thể dục sau giấc ngủtrưa Thể dục giữa giờ làm thay đổi tư thế của trẻ, kích thích mọi bộ phận trong cơthể trẻ do ngồi lâu, cơ bắp ở trạng thái tĩnh Thể dục sau giấc ngủ trưa có tác dụnglàm hồi phục quá trình và trạng thái tâm lý của trẻ

Trò chơi vận động là một trong những con đường đem lại hiệu quả giáo dục

thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 Giáo dục thể chất thông qua trò chơi vận độngkhông mang tính khô cứng như qua tiết học thể dục, thể dục sáng mà rất thu hútđược trẻ mầm non và giúp trẻ tích cực tham gia vào trò chơi

Trong quá trình chơi trẻ được luyện tập các vận động cơ bản, bò, chạy, nhảy,ném, bắt một cách tích cực, thoải mái, vui vẻ Qua trò chơi này những phẩm chấtthể lực được hình thành: sự nhanh nhẹn, linh hoạt, dẻo dai, mạnh dạn Sự vận độngtích cực trong trò chơi vận động giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể trẻ đượctăng cường, sự tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa hoạt động tích cực hơn, hoạt động của

hệ thần kinh được linh hoạt, bền bỉ hơn, cơ xương, cơ bắp được phát triển mạnh mẽ

Trò chơi vận động được sử dụng trong nhiều hoạt động: các tiết học thể dục,trong khi chơi và hoạt động ngoài trời, cụ thể là các thời điểm như: đón trẻ, đi dạo,giờ chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động học, hoạt động chiều và trả trẻ

Dạo chơi giúp trẻ nghỉ ngơi tích cực, củng cố kĩ năng vận động, phát triển

các tố chất vận động trong điều kiện tự nhiên Dạo chơi được tiến hành sau các tiếthọc buổi sáng Có hai hình thức dạo chơi: dạo chơi hằng ngày kết hợp với các hoạtđộng khác, mang tính chất tổng hợp và dạo chơi có mục đích rèn luyện thể chất ởngoài trường học

Trang 20

Tham quan có tác dụng giúp trẻ trực tiếp nhìn thấy những con vật - nhân vật

mà trẻ bắt chước khi chơi trò chơi vận động hoặc những động tác thể dục và sựluyện tập của các vận động viên, những dụng cụ thể dục thể thao

Hội thể dục thể thao được tổ chức ở trường mầm non nhằm khuyến khích

phong trào thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể trẻ, kích thích lòng yêu thể dục thểthao, góp phần củng cố và hoàn thiện kĩ năng vận động ở trẻ

Tổ chức giáo dục thể chất trong thời gian tự hoạt động của trẻ hoạt động vận

động tự lực của trẻ hàng ngày có ý nghĩa rất quan trọng, nó thỏa mãn nhu cầu vậnđộng của trẻ Trẻ có thể luyện tập những bài tập, trò chơi mà trẻ thích Trẻ có thểchơi với các dụng cụ thể thao như cầu trượt, xích đu Trẻ có thể chơi một mìnhhoặc chơi theo nhóm nhỏ tùy theo sở thích của trẻ

Tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ như ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân

giúp trẻ củng cố và rèn luyện vận động, những kĩ năng, thao tác mà trẻ đã có Qua

đó, các kĩ năng, thao tác được hoàn thiện hơn và linh hoạt hơn khi trẻ tự phục phụbản thân như: xúc cơm, lấy chăn, lấy gối, rủa mặt, đánh răng, xúc miệng hay việc đilại, đứng lên ngồi xuống cũng củng cố những thao tác mà trẻ đã được học

1.3 Trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1.3.1 Khái niệm trò chơi vận động

Trò chơi vận động thuộc loại trò chơi có luật Trò chơi vận động là sự phốihợp giữa các thao tác vận động và một số vận động cơ bản Trò chơi vận động là tròchơi trong đó lượng vận động chiếm ưu thế Trò chơi vận động dành cho trẻ emthường là những trò chơi chủ đề Những chủ đề của trò chơi thường được phản ánh

về các hiện tượng tự nhiên, xã hội, các hành động của con vật Do dó, trò chơi vậnđộng mang tính hiện thực [9, tr.73]

1.3.2 Đặc điểm của trò chơi vận động

Cũng như trò chơi học tập, trò chơi vận động là một loại trò chơi có luật Tròchơi vận động là phương tiện để giáo dục thể lực cho trẻ, rèn luyện và hoàn thiệncác vận động của chúng như chạy, nhảy, bò, ném, bắt Các vận động này tác độngđến sự phát triển cơ bắp và các phẩm chất thể lực của trẻ

Khác với một giờ luyện tập các vận động, trò chơi vận động giúp trẻ giảiquyết các nhiệm vụ vận động như một nhiệm vụ thực hành dưới dạng trò chơi.Chính vì vậy trẻ vận động một cách tích cực, vui vẻ và thoải mái

Trang 21

Mỗi trò chơi vận động bao gồm: nội dung chơi, hành động chơi và luật chơi.Nội dung chơi là nhiệm vụ vận động mà trẻ phải thực hiện Nội dung chơi làvận động cơ bản phù hợp với lứa tuổi và thường được thể hiện dưới dạng vận độngmột con vật mà trẻ biết: con gà, con chim, con ếch, con chuột, con mèo hoặcnhững phương tiện đồ dùng xã hội: đoàn tàu, xe ô tô, tàu thủy, máy bay Nội dungvận động được hình tượng hóa như vậy sẽ lôi cuốn sự hứng thú tích cực của trẻ vàtrẻ tiếp nhận dễ dàng hơn.

Hành động chơi là hệ thống những động tác (thao tác) vận động mà trẻ phảithực hiện trong quá trình chơi Hệ thống những động tác (thao tác) vận động thường

có lời ca, tiếng hát có vần có nhịp đi kèm Trẻ vừa hát vừa chạy nhảy vừa bò

Luật chơi là những quy định, quy ước mà trẻ phải tuân theo khi chơi Luậtchơi của trẻ ở đây không gò trẻ vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà nó trở thànhđộng cơ thúc đẩy trẻ vận động tích cực Ví dụ: Trong trò chơi: “Quạ và gà con” nếu

gà con không chạy nhanh về phía mẹ thì sẽ bị quạ ăn thịt Hay trò chơi “Chó sói xấutính” nếu ai bị bắt sẽ bị làm sói

Trong trò chơi vận động yếu tố “thắng thua” kích thích tính vận động của trẻ.Nói đúng hơn là kết quả chơi là động lực thúc đẩy trẻ tích cực vận động Kết quảcuối cùng là dù có thắng hay thua mọi trẻ đều vui vẻ, thoải mái, không hề buồn bã.Quan sát một nhóm trẻ chơi trò chơi “Chó sói xấu tính”, ta thấy ngay những chú thỏ

bị bắt và phải làm sói cho lần chơi tiếp theo nhưng không hề buồn bã mà tỏ ra khoáichí, vui cười thoải mái

