1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT

43 2K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 94,06 KB

Nội dung

- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao độnghoặc hành chính;- Tham gia tố tụng trọn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 3 năm 2016

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

PHÁP LÝ 4

1.1 Dịch vụ pháp lý 4

1.1.1 Khái niệm về dịch vụ pháp lý 4

1.1.1.1 Khái niệm của WTO về dịch vụ pháp lý 4

1.1.1.2 Quan niệm về dịch vụ pháp lý ở Việt Nam 6

1.1.2 Chủ thể thực hiện dịch vụ pháp lý 8

1.1.3 Tính thương mại của dịch vụ pháp lý 8

1.1.4 Đặc điểm dịch vụ pháp lý 9

1.1.5 Phân loại dịch vụ pháp lý 10

1.1.5.1 Theo nhà cung cấp DVPL 10

1.1.5.2 Theo loại chuyên gia thực hiện DVPL 10

1.1.5.3 Theo nội dung DVPL 10

1.2 Hợp đồng dịch vụ pháp lý 10

1.2.1 Khái niệm Hợp đồng dịch vụ pháp lý 10

1.2.2 Đặc điểm hợp đồng dịch vụ pháp lý 11

1.2.3 Phân loại hợp đồng dịch vụ pháp lý 12

1.2.3.1 Căn cứ vào loại hình tổ chức hành nghề cung cấp DVPL 12

1.2.3.2 Căn cứ vào nội dung của HĐDVPL 12

1.2.3.3 Căn cứ vào loại chuyên gia thực hiện HĐDVPL 12

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ 13

2.1 Chủ thể của Hợp đồng dịch vụ pháp lý 13

2.1.1 Bên cung cấp dịch vụ pháp lý 13

2.1.2 Bên sử dụng dịch vụ pháp lý 16

2.2 Nội dung dịch vụ, thời hạn thực hiện hợp đồng 17

2.3 Nghĩa vụ của các bên 19

2.3.1 Nghĩa vụ của bên cung ứng DVPL 19

2.3.2 Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ pháp lý 21

2.4 Thù lao 22

2.5 Trách nhiệm do vi phạm HĐDVPL 23

Trang 3

CHƯƠNG 3: QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

DỊCH VỤ PHÁP LÝ 26

3.1 Bên cung cấp DVPL phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo HĐDVPL 26

3.2 Đại diện ký kết HĐDVPL phải có thẩm quyền 26

3.2.1 Người đại diện ký kết hợp đồng của bên cung ứng DVPL 26

3.2.2 Người đại diện ký kết hợp đồng của bên sử dụng DVPL 27

3.3 Đảm bảo nguyên tắc giao kết hợp đồng 27

3.4 Mục đích và nội dung hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội 28

3.5 Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật 28

CHƯƠNG 4: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ 30

CHƯƠNG 5: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG LUẬT SƯ Ở NƯỚC TA 35

5.1 Kết quả đạt được 35

5.2 Những hạn chế, yếu kém 36

5.3 Một vài nguyên nhân 37

5.4 Kiến nghị 39

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ MẪU 40

Trang 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ

1.1 Dịch vụ pháp lý

1.1.1 Khái niệm về dịch vụ pháp lý

1.1.1.1 Khái niệm của WTO về dịch vụ pháp lý

Theo nghĩa rộng, dịch vụ pháp lý (DVPL) bao gồm dịch vụ tư vấn, dịch vụtranh tụng cũng như toàn bộ các hoạt động liên quan đến quản lý tư pháp (nhưhoạt động của thẩm phán, thư ký tòa án, công tố viên, luật sư công v.v ) Tuynhiên, loại hoạt động liên quan đến quản lý tư pháp bị gạt ra ngoài phạm vi củaHiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (viết tắt là GATS), bởi vì ởhầu hết các nước, các hoạt động này được coi là “loại dịch vụ được cung cấptrong khi thực hiện quyền lực nhà nước” theo Điều I:3 (GATS) GATS điềuchỉnh tất cả các dịch vụ tư vấn và tranh tụng trong nhiều lĩnh vực pháp luật WTO không định nghĩa dịch vụ mà chỉ định nghĩa dịch vụ theo từng phânngành cụ thể và qua các phương thức cung cấp dịch vụ Theo phân loại củaWTO, dịch vụ được chia thành 11 ngành chính1, mỗi ngành chính lại phân chiathành nhiều phân ngành nhỏ, tổng số gồm 155 phân ngành Việc phân loại nàyđược quy định trong tài liệu MTN.GNS/W/120 của WTO Dịch vụ kinh doanh

là một trong 11 ngành chính và DVPL là một phân ngành của Dịch vụ kinhdoanh

Theo “Bảng phân loại các ngành dịch vụ” của WTO (Tài liệu mã sốMTN.GNS/W/120) thì “(a) dịch vụ pháp luật” được liệt kê với tư cách là tiểungành dịch vụ của “(A) dịch vụ chuyên môn” nằm trong ngành dịch vụ thứ nhất:

“1 Dịch vụ kinh doanh”, tương ứng với mã số CPC 861 của Liên hợpquốc, “dịch vụ pháp luật” được chia thành nhiều loại:

- Dịch vụ tư vấn và tranh tụng trong nhiều lĩnh vực pháp luật (CPC 8611);

- Dịch vụ tư vấn và tranh tụng liên quan đến luật hình sự (CPC 8611);

- Dịch vụ tư vấn và tranh tụng về các thủ tục tại tòa án liên quan đến cáclĩnh vực pháp luật khác (CPC 86119);

- Dịch vụ tư vấn và tranh tụng về các thủ tục theo quy định của luật thànhvăn tại các tổ chức mang tính tòa án (CPC 8612/86120);

- Dịch vụ cung cấp và chứng nhận hồ sơ pháp luật (CPC 8613/86130);

- Dịch vụ khác về thông tin pháp luật và tư vấn (CPC 8619/86190);

Việc sửa đổi mã CPC được Ủy ban thống kê của Liên hợp quốc thông quatháng 2/1997 về cơ bản không thay đổi nhiều về DVPL Tuy nhiên, cần lưu ý

1 Mười hai nhóm theo cách phân loại của WTO là: (1) Dịch vụ thương mại (dịch vụ nghề nghiệp và các dịch vụ liên quan đến máy tính); (2) Dịch vụ thông tin liên lạc; (3) Dịch vụ xay dựng và các dịch vụ kỹ thuật đồng bộ có liên quan; (4) Dịch vụ phân phối; (5) Dịch vụ giáo dục; (6) Dịch vụ liên quan đến môi trường; (7) Dịch vụ tài chính (bảo hiểm và ngân hàng); (8) Dịch vụ du lịch và du lịch lữ hành; (9) Các dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao; (10) Dịch vụ giao thông; (11) Dịch vụ y tế; và (12) Các loại dịch vụ khác.

