1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lí hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ tại trường tiểu học hải vân – thành phố đà nẵng

82 680 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Nguyên nhân gây ra hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ... Trong số các trẻ theo học hình thức giáo dục hòa nhập thì trẻ CPTTT chiếmmột số lượng đông nhâ

Trang 1

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CPTT Chậm phát triển trí tuệ

AAMR American Assosiation of Mental Rotardation

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 4 Bảng tổng hợp HVBT của học sinh CPTTT 22Bảng 5 Hiểu biết của giáo viên về HVBT của trẻ CPTTT 24Biểu đồ 1 Nhận định của giáo viên về ảnh hưởng của các

HVBT của học sinh CPTTT tới hiệu quả giảng dạy, học sinh

xung quanh và không khí lớp học

25

Bảng 6 Nhận thức cuả giáo viên về sự cần thiết của việc sử

dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT trong

lớp học hòa nhập

Bảng 9 Nhận thức của giáo viên về những yếu tố ảnh

hưởng tới hiệu quả của các biện pháp quản lí HVBT cho học

sinh CPTTT

30

Bảng10 Thái độ của trẻ CPTTT khi giáo viên sử dụng các

biện pháp quản lí hành vi bất thường

30

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan tới đề tài 3

1.2 Trẻ chậm phát triển trí tuệ 4

1.2.1 Khái niệm trẻ chậm phát triển trí tuệ 4

1.2.2 Nguyên nhân gây ra tật chậm phát triển trí tuệ 6

1.2.3 Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ 6

1.3 Hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ 8

1.3.1 Khái niệm hành vi bất thường 8

1.3.2 Đặc điểm hành vi của trẻ chậm phát triển trí tuệ 9

1.3.3 Phân loại hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ 11

1.3.4 Nguyên nhân gây ra hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ .11 1.4 Quản lí hành vi bất thường cho trẻ chậm phát triển trí tuệ 11

1.4.1 Khái niệm quản lí hành vi bất thường 11

1.4.2 Mục đích quản lí hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ 12

1.4.3 Các biện pháp quản lí hành vi bất thường cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.12 1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT trong lớp học hòa nhập 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HÀNH VI BẤT THƯỜNG CHO HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI VÂN – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 18

2.1 Khái quát quá trình khảo sát 18

2.1.1 Mô tả địa bàn khảo sát 18

2.1.2 Quá trình khảo sát 19

2.1.3 Nội dung khảo sát 19

2.1.4 Đối tượng khảo sát 19

2.1.5 Phương pháp và công cụ khảo sát 20

2.2 Phân tích kết quả khảo sát 20

2.2.1 Thực trạng hành vi bất thường của học sinh CPTTT tại trường Tiểu học Hải Vân – thành phố Đà Nẵng 20

Trang 4

2.2.2 Nhận thức của giáo viên về quản lí hành vi bất thường của trẻ CPTTT 24

2.2.3 Các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng để quản lí hành vi bất thường cho trẻ CPTTT 26

2.2.4 Những khó khăn của giáo viên trong quá trình sử dụng các biện pháp quản lí HVBT cho trẻ CPTTT 31

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HÀNH VI BẤT THƯỜNG CHO TRẺ 33 CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI VÂN 33

– THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 33

3.1 Biện pháp quản lí HVBT cho trẻ CPTTT tại trường Tiểu học Hải Vân – thành phố Đà Nẵng 33

3.2 Thực nghiệm biện pháp sử dụng phương pháp dạy học có hiệu quả 57

3.2.1 Mục tiêu 57

3.2.2 Đối tượng thực nghiệm 57

3.2.3 Thời gian và nội dung thực nghiệm 57

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 66

1 Kết luận 66

2 Khuyến nghị 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) là một dạng tật khá phổ biến trong số trẻkhuyết tật, với một số lượng khá cao (30%) Trẻ bị CPTTT gặp rất nhiều khó khăntrong cuộc sống, đó là những thiệt thòi lớn cho chính bản thân đứa trẻ, gia đình vàcả xã hội Trẻ CPTTT cũng như bao trẻ em khác, chúng cũng có những nhu cầu vàkhả năng riêng Chính vì vậy trẻ cũng cần được quan tâm, chăm sóc, được hưởngmọi quyền lợi như những đứa trẻ khác

Giáo dục hòa nhập ra đời với mục đích tạo ra cơ hội cho trẻ khuyết tật nóichung và trẻ CPTTT nói riêng có cơ hội đến trường, được học tập, được vui chơi,được tiếp thu kiến thức, nâng cao mức độ thích ứng hành vi để có thể hòa nhập vớicộng đồng xã hội

Trong số các trẻ theo học hình thức giáo dục hòa nhập thì trẻ CPTTT chiếmmột số lượng đông nhất Theo số liệu của Viện chiến lược và Chương trình giáo dụcnăm 2005 thì có đến 40% trong tổng số trẻ CPTTT có những hành vi bất thường(HVBT) Trong quá trình học, trẻ thường có các hành vi bất thường Các hành vinày gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên và học sinh trong lớp

Vì vậy, trong công tác giáo dục trẻ CPTTT thì một yêu cầu cấp thiết đặt ra đóphải quản lí HVBT cho trẻ CPTTT Việc quản lí HVBT cho trẻ CPTTT có ý nghĩa

vô cùng quan trọng: giúp trẻ hạn chế và khắc phục dần những hành vi không mongmuốn, hình thành những hành vi tích cực, giúp cho tiết học không bị gián đoạn,không làm ảnh hưởng tới học sinh xung quanh, hiệu quả giảng dạy được đảm bảovà kết quả học tập của trẻ có sự tiến bộ Để làm được điều đó người giáo viên cầnphải lựa chọn các biện pháp phù hợp để có thể quản lí được hành vi bất thường củatrẻ Thực tế giáo dục đã chỉ rõ: ở nơi nào việc quản lí HVBT cho trẻ CPTTT đượcthực hiện tốt thì ở nơi đó chất lượng giáo dục hòa nhập được nâng cao

Thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong vấn đề thựchiện giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật Đến nay, hầu hết các trường Tiểu họctrên địa bàn đã thực hiện giáo dục hòa nhập bậc Tiểu học Trong đó, trường Tiểuhọc Hải Vân là một trong những ngôi trường thực hiện giáo dục hòa nhập từ rấtsớm và đã đạt được những kết quả nhất định Thế nhưng hiện nay việc quản líHVBT cho học sinh CPTTT tại trường còn gặp một số hạn chế như: các hành vi bấtthường vẫn diễn ra thường xuyên ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh, các biện

pháp mà giáo viên sử dụng chưa mang lại hiệu quả cao… Nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lí hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ tại trường Tiểu học Hải Vân – thành phố Đà Nẵng” nhằm tìm hiểu thực trạng quản lí HVBT của học sinh

CPTTT tại trường Tiểu học Hải Vân từ đó đề ra các biện pháp quản lí HVBT cho trẻCPTTT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ CPTTT

Trang 6

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm điều tra thực trạng quản lí hành vi bất

thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ tại trường Tiểu học Hải Vân, từ đó đề ranhững biện pháp để quản lí hành vi bất thường cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình chăm sóc, giáo dục cho trẻ CPTTT học hòa

nhập tại trường Tiểu học Hải Vân - thành phố Đà Nẵng

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lí HVBT cho trẻ CPTTT học hòa nhập

tại trường Tiểu học Hải Vân - thành phố Đà Nẵng

4 Giả thuyết khoa học

Hiện nay, việc quản lí HVBT cho trẻ CPTTT học hòa nhập tại trường Tiểu họcHải Vân về cơ bản đã được thực hiện Tuy nhiên, còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế,trẻ còn có những hành vi làm mất trật tự và ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục Nếuáp dụng các biện pháp quản lí HVBT có hiệu quả sẽ giảm thiểu được một sốHVBT, không mong muốn, giúp các em học tập tốt hơn và không làm ảnh hưởngđến hiệu quả giáo dục

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu các vấn đề lí luận về quản lí HVBT của trẻ CPTTT

- Nghiên cứu thực trạng quản lí HVBT cho trẻ CPTTT học hòa nhập tại trường Tiểuhọc Hải Vân – thành phố Đà Nẵng

- Đề xuất một số biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT và thực nghiệm biệnpháp “Sử dụng phương pháp dạy học có hiệu quả”

5.2 Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu quản lí HVBT của 14 trẻ CPTTT học hòa nhập tại trường Tiểu học

Hải Vân và thực nghiệm biện pháp sử dụng phương pháp dạy học có hiệu quả trên 1học sinh CPTTT học lớp 2/3 – trường Tiểu học Hải Vân

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:

- Phân tích và tổng hợp lí thuyết

- Phân loại và hệ thống hóa lí thuyết

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Phương pháp phỏng vấn, trò chyện

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

Trang 7

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan tới đề tài

Trong quá trình phát triển ở trẻ CPTTT thường xuất hiện một số HVBT, nhữngHVBT này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của chính bản thân đứa trẻ Ởnước ngoài, vấn đề hành vi của trẻ được quan tâm rất sớm Ở Trung Quốc, năm

1981 theo điều tra của trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em Nam Kinh đối với các trẻ

em sống tại thành phố Nam Kinh, người ta đã phát hiện, trong trở ngại về hành vicủa trẻ em, vấn đề ăn uống chiếm 36,1%, vấn đề về tinh thần chiếm 19,8%, dễ kíchđộng chiếm 16,8%, khó khăn trong học tập và tập trung sự chú ý chiếm 11,4%.Ngoài ra, còn có một số trở ngại khác như tính hung hãn, sự co mình, rối loạn ngônngữ…cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể Từ những số liệu điều tra này họ đã đề ranhững kế hoạch những biện pháp để khắc phục những vấn đề này, và hiệu quảmang lại rất cao Vì vậy mà công tác giáo dục trẻ CPTTT ở các nước trên thế giớiphát triển rất sớm và đã đạt được những thành công nhất định

Trên thế giới có rất nhiều người đã nghiên cứu các biện pháp giáo dục, khắcphục HVBT nhằm giúp trẻ CPTTT phát huy hết khả năng của mình, hoà nhập tốthơn vào cộng đồng Ở Việt Nam, mặc dù đây là một lĩnh vực còn mới mẻ nhưngcũng đã có nhiều nhà giáo, nhà tâm lý, bác sĩ xây dựng nhiều biện pháp tích cực đểhạn chế và khắc phục dần các HVBT cho trẻ CPTTT

- Trong cuốn sách “Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học” của Bộ Giáo

dục và Đào tạo (Dự án phát triển giáo viên tiểu học, năm 2006), các tác giả đã đềcập đến khái niệm HVBT, đặc điểm HVBT và phân loại HVBT của trẻ CPTTT vàtrình bày một số biện pháp quản lí HVBT của trẻ CPTTT trong lớp học hòa nhập[3;10]

- Trong cuốn sách “Giáo dục hòa nhập trẻ chậm phát triển trí tuệ bậc Tiểu học” của

Viện chiến lược và chương trình giáo dục (2006), các tác giả đã trình bày khái niệmHVBT của trẻ CPTTT, nguyên nhân gây nên HVBT và mô tả một số hướng giáodục khắc phục HVBT [3;10]

- Trong cuốn sách “Đại cương giáo dục đặc biệt cho trẻ CPTTT” của tác giả Th.s

Trần Lệ Thu đã đưa ra một số cách HVBT của trẻ CPTTT trong lớp học hòa nhậpvà giới thiệu các bảng kiểm tra hành vi của trẻ CPTTT [3;10]

- Một số sinh viên ngành tâm lí học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đi sâutìm hiểu hành vi của trẻ CPTTT ở bậc Tiểu học trong phạm vi các trường tiểu họctrên địa bàn thành phố Hà Nội nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát thực trạngrối nhiễu hành vi của trẻ CPTTT mà chưa đưa ra biện pháp quản lí [3;10]

- Trong luận văn tốt nghiệp “Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề để quản lí

hành vi bất thường của trẻ CPTTT ở khối lớp 5 trường Tiểu học hải Vân – quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng” của tác giả Cao Thị Thúy Hằng đã đề cập đến

Trang 8

vấn đề HVBT cho trẻ CPTTT và đi sâu vào việc sử dụng phương pháp giải quyếtvấn đề để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT.