Hầu hết các trò chơi vận động áp dụng cho lứa tuổi mẫu giáo là những tròchơi mang tính “chủ đề” phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, phù hợp với khảnăng tư duy, tưởng tượng của trẻ Những chủ đề thường lấy từ cuộc sống xungquanh vì thế nên những trò chơi này mang tính hiện thực rất cao Nhưng trong giáodục thể chất còn có những chủ đề sáng tạo, khi tham gia chơi các cháu phải tậptrung chú ý, phân tích và tổng hợp những điều cô giáo giảng giải và biến sự hiểubiết đó thành những hoạt động vận động của mình Vì vậy, đặc điểm nổi bật của trò

chơi vận động là sự ráo riết của bộ máy phân tích và bộ máy vận động của hàng loạt

các cơ quan khác trong cơ thể

Chủ đề và quy tắc chơi tuy đã được xác định nhưng mới chỉ đề ra hướng chủyếu nhất, ngoài ra người chơi phải tự giải quyết một cách nhanh trí, sáng tạo, khéo

Trang 22

léo Ví dụ như trò chơi: “Mèo đuổi chuột” luật chơi chỉ quy định chuột phải chạytrốn, còn mèo thì phải đuổi chuột, còn chạy trốn như thế nào và đuổi như thế nào thì

đó là do trẻ phải giải quyết một cách nhanh trí và sáng tạo Do đó trò chơi vận độngmang tính sáng tạo

1.3.3 Ý nghĩa của trò chơi vận động đối với sự phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 -

Trò chơi vận động là một phương tiện giáo dục thể chất có hiệu quả cho trẻmầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng Với những đặc điểm riêngbiệt vì vậy trò chơi vận động luôn gần gũi và thu hút được trẻ

Trong quá trình chơi trẻ được luyện tập các vận động cơ bản, bò, chạy,nhảy, ném, bắt một cách tích cực, thoải mái, vui vẻ Từ đó, qua trò chơi nàynhững phẩm chất thể lực được hình thành cho trẻ Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổirất cần có phẩm chất thể lực tốt để rèn luyện bản thân chuẩn bị bước vào trường phổthông Các phẩm chất thể lực tốt luôn được giáo viên củng cố cho trẻ trong quátrình tham gia vào trò chơi, đó là tính mạnh dạn, nhanh nhẹn, sự khéo léo, dẻo dai,tính tự tin khi tham gia vận động, sự phối hợp nhịp nhàng với bạn chơi trong tròchơi Tham gia chơi trò chơi vận động là trẻ phải thực hiện các thao tác chơi, các

kĩ năng vận động và khi thực hiện lại nhiều lần như vậy sự khéo léo trong các thaotác của trẻ sẽ rõ rệt hơn Mặt khác, khi tham gia vào trò chơi vận động trẻ luônmuốn đạt được kết quả cuối cùng của trò chơi, luôn muốn là giành chiến thắng và

đó chính là yếu tố kích thích trẻ phải mềm dẻo, linh hoạt mỗi khi chơi Và để thựchiện nhiệm vụ chơi trẻ phải kết hợp với các bạn chơi, nhờ đó trẻ sẽ học được cáchphối hợp nhịp nhàng trong các thao tác vận động Ví dụ, trò chơi “Chạy tiếp sức”trẻ sau phải có sự phối hợp với trẻ trước để chuyển tiếp cờ sao cho nhanh nhất

Tổ chức trò chơi vận động còn là cơ hội để trẻ rèn luyện các kĩ năng vậnđộng, các kĩ xảo vận động Tham gia vào các trò chơi, việc thực hiện nhiều lần nộidung chơi, thao tác chơi sẽ giúp trẻ ghi nhớ vận động và hoàn thiện các kĩ năng, kĩ

Trang 23

xảo vận động Ghi nhớ các vận động như bò chui qua cổng, chạy nhanh, chạy chậm,nhảy cóc, ném xa, ném trúng đích sẽ là điều kiện để cơ thể trẻ phát triển tốt nhất,

sẽ làm tăng sức đề kháng cũng như thể lực cho trẻ Các kĩ năng, kĩ xảo vận độngđược hoàn thiện sẽ giúp trẻ có sự dẻo dai, mềm mại, nhịp nhàng và tư thế phát triểnđúng nhất Ví dụ, trò chơi “Làm chú bồ đội” trong trò chơi này trẻ sẽ được rèn kĩnăng chui qua hang để đi hành quân, trẻ phải chui như thế nào để lưng không chạmvào hang Qua trò chơi này, trẻ sẽ được củng cố thêm kĩ năng, kĩ xảo bò qua hang

và trẻ sẽ học được ở trò chơi là sự khéo léo, mềm dẻo khi trẻ khom lưng cúi người

cơ bản phù hợp với lứa tuổi trẻ và được thể hiện dưới dạng hành vi vận động Hànhđộng chơi là hệ thống những động tác (thao tác) vận động mà trẻ phải thực hiệntrong quá trình chơi Luật chơi là những quy định, quy ước mà trẻ phải tuân theokhi chơi Luật chơi ở đây không gò bò đứa trẻ vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà nótrở thành động cơ thúc đẩy trẻ vận động tích cực Nếu là các vận động đã được làmquen, thì đây sẽ là điều kiện để trẻ củng cố Còn nếu là các vận động mới mẻ thì sẽgiúp trẻ mở rộng hơn về kiến thức và thể lực sẽ được củng cố hơn

Ngoài ra, nhờ vận động một cách tích cực trong trò chơi mà quá trình traođổi chất của cơ thể trẻ được tăng cường, sự tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa hoạt độngtốt hơn, hoạt động của hệ thần kinh được linh hoạt, bền bỉ hơn, cơ xương, cơ bắpđược phát triển mạnh mẽ Các hệ cơ, khớp xương, mô xương sụn của trẻ dẻo daihơn nhờ sự vận động nhịp nhàng mà trẻ được rèn luyện qua trò chơi Hệ hô hấp củatrẻ hoạt động có hiệu quả khi trẻ thường xuyên vận động Khi trẻ tham gia tích cựcvào trò chơi là lúc hệ thần kinh của trẻ được hoạt động nhanh nhẹn hơn, sự cânbằng trạng thái hay sự ức chế thần kinh giảm sút Trẻ luôn có tâm lí vui vẻ và hứngthú khi chơi bởi trò chơi vận động có yếu tố thu hút trẻ, đó là đồ dùng, đồ chơi, kếtquả chơi, nội dung chơi

Trang 24

Tổ chức trò chơi vận động còn giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi rèn tính tự giác vậnđộng Các yếu tố tạo hứng thú trong trò chơi giúp trẻ phát huy tính chủ động, trẻ sẽ tựgiác tham gia vào vận động mà cô không cần ép buộc Sau khi kết thúc trò chơi trẻ tựgiác cất dọn đồ dùng, đồ chơi, nhặt rác không những rèn luyện tính nề nếp mà còngiúp trẻ hoàn thiện các vận động của chính bản thân trẻ.