Trang 5

rằng: tiểu ngành DVPL được bổ sung “dịch vụ trọng tài và hòa giải” mà trướcđây thuộc về dịch vụ tư vấn quản lý (S/CSC/W6/Add.10,27/03/1998)

Dịch vụ tư vấn pháp luật, theo cách hiểu chung nhất, là hoạt động cung cấpcác ý kiến pháp lý nói chung của những người có kiến thức về mặt pháp lý đượcpháp luật cho phép cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu (sau đây gọi chung làkhách hàng) và khách hàng sẽ phải trả một khoản phí tương ứng Cụ thể hơn,người tư vấn thực hiện các yêu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng bảo

vệ quyền và lợi ích của họ một cách tốt nhất Tư vấn pháp luật có thể lúc đầu làgiải đáp thắc mắc về pháp luật, sau đó có thể tự mình thực hiện các công việcpháp lý giúp khách hàng, ví dụ soạn thảo hợp đồng mà khách hàng là một bêncủa hợp đồng

Dịch vụ đại diện pháp luật được hiểu là người đại diện pháp luật thay mặtcho khách hàng trước cơ quan có thẩm quyền, trước bạn hàng của khách hàng đểthực hiện các công việc đúng pháp luật, theo sự ủy quyền của khách hàng nhằmbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và có thu phí Cơ quan nhànước có thẩm quyền có thể là cơ quan tư pháp, cơ quan hành chính, hoặc tổchức có quyền tư pháp Người đại diện trực tiếp thực hiện các công việc trongphạm vi thỏa thuận với khách hàng

Tuy nhiên, dịch vụ pháp lý vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, vì vậy,việc chia ra thành dịch vụ tư vấn và dịch vụ đại diện chỉ mang tính chất tươngđối, nhằm mục đích hiểu rõ hơn đặc thù từng loại hoạt động Nhưng vẫn rất khótìm ra ranh giới rõ ràng của hai loại dịch vụ trên

Sau này, dịch vụ tư vấn pháp luật, đại diện pháp luật không chỉ được nhắcđến dưới các hình thức hoạt động trên Tòa án mà còn được thể hiện ở các hoạtđộng bên ngoài Tòa án (ví dụ: nghiên cứu hồ sơ vụ án, gặp gỡ người bị nghiphạm tội,…)

Dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ đại diện theo thủ tục tư pháp liên quanđến các lĩnh vực khác của pháp luật là dịch vụ tư vấn pháp luật, địa diện trongquá trình tố tụng phi hình sự và dịch vụ soạn thảo văn bản pháp lý liên quan đếncác ngành luật khác mà không phải luật hình sự Đặc biệt trong lĩnh vực thươngmại, vì sợ cơ hội kinh tế qua nhanh, nên các chủ thể kinh doanh cần lựa chọnhình thức giải quyết tranh chấp thích hợp, do đó, một vụ tranh chấp không dừnglại ở việc giải quyết theo thủ tục Tòa án, mà có thể thực hiện trước cơ quan hoặc

tổ chức có thẩm quyền được thừa nhận mà không phải là Tòa án Đó chính làhình thức Trọng tài Và trường hợp này, vai trò của Luật sư vẫn là có thể thamgia tư vấn, đại diện cho khách hàng khi tham gia tố tụng trọng tài

Dịch vụ công chứng là dịch vụ chứng nhận một hợp đồng hoặc một giaodịch được thể hiện trên văn bản, ví dụ như chuyển quyền sở hữu; thừa kế tài sản;

kê biên lời khai khi ly hôn; công nhận sự liên kết và lợi nhuận thu được từ hoạt

Trang 6

động kinh doanh theo pháp luật công ty Dịch vụ công chứng thường do các luật

sư tư vấn thực hiện hoặc cũng có thể do các công chức thực hiện, tùy theo quyđịnh từng quốc gia Công chứng viên cung cấp dịch vụ trên “cơ sở thương mại”nên hoạt động này vẫn tuân thủ các quy định của GATS

Như vậy, GATS/WTO không định nghĩa DVPL mà chỉ liệt kê các loạiDVPL Trong khuôn khổ của Hiệp định GATS, các loại DVPL này được hiểu làcác loại DVPL mang tính thương mại Cuối cùng, khái niệm dịch vụ pháp lýđang trong quá trình hoàn thiện và cũng là mục đích mà các quốc gia muốnhướng đến, trong đó không thể không kể đến Việt Nam.2

1.1.1.2 Quan niệm về dịch vụ pháp lý ở Việt Nam

Thuật ngữ “dịch vụ pháp lý” đã được ghi nhận trong Pháp lệnh tổ chức luật

sư năm 1987 và Thông tư số 1119-QLTPK ngày 24/12/2987 của Bộ Tư pháp vềcông tác dịch vụ pháp lý, Công văn số 870/CV/DVPL ngày 26/10/1989 của Bộ

Tư pháp hướng dẫn công tác dịch vụ pháp lý Điều 13 Pháp lệnh tổ chức luật sưnăm 1987 quy định các hình thức giúp đớ pháp lý của luật sư bao gồm:

- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặcđại diện cho người bị hại và các đương sự khác trong các vụ án hình sự, kể cảcác vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự; đại diện cho các bênđương sự trong các vụ án dân sự, hôn nhân, gia đình và lao động

- Làm tư vấn pháp luật cho các tổ chức kinh tế Nhà nước, tập thể và tưnhân, kể cả các tổ chức kinh tế nước ngoài

- Làm các dịch vụ pháp lý khác cho công dân và tổ chức

Từ nội dung trên, có thể xem các hoạt động tham gia tố tụng, làm tư vấnpháp luật của luật sư là hoạt động dịch vụ pháp lý Tuy nhiên đến Thông tư1119/QLTPK và Công văn số 870/CV/DVPL của Bộ Tư pháp lại quy định hoạtđộng dịch vụ pháp lý chỉ bao gồm tư vấn pháp lý cho công dân và cho các tổchức

Pháp lệnh luật sư năm 2001 được ban hành và Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 94/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnhluật sư quy định hành nghề luật sư Điều 1 Pháp lệnh này quy định về dịch vụpháp lý bao gồm hoạt động tố tụng, tư vấn pháp lý và dịch vụ pháp lý khác Cụthể hơn tại Điều 14 quy định hành nghề luật sư bao gồm:

- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc làngười bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bịđơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự;

2 Nguyễn Văn Tuân, Pháp luật về luật sư và đạo đức hành nghề luật sư, Nxb Chính trị quốc gia, 2014, trang

126-133

Trang 7

- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao độnghoặc hành chính;

- Tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp;

- Tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổchức;

- Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là kháchhàng) để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật;

- Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật

Vậy, theo quy định Pháp lệnh luật sư năm 2001, dịch vụ pháp lý gồm cáclĩnh vực sau: dịch vụ pháp lý trong tố tụng tư pháp, dịch vụ pháp lý trong lĩnhvực tố tụng trọng tài, tư vấn pháp luật, đại diện theo ủy quyền về các vấn đề liênquan đến pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác

Cho đến Luật Luật sư 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 Điều 4 quyđịnh về dịch vụ pháp lý như sau: “Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia

tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ

pháp lý khác” Tiếp theo, tại Luật này lại quy định phạm vi hành nghề luật sư

như sau:

- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bịcan, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự,

bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân vàgia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy địnhcủa pháp luật;

- Thực hiện tư vấn pháp luật;

- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liênquan đến pháp luật;

- Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này;

Như trên, ta có thể hiểu dịch vụ pháp lý cũng giống như phạm vi hành nghềluật sư không? Thật sự, đây vẫn là chưa có câu trả lời thống nhất Vì vậy, đưa rakhái niệm dịch vụ pháp lý là việc khó khăn, cần nhiều công trình nghiên cứu đểhoàn thiện khái niệm, tính chất của dịch vụ pháp lý

1.1.2 Chủ thể thực hiện dịch vụ pháp lý

Theo quy định của Luật Tố tụng hiện hành (gồm cả Luật Tố tụng hình sự

và Luật Tố tụng dân sự), người bào chữa có thể là: Luật sư; Người đại diện; Bào

Trang 8

chữa viên nhân dân; Người khác theo quy định của pháp luật tham gia với tưcách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Bên cạnh đó còn có hoạt động trợ giúp viên pháp lý theo quy định của LuậtTrợ giúp viên pháp lý năm 2006 và hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức chínhtrị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,

cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành theo luật theo quy định của Nghịđịnh 77/2008/NĐ-CP nghị định do Chính phủ ban hành ngày 16/7/2008 về tưvấn pháp luật

Như vậy, dịch vụ pháp lý ở Việt Nam đang được điều chỉnh bởi nhiều vănbản pháp luật khác nhau, thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau, chưa có một sựthông nhất nào cả Vì vậy đã dẫn đến khái niệm, cũng như bản chất của dịch vụpháp lý chưa được rõ ràng

Thiết nghĩ, vì đây là hoạt động đặc thù với yêu cầu chuyên môn cao, đạođức nghề nghiệp khắt khe; Việt Nam chỉ nên quy định những người có chuyênmôn cao, trình độ nghiệp vụ, kĩ năng hành nghề dịch vụ pháp lý cao thực hiện,

và đặc biệt chỉ có luật sư (với những yêu cầu nghiêm khắc về tiêu chuẩn hànhnghề luật sư) mới có thể cung cấp dịch vụ pháp lý trong tố tụng tư pháp.3

1.1.3 Tính thương mại của dịch vụ pháp lý

Để phân biệt rõ DVPL không mang tính thương mại (DVPL công) vàTMDVPL (DVPL mang tính thương mại), cần so sánh hai loại DVPL này vớinhau qua các tiêu chí so sánh sau:

mạiChủ thể cung cấp Các cơ quan hoặc tổ

chức nhà nước cung ứng

Các tổ chức hành nghềcung ứng DVPL đượcthành lập hợp pháp cungứng

Mục đích của chủ thể

cung ứng

Nhằm thực hiện cácnhiệm vụ của nhà nước,cũng có thể là các hoạtđộng dịch vụ mà nhànước phải thực hiệnnhằm đáp ứng mục tiêucủa quản lý nhà nướctrên các lĩnh vực hoặcnhằm các mục đích nhânđạo

Nhằm mục đích tìm kiếmlợi nhuận, nhận thù lao

3 Nguyễn Văn Tuân, Pháp luật về luật sư và đạo đức hành nghề luật sư, Nxb Chính trị quốc gia, 2014, trang

143-144.

Trang 9

Người thực hiện DVPL Phải là các cá nhân có

trình độ chuyên môn và

kỹ năng hành nghề luật,đáp ứng đủ các điều kiện

do pháp luật quy định đểđược hành nghề Ngườithực hiện DVPL côngthuộc biên chế trong cơquan, tổ chức nhà nước

và được gọi là viên chứcnhà nước và được hưởnglương từ ngân sách nhànước

Người lao động của các

tổ chức hành nghề cungứng DVPL, hay cá nhânhành nghề Phần lớnnhững người này chính

là những nhà đầu tưthành lập và quản lý các

tổ chức hành nghề và cóCCHN phù hợp với loạihình DVPL của tổ chứchành nghề mà họ làthành viên

Nơi diễn ra hoạt động

cung ứng DVPL

Được tiến hành cùng vớicác hoạt động quản lýnhà nước trên các lĩnhvực hoặc tiến hành độclập (gọi chung là khu vựcnhà nước)

TMDVPL diễn ra trên thịtrường

thuộc DVPL công vàTMDVPL cùng có chungbiểu phí Áp dụng chế độtính thù lao và chi phí(riêng) theo quy định củanhà nước

TMDVPL áp dụng chế

độ tính thù lao và chi phínhư các loại hình doanhnghiệp

“TMDVPL là toàn bộ các công việc có liên quan đến pháp luật do các tổchức hành nghề cung ứng DVPL thực hiện cho khách hàng nhằm nhận thù lao”

1.1.4 Đặc điểm dịch vụ pháp lý

Thứ nhất, DVPL có tính gắn liền với pháp luật

Thứ hai, người thực hiện DVPL phải có trình độ chuyên môn và kỹ nănghành nghề luật, cũng như đạo đức hành nghề

Thứ ba, DVPL có tính khó xác định trước được kết quả

Thứ tư, kết quả thương mại DVPL có giá trị pháp lý như kết quả DVPLcông

Trang 10

1.1.5 Phân loại dịch vụ pháp lý 4

1.1.5.1 Theo nhà cung cấp DVPL

Có thể phân DVPL thành bốn loại: DVPL của tổ chức hành nghề luật sư;DVPL của tổ chức hành nghề công chứng; DVPL của tổ chức hành nghề thừaphát lại và DVPL của Trung tâm tư vấn pháp luật (chỉ đối với những DVPL chokhách hàng có thù thù lao và chi phí)