Nhìn chung ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề HVBT củatrẻ CPTTT và đưa ra một số biện pháp khắc phục, tuy nhiên chưa có nhiều tài liệuđề cập đến các biện pháp quản lí HVBT Ở trường Tiểu học Hải Vân đã có nhữngnghiên cứu về các biện pháp quản lí HVBT Tuy nhiên chưa có công trình nàonghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về các biện pháp quản lí HVBT

1.2 Trẻ chậm phát triển trí tuệ

1.2.1 Khái niệm trẻ chậm phát triển trí tuệ

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về trẻ chậm phát triển trí tuệ như:

- Khái niệm trẻ CPTTT của Seghen (1812 – 1880), nhà bác học Pháp: bản chất nguđần là không biết gì, không muốn gì, không thể làm được cái gì

- Khái niệm trẻ CPTTT của Edgar.Doll, nhà tâm thần học Mỹ: Trẻ CPTTT là nhữngtrẻ (gồm 6 tiêu chí):

+ Không thích nghi được với xã hội

+ Có trí thông minh thấp hơn mức bình thường

+ Không có khả năng phát triển cao hơn nữa

+ Chỉ đạt được mức độ nhất định

+ Mức độ phát triển tùy thuộc vào phát triển thể chất

+ Không có khả năng chữa trị

Theo Edgar.Doll thì trẻ CPTTT được coi là vĩnh viễn không chữa trị được và rất biquan

- Khái niệm trẻ CPTTT của Grossman, nhà bác học Mỹ: CPTTT là tình trạng chứcnăng trì trệ tổng quát thấp hơn mức bình thường dẫn đến hành vi thích ứng kém vàxảy ra trong giai đoạn phát triển Theo ông, trẻ CPTTT có đủ hai yếu tố: chức năngtrí tuệ thấp và hành vi thích ứng kém

- Khái niệm trẻ CPTTT của Luria, nhà tâm lí học Nga và các đồng nghiệp, 1966:Trẻ CPTTT là những trẻ do bị tổn thương não bộ làm cho hoạt động nhận thức bịgiảm sút dưới mức bình thường hay phá hủy Theo các tác giả này, một đứa trẻ xácđịnh là CPTTT cần phải có đủ hai điều kiện:

+ Não bộ bị tổn thương (trung ương thần kinh)

+ Hoạt động nhận thức bị phá hủy

Trước đây khái niệm này được sử dụng tương đối rộng rãi Tuy nhiên, nhữngnghiên cứu gần đây của tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy có tới 40% trẻCPTTT không tìm thấy nguyên nhân là sự tổn thương thực thể não bộ Vì thế người

ta phân ra các mức độ khác nhau qua các giai đoạn:

+ Theo Pinben (1745 - 1826) phân 4 nhóm:

Nhóm 1: Mức độ gần như động vật

Nhóm 2: Có một số khái niệm và nhu cầu vật chất

Nhóm 3: Có trí tuệ và tiếng nói

Trang 9

Nhóm 4: Không có trí thông minh

+ Theo bác sĩ Eckiron (1772 - 1846) phân 4 nhóm:

Đần mức 1: Nói bình thường và hiểu ngôn ngữ

Đần mức 2: Có ngôn ngữ nhưng vốn từ ít

Ngốc mức 1: Chỉ biết sử dụng từ và câu đơn

Ngốc mức 2: Có ngôn ngữ nhưng vốn từ ít

Ngốc mức 3: Không có ngôn ngữ

+ Ở một số nước khác phân theo nhóm:

Nhóm giáo dục được (EMQ) IQ từ 50 < 80Nhóm huấn luyện được (TMR) IQ từ 20 < 50Nhóm trở ngại và nghiêm trọng (SPH) IQ từ 8 < 20

+ Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu phân thành 3 nhóm:

Nhẹ - vừa – nặng (còn gọi là 3 mức độ) dựa trên cơ sở mức độ giảm trí tuệđể phân nhóm chứ không căn cứ vào IQ Thông qua một số hệ thống bài tập kiểmtra nhận thức (test) cho trẻ thực hiện từ dễ đến khó để phân loại (mức độ khuyết tậttrí tuệ)

Tuy nhiên trong đề tài này, chúng tôi chỉ sử dụng khái niệm trẻ CPTTT theoHiệp hội Chậm phát triển trí tuệ Mỹ (American Assosiation of Mental Retardation -AAMR) năm 1992

Theo khái niệm này trẻ CPTTT là những hạn chế lớn về khả năng thực hiện chứcnăng, đặc điểm của tật là:

+ Hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình

+ Hạn chế về hai hoặc nhiều hơn những kĩ năng thích ứng như: kĩ năng giaotiếp, tự phục vụ, sống tại gia đình, sử dụng các tiện ích công cộng, tự định hướng,sức khỏe, an toàn, kĩ năng học đường chức năng, giải trí, lao động

Hiện tượng này xuất hiện trước 18 tuổi

Trẻ CPTTT không phải là trẻ có hoàn cảnh không thuận lợi cho việc học tập như:điều kiện kinh tế quá khó khăn, bị bỏ rơi giáo dục, ốm yếu lâu ngày, rối nhiễu tâm líhay là trẻ mắc các tật khác làm ảnh hưởng đến khả năng học tập như: trẻ khiếmthính, trẻ khiếm thị…[7;171]

Trang 10

1.2.2 Nguyên nhân gây ra tật chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ do nhiều nguyên nhân khác nhau Mặc dù khoa học ngàynay rất phát triển nhưng cũng chỉ biết được nguyên nhân của 60% trường hợp, sốcòn lại khoảng 40% chưa xác định được Nhiều công trình nghiên cứu của các nhàsinh lí học, tâm lí học, giáo dục học, xã hội học…cho thấy có rất nhiều nguyên nhângây nên chậm phát triển trí tuệ của trẻ như: tổn thương thực thể não bộ (trung ươngthần kinh), các nhân tố môi trường, xã hội, đời sống tinh thần trẻ,…có thể phân làm

3 nhóm nguyên nhân sau:

1.2.2.1 Trước khi sinh

- Di truyền: bố, mẹ hoặc một trong hai người CPTTT thì có thể di truyền sang cácthế hệ sau

- Do sự đột biến nhiễm sắc thể làm cho cấu trúc gen bị sai lệch dẫn đến một số hiệntượng như: bệnh Tơcnơ (nữ), Claiphentơ (nam), Đao (ba nhiễm sắc thể ở cặp thứ21)…

- Người mẹ bị mắc một số bệnh trong thời gian mang thai như: cúm, sởi Rubela,…

- Thai nhi suy dinh dưỡng hoặc thiếu iốt,…

- Yếu tố môi trường độc hại: thai nhi bị nhiễm độc, ngộ độc, bố/mẹ bị nhiễm phóngxạ, các chất gây nghiện (do hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng ma túy…)

- Sự căng thẳng, mệt mỏi của người mẹ (stress),…

1.2.2.2 Trong khi sinh

Rủi ro trong quá trình sinh đẻ: đẻ non, đẻ khó, trẻ bị ngạt…, có can thiệp y tếnhưng không đảm bảo dẫn đến tổn thương thực thể não bộ

1.2.2.3 Sau khi sinh

- Trẻ bị mắc các bệnh về não như: viêm não, viêm màng não để lại di chứng, chấnthương sọ não do tai nạn,…

- Do biến chứng từ các bệnh: sởi, đậu mùa,…

- Do rối loạn tuyến nội tiết ảnh hưởng đến việc thừa hoặc thiếu hoóc môn

- Dùng thuốc không theo chỉ định

- Suy dinh dưỡng, thiếu iốt

- Trẻ sống cách li cuộc sống xã hội trong thời gian dài,…

1.2.3 Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ

1.2.3.1 Đặc điểm cảm giác, tri giác

Cảm giác, tri giác trẻ CPTTT thường có 3 biểu hiện sau:

- Chậm chạp và hạn hẹp

- Phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật kém, dễ nhầm lẫn và thiếu chính xác

- Thiếu tính tích cực khi tri giác: quan sát sự vật đại khái, qua loa, khó quan sát kĩcác chi tiết, khó hiểu rõ nội dung Cảm giác, xúc giác của trẻ CPTTT kém, phối hợpcác thao tác vụng về, phân biệt âm thanh kém

Do đặc điểm trên, trẻ CPTTT gặp nhiều khó khăn trong học đọc, học nói, họcviết, học quan sát, nhận xét, phân biệt đối tượng xung quanh dẫn đến kết quả học

Trang 11

tập kém.

1.2.3.2 Đặc điểm tư duy

- Tư duy trẻ CPTTT chủ yếu là hình thức tư duy cụ thể, vì vậy trẻ gặp khó khăntrong việc thực hiện nhiệm vụ và nắm bắt khái niệm

- Tư duy thường biểu hiện tính không liên tục, khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ thìlàm đúng, nhưng càng về sau càng sai sót và chóng mệt mỏi, chú ý kém

- Tư duy logic kém: trẻ thường không vận dụng được các thao tác tư duy đối với cáchành động trí tuệ, không định hướng được trình tự trước khi thực hiện nhiệm vụ, khithực hiện thì lẫn lộn giữa các bước, trẻ khó vận dụng các kiến thức đã học được vàoviệc giải quyết các tình huống thực tiễn

- Tư duy trẻ CPTTT cũng thường biểu hiện thiếu tính phê phán, nhận xét: trong cáchoạt động hay thực hiện nhiệm vụ trẻ thường khó xác định cái gì là đúng, cái gì làsai nên thường dẫn đến việc khó điều khiển được hành vi của mình

1.2.3.3 Đặc điểm trí nhớ

- Hiểu chậm cái mới, quên nhanh cái vừa tiếp thu được Quá trình ghi nhớ chậmchạp, không bền vững, không đầy đủ và thiếu chính xác Dễ quên cái gì không liênquan, không phù hợp với nhu cầu mong đợi của trẻ

- Ghi nhớ dấu hiệu bên ngoài của sự vật tốt hơn bên trong, khó nhớ những gì có tínhkhái quát, trừu tượng, quan hệ lôgíc

- Có khả năng ghi nhớ máy móc, khó ghi nhớ ý nghĩa Trẻ có thể nhắc lại từng từ,từng câu riêng biệt trong một đoạn/câu chuyện nhưng khó có thể tóm tắt ý chínhhay ý chính của đoạn/cốt truyện

1.2.3.4 Đặc điểm chú ý

- Khó có thể tập trung trong một thời gian dài, dễ bị phân tán

- Khó tập trung cao vào các chi tiết

- Kém bền vững, thường xuyên chuyển từ hoạt động chưa hoàn thành sang hoạtđộng khác

- Luôn bị phân tán, khó tuân theo các chỉ dẫn, khó kiên nhẫn đợi đến lượt, khó kiềmchế phản ứng

1.2.3.5 Đặc điểm ngôn ngữ

Phát triển chậm so với trẻ bình thường cùng độ tuổi như:

- Vốn từ: ít, nghèo nàn, từ tích cực ít, từ thụ động nhiều

- Phát âm: thường sai, phân biệt âm kém

- Ngữ pháp:

+ Nói sai ngữ pháp nhiều, ít sử dụng tính từ, động từ

+ Thường sử dụng câu đơn

+ Không nắm được quy tắc ngữ pháp

- Những biểu hiện khác:

+ Trẻ nói được nhưng không hiểu nói cái gì

+ Khó khăn trong việc hiểu lời nói người khác

Trang 12

+ Nghe được nhưng không hiểu

+ Nhớ từ mới lâu, chậm

+ Đa số trẻ chậm biết nói

+ Một số trẻ có hiện tượng nghe câu được câu chăng, chỉ nghe được một số từ,nghe lơ mơ, có khi không nghe được gì

1.3 Hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ

1.3.1 Khái niệm hành vi bất thường

1.3.1.1 Khái niệm hành vi

Theo Từ điển Tiếng Việt “Hành vi” là toàn bộ nói chung những phản ứng, cách

cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh nhất định [8;374]

1.3.1.2 Khái niệm hành vi bất thường

Các nhà tâm lí đã đưa ra một số giải thích về vấn đề này như sau:

- Hành vi được xem là bất thường khi lệch khỏi mức trung bình.