Trò chơi vận động còn là một phương tiện để chống sự mệt mỏi, căng thẳngcho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động học tập có tính khó hơn các lứa tuổikhác Trong quá trình chơi trò chơi vận động, không những sự mệt mỏi, căng thẳngbiến mất mà cơ thể còn được nạp thêm năng lượng, tăng cường khả năng tập trunghọc tập Do vậy, giáo viên sử dụng trò chơi vận động làm phương tiện chuyển tiếpgiữa các hoạt động cho trẻ

1.3.4 Phân loại trò chơi vận động

Cũng như các loại trò chơi khác, có nhiều cách phân loại về trò chơi vận động

1.3.4.1 Dựa vào nguồn gốc của trò chơi

Dựa vào nguồn gốc của trò chơi vận động, người ta chia trò chơi vận độngthành hai nhóm cơ bản:

- Nhóm trò chơi vận động dân gian: Đó là một loại trò chơi có từ lâu đời,được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ vùng này sang vùng khác vàđược xem như là một thể loại văn hóa dân gian Khó mà có thể tìm được tác giả củanhững trò chơi này là ai và không xác định được ngày, tháng, năm ra đời của chúng.Trò chơi vận động dân gian được xem là trò chơi vận động hướng dẫn trẻ em Ví dụnhư trò chơi “Kéo co”, “Thả đỉa ba ba”, “Mèo đuổi chuột”, “Nhảy dây”, “Bịt mắtbắt dê”

- Nhóm trò chơi mới: Đó là những trò chơi được các nhà giáo dục thiết kếxây dựng Những trò chơi vận mới có thể biết tác giả, ngày, tháng, năm ra đời Dựavào nội dung, nhiệm vụ vận động của trẻ người ta thiết kế một trò chơi vận độngnhằm giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ vận động một cách vui vẻ, thoải mái, tích cực Ví

dụ trò chơi “Nhổ củ cải”, “Chó sói xấu tính”, “Trốn mưa”, “Chuyển bóng”

1.3.4.2 Dựa vào tính chất của trò chơi

Dựa vào tính chất của trò chơi vận động, người ta chia trò chơi vận độngthành hai nhóm sau:

Trang 25

- Nhóm những trò chơi vận động theo chủ đề: Tức là nội dung chơi, hànhđộng chơi, nhiệm vụ chơi được diễn ra theo một chủ đề Trò chơi loại này được xâydựng trên cơ sở kinh nghiệm vận động, những hiểu biết và những ấn tượng của trẻ vềcuộc sống xung quanh như: nghề nghiệp của người lớn, các phương tiện giao thông,các hiện tượng thiên nhiên và đặc điểm hoạt động của một số con vật gần gũi

Chủ đề và quy tắc của trò chơi vận động sẽ xác định được tính chất vận độngcủa trẻ trong khi chơi Trẻ phải chạy nhấc cao đầu gối bắt chước con ngựa, hoặc trẻphải nhảy như con thỏ, có lúc lại leo lên thang như các chú công an cứu hỏa Nhưvậy, trong trò chơi vận động có chủ đề, các vận động của nó mang tính chất bắtchước Quy tắc và nội dung chơi có liên quan chặt chẽ với nhau Trẻ tham gia chơiphải tuân thủ quy tắc của trò chơi, quy tắc xác định hành vi và mối quan hệ qua lạicủa các trẻ tham gia chơi

Trò chơi vận động có chủ đề có các vai của nhân vật, nó tạo ra khả năng tácđộng đến trẻ thông qua hình tượng nhân vật trẻ đóng vai và thông qua các quy tắc

mà tất cả trẻ chơi phải tuân theo Các hành động của các vai chơi có mối liên quanchặt chẽ như: Mèo ngủ - chim sẻ kiếm ăn, mèo thức - chim bay về tổ trong trò chơi

Tóm lại, trò chơi vận động có chủ đề là trò chơi có luật Chủ đề tạo điều kiệncho trẻ nhớ lại và thực hiện theo những động tác nhất định Quy tắc chơi hướng tớiviệc chính xác hóa quá trình chơi và các mối quan hệ trong khi chơi Ví dụ trò chơi

“Quạ và chim sẻ”, “Chú sói xấu tính”, “Mèo đuổi chuột” Trong trò chơi này có sựphân công vai, và trẻ vận động theo vai: “vai thỏ”, “vai sói”, “vai mèo”, “vaichuột”, “vai gà”

- Nhóm những trò chơi vận động không theo chủ đề (hay còn gọi là nhữngtrò chơi vận động có dụng cụ thể thao): Trong nhóm trò chơi này có các loại trò

Trang 26

chơi khác nhau cho nhiều trẻ chơi cùng một lúc như đuổi bắt, thi chạy nhanh ; chotừng nhóm nhỏ như các trò chơi với dụng cụ và những loại trò chơi trong đó trẻchơi thi đấu với nhau như chạy tiếp sức, chuyền bóng tiếp sức

Trò chơi vận động không chủ đề là những trò chơi không có hình ảnh để trẻbắt chước Các quy tắc chơi, vai chơi và hành động chơi đều có liên quan với nhau

+ Trò chơi vận động không chủ đề loại “đuổi bắt”:

Loại trò chơi này rất gần với trò chơi vận động có chủ đề vì nó đều có quytắc; có nhân vật chủ chốt là người chạy, người bắt; có hành động chơi liên quangiữa những trẻ tham gia chơi Và chỉ khác là không có hình ảnh để trẻ bắt chướclàm theo

Trò chơi này được xây dựng chủ yếu từ những vận động đơn giản: vận động

“chạy” kết hợp với vận động “bắt” hoặc “tránh, né” Hành động trong trò chơi củatrẻ chỉ liên quan đến việc thực hiện một nhiệm vụ nào đó như: “Hãy đuổi theo cô”,

“Tìm cờ” Điều kiện thực hiện nhiệm vụ đó do quy tắc của trò chơi xác định Loạitrò chơi này áp dụng nhiều đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé

+ Trò chơi vận động không chủ đề loại thi đua, tranh giải:

Loại trò chơi này là việc thực hiện những nhiệm vụ nhất định trong khuônkhổ của quy tắc, những yếu tố thi đua trong trò chơi thúc đẩy tính tích cực của trẻ,yêu cầu trẻ thể hiện các yếu tố vận động và phẩm chất ý chí khác nhau như sức chịuđựng, tính tự lực

Có 2 hình thức thi đua, tranh giải: Thi đua cá nhân và thi đua tập thể

Hình thức thi đua cá nhân thường áp dụng cho trẻ lớp mẫu giáo nhỡ như: tròchơi “Hãy đổi đồ chơi”, “Ai chạy nhanh đến cờ” Trong trò chơi, trẻ cố gắng thựchiện nhiệm vụ vận động tốt hơn cho chính bản thân mình

Hình thức thi đua tập thể, đồng đội tranh giải, tiếp sức thường dành cho trẻmẫu giáo lớn Trong trò chơi, mỗi trẻ phải cố gắng thực hiện nhiệm vụ Vì kết quảchung phụ thuộc vào sự nhanh trí của mỗi tổ viên, phụ thuộc vào sự nhịp nhàng,phối hợp của tất cả các thành viên khi vận động Ví dụ trò chơi “Tổ nào tập nhanhnhất”, “Chuyền bóng tiếp sức”, “Cướp cờ”

+ Trò chơi vận động không chủ đề có sử dụng dụng cụ dụng cụ

Quy tắc của trò chơi này sẽ xác định vị trí, thứ tự sắp xếp dụng cụ, cách thức

sử dụng dụng cụ và thứ tự thực hiện vận động

Trang 27

Mỗi trẻ tham gia chơi sẽ thực hiện hành động chơi chính, không phụ thuộcvào những trẻ khác, nhưng kết quả của mỗi trẻ chơi lại là động cơ thúc đẩy trẻ khácthực hiện vận động chính xác hơn, cố gắng đạt kết quả cao hơn.

