Phần đông giáoviên chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ, chế độ sinh hoạthàng ngày, lúc trẻ học, lúc trẻ chơi là một môi trường giáo dục tích cựcnhưng chưa được giáo viê
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 4
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
1.2 Khái niệm giáo dục lễ giáo 5
1.2.1 Giáo dục 5
1.2.2 Lễ giáo 5
1.2.3 Giáo dục lễ giáo 6
1.3 Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 7
1.4 Nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 9
1.5 Phương pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi 9
1.5.1 Phương pháp dùng tình cảm 9
1.5.2 Phương pháp dùng nghệ thuật 10
1.5.3 Phương pháp dùng trò chơi 10
1.5.4 Phương pháp luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên trong 11
sinh hoạt hằng ngày 11
1.5.5 Phương pháp nêu gương, giải thích 11
1.5.6 Phương pháp đánh giá 11
1.5.7 Phương pháp thống nhất các tác động giáo dục 12
1.6 Ý nghĩa của việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 12
1.7 Vai trò của giáo viên trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 14
Tiểu kết chương 1 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 17
2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng 17
2.2 Vài nét về cơ sở giáo dục 17
Trang 22.3 Thực trạng vấn đề giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường
mầm non 18
2.3.1 Phân tích kết quả điều tra 18
2.3.2 Phân tích kết quả quan sát 29
2.4 Đánh giá thực trạng 33
Tiểu kết chương 2 35
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KHẢO SÁT MỨC ĐỘ CẦN THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI. .36
3.1 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 36
3.1.1 Căn cứ để xây dựng biện pháp 36
3.1.2 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 37
3.2 Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 53
Tiểu kết chương 3 58
KẾT LUẬN 59 Phụ lục 1
Phụ lục 2
Tài liệu tham khảo
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của
giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 18
Bảng 2.2: Ý kiến của giáo viên về biểu hiện hành vi lễ giáo ở trẻ 19
mẫu giáo 5-6 tuổi 19
Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về vai trò của bản thân trong 22
công tác giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 22
Bảng 2.4: Kết quả điều tra việc sử dụng các biện pháp giáo dục lễ 24
giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 24
Bảng 2.5: Nhận thức của giáo viên về căn cứ xây dựng các biện 27
pháp giáo dục lễ giáo 27
Bảng 2.6: Những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi tổ chức hoạt 28
động giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 28
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp 54
giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non 54
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non 55
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lứa tuổi mầm non là quãng thời gian quan trọng nhất trong sự pháttriển của mỗi con người Nó mang yếu tố quyết định tới sự hình thành pháttriển và định hướng nhân cách con người Đúng như L.N.Tonxtoi đã nhậnđịnh “Tất cả những cái gì mà đứa trẻ sẽ có sau này khi đã trở thành người lớnđều thu nhận được từ trong thời thơ ấu Trong quãng đời còn lại những cái mà
nó thu nhận được chỉ đáng một phần trăm những cái đó mà thôi”
Đứng trước tình hình đổi mới của đất nước cùng với sự phát triểnkhông ngừng của nền giáo dục nước nhà, thì việc giữ gìn và phát huy truyềnthống vốn có của dân tộc ta cũng là vấn đề cần thiết, làm thế nào để cho thế
hệ trẻ “hòa nhập chứ không hòa tan” Hội nhập kinh tế đất nước đang trên đà
mở cửa và phát triển tạo nên những ảnh hưởng không nhỏ từ nhiều nền vănhóa khác nhau
Ông cha ta ngày xưa có câu “Tiên học lễ hậu học văn” Quả đúng nhưvậy muốn thành người thành tài trước hết phải là một con người có đạođức, có lễ giáo Lễ giáo là nét đẹp văn hóa được đặt nên hàng đầu khi nhìnnhận và đánh giá về một ai đó Trong thời đại hiện nay một phần do tiếp thunhiều nền văn hóa khác nhau, phần do tiếp thu lệch lạc mà một bộ phận tronggiới trẻ hiện nay đã bị thoái hoá suy đồi về đạo đức, có những hành vi sailệch với chuẩn mực đạo đức con người Người tài là một người phải có cả trílẫn đức “Có tài mà không có đức thì là kẻ vô dụng, có đức mà không có tàilàm việc gì cũng khó” Bởi vậy một con người được xã hội công nhận trướchết phải là một người có đạo đức, có lễ giáo, thực hiện đầy đủ các quy tắc vàchuẩn mực đạo đức xã hội
Trước những nhu cầu giáo dục mà xã hội đòi hỏi ở mỗi công dân thìviệc giáo dục đạo đức cũng như giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo được đặt ranhư là một trong những nhiệm vụ hàng đầu góp phần thúc đẩy giáo dục hoànthiện nhân cách cho trẻ mang ý nghĩa quyết định ảnh hưởng đến sự phát triển
Trang 5của cả một thế hệ trong tương lai Việc giáo dục tốt đồng nghĩa với việc tạo ranhững con người tốt, hội tụ đầy đủ cả trí và tài, giáo dục không tốt sẽ để lạinhưng thói quen hành vi không thể sửa chữa được.
Thực tiễn giáo dục Mầm non cho thấy vấn đề giáo dục lễ giáo được đặt
ra trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, nó không chỉ là mục tiêu mà còn
là nhiệm vụ giáo dục cụ thể Tuy nhiên, công tác giáo dục lễ giáo khôngphải lúc nào cũng đạt hiệu quả vì nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi chưa được xác định cụ thể, chưa có hệ thống rõ ràng Phần đông giáoviên chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ, chế độ sinh hoạthàng ngày, lúc trẻ học, lúc trẻ chơi là một môi trường giáo dục tích cựcnhưng chưa được giáo viên quan tâm và tận dụng để giáo dục lễ giáo cho trẻ.Bên cạnh đó sự nhận thức về giáo dục lễ giáo cho trẻ của phụ huynh chưađược đúng đắn nên người thân trong gia đình còn có những hành vi chưamẫu mực, chưa chú ý uốn nắn những hành vi của trẻ trong cuộc sống hàngngày
Với những lý do trên em mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giáo
dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non" làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và
đề xuất một số biện pháp giáo dục lễ giáo ở trường mầm non
3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi
3.2 Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
4 Giả thuyết khoa học
Nếu có biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi một cáchđúng đắn và phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục lễ giáo, tạo nền tảng vữngchắc cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 6- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