Đây là sự giải thích mang đậm màu sắc thống kê Nhằm mục đích xác định tínhbất bình thường, người ta chỉ cần quan sát những hành vi nào hiếm khi xảy ra trongmột xã hội hay một nền văn hóa nhất định, rồi gán cho các trường hợp lệch khỏichuẩn mực là bất bình thường Định nghĩa này có thể đúng trong một số trường hợpnhưng nhìn chung nếu coi đó là một tiêu chí để xác định hành vi bất thường thìchưa hợp lí Ví dụ, nếu tất cả mọi trẻ đều uống nước cam sau bữa ăn và có một sốtrẻ nào đó lại thích uống chè thì không thể coi đó là bất thường được Tương tự, mộtkhái niệm như vậy về tình trạng bất thường, đơn giản chỉ vì người này hiếm thấy vềmặt thống kê

- Lệch khỏi mức lí tưởng

Theo định nghĩa này, hành vi được xem là bất thường nếu như nó lệch khỏi mộtmức lí tưởng hay tiểu chuẩn nào đó Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay có quá ít tiêuchuẩn mà mọi người đều đồng lòng tán thành Hơn nữa các tiêu chuẩn nổi bật lạithường biến đổi theo thời gian, khiến cho việc xác định khi nào thì lệch khỏi mức lítưởng trở nên thiếu chính xác Ngày nay con người thường đặt ra rất nhiều tiêuchuẩn về mức độ lí tưởng, đặc biệt là các bậc cha mẹ, họ luôn đặt ra cho con mìnhnhững mức độ cần đạt được và tất cả những hành vi của trẻ khác với tiểu chuẩn màhọ đặt ra đều được coi là bất bình thường

- Bất thường là thiếu khả năng hành xử hữu hiệu

Hầu hết con người được sinh ra và lớn lên đều trở thành những thành viên hữudụng trong xã hội, có đủ sức thích nghi với các nhu cầu của xã hội hoặc có khả nănghành xử hữu hiệu Như vậy, với một đứa trẻ được xem là có những hành vi bấtthường khi nó không thể đáp ứng được những yêu cầu trên

Theo các nhà nghiên cứu về sự phát triển của trẻ CPTTT thì việc xác địnhnhững hành vi bất thường ở trẻ dựa trên các tiêu chí sau đây:

+ Biểu hiện qua vận động cơ thể: trẻ đi lại, ra vào tự do trong lớp Khi khôngvừa ý hoặc bằng lòng với điều gì đó trẻ đấm đá, xô đẩy, ăn vạ…Ngồi không yên,

Trang 13

gật gù, lắc người, vận động tay chân liên tục Khi chơi nếu trẻ cảm thấy không thíchthì sẽ đập phá đồ chơi Trẻ đi vệ sinh không đúng nơi Trẻ từ chối sự quan tâm,chăm sóc của người khác.

+ Biểu hiện bằng sự im lặng: trẻ ngồi uể oải, buồn chán, không nói Trẻ khôngnói chuyện với bạn bè hay những người xung quanh, không phản ứng lại thậm chíbị trêu chọc, không thực hiện nhiệm vụ

+ Biểu hiện bằng âm thanh, lời nói: trẻ nói tự do trong giờ học Trẻ có thể lahét, gào thét, khóc hay hờn dỗi không rõ nguyên nhân, cũng có thể trẻ ngồi nói lẩmbẩm một mình

Hành vi bất thường của trẻ gồm có 8 thang hội chứng:

1 Thu mình lại

2 Phàn nàn về sức khỏe

3 Lo lắng, âu sầu

4 Các vấn đề xã hội

5 Ý nghĩ

6 Chú ý/ tập trung

7 Hành vi sai trái

8 Hành vi thái quá, hung tính

Các hành vi khác [9; 32-33]

Khái niệm này đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.

1.3.2 Đặc điểm hành vi của trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Đặc điểm hành vi của trẻ CPTTT dựa trên 3 cấp độ: tự ý thức, tự nhận thức và tựý thức về mặt xã hội và các kĩ năng về xã hội

1.3.2.1 Tự ý thức

Sự phát triển tự ý thức tuân theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: chỉ có thể cảm nhận được những gì chính bản thân (không có tính phảnánh)

Giai đoạn 2: duy trì các biểu tượng về bản thân hơn tổng quá trình tương tác vớingười xung quanh và bắt đầu nảy ra sự so sánh mang tính xã hội, tức là bắt đầu chúý đến phương diện của người khác hơn là của chính bản thân mình

Giai đoạn 3: phân định thứ bậc, vai trò: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em

Giai đoạn 4: các biểu tượng về bản thân và về những người xung quanh trở nênmang tính chủ thể hơn và dần được hoàn thiện

Vì vậy, sự phát triển tự ý thức phụ thuộc vào sự hoàn thiện của quá trình nhậnthức Những trẻ bị trì hoãn sự phát triển nhận thức thì sẽ không đạt được sự pháttriển tự ý thức của giai đoạn tiếp theo Đối với trẻ CPTTT, khả năng nhận thức hạnchế sẽ kéo theo tự ý thức của trẻ chỉ đạt đến một gia đoạn nhất định trong các giaiđoạn phát triển mà thôi

Hành vi của trẻ CPTTT chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những đặc điểm phát triểnđặc trưng của mỗi giai đoạn Ngay từ giai đoạn 1, nếu trẻ CPTTT khó phản ánh

Trang 14

được những cảm nhận của chính bản thân mình, trẻ sẽ khó để xác định những hành

vi tự phát, không mong đợi,…của chính mình xuất hiện, trẻ cũng khó xác định vàkhó có khả năng tự ý thức điều chỉnh, điều khiển các hành vi đó trở nên bìnhthường Khi tương tác với môi trường xã hội xung quanh, trẻ CPTTT khó phát hiệnkhó phát hiện những hành vi không hợp chuẩn của mình hoặc có sự khác biệt so vớimọi người Mức độ tự nhận thức, phát hiện so sánh và điều chỉnh hành vi phù hợpcủa trẻ có hạn chế đáng kể Trẻ cũng có khó khăn trong nhận diện, xác định cáchthể hiện hành vi phù hợp với tình huống, bối cảnh khác nhau và đặc biệt trong việcphân định vị trí, vai trò của mối quan hệ thứ bậc trong gia đình và cộng đồng

1.3.2.2 Tự nhận thức

Tự nhận thức bao gồm:

+ Khả năng liên kết giữa các phản ánh mang tính tự ý thức, khả năng nhận thứcđược tình cảm và nhu cầu của người khác

+ Khả năng giữ cân bằng và duy trì nội tâm bền vững và những vấn đề đã trảinghiệm

Mối quan hệ gắn bó, những kích thích và sự trải nghiệm của trẻ là nhân tốquan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng của trẻ CPTTT Những hành vi thểhiện mức độ liên kết phù hợp giữa sự biểu đạt nhu cầu bản thân và phù hợp với nhucầu của những người xung quanh, cũng như hành vi biết duy trì, kiềm chế, cân bằngnội tâm bền vững Ở trẻ CPTTT có sự xuất hiện hành vi bất thường và thiếu khảnăng kiểm soát Những liệu pháp điều chỉnh hành vi tự nhận thức của trẻ CPTTTcần được tính đến, trẻ có thể nhận thức về bản thân trong môi trường gia đình và tựnhận thức về mặt xã hội trong các nhóm xã hội lớn hơn

1.3.2.3 Tự ý thức về mặt xã hội và các kĩ năng xã hội.

Những thất bại trong quá trình xử lí thông tin làm cho trẻ CPTTT có cảm giác:

- Không được tự tin trong các tình huống: có cảm giác vô dụng, không làm được gì,lệ thuộc vào người khác và thấy mình không có ý nghĩa gì

- Cảm giác vô dụng được đề cập đến như là việc một cá nhân luôn luôn gặp thất bạitrong các tình huống nhiều sức ép dẫn đến việc giảm nhiệt huyết để hoàn thành mộtcông việc nào đó

- Việc “gắn mác, gọi tên, coi thường và không được tôn trọng” của giáo viên vànhững người xung quanh đối với trẻ CPTTT sẽ là những nguyên nhân làm cho trẻcó cái nhìn tiêu cực với chính bản thân mình

- Những trải nghiệm thất bại ở trẻ CPTTT có thể sẽ giảm lòng tự trọng và thậm chíxuất hiện trầm cảm ở cá nhân: trẻ tự nhận thức mang tính tiêu cực, kinh nghiệm tiêucực, nhìn nhận tương lai tiêu cực

Những nỗ lực tích cực của trẻ CPTTT thì thường lại không được đánh giá cao, dođó ở trẻ thường xuất hiện:

+ Cảm giác xấu hổ về khả năng hạn chế của bản thân

+ Có thể dẫn đến việc nói dối, tạo một thế giới riêng cho bản thân

Trang 15

+ Khó khăn trong việc tự diễn đạt trong quá trình giao tiếp

+ Cảm giác không an toàn khi mắc lỗi

1.3.3 Phân loại hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Hành vi bất thường ở trẻ CPTTT gồm 2 loại: hành vi hướng nội và hành vihướng ngoại

1.3.3.1 Hành vi hướng nội

Hành vi hướng nội là những hành vi được biểu hiện theo xu hướng vào bêntrong Trẻ bị ức chế, kìm hãm quá mức, các hành vi này thường không gây phiềnnhiễu gì cho giáo viên và những người xung quanh, thể hiện trạng thái trầm cảm,thu mình lại, sợ hãi, bối rối, lầm lì, rầu rĩ, tự mình xâm hại cơ thể mình Trẻ ngồihọc rất trật tự song không hiểu gì

1.3.3.2 Hành vi hướng ngoại

Hành vi hướng ngoại là những hành vi được biểu hiện theo xu hướng ra bênngoài

Trẻ hưng phấn quá mức, thường có hành vi gây phiền nhiễu cho giáo viên và nhữngngười xung quanh: hung hăng, làm tổn thương hay tấn công người khác, hàng vichống đối, trẻ có rối loạn tăng động/giảm tập trung (AD/HD), hành vi sai trái,…

1.3.4 Nguyên nhân gây ra hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ

- Tổn thương thần kinh

- Không hiểu đúng sai

- Cô đơn, ít bạn

- Bị bạn bè trêu chọc

- Đối xử thiếu công bằng

- Giao nhiệm vụ không phù hợp với trình độ, khả năng và sở thích của trẻ

- Thu hút của giáo viên không hợp lí

- Trẻ bắt chước hành vi xấu

- Các tác nhân kích thích không phù hợp

- Không biết cách giải quyết vấn đề

- Trẻ ham chơi [1;37]