Ví dụ trò chơi “Ném bóng vào rổ”, “Ném vòng vào cổ chai” Trẻ tham giavào những trò chơi này phải thực hiện những vận động tương đối phức tạp như:ném, ném vào vòng

Vì nhiệm vụ trong trò chơi có dụng cụ tương đối phức tạp và đòi hỏi nhữngđiều kiện nhất định, nên cùng một lúc giáo viên chỉ tổ chức cho một số trẻ chơi,khoảng từ 2 đến 3 trẻ hoặc 2, 3, 4 đôi một lần, thường áp dụng trò chơi này cho trẻmẫu giáo

1.3.4.3 Dựa vào quy mô tổ chức trò chơi

Dựa vào quy mô tổ chức trò chơi, người ta chia trò chơi vận động thànhhai nhóm:

- Nhóm những trò chơi vận động theo nhóm: Đó là những trò chơi vận động

mà trẻ giải quyết nội dung, nhiệm vụ chơi theo từng nhóm nhỏ Ví dụ trò chơi: “Tìm nhà bạn thân”, “ Thuyền và bến” các cháu vận động theo từng nhóm: nhómnhững cháu có số nhà 5, 6, 7 hoặc nhóm những trẻ có thuyền màu xanh vào bếnmàu xanh, thuyền màu đỏ vào bến màu đỏ

- Nhóm những trò chơi vận động có tính chất tập thể Tức là trò chơi vậnđộng mà mọi trẻ đều thực hiện được nội dung, nhiệm vụ chơi tương tự nhau Ví dụtrò chơi “Đoàn tàu hỏa”, “ Quạ và gà con”

1.3.4.4 Dựa vào các dạng thức vận động của trẻ

Dựa vào các dạng thức vận động của trẻ, người ta chia trò chơi vận độngthành những trò chơi vận động chạy, nhảy, bò, ném, bắt

1.3.5 Phương pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được làm quen với nhiều trò chơi vận động hơn các

độ tuổi trước đó vì vậy khi giáo viên tổ chức trò chơi cho trẻ phải có cách tổ chứcphù hợp và có các yếu tố gây hứng thú Còn với những trò chơi mới giáo viên cầnhướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác chơi cụ thể rõ ràng

Khi tổ chức vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cần tiến hành theo đúngtrình tự chơi để đem được lại hiệu quả tốt cho trẻ Tổ chức trò chơi vận động cho trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi gồm 3 bước cơ bản:

Trang 28

Bước 1: Hướng dẫn trò chơi

Với trò chơi mới:

+ Trước khi chơi nên cho trẻ làm quen với các đồ vật, đồ chơi sẽ sử dụng

trong khi chơi Trẻ biết cách thao tác, hành động với đồ vật, đồ chơi này Việc trẻđược làm quen trước với đồ dùng tạo được hiệu quả, hứng thú với trò chơi

+ Giáo viên giới thiệu chủ đề chơi, nội dung chơi: Giáo viên giải thích rõ ràng,ngắn gọn Có thể sử dụng những câu chuyện ngắn để dẫn dắt trẻ vào trò chơi mộtcách lý thú, tình huống bất ngờ, tâm trạng thoải mái, vui tươi cho trẻ

+ Giải thích trò chơi: Sau khi giới thiệu song nội dung chơi, giáo viên giớithiệu luật chơi và những yêu cầu đạo đức khi thực hiện các luật chơi Đối với nhữngtrò chơi phức tạp, động tác khó thì giáo viên vừa phải giải thích bằng lời vừa phảilàm mẫu cho trẻ Với những trò chơi phức tạp không nhất thiết phải giải thích toàn

bộ nội dung và quy tắc chơi mà sẽ bổ sung dần luật chơi

+ Nhắc lại quy tắc chơi: Sau khi giải thích xong giáo viên cho trẻ nhắc lạiluật chơi cho dễ nhớ

+ Phân vai chơi: Giao nhiệm vụ chơi cho trẻ (những trò chơi vận động theochủ đề thì đây là việc phân vai) Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi , giáo viên để trẻ tựthỏa thuận về vai chơi Những trò chơi mang tính chất thi đua cần chọn những trẻtương đương về thể lực, về kĩ năng chơi, về số lượng trẻ

Với trò chơi đã biết:

Mỗi nội dung của trò chơi cần được ôn luyện nhiều lần thì mới hình thànhcho trẻ kĩ năng, kĩ xảo vận động và những phẩm chất nhân cách như: Tính tổ chức,

kỉ luật, tính mục đích, lòng dũng cảm, tính tập thể Nhưng đối với trẻ mẫu giáo 5

-6 tuổi, kinh nghiệm và khả năng của trẻ nhiều hơn, nên trẻ tiếp thu nội dung và quytắc chơi tốt, nắm vững vận động nhanh hơn, hoạt động tập thể cũng mạnh hơn Ở độtuổi này, trẻ biết nhiều trò chơi hơn, nên sẽ nhanh chán những trò chơi mà trẻ chơilại không có sự thay đổi

Có thể tạo ra hình thức trò chơi vận động mới cho trẻ bằng nhiều cách: thayđổi điều kiện tiến hành của trò chơi hoặc đưa vào những nhiệm vụ vận động mới

Ví dụ trò chơi “Mèo và chim sẻ” có thể thay đổi như sau: Lúc đầu tổ chim là mộthàng ghế xếp thẳng hàng ở cuối lớp, sau đó sắp xếp theo từng nhóm ở các góc khácnhau Trong các trường hợp khác có thể sử dụng khác để làm “tổ” Những dụng cụ

Trang 29

và những hình thức mới làm sự hấp dẫn của trò chơi tăng lên và trẻ sẽ tham gia vàotrò chơi hứng thú và chú ý hơn.

Việc thực hiện vận động trong các hoàn cảnh khác nhau có ý nghĩa to lớn đốivới việc phát triển sự phối hợp hoạt động của trẻ, phát triển khả năng định hướngtrong không gian và tạo điều kiện giáo dục tích cực ở trẻ

Giáo viên hoặc trẻ nhắc lại luật chơi và để trẻ tự thỏa thuận vai chơi vớinhau, với mục đích nâng cao tính tự lực của trẻ trong trò chơi và giúp trẻ nắm vữngnội dung và luật của trò chơi

Bước 2: Theo dõi quá trình chơi

Khi trẻ tham gia vào trò chơi, giáo viên cần quan tâm đến những vấn đề sau:+ Theo dõi xem trẻ có thực hiện được nội dung chơi, hành động chơi không?