Trang 7- Tìm hiểu thực trạng giáo dục lễ giáo tại một số trường mầm non ở địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất và khảo sát mức độ cần thiết, tính khả thi của một số biệnpháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
6 Phạm vị nghiên cứu
- Độ tuổi: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
- Nội dung: Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trongtrường mầm non thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày
- Thời gian: Tháng 10/2015 đến 05/2016
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò truyện đàm thoại
- Phương pháp điều tra
7.3 Phương pháp thống kê toán học
8 Cấu trúc của đề tài
+ Chương 3 Đề xuất và khảo sát mức độ cần thiết, tính khả thi của một
số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
- Kết luận và khuyến nghị
Trang 8NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục các giá trị truyền thống nói chung và giáo dục lễ giáo nói riêng
là thuộc về phạm trù của giáo dục đạo đức Đó luôn luôn là một trong nhữngnhiệm vụ hàng đầu của xã hội và các nhà giáo dục học quan tâm, đã có nhiều
sự nghiên cứu không chỉ ở trong nước mà trên thế giới
Trên thế giới vấn đề giáo dục đạo đức, giáo dục lễ giáo đã được các nhàgiáo dục của nhiều nước, từ xưa cho tới nay đều rất quan tâm và gắn liền vớicác tên tuổi các nhà giáo dục vĩ đại Những tư tưởng này vẫn còn nguyên giátrị cho tới nay, chúng ta những thế hệ sau là những người tiếp tục kế thừa vàphát triển
Ở Việt Nam, với truyền thống văn hóa của người phương đông, đượcbắt nguồn từ Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, đặc biệt là từ học thuyết nho
giáo Tư tưởng nho giáo cho rằng giáo dục lễ giáo cho con người là làm
cho cái phần con nhỏ đi cái phần người lớn lên Nếu là người trước hết phải
là lễ nếu không có lễ thì người chỉ còn phần con Theo Khổng Tử dạy
người cần có 3 vế : Khắc kỷ là kiềm chế, tự chủ bản thân; phục lễ là khôiphục và giữ gìn lễ nghi; vi nhân là làm điều nhân đức, làm người nhân đức
Lễ không chỉ để điều tiết hành vi cá nhân, đồng thời tự chủ các hành vi đótheo chuẩn mực xã hội từ đó giữ gìn, bảo tồn và phát triển lễ nghi đó để làmđiều nhân đức, làm người nhân đức
Người Việt chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của tư tưởng nho giáo, coi trọng lễnghi, lễ tiết trong giao tiếp Do vậy dạy chữ “lễ” cho thế hệ sau là điều không thểkhông làm Chữ “lễ” trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống ngườiViệt Từ đó đúc kết tạo thành truyền thống lễ giáo tốt đẹp của dân tộc
Tuy giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non vẫn là một vấn đề mới mẻ Song đãnhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu tiêu biểu là Phó Giáo SưTrần Thanh Đạm từng đặt nền tảng cho vấn đề lễ giáo trong đạo đức với những
Trang 9suy nghĩ rất mới mẻ “Giáo dục đạo đức phải xuất phát từ học lễ, lễ giáo, phảitiên học lễ Trí của con người hiện ra trước hết ở văn, đức của con người hiện
ra trước hết ở lễ Người có đạo đức trước tiên phải là người có lễ độ” Có thểthấy ông đưa ra vấn đề giáo dục lễ giáo như là nền móng của giáo dục đạođức, cốt cách nhân phẩm con người thể hiện chính ở chữ “lễ” Với trẻ mẫugiáo lễ giáo thực chất chính là hành vi ứng xử chuẩn mực của trẻ để hoànthiện đạo đức
Giáo sư Trần Bảng thì cho rằng “Lễ giáo phản ánh trực tiếp đạo đức.Đánh giá đạo đức của một con người trước tiên phải nhìn vào những gì họlàm, những việc họ đã làm và sắp làm” Những việc làm, hành vi cách ứng xử
đó lại chính là lễ giáo của mỗi người đối với mọi người xung quanh
Kết quả của các công trình nghiên cứu trên đã góp phần tạo lên nhữnggóc nhìn đa dạng phong phú về sự cần thiết giáo dục lễ giáo cho người Việtnam nói chung và trẻ em lứa tuổi mầm non nói riêng Song chưa có đề tàinghiên cứu cụ thể về giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, nhưng đây sẽ
là những tài liệu tham khảo hữu ích giúp em xây dựng cơ sở lý luận cho đềtài
1.2 Khái niệm giáo dục lễ giáo
1.2.1 Giáo dục
Hiểu theo nghỉa rộng: Giáo dục là một hoạt động có mục đích, có tổchức, có kế hoạch giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, nhằmhình thành ở người được giáo dục một cách tự giác, tích cực, độc lập nhữngquan điểm, niềm tin, định hướng giá trị lí tưởng xã hội chủ nghĩa, nhữngđộng cơ, thái độ, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen đối xử trong các quan hệ chínhtrị, đạo đức, pháp luật thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội
Hiểu theo nghĩa hẹp: Giáo dục là một bộ phận của quá trình sư phạmtoàn vẹn, chức năng của giáo dục là xây dựng ý thức, tình cảm, hành vi đạođức đúng đắn cho người được giáo dục
1.2.2 Lễ giáo
Trang 10Phó Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, Nhà phê bình văn học, cựu Hiệutrưởng Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ông TrầnThanh Đạm trong một lần bàn luận về vấn đề đức dục và lễ giáo ông đãkhẳng định “giáo dục đạo đức phải xuất phát từ lễ, lễ giáo Đức là một giá trịtrừu tượng, một phẩm chất nội sinh, nội tâm, có nội dung nhưng chưa có hìnhthức, là cứu cánh mà chưa có phương tiện Cái hình thức cái phương tiện để
đi đến đức chính là lễ Có thể nói lễ là hình thức của đức.” Đạo đức của mộtngười không phải xét trên ý nghĩ hay lời nói mà trên việc làm mà cái việclàm hay hành vi đó của con người thường được quy định thành các chuẩnmực đạo đức có tính xã hội để con người lấy đó để tự hướng dẫn hành vicủa mình trong cuộc sống Các nhà đạo đức học xưa gọi các quy định đó là
lễ, lấy đó để trị lý quốc gia, giáo dục quốc dân, điều tiết và giáo dục nhâncách con người
Khổng Tử có sáu chữ rất sâu sắc: “Khắc kỷ phục lễ vi nhân” Điều nàyđược hiểu thành có ba vế liên quan với nhau: Khắc kỷ là kiềm chế, tự chủ bảnthân; phục lễ là khôi phục và giữ gìn lễ nghi; vi nhân là làm điều nhânđức, làm người nhân đức Như vậy lễ vừa điều tiết sự tu thân, vừa chỉ đạo việc
xử thế Khắc kỷ , vi nhân chính là mục tiêu của đạo đức, nói theo ngôn ngữngày nay là khắc phục chủ nghĩa cá nhân, phục vụ lợi ích cộng đồng, tức làlàm người có đạo đức: cần, kiệm, niêm, chính, chí công vô tư…như lời dạycủa Bác Hồ Như vậy lễ là điểm đi cũng là nơi đến của đức phải qua lễ mà rènđức, từ hình thức đi đến nội dung, từ phương tiện để đạt mục đích
Theo từ điển tiếng việt, lễ giáo được hiểu là những khuôn phépcon người phải theo trong cuộc sống
1.2.3 Giáo dục lễ giáo
Giáo dục lễ giáo được hiểu là giáo dục con người có đạo đức mà trướctiên là có lễ độ Giáo dục lễ giáo chính là giáo dục phép ứng xử đúng đắngiữa con người với con người, con người đối với xã hội Theo các chuẩn mực
Trang 11đạo đức xã hội con người phải lĩnh hội và tiếp thu trong hành vi, cử chỉ, việclàm thể hiện lễ giáo Qua giáo dục lễ giáo để hoàn thiện đạo đức.
Giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo được hiểu một cách đơn giản là một
bộ phận của giáo dục đạo đức, giáo dục trẻ biết được lễ nghi, phép tắc ứng xửtrong xã hội, các quy tắc lễ phép cơ bản Hình thành tình cảm đạo đức xã hội,giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng tạo tiền đề góp phần phát triển và hoànthiện nhân cách cho trẻ mẫu giáo
1.3 Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Sự phát triển của con người là một quá trình liên tục diễn ra trong suốtcuộc đời Quá trình đó gồm những biến đổi về số lượng và chất lượng, cóliên quan mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau Nó diễn biến ở trong cơ thểđứa trẻ trong từng thời kì nhất đình, từ hài nhi trở thành một cơ thể trưởngthành Ở mỗi giai đoạn phát triển của mỗi cá thể, cơ thể của đứa trẻ là mộtchỉnh thể hài hoà với những đặc điểm vốn có của trẻ đối với giai đoạn tuổi.Mỗi giai đoạn tuổi đều chứa đựng các vết tích của giai đoạn trước, những cáihiện có của gia đoạn này sẽ là mầm mống của giai đoạn sau
Ở trẻ mầm non ý thức về bản thân đã sớm được nảy sinh từ cuối tuổi ấunhi khi trẻ biết tách mình ra khỏi người lớn xung quanh để nhận rachính mình, mình là ai và có vị trí như thế nào trong cuộc sống Đến tuổi mẫugiáo trẻ rất muốn hòa nhập vào thế giới xung quanh, muốn khẳng định vị trícủa mình và hơn hết trẻ muốn học làm người lớn
Độ tuổi 5-6 tuổi là điểm khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã nêntrong ý thức đó còn mang đặc điểm tự kỷ, lấy mình làm trung tâmJ.Piaget cho rằng đặc điểm tiêu biểu nhất trong tâm lý trẻ em từ 3 tuổi trởxuống là tính tự kỷ Là giai đoạn đánh dấu bước ngoặt cơ bản về tư duy củatrẻ Quá trình tư duy của trẻ đã bắt đầu dựa vào những hình ảnh của sự vật vàhiện tượng có trong đầu, cũng có nghĩa là chuyển từ tư duy trực quan – hànhđộng sang tư duy trực quan hình tượng Tuy nhiên, bước ngoặt này mới chỉ làđiểm khởi đầu của loại tư duy mới, do đó tư duy của trẻ vẫn còn gắn liền vớihành động vật chất bên ngoài, chỉ trong những trường hợp thật đơn giản thì
Trang 12trẻ mới dùng kiểu tư duy trực quan hình tượng Không những thế, tư duy củatrẻ mẫu giáo 5-6 tuổi còn gắn liền với xúc cảm và ý muốn chủ quan Thểhiện ở chỗ trẻ chỉ suy nghĩ về những điều chúng thích, bất chấp cả tác độngkhách quan Một đặc điểm khác trong tư duy của trẻ 5-6 tuổi đó là trẻ chưabiết phân tích tổng hợp, chưa biết một sự vật bao gồm nhiều bộ phận kết hợplại thành một tổng thể, chưa xác định được vị trí, quan hệ giữa các bộ phậntrong một sự vật.
Trong 5 năm đầu, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ diễn ra với tốc độnhanh, mạnh, ngôn ngữ của trẻ có những bước tiến mạnh mẽ Vốn từ tăngnhanh cả về số lượng lẫn chất lượng
Trong suốt thời kì mẫu giáo, ở trẻ có một sự biến đổi căn bảntrong hành vi: chuyển từ hành vi bộc phát sang hành vi mang tính xã hội,hay còn gọi là hành vi mang tính nhân cách Ở lứa tuổi này, mọi hành độngcủa trẻ bị chi phối bởi tình cảm Trẻ có sự đồng cảm với người lớn,muốn làm cho người lớn vui lòng, muốn được giúp đỡ người lớn Sự hấpdẫn về các mối quan hệ người ngày càng trở thành mối quan tâm của trẻ.Mối quan hệ của trẻ với bạn bè và người lớn dần được hình thành và ổn địnhvững chắc ở các giai đoạn về sau
Từ những đặc điểm về tâm - sinh lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi,
do những thay đổi và biến chuyển về hoạt động chủ đạo cũng như về tư duy
ý thức, ngôn ngữ… Mà quá trình hình thành hành vi của trẻ mang nhữngđiểm khác biệt sau:
- Hành động của trẻ bị chi phối bởi tình cảm, tình cảm và động lực,
là cơ sở giúp trẻ có những hành vi việc làm tốt Được người lớn khích lệ,động viên khi có những hành vi, việc làm đúng đắn, trẻ càng tích cực tự giáchơn trong hành vi, việc làm tức là động cơ hành vi được hình thành Đặcđiểm đặc trưng của trẻ mẫu giáo là khả năng bắt chước Khi bắt chướchành vi của người khác, trẻ vẫn không hiểu được nội dung hành vi đạo đứccủa mình, do vậy dễ dẫn đến hành vi lệch chuẩn
Trang 13- Hành vi có ý thức của trẻ được hình thành trên cơ sở củng cố biểutượng đúng về hành vi của trẻ Khi có biểu tượng đúng đắn, trẻ tích cực thựchiện những hành vi phù hợp với các yêu cầu của chuẩn mực hành vi trongcác mối quan hệ xã hội, dần dần trẻ nhận ra được các yêu cầu của chuẩn mực,trẻ hiểu biết đầy đủ hơn về các phương thức thực hiện hành vi từ đó nângcao mức độ hành vi, làm cho hành vi trở lên văn hóa hơn.
Việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đòi hỏi nhà giáodục phải nắm được những đặc điểm chung của trẻ, chú ý tới những dấuhiệu nổi bật để tác động đúng đắn, phù hợp để đạt được hiệu quả cao Quátrình hình thành hành vi phải được tiến hành từ việc giáo dục giúp trẻ cóđộng cơ đúng đắn để hoạt động trên cơ sở đó hình thành những thói quen, kỹnăng phù hợp, những biểu tượng hành vi chuẩn mực tạo điều kiện cho trẻ
tự giác tích cực thực hiện
1.4 Nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Việc giáo dục hành vi lễ giáo cho trẻ cần phù hợp với đặc điểm lứatuổi, không làm cho trẻ mất đi cái hồn nhiên, ngây thơ của lứa tuổi Giáodục lễ giáo được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động ở trườngmầm non một cách thường xuyên liên tục, mọi lúc mọi nơi Với trẻ mẫu giáo5-6 tuổi nội dung giáo dục lễ giáo bao gồm:
- Chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn
- Kính trọng quan tâm giúp đỡ người lớn
- Biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ
- Biết xin lỗi khi làm sai, làm phiền người khác
- Đoàn kết quan tâm giúp đỡ bạn bè
- Nhường nhịn, yêu mến, chăm sóc cho em nhỏ
- Biết chia sẻ tình cảm với mọi người xunh quanh
- Có thói quen văn minh nơi công cộng: không cười nói ồn ào gây ảnhhưởng tới người khác, không nói tục chửi bậy, biết giữ gìn vệ sinh môi trường
vệ sinh cá nhân, ý thức kỷ luật nơi công cộng…
Trang 141.5 Phương pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi
1.5.1 Phương pháp dùng tình cảm
Đối với trẻ nhỏ, trong việc giáo dục lễ giáo thì việc dùng mệnhlệnh hay lí lẽ sẽ không có tác dụng tích cực vì trẻ giai đoạn này có sự pháttriển mãnh liệt của những xúc cảm, tình cảm, trẻ có nhu cầu được yêu thương
và cũng dễ yêu thương lại mọi người Vì vậy, những tác động giáo dục đếntrẻ trước hết là bằng con đường tình cảm
Phương pháp dùng tình cảm trong giáo dục lễ giáo cần được hiểu theohai chiều: chiều thứ nhất là bằng tình yêu thương của mình người lớn hết lòngdạy dỗ, bảo ban trẻ, chiều ngược lại là tạo ra những tình huống để trẻ có cơhội đáp lại tình cảm của người lớn bằng những hành vi đạo đức tốt đẹp, đây
là phương pháp chủ đạo xuyên suốt quá trình hình thành hệ thống thái độ
và hành vi ứng xử có đạo đức, có lễ giáo của trẻ
1.5.2 Phương pháp dùng nghệ thuật
Những tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo ra chủ yếu theo quy luật củatình cảm Đặc điểm của các tác phẩm nghệ thuật là giàu hình tượng sinhđộng, dễ gợi cảm, được con người cảm thụ một cách trực tiếp Vì vậy mànghệ thuật rất gần với tuổi thơ Những bài thơ, câu chuyện, điệu hát bằng sứctruyền cảm mãnh liệt của mình đã để lại những dấu ấn đẹp đẽ, sâu đậm trongtâm hồn tuổi thơ Nghệ thuật chứa trong đó những nội dung giáo dục lễ giáosâu sắc Phải kể đến những tác phẩm nghệ thuật gần gũi với trẻ thơ như tácphẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm tạo hình … Tại trường mầm non,hằng tuần trẻ luôn được tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật Đây là điềukiện tốt để giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua việc cho trẻ làm quen vớitác phẩm văn học, hoạt động tạo hình, hoạt động âm nhạc trẻ lĩnh hội nhữngthói quen hành vi đạo đức hành vi lễ giáo đúng đắn Do vậy phương phápgiáo dục lễ giáo cho trẻ một cách nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả cao
1.5.3 Phương pháp dùng trò chơi
Trang 15Chơi đối với trẻ mẫu giáo thường gây nhiều hứng thú say mê nhất Tròchơi tác động mạnh vào đời sống tình cảm của trẻ Chơi là người bạn đồnghành của trẻ thơ, trẻ mầm non “học bằng chơi, chơi bằng học” chơi là cuộcsống của trẻ, nếu không chơi trẻ không phát triển được hết các mặt trong đờisống tâm lí Vì vậy, khi tham gia vào trò chơi trẻ học cách nhường nhịn, giúp
đỡ hộ trợ hợp tác với nhau một cách tích cực, trẻ được trải nhiệm nhũng hành
vi lễ giáo và tập dượt những hành vi ứng xử với mọi người xung quanh
1.5.4 Phương pháp luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên trong sinh hoạt hằng ngày
Đó là những phương pháp luyện tập hành vi ứng xử thường xuyêntrong sinh hoạt hằng ngày, là phương pháp chủ đạo để thực hiện các nhiệm
vụ của công tác giáo dục lễ giáo thành những thói quen hành vi lễ giáo Chỉtrong hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ với mọi người trẻ mới lĩnh hộiđược quy tắc hành vi trong cuộc sống, mới tập hành động theo các chuẩn lễgiáo, hình thành các kỹ năng kỹ xảo, thói quen lễ giáo, trên cơ sở đó trẻ tíchlũy được hình thành các kỹ năng kỹ xảo, thói quen lễ giáo, trên cơ sở đó tíchlũy những kinh nghiệm thực tế phong phú cho bản thân, nhờ vậy mà cónhững thái độ hành vi đúng đắn trong cuộc sống hằng ngày như lễ phép, tôntrọng người lớn, đoàn kết với bạn bè, nhường nhịn giúp đỡ bạn bè, em nhỏ,biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi…
1.5.5 Phương pháp nêu gương, giải thích
Đây là phương pháp được sử dụng rất hiệu quả trong việc giáo dục đạođức cho trẻ bởi giải thích là phương pháp giáo viên sử dụng lời nói giúp trẻhiểu được ý nghĩa hoặc lý do của một hành vi lễ giáo, quy tắc lễ giáo,phân biệt được điều tốt điều xấu nhằm hướng trẻ vào thực hiện một cách tựgiác những yêu cầu lễ giáo Còn nêu gương là dùng tấm gương tốt, điển hình
về những hành vi, phẩm chất đạo đức tốt mà hằng ngày mà trẻ được thấy nhưcác bạn trong lớp nhường nhịn đồ chơi cho nhạu Từ tấm gương đó mà cô cóthể giáo dục lễ giáo cho trẻ mội cách tốt nhất và đạt hiệu quả
Trang 161.5.6 Phương pháp đánh giá
Nhóm phương pháp đánh giá gồm phương pháp khen ngợi và trê trách.Trong đó, khen ngợi là phương pháp tác động đến trẻ nhằm xác nhận đánhgiá biểu dương những tiến bộ mà trẻ đã đạt được Ngược lại, chê trách làmột hình thức hành vi giúp trẻ đánh giá được những hành vi hành động xấu.Dùng phương pháp chê trách nhằm gây cho trẻ phạm sai lầm một cảm xúcbiết hối hận, biết nhận ra sai lầm từ đó giúp trẻ ngừa được những hành độngxấu
1.5.7 Phương pháp thống nhất các tác động giáo dục
Trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ nhỏ, khi mà mọi nét tính cáchđang ở thời điểm ban đầu của sự hình thành nhân cách thì những tác độngthường tập trung vào một hướng Những tác động không chỉ thống nhất
ở trường mầm non mà còn phải thống nhất tư tưởng hành động giáo dục giữatrường mầm non và gia đình, giữa phụ huynh và giáo viên Đây là một đảmbảo bằng vàng cho việc hun đúc lên một tính cách đạo đức ở trẻ, khôngnhững ở giai đoạn đầu tiên mới được hình thành mà ở cả những bước pháttriển sau này
1.6 Ý nghĩa của việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Trong mục tiêu giáo dục đào tạo ghi rõ hình thành cho trẻ những cơ sởban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanhnhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhườngnhịn giúp mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểubiết, thích khám phá và tìm tòi một số kỹ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéoléo, biết xin lỗi và nhận lỗi khi mình có lỗi
Muốn hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ lứa tuổi mầm non,việc giáo dục lễ giáo cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ýnghĩa
Trẻ em sinh ra không phải đã có đạo đức, có lễ giáo chuẩn mực mà đó làkết quả của quá trình giáo dục và đào tạo của nhà giáo dục cũng như toàn xã hội
Trang 17tác động đến đối tượng Bàn về vấn đề này Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳngđịnh :
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵnPhần nhiều do giáo dục mà lên”
Giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục lễ giáo nói riêng diễn ra trongmột quá trình lâu dài từ khi còn thơ bé cho đến khi trưởng thành thậm chísuốt cuộc đời Vì thế giáo dục lễ giáo phải được bắt đầu từ tuổi nhà trẻ, mẫugiáo và coi đây là một vấn đề trung tâm
Đối với trẻ mầm non dưới sự tác động giáo dục của người lớn, bằngnhững kinh nghiệm trực tiếp ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời, đứatrẻ đã có thể nắm được những khái niệm, những biểu tượng lễ giáo sơ đẳng.Trẻ bắt đầu có những hành vi phù hợp với những khái niệm đó và dần dần trẻbiết đánh giá về những điều ấy Nhờ đó mà những biểu tượng hành vi đượchình thành nhanh chóng ở trẻ và những ấn tượng đầu tiên đó thường đểlại dấu ấn suốt đời Đồng thời người lớn cần phải uốn nắn những nhận thức,hành vi thái độ lệch chuẩn của trẻ ngay từ bé, tránh để những lệch lạc ấy trởthành thói quen khó sửa khó uốn Bởi vậy nếu ngay từ bậc học mầm nonviệc coi trọng giáo dục lễ giáo cho trẻ sẽ đặt cơ sở nền tảng cho bộ mặt đạođức sau này của trẻ, đồng thời tạo cho trẻ một động lực quan trọng giúp trẻphát triển và hành động đúng hướng trong quá trình trưởng thành Là thờiđiểm thuận lợi để hình thành tác phong lễ giáo, xây dựng nền tảng đạo đứccho mỗi người
Đứng trước ngưỡng cửa của bậc học tiểu học, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cầnthiết phải được trang bị những kiến thức lễ giáo đạo đức cơ bản để hòa nhậpvới môi trường mới Tạo nền tảng hình thành con người có nếp sống đạo đứcchuẩn mực, hành vi ứng xử đẹp
Giáo dục lễ giáo có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ 5 - 6 tuổi Giáodục lễ giáo giúp trẻ hiểu rõ được ý nghĩa của hành vi, biết điều chỉnh hành vicho có văn hóa Trong quá trình giao tiếp, trẻ biết thế nào là ngoan thế nào là
Trang 18hư, việc gì lên làm và việc gì không lên làm Khi trẻ có động cơ lànhmạnh thì việc thực hiện hành vi giao tiếp có văn hóa trở lên dễ dàng,thuận lợi hơn Điều đó giúp trẻ phát triển hành vi đạo đức một cách nhanhchóng.