1.1.5.2 Theo loại chuyên gia thực hiện DVPL

Có thể phân DVPL thành bốn loại: DVPL của luật sư; DVPL của côngchứng viên; DVPL của tư vấn viên pháp luật; DVPL của thừa phát lại

1.1.5.3 Theo nội dung DVPL

Có thể phân loại DVPL thành: Dịch vụ tư vấn pháp luật; Dịch vụ tranhtụng; Dịch vụ đại diện (không bao gồm dịch vụ đại diện cho thương nhân tronghoạt động thương mại); Dịch vụ Công chứng (của các Văn phòng công chứng);Dịch vụ lập vi bằng; Dịch vụ xác minh điều kiện thi hành án; Dịch vụ tống đạtgiấy tờ của toà án và cơ quan thi hành án; Dịch vụ thi hành án (của Thừa phátlại); Dịch vụ pháp lý khác

là hoạt động thương mại, theo đó một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụthực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ(sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụtheo thỏa thuận” Luật Thương mại (LTM) 2005 Điều 74 không định nghĩa hợpđồng cung ứng dịch vụ trong thương mại Nội dung các quy định về HĐDVtrong LTM được xây dựng theo xu hướng cụ thể hóa các nguyên tắc và quy định

về hợp đồng dân sự trong BLDS

Luật Luật sư (LLS) 2006 Điều 26 quy định:

“Luật sư thực hiện DVPL theo HĐDVPL, trừ trường hợp luật sư tham gia

tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.

HĐDVPL phải được làm thành văn bản…”

4 Hoàng Thị Vịnh, 2014, Luận án tiến sĩ Luật học Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, …, trang 34.

Trang 11

Như vậy, đối với hoạt động cung ứng DVPL của luật sư, pháp luật đã cóquy định chính thức về việc quan giữa luật sư và khách hàng là quan hệHĐDVPL và phải được thể hiện dưới hình thức văn bản

Từ các quy định của BLDS, LTM và các luật chuyên ngành về DVPL, cóthể khẳng định HĐDVPL là một dạng của HĐDVTM HĐDVPL mang đầy đủcác dấu hiệu của HĐDVTM đó là: i) là sự thỏa thuận giữa hai bên (bên cungứng DVPL và bên sử dụng DVPL); ii) Nội dung HĐDVPL chứa đựng quyền vànghĩa vụ của các bên Đa số HĐDVPL là loại hợp đồng song vụ, quyền của bênnày là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Có một số ít HĐDVPL là loại hợpđồng vì lợi ích của người thứ ba (trường hợp thân nhân của bị can, bị cáo bị tạmgiam mời luật sư bào chữa cho họ) Theo đó, bên cung ứng thực hiện cho bên sửdụng DVPL một hoặc nhiều công việc có liên quan đến pháp luật thuộc lĩnh vựchành nghề đã đăng ký hoạt động cho bên sử dụng DVPL còn bên sử dụng DVPL

có quyền sử dụng DVPL theo thỏa thuận và có nghĩa vụ thanh toán; iii) Mụcđích của bên cung ứng DVPL là nhận thù lao còn mục đích của bên sử dụngDVPL là nhằm thỏa mãn nhu cầu về DVPL

Người thực hiện DVPL trong HĐDVPL là người có CCHN (Có bắt buộcmuốn cung ứng DVPL trong HĐDVPL phải có CCHN không?) cung ứng mộtloại hình DVPL nhất định và để được cấp CCHN, người thực hiện DVPL phảiđáp ứng nhiều điều kiện gắn với nghề luật, trong đó có một điều kiện đặc trưng

về trình độ chuyên môn phải có bằng đại học luật và phải có kỹ năng hành nghềluật qua yêu cầu phải tốt nghiệp lớp đào tạo nghề cung ứng DVPL (chẳng hạnlớp đào tạo nghề luật sư), đã trải qua thời gian tập sự hành nghề cung ứng DVPL(để làm thử công việc cung ứng DVPL dưới sự hướng dẫn của các cá nhân cónhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng DVPL) và phải là thành viên củamột tổ chức hành nghề cung ứng DVPL (không được làm một nghề khác, thểhiện sự chuyên tâm vào việc hành nghề cung ứng DVPL)

Như vậy, dựa vào quy định chung của BLDS về hợp đồng dịch vụ, có thểrút ra hợp đồng dịch vụ pháp lý là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên làmdịch vụ pháp lý thực hiện một công việc cho bên thuê dịch vụ pháp lý, còn bênthuê dịch vụ pháp lý phải trả tiền công cho bên làm dịch vụ pháp lý

1.2.2 Đặc điểm hợp đồng dịch vụ pháp lý

Thứ nhất, bên cung ứng dịch vụ pháp lý hoặc hành nghề dưới hình thức tổchức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân, nhưng nhất thiếtphải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

Thứ hai, hợp đồng dịch vụ pháp lý có tính đối nhân và tính rủi ro cao

Thứ ba, quá trình giao kết và thực hiện hầu hết các HĐDVPL bị phụ thuộcvào bên thứ ba

Trang 12

1.2.3 Phân loại hợp đồng dịch vụ pháp lý 5

HĐDVPL có thể chia thành các loại khác nhau dựa trên tiêu chí khác nhau

1.2.3.1 Căn cứ vào loại hình tổ chức hành nghề cung cấp DVPL

HĐDVPL có thể chia thành 5 loại: HĐDVPL của tổ chức hành nghề luậtsư; HĐDVPL của tổ chức hành nghề công chứng; HĐDVPL của tổ chức hànhnghề Thừa phát lại; HĐDVPL của Trung tâm tư vấn pháp luật và HĐDVPL củacác tổ chức khác

1.2.3.2 Căn cứ vào nội dung của HĐDVPL

HĐDVPL có thể chia thành 8 loại: hợp đồng dịch vụ tranh tụng; hợp đồngdịch vụ tư vấn pháp luật; hợp đồng dịch vụ công chứng; hợp đồng dịch vụ lập vibằng; hợp đồng dịch vụ tống đạt giấy tờ của tòa án và cơ quan thi hành án; hợpđồng xác minh điều kiện thi hành án; hợp đồng thi hành án và HĐDVPL khác