Và có theo luật chơi không? Nguyên nhân khi trẻ thực hiện không đúng? Nếu tròchơi khó, giáo viên nhắc lại luật chơi, có thể cho trẻ dừng chơi để giải thích và làmmẫu lại để trẻ quan sát

+ Động viên, khuyến khích trẻ tích cực thực hiện vận động, uốn nắn kịp thờinhững trẻ “phạm luật”

+ Sau mỗi lần chơi, nên cho trẻ đổi vai chơi cho nhau, không nên để một sốtrẻ chỉ đóng vai chính

+ Với những trò chơi vận động mạnh thì không nên kéo dài quá lâu vì sẽ làmtrẻ mệt mỏi Với những trò chơi thi đua thì chọn trẻ có sức lực tương đương hoặcchia đội cũng phải cân sức

+ Theo dõi mối quan hệ của trẻ trong khi chơi, giúp trẻ có tinh thần đoàn kết,đồng đội trong khi chơi, không tranh giành, xô đẩy nhau khi chơi

+ Theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ để có kế hoạch tổ chức trò chơi chotrẻ Nếu trẻ vẫn hứng thú, tích cực (chưa có biểu hiện mệt mỏi) thì có thể kéo dàithêm thời gian chơi, nếu thấy trẻ mệt mỏi, không hứng thú nữa thì cần chuyển sanghoạt động khác

Trang 30

Giáo viên có cách thức tổ chức trò chơi hợp lí chính là con đường mang đếnhiệu quả tốt nhất và giáo dục thể chất cho trẻ khoa học nhất Mỗi giáo viên sẽ cónhững cách chơi khác nhau, cách gây hứng thú khác nhau tuy nhiên đều dựa trênkhung tổ chức trò chơi cơ bản Với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, nhận thức của trẻ tốt, các

kĩ năng vận động được củng cố nhiều hơn nên giáo viên hướng dẫn trẻ rất nhanhchóng, nhưng việc giáo dục thế nào để thu được hiệu cũng không phải là dễ dàng

Vì vậy nên khi tổ chức trò chơi cho trẻ cần phải chuẩn bị tốt mọi điều kiện để tròchơi mang lại hiệu quả giáo dục thể chất tốt nhất

Trong mỗi trò chơi vận động giáo viên không những cho trẻ tham gia chơitập thể mà có thể tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, theo đội Khi tổ chức cho trẻ chơitheo nhóm, giáo viên cần chọn ra những trẻ có khả năng làm nhóm trưởng để chỉđạo, phân vai chơi cho các bạn cùng chơi

Để tổ chức trò chơi được hiệu quả giáo viên cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ và

đa dạng về cơ sở vật chất về đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, địa điểm sân chơi Đồdùng, đồ chơi chính là công cụ để trẻ thực hiện vận động, nâng cao thể lực cho trẻ

1.3.6 Yêu cầu khi tổ chức trò chơi vận dộng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Muốn tổ chức và hướng dẫn trò chơi vận động có hiệu quả, cần làm tốt cácbước sau đây:

là gì mà lựa chọn trò chơi vận động phù hợp với yêu cầu giáo dục và rèn luyện

Để lựa chọn trò chơi cho phù hợp, giáo viên phải căn cứ vào nội dung củatiết học, các hoạt động trước và sau khi tham gia trò chơi Lựa chọn trò chơi vậnđộng cần căn cứ vào thời gian trong ngày Vào buổi sáng, giáo viên nên chọn những

Trang 31

trò chơi tích cực Vào buổi chiều, nên chọn những trò chơi nhẹ nhàng để trẻ đượcnghỉ ngơi tích cực.

Lựa chọn trò chơi còn phụ thuộc vào thời tiết Những ngày thời tiết lạnh trẻphải mặc nhiều quần áo, do đó không nên chọn trò chơi có nhiều vận động khó, nênchọn trò chơi sao cho tất cả trẻ đều được chơi Vào những ngày trời nóng giáo viênnên chọn những trò chơi có vận động nhẹ nhàng, tránh cho trẻ vận động quá nhiềugây mệt mỏi

Chọn trò chơi vận động còn phụ thuộc vào chỗ chơi Nếu giáo viên chọn tròchơi ở ngoài trời hoặc nơi có diện tích rộng thì chọn những trò chơi có vận độngchạy nhảy nhiều hơn Nếu giáo viên chọn những trò chơi ở trong lớp thì chọn nhữngtrò chơi có chạy nhảy ít hơn

Lựa chọn trò chơi cho tiết học thể dục cần chú ý, ngoài những điều kiện lựachọn trò chơi như đã nêu trên, trò chơi vận động trong tiết học thể dục cần đáp ứngnhững yêu cầu sau: Những trò chơi đã được đưa vào phần đầu tiết học là những tròchơi tương ứng với nhóm vận động cơ bản để rèn luyện kĩ năng vận động cho trẻ

Những trò chơi trong giờ vận động là những trò chơi quen thuộc với trẻ,nghĩa là trò chơi trẻ đã được làm quen trước từ 1 đến 2 tuần vào các thời điểm khácnhau trong ngày như hoạt động vui chơi buổi sáng và buổi chiều Nếu là những tròchơi trẻ chưa biết thì phải là những trò chơi đơn giản tránh mất nhiều thời gian giảithích Ngoài ra những tiết học thể dục phải đảm bảo nguyên tắc động và tĩnh củatiết học thể dục

Giữa các giờ học liên quan đến việc phải ngồi nhiều như vẽ, nặn, toán, ngônngữ nên cho trẻ chơi trò chơi đòi hỏi vận động vừa phải hoặc nhẹ nhàng Tác dụngcủa trò chơi lúc này là nghỉ ngơi tích cực vì vậy phải quen thuộc với trẻ Sau tiết họcthể dục, âm nhạc nên cho trẻ chơi trò chơi vận động ở mức độ trung bình Trò chơiđược tổ chức vào giữa giờ dạo chơi

Khi dạo chơi, giáo viên cần chú ý tới hoạt động trước đó Sau giờ học tĩnh,đòi hỏi chú ý nhiều nên cho trẻ chơi trò chơi vận động nhiều và tổ chức với tất cảtrẻ trong đầu giờ dạo chơi Tốt nhất nên tổ chức trò chơi vận động hoạt động nhiều

và trò chơi nhẹ nhàng

Giờ chơi buổi sáng trước hoặc sau dạo chơi nên tổ chức trò chơi nhẹ nhàngvào đầu buổi hoặc cuối buổi chơi Giờ chơi buổi chiều trước giờ trả trẻ, cho trẻ chơi

Trang 32

trò chơi vận động sau khi ăn quà chiều 25 - 30 phút, không cho trẻ chơi trước khi

ăn Trò chơi vận động buổi chiều nên cho trẻ chơi những trò có mức độ trung bình

và nhiều Giáo viên tổ chức cho tất cả trẻ chơi cùng một lúc

Giáo viên cần phải lập kế hoạch cho cả năm, cả tháng, cả tuần Mỗi năm cóthể tập cho trẻ từ 10 - 15 trò chơi mới Mỗi ngày tổ chức cho trẻ chơi trò chơi có tínhchất và nội dung khác nhau Từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển toàn diện

1.3.6.2 Chuẩn bị sân bãi, dụng cụ phục vụ cho trò chơi

Sau khi trò chơi thỏa mãn yêu cầu đề ra, giáo viên chuẩn bị dụng cụ, sân bãihoặc trong lớp, chuẩn bị về số lượng và chất lượng dụng cụ, quét dọn, thu nhặt nhữngvật nguy hiểm, vật nhọn Giáo viên cần kẻ vẽ hoặc quy ước những thứ cần thiết, xắpđặt các dụng cụ, những trang thiết bị bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho trò chơi

Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất và sân bãi bao nhiêu thì kết quả của trò chơi càngmang lại hiệu quả bấy nhiêu Vì vậy, giáo viên cần phải coi trọng khâu này tránhchuẩn bị sơ sài, qua loa