Giáo dục lễ giáo là một trong những nội dung không thể thiếu của giáodục đạo đức Nhờ có quá trình giáo dục đạo đức mà trẻ có những xúccảm tình cảm lành mạnh, trẻ được rèn những thói quen, hành vi đạo đức phùhợp với chuẩn mực yêu cầu của xã hội
Trang 191.7 Vai trò của giáo viên trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Trẻ 5-6 tuổi, khi ở nhà trẻ chủ yếu tiếp xúc với những người thân tronggia đình như ông bà cha mẹ, anh chị em… Khi đến trường trẻ tiếp xúctrực tiếp và thường xuyên với cô giáo Vì vậy mà giáo viên có vai trò quantrọng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đặc biệt là giáo dục
lễ giáo cho trẻ
Thời gian trẻ đến lớp sống bên cô giáo khá lâu, được tiếp xúc trực tiếpvới cô, cô là người chăm sóc cho trẻ từ bữa ăn giấc ngủ đến sinh hoạt hằngngày, đối với trẻ cô như một người mẹ thứ hai, trường mầm non như mộtngôi nhà thứ hai của trẻ trong mọi sinh hoạt hằng ngày và giáo viên luôn phảicoi trẻ như con mình Tạo cho trẻ một môi trường học tập thân thiện vui
vẻ, không đẩy trẻ vào những áp lực, giúp trẻ có tâm thế thoải mái tham giamọi hoạt động Nhờ vậy giáo viên nắm bắt được tâm lý, tính cách của từngtrẻ bên cạnh đó cô giáo là người dễ nhận ra những thay đổi bất thường trong
cơ thể cũng như hành vi biểu hiện của trẻ Từ việc hiểu được đặc điểm của trẻgiáo viên có thể lựa chọn những biện pháp tác động phù hợp để giáo dụchành vi lễ giáo cho trẻ Trong chế độ sinh hoạt hằng ngày giáo viên có thểkịp thời uốn nắn những hành động cử chỉ không tốt, thói quen hành vichưa đúng của trẻ tránh để những hành vi đó trở thành thói quen không thểsửa chữa được Bên cạnh đó động viên khuyến khích những hành vi chuẩnmực để trẻ làm theo
Vì thời gian ở bên trẻ lâu, trung bình 8 tiếng/ 1 ngày nên cô giáo làngười có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với trẻ Trẻ học và bắt chước nhữnghành động cử chỉ, lời nói của cô rất nhanh và chính xác Do vậy mọi hànhđộng cử chỉ lời nói của cô chính là bài học thiết thực nhất đối với trẻ, cũng cónghĩa là cô phải chuẩn mực trong tất cả các hành động, lời nói để trẻbắt chước và học theo, tránh để việc giáo dục và thực tiễn lệch lạc, khôngthống nhất với nhau
Trang 20Đồng thời giáo viên cũng chính là cầu nối cho công tác giáo dục lễgiáo một cách toàn diện ở trẻ Phối kết hợp giữa chương trình giáo dụccủa nhà trường và gia đình Thường xuyên trao đổi chương trình giáo dục vớiphụ huynh Nhằm thống nhất chương trình giáo dục giúp giáo dục lễ giáođược tổ chức một cách có hiệu quả.
Giáo viên là người tổ chức các hoạt động, xây dựng kế hoạch tìnhhuống trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và việc giáo dục lễ giáo cũng khôngnằm ngoài kế hoạch đó Sau khi giúp trẻ hiểu đó là một hành vi chuẩn mực thìgiáo viên phải tạo những tình huống khác nhau để trẻ có cơ hội luyện tậpthường xuyên Giáo viên đưa trẻ vào các tình huống có vấn đề Trẻ được giaotiếp nhiều hơn thấy được ví trí của mình trong xã hội và sử dụng phù hợp.Đồng thời phải sử dụng các biện pháp hành vi lễ giáo một cách linh hoạt có
hệ thống, khoa học để giáo dục hành vi lễ giáo cho trẻ
Trang 21có rất nhiều con đường, cách thức, phương tiện khác nhau nhưng tùy vào độ tuổi,từng giờ hoạt động, đặc điểm tâm sinh lý của mỗi trẻ mà giáo viên có những cáchthức phương thức giáo dục phù hợp, khai thác lồng ghép nội dung giáo dục lễgiáo một cách hợp lí giúp trẻ tiếp nhận tự nhiên, nhẹ nhàng mà không mất đitính chất đặc trưng của các hoạt động.
