BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC =====o0o===== NGUYỄN THỊ LAN ANH MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON 5-6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG MAI SƠN - SƠN LA TH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
=====o0o=====
NGUYỄN THỊ LAN ANH
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON 5-6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG MAI SƠN - SƠN LA THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Sơn La, năm 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
=====o0o=====
NGUYỄN THỊ LAN ANH
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON 5-6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG MAI SƠN - SƠN LA THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN
Chuyên ngành: Khoa học giáo dục
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS Vũ Tiến Dũng
Sơn La, năm 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn:
TS Vũ Tiến Dũng - người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, thư viện, Ban chủ nhiệm khoa Tiểu học - Mầm non Trường Đại học Tây Bắc, các ban ngành và tập thể lớp K52 ĐHGD Mầm non A đã tạ điều kiện cho em học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các cô giáo và các cháu mẫu giáo (5-6 tuổi) trường Mầm non Hoa Hồng – thị trấn Hát Lót - Mai Sơn - Sơn La tại hai cơ sở cơ sở 1 và cơ sở 2 em đã tiến hành thực nghiệm sư phạm đã tạo điều kiên giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện kháo luận này
Với nội dung khóa luận này em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn !
Sơn La, tháng 5 năm 2015
Người thực hiện
Nguyễn Thị Lan Anh
Trang 4DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Khả năng diễn đạt của trẻ mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động
kể chuyện tại trường mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La trước và sau thực nghiệm tại cơ sở 1 54Biểu đồ 1.2: Khả năng hiểu từ của trẻ mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La trước và sau thực nghiệm tại cơ sở 1 55Biểu đồ 1.3: Khả năng phát âm của trẻ mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động
kể chuyện tại trường mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La trước và sau thực nghiệm tại cơ sở 1 55\ Biểu đồ 2.1: Khả năng diễn đạt của trẻ mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động
kể chuyện tại trường mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La trước và sau thực nghiệm tại cơ sở 2 57Biểu đồ 2.2: Khả năng hiểu từ của trẻ mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La trước và sau thực nghiệm tại cơ sở 2 58Biểu đồ 2.3: Khả năng phát âm của trẻ mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động
kể chuyện tại trường mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La trước và sau thực nghiệm tại cơ sở 2 58
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả nhóm thực nghiệm theo các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ trường mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La 50Bảng 3.2: Kết quả nhóm đối chứng theo các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ trường mầm non Hoa Hồng - Mai Sơn - Sơn La 51Bảng 3.3: Kết quả nhóm thực nghiệm theo các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ trường mầm non Hoa Hồng - Mai Sơn - Sơn La 51Bảng 3.4: Kết quả nhóm đối chứng theo các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ trường mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La 52Bảng 3.5: So sánh kết quả sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn
La trước và sau thực nghiệm tại cơ sở 1 53Bảng 3.6: So sánh kết quả sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn
La trước và sau thực nghiệm tại cơ sở 2 56
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài khóa luận 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích và nhiên vụ nghiên cứu 4
3.1 Mục đích nghiên cứu 4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu 5
4.2 Khách thể nghiên cứu 5
4.3 Phạm vi nghiên cứu 5
Tôi đã tiến hành điều tra ở Trường Mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn – Sơn La 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận 5
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5
5.3 Phương pháp thể nghiệm sư phạm 5
6 Giả thuyết khoa học 5
7 Cấu trúc của khóa luận 6
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 7
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 7
1.1.2 Vai trò của ngôn ngữ 8
1.1.3 Vai trò của truyện đối với trẻ thơ 14
1.1.4 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi 15
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 16
1.2.1 Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động kể chuyện ở trường Mầm non cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Hồng - Mai Sơn 16
Tiểu kết chương 1 21
Trang 7CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO TỪ 5-6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG - MAI SƠN -
SƠN LA THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN 22
2.1 Khái niệm biện pháp 22
2.2 Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non 5-6 tuổi trường Mầm non Hoa Hồng Mai Sơn - Sơn La thông qua hoạt động kể chuyện 22
2.2.1 Biện pháp áp dụng công nghệ thông tin các video vào bài giảng, dạy trẻ kể lại chuyện 22
2.2.2 Biện pháp giúp trẻ vận dụng ngôn ngữ mạch lạc trong khi kể chuyện 24
2.2.3 Biện pháp sử dụng các loại rối trang phục, mô hình, học cụ thu hút sự chú ý của trẻ 25
2.2.4 Biện pháp kết hợp kể chuyên trong các hoạt động khác………25
2.2.5 Biện pháp tổ chức cho trẻ kể chuyện mọi lúc mọi nơi 28
2.2.6 Biện pháp tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo, đóng kịch, kể theo nhóm, tổ, cá nhân 28
2.2.7 Biện pháp thực hiện tốt công tác tuyên truyềnphối hợp với phụ huynh 30
Tiểu kết chương 2 32
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 33
3.1 Mục đích thực nghiệm 33
3.2 Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm 33
3.3 Tiến hành thực nghiệm 33
3.4 Thiết kế thể nghiệm 33
3.4.1 Thiết kế giáo án, phiếu điều tra Anket thực nghiệm 33
3.2.2 Đánh giá và xử lí kết quả thể nghiệm 50
Tiểu kết chương 3 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
1 KẾT LUẬN 60
2 KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài khóa luận
Ngôn ngữ là kho tàng trí tuệ của loài người Nó chứa đựng những thành tựu
do xã hội loài người xây dựng lên Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi suy nghĩ, là công cụ tư duy
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã chứng minh lợi ích của việc can thiệp vào lứa tuổi mầm non là rất to lớn và lâu dài Chăm sóc, giáo dục trẻ một cách khoa học ngay từ khi mới chào đời sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững của thể chất Từ đó, trí tuệ, tính cách, hành vi xã hội của đứa trẻ được hình thành Những tác động sư phạm đúng đắn với lứa tuổi sẽ góp phần phát triển toàn diện, đúng hướng, làm cơ sở cho sự phát triển trong những giai đoạn tiếp theo của con người
Một nhà văn người Pháp có nói rằng: “Ngôn ngữ là chiếc gương để ta soi
mình trong đó” Ngôn ngữ của trẻ chủ yếu được phát triển bằng con đường trực
quan cụ thể, cảm giác và tri giác là quá trình đầu tiên của quá trình nhận thức Ngôn ngữ chính là phương tiện để tư duy, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ Nó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lí khác, chính vì vậy mà trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần hình thành và phát triển ngôn ngữ