1.4 Quản lí hành vi bất thường cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

1.4.1 Khái niệm quản lí hành vi bất thường

1.4.1.1 Khái niệm quản lí

Theo Từ điển Tiếng Việt “Quản lí” là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo

những yêu cầu nhất định [8;730]

1.4.1.2 Khái niệm quản lí hành vi bất thường

Quản lí HVBT là việc các chuyên gia, các nhà sư phạm sử dụng các biện pháp, cáchthức để khắc phục những hành vi không mong muốn, hình thành ở trẻ những hành

vi mong muốn [3;19]

Trang 16

1.4.2 Mục đích quản lí hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ

- Trẻ không có các HVBT trong quá trình học cũng như trong lúc chơi

- Tăng các hành vi mong muốn

- Giúp trẻ có kết quả học tập tốt hơn

- Trẻ tuân theo các quy định của trường, lớp đề ra

- Giúp trẻ có một môi trường học tập tốt, với sự tôn trọng, cảm thông, giúp đỡ củabạn bè

1.4.3 Các biện pháp quản lí hành vi bất thường cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.

1.4.3.1 Sử dụng quy định của lớp học

Sử dụng quy định của lớp học để quản lí HVBT cho trẻ tức là sử dụng cácquy tắc, quy định mà nhà trường hay lớp học đặt ra nhằm tạo ra nề nếp cho lớp họcđể hạn chế và khắc phục dần các hành vi bất thường của trẻ

Quy định của lớp học được coi là một công cụ/phương tiện mà giáo viên sửdụng để tạo cơ hội tốt nhất, hướng dẫn trẻ một cách thuận lợi nhất và làm cho trẻtham gia tích cực nhất vào các hoạt động học tập của lớp học Nhờ đó, giáo viên cóthể giám sát, điều chỉnh và tạo ra được các hành vi mong muốn ở trẻ Điều này khácvới quan điểm tiếp cận cho rằng, các quy định của lớp học được giáo viên sử dụngnhư là một thứ quyền lực để buộc học sinh phải tuân theo và giáo viên luôn luônduy trì điều này

Trước hết, các quy định của lớp học cần được trẻ hiểu và cam kết tuân theo,không cần quá nhiều các quy định mà chỉ cần có những quy định cơ bản, cụ thể, sửdụng từ ngữ mang tính trích cực và nên được sắp xếp ở vị trí thích hợp trong lớphọc Đồng thời, việc tuân theo các quy định của trẻ cần được giám sát và cần thiếtthì phải thay đổi cho phù hợp

Một nhân tố quan trọng khi sử dụng nội quy đối với việc xây dựng môitrường lớp học là phải biến những quy định thành những nề nếp hằng ngày của trẻthông qua việc sử dụng những biểu tượng thích hợp chỉ thời gian gắn liền với hoạtđộng Để giúp trẻ có thể biến những quy định này thành những nề nếp hàng ngàycủa trẻ thì cần phải có sự trợ giúp của tất cả các học sinh trọng lớp Hãy luônthường xuyên nhắc nhở bạn để những quy định đó trẻ có thể ghi nhớ và hãy giúp trẻthực hiện đúng bằng cách tất cả các học sinh khác cũng phải nghiêm túc thực hiện.Với phương pháp này nếu được sử dụng đúng cách thì sẽ đem lại hiệu quả cao trongviệc quản lí HVBT cho trẻ CPTTT

1.4.3.2 Tạo môi trường giao tiếp có hiệu quả

Tạo môi trường giao tiếp có hiệu quả để quản lí HVBT cho trẻ tức là xâydựng một môi trường thân thiện, tích cực, các học sinh gần gũi, quan tâm lẫn nhau,bằng những lời nói, hành động tích cực để trẻ hạn chế dần các hành vi bất thườngcủa mình

Những giáo viên cư xử với trẻ bằng sự tôn trọng và chân thành thường thànhcông trong việc tạo môi trường lớp học có những hành vi tích cực và có rất ít hành

Trang 17

vi không phù hợp xảy ra Tuy nhiên, giao tiếp giữa giáo viên và trẻ là một quá trìnhphức tạp Đôi khi giáo viên đưa ra quá nhiều thông tin hay thông tin đưa ra khôngcòn mang ý nghĩa tích cực nữa, khi giọng nói hay điệu bộ cử chỉ của giáo viênkhông phù hợp Các yếu tố sau cần lưu ý đến trong quá trình giao tiếp giữa giáoviên với trẻ:

- Thông điệp: Mức độ trừu tượng và phức tạp của thông tin

- Kiến thức, kinh nghiệm của trẻ để có thể hiểu được thông điệp

- Hiểu biết và việc thực hiện các quy định, nề nếp của lớp học của trẻ

- Hiểu biết và nhận thức của cả giáo viên và trẻ khi sử dụng hình thức giao tiếpkhông lời

- Bối cảnh giao tiếp

Chất lượng quá trình giao tiếp phụ thuộc vào hàng loạt các vấn đề khác Giáoviên có thể nói chuyện riêng với trẻ trong giờ ra chơi để thể hiện rằng giáo viênquan tâm đến trẻ, hỏi han xem thời gian ở nhà trẻ làm gì, chơi với ai, khuyến khíchkhi mỗi lần trẻ thành công dù nhỏ bé trong quá trình học tập, khen ngợi cả lớp và trẻchậm phát triển trí tuệ rằng thành công chung của bài học là thành công của cả lớp.Giáo viên cũng không nên so sánh giữa trẻ này với trẻ khác

1.4.3.3 Sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả

Sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả để quản lí HVBT cho trẻCPTTT là trong quá trình giảng dạy giáo viên sử dụng các phương pháp dạy họctích cực, phù hợp để học sinh có thể tiếp thu bài tốt hơn, hăng say phát biểu, tạo chocác tiết học sôi nổi để trẻ hạn chế dần các HVBT của mình

Đây là một trong những chiến lược quan trọng để phòng tránh, khắc phục cáchành vi không mong muốn, tạo môi trường lớp học thân thiện, hứng thú và tích cực.Các phương pháp dạy học có hiệu quả trong lớp có trẻ CPTTT có HVBT được đềcập đến bao gồm: phương pháp học hợp tác nhóm, hỗ trợ cá biệt, sử dụng các tàiliệu học tập phong phú, phối hợp các phương pháp dạy học khác nhau…

Đây là một biện pháp khó, để thực hiện được phương pháp này thì đòi hỏi ngườigiáo viên phải có kinh nghiệm giảng dạy, biết vận dụng các phương pháp này đúnglúc, đúng quy trình và hợp lí

1.4.3.4 Giáo dục khắc phục hành vi bất thường trẻ CPTTT thông qua việc tạo hành

vi nhóm tích cực

Giáo dục khắc phục HVBT của trẻ CPTTT thông qua việc tạo hành vi nhómtích cực tức là trong quá trình học giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh hoạt độngnhóm để nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, và thông qua hoạt động nhómđó các học sinh trong nhóm sẽ tạo ra những hành vi tích cực để giảm thiểu HVBTcủa trẻ Tạo hành vi nhóm tích cực không chỉ xảy ra trong quá trình học mà cả trongquá trình chơi, để thực hiện điều này thì giáo viên cần tác động tới các học sinh bìnhthường để các em hiểu được và cảm thông cũng như giúp đỡ các em CPTTT

Trang 18

1.4.3.5 Một số cách đơn giản và hiệu quả nhằm giáo dục khắc phục hành vi bất thường đối với cá nhân trẻ.

Một số cách đơn giản và hiệu quả như: Phớt lờ, sử dụng cử chỉ điệu bộ khigiao tiếp với trẻ, điều khiển trực tiếp, tăng cường hứng thú học tập của trẻ, tạo bầukhông khí hài hước, trợ giúp trẻ vượt qua khó khăn ban đầu, sử dụng nề nếp hàngngày, loại bỏ những đồ vật không cần thiết Khi trẻ xuất hiện các HVBT giáo viênvà các chuyên gia có thể sử dụng các cách trên để giúp trẻ khắc phục HVBT

- Giảm thiểu sự can thiệp: trong những trường hợp nhất địnhh, giáo viên canthiệp đối với những hành vi tiêu cực của trẻ bằng cách đáp ứng trực tiếp mà đưa ranhiều sự lựa chọn cho trẻ hoặc phớt lờ, tỏ ra không chú ý đến Sau đây là một sốcách giáo viên có thể sử dụng để giảm thiểu sự can thiệp:

Đáp ứng hành vi tích cực: Một chiến lược linh hoạt và nhận biết mang tính lâudài nhằm giảm thiểu những hành vi không phù hợp và tăng những hành vi phù hợpđược gọi là “đáp ứng những hành vi tích cực” Khi trẻ thể hiện được một số hành vitốt đúng như mong đợi thì giáo viên sẽ thừa nhận và thưởng cho hành vi đó Việcthưởng cho hành vi tốt của trẻ có thể chỉ là một lời khen ngợi, điều này không chỉcó tác dụng đối với việc làm cho đứa trẻ đó biết nên làm gì mà còn có ảnh hưởng tốtđến những trẻ khác, tạo ra một bầu không khí tích cực trong toàn lớp học

Đưa ra những yêu cầu thấp ban đầu: Cách này thường được áp dụng khichuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác và đặc biệt có hiệu quả đối với trẻCPTTT có HVBT Trước khi trẻ tham gia vào được hoạt động mới thì cần đưa ranhững yêu cầu phù hợp với sở thích của trẻ và trẻ hoàn toàn có thể thực hiện được.Không nhất thiết những yêu cầu này có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ mới.Đáp ứng đối với mục đích rõ ràng: Một cách khác giảm thiểu sự can thiệp làdựa vào tính mục đích của hành vi

Quản lí những biểu hiện bên ngoài của hành vi: Việc giáo viên đáp ứng nhưthế nào sẽ quyết định hành vi nào đó có tiếp tục diễn ra hay không Nếu giáo viênđáp ứng theo kiểu biến một biểu hiện hành vi nhỏ thành một vấn đề nghiêm trọngthì kết quả là trẻ này cũng sẽ biểu hiện hành vi theo kiểu đáp ứng của giáo viên, tứclà hành vi này được củng cố và tồn tại Biết cách khắc phục những hành vi biểu hiệnbên ngoài của trẻ có thể sẽ làm mất đi không khí căng thẳng của lớp học Sau đây làmột số cách có thể được áp dụng:

+ Phớt lờ

+ Sử dụng cử chỉ điệu bộ khi giao tiếp với trẻ

+ Điều khiển trực tiếp

+ Tăng cường hứng thú học tập của trẻ

+ Tạo bầu không khí hài hước

+ Trợ giúp trẻ vượt qua khó khăn ban đầu

+ Sử dụng nề nếp hàng ngày

+ Loại bỏ những đồ vật không cần thiết

Trang 19

1.4.3.6 Tăng hành vi mong muốn

Tăng hành vi mong muốn cho trẻ tức là khi trẻ biểu hiện các hành vi, trongcác hành vi đó có hành vi tích cực và hành vi tiêu cực Người giáo viên cần phảibiết cách để tăng các hành vi tích cực đó, và khi trẻ có các hành vi mong muốn,hành vi tích cực đó thì phải động viên, khích lệ đúng cách để trẻ thường xuyên biểuhiện những hành vi mong muốn đó lên thay vì các hành vi không mong muốn.Dù mức độ biểu hiện hành vi của trẻ như thế nào chăng nữa thì cũng có nhữnghành vi phù hợp Cách đầu tiên nhằm tăng hành vi phù hợp được gọi là sự củng cố.Đó là bất cứ sự đáp ứng hay xâu chuỗi nào làm tăng hành vi phù hợp và cả hành vikhông phù hợp Sự củng cố làm tăng hành vi phù hợp ở trẻ được gọi là sự củng cốtích cực và sự củng cố làm tăng hành vi không phù hợp ở trẻ được gọi là sự củng cốtiêu cực Trong lớp học có thể sử dụng một số loại củng cố sau:

- Tổ chức các hoạt động hướng tới mục đích giáo dục như trò chơi, hoạt động giữagiờ của một số tiết học, trò giải trí

- Sử dụng các vật củng cố: đó là những giải thưởng biểu đạt sự thành công mà trẻmuốn đạt được

- Củng cố sơ cấp: đây là hình thức củng cố cơ bản hơn so với củng cố thứ cấp (haicủng cố trên) Sự củng cố này liên quan nhiều hơn đến việc đáp ứng những nhu cầu

cơ bản của trẻ như một chiếc kẹo, một thỏi bánh…Mặc dù đây là hình thức ít được

sử dụng song đối với trẻ CPTTT lại tỏ ra có hiệu quả khi trẻ không hiểu được bảnchất của giải thưởng hoặc những giải thưởng khác là không có hiệu quả đối với trẻnày Tuy nhiên, giáo viên không được lạm dụng củng cố này nếu không sẽ trở thànhcủng cố tiêu cực

- Sử dụng hiệu quả những củng cố tích cực

1.4.3.7 Giảm thiểu những hành vi không mong muốn

Như đã nói ở trên trong quá trình chơi cũng như quá trình học, trẻ sẽ biểuhiện các hành vi tích cực cũng như các hành vi tiêu cực Và như vậy người giáoviên cần phải quan sát, chú ý tới trẻ nhiều để khi thấy trẻ có các hành vi khôngmong muốn thì người giáo viên cần phải dập tắt các hành vi đó ngay hoặc hướngdẫn cho trẻ các hành vi mong muốn để trẻ quên đi các hành vi không mong muốn.Giáo viên có thể sử dụng một trong các cách sau đây:

- Củng cố bằng việc tăng hành vi mong muốn

- Dập tắt hành vi: để dập tắt hành vi thì giáo viên ngừng ngay việc củng cố hành viđó cho đến khi hành vi đó sẽ giảm đi Chiến lược này thường được sử dụng trongtrường hợp hành vi gây nhiễu cho giáo viên và những người xung quanh Tuynhiên, bao giờ cũng có một giai đoạn biểu hiện hành vi này tăng lên, nếu giáo viênnào không có khả năng phớt lờ hành vi trong giai đoạn này thì chiến lược nàykhông phù hợp cho giáo viên đó sử dụng

- Trách phạt bằng cách lấy đi những thứ mà trẻ mong muốn Chẳng hạn như khôngthưởng cho trẻ nữa, trẻ không được tham gia một số hoạt động mà trẻ yêu thích,

Trang 20

tách trẻ khỏi mọi hoạt động của lớp học trong một khoảng thời gian nhất định…

1.4.3.8 Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong quản lí hành vi của trẻ

Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong quản lí hành vi của trẻ làphương pháp mà giáo viên xác định những biểu hiện HVBT của trẻ CPTTT, thôngqua quan sát và ghi chép để hiểu rõ về hành vi đó, tìm hiểu nguyên nhân xảy rahành vi, trên cơ sở đó lập kế hoạch để quản lí HVBT cho trẻ, giám sát tình hìnhthực hiện kế hoạch đó để có các điều chỉnh cần thiết

1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT trong lớp học hòa nhập.

- Giáo viên: Giáo viên là người trực tiếp quản lí trẻ, đảm nhận nhiệm vụ giáo dụctrẻ Giáo viên cũng là người tiếp xúc hàng ngày với trẻ, hiểu trẻ đang gặp nhữngvấn đề gì và cần hỗ trợ những gì Do đó, hơn ai hết giáo viên phải nắm được đặcđiểm tâm sinh lí, đặc điểm hành vi, khả năng, nhu cầu của trẻ CPTTT Vì vậy, giáoviên là người có vai trò quyết định đến việc có sử dụng các biện pháp để quản líHVBT cho trẻ CPTTT hay không? Sử dụng biện pháp nào? Và sử dụng như thếnào?

- Chính bản thân trẻ CPTTT: trẻ CPTTT là đối tượng mà giáo viên sử dụng các biệnpháp để quản lí HVBT Vì vậy, việc sử dụng các biện pháp nào để quản lí hành vicho trẻ đều phải căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí, vào đặc điểm hành vi của trẻ Từđó người giáo viên biết được cần hỗ trợ, đáp ứng những gì? Vì vậy để tạo ra sựtương tác phù hợp để hạn chế và khắc phục những hành vi mong muốn, giảm thiểunhững hành vi không mong muốn cần dựa vào chính bản thân trẻ Nếu không nhậnđược sự hợp tác của trẻ thì không có một biện pháp quản lí hành vi nào mang lạihiệu quả

- Bạn bè trẻ CPTTT: trong môi trường giáo dục hòa nhập để mang chất lượng giáodục thì cần có sự trợ giúp của học sinh bình thường Các em chính là những lựclượng quan trọng tham gia vào quá trình quản lí hành vi cho trẻ Cùng nhau học tậptrong một môi trường lớp học vì vậy sự trợ giúp của các em sẽ giúp cho trẻ CPTTThình thành những hành vi tích cực Người giáo viên cần phải biết động viên khuyếnkhích các em giúp đỡ các bạn CPTTT hòa nhập cộng đồng, hạn chế các hành vikhông mong muốn và hình thành hành vi mong muốn

- Gia đình trẻ CPTTT: cha mẹ trẻ là những người gần gũi và hiểu trẻ nhất, do đó cha

mẹ là người cung cấp cho giáo viên những thông tin về sinh hoạt ở nhà của trẻ, cáchành vi trẻ thường biểu hiện ở nhà một cách chính xác nhất Để từ đó giáo viên cónhững nhận định đúng đắn nhất về HVBT của trẻ Trên cơ sở đó, giáo viên lựa chọncác biện pháp phù hợp nhất để quản lí HVBT cho trẻ Sự phối hợp của gia đìnhtrong công tác chăm sóc giáo dục trẻ là một điều hết sức cần thiết

- Môi trường lớp học: môi trường lớp học có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả khi sửdụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT Tất cả các yếu tố: không gian,ánh sáng, thiết bị, nề nếp lớp học, bầu không khí lớp học ảnh hưởng trực tiếp đến

Trang 21

việc sử dụng các biện pháp quản lí hành vi cho trẻ.

Có 8 biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT:

+ Sử dụng các quy định của lớp học

+ Tạo môi trường giao tiếp có hiệu quả

+ Sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả

+ Tạo hành vi nhóm tích cực

+ Sử dụng một số cách đơn giản và hiệu quả

+ Tăng hành vi mong muốn

+ Giảm thiểu những hành vi không mong muốn

+ Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ

CPTTT trong lớp học hòa nhập: giáo viên, chính bản thân trẻ CPTTT, bạn bè trẻ,gia đình trẻ, môi trường lớp học

Trang 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HÀNH VI BẤT THƯỜNG CHO HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI

VÂN – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1 Mô tả địa bàn khảo sát

Trường Tiểu học Hải Vân là một ngôi trường nhỏ nằm ở phía Nam chân đèoHải Vân, thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Làtrường tiểu học hòa nhập của thành phố Đà Nẵng Trường có 2 cơ sở: cơ sở 1 ởphường Hòa Hiệp Bắc và cơ sở 2 đóng trên thôn Hòa Vân Năm học 2007 – 2008nhà trường được công nhận là trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, trường đã khôngngừng phấn đấu và đến năm 2009 trường được công nhận là trường chuẩn Quốcgia mức độ 2

Về đội ngũ cán bộ giáo viên: Năm học 2010 – 2011 nhà trường có 36 cán bộ vàcông nhân viên chức Trong đó có giáo viên văn hóa: 24 người, 5 giáo viên chuyên,

5 nhân viên, ban giám hiệu: 2 người Các thầy cô giáo đều có trình độ chuyên mônvững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với nghề Có 10 giáo viên dạy các lớp hòa nhập cótrẻ khuyết tật

Về học sinh: Trong năm học 2010 – 2011 nhà trường có 435 học sinh chia 18lớp từ lớp 1 đến lớp 5 Trong đó 1: 3 lớp, 2: 3 lớp, 3: 3 lớp, 4: 4 lớp, 5: 4 lớp Có 23học sinh khuyết tật ở các dạng tật khác nhau học phân bố ở các lớp:

+ 1/1: 3 HSKT, trong đó có 2 HSCPTTT+ 1/2: 1 HSKT là HSCPTTT

+ 1/3: 1 HSKT

+ 2/1: 2 HSKT, trong đó có 1 HSCPTTT

+ 2/2: 4 HSKT, trong đó có 3 HSCPTTT

Trang 23

buổi chiều, khối 5 học buổi sáng Buổi sáng dạy theo chương trình chung của SGK,buổi chiều dạy tăng cường phụ đạo theo yêu cầu của từng lớp học, từng đối tượngkhác nhau.

Đây là một ngôi trường giáo dục có nhiều triển vọng phát triển, tạo cơ hội hòanhập và phát triển cho trẻ khuyết tật trên địa bàn

2.1.2 Quá trình khảo sát

Thời gian tiến hành: 20/2 đến 28/4/2011

Địa điểm: Trường Tiểu học Hải Vân – quận Liên Chiểu - thành phố Đà Nẵng

2.1.3 Nội dung khảo sát

- Thực trạng biểu hiện HVBT của học sinh CPTTT tại trường Tiểu học Hải Vân –thành phố Đà Nẵng

- Nhận thức của giáo viên về quản lí HVBT của học sinh CPTTT

- Các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT

2.1.4 Đối tượng khảo sát

2.1.4.1 Học sinh chậm phát triển trí tuệ

Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi xác định có 14 trẻ CPTTT học hòa nhập tại 7 lớp:

Sau đây là kết quả khảo sát qua số liệu thực tế

Bảng 2.1: Thông tin chung về trẻ CPTTT

Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 7 giáo viên dạy ở 7 lớp có trẻ CPTTT

Sau đây là kết quả khảo sát qua số liệu thực tế

Bảng 2.2: Thông tin chung về giáo viên

Trang 24

Thông tin Số lượng Ghi chú

Trình độ

Trung cấp 4 Đang học tại chức hệ cao đẳng

2.1.5 Phương pháp và công cụ khảo sát

2.1.5.1 Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: nhằm tìm hiểu thực trạng quản lí HVBT chotrẻ CPTTT tại trường Chúng tôi xây dựng 2 bộ phiếu hỏi để tìm hiểu về nắm đượccác thông tin ban đầu của trẻ và các biệu hiện hành vi xuất hiện ở trẻ

- Phương pháp quan sát: chúng tôi trực tiếp tham gia một số tiết học và một số hoạtđộng vui chơi của lớp của trẻ để có thể quan sát, thu thập một số thông tin về nhữngbiểu hiện hành vi, cũng như áp dụng một số phương pháp để giúp quản lí tốt HVBTcủa trẻ

- Phương pháp phỏng vấn: chúng tôi đã tiến hành trao đổi với giáo viên chân thành,thân mật về nội dung khảo sát Nội dung trò chuyện được chuẩn bị sẵn với nhữngcâu hỏi sát với nội dung khảo sát

2.1.5.2 Công cụ khảo sát

Để khảo sát thực trạng quản lí HVBT cho trẻ CPTTT, chúng tôi đã tiến hành xâydựng bộ công cụ sau:

- Phiếu hỏi 1: “Xác định thực trạng của việc quản lí HVBT cho học sinh CPTTT tạitrường” gồm 8 câu hỏi để khảo sát nhận thức của giáo viên về HVBT của trẻCPTTT, và thực trạng việc quản lí HVBT tại trường như thế nào?