Trang 22CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng
Tiến hành điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng việc giáo dục lễ giáocho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục lễ giáo
2.2 Vài nét về cơ sở giáo dục
Cơ sở giáo dục được nghiên cứu là 3 trường Mầm non thuộc thành phốHải Phòng
+ Trường Mầm non 1-6 Hải Phòng
+ Trường Mầm non Tam Cường, Vĩnh Bảo, Hải Phòng
+ Trường Mầm non Trần Thành Ngọ, Kiến An, Hải Phòng
Đây đều là các cơ sở giáo dục tiên tiến của thành phố, được đầu tư đầy
đủ trang thiết bị và đồ dùng dạy học, phối hợp với các tổ chức giáo dục đểnâng cao cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi cho trẻ Không gian trường rộng, cóđầy đủ các phòng chức năng Trường nhận và chăm sóc các cháu trong
độ tuổi mầm non luôn quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng chămsóc giáo dục trẻ, dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ, công tác chăm sóc giáo dụctrẻ được đặt nên hàng đầu
100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo quy định vềchuyên môn của ngành Giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên về chuyênmôn, có nhiều giáo viên giỏi các cấp
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác, yêu nghề, yêu trẻ, có ýthức học tập và trau dồi chuyên môn Linh hoạt trong giảng dạy và đổi mớiphương pháp chăm sóc giáo dục trẻ Giáo viên nhận thức được vai trò củaviệc giáo dục lễ giáo cho trẻ Nghiêm túc xây dựng kế hoạch và thực hiện kếhoạch đó Các giáo viên là các tấm gương trong phong trào thi đua thực hiệncuộc vận động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”tạo được sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh và niềm tin yêu của trẻ
Trang 232.3 Thực trạng vấn đề giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
2.3.1 Phân tích kết quả điều tra
Trong quá trình tìm hiểu việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi ởtrường mầm non chúng tôi dùng phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến các giáoviên đã và đang đứng lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non 1-6,Trường mầm non Tam Cường, Vĩnh Bảo, Trường Mầm non Trần ThànhNgọ trong địa bàn Thành phố Hải Phòng Tôi tiến hành phát 50 phiếu, kếtquả thu được như sau:
Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc giáo dục lễ giáo cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Bảng 2.1: Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng
của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Sự cần thiết của việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi
Số phiếu
Mức độ nhận thức của giáo viên về vấn đề ( % )
Trang 24Kết quả trên cho thấy giáo viên đã nhận thức đúng đắn về sự cần thiếtphải giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, họ cho rằng đó là một hoạtđộng có vai trò rất lớn trong việc giáo dục hoàn thiện nhân cách.
Ý kiến của giáo viên về biểu hiện của hành vi lễ giáo ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non
Bảng 2.2: Ý kiến của giáo viên về biểu hiện hành vi lễ giáo ở trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi
STT Biểu hiện của hành vi lễ giáo ở trẻ Số
phiếu
Mức độ đồng tình của giáo viên (%)
1 Trẻ biết chào hỏi, xưng hô lễ phép 50 100%
3 Biết giữ gìn cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định 44 88%
4 Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi
trường
Từ kết quả điều tra cho thấy 100% cho rằng biểu hiện của hành vi lễgiáo ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thể hiện ở việc trẻ biết chào hỏi lễ phép khi gặpngười lớn Các giáo viên cho rằng hành vi lễ giáo ở trẻ là trước tiên trẻ phảihiểu được các quy tắc ứng xử thông thường nhất bắt đầu từ việc biết chào hỏi
lễ phép khi gặp người lớn Đây là nguyên tắc ứng xử bắt buộc giúp trẻ hiểuđược tác dụng của lời chào Một số giáo viên nhận thức đúng đắn về tính tích
Trang 25cực của lời chào đó chính là biểu hiện của sự tôn trọng người khác Chính vìvậy mà tất cả giáo viên được phát phiếu đều cho rằng biểu hiện đầu tiên củahành vi lễ giáo phải là biết ứng xử chào hỏi khi gặp người lớn
88% giáo viên cho rằng biểu hiện của hành vi lễ giáo ở trẻ mẫu giáo 5-6tuổi được thể hiện khi trẻ biết giữ gìn cất gọn đồ chơi đúng nơi quy định
Đa số khi trò truyện với các giáo viên họ đều cho rằng hành vi giữ gìn cấtgọn đồ chơi đúng nơi quy định là một trong những chuẩn mực đạo đức,chuẩn mực lễ giáo cần có ở trẻ mẫu giáo Trẻ cần hiểu được ý nghĩa củaviệc cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định sẽ giúp cho phòng học, phòng chơi,phòng ngủ của trẻ ngăn nắp gọn gàng sạch sẽ tránh gây bề bộn nguy hiểm vàđặc biệt là hình thành thói quen tự lập 12% còn lại thì cho rằng biểu hiện củahành vi đạo đức lễ giáo không nằm ở việc trẻ tự lập như thế nào mà nằm ởcách trẻ hành xử với vấn đề dọn dẹp cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong rasao Trẻ hứng thú hay không hứng thú, tích cực hay không tích cực làm việchay không, hợp tác với bạn trong công việc như thế nào, đó mới chính là biểuhiện của lễ giáo trong hành vi cất dọn đồ dùng đồ chơi
66% giáo viên cho rằng biểu hiện nhường nhịn giúp đỡ bạn bè của trẻkhi chơi và trong sinh hoạt hằng ngày là một trong những chuẩn mực đạo đứchành vi lễ giáo Bởi khi chơi đôi khi trẻ có xu hướng thích giữ đồ chơi riêngcho mình không chịu chia sẻ với bạn bè nếu rèn cho trẻ thói quen biết chia sẻ
đồ chơi với bạn bè thì sẽ có tác dụng tích cực đến việc hoàn thiện nhân cáchcho trẻ 34% còn lại cho rằng biểu hiện của lễ giáo không chỉ thể hiện ở việcnhường nhịn giúp đỡ bạn bè mà trẻ còn có thể giúp đỡ những người lớn xungquanh trẻ làm một số các công việc nhỏ vừa sức của trẻ
94% giáo viên nhận định rằng biểu hiện của hành vi lễ giáo ở trẻ cũngđược thể hiện qua việc trẻ biết nói lời cảm ơn xin lỗi và tôn trọngnhững người lớn tuổi Việc trẻ nhận thức được đúng sai, phải trái, biết nóicảm ơn khi nhận từ người khác, biết xin lỗi khi nhận thức được hành độngcủa mình chưa đúng là những hành vi đạo đức thông thường mà trẻ cần
Trang 26phải biết và hiểu được ý nghĩa của nó đối với cuộc sống xung quanh trẻ Họcho rằng một đứa trẻ không biết những quy tắc ứng xử căn bản đó, khôngbiết tôn trọng nghe lời người lớn ngay từ nhỏ thì lớn lên rất khó để trở thànhmột người co đạo đức toàn diện, dù cho có tài cũng khó mà giúp người khác
nể phục
82% giáo viên cho rằng hành vi giữ gìn vệ sinh thân thể vệ sinh môitrường là một trong những biểu hiện lễ giáo cần có ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.Thông qua việc giáo dục hành vi giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh cá nhân vệsinh môi trường trẻ sẽ được hình thành những thói quen vệ sinh, thóiquen văn hóa nơi công cộng như trường học, công viên, vườn hoa Trẻ biếtmột số thao tác vệ sinh thân thể vệ sinh cá nhân đơn giản, biết nhặt rác bỏvào thùng rác, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết giữ gìn không ngắt hoa
bẻ lá các cây trong vườn hoa Qua đó trẻ nhận thức được ý nghĩa hành vicủa mình ích lợi tác hại của chúng 18% còn lại cho rằng biểu hiện của lễgiáo không chỉ thể hiên ở việc trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể vệ sinh cánhân, vệ sinh môi trường mà còn được thể hiện ở việc trẻ biết bảo vệ vệ sinhmôi trường có ý thức nhắc nhở ngăn chặn bạn bè hoặc những người xungquanh trẻ có những hành vi gây mất vệ sinh môi trường, giữ gìn những nơicông cộng sạch đẹp, thoáng mát
100% các giáo viên được hỏi đều cho rằng họ đồng tình với hành
vi kính trọng cô giáo và người lớn là biểu hiện của lễ giáo đối với trẻ mẫugiáo Trẻ mẫu giáo cần hiểu được cô giáo và những người lớn xunh quanh trẻ
là những người sinh ra trẻ, nuôi dưỡng trẻ, là cô nuôi nấu ăn cho trẻ, là báclao công dọn dẹp vệ sinh để trẻ có môi trường học tập tốt, vv… và rấtnhiều người lớn khác Vì vậy trẻ phải luôn biết kính trọng những người xunhquanh trẻ Đó là một hành vi lễ giáo tốt và có ý nghĩa đến quá trình hoànthiện nhân cách cho trẻ
54% giáo viên cho rằng biểu hiện mạnh dạn trong giao tiếp là một hành
vi lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Bởi các giáo viên đồng tình với ý
Trang 27kiến trên đều cho rằng khi trẻ giao tiếp tốt trẻ sẽ có khả năng lắng nghe vàtiếp thu có hiệu quả các bài giảng các tri thức mà giáo viên cung cấp, đồngthời trẻ cũng sẽ nhanh chóng học được những hành vi lễ giáo từ người khác.46% còn lại cho rằng việc giao tiếp tốt không đồng nghĩa với việc trẻ có thóiquen, văn hóa hành vi ứng xử lễ giáo trong giao tiếp mà những hành vi lễgiáo phải được học tập và rèn luyện đồng thời trong một ôi trường thích hợp.Trẻ ở lứa tuổi này khả năng tiếp thu những cái mới rất nhanh vì thế việcgiáo dục lễ giáo cho trẻ như thế nào trong cách giao tiếp mới là vấn đề đánglưu tâm của người giáo viên.