Đời sống của con người ngày càng phong phú và phát triển hơn đó là nhờ
có ngôn ngữ Con người có thể thông báo, trao đổi, truyền đạt, diễn tả, trình bày tất cả những thông tin cần thiết cho nhau thông qua ngôn ngữ Nhờ ngôn ngữ mà người ta xích lại gần nhau hơn, tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín,… Ngôn ngữ tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người Nhờ ngôn ngữ mà con người khác xa so với động vật Nó có vai trò quan trọng đối với con người, đối với những kho tàng văn hóa, những tri thức, những kinh nghiệm lịch sử đều được chứa đựng trong ngôn ngữ Đặc biệt, đối với trẻ sự phát triển ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời có vai trò rất quan trọng với khả năng tư duy, nhận thức và giao tiếp cũng như toàn bộ quá trình phát triển về sau của trẻ Không chỉ vậy mà đối với trẻ, ngôn ngữ còn là phương tiện để điều
Trang 9khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là rất quan trọng, đặc biệt ở độ tuổi 5 – 6 tuổi trẻ đang cần được học ngôn ngữ một cách chính xác Đây là lứa tuổi cuối cùng của tuổi mẫu giáo, là giai đoạn then chốt để trẻ tới trường phổ thông , là bước ngoặt trong cuộc đời trẻ Đây là giai đoạn trẻ rất thích học nói vì luôn mong muốn mình được hòa nhập vào xã hội của người lớn Với tần số nói ngày một tăng đáng kể, trẻ sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ nói để làm phương tiện giao tiếp cho mình Vì thế cần phải chuẩn bị tốt các mặt tâm lí
để trẻ sẵn sang đi học trong đó ngôn ngữ là thành phần cốt yếu
Đối với mỗi đứa trẻ ngay từ khi mới chào đời tiếng ru ầu ơ những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ đã dần khắc sâu vào tâm hồn trẻ, nó thấm dần vào máu thịt nuôi dưỡng những tâm hồn còn non dại ấy Từ những em bé nhút nhát, yếu đuối nhất, đến những em bó được coi là ngỗ nghịch bướng bỉnh nhất, truyện
cổ tích đều làm chúng say mê Theo nhận xét của nhiều giáo viên Mầm non giờ học được trẻ ham thích nhất, giữ trật tự nhất là giờ các cháu được nghe kể chuyện Còn các bà, các mẹ của trẻ thì cho rằng không gì dỗ trẻ dễ dàng cho chúng đi ngủ sớm bằng cách kể chuyện cho chúng nghe Những câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn trẻ thích kể qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ Chính vì vậy cần
có kế hoạch để vừa giúp trẻ vui vẻ, thích thú vừa giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất
Xuất phát từ những lí do trên và bằng sự hiểu biết của mình, đồng thời dựa trên cơ sở tiếp thu học hỏi những thành tựu của công trình nghiên cứu khác, tôi
mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm
non 5-6 tuổi trường Mầm non Hoa Hồng Mai Sơn - Sơn La thông qua hoạt động kể chuyện ”
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ là tải sản quý báu của nhân loại Nó là cả kho tàng trí tuệ của con người Nó tồn tại phát triển cùng với sự thay đổi và phát triển của con người Đó cũng là điểm then chốt giúp cho nhiều công trình nghiên cứu được tỏa sáng Không những vậy ngôn ngữ có sức hút mạnh mẽ,lôi cuốn sự tham gia nghiên
Trang 10cứu của nhiều của rất nhiều nhà khoa học từ những lĩnh vực khác nhau như: Tâm lí học, triết học, xã hội học, ngôn ngữ học, giáo dục học,… vai trò phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ lâu được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu
Liên Xô cũ là một trong những nơi mà phương pháp phát triển ngôn ngữ được nghiên cứu rất kĩ lưỡng với rất nhiều nhà sư phạm nổi tiếng mà chúng ta biết đến như: Chikhieva.E.I một tác giả có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu về
sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Ngoài ra con có rất nhiều tác giả có những đóng góp quan trọng vào việc hình thành chuyên ngành phát triển ngôn
ngữ của trẻ ở nước ta có thể kể đến các tác giả như:
-V.X Mukhina với Tâm lí học mẫu giáo: đã đi sâu nghiên cứu về tâm lí
của trẻ em trong độ tuổi Mẫu giáo
- Winhem Preyer với Trí óc của trẻ em: đã miêu tả chi tiết về sự phát triển
của trẻ em, phát triển về vận động, hình thành ngôn ngữ và trí nhớ cụ thể thông qua cậu bé Alex
- Erik Erickson với Trẻ em và xã hội: nghiên cứu về sự phát triển của trẻ
em, cách đối xử và giáo dục trẻ
- John B Watson với Chăm sóc về tâm lí cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: nghiên
cứu về tâm lí của trẻ ngay từ khi mới sinh và cách chăm sóc chúng
- A B Zaporojets với Cơ sở tâm lí học của giáo dục mẫu giáo: đã có
những nghiên cứu chuyên biệt về trẻ nhỏ từ lúc mới sinh đến 6 tuổi
- M.M.Konxova với Dạy nói cho trẻ trước tuổi đi học: đã chỉ ra các hình
thức, biện pháp để nhằm dạy nói cho trẻ trước khi vào tuổi đi học
- A.N.Xookolop với Lời nói bên trong và tư duy: nghiên cứu những vấn đề
lí luận về ngôn ngữ và tư duy của trẻ em
Ở Việt Nam, vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng được đông đảo các nhà giáo dục quan tâm và đi vào nghiên cứu như:
Nguyễn Xuân Khoa với cuốn : Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Mẫu giáo (0-6 tuổi) (năm 1997), Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ( năm
1999)
Trang 11Tập thể tác giả Nguyễn Xuân Khoa, Phùng Ngọc Kiếm, Lương Kim Nga với
cuốn: Tiếng việt, văn học và phương pháp giáo dục ( năm 1998)
Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Hoàng Gia, Đoàn thị Tâm với cuốn : Tâm lí trẻ
em lứa tuổi mầm non
Các tác phẩm trên đều đề cập đến nội dung và phương pháp nhằm hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ Đây chính là cơ sở, là tiền đề cho cá nhà khoa học sau này nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, về vấn đề ngôn ngữ của trẻ Ngày nay càng nhiều người nghiên cứu về lĩnh vực này:
Lưu Thị Lan với luận án tiến sĩ : Các biện pháp nhát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo lớn Luận án thạc sĩ khoa học giáo dục mầm non : Ngôn ngữ bước phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 1 – 6 tuổi
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về: Phương pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mẫu giáo từ 0 – 6 tuổi
Nguyễn Thị Oanh Luận án Tiến sĩ: Cơ sở của việc tác động sư phạm đến sự
phát triển ngôn ngữ tuổi Mầm non
3 Mục đích và nhiên vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Xác định hoạt động kể chuyện đang thực hiện ở trường mầm non
- Triển khai hình thức tổ chức kể chuyện qua việc soạn giáo án và kết hợp
kể chuyện trong nhiều hoạt động khác nhằm phát triển ngôn ngữ
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và khảo sát thực trạng sử dụng hoạt động kể chuyện cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non
- Xây dựng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện
- Tổ chức thực nghiệm để ứng dụng đề xuất tính khả thi của các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5 - 6 thông qua hoạt động kể chuyện
- Xử lí kết quả nghiên cứu
Trang 124 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non 5-6 tuổi trường Mầm non Hoa Hồng Mai Sơn - Sơn La thông qua hoạt động kể chuyện
4.2 Khách thể nghiên cứu
- Trẻ 5 – 6 tuổi (40 trẻ), giáo viên (6 giáo viên) ở trường Mầm non: Trường Mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn – Sơn La
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Tôi đã tiến hành điều tra ở Trường Mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn – Sơn La
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc sách, báo và các tài liệu có liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu Từ
đó chọn lọc để xây dựng nên cơ sở lí luận cho đề tài