1.3.6.3 Giới thiệu và giải thích luật chơi

Giáo viên có thể giới thiệu và giải thích luật chơi theo nhiều cách khác nhau,điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thực tế, sự hiểu biết của trẻ và kinh nghiệm củagiáo viên Nếu là trò chơi mới, giáo viên giới thiệu và giải thích trò chơi Các bướctiến hành trò chơi như sau: nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy tắc chơi,đánh giá kết quả và những điều cần chú ý

Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, cụ thể là trẻ 5 - 6 tuổi, khi cô đưa ra trò chơitrẻ muốn chơi ngay, không thích nghe giải thích dài dòng Vì vậy, giáo viên cầnchuẩn bị trước việc giải thích nội dung, luật của trò chơi mới, có thể kể chuyện giảithích ngắn gọn không quá nhiều thời gian Giáo viên có thể giải thích trò chơi vàluật chơi ngay trong diễn biến chơi

1.3.6.4 Tổ chức trò chơi

Tổ chức chơi cho trẻ hợp lí có ý nghĩa vô cùng to lớn, phụ thuộc vào nộidung của trò chơi, tính trong cùng thời gian đó các tổ, nhóm có thể thực hiện đượcnhững nội dung khác nhau

Tổ chức chơi gồm những nhiệm vụ sau: tập hợp trẻ, phân chia thành tổ,nhóm nếu trò chơi cần phải chia Chọn tổ trưởng, nhóm trưởng cho từng tổ, nhóm

có thể do giáo viên hoặc trẻ tự phân vai chơi

Trang 33

Trong các trò chơi, có thể là tất cả các trẻ cùng tham gia một lúc như: “Cáo

ơi ngủ à”, “Ô tô và chim sẻ” Có những trò chơi lần lượt từng trẻ ở các tổ nên thựchiện như: “ Thi xem tổ nào nhanh hơn” Tác dụng của trò chơi là ý chí và sự rènluyện bản thân Nếu tổ chức trò chơi không hợp lí thì rất dễ làm trẻ mất tập trung vìphải chờ quá lâu mới đến lượt thực hiện, kết quả sẽ không như yêu cầu

Giáo viên điều khiển trò chơi phải theo dõi tiến trình của cuộc chơi một cáchchi tiết và bao quát nhất, kịp thời các tình huống hoặc các chi tiết của trò chơi làmcho cuộc sống thêm sinh động hấp dẫn, tất cả các trẻ tham gia chơi đều hứng thú

Khi điều khiển các cuộc chơi, giáo viên cần làm những việc sau đây: làm độngtác khởi động, cho trẻ bắt đầu chơi, theo dõi và nắm được các hoạt động của cá nhânhoặc toàn bộ trẻ tham gia chơi Giáo viên cần điều chỉnh khối lượng vận động của tròchơi bằng các cách như: dùng tiếng vỗ tay, tiếng trống, xắc xô, tiếng reo hò để tăngnhịp độ của trò chơi, rút ngắn hoặc tăng thời gian chơi, nghỉ giải lao nếu cần giảmkhối lượng vận động, thay đổi phạm vi hoạt động của trò chơi

Kết thúc trò chơi vận động nên cho trẻ đi bộ để giảm dần mức độ vận động

và mạch tim trở về mức độ bình thường

Giáo viên cần nhận xét và đánh giá kết quả chơi của trẻ, thống kê những ưuđiểm và khuyết điểm của từng tổ, nhóm, cá nhân, trong đó cần lưu ý đến: thời gianhoàn thành của từng tổ, số trẻ vi phạm quy tắc chơi, tình hình trật tự, kỉ luật trongkhi chơi

1.3.6.5 Điều khiển trò chơi và đánh giá kết quả

Giáo viên phải theo dõi tiến trình của cuộc chơi một cách chi tiết và bao quátnhất, kịp thời xử lí các tình huống, hoặc điều chỉnh các chi tiết của trò chơi làm chocuộc chơi sinh động, hấp dẫn và tất cả trẻ tham gia trò chơi đều vui vẻ, hứng thú

Khi điều khiển các cuộc chơi, giáo viên cần làm những việc: làm động táckhởi động, cho trẻ bắt đầu chơi, theo dõi và nắm được các hoạt động của từng cánhân hoặc toàn bộ trẻ tham gia chơi Giáo viên điều chỉnh vận động của trò chơibằng các cách như: dùng tiếng vỗ tay, tiếng trống, xắc xô, tiếng reo hò để tăng nhịp

độ của trò chơi, rút ngắn hoặc tăng giảm thời gian chơi, nghỉ giải lao nếu cần giảmkhối lượng vận động, thay đổi phạm vi hoạt động của trò chơi

Kết thúc trò chơi vận động nên cho trẻ đi bộ để giảm dần mức độ vận động

và mạch tim trở về mức độ bình thường

Trang 34

Giáo viên cần nhận xét và đánh giá kết quả chơi của trẻ, thống kê những ưuđiểm và khuyết điểm của từng tổ, nhóm, cá nhân, trong đó cần lưu ý: thời gian hoànthành của từng tổ, số trẻ vi phạm quy tắc chơi, tình hình trật tự của lớp để thu đượckết quả cao sau khi tổ chức trò chơi vận động.

Tiểu kết chương 1

Qua nội dung nghiên cứu trên ta có thể rút ra nội dung chính: Giáo dục thểchất cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là một nhiệm vụ đặc biệtquan trọng trong quá trình giáo dục Giáo dục thể chất cho trẻ thông qua trò chơivận động là một con đường đúng đắn và đem lại hiệu quả giáo dục cao Thông quatrò chơi vận động trẻ được hình thành, củng cố và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo vậnđộng, các phẩm chất thể lực, tự giác vận động và giúp sự trao đổi chất trong cơ thểđược tăng cường

Trò chơi vận động luôn chứa nhiều yếu tố gây hứng thú và thu hút trẻ mầmnon vì vậy giáo dục thể chất cho trẻ bằng con đường vui chơi này vừa đạt hiệu quảcao vừa không gò ép trẻ

Đặc biệt, khi tổ chức trò chơi vận động giáo viên cần dựa trên nội dung, mụcđích, yêu cầu của trò chơi và đặc điểm sự phát triển của cơ thể trẻ để có cách tổchức hợp lí, khoa học nhất

Trong quá trình tổ chức trò chơi vận động giáo viên luôn là người tích hợpmọi nội dung cần giáo dục tới trẻ; sự tích hợp này phải khéo léo và khoa học để thuđược kết quả Giáo viên thường xuyên rèn luyện và củng cố các yếu tố thể lực trongtrò chơi vận động để trẻ mầm non, đặc biệt trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có một cơ thểkhỏe mạnh và phát triển cân đối

Trang 35

Chương 2

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

VÀO VIỆC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI

2.1 Khái quát về quá trình điều tra thực trạng

2.1.1 Địa bàn nghiên cứu

- Trường mầm non Lưu Kiếm

Địa chỉ: Xã Lưu Kiếm - Huyện Thủy Nguyên - Thành phố Hải Phòng

Đội ngũ giáo viên của trường gồm 1 hiệu trưởng, 2 hiệu phó, 47 giáo viêngiảng dạy, 10 giáo viên nuôi và 5 nhân viên hỗ trợ Trình độ giáo viên đạt chuẩn100% và trên chuẩn là 60% Trường mầm non Lưu Kiếm có 670 cháu, đạt 95% và

là trường có số lượng học sinh cao nhất huyện Thủy Nguyên Trường được xâydựng thành 3 khu ở những địa điểm đi lại thuận lợi Trường mầm non Lưu Kiếm đạtdanh hiệu Trường tiên tiến cấp huyện nhiều năm và có nhiều giáo viên đạt danhhiệu cấp thành phố