1.2.3.3 Căn cứ vào loại chuyên gia thực hiện HĐDVPL

HĐDVPL có thể chia thành 4 loại: HĐDVPL của luật sư; HĐDVPL củacông chứng viên; HĐDVPL của thừa phát lại; HĐDVPL của tư vấn viên phápluật và HĐDVPL của chuyên gia pháp lý khác

5 Trích dẫn từ Hoàng Thị Vịnh, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội năm 2014, trang 45.

Trang 13

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Hợp đồng dịch vụ pháp lý gồm 3 phần: phần căn cứ pháp lý và căn cứ thực

tế, phần chủ thể giao kết và phần quyền và nghĩa vụ của các bên

Theo Điều 26 Luật Luật sư 2006 thì Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theohợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầucủa cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việctheo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức Và hợp đồng dịch vụ pháp lý phảiđược làm thành văn bản với những nội dung chính như sau:

- Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diệncủa tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư làm việc với tư cách cá nhân;

- Nội dung dịch vụ, thời hạn thực hiện hợp đồng;

- Quyền, nghĩa vụ của các bên;

- Phương thức tính và mức thù lao cụ thể, các khoản chi phí khác (nếu có);

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

- Phương thức giải quyết tranh chấp

Như vậy nội dung hợp đồng dịch vụ pháp lý là toàn bộ những điều khoản

mà hai bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của hai bên Chúng ta đi đến

những nội dung cụ thể và cơ bản nhất của hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Điều kiện để hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý

Theo quy định tại các luật chuyên ngành về DVPL thì nhà đầu tư muốnthành lập các tổ chức cung ứng DVPL tại Việt Nam, ngoài việc phải đáp ứngcác điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý DN quy định tạiLDN 2015 và LĐT 2015, còn phải đáp ứng điều kiện về chuyên môn và kỹ nănghành nghề luật Điều kiện đó là chỉ những nhà đầu tư là cá nhân đáp ứng đủnhững điều kiện để được hành nghề cung ứng DVPL, đã được cấp CCHN mới

có quyền thành lập hoặc tham gia thành lập các tổ chức hành nghề cung ứngDVPL hoặc hành nghề với tư cách cá nhân

Điều kiện để hành nghề của Luật sư

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định củapháp luật Luật sư hành nghề luật sư tại Việt Nam bao gồm luật sư Việt Nam vàluật sư nước ngoài Tiêu chuẩn của Luật sư Việt Nam được quy định tại Điều 10LLS 2006, gồm các tiêu chuẩn: i) Có bằng cử nhân luật do cơ sở giáo dục đại

Trang 14

học của Việt Nam cấp hoặc do cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp vàđược công nhận tại Việt Nam; ii) Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp (GCNTN) đàotạo nghề luật sư do cơ sở đào tạo nghề luật sư của Bộ Tư pháp hoặc Tổ chức luật

sư toàn quốc cấp (hiện nay do Học viện Tư pháp cấp) hoặc do cơ sở đào tạonghề luật sư của nước ngoài cấp, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận; iii) Đãqua thời gian 12 tháng tập sự hành nghề luật sư tại một cơ sở hành nghề luật sưthuộc Đoàn luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc TW Người có đủ các tiêu chuẩnnêu trên phải tham dự kỳ thi sát hạch để được trở thành luật sư chính thức, nếuthi đỗ thì mới được Bộ Tư pháp cấp CCHN luật sư và Liên đoàn Luật sư ViệtNam (VBF) cấp Thẻ luật sư Từ thời điểm này họ mới có thể hành nghề luật sưtại một tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân

Luật sư nước ngoài đáp ứng đủ ba tiêu chuẩn sau thì được cấp Giấy phéphành nghề luật sư tại Việt Nam: i) Có CCHN luật sư đang còn hiệu lực tại ViệtNam; ii) Tôn trọng Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; iii) Được tổ chức hànhnghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh,công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Namđồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó Luật sư nước ngoài hànhnghề tại Việt Nam dưới hai hình thức sau: Làm việc với tư cách thành viên chomột chi nhánh hoặc một công ty luật nước ngoài tại Việt Nam hoặc làm việctheo hợp đồng cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sưViệt Nam Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn về pháp luậtnước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các DVPL khác liên quan đếnpháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có bằng

cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối vớimột luật sư Việt Nam, không được tham gia tố tụng với tư cách là người bàochữa, người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước

cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam

- Tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam bao gồm:

+ Văn phòng luật sư (VPLS): Do một luật sư thành lập được tổ chức vàhoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân Luật sư thành lập VPLS làTrưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vềmọi nghĩa vụ của văn phòng Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luậtcủa VPLS VPLS có thể có nhiều luật sư cùng hoạt động Các luật sư hoạt độngtại VPLS với tư cách là luật sư thành lập hoặc luật sư làm việc theo hợp đồngcho tổ chức hành nghề luật sư Các luật sư thuộc một VPLS hoạt động dưới sựđiều hành của Trưởng Văn phòng Tên gọi và trụ sở của VPLS, chế độ tài chính,tài sản tuân theo quy định của LDN 2015 (Điều 32 LLS);

+ Công ty luật hợp danh (CTLHD): Phải do ít nhất hai luật sư thành lập.Hai luật sư này được gọi là thành viên hợp danh, được quyền nhân danh công ty

Trang 15

để hành nghề cung ứng DVPL và chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn về cáckhoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty Khác với các loại hình công tyhợp danh được quy định trong LDN, CTLHD không được kết nạp thành viêngóp vốn CTLHD là loại hình DN mà toàn bộ thành viên đều phải là thành viênhợp danh (Điều 34 LLS) LLS không quy định số lượng CTLHD mà một luật sưđược tham gia thành lập và hoạt động mà chỉ quy định mỗi cá nhân có CCHNchỉ được sử dụng CCHN để ĐKHĐ tại một tổ chức hành nghề.