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Dùng phiếu Anket điều tra kết hợp với việc trao đổi những thông tin có liên quan về vấn đề nghiên cứu với các giáo viên ở trường mầm non, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non từ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt đông kể chuyện
- Sử dụng phương pháp quan sát: Quan sát những hoạt động của trẻ để đưa
ra các biện pháp hợp lí với tâm sinh lí của trẻ 5 – 6 tuổi
5.3 Phương pháp thể nghiệm sư phạm
- Sử dụng các phương pháp tác động đến một nhóm trẻ được chọn để thực nghiệm
- Xử lí kết quả nghiên cứu bằng phương pháp thống kê toán học
6 Giả thuyết khoa học
Qua việc khảo sát sơ bộ trên thực tế kết hợp với việc nghiên cứu lí luận, chúng tôi thấy mức độ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non từ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt đông kể chuyện ở các trường mầm non hiện nay ngày càng bị hạn chế đi rất nhiều Hoặc nếu có thì chưa gây được hứng thú thực sự đối với trẻ, eo hẹp về cách bố trí thời gian tổ chức kể chuyện nên chưa đạt được hiệu quả cao Do vậy, nếu các biện pháp trong đề tài mang tính khả thi thì sẽ góp
Trang 13phần nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò hoạt động kể chuyện, góp phần vào phong trào đổi mới giáo dục
7 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, cấu trúc của khóa luận bao gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non 5-6 tuổi
trường Mầm non Hoa Hồng Mai Sơn - Sơn La thông qua hoạt động kể chuyện Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 14NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm về ngôn ngữ
Theo V.I Lênin: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của
con người” Ngôn ngữ là một hệ thống các ký hiệu có cấu trúc, quy tắc và ý
nghĩa Đồng thời, ngôn ngữ cũng là phương tiện để phát triển tư duy, truyền đạt
và tiếp nhận những nét đẹp của truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác
Cũng có khái niệm khác về ngôn ngữ theo E L Tikhêeva – Nhà giáo dục
học Liên xô cũ đã khẳng định rằng: “Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là chìa
khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc, của nhân loại Do ngôn ngữ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người…” [5 - trang 10]
Không chỉ có vậy, ngôn ngữ tạo nên những con người có linh hồn Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nên tư duy, nhân cách của con người, thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh hành động chính bản thân mình Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín,.… Đối với trẻ em, ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ hòa mình vào thế giới xung quanh một cách hiệu quả nhất Ngôn ngữ trở thành công cụ để trẻ bày tỏ suy nghĩ, những tâm tư, tình cảm, những mong muốn của cá nhân mình Bởi lẽ, trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh, mong muốn hòa nhập với xã hội của người lớn
1.1.1.2 Khái niệm về truyện, truyện kể
truyện là khái niệm chỉ các tác phẩm tự sự nói chung, tuy nhiều khi hàm
nghĩa và cách hiểu thuật ngữ tương đối khác nhau trong tiến trình lịch sử văn học
Trang 15Trong văn học trung đại Việt Nam, truyện là khái niệm được văn học mượn
từ sử học, là thể loại trước thuật được các sử gia dùng để ghi chép tiểu sử, hành trạng, công tích của các nhân vật lịch sử Bên cạnh các tác phẩm văn xuôi dạng truyện truyền kỳ, trong văn học trung đại các tác phẩm thơ có cốt truyện tự
sự cũng được gọi là các truyện, hoặc truyện thơ, như các tác phẩm thơ Nôm Trong văn học hiện đại, truyện là khái niệm không được định tính rõ rệt Bên cạnh việc sử dụng khái niệm truyện để chỉ mọi tác phẩm tự sự có cốt truyện
nói chung, bao gồm cả truyện ký, tiểu thuyết, khái niệm còn được dùng như một
thuật ngữ chỉ dung lượng tác phẩm (truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, truyện
trong lòng bàn tay hay truyện siêu ngắn) Khái niệm truyện cũng thường lẫn lộn
với khái niệm tiểu thuyết, đặc biệt khi nhà văn dùng thuật ngữ này hay thuật ngữ kia để gọi tên thể loại của tác phẩm mình chấp bút Trong thực tế có tác phẩm dạng truyện là tiểu thuyết và có tiểu thuyết là truyện, tuy không phải bao giờ truyện cũng là tiểu thuyết hay ngược lại
Truyện kể là dẫy sự kiện, tình huống và xung đột (các hành vi, vị thế, bao
gồm cả vị thế mâu thuẫn, và trạng thái của các nhân vật) được định hướng một cách nghệ thuật trong thế giới các nhân vật; dựa vào trình tự của chúng, người ta phân biệt các bình diện cốt truyện (sự phân bố của các yếu tố thuộc dãy nói trên trong đời sống một nhân vật và ý nghĩa của chúng đối với nó) và truyện kể theo
đúng nghĩa riêng của nó (sự phân bố của chính các sự kiện và tình huống nói
trên trong tầm nhìn của tác giả và độc giả), nhưng thông thường, dựa vào đó, người ta phân biệt các yếu tố lặp lại (yếu tố truyền thống), tức là các môtip, và
và tổ hợp vững chắc của các môtip (sơ đồ truyện kể)
1.1.2 Vai trò của ngôn ngữ
Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người Nhờ ngon ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau ngững hiểu biết, truyền cho
nhau những kinh nghiệm… Lênin đã khẳng định: “Con người muốn tồn tại thì
phải gắn bó với cộng đồng, giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con người, ngôn ngữ là phương tiên giao tiếp quan trọng nhất”
Trang 16I.J.Gebb đã từng nói rằng: “Hệt như ngôn ngữ đã lam cho các việc tách
con người ra khỏi thế giới động vật, ngôn ngữ và lao động là hai yếu tố quyết định, ra đời, tồn tại và phát triển của con người trong xã hội” [2- trang 17]
Trong công tác giáo dục thế hệ trẻ mầm non của đất nước, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ Ngôn ngữ đặc biệt tạo ra các cháu trở thành những con người toàn diện Nó đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học, song nhìn chung vai trò của ngôn ngữ đươch thể hiên như sau :
Trước hết ngôn ngữ là phương tiên giao tiếp:
Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của ngôn ngữ, ngay cả những bộ lạc mà người ta mới phát hiện ra cũng dùng ngôn ngữ để giao tiếp nói chuyện với nhau
Trong xã hội có thể có nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau như: cử chỉ, dấu hiệu, điệu bộ, kí hiệu khác nhau: kí hiệu toán học, kí hiệu hóa học,…., kết hợp âm thanh của âm nhạc, sự kết hợp giữa cá màu sắc hội họa… Nhưng bản thân những kí hiệu, dấu hiệu này muốn hiểu phải sử dụng ngôn ngữ để giải thích Vì vậy chúng ta cần khẳng định ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, trẻ em sinh ra nếu không có môi trường ngôn ngữ thì
sẽ không thể giao tiếp được
A.Aleonchiep nhấn mạnh vai trò giao tiếp của ngôn ngữ: “Sự phát triển của
lời nói ngôn ngữ của trẻ em trước hết là sự phát triển của phương thức giao tiếp” Việc tạo cho trẻ em mọt môi trường ngôn ngữ phù hợp là vẫn đề rất cần
được các các nhà giáo dục quan tâm và thiết lập một cách nghiêm túc
Thứ hai ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, là công cụ để phát triển nhận thức
U.sinxki đã nhận định: “ Tiếng mẹ để là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn
quý của mọi tri thức”
Các Mác và Ăng Ghen cũng đã khẳng định: ngôn ngữ và tư duy ra đời cùng một lúc Ngay từ đầu chúng đã quện vào nhau, không tách rời Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy Nếu ngôn ngữ chỉ là những tổ hợp âm thanh đơn giản thì không thể trở thành phương tiện giao tiếp được, mặc dù chức năng giao tiếp
Trang 17của ngôn ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tư duy, nhưng chúng lại tồn tại độc lập với nhau