- Trường mầm non Kênh Giang

Địa chỉ: Xã Kênh Giang - HuyệnThủy Nguyên - Thành phố Hải Phòng.Đội ngũ giáo viên của trường gồm 1 hiệu trưởng, 2 hiệu phó và 44 giáo viêngiảng dạy Trình độ giáo viên đạt chuẩn là 100% và trên chuẩn là 50% Trường có

530 cháu và chất lượng giáo dục đang từng bước tăng lên Trường mầm non KênhGiang được xây dựng thành 4 khu với cơ sở hạ tầng đầy đủ phục vụ cho quá trìnhgiảng dạy Trường đạt danh hiệu Lao động tiên tiến cấp cơ sở và nhiều giáo viên đạtdanh hiệu giáo viên giỏi

- Trường mầm non Cát Bi

Địa chỉ: Số 1 An Khê - Phường Cát Bi - Quận Hải An - Hải Phòng

Đội ngũ giáo viên của trường gồm 1 hiệu trưởng, 2 hiệu phó và 27 giáo viêngiảng dạy Trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 100% Trường có 330 cháu

và có chất lượng giáo dục trong tốp đầu các trường mầm non của thành phố HảiPhòng Trường mầm non Cát Bi có cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho quá trình họctập và giảng dạy Trường đạt danh hiệu là trường mầm non chuẩn mức độ 2 - mức

độ cao nhất trong toàn thành phố Hải Phòng

2.1.2 Mục dích điều tra

Trang 36

Thông qua nghiên cứu thực trạng việc vận dụng trò chơi vận động vào giáodục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non, tác giả muốn chỉ ranhững hạn chế trong cách vận dụng trò chơi, từ đó đề xuất biện pháp giải quyết thựctrạng trên.

2.1.3 Đối tượng điều tra

Trẻ 5 - 6 tuổi

Giáo viên đã và đang dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi

2.1.4 Thời gian điều tra

Điều tra từ ngày 25.11.2014 đến ngày 20.1.2015

2.1.5 Nội dung điều tra

Điều tra nhận thức của giáo viên về:

- Các con đường giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

- Ý nghĩa của trò chơi vận động tới việc giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

- Quan sát trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong các trò chơi vận động

2.1.6 Phương pháp điều tra

*Phương pháp quan sát

Với phương pháp quan sát này có thể thu thập các số liệu nghiên cứu thôngqua các giác quan như thị giác, thính giác… Cụ thể quan sát các giờ học của trẻ nhưgiờ học thể dục, giờ thể dục sáng, giờ dạo chơi, giờ giải lao giữa các hoạt độngtrong ngày… xem cách giáo viên lựa chọn các trò chơi vận động trong các giờ nhưthế nào? Cách giáo viên tổ chức các trò chơi vận động, cách phổ biến luật chơi chotrẻ? Quan sát xem việc chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện trong khi chơi ra sao?Quan sát xem hứng thú của trẻ trong trò chơi? Quan sát khả năng tham gia vào tròchơi, kết quả sau khi chơi của trẻ để từ đó đánh giá việc vận dụng trò chơi vận độngvào giáo dục thể chất cho trẻ

*Phương pháp điều tra bằng Anket

Trang 37

Sử dụng phương pháp điều tra bằng Anket để đánh giá nhận thức của giáoviên về trò chơi vận động trong việc giáo dục thể chất cho trẻ, các biện pháp đểnâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi vận động cũng như những hạn chế khi tổ chứctrò chơi vận động nhằm giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

Các câu hỏi trong phiếu hỏi khai thác thông tin sau:

- Việc giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được thực hiện thôngqua các con đường nào?

- Ý nghĩa của trò chơi vận động đối với việc giáo dục thể chất cho trẻ mẫugiáo 5 - 6 tuổi?

- Các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng trong việc giáo dục thể chất cho trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi vận động?

- Những khó khăn trong việc giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổithông qua trò chơi vận động mà giáo viên gặp phải?

2.2 Kết quả điều tra

2.2.1 Nhận thức của giáo viên về các con đường giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 -

Nhận xét: Con đường chiếm phần trăm lựa chọn cao nhất là qua con đường

“tiết học thể chất” (đạt 95%), con đường “thể dục sáng” được lựa chọn nhiều thứhai (đạt 60%) Trong đó, con đường giáo dục qua “hội thi thể dục, thể thao”

Trang 38

chiếm 40%; con đường qua “dạo chơi, tham quan” và qua “trò chơi vận động” chỉchiếm được 30%

Qua đó nhận thấy, nhận thức của giáo viên về các con đường giáo dục thểchất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi còn nhiều tồn tại Bên cạnh hoạt động học thì hoạtđộng vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và có hiệu quả rất lớn trong việc tích hợpcác nội dung giáo dục, nhưng phần trăm lựa chọn con đường “trò chơi vận động”của giáo viên còn rất ít (đạt 30%) Giáo viên cho rằng chỉ cần tập trung lên một tiếthọc là đủ để cung cấp các kiến thức về giáo dục thể chất cho trẻ Nhưng để giáo dụccác kiến thức về cơ thể, các kĩ năng, kĩ xảo, rèn luyện vận động trẻ có thể nhớ,thành thục được phải khéo léo kết hợp với các con đường giáo dục khác như: thểdục sáng, dạo chơi, tham quan, hội thi, trò chơi vận động Sự nhận thức còn hạnchế của giáo viên có thể ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ Vì vậy,các con đường giáo dục trên đều có một tầm quan trọng không thể thiếu trong quátrình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đặc biệt với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Trò chơi vận động là một trong những con đường củng cố và tích hợp đượcnhiều nội dung giáo dục thể chất cho trẻ để trẻ có một thể trạng khỏe mạnh Đặcbiệt là với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là lứa tuổi cần hình thành nhiều kĩ năng, kĩ xảovận động và các tố chất phát triển cơ thể cơ thể cho trẻ Trò chơi còn tạo ra sự vui

vẻ, hứng thú và thu hút được nhiều trẻ tham gia Vì vậy, đây là một con đường giáodục thể chất cho trẻ gần gũi và đem lại hiệu quả cao Khi hỏi về con đường giáo dụcthể chất qua trò chơi vận động chỉ chiếm 30% lựa chọn của giáo viên Đây là kếtquả chưa đánh giá đúng được tầm quan trọng của trò chơi vận động Hầu hết cácgiáo viên cho rằng trò chơi vận động là con đường giúp trẻ thư giãn sau giờ vậnđộng và thường được tổ chức chơi sau mỗi tiết học thể chất Trò chơi vận độngkhông cần chuẩn bị nhiều đồ dùng mà chỉ cần tạo ra tiếng cười cho trẻ là đạt đượcmuc đích giáo dục Từ những nhận thức như vậy, dẫn đến việc chuẩn bị nội dung vàcác biện pháp tổ chức trò chơi không được chú trọng Từ đó dẫn đến giáo viên đãthực sự bỏ lỡ đi một con đường giáo dục thể chất mang lại hiệu quả cao

Các con đường giáo dục khác như: thể dục sáng, dạo chơi, tham quan, hội thithể dục thể thao cũng được giáo viên lựa chọn nhưng phầm trăm còn hạn chế Kếtquả đó phần nào cho thấy hiểu biết của giáo viên về các loại hình giáo dục chưa đầy

đủ Mỗi con đường giáo dục thể chất trên đều có những đặc trưng và những ưu điểm

Trang 39

giáo dục khác nhau Khi giáo viên có sự nhận thức cụ thể về các con đường thì cóthể vận dụng và tích hợp để giáo dục thể chất cho trẻ đem lại hiệu quả rất cao.