- Phiếu hỏi 2: “Biểu hiện HVBT của trẻ CPTTT” gồm 3 phần: thông tin chung vềtrẻ, biểu hiện hành vi của trẻ và những đặc điểm thể chất và tinh thần của trẻ

- Phiếu hỏi 3: “Bảng kiểm HVBT cho học sinh CPTTT” gồm 15 hành vi mà trẻthường xuyên biểu hiện để tìm hiểu về các HVBT của trẻ để tìm hiểu thực trạngbiểu hiện hành vi của trẻ, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp để quản lí HVBTcho trẻ

2.2 Phân tích kết quả khảo sát

2.2.1 Thực trạng hành vi bất thường của học sinh CPTTT tại trường Tiểu học Hải Vân – thành phố Đà Nẵng

Trường Tiểu học Hải Vân có 14 học sinh CPTTT Để tìm hiểu thực trạng biểuhiện HVBT của học sinh CPTTT tại trường, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với giáoviên và sử dụng phiếu hỏi để nắm một số đặc điểm về trẻ

Bảng 2.3 Đặc điểm của trẻ

Trang 25

TT Khả năng Đặc điểm SL TL

Bảng 2.4 Bảng tổng hợp hành vi bất thường của học sinh CPTTT

Trang 26

TT Hành vi Mức độ biểu hiện

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

7 Phá vỡ đồ đạc của người

khác

10 Ăn/uống những thứ không

phải đồ ăn

17 Tỏ ra cáu giận để người

khác đáp ứng yêu cầu

18 Đi lại, ra vào tự do trong

lớp

22 Từ chối sự chăm sóc, vỗ

về của người khác

23 Hay lẩn tránh khi người

khác nhìn

24 Trẻ ngồi buồn chán, uể oải 3 21,4% 8 57,1% 3 21,4%

25 Không nói chuyện với bạn

Trang 27

ứng khi bị trêu chọc

30 La hét không rõ nguyên

nhân

34 Chậm chạp trong mọi tình

huống

Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy rằng các hành vi mà trẻ thường xuyên biểuhiện là:

- Chậm chạp trong mọi tình huống (88,6%)

- Ngồi không yên, gật gù, lắc người (85,8%)

- Vận động tay chân liên tục (85,8%)

- Làm phiền trẻ khác (85,8%)

- Cử động, vặn vẹo (85,8%)

- Đi lại, ra vào tự do trong lớp (85,8%)

- Nói tự do trong lớp (85,8%)

- Thờ ơ, lơ đãng với mọi thứ (78,6%)

- Phá vỡ đồ đạc của người khác (71,5%)

- Đập phá đồ đạc khi chơi (64,3%)

- Gây tiếng động lạ trong lớp (57,1%)

- Có các hành vi kì quặc (50%)Trong đó hành vi mà các trẻ thường biểu hiện nhất là: Ngồi không yên, gật gù, lắcngười; vận động tay chân liên tục; làm phiền trẻ khác; cử động, vặn vẹo; đi lại, ravào tự do trong lớp Các hành vi này là hành vi hướng ngoại gây phiền nhiễu chonhững người xung quanh trẻ Hành vi làm phiền trẻ khác và giáo viên phần lớn là

do giáo viên và các bạn trong lớp thường chú ý đến các bạn gương mẫu mà khôngchú ý tới trẻ Và trong quá trình quan sát chúng tôi nhận thấy rằng trẻ biểu hiện cáchành vi này rất tự nhiên, những lời nói của giáo viên hay yêu cầu của giáo viên bắttrẻ ngồi nghiêm tại chỗ đều không có tác dụng mấy Các hành vi này thường đượcbiểu hiện vào khoảng tiết 3, 4, 5 khi trẻ đã mệt nên không thể tập trung và vì vậyhành vi nảy sinh Qua quá trình quan sát và qua trao đổi trực tiếp với cô Trần ThịThanh Thủy, giáo viên chủ nhiệm lớp 2/3 chúng tôi được biết em Nguyễn TrầnNguyên – một học sinh CPTTT, trong các giờ học em thường có biểu hiện các hành

vi như: khi các bạn khác đang viết thì giật bút của bạn, phá không cho các bạn xungquanh học, đi lại tự do trong lớp, khi giáo viên giao nhiệm vụ thường không thựchiện…Em Đoàn Anh Huy – học sinh CPTTT lớp 3/3, trong giờ học em thường lơđãng, không chú ý vào bài học, em thích chơi một mình, nếu bạn ngồi trước em có

Trang 28

nhìn ra sau em thì em tiến lại đánh bạn Em thích nhìn đăm chiêu vào một vật gì đómà em cầm trên tay, nếu ai giành vật đó của em thì em cướp lại

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy, hầu hết các trẻ đều chậm chạp trong mọi tìnhhuống Trẻ thường chây lì với những yêu cầu của giáo viên, khi có tình huống xảy

ra trẻ xử lý chậm chạp Trong 14 trẻ chúng tôi khảo sát thì có tới 11 trẻ có biểu hiệnchậm chạp, đây là một khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy

Các hành vi của trẻ ít khi mang tính chất hướng nội Trong 14 trẻ thì có tới 11trẻ (chiếm 78,6%) thỉnh thoảng mới có các hành vi làm bị thương mình, có 3 trẻ(chiếm21,4%) trong quá trình chúng tôi khảo sát chưa bao giờ tự làm bị thươngmình Có 1 trẻ (chiếm 7,1%) thường xuyên ngồi im không phản ứng khi bị trêuchọc, có 7 trẻ (chiếm 50%) thỉnh thoảng mới có hành vi đó, còn 6 trẻ (chiếm 42,9%)còn lại thì không có các hành vi đó

Trong 14 trẻ mà chúng tôi tiến hành khảo sát thì các em đều biết đi vệ sinh đúngchỗ và cả 14 em chỉ thỉnh thoảng mới cắn móng tay và lẩn tránh khi người khácnhìn

Về cơ bản các hành vi của trẻ là các hành vi hướng ngoại và trẻ biểu hiệnthường xuyên trong các giờ học, trong giờ chơi Các hành vi đó biểu hiện khi khôngcó ai chơi cùng hay trẻ biểu hiện hành vi là một thói quen Để quản lí được HVBTcủa trẻ CPTTT người giáo viên cần nắm rõ đặc điểm của từng học sinh để từ đó cóthể áp dụng các biện pháp phù hợp với từng em và mang lại hiệu quả cao khi ápdụng các biện pháp đó

2.2.2 Nhận thức của giáo viên về quản lí hành vi bất thường của trẻ CPTTT

Muốn quản lí được HVBT của trẻ CPTTT trước hết người giáo viên cần hiểu rõ vềHVBT của trẻ CPTTT

Bảng 2.5 Hiểu biết của giáo viên về hành vi bất thường của trẻ CPTTT

Hiểu biết về khái niệm HVBT của trẻ CPTTT

- Chưa hiểu: không xác định được biểu hiện nào là biểu hiện của hành vi bất thường.

Qua việc phát phiếu trưng cầu ý kiến và trò chuyện với giáo viên trực tiếp dạyhọc sinh CPTTT ở trường Tiểu học Hải Vân, chúng tôi nhận thấy rằng giáo viênchưa hiểu được HVBT là gì? Cụ thể HVBT là hành vi được biểu hiện qua vận động

cơ thể, biểu hiện bằng sự im lặng, biểu hiện qua âm thanh, lời nói Tất cả 7 giáoviên chiếm 100% không hiểu HVBT là gì? Đa số các giáo viên chỉ lựa chọn dựatrên kinh nghiệm cá nhân chứ chưa được nghiên cứu các tài liệu hay được tập huấn

Trang 29

về vấn đề này Để quản lí được HVBT cho trẻ trước hết giáo viên phải hiểu rõ vềHVBT và các đặc điểm của HVBT, từ đó mới có thể có các biện pháp phù hợp đểquản lí HVBT cho trẻ Đây là một khó khăn lớn cho các giáo viên dạy hòa nhập khimà giáo viên chưa có một số kiến thức về trẻ khuyết tật và về giáo dục hòa nhập.Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục cũng như hiệu quả của công tácgiáo dục trẻ khuyết tật.

Biểu đồ 2.1 Nhận định của giáo viên về ảnh hưởng của các HVBT của học sinh CPTTT tới hiệu quả giảng dạy, học sinh xung quanh và không khí lớp học.

57.1 28.6

14.3

Rất ảnh hưởng

có ả nh hưởng

Không ảnh hưởng

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các giáo viên đã thấy được tầm quantrọng của việc quản lí HVBT cho trẻ Trong tổng số 7 giáo viên thì có tới 4 giáoviên chiếm 57,1% cho rằng HVBT của trẻ CPTTT rất ảnh hưởng tới hiệu quả giảngdạy, học sinh xung quanh và không khí lớp học Có 2 giáo viên trong tổng số 7 giáoviên chiếm 28,6% cho rằng HVBT có ảnh hưởng tới hiệu quả giảng dạy, học sinhxung quanh và không khí lớp học Chỉ có 1 giáo viên cho rằng HVBT không ảnhhưởng tới hiệu quả giảng dạy, học sinh xung quanh và không khí lớp học

Qua quá trình giảng dạy, các giáo viên qua quá trình quan sát đã thấy được sựảnh hưởng của các hành vi mà trẻ biểu hiện trong các tiết học

Bảng 2.6 Nhận thức cuả giáo viên về sự cần thiết của việc sử dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT trong lớp học hòa nhập

Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc sử dụng các biện

pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT

Hầu hết các giáo viên đều nhận thức được tính cần thiết phải sử dụng các biệnpháp để quản lí HVBT của trẻ CPTTT vì có thể thấy rằng việc trẻ CPTTT có nhữngHVBT đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giảng dạy và gây không ít phiền nhiễucho giáo viên và các học sinh trong lớp Có đến 42,9% giáo viên khẳng định rằngviệc quản lí HVBT cho trẻ là rất cần thiết Vì theo các giáo viên nếu không có mộtbiện pháp nào để quản lí HVBT cho trẻ thì khi học chung trong môi trường giáo dụchòa nhập, trẻ CPTTT sẽ làm ảnh hưởng tới các học sinh khác Còn 57,1% giáo viên

Trang 30

cho rằng cần thiết vì theo các giáo viên nếu sử dụng các biện pháp để quản lí HVBTcho trẻ CPTTT thì sẽ giúp trẻ giảm bớt gánh nặng cho gia đình, tạo cơ hội cho trẻhòa nhập, học tập tốt hơn và đặc biệt là hướng dần dần đến các hành vi bình thường.Như vậy các giáo viên đã nhận thức đúng về sự cần thiết phải quản lí HVBT cho trẻCPTTT khi tham gia lớp học hòa nhập, đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình giáoviên vận dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT Vì khi nhận thứcđược sự cần thiết của vấn đề, giáo viên sẽ tích cực, quan tâm và áp dụng đượcnhững biện pháp tích cực để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT.