Ngôn ngữ của con người không chỉ tồn tại ở dạng thành tiếng mà còn tồn tại dưới dạng biểu tượng âm thanh trong óc, chữ viết ra giấy Chức năng ngôn ngữ với tư duy không chỉ hiện ra lời nói mà cả khi con người suy nghĩ thầm bên trong – ngôn ngữ cũng là phương tiện biểu hiện Bởi vậy con người không thể tư duy mà không có ngôn ngữ
Ngôn ngữ là cơ sở của suy nghĩ và là công cụ của tư duy Ngôn ngữ là thành tố của tình cảm , trí tuệ, tri thức, đâọ đức… của con người như
F.D.Saussure nói : “ Toàn bộ logic của cuộc sống chứa đựng trong một giọt
ngôn ngữ” [5- trang 19]
Ngôn ngữ là vật chất, tư duy là tinh thần Tư duy có tính chất nhân loại còn ngôn ngữ có tính chất dân tộc Ngôn ngữ và tư duy ra đời cùng cùng một lúc và không tách rời nhau, trong một chừng mực nào đó chúng xuất hiện cùng một lúc
và bổ sung cho nhau
Đối với trẻ em: “ Ngôn ngữ có vai trò quyết định đến sự phát triển tâm lí
của trẻ , ngôn ngữ làm phát triển tư duy Ngược lại, tư duy càng phát triển càng đẩy mạnh nhanh sự phát triển của ngôn ngữ” [5- trang 8]
Khi trẻ càng lớn nhận thức của trẻ càng phát triển, trẻ không chỉ dừng lại ở những nhận thức về sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ, mà còn muốn biết
cả những sự vật hiên tượng trẻ không trực tiếp nhìn thấy, trẻ muốn biết về quá khứ, tương lai Muốn biết về công việc của người lớn, cha mẹ, muốn hiểu biết
về chú bộ đội, Bác Hồ kính yêu…
Ngôn ngữ là phương tiện giáo dục trẻ một cách toàn diện: một đứa trẻ phát triển là một đứa trẻ có tri tuệ và có phẩm chất đạo đức, chuẩn mực về hành vi văn hóa, giao tiếp sao cho phù hợp
Đặc biệt, ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh những hành vi
và việc làm của trẻ Trong giao tiếp hàng ngày, thông qua ca dao, đồng dao, trò chơi dân gian , nhất là trong truyện cổ tích,… trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, trong cuộc sống
Trang 18Những câu hát ru ngọt ngào, những cử chỉ âu yếm kèm theo tình cảm yêu mến thông qua ngôn ngữ sẽ đem đến cho trẻ những cảm giác bình yên, sự vui mừng hớn hở Đặc biệt là qua lời ru, mẹ đã dạy cho con nghệ thuật âm nhạc, thơ
ca dân tộc để con biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu
bà con làng xóm, truyền cho con những ý niệm cơ bản về thiện ác để hun đúc ở đứa con lòng nhân ái Ngay cả những lúc nựng con thì đây là cuộc trò chuyện đằm thắm nhất, đầy tình yêu thương và lòng tin cậy, trong đó người mẹ đã nói với con bằng cả tấm lòng và đứa con đã nghe mẹ với tất cả sự sung sướng và niềm say mê của mình Dù có ý thức hay chưa có ý thức rõ ràng, nhiều người
mẹ cũng đã dạy con “học ăn, học nói, học gói, học mở” - học làm người bằng
những phương thức nghệ thuật đó khiến cho việc tiếp thu của đứa con vừa rất tự nhiên lại vừa có hiệu quả cao giúp cho trẻ tiếp cận dễ dàng hơn với văn hoá của dân tộc
Khi giao tiếp với người lớn, trẻ tiếp nhận được những sắc thái tình cảm khác nhau Qua nét mặt, giọng nói, ngữ điệu, ngữ nghĩa chứa đựng trong các từ, các câu nói, dần dần trẻ cũng biết thể hiện những cảm xúc khác nhau của mình Người lớn như là chiếc gương để trẻ soi mình vào trong đó Trong quá trình giao tiếp, người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ bằng lời nói, nét mặt, nụ cười, giúp trẻ có thể nhận ra được hành vi của mình là đúng hay là sai Bằng cách đó, ở trẻ dần dần hình thành những thói quen tốt và học được những cách ửng xử đúng đắn Người lớn có thể khen trẻ khi chúng làm đúng và tốt, cổ vũ, động viên kịp thời cho những hành vi đúng đắn hay có những ý tưởng hay của trẻ Khi trẻ làm sai hay nói sai, người lớn tỏ vẻ không bằng lòng bằng ánh mắt, nét mặt nghiêm nghị kèm theo lời nói với giọng điệu nghiêm túc thì trẻ sẽ nhận thức được cái sai của mình và sửa sai
Ngôn ngữ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ Nó tác động có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật Các sự vật, hiện tượng mà trẻ quan sát được trong môi trường sống được in hằn trong trí não của trẻ Nhưng để trẻ biết cái lá có màu xanh, bông hoa
Trang 19có màu đỏ, con cá vàng bơi trong nước, con chim bay trên bầu trời,… nó trở nên đẹp như thế nào thì thông qua ngôn ngữ trẻ sẽ nhận thức được cái hay, cái đẹp
đó trong cuộc sống xung quanh mình Từ đó trẻ hình thành thái độ tôn trọng cái đẹp và đồng thời kích thích sự sáng tạo ra cái đẹp ở trẻ
Những hình ảnh tưởng tượng vừa ngây thơ, đôi khi phi lý này không chỉ đem lại cho tuổi thơ niềm hạnh phúc mà còn cần cho mỗi người sau này lớn lên,
dù đó là người lao động chân tay, nhà khoa học hay người nghệ sĩ,… phương tiện có hiệu quả nhất để nuôi dưỡng sự tưởng tượng đó là trò chơi Điều đó giúp trẻ có nhiều ấn tượng đẹp và tâm hồn trẻ sẽ càng thêm phong phú Từ đó, trẻ sẽ biết yêu quý và có ý thức giữ gìn những cái hay cái đẹp trong cuộc sống
Khi trẻ được tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ văn học như thơ, truyện,
ca dao, đồng dao,… trẻ sẽ được chìm vào với thế giới đa dạng màu sắc Bao nhiêu loại người khác nhau, loại người tốt sao gần gũi, mến thương; loại người xấu sao vừa ghét lại vừa sợ… Những phong cảnh xa lạ từ những khu rừng rậm rạp bí hiểm, đến biển cả mênh mông, những lâu đài tráng lệ, những con thú chưa
hề thấy,… tất cả đã nhập vào tâm hồn của các em bé với những màu sắc lung linh kì ảo Tâm hồn các em được rộng mở, trí tưởng được kích thích mạnh mẽ, thôi thúc các em muốn khám phá những điều kì lạ và lí thú trong các câu chuyện hết sức hấp dẫn Những câu thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, những bài đồng dao ngộ nghĩnh có đoạn điệp khúc nhắc đi nhắc lại dễ nhớ… khiến trẻ muốn đọc theo và sẽ nhớ rất lâu Đây chính là thời cơ thuận lợi để trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, đặc biệt là văn học dân gian Điều đó giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, nó giúp trẻ sáng tạo ra những cái mới, hình thành những ước mơ táo bạo, những hoài bão về cuộc sống tương lai
Ngôn ngữ còn là công cụ giúp trẻ hoạt động vui chơi và nhận thức thế giới xung quanh một cách phong phú hơn Bởi chơi là phương tiện mở rộng, củng cố chính xác hóa biểu tượng của trẻ về cuộc sống xung quanh Nội dung chủ yếu của chơi là phản ánh thế giới xung quanh trẻ, nên khi tham gia vào hoạt động này trẻ càng hiểu sâu hơn về cuộc sống xung quanh mình Tất cả những điều trẻ
Trang 20lĩnh hội trước lúc chơi dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau sẽ được chính xác hơn, phong phú hơn
Khi tham gia vào trò chơi, trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với bạn, trao đổi, phân vai trong trò chơi: Chọn vai nào, chơi như thế nào, và quá trình thỏa thuận này không thể thiếu vai trò của ngôn ngữ Ngoài ra, trong quá trình chơi sẽ nảy sinh các tình huống chơi đòi hỏi mỗi đứa trẻ tham gia vào trò chơi phải có một trình độ phát triển ngôn ngữ nhất định Trẻ bộc lộ những suy nghĩ của mình với các bạn và nghe ý kiến của các bạn để đi đến thỏa thuận trong khi chơi,…
Sử dụng ngôn ngữ để suy nghĩ về các thao tác, hành động chơi, thực hiện hành động chơi, giao lưu với các bạn khác trong nhóm và các bạn chơi khác nhóm, đánh giá, nhận xét, tuyên dương, Không chỉ khi cùng tham gia hoạt động vui chơi cùng với các bạn mà ngay cả khi trẻ chơi tưởng tượng với một đồ vật thì ngôn ngữ vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chơi của trẻ Qua đó, ngôn ngữ của trẻ được phát triển, trẻ được giao lưu tình cảm trong lúc chơi, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng của trẻ
Những kinh nghiệm lịch sử xã hội đọng lại hay nói cách khác được chứa đựng trong các công cụ lao động, đối tượng lao động, trong các chuẩn mực hành