+ Công ty luật TNHH: (Gồm công ty luật TNHH hai thành viên trở lên vàcông ty luật TNHH một thành viên) Công ty luật TNHH hai thành viên trở lên

do ít nhất hai luật sư trở lên thành lập và tối đa không được quá 50 luật sư Cácluật sư thành viên cùng góp vốn, cùng hành nghề cung ứng DVPL và cùng chịutrách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm viphần vốn đã cam kết góp vào công ty

Ngoài ra, LLS còn cho phép luật sư hành nghề với tư cách cá nhân Luật sưhành nghề với tư cách cá nhân là việc luật sư tự mình nhận vụ việc, cung cấpDVPL cho khách hàng, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối vớihoạt động hành nghề Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân chỉ được đăng kýmột địa điểm giao dịch và không có con dấu Luật sư hành nghề với tư cách cánhân đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật

sư đó là thành viên Luật sư được hành nghề với tư cách cá nhân kể từ ngàyđược cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư (Điều 49 LLS) Luật sư hành nghề với

tư cách cá nhân chỉ được hành nghề với tư cách cá nhân theo HĐLĐ giao kếtvới cơ quan, tổ chức (không phải là tổ chức hành nghề luật sư) Luật sư hànhnghề với tư cách cá nhân không được cung cấp DVPL cho cá nhân, cơ quan, tổchức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký HĐLĐ, trừ trường hợp được cơquan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong VAHS theo yêu cầu của cơquan tiến hành tố tụng và thực hiện TGPL theo sự phân công của Đoàn luật sưnơi luật sư đó là thành viên Hiện nay, các tổ chức hành nghề luật sư và các luật

sư hành nghề tại các tổ chức hành nghề luật sư đều trực thuộc và chịu sự quản lýtrực tiếp của Đoàn luật sư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi các tổ chứchành nghề đăng ký trụ sở chính Đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhânthì hoạt động quản lý của các Đoàn luật sư trong phạm vi và mức độ nào phápluật chưa quy định rõ Đoàn luật sư là tổ chức XH-NN của các luật sư do UBNDcấp tỉnh thành lập, trực thuộc và chịu sự quản lý của UBND cấp tỉnh Hiệp hộitoàn quốc của luật sư Việt Nam là Liên đoàn Luật sư Việt Nam (VBF -VIETNAM BAR FEDRATION), thành lập năm 2009

- Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài: Được hiện diện tại Việt Nam dưới

ba hình thức là:

Trang 16

+ Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (gọi là chi nhánh):

Là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do một luật sư(nước ngoài hoặc Việt Nam) làm Trưởng chi nhánh, là người đại diện theo ủyquyền của tổ chức luật sư nước ngoài để quản lý, điều hành hoạt động của chinhánh;

+ Công ty luật TNHH một trăm phần trăm vốn nước ngoài: Là tổ chứchành nghề luật sư do một hoặc nhiều tổ chức hành nghề luật sư nước ngoàithành lập tại Việt Nam;

+ Công ty luật TNHH dưới hình thức liên doanh: Là tổ chức hành nghề luật

sư liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghềluật sư Việt Nam Công ty luật TNHH một trăm phần trăm vốn nước ngoài vàcông ty luật TNHH liên doanh gọi chung là công ty luật nước ngoài Giám đốccông ty luật nước ngoài là luật sư (Việt Nam hoặc nước ngoài) Tên gọi và trụ sởcủa công ty luật nước ngoài phải tuân theo quy định về tên và trụ sở của doanhnghiệp theo quy định của LDN

Hiện diện thương mại của tổ chức luật sư nước ngoài được tư vấn pháp luậtViệt Nam nếu có luật sư tư vấn tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp ứngđược các điều kiện áp dụng cho các luật sư hành nghề của Việt Nam.Việt Namđồng ý dành đối xử quốc gia cho hiện diện thương mại của tổ chức luật sư nướcngoài tại Việt Nam.Luật sư nước ngoài (hiện diện của thể nhân) có thể hànhnghề về luật nước ngoài hoặc luật quốc tế với tư cách là thành viên hoặc ngườilàm thuê cho các văn phòng luật của Việt Nam hoặc công ty luật hợp danh củaViệt Nam.Đểhành nghề luật sư tại Việt Nam, luật sư nước ngoài phải có chứngchỉ hành nghềhợp lệ do một cơ quan hoặc tổ chức nước ngoài có thẩm quyềncấp, có thiện chí đốivới Nhà nước Việt Nam và ược một hiện diện thương mạicủa tổ chức hành nghềluật sư nước ngoài hoặc tổ chức luật sư Việt Nam tuyểndụng

Năng lực chủ thể của bên cung ứng DVPL: bên cung ứng dịch vụ pháp lý

phải có năng lực pháp lực và năng lực hành vi, tức là phải đăng kí thành lập theoquy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sư

2.1.2 Bên sử dụng dịch vụ pháp lý

Bên có nhu cầu sử dụng DVPL (gọi chung là khách hàng) Mọi tổ chức, cánhân bất kỳ có năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành viđều có quyền tham gia quan hệ HĐDVPL để thỏa mãn nhu cầu về pháp lý củamình

Tóm lại, chủ thể của HĐDVPL gồm hai bên hoặc nhiều bên Bên cungứng DVPL bắt buộc phải là các tổ chức hành nghề được thành lập hợp pháphoặc người cung ứng DVPL hành nghề với tư cách cá nhân Bên sử dụng DVPL

là tổ chức, cá nhân bất kỳ có nhu cầu sử dụng DVPL và có năng lực chủ thể

Trang 17

HĐDVPL Mục đích giao kết HĐDVPL của bên cung ứng DVPL là để nhận thùlao còn mục đích của bên sử dụng DVPL là nhằm thỏa mãn nhu cầu về DVPL.

2.2 Nội dung dịch vụ, thời hạn thực hiện hợp đồng

Nội dung dịch vụ được hiểu các các công việc được thỏa thuận trong hợpđồng dịch vụ pháp lý mà bên cung cấp dịch vụ pháp lý có nghĩa vụ phải thựchiện để được nhận thù lao Ta có thể hiểu đó là đối tượng mà hợp đồng dịch vụpháp lý hướng đến

Các luật chuyên ngành về DVPL đều quy định về lĩnh vực hành nghề(phạm vi DVPL) của các loại hình DVPL Trong một loại hình DVPL có thểgồm nhiều lĩnh vực hành nghề và tương ứng với nó là một loại DVPL.Các loạiDVPL này chính là đối tượng của các loại HĐDVPL tương ứng Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Dịch vụ tư vấn pháp luật

Điều 4 LLS 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012) quy định: “DVPL của luật sư baogồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng

và các dịch vụ pháp lý khác”; Điều 22 LLS quy định phạm vi hành nghề của luật

sư gồm: i) Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ,

bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân

sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự; ii)Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quantrong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thươngmại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật;iii) Thực hiện tư vấn pháp luật; iv) Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng đểthực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật; v) Thực hiện DVPL kháctheo quy định của LLS