Nhận thức của giáo viên về vai trò của bản thân trong công tác giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về vai trò của bản thân trong
công tác giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
STT
Vai trò của giáo viên trong công tác giáo dục lễ giáo
Số phiếu
Mức độ nhậnthức( %)
2 Người định hướng gợi mở dẫn dắt hình
3 Người giảng dạy cung cấp thông tin cho trẻ 38 76%
96% giáo viên chọn phương pháp tạo tình huống có vấn đề để trẻ hứngthú làm theo yêu cầu của cô Việc tạo ra các tình huống sinh động có thểbằng tranh vẽ, bằng câu truyện gợi mở sẽ giúp trẻ thích thú hơn trong hoạtđộng học và tiếp thu lời giảng của cô một cách tốt nhất Tuy nhiên khi quansát các giáo viên tạo tình huống gợi mở cho trẻ còn cứng nhắc thụ động
84% cho rằng giáo viên là người định hướng gợi mở dẫn dắt trẻ hoạtđộng Các giáo viên xác định đúng đắn được rằng giáo viên nói chung và giáoviên mầm non nói riêng muốn giáo dục trẻ trở thành người có hành vi lễ giáo
Trang 28thì giáo viên phải là người dẫn dắt, định hướng gợi mở cho trẻ đến với nhữngbài học đạo đức nhẹ nhàng 16% còn lại cho rằng công tác định hướng dẫndắt tuy đã được thực hiện nhưng vấp phải khó khăn đó là trẻ đôi khi cònchưa thực hiện được những yêu cầu đã được định hướng của cô gây ảnhhướng đến khả năng vận dụng biện pháp Trên thực tế khi quan sát trong cácgiờ học, giờ chơi, giờ hoạt động ngoài trời giáo viên có thể đan xen các bàihọc giáo dục lễ giáo tuy nhiên giáo viên tổ chức định hướng, dẫn dắt gợi mởcòn hạn chế Do tư tưởng, nhận thức, cách thức tổ chức hoạt động của các giáoviên bị ảnh hưởng bởi các phương pháp cũ nên khi tổ chức hoạt động các giáoviên vẫn không tránh khỏi việc áp dặt cung cấp thông tin một chiều cho trẻ, dành
ít thời gian cho trẻ suy nghĩ về những câu hỏi mà giáo viên đưa ra
76% giáo viên chọn phương án là người giảng dạy, cung cấp thông tincho trẻ Các giáo viên đều cho rằng dù định hướng, dẫn dắt gợi mở chotrẻ hoạt động thì vẫn phải giảng giải cung cấp thông tin cho trẻ nhớ lâu vànhận thức được các thông tin chính xác từ phía cô giáo 24% cho rằng trẻkhông thể tự nhận thức thông tin nếu như cô không nói Nhưng khi tiến hànhhoạt động các giáo viên lại quen với cách cung cấp thông tin, là người chủđộng giảng giải cho trẻ nên phần nào làm giảm đi khả năng nhận thức vấn đề
và tiếp thu vấn đề của trẻ
Không có giáo viên nào chọn phương án “ Người thường xuyên làm
hộ trẻ” bởi các cô cho rằng việc rèn luyện các hành vi lễ giáo phải được rèndũa trong một khoảng thời gian nhất định Cô giáo chỉ có vai trò giaonhiệm vụ cho trẻ thực hiện tránh để trẻ phụ thuộc vào người lớn quá nhiều,đồng thời quan sát nếu trẻ không nắm được thì cô có thể hướng dẫn để trẻthực hiện cho đúng
Do mỗi một giáo viên có quan niệm riêng về việc xác định vai trò củamình chính vì vậy mà cách thức tổ chức giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫugiáo cũng không giống nhau Đặc biệt do ảnh hưởng của cách thức tổ chức cũ
và không có động lực sự thúc ép sáng tạo, vượt ra khỏi cách thức cũ nên
Trang 29có những giáo viên đã nhận thức đúng vai trò của mình nhưng khi tiến hànhlại không thực hiện được Cũng chính vì lý do đó mà việc giáo viên áp dụng
và thự hiện các phương pháp là không giống nhau
Trang 30Thực trạng việc giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Bảng 2.4: Kết quả điều tra việc sử dụng các biện pháp giáo dục lễ
giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
2 Giáo dục lễ giáo thông qua tổ chức các giờ học 32 64%
3 Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động vui chơi 32 64%
4 Cô giáo luôn là tấm gương cho trẻ noi theo 50 100%
6
Kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc tổ
chức giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 25 50%
Đối với biện pháp xây dựng góc tuyên truyền 58% giáo viên đượchỏi cho rằng họ có sử dụng phương pháp xây dựng góc tuyên truyền và rằngviệc sử dụng phương pháp này đúng cách sẽ phát huy tối đa hiệu quả việcgiáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo Bởi trẻ có đặc điểm dễ nhớ nhưng lại mauquên việc trẻ được trực quan bằng hình ảnh sẽ giúp trẻ hiểu rõ hơn nhữnggương tốt hoặc qua thơ, truyện thì trẻ dễ tiếp thu, dễ phân biệt việc làm nàotốt, việc làm nào xấu 42% giáo viên nói rằng họ ít khi hoặc không sử dụngphương pháp này vì khi sử dụng phương pháp này chủ đề chủ điểm của góc
lễ giáo phải được thay đổi liên tục theo tuần lên việc lập kế hoạch hoạt độnggặp rất nhiều khó khăn Đồng thời việc tổ chức thiết kế góc lễ giáo cũng nhưlàm đồ dùng phục vụ công tác giáo dục tại góc lễ giáo cũng mất nhiều côngsức của giáo viên Tuy nhiên toàn bộ giáo viên đều thừa nhận ích lợi củaviệc xây dựng góc tuyên truyền đem lại
Trang 3164% giáo viên cho rằng họ thường xuyên giáo dục lễ giáo cho trẻthông qua các giờ học Bởi thông qua các giờ học việc cài vào những nộidung giáo dục lễ giáo nhẹ nhành sẽ giúp trẻ hứng thú hơn tránh cho tiết họctrở nên khô khan Các giờ học đều có thể kết hợp nội dung giáo dục lễ giáo