vi các mối quan hệ qua lại giữa con người với nhau,… nhưng hầu hết được ghi lại để truyền bá cho thế hệ sau nhờ ngôn ngữ Ngay từ lúc mới đầu, đứa trẻ không thể nhận thức được những gì đang tồn tại xung quanh nó Để thỏa mãn sự hiểu biết đó mà nó thường đặt ra hàng vạn câu hỏi cho bố mẹ và người xung quanh chúng Vì thế, người lớn trở thành chiếc cầu nối trẻ với cộng đồng, với thế giới thông qua ngôn ngữ Người lớn đã dẫn dắt trẻ hình thành tình cảm, thái
độ, nhận thức về con người, đồ vật gần gũi xung quanh Nhờ sự biết đi, biết nói
mà trẻ ngày càng mở rộng phạm vi tiếp xúc, phát triển nhận thức đối với thế giới xung quanh và hình thành “ý thức bản ngã” Trẻ muốn tự lập hơn, thể hiện các hành vi theo ý nghĩ riêng của mình trong các trò chơi Qua những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần hiểu được những quy định chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng đều phải thực hiện Trước tiên, là những nề nếp sinh
Trang 21hoạt của gia đình, nhóm trẻ, trường mầm non Sau đó, là những quy định ngoài xã hội, những gì trẻ được phép làm và không được phép làm
Mặt khác, để bày tỏ những những nhu cầu mong muốn của mình với những thành viên trong cộng đồng, trẻ sử dụng ngôn ngữ để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân mình Điều đó giúp trẻ hòa nhập hơn với mọi người xung quanh mình Trong việc giáo dục toàn diện của trẻ, phát triển thể lực cũng là một mặt quan trọng
Giáo dục thể lực đối với trẻ em là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể của trẻ, việc vận động, rèn luyện cơ thể, giữ gìn vệ sinh và có chế độ sinh hoạt hợp
lý nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể trẻ phát triển hài hòa, cân đối, sức khỏe tăng cường đạt đến trạng thái hoàn thiện về mặt thể chất
Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, cô giáo và người lớn đã dùng chính ngôn ngữ của mình để nhằm hướng dẫn, chỉ bảo trẻ thực hiện tốt các yêu cầu do mình đề ra góp phần làm cho cơ thể trẻ phát triển Đặc biệt, trong giờ thể dục, giáo viên đã tạo điều kiện giúp trẻ thực hiện chính xác các động tác làm cho cơ thể phát triển được cân đối bằng chính lời nói của mình
Ngoài chế độ sinh hoạt hàng ngày, trẻ cần phải được ăn ngon, ăn đủ chất thì
cơ thể của trẻ mới phát triển hoàn thiện được Để động viên, khích lệ trẻ ăn được thì người lớn đóng một vai trò rất quan trọng
1.1.3 Vai trò của truyện đối với trẻ thơ
Có lẽ đối với trẻ thơ, không có món quà nào hấp dẫn bằng truyện Từ em bé nhút nhát yếu đuối nhất đến những em được coi là ngỗ nghịch, bướng bỉnh nhất, truyện đều làm cho trẻ say mê Đối với trẻ đến với truyện là đến với ngững giấc
mơ thần tiên một cách tự nhiên nhẹ nhàng và đầy thích thú Trên thực tế nếu tiết dạy kể chuyện được giáo viên quan tâm đúng mức ta sẽ thấy được những khuông mặt hồ hởi, say mê của các bé khi đến giờ kể chuyện Các bé sống cùng với diễn biến của câu chuyện như thể mình là một nhân vật trong câu chuyện đó:
lo lắng, căng thẳng, hồi hộp vui sướng, hả hê… dường như mọi cung bậc tình cảm được các bé thể hiện không dấu diếm khi nghe truyện Các bé được sống đúng với tuổi thơ của mình trong thế giới của truyện Mỗi khi đến với truyện các
Trang 22bé như lạc vào một thế giới khác thế giới mà trong đó có những có những con thú biết nói, những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử thông minh, dũng cảm, những bà tiên ông bụt giàu phép biến hoá, tốt bụng và luôn luôn giúp
đỡ mọi người khi gặp khó khăn hoạn nạn, những mụ phù thuỷ độc ác cuối cùng
sẽ bị trừng trị… các em tự do hoà mình vào nhân vật, vui buồn cùng nhân vật trong chuyện và tự nhận mình là hoàng tử, công chúa…
Như vậy rõ ràng truyện có những yếu tố đáp ứng được nhiều nhu cầu tinh thần của trẻ và là món ăn không thể thiếu được của trẻ
Nhân vật chính diện trong truyện đều trung thực, biết yêu thương và vị tha
vô hạn Đó là một thứ tình thương dành cho những người đồng cảnh ngộ Ta có thể hiểu vì sao cô Tấm chỉ đến ở với bà lão trong hàng nước cô đơn, vì sao Sọ Dừa lại đầu thai vào một nhà nghèo khổ, cô gái nhỏ giấu cơm đưa cho ông lão qua đường mà được ban thưởng sắc đẹp, chàng nông dân cứu giúp con chó, con mèo mà được giúp đỡ trở nên giàu có, người nông dân là có thực nhưng anh ta
có thể phục sinh người chết bằng cách cho ăn lá cây đa thần là yếu tố kì ảo…Chính những yếu tố đó làm cho truyện có sức hấp dẫn kì lạ đối với trẻ thơ Như vậy, có thể nói nghe kể chuyện là một nhu cầu thực sự của trẻ em Dường như trong mỗi em bé có cái mà ta có thể gọi đó là nhu cầu “bản năng” về
sự huyền diệu và kì lạ Mà điều này truyện có thể thỏa mãn cái nhu cầu rất tự nhiên và cũng rất khẩn thiết đó của trẻ thơ bởi những yếu tố kì ảo, thần diệu của nó
1.1.4 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi
1.1.4.1 Đặc điểm phát âm
Trẻ 5-6 tuổi đã phát âm tốt hơn, rõ hơn, ít ê a, ậm ừ, trẻ vẫn còn phát âm sai những âm thanh khó, những từ có 2-3 âm tiết như: lựu, lịu, hươu- hiu, mướp, mớp, chim chíp, rắn dắn… tuy nhiên nỗi sai đã ít hơn
Trang 23vàng, trắng, đen, ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như: hôm qua, hôm nay, ngày mai, trẻ dùng chưa chính xác Một số trẻ biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: Xám, xanh lá cây, tím, da cam
100% trẻ biết sử dụng các từ cao thấp, dài, ngắn, rộng, hẹp, 55% số trẻ đếm được 1-10, tuy nhiên trẻ sử dụng một số từ còn chưa chính xác
1.1.4.3 Đặc điểm ngữ pháp
- Câu trẻ dùng đã chính xác và dài hơn
Ví dụ: Câu phức đẳng lập: Tích chi đi chơi, tích chu không lấy nước cho
bà, Câu ghép chính phụ: Cháu thích chơi lắp ráp nhà thôi, xây được nhà đẹp thì bạn Huyền lại gỡ ra rồi
- Trẻ ít sử dụng câu cụt hơn, tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ dùng từ trong câu vẫn chưa thật chính xác
Ví dụ: Mẹ ơi, con muốn cái dép kia chủ yếu trẻ sử dụng câu đơn mở rộng
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động kể chuyện ở trường Mầm non cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Hồng - Mai Sơn
1.2.1.1 Mục đích khảo sát
Quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu:
- Thực trạng về trình độ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trẻ mẫu giáo
(5-6 tuổi)
- Thực trạng của giáo viên về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
(5-6 tuổi) thông qua hoạt động kể chuyện
- Thực trạng mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) thông qua truyện cổ tích
1.2.1.2 Nội dung khảo sát
- Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua
hoạt động kể chuyện nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Dự giờ quan sát giáo viên tổ chức dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tổ chức hoạt động kể chuyện , ghi chép các biện pháp giáo viên sử dụng
- Nghiên cứu giáo án (kế hoạch) hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể chuyện
Trang 24- Đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện
1.2.1.3 Đối tượng khảo sát
- Giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn (6 cô)
- Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (40 cháu)
1.2.1.4 Địa bàn khảo sát
- Trường Mầm non Hoa Hồng (Mai Sơn)
1.2.1.5 Thời gian khảo sát
- Từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 04 năm 2015
1.2.1.6 Phương pháp khảo sát
* Phương pháp khảo sát bằng phiếu Anket
+ Đối với giáo viên:
- Mục đích: Tiến hành khảo sát để thu thập ý kiến của các giáo viên mầm
non nhằm tìm hiểu về nhận thức về tác động của truyện tới sự phát triển của trẻ đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, nhận thức của giáo viên trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua hoạt động kể chuyện