2.2.3 Các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng để quản lí hành vi bất thường cho trẻ CPTTT

Bảng 2.7 Biện pháp giáo viên sử dụng để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT

TT CÁC BIỆN PHÁP

SỬ DỤNG

2 Tạo môi trường giao tiếp có hiệu quả 5 71,4% 2 18,6%

3 Sử dụng các phương pháp dạy học có

hiệu quả

5 Sử dụng một số cách đơn giản và hiệu

quả

7 Giảm thiểu những hành vi không mong

muốn

8 Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề 5 71,4% 2 28,6%

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng biện pháp Sử dụng quy định của lớp học được 6/7 giáo viên sử dụng,chiếm 85,7% Quy định của lớp học được coi là

một công cụ mà giáo viên sử dụng để tạo cơ hội tốt nhất, hướng dẫn trẻ một cáchthuận lợi nhất và làm cho trẻ tham gia tích cực nhất vào các hoạt động của lớp học.Nhờ đó giáo viên có thể giám sát, điều chỉnh và tạo ra được các hành vi mong muốnở trẻ Đây là một biện pháp nếu được sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả rấtlớn Nhưng để thực hiện được biện pháp này đòi hỏi người giáo viên vừa phải có sựmềm mỏng, vừa phải có sự nghiêm khắc đối với học sinh Nếu có thể biến nhữngquy định này là những nề nếp hằng ngày của trẻ thì việc quản lí HVBT của trẻ

CPTTT sẽ có hiệu quả cao Có 5/7 giáo viên sử dụng biện pháp Tạo môi trường giao tiếp có hiệu quả, chiếm 71,4% Đây là một biện pháp đòi hỏi người giáo viên

khi sử dụng cần phải chú ý và cẩn thận, cần phải hiểu học sinh thì khi sử dụng biệnpháp này mới mang lại hiệu quả cao Tất cả 7 giáo viên, chiếm 100% đều sử dụng

biện pháp Sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả Đây là một trong những

biện pháp quan trọng để phòng tránh, khắc phục các hành vi không mong muốn, tạo

Trang 31

môi trường lớp học thân thiện, hứng thú và tích cực Nhưng để áp dụng đượcphương pháp này đòi hỏi người giáo viên cần phải có kinh nghiệm trong quá trìnhgiảng dạy, đồng thời phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học thì mới

mang lại hiệu quả Đối với biện pháp Tạo hành vi mong muốn, có 5/7 giáo viên

chiếm 71,4% đã sử dụng Để sử dụng được biện pháp này cần phải có sự giúp đỡ từphía các học sinh bình thường để tạo nên được các trò chơi tích cực Đối với

phương pháp Sử dụng một số cách đơn giản có 4/7 giáo viên đã sử dụng biện pháp đó, chiếm 57,1% Biện pháp Tăng hành vi mong muốn, có 5/7 giáo viên đã sử dụng, chiếm 71,4% Biện pháp Giảm thiểu những hành vi không mong muốn có 5/7 giáo viên đã sử dụng, chiếm 71,4% Biện pháp Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề có 71,4% giáo viên sử dụng Đây là một phương pháp rất khó và đòi

hỏi khi áp dụng giáo viên cần phải nhiều thời gian

Tuy nhiên, trong quá trình thực tế chúng tôi nhận thấy rằng các giáo viên vẫnchưa hiểu rõ về các phương pháp này, chưa có một khóa tập huấn nào về công tácquản lí HVBT cho trẻ Vì vậy các biện pháp mà giáo viên sử dụng để quản lí HVBTcho trẻ chưa mang lại hiệu quả Hầu như để hạn chế trẻ biểu hiện các hành vi ảnhhưởng đến học sinh xung quanh, giáo viên thường phải cho các trẻ ngồi riêng mộtbàn và thường là bàn trên cùng gần để giáo viên tiện nhắc nhở, quản lí trẻ Đó làtrường hợp của em Nguyễn Trần Nguyên – lớp 2/3, trong giờ học em thường xuyênquấy rối các học sinh khác làm cho các em đó không học được, giáo viên đã sử

dụng biện pháp Sử dụng quy định của lớp học để khắc phục hành vi đó, tuy nhiên

em Nguyên đã không nghe theo lời giáo viên mà vẫn tiếp tục làm phiền các bạn Vìvậy để cho em Nguyên không làm phiền các bạn nữa giáo viên chủ nhiệm đã xếpcho em ngồi 1 bàn, trên cùng, sát bàn giáo viên và cũng để giáo viên có điều kiệngiúp đỡ em hơn trong quá trình học tập

Vì vậy khi được hỏi về mong muốn của mình trong công tác giáo dục trẻkhuyết tật nói riêng và trẻ CPTTT nói chung các giáo viên đều có mong muốnchung đó là được tham gia nhiều khóa tập huấn về giáo dục hòa nhập và đối vớigiáo dục trẻ CPTTT là các biện pháp quản lí HVBT Điều đó cũng thể hiện đượcquyết tâm của các giáo viên trong công tác giáo dục hòa nhập, mong muốn để môhình này có thể mang lại hiệu quả cao khi đưa vào thực tế và có thể giúp trẻ hòanhập cộng đồng, có sự tiến bộ trong học tập

Biểu đồ 2.2 Mức độ sử dụng các biện pháp quản lí HVBT cho trẻ CPTTT

Trang 32

A: Sử dụng các quy định của lớp học

B: Tạo môi trường giao tiếp có hiệu quả

C: Sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả

D: Tạo hành vi mong muốn

E: Sử dụng một số cách đơn giản và hiệu quả

F: Tăng hành vi mong muốn

G: Giảm thiểu những hành vi không mong muốn

H: Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề

Nhìn vào biểu đồ, số các giáo viên sử dụng các giáo viên sử dụng các biệnpháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT phần lớn là ở mức độ thường xuyên Trong

đó biện pháp Sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả có tới 6/7 giáo viên thường xuyên sử dụng, biện pháp Sử dụng các quy định của lớp học, Tạo môi

trường giao tiếp có hiệu quả, Tăng hành vi mong muốn cũng được các giáo viên

thường xuyên sử dụng (5/7 giáo viên) Điều này thể hiện sự nhiệt tình, quan tâm củatất cả các giáo viên dạy trẻ CPTTT, và điều này còn thể hiện trẻ CPTTT thườngxuyên có các HVBT trong quá trình học tập

Biện pháp mà giáo viên ít sử dụng nhất là tạo hành vi mong muốn Khi trao đổi vớigiáo viên về biện pháp này, các giáo viên đều cho rằng biện pháp này khi áp dụngrất khó mang lại hiệu quả nên các giáo viên ít khi sử dụng

Ngoài các biện pháp trên, qua quá trình quan sát và trò chuyện với giáo viên,chúng tôi thấy rằng giáo viên còn sử dụng biện pháp là xây dựng vòng tay bạn bè,nêu gương, đôi bạn cùng tiến Đối với các trẻ thường xuyên biểu hiện các HVBTgiáo viên thường cho trẻ ngồi tách một bàn để không ảnh hưởng tới các trẻ khác, trẻcó thể tập viết, tập vẽ, hoặc làm những bài tập đơn giản tùy vào khả năng của trẻ đểkhông làm ảnh hưởng tới các trẻ khác, và phù hợp với trẻ, phù hợp với sở thích của

Trang 33

trẻ để trẻ hạn chế dần các HVBT đó.

Bảng 2.8: Hiệu quả của biện pháp quản lí HVBT cho học sinh CPTTT.

T

T

Rất hiệu quả

Có hiệu quả Không hiệu

3 Sử dụng các phương pháp

dạy học có hiệu quả

5 Sử dụng một số cách đơn

giản và hiệu quả

7 Giảm thiểu những hành vi

không mong muốn

8 Sử dụng phương pháp giải

quyết vấn đề

- Tạo môi trường giao tiếp có hiệu quả, sử dụng một số cách đơn giản và hiệu quả là

2 biện pháp được giáo viên sử dụng và rất hiệu quả

- Sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả, giảm thiểu những hành vi khôngmong muốn, sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề là các biện pháp khi giáo viên

sử dụng để quản lí HVBT cho học sinh CPTTT cũng mang lại những hiệu quả nhấtđịnh

- Có 2 giáo viên cho ý kiến rằng khi sử dụng biện pháp sử dụng các quy định của

lớp học thì không mang lại hiệu quả Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, vì các

giáo viên tham gia giáo dục hòa nhập trẻ CPTTT tại trường chưa được tham gia mộtkhóa tập huấn nào về quản lí HVBT cho trẻ CPTTT Vì vậy mà khi áp dụng cácbiện pháp giáo viên chưa thực hiện đúng quy trình nên hiệu quả mang lại chưa cao

- Trong quá trình thực tế chúng tôi nhận thấy rằng các giáo viên vẫn chưa hiểu rõ vềcác phương pháp này, chưa có một khóa tập huấn nào về công tác quản lí HVBTcho trẻ Vì vậy các biện pháp mà giáo viên sử dụng để quản lí HVBT cho trẻ chưamang lại hiệu quả Hầu như để hạn chế trẻ biểu hiện các hành vi ảnh hưởng đến họcsinh xung quanh, giáo viên thường phải cho các trẻ ngồi riêng một bàn và thường làbàn trên cùng gần để giáo viên tiện nhắc nhở, quản lí trẻ Đó là trường hợp của emNguyễn Trần Nguyên – lớp 2/3, trong giờ học em thường xuyên quấy rối các học

sinh khác làm cho các em đó không học được, giáo viên đã sử dụng biện pháp Sử dụng quy định của lớp học để khắc phục hành vi đó, tuy nhiên em Nguyên đã

Trang 34

không nghe theo lời giáo viên mà vẫn tiếp tục làm phiền các bạn Vì vậy để cho emNguyên không làm phiền các bạn nữa giáo viên chủ nhiệm đã xếp cho em ngồi 1bàn, trên cùng, sát bàn giáo viên và cũng để giáo viên có điều kiện giúp đỡ em hơntrong quá trình học tập

Bảng 2.9. Nhận thức của giáo viên về những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của các biệnpháp quản lí HVBT cho học sinh CPTTT

TT Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của các biện

pháp quản lí HVBT cho học sinh CPTTT

Trong quá trình quản lí HVBT cho trẻ CPTTT thì các yếu tố: giáo viên,chính bản thân trẻ CPTTT, bạn bè trẻ CPTTT, gia đình, môi trường lớp học đều cónhững ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả sử dụng các biện pháp quản lí HVBT chotrẻ CPTTT Có 85,7% giáo viên nhận thức đúng đắn về ảnh hưởng của các yếu tốnày Chỉ có 14,3% giáo viên cho rằng yếu tố giáo viên ảnh hưởng rất lớn tới hiệuquả của các biện pháp quản lí HVBT Việc xác định đúng đắn các yếu tố ảnh hưởngtới hiệu quả của các biện pháp quản lí HVBT là cơ sở để giáo viên sử dụng các biệnpháp phù hợp đối với từng trẻ, sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả, biết pháthuy những yếu tố tích cực, loại trừ, phòng ngừa những yếu tố tiêu cực Đa số cácgiáo viên chưa hiểu hết về từng biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT, vì vậyviệc nhận định đúng đắn về sự ảnh hưởng của từng yếu tố là điều kiện tốt để cácgiáo viên sử dụng có hiệu quả hơn các biện pháp đó

Bảng 2.10 Thái độ của trẻ CPTTT khi giáo viên sử dụng các biện pháp đó

Phản ứng mạnh hơn khi áp dụng các biện pháp đó 0 0%

Qua kết quả khảo sát từ giáo viên cho thấy khi giáo viên sử dụng các biện phápđể quản lí HVBT cho trẻ CPTTT thì thái độ của trẻ có xu hướng hợp tác với giáoviên Trong 7 giáo viên dạy hòa nhập trẻ CPTTT thì có tới 3 giáo viên cho rằng trẻhợp tác với giáo viên Qua quan sát thực tế chúng tôi nhận thấy trong quá trình họckhi trẻ có các HVBT như: đi lại tự do trong lớp, ngồi không yên, vặn vẹo tay chânliên tục khi giáo viên yêu cầu trẻ dừng các hành vi đó lại thì chỉ có một số ít trẻnghe lời, còn một số trẻ không thực hiện Số trẻ mà nghe theo lời giáo viên dừngcác hành vi đó lại là rất ít Có 4 giáo viên nhận định thỉnh thoảng trẻ mới hợp tácvới giáo viên Qua quá trình quan sát chúng tôi thấy điều này hoàn toàn phù hợp với

Trang 35

thực tế Vì vậy, hiệu quả của công tác quản lí HVBT cho trẻ CPTTT trên thực tếchưa mang lại hiệu quả.