và các giáo viên thường sử dụng chúng vào các giờ âm nhạc, thể chất, đặcbiệt là giờ truyện thơ Bởi theo các giáo viên được hỏi thì thông qua các câutruyện bài thơ đan xen các bài học giáo dục đạo đức trẻ tiếp thu nhanh và nhớlâu hơn
64% giáo viên nói họ có sử dụng việc giáo dục lễ giáo thông qua hoạtđộng vui chơi, bởi đây là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi này, trẻthích thú nhất là khi được chơi Vì vậy bằng việc quan sát trẻ và kịp thời giáodục đúng lúc trẻ sẽ hiểu và tiếp thu nhanh hơn những điều giáo viên dạy Đặcbiệt là trong trò chơi đóng vai theo chủ đề với việc hóa thân vào các vai chơikhác nhau trẻ học được cách giao tiếp chuẩn mực giữa mọi người vớinhau 36% còn lại lại cho rằng việc giáo dục trẻ thông qua các giờ chơi gặpnhiều khó khăn khi trẻ có hứng thú chơi trẻ sẽ làm theo ý mình mà không đểtâm tới lời cô nói, đồng thời việc giáo dục thông qua hoạt động vui chơi không thểthực hiện một cách đồng loạt và đồng đều với tất cả trẻ mà chỉ thực hiện được ởmột số trẻ hoặc một số nhóm trẻ
Đối với biện pháp cô giáo luôn là tấm gương cho trẻ noi theo100% giáo viên đều thực hiện biện pháp trên Giáo viên được hỏi cho rằng làngười giáo viên cần nhận thức rõ được bản thân có vai trò như thế nàotrong công tác giáo dục lễ giáo trong nhà trường Trẻ mẫu giáo có dặcđiểm thích bắt chiếc người lớn vì vậy cô giáo là người thường xuyên ở bêncạnh trẻ việc cô phải là tấm gương về lễ giáo cho trẻ học tập và noi theo làhoàn toàn đúng đắn
46% giáo viên được hỏi nói rằng họ thường xuyên sử dụng biện phápxây dựng môi trường giáo dục lành mạnh tạo điều kiện tốt nhất cho trẻhọc tập Họ hiểu được rằng khi giáo viên tạo được môi trường sư phạm lành
Trang 32mạnh cho trẻ học tập và phát triển thì sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức tốt hơn,hoàn thiện nhân cách 54% còn lại cho rằng họ ít sử dụng biện pháp này vìviệc tạo môi trường giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài,yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố đặc điểm địa phương Vì vậy việc sửdụng phương pháp này chưa gây được sự quan tâm của họ.
50% giáo viên nói họ thường xuyên sử dụng biện pháp cô giáo làtấm gương cho trẻ noi theo Trẻ mẫu giáo có tư duy ngắn hạn việc ghi nhớdiễn ra chưa có chủ đích, trẻ nhanh quên vì vậy nếu không chặt chẽ phốihợp thực hiện cùng gia đình trẻ thì công tác giáo dục của cô cứ thế màđạt kết quả không cao Bằng việc thường xuyên mở các cuộc họp trao đổi
về tình hình của trẻ đến với phụ huynh, trao đổi thẳng thắn góp ý trựctiếp và thường xuyên đối với phụ huynh Quan tâm tới những trẻ có hoàncảnh gia đình đặc biệt Giáo viên đã có thể nắm bắt thực tế học đi đôi vớihành, kết hợp với phụ huynh không để trẻ hành động tùy tiện Song 50% giáoviên còn lại tuy đã có những nhận thức nhất định về tầm quan trọng của vấn
đề song cách thức thực hiện và biện pháp giáo viên đưa ra còn nhiều bấtcập Giáo viên không tổ chức thực hiện thường xuyên và đồng bộ cácbiện pháp giúp giáo viên gần gũi hơn với phụ huynh Giờ đón trả trẻ hằngngày giáo viên chưa bao quát được hết các công việc của lớp đồng thời mangnặng tính thời gian, giáo viên nhanh chóng để trẻ về mà chưa trao đổi với phụhuynh Một số trẻ thường xuyên không được cha mẹ đưa đón đi học màthường là ông bà, người giúp việc vì vậy cô không thể gặp trực tiếp bố mẹcháu để trao đổi song cô cũng không có các biện pháp khác liên lạc với phụhuynh như gọi điện thoại hoặc thư tín
Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc xác định căn cứ để xây dựng biện pháp giáo dục lễ giáo
Trang 33Bảng 2.5: Nhận thức của giáo viên về căn cứ xây dựng các biện
pháp giáo dục lễ giáo STT Căn cứ xây dựng biện pháp giáo dục lễ giáo phiếu Số nhậnthức( %) Mức độ
1 Hình thành một số khái niệm niềm tin đơn giản về giáo dục lễ giáo 49 98%
2 Hệ thống chủ đề, chủ điểm của việc giáo dục
4 Mức độ phát triển của trẻ ở từng độ tuổi 50 100%
98% giáo viên cho rằng muốn giáo dục lễ giáo đạt hiệu quả ngườigiáo viên cần hình thành ở trẻ một số khái niệm niềm tin cơ bản trước khi bắtđầu giáo dục lễ giáo cho trẻ Bởi khi trẻ đã hiểu lễ giáo là gì, đạo đức là gì thìkhi dạy trẻ các hành vi thói quen văn minh đạo đức trẻ sẽ dễ dàng hiểu tiếpthu và học theo
82% giáo viên cho rằng xây dựng hệ thống chủ đề, chủ điểm nhất định
sẽ là nền tảng cho việc giáo dục lễ giáo ở trẻ mẫu giáo Bởi giáo dục lễ giáocúng như các hoạt động giáo dục khác việc xây dưng chủ đề chủ điểm và thayđổi thường xuyên sẽ giúp cho việc tiếp thu của trẻ tốt hơn, trẻ em luôn có đặcđiểm ham thích những cái mới, những điều mới qua mỗi chủ đề chủ điểm
sẽ là điều kiện tốt nhất để xây dựng các biện pháp giáo dục lễ giáo
74% giáo viên cho rằng căn cứ của việc xây dựng các biện pháp giáodục nằm ở nhu cầu hứng thú của trẻ Bằng việc đáp ứng những nhu cầu hứngthú của trẻ trong giảng dạy người giáo dục có thể hướng trẻ tới các mục đíchgiáo dục khác nhau mà không làm trẻ chán hay khó chịu
100% giáo viên cho rằng việc xây dựng các biện pháp giáo dục lễ giáonằm ở vấn đề độ tuổi của trẻ, cần nắm rõ đối tượng trẻ nằm ở độ tuổi nào
từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp với từng độ tuổi, bởi mỗi độtuổi khác nhau thì khả năng tiếp thu của trẻ lại khác nhau, nếu giáo dục