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Phát phiếu khảo sát cho giáo viên
Bước 2: Tiến hành phân tích, tổng hợp kết quả theo nội dung khảo sát
Bước 3: Nhận xét thực trạng, phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng + Đối với trẻ
- Mục đích: Sử dụng các phiếu đánh giá thực trạng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) nhằm tìm hiểu mức độ ngôn ngữ của trẻ
1.2.1.7.Kết quả khảo sát đối với trẻ
Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ Mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện theo phiếu đánh giá Đánh giá 60 trẻ tại
3 lớp trường Mầm non Hoa Hồng - Mai Sơn - Sơn La Tôi đã xây dựng những tiêu chí đánh giá như sau:
Trang 25Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ
thông qua hoạt động kể chuyện
1 Khả năng diễn đạt
+ Dễ dàng +Bình thường + Khó khăn + Không diễn đạt được
Giỏi Khá Trung bình Yếu
+ Nhanh + Bình thường + Chậm
+ Không hiểu
Giỏi Khá Trung bình Yếu
3 Khả năng phát âm ( l, đ, s,
x, th, n,…)
+ Tốt + Bình thường + Chậm
+ Sai
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Bảng 1.2: Kết quả khảo sát thực trạng ngôn ngữ của 20 trẻ lớp lớn A cơ sở
1 trường Mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La Khả năng
Trang 26Bảng 1.3: Kết quả khảo sát thực trạng ngôn ngữ của 20 trẻ lớp lớn cơ sở 2
trường Mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La
1.2.1.8 Kết quả khảo sát đối với giáo viên
Thực trạng trình độ đào tạo của giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non được điều tra
+ Trình độ đào tạo:
- Giáo viên có trình độ Đại học sư phạm Mầm non là: 4 giáo viên
- Giáo viên có trình độ Cao đẳng sư phạm Mầm non là: 2 giáo viên
- Giáo viên có trình độ Trung cấp sư phạm Mầm non là: 0 giáo viên
- Sơ cấp sư phạm Mầm non: Không có
- Chưa qua đào tạo: Không có
+ Thâm niên công tác:
- Dưới 5 năm: 1 giáo viên
- Từ 10 - 15 năm: 3 giáo viên
- Từ 15 năm trở lên: 2 giáo viên
Qua số liệu điều tra trên, ta thấy tại các trường Mầm non mà tôi đã tiến hành khảo sát phần lớn giáo viên có trình độ từ trung cấp trở lên đến đại học và
đa số các giáo viên đều có thâm niên công tác lâu năm tại các các lớp lớn Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn + Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi dân gian
Trang 27Chúng tôi điều tra 6giáo viên của hai trường Mầm non Hoa Hồng Sau khi điều tra, chúng tôi thấy nhận thức của giáo viên như sau:
- Khi hỏi về: “Tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ có tác động như thế nào đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ?” Tất cả các giáo viên được điều tra đều cho rằng hoạt động kể chuyện có tác động mạnh đến sự phát triển vốn từ, khả năng phát âm, hiểu nghĩa của từ và khả năng nói mạch lạc của trẻ
- Khi được hỏi về: “Xin chị hãy cho biết những phương pháp và biện pháp khác nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện?” thì có: 100% sử dụng phương pháp đàm thoại, giảng giải
80% sử dụng phương pháp bằng hình ảnh
- Trong quá trình giảng dạy cũng như các hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, chị đã gặp những khó khăn gì ? Phần lớn họ cho rằng trẻ chủ yếu là con em dân tộc, không được tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ phổ thông nên khó cho việc giao tiếp và diễn đạt cho trẻ hiểu?
Trang 28Tiểu kết chương 1
Trong chương này, khóa luận đã đề cập đến những cơ sở lý luận và thực tiễn về ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (5– 6 tuổi) và khả năng tiếp nhận diễn đạt truyện của trẻ Đặc biệt, khóa luận đi nghiên cứu về đặc điểm và vai trò của truyện đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Thông qua truyện, trẻ thu nhận được các biểu tượng một cách chính xác hóa bằng ngôn ngữ
Trẻ em ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời đã có nhu cầu dùng ngôn ngữ để giao tiếp, để khám phá môi trường xung quanh Trong đó việc sử dụng truyện để nhằm giúp trẻ giao tiếp, tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh được coi là vấn đề hết sức quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Hơn nữa, qua truyện còn góp phần giúp trẻ phát triển trí tuệ, phẩm chất đạo đức…trẻ còn tập trung vận dụng các tri thức mà trẻ đã tiếp thu, lĩnh hội được vào cuộc sống Nhờ đó mà trẻ nhớ được ngôn ngữ, đồng thời tạo ra các tình huống nhằm giúp trẻ sử dụng vốn từ đã tích lũy được một cách triệt để
Trang 29
CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO
TỪ 5-6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG - MAI SƠN - SƠN LA
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN 2.1 Khái niệm biện pháp
Biện pháp là các cách làm, cách giải quyết các vấn đề cụ thể Đưa ra những cách thức cụ thể nhằm áp dụng vào giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ cho trẻ mầm non, giúp trẻ phát triển số lượng vốn từ, cấu trúc ngữ pháp và khả năng nói mạch lạc
2.2 Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non 5-6 tuổi trường Mầm non Hoa Hồng Mai Sơn - Sơn La thông qua hoạt động kể chuyện
2.2.1 Biện pháp áp dụng công nghệ thông tin các video vào bài giảng, dạy trẻ
kể lại chuyện
Sử dụng video trình chiếu nhằm truyền đạt nội dung của câu truyện đến với trẻ giúp trẻ hiểu rõ ràng nội dung của câu truyện thông qua việc khai thác những
điểm mạnh của kỹ thuật hiện đại
Qua video mẫu hình ảnh trình chiếu mà trẻ được xem, trẻ không chỉ tiếp nhận được nọi dung câu chuyện đầy đủ mà còn giúp trẻ tiếp cận được với cái mới mà công nghệ thông tin đem lại Hơn nữa vừa tiện lợi lại tiết kiệm được nhiều thời gian hơn
Video hình ảnh trình chiếu được trình chiếu phải đảm bảo tính thẩm mỹ, màu sắc, kích cỡ Video phải thích hợp với góc nhìn của trẻ và tạo được sức hấp dẫn cho trẻ, âm thanh phù hợp và thu hút trẻ Ngôn ngữ trong sáng, mang màu sắc dân gian và phù hợp với lứa tuổi mầm non
Dùng các video hình ảnh trình chiếu để cho trẻ học và nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ là biện pháp rất hiệu quả để kích thích sự khám phá tò mò của trẻ
Sử dụng video hình ảnh trình chiếu như là phương tiện trực quan để giúp trẻ trực tiếp quan sát được những cái hay cái mới mẻ, độc đáo thông qua sự mô
tả của công nghệ hiện đại Đây cũng là con đường để truyền thụ những tri thức, hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo và năng lực nhận thức, năng lực chơi của trẻ
Trang 30* Dạy trẻ kể lại chuyện:
Để trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác phẩm văn học mà trẻ được nghe, trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ đã có sẵn của các tác giả
và của giáo viên Tuy nhiên yêu cầu trẻ không học thuộc lòng câu chuyện, trẻ phải kể bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt nội dung câu chuyện một
cách tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dung cốt truyện
* Yêu cầu đối với trẻ:
+ Kể nội dung chính của câu chuyện không yêu cầu trẻ kể chi tiết lời kể phải có cấu trúc ngữ pháp, giọng kể diễn cảm to, rõ ràng, không ê a, ấp úng cố
gắng thể hiện đúng ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại
+ Chuẩn bị: tiến hành trước giờ học, kể chuyện cho trẻ nghe trước khi kể cô
giao nhiệm vụ cho trẻ ghi nhớ và kể lại
+ Tiến hành:
Đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện Đàm thoại nhằm mục đích giúp trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện, giúp trẻ xây dựng dàn ý câu chuyện kể,
lựa chọn hình thức ngôn ngữ: cách dùng từ đặt câu
Ví dụ: “Truyện cây khế”: Theo con tính cách của người anh như thế nào?