Như vậy, LLS không định nghĩa DVPL của luật sư mà chỉ nêu các loạiDVPL của luật sư (Điều 4) và làm rõ hơn các loại DVPL đó bằng việc xác địnhphạm vi hành nghề của luật sư (Điều 22) Từ đó có thể khẳng định rằng các tổchức hành nghề luật sư có thể cung ứng cho khách hàng bốn loại DVPL chủ yếu

là tư vấn pháp luật, tranh tụng, đại diện và các DVPL khác

Tư vấn pháp luật là việc người tư vấn pháp luật hướng dẫn, đưa ra ý kiến,giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền vànghĩa vụ của họ.Việc tư vấn pháp luật được thực hiện trong tất cả các lĩnh vựcpháp luật.Khi thực hiện tư vấn pháp luật, người tư vấn pháp luật giúp kháchhàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, và lợi ích hợp pháp của họ.Thực

tế, khi tư vấn pháp luật, người thực hiện tư vấn còn có thể cung cấp các văn bảnpháp luật về những vấn đề mà khách hàng quan tâm và điều này là rất cầnthiết.Tuy nhiên, quy định của pháp luật hiện hành chưa thể hiện được điều này

Trang 18

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật người thực hiện tư vấn pháp luật chỉ gồmluật sư và tư vấn viên pháp luật Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại tình trạng các cánhân khác không đủ điều kiện hành nghề cung ứng DVPL nhưng vẫn tư vấnpháp luật một cách bất hợp pháp, do đó, không đảm bảo chất lượng dịch vụ gây

ra những thiệt hại không nhỏ cho khách hàng đồng thời gây mất trật tự an toàncho hoạt động DVPL

Thứ hai: Dịch vụ tranh tụng

Dịch vụ tranh tụng được quy định tại LLS (Điều 22) và Nghị định

77/NĐ-CP (Điều 11) Theo đó, dịch vụ tranh tụng được hiểu là việc người thực hiệnDVPL tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bịcan, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự,

bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặctham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quantrong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thươngmại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật Căn cứ vào quy định về dịch vụ tranh tụng tại hai văn bản nêu trên thìngười thực hiện dịch vụ tranh tụng chỉ gồm luật sư và tư vấn viên pháp luật.Tranh tụng để bào chữa hoặc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại cơ quan tiếnhành tố tụng có điểm chung là được thực hiện tại cơ quan tiến hành tố tụngnhưng là hai hoạt động khác biệt nhau về cơ bản Tranh tụng để bào chữa baogiờ cũng cho khách hàng là bị can, bị cáo trong các VAHS, tại các cơ quan tiếnhành tố tụng hình sự với phương thức bào chữa hoàn toàn khác với tranh tụng đểbảo vệ cho khách hàng không phải là bị can, bị cáo

Thứ ba: Dịch vụ đại diện

Dịch vụ đại diện là việc người đại diện được khách hàng trao quyền vànghĩa vụ để nhân danh và vì lợi ích của khách hàng tham gia vào các quan hệpháp luật và mang lại quyền và nghĩa vụ cho khách hàng.Trong số các loạiDVPL thì có thể nhận thấy dịch vụ đại diện có nội hàm rất rộng, bao gồm tất cảcác công việc có liên quan đến pháp luật được phép làm đại diện ngoại trừ quan

hệ đại diện cho thương nhân trong hoạt động thương mại.Dịch vụ đại diện pháp

lý có đặc trưng là người được đại diện luôn phải là người thực hiện DVPL (bêncung ứng DVPL), mang quyền và nghĩa vụ do bên được đại diện (khách hàngtrong HĐDVPL) giao cho để thực hiện và mang lại các quyền và nghĩa vụ chobên sử dụng DVPL.Nói cách khác, bên cung ứng DVPL được thực hiện một sốquyền và nghĩa vụ trước pháp luật nhưng không phải của mình và làm phát sinhquyền và nghĩa vụ nhưng không phải cho mình.Tuy nhiên, trong khi thực hiện

Trang 19

dịch vụ đại diện bên cung ứng DVPL luôn phải sử dụng kiến thức chuyên môn

và kỹ năng hành nghề luật

Hiện nay, dịch vụ đại diện chỉ có thể được thực hiện bởi luật sư và tư vấnviên pháp luật Phạm vi đại diện có thể trong hoặc ngoài tố tụng Nếu là đại diệntrong tố tụng thì ngoại trừ bị can, bị cáo không được ủy quyền cho người đạidiện Còn lại, tất cả các khách hàng khác trong các VAHS, các vụ, việc về dân

sự, hành chính, HN&GĐ…đều có quyền ủy quyền toàn bộ hoặc một phần chongười thực hiện DVPL để bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của mình tại các cơquan tiến hành tố tụng

Cuối cùng, Dịch vụ pháp lý khác

Luật sư có quyền cung ứng các DVPL khác cho khách hàng Như: giúp đỡkhách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ vềmặt pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy

tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác như hợp pháphóa giấy tờ chứng nhận lãnh sự, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, giấy tờ, mẫu biểu…

Và điều quan trọng đó là những công việc được giao kết trong hợp đồngdịch vụ pháp lý phải là công việc có thể thực hiện được, là công việc không bịpháp luật cấm và phải là các công việc không trái đạo đức xã hội

Thời hạn thực hiện hợp đồng là điều vô cùng cần thiết, để hai bên có thểcác định được khoảng thời gian mà các quyền và nghĩa vụ của hợp đồng phảiđược thực hiện.Từ đó thúc đẩy việc thực hiện hợp đồng được hiệu quả hơn

2.3 Nghĩa vụ của các bên

Về nguyên tắc, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của chủ thể HĐDVPL nếucác điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xãhội Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng của HĐDVPL là sự "bất cân xứng" vềthông tin cho nên sự "bình đẳng" giữa các bên trên thực tế không được đảm bảo.Bên cung ứng DVPL với lợi thế về kiến thức pháp luật, rất dễ lạm dụng vào vịthế này để đưa ra những thỏa thuận bất lợi cho bên sử dụng DVPL Vì thế, phápluật HĐDVPL quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ DVPLtheo xu hướng tạo ra sự cân bằng và kiềm chế lạm dụng lợi thế của bên cungứng, bảo vệ quyền lợi cho bên sử dụng DVPL

2.3.1 Nghĩa vụ của bên cung ứng DVPL

Thứ nhất: Nghĩa vụ giữ bí mật về thông tin, tài liệu mà mình biết được trong quá trình thực hiện DVPL.