Trong quá trình quan sát hoạt động giảng dạy của giáo viên, nhận thấy hầuhết các giáo viên đều tập trung vào tổ chức tiết học thể chất mà không chú trọng vàocác con đường khác Giáo viên đầu tư nhiều về đồ dùng cho tiết học thể chất vàchuẩn bị rất cụ thể về nội dung trước ngày dạy Còn các con đường giáo dục khácnhư trò chơi vận động, dạo chơi, tham quan, thể dục sáng thì bị thu hẹp hơn

Cụ thể, khi giáo viên tổ chức trò chơi vận động còn rất nhiều tồn tại: đồ dùng

eo hẹp, không phong phú và không có sự chuẩn bị trước Địa điểm chơi và khônggian chơi còn chưa thỏa mãn được nhu cầu của trẻ Sự sáng tạo của giáo viên trongcác trò chơi còn ít: chủ yếu là những trò chơi quen thuộc, những trò chơi mà trẻ đãđược biết Về nội dung giáo dục cho trẻ thì giáo viên chưa chú trọng và chưa có yếu

tố giáo dục thể chất được lồng ghép vào trò chơi Giáo viên lựa chọn trò chơi khôngphù hợp với từng giờ học: giờ sinh hoạt, giờ học thể chất, giờ dạo chơi, tham quan…

Ngoài ra, giáo viên còn hạn chế vận động của trẻ rất nhiều, chưa để trẻ pháthuy được tính tích cực của bản thân mình Đặc biệt là với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi,yếu tố chủ động và sự tích cực chiếm lĩnh tri thức trong trò chơi là điều kiện cầnthiết để tạo tiền đề tốt cho trẻ bước vào trường phổ thông Giáo viên còn rất nhiềutồn tại trong tổ chức trò chơi vận động và chưa phát huy được hết ý nghĩa của tròchơi vận động với việc giáo dục thể chất cho trẻ

2.2.2 Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của trò chơi vận động đối với việc giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Kết quả nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của trò chơi vận động đối vớiviệc giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được thể hiện ở bảng sau:

Trang 40

Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của trò chơi vận động đối với việc giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

STT Ý nghĩa của trò chơi vận động Kết quả lựa chọn

Một số giáo viên cho rằng trò chơi vận động có một ý nghĩa đặc biệt trongviệc giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và có một tầm quan trọng không

hề nhỏ (đạt 70%) Tuy nhiên, nhận thức này của giáo viên chưa thu được 100% ýkiến chính xác là ý kiến “Rất quan trọng” Qua đó nhận thấy giáo viên chưa có nhậnthức đồng đều và sâu sắc về vấn đề mà mình giáo dục

Một số giáo viên vẫn còn coi nhẹ ý nghĩa của trò chơi vận động với việc giáodục thể chất cho trẻ khi ý kiến “Quan trọng” còn chiếm 17% và đặc biệt ý kiến “Ítquan trọng” còn chiếm 13% Việc giáo viên đánh giá sai về ý nghĩa của trò chơi làmảnh hưởng tới kết quả giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và dẫn đến bỏqua một con đường đem lại hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ

Mặt khác, chưa hiểu hết về ý nghĩa của trò chơi trong việc giáo dục thể chấtcho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi không những ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục của giáoviên mà còn ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ Trẻ có nhận thức đúng thì hiệu quảgiáo dục mới cao Giáo viên có nắm rõ về sự cần thiết và lợi ích của trò chơi mới cóthể xây dựng được kế hoạch học tập và tổ chức trò chơi vận động nhằm đảm bảosức khỏe cho trẻ và trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi mới có sự phát triển thể chất tốt nhất

Trò chơi vận động là một trò chơi luôn gắn liền trong mọi hoạt động của trẻmầm non và có ý nghĩa quan trọng trong việc tích hợp các nội dung giáo dục thểchất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Trò chơi vận động gần gũi và thu hút được mọi trẻtham gia nên hiệu quả giáo dục được lồng ghép vào trò chơi rất cao

Ngày đăng: 06/06/2016, 21:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thanh Âm (chủ biên) - Trịnh Dân - Nguyễn Thị Hòa - Đinh Văn Vang (2004), Giáo dục học Mầm Non tập II, Nxb. Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học Mầm Non tập II
Tác giả: Đào Thanh Âm (chủ biên) - Trịnh Dân - Nguyễn Thị Hòa - Đinh Văn Vang
Nhà XB: Nxb. Đại học Sư Phạm
Năm: 2004
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Chương trình Giáo dục mầm non, Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2009), Chương trình Giáo dục mầm non
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb. Giáodục
Năm: 2009
4. Đặng Tiến Huy (2001), Trò chơi vui khỏe thông minh , Nxb.Văn Hóa - Thông Tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trò chơi vui khỏe thông minh
Tác giả: Đặng Tiến Huy
Nhà XB: Nxb.Văn Hóa -Thông Tin Hà Nội
Năm: 2001
5. Vũ Đào Hùng - Nguyễn Mậu Loan (1997), Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất, Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và phương pháp giáo dục thểchất
Tác giả: Vũ Đào Hùng - Nguyễn Mậu Loan
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1997
8. Đặng Hồng Phương (1998), Giáo dục thể chất, Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thể chất
Tác giả: Đặng Hồng Phương
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1998
9. Đặng Hồng Phương (2008), Giáo trình phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ Mầm Non, Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp giáo dục thể chất cho trẻMầm Non
Tác giả: Đặng Hồng Phương
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2008
11. Đặng Đức Thao - Trần Tân Tiến, Thể dục và phương pháp Giáo dục thể chất cho trẻ, Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể dục và phương pháp Giáo dục thể chấtcho trẻ
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
12. Phan Thị Thu (2006), Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, Nxb.Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Tác giả: Phan Thị Thu
Nhà XB: Nxb.Giáo dục
Năm: 2006
13. Trò chơi vận động (mẫu giáo) (1980), Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trò chơi vận động (mẫu giáo)
Tác giả: Trò chơi vận động (mẫu giáo)
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1980
14. Nguyễn Ánh Tuyết (2000), Trò chơi của trẻ em, Nxb. Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trò chơi của trẻ em
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: Nxb. Phụ nữ
Năm: 2000
15. Đinh Văn Vang (2009), Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, Nxb. Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầmnon
Tác giả: Đinh Văn Vang
Nhà XB: Nxb. Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
17. Lục Thị Trung Hải (2005), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, Đại học Sư Phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dụcthể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
Tác giả: Lục Thị Trung Hải
Năm: 2005
2. Bộ giáo dục và đào tạo (1990), Quyết định 55 của Bộ giáo dục quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của trẻ Nhà trẻ - Mẫu giáo Khác
7. Nguyễn Thị Như Mai (2008), Giáo trình sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb. Giáo dục Khác
10. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w