+Yêu cầu với câu hỏi: Đặt câu hỏi về tên nhân vật, thời gian, không gian, hành động chính, lời nói, cá tính nhân vật, Dê mẹ dặn dê con như thế nào? Câu hỏi phải phù hợp với trẻ cả về hình thức và ngữ pháp Khi đàm thoại cô cần lưu
ý giới thiệu cho trẻ biết thêm các từ đồng nghĩa những cụm từ thay thế để tạo điều kiện cho trẻ lựa chọn từ để kể Dùng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của trẻ kể lại nội dung tác phẩm: Cô kể diễn cảm, lời kể có các mẫu câu cần luyện cho trẻ (mới) Mẫu chuyện của cô có tác dụng chỉ cho trẻ
thấy trước kết quả trẻ cần đạt được: Về nội dung, độ dài, trình độ câu chuyện
Ví dụ : Câu chuyện: “Quả bầu tiên”: Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé con
nhà nghèo nhưng vô cùng tốt bụng cậu luôn quan tâm giúp đỡ mọi người, mọi vật sống xung quanh mình Khi thấy một con én bị thương cậu bé đã chăm sóc con én khỏi đau và khi mùa đông đến cậu bé đã thả con chim én bay về xứ sở
Trang 31phương nam để chánh rét, mùa xuân năm sau con chim én bay trở về và mang
cho cậu bé một hạt bầu tiên
* Lưu ý khi trẻ kể :
+ Trẻ phải quay mặt xuống các bạn, kể với tốc độ vừa phải, giọng rõ ràng,
tư thế tự nhiên Trong quá trình kể, trẻ đứng sai tư thế, phát âm sai cô nên để trẻ
kể xong mới sửa sai cho trẻ
+ Khi cô gọi trẻ lên, trẻ không kể, cô nên đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời
giúp trẻ mạnh dạn, có thói quen giao tiếp tốt
+ Nếu trẻ quên, cô có thể nhắc hoặc đặt câu hỏi cho trẻ nhớ Trẻ kể xong,
cô nhận xét, đánh giá truyện kể của trẻ, không nên để đến cuối giờ trẻ sẽ quên mất những ưu nhược điểm của mình hay của bạn Cô cần nhận xét đúng, chính xác để có tác dụng khuyến khích, động viên trẻ, nhận xét cả về nội dung, ngôn ngữ tác phong
2.2.2 Biện pháp giúp trẻ vận dụng ngôn ngữ mạch lạc trong khi kể chuyện
Ngôn ngữ mạch lạc góp phần xây dựng nên nhân cách xã hội chủ nghĩa, giáo dục trẻ thành những thế hệ mới xã hội chủ nghĩa
2.2.2.2 Yêu cầu
Ngôn ngữ mạch lạc được sử dụng trong giao tiếp cần phải đúng văn cảnh
hay nói cách khác phải phù hợp với câu chuyện
Đặc biệt, trẻ phải được tự do thể hiện thái độ tâm tư tình cảm của mình bằng chính vốn ngôn ngữ của bản thân trẻ Giáo viên không nên áp đặt, tạo áp lực hay gò bó trẻ mà nên tạo cảm giác thoải mái, tự tin cho trẻ gây được hứng thú và thiện cảm khi giao tiếp với trẻ
Trang 32Khơi dậy và phát huy những khả năng, năng lực vốn có ở trẻ nhưng không
vì thế mà lãng quên việc sửa lỗi sai, hướng dẫn trẻ sử dụng câu, đúng từ, chính
xác khi kể chuyện
Kể chuyện dùng để nhằm phát huy được khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc của trẻ cần phải dễ hiểu Vì khi trẻ hiểu được nội dung sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn, diễn đạt trò chơi sẽ chính xác hơn Giáo viên hướng dẫn trẻ bằng cách đàm thoại với trẻ Nhằm giúp trẻ nắm được các cấu trúc ngữ pháp, các từ khó hiểu cần được giải nghĩa trong câu chuyện
Từ việc trò chuyện, vốn từ của trẻ sẽ được phát huy và phát triển, lời nói trong quá trình chơi được tác ra từ lời nói mạch lạc các yếu tố của ngôn ngữ: âm thanh, từ và câu Trẻ nhớ vị trí của mọi yếu tố ngôn ngữ mạch lạc trong từng ngữ cảnh của câu chuyện, điều này tạo nên quá trình phát triển vốn từ và ngữ cảm cho trẻ
2.2.2.3 Cách tiến hành
Để trẻ tự diễn lại một câu chuyện nào đó, cô giáo tiến hành hướng dẫn trẻ theo một trình tự từ giới thiệu câu chuyện, giúp trẻ hiểu được nội dung của câu chuyện đó, củng cố và kể lại chuyện để trẻ hiểu sâu và rõ ràng hơn về câu chuyện Nếu cô giáo hướng dẫn trẻ như vậy giúp trẻ hiểu rõ và ghi nhớ được câu chuyện
Trong hoạt động kể chuyện khi trẻ kể chuyện và đối thoại với nhau thì cô giáo phải trực tiếp tham gia, chỉnh sửa những lỗi sai cho trẻ Có thể một số tình huống trẻ không nhớ được hết thì cô phải là người gợi ý, nhắc lại cho trẻ nhớ Khi trẻ thể hiện câu chuyện một số tình huống có thể cho trẻ sử dụng chính ngôn ngữ của mình để kể nhằm phát huy được khả năng vận dụng ngôn ngữ mạch lạc vào để kể chuyện
2.2.3 Biện pháp sử dụng các loại rối trang phục, mô hình, học cụ thu hút sự chú ý của trẻ
Sử dụng các nguyên liệu tạo ra các mô hình đồ dùng thu hút sự chú ý của trẻ giúp trẻ tích cực hoạt động như: thanh trẻ, bìa cứng, gỗ, hộp xốp, đất để
Trang 33làm thành những con vật xinh xắn, trẻ cũng có thể sử dụng được để kể chuyện theo ý thích
Ví dụ: từ bìa cứng ,xốp làm những con vật ngộ ngĩnh, đa dạng màu sắc để thu hút trẻ
Kể chuyện “ Dê con Nhanh trí’’để gây hứng thú cho trẻ tôi chuẩn bị một
sân khấu rối, các con rối được làm bằng vải vụn được cải biên màu sắc rực rỡ
* Sau đây là một số cách dạy trẻ sử dụng đồ dùng trực quan khi kể chuyện:
- Dạy trẻ sử dụng rối tay: dạy trẻ sử dụng từng con một, kết hợp với lời nói, ngôn ngữ biểu cảm cùng với cách diễn rối qua cử động các con rối đi lại
- Dạy trẻ ghép tranh kể chuyện: chọn những tranh mà trẻ thích ghép thành một dải câu chuyện sau đó kể từng tranh kết hợp với lời nói chỉ dẫn thông qua các nhân vật trong tranh
- Dạy trẻ ghép các nhân vật kể chuyện: chọn những nhân vật mà trẻ thích, sau đó ghép các nhân vật với nhau tạo thành một câu chuyện theo ý tưởng của trẻ
- Dạy trẻ kể chuyện bằng sa bàn: chọn những nhân vật mà trẻ thích kết hợp
di chuyển các nhân vật đó trên sa bàn Nói đến đâu đưa nhân vật ra đến đó, lời
kể đi theo nhân vật sử dụng
2.2.4 Biện pháp kết hợp kể chuyên trong các hoạt động khác
2.2.4.1 Trong các hoạt động có chủ đích khác
- Theo phương pháp dạy học tích hợp kể chuyện có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các hoạt động khác khác và giúp cho các hoạt động khác khác trở lên sinh động hơn