Các luật chuyên ngành về DVPL đều có quy định nghĩa vụ này của nhàcung cấp DVPL LLS quy định "luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc,

về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp đượckhách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác" (Khoản 1Điều 25)

Trang 20

Nghĩa vụ giữ bí mật về thông tin, tài liệu được biết trong và sau quá trìnhthực hiện DVPL cho khách hàng của người thực hiện DVPL và của người cóliên quan được hiểu là bí mật về mọi thông tin, tài liệu ngoại trừ thông tin vềviệc chuẩn bị phạm tội của khách hàng mà người thực hiện DVPL biết hoặcbuộc phải biết Trong trường hợp này, người thực hiện DVPL phải thực hiệntrách nhiệm công dân của mình bằng việc báo cho tổ chức, cá nhân có thẩmquyền Nghĩa vụ này được loại trừ khi khách hàng đã phạm một tội khác từtrước đó (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia) Quy định này dường như làmgiảm hiệu quả của việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thứ hai, không được giao cho người khác làm thay công việc, nếu không

có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ.

"Người khác" được hiểu là người không được phân công thực hiện côngviệc hoặc không phải là người do bên sử dụng dịch vụ đề nghị lựa chọn Đâychính là nghĩa vụ đặc thù của bên cung ứng dịch vụ, đặc biệt là cung ứng DVPL.DVPL luôn yêu cầu được thực hiện bằng lao động trí tuệ, chất xám của ngườithực hiện Vì thế, bên sử dụng trước khi giao kết hợp đồng thông thường đã tiếnhành việc thăm dò, cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi lựa chọn tổ chức hành nghềcung ứng DVPL nhất định và nhiều trường hợp chỉ định đích danh người thựchiện DVPL Khi HĐDVPL đã được ký kết và thể hiện điều này thì bên cung ứng

có nghĩa vụ cử đúng người được lựa chọn để thực hiện công việc (là người có uytín nghề nghiệp vượt trội thể hiện bằng sự uyên thâm về tri thức pháp luật, kỹnăng hành nghề điêu luyện và có uy tín đạo đức, kinh nghiệm hoạt động lâunăm…) cho bên kia Bên cung ứng DVPL phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

và trước bên sử dụng dịch vụ về việc thực hiện công việc, không được giao chongười khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụngdịch vụ Đồng thời, bên cung ứng có nghĩa vụ quản lý, kiểm tra, giám sát không

để người đã được lựa chọn giao lại công việc cho một người khác để thực hiệncông việc Trong trường hợp bên cung ứng cử thêm người thực hiện công việcnhưng không thay đổi về phí dịch vụ cũng phải được đồng ý của bên sử dụngdịch vụ

Thứ ba, nghĩa vụ tiết lộ thông tin

Pháp luật HĐDVPL hiện hành chưa quy định nghĩa vụ tiết lộ thông tin củabên cung ứng DVPL, điều này càng làm tăng tính rủi ro của loại hợp đồngnày."Thông tin là sức mạnh, vì thông tin định hướng hành vi con người phápluật trước hết phải phải bảo hộ sự tích lũy và khai thác thông tin Tuy nhiên, nếudoanh nhân lạm dụng sự không hiểu biết của bạn hàng để giành lợi ích kinh tế,xuất hiện một tình trạng lạm dụng thông tin bất cân xứng mà pháp luật cần canthiệp để bảo vệ lẽ công bằng" Pháp luật nhiều nước tiên tiến coi nghĩa vụ tiết lộthông tin là một trong những nghĩa vụ quan trọng hàng đầu của nhà cung cấp

Trang 21

DVPL, thậm chí nhiều nước còn hình thành cả Tòa án chuyên trách để xét xửvấn đề này Theo pháp luật của Australia thì tổ chức hành nghề luật sư có nghĩa

vụ thông tin bằng văn bản (còn gọi là giải thích HĐDVPL) cho bên sử dụngDVPL biết mọi vấn đề liên quan đến HĐDVPL và giải thích các điều khoảnHĐDVPL để bên sử dụng DVPL biết được nội dung thật sự của các điều khoản

và biết được quyền và nghĩa vụ của mình theo HĐDVPL Nếu như bên sử dụngDVPL khiếu nại đến Tòa án thì vụ việc sẽ được đưa ra xem xét để đảm bảo rằngbên sử dụng DVPL đã được cung cấp thông tin đầy đủ Trong trường hợp ngượclại, tòa án sẽ tuyên một mức bồi thường thích đáng đối với nhà cung cấp DVPL.Như vậy, thông tin mà bên cung ứng DVPL phải tiết lộ được hiểu là thông tingiải thích nội dung HĐDVPL trong đó có thông tin về chất lượng DVPL và điềukiện thương mại chung

Thứ tư: Nghĩa vụ bảo quản và bàn giao lại cho bên sử dụng DVPL những tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện DVPL sau khi hoàn thành công việc

Trong quá trình thực hiện DVPL, bên cung ứng phải thông báo ngay chobên sử dụng biết về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện khôngđảm bảo chất lượng để hoàn thành công việc Nếu không kịp thời thông báo chobên sử dụng biết hoặc vẫn tiếp tục thực hiện công việc và do các nguyên nhân

đó mà kết quả công việc không đạt được theo đúng yêu cầu của bên sử dụng thìbên cung ứng phải bồi thường Sau khi hoàn thành công việc nếu các bên không

có thỏa thuận khác, bên cung ứng DVPL có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ các tài liệu

đó cho bên sử dụng, nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu hoặc phương tiện thì phảibồi thường Ngoài ra, người thực hiện DVPL còn có thể bị xử lý kỷ luật theoĐiều lệ hoặc theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư

2.3.2 Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ pháp lý

Bên sử dụng DVPL có nghĩa vụ của mọi bên sử dụng dịch vụ nói chung

Đó là: Nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để bêncung

ứng thực hiện công việc và chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp củacác thông tin, tài liệu đó

Để thực hiện DVPL có kết quả “tốt nhất”, không thể thiếu được thông tin,tài liệu của khách hàng đặc biệt là những thông tin, tài liệu về vụ, việc đang sửdụng DVPL Chỉ khi hiểu sâu sắc, toàn diện thông tin, tài liệu về khách hàng thìngười thực hiện DVPL mới có sự chủ động trong quá trình thực hiện DVPL.Trong khuôn khổ pháp luật, thông tin, tài liệu sẽ được bên cung cấp DVPL xử lýsao cho có lợi nhất cho khách hàng, như: lựa chọn thời điểm cung cấp cho bênthứ ba; lựa chọn thông tin để cung cấp; bảo mật không cung cấp thông tin bấtlợi; Các trường hợp thông tin, tài liệu do khách hàng cung cấp chậm chễ,

Ngày đăng: 04/06/2016, 14:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w