Ví dụ : Trong hoạt động âm nhạc hoạt động bổ trợ đề tài :câu truyện:
“Nhổ củ cải” Cho trẻ vận động theo bài “Củ cải trắng” Môn tìm hiểu môi trường xung quanh: chủ đề: Động vật nuôi trong gia đình, câu truyện “Gà trống,
mèo con và cún con” Trẻ biết tên, đặc điểm, nơi sống của một số con vật nuôi
trong gia đình Làm quen với toán: Tên bài dạy:” Cao hơn- thấp- hơn, câu
chuyện “cây khế” Trẻ áp dụng được so sánh đặc điểm về ngoại hình của hai anh em
Trang 342.2.4.2 Hoạt động ngoài trời
Dạy trẻ kể về những sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống hàng ngày, những điều trẻ đã biết, tưởng tượng trẻ phải tự lựa chọn nội dung, hình thức, ngôn ngữ , sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định
Ví dụ : miêu tả hiện tượng thời tiết: trời âm u, mây đen, gió thổi mạnh trời
sắp mưa
- Kể chuyện theo chủ đề: Rèn cho trẻ truyền đạt lại những sự kiện xảy ra trong thời gian nhất định của nhân vật nào đó
Ví dụ :Truyện “Dê con nhanh trí” con cáo giả vờ làm dê mẹ lúc dê đi vắng
và nhúng chân vào chậu bột cho chân trắng giống dê mẹ Nhưng cáo vẫn bị dê
con phát hiện và đuổi cáo đi
tập trung vào đồ chơi
- Chuẩn bị: Chọn đồ dùng, đồ chơi phải đẹp hấp dẫn về hình thức để làm cho trẻ hứng thú, rung động khi kể Chọn đồ chơi, vật thật có thể như: Gương, lược, khăn, chén ly, cốc, gia súc, gia cầm, thực vật , chọn tranh nên chọn tranh
có màu sắc tươi sáng bố cục rõ ràng, tổ chức cho trẻ làm quen với tranh hoặc vật thật xác định màu sắc đặc điểm, cách chơi, cách sử dụng
Ví dụ: Búp bê của cô là người anh nhé, còn của con là gì? Người anh có nhà to, ruộng vườn, còn em có gì? khi trẻ kể tôi thường nhắc trẻ phải đứng quay mặt về phía các bạn , giọng kể phải rõ ràng, tốc độ hợp lý nếu trẻ kể sai hay
ngọng cô để trẻ kể song rồi sửa
2.2.4.4 Dạy trẻ kể chuyện theo trí nhớ
Mục đích: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, ghi rõ mẫu cần luyện Chọn đề tài phù hợp với nhận thức và kinh nghiệm của mình
Trang 35Ví dụ: Ngày mai là ngày cuối tuần các con ở nhà làm gì? các con chú ý
những việc đã làm hoặc đi chơi như thế nào? kể lại cho cô nghe
2.2.5 Biện pháp tổ chức cho trẻ kể chuyện mọi lúc mọi nơi
Ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là biện pháp giúp trẻ ổn định, thông qua cách hoạt động tổ chức ngày lễ hội tổ chức cho trẻ hoạt động kể chuyện, đóng kịch, theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà 100% trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú
Ví dụ: Ngày hội 8-3 trẻ kể truyện “Cô bé quàng khăn đỏ” hay ngày tết 1-6
kể về Bác Hồ với thiếu nhi, hay ngày 22-12 trẻ kể chuyện sáng tạo về chú bộ đội, hoặc hội thi bé kể chuyện giỏi
Trong các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, tận dụng tất cả các thời gian
dảnh dỗi tạo hứng thú cho trẻ kể chuyện
2.2.6 Biện pháp tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo, đóng kịch, kể theo nhóm,
tổ, cá nhân
2.2.6.1 Tổ chức cho trẻ kể chuyện theo nhóm, tổ, cá nhân
Dạy trẻ kể chuyện theo từng nhóm, theo thời gian thực hiện một tuần hoặc hai tuần, kết hợp lồng ghép các môn học khác, các trò chơi để củng cố và khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanhcho trẻ Tổ chức hoạt động có chủ đích kể chuyện sáng tạo
Ví dụ : chủ điểm thế giới động vật như sau:
+ Bước 1: Hát bài “ Gà trống mèo con và cún con” Hỏi trẻ trong bài hát có
những con vật gì
+ Bước 2: Nghe cô kể mẫu chuyện sáng tạo của cô, cô sử dụng rối kể 1 lần
Đàm thoại với trẻ về câu chuyện của cô (tên nhân vật, đặc điểm nhân vật, đặt tên cho câu chuyện)
+ Bước 3: Trẻ đi chọn đồ dung trực quan mà trẻ yêu thích Cô gợi mở ý
tưởng cho trẻ bằng cách mượn một con vật mà trẻ đã chọn và kể ngắn gọn vài câu để trẻ biết cách kể chuyện sáng tạo
+ Bước 4: Trẻ kể chuyện sáng tạo theo nhóm, cá nhân Cô cho trẻ đánh giá
và nhận xét câu chuyện của bạn kể
Trang 36Theo dõi cách sử dụng đồ dung trực quan của trẻ để cô góp ý nhận xét Thông qua các câu truyện sáng tạo của trẻ, trẻ sử dụng các ngữ điệu,ngắt nghỉ để truyền đạt thái độ, tình cảm của mình đối với tác phẩm Trẻ bắt chước giọng kể diễn cảm của cô, trẻ có thể hiểu được một từ dung với đồ vật này lại có thể vào các đồ vật khác nữa Từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ, vốn từ được làm giàu thêm và qua đó trẻ cảm nhận được sự phong phú của ngôn ngữ
mẹ đẻ
Trẻ biết chia nhóm kể chuyện, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn, linh
hoạt qua việc trẻ biểu diễn đóng kịch
Tạo điều kiện cho trẻ thoả thuận và tự chọn vai kể của mình theo ý thích về
sự sáng tạo của trẻ, có thể dùng lời khuyến kích động viên trẻ thực hiện vai diễn của mình
2.2.6.2 Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề
Khi chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phải tham gia vào cuộc nói chuyện với bạn để phân vai , trao đổi với nhau trong khi chơi, trẻ bắt chước các nhân vật
mà trẻ đóng vai , làm cho ngôn ngữ đối thoại của trẻ thêm phong phú và đa dạng
Ví dụ: chủ đề: Gia đình : Nấu ăn: Trẻ tự phân vai chơi của mình: Mẹ đi chợ, nấu ăn, chăm sóc các con, ba đi làm, ông bà kể chuyện cho các cháu nghe
2.2.6.3 Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch
Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ Khi đóng trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính cách nhân vật mà trẻ đóng, giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt
Ví dụ: câu chuyện: “Mỗi người một việc”
+ Mục đích
Trẻ hiểu được nội dung truyện
Trẻ nhớ và thể hiện được lời nói,hành động của các nhân vật
Phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc, rõ rang
+ Chuẩn bị
Truyện, kịch bản “Mỗi người một việc”