2.2.4 Những khó khăn của giáo viên trong quá trình sử dụng các biện pháp quản lí HVBT cho trẻ CPTTT.

Qua quá trình tìm hiểu thực tế và trao đổi với giáo viên chúng tôi nhận thấy một sốkhó khăn mà giáo viên gặp phải như sau:

- Thứ nhất các giáo viên đều cảm thấy khó khăn vì không có sự hỗ trợ từ phía giađình trẻ CPTTT Hầu hết hoàn cảnh của gia đình trẻ CPTTT khó khăn, chủ yếu làmnghề đốn củi làm việc từ 5 giờ sáng tới 9 giờ đêm vì vậy không có điều kiện và thờigian để quan tâm tới trẻ

- Thứ hai là các giáo viên không biết nhiều về vấn đề vấn đề quản lí HVBT cũngnhư các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ Cả 7 giáo viên tham gia dạy hòa nhậptrẻ CPTTT chưa có trình độ chuyên môn về trẻ CPTTT Chỉ có 2 giáo viên đượctham gia khóa tập huấn về công tác hòa nhập trẻ khuyết tật, tuy nhiên thời gian tậphuấn không nhiều nên cũng chưa được đi sâu tìm hiểu về vấn đề quản lí HVBT chotrẻ CPTTT Vì vậy để hiểu rõ về các biện pháp và áp dụng có hiệu quả để hạn chếvà khắc phục dần những HVBT cho trẻ là một khó khăn lớn

- Thứ ba là giáo viên không có thời gian để tìm hiểu đánh giá trẻ và lập kế hoạch hỗtrợ trẻ Đối với học sinh Tiểu học một tiết dạy chỉ có 35 phút, vì vậy đảm bảo đúngthời gian, vừa đảm bảo truyền thụ hết những kiến thức cơ bản tới cho học sinh thìgiáo viên không có nhiều thời gian để quan tâm tới trẻ CPTTT Vì vừa phải điềuchỉnh chương trình cho phù hợp với trẻ CPTTT, vừa dạy đúng chương trình cho họcsinh bình thường là rất khó Vì vậy khi học sinh CPTTT có các HVBT giáo viênthường ít khi dừng lại để sử dụng các biện pháp cho trẻ dừng các hành vi đó lại Vìvậy thời gian để quan sát và tìm hiểu để lập kế hoạch hỗ trợ trẻ là rất ít và không có

- Khó khăn thứ tư mà qua thực tế chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là sự thiếu hợp táccủa trẻ Đây cũng là điều làm cho giáo viên dễ nản lòng nhất

Kết luận chương 2:

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Các trẻ chậm phát triển trí tuệ tham gia học hòa nhập tại trường nhìn chung cósức khỏe bình thường, vận động bình thường, tuy nhiên sự tập trung chú ý kém,thường xuyên lơ đãng, nhớ lâu nhưng lại nhanh quên, điều này gây ra những khókhăn cho trẻ trong quá trình học

Hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ chủ yếu là hành vi hướngngoại Các hành vi này gây ảnh hưởng không nhỏ cho giáo viên và các học sinhxung quanh

Hầu hết các giáo viên nhận thức chưa đúng về hành vi bất thường của trẻ chậmphát triển trí tuệ

Các giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lí hành vi bấtthường và về sự cần thiết phải sử dụng các biện pháp để quản lí hành vi bất thường

Trang 36

cho trẻ Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình giáo viên vận dụng các biện phápđể quản lí hành vi bất thường cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Chưa có một khóa tập huấn nào về công tác quản lí HVBT cho trẻ CPTTT vì vậynhận thức của giáo viên về các biện pháp quản lí HVBT còn hạn chế, vì vậy hiệuquả mang lại trong quá trình quản lí HVBT cho trẻ CPTTT tại trường chưa mang lạihiệu quả cao

Khi giáo viên sử dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ thì thái độ của trẻchỉ thỉnh thoảng mới hợp tác Đây là một khó khăn lớn cho giáo viên

Trang 37

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HÀNH VI BẤT THƯỜNG CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI VÂN

– THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1 Biện pháp quản lí HVBT cho trẻ CPTTT tại trường Tiểu học Hải Vân – thành phố Đà Nẵng

Biện pháp 1: Tạo hành vi nhóm tích cực.

Mục tiêu: Tạo hành vi nhóm tích cực nhằm mục đích tạo ra những hành vi tích cực

cho cả nhóm từ đó có thể giảm thiểu được hành vi bất thường ở trẻ chậm phát triểntrí tuệ

Nội dung và cách tiến hành: Để tạo được hành vi nhóm tích cực cần xây dựng tròchơi hành vi tích cực để tất cả học sinh tham gia, từ đó kích thích học sinh chậmphát triển trí tuệ noi gương các bạn học sinh bình thường thể hiện các hành vi tíchcực Trong trò chơi này vai trò của học sinh bình thường là hết sức quan trọng

- Trò chơi hành vi tích cực: trò chơi này bao gồm các bước sau:

+ Chia lớp thành hai nhóm thành hai dãy hai bên Giải thích cho hai nhóm biết sẽcùng thi đua trong giờ học xem nhóm nào có hành vi không phù hợp và nhiều hành

vi phù hợp hơn (có thể chia lớp thành nhiều hai nhóm)

+ Mô tả những hành vi cho trẻ nên làm và không nên làm trong lớp học Mục tiêuhành vi cần cụ thể, số lượng phù hợp, dễ nhớ cho cả hành vi tích cực và hành vikhông tích cực

+ Giới hạn thời gian chơi: nên xác định thời gian cho trẻ chơi trong bao lâu là phùhợp, thời gian chơi không nên quá lâu vì như thế sẽ làm trẻ nhàm chán, thời gianchơi tùy thuộc vào hứng thú và thể lực của trẻ trong từn lúc chơi

+ Thông báo khi một nhóm nào đó thể hiện hành vi tích cực hay không tích cực đểcho điểm số Đây là điều khuyến khích trẻ trong quá trình chơi, khi được thông báovề điểm số của nhóm mình thường xuyên, trẻ sẽ có hứng thú chơi hơn

+ Tổng hợp điểm số của các nhóm, phát hiện nhóm nào có điểm số cao nhất vàđiểm số thấp nhất

+ Nhóm hay lớp đều nhận thấy xứng đáng nhận giải thưởng Lưu ý giải thưởng cầnphù hợp với sở thích và nguyện vọng của trẻ

Trong trường hợp nhóm có trẻ CPTTT có HVBT thì giáo viên nên là trọng tài đểkhẳng định kết quả của nhóm và của cái nhân của trẻ CPTTT có HVBT thông quacác tiêu chí cụ thể

- Trợ giúp của bạn bè: Đây là một điều hết sức cần thiết, khi trẻ chậm pháttriển trí tuệ có hành vi bất thường được bạn bè cùng trang lứa giúp đỡ theo nhómhoặc theo cá nhân thì chúng được học hỏi lẫn nhau và chính điều này làm giảmhành vi không phù hợp ở trẻ, tạo ra sự tương tác, phù hợp giữa trẻ và trẻ

- Phần thưởng: Sau mỗi lần chơi giáo viên nên trao cho các nhóm những phầnthưởng để kích thích các em chơi trong lần sau Phần thưởng được xác định:

+ Xác định hành vi trẻ cần phải thể hiện để tính điểm như: nói nhỏ đủ nghe, duy trì

Trang 38

trật tự trong giờ học, làm đầy đủ bài tập ở nhà, bắt chước được các hành vi tốt, …+ Quyết định hệ số điểm, hành vi nào đơn giản, hành vi nào đơn giản sẽ được quyếtđịnh ít điểm so với hành vi phức tạp

+ Xác định bậc thang giá trị của phần thưởng đối với hành vi mong muốn Điểm sốcàng cao thì giải thưởng càng có giá trị

+ Giải thích đầy đủ cho trẻ 3 bước trên cho đến khi nào tất cả mọi trẻ đều hiểu.Hình thức này có thể thực hiện hàng ngày, theo tuần, theo tháng và thậm chí là theohọc kỳ đối với trẻ

Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong quản lí hành vi của trẻ

Mục tiêu: Kích thích trẻ chậm phát triển trí tuệ biểu hiện các hành vi tích cực thôngqua các hành vi không mong muốn của trẻ

Nội dung cách tiến hành: Phương pháp này gồm các bước sau:

- Xác định hành vi: khi trẻ có biểu hiện hành vi ở mức trầm trọng hoặc dường nhưtrực tiếp gây nên những rối loạn trong lớp học thì giáo viên cần phải dừng ngayhành vi đó và giúp trẻ tập trung vào việc học tập Giáo viên cần phải ngay lập tứcxác định tại sao trẻ lại có những biểu hiện hành vi như thế Giáo viên cần hỏi: “Tạisao em lại làm như vậy?” Việc xác định trẻ biểu hiện hành vi là nhằm mục đích gì,tức nguyên nhân dẫn đến hành vi quan trọng hơn nhiều so với những biểu hiện rangoài hành vi trẻ

- Quan sát và ghi chép để hiểu rõ hơn về biểu hiện hành vi của trẻ

Việc quan sát và ghi chép biểu hiện hành vi của trẻ cần phải có những mẫuquan sát được thiết kế phù hợp để có thể thu thập một cách đầy đủ và chính xácthông tin cần thiết được sử dụng trong việc quan sát hành vi vào những thời điểm vàtình huống nhất định

Ghi chép số lượng/tần suất xuất hiện hành vi và độ dài biểu hiện hành vi, tức làlúc hành vi xuất hiện cho đến khi hành vi đó kết thúc

Ghi chép theo giai đoạn: xác định độ dài quan sát và phân chia thời gian quansát thành những giai đoạn đối với một biểu hiện hành vi Sau một khoảng thời giannhất định có thể xác định được tần suất hoặc số phần trăm (%) hành vi xuất hiện

- Xây dựng kế hoạch

Khi xây dựng kế hoạch giáo dục HVBT cho trẻ CPTTT, cần:

+ Xem xét trước hết việc ngăn cản hành vi diễn ra bằng việc thay đổi môitrường lớp học hay công việc hướng dẫn của giáo viên

+ Tính đến việc quản lí hành vi theo nhóm tức là sử dụng những hành vi tíchcực của các bạn xung quanh để làm giảm thiểu những hành vi không tích cực ở trẻ.+ Đưa ra sự lựa chọn cá nhân cho chính bản thân đứa trẻ bằng sự cam kết thựchiện

- Thực hiện kế hoạch

Khi xác định được cách nào để thay đổi hành vi của trẻ, giáo viên phải thực

Trang 39

hiện bước tiếp theo là thực hiện kế hoạch đó Mong đợi của giáo viên và nhữngngười xung quanh đối với sự thay đổi hành vi của trẻ cần phải được thực hiện theomột cấu trúc rõ ràng vì đây chính là chìa khóa để quản lí hành vi của trẻ.

Trước hết cần phải có sự cam kết giữa giáo viên và trẻ, giáo viên cần phải làmcho trẻ hiểu rõ những mong đợi của mình về hành vi của trẻ, thời gian thực hiện,phần thưởng cho việc thực hiện tốt và những hậu quả khi trẻ không chịu thực hiện

- Giám sát thực hiện kế hoạch

Việc thay đổi hành vi không thể diễn ra ngay trong một lúc Một bản kế hoạch cầnphải được thực hiện và giám sát trong khoảng thời gian ít nhất 2 đến 3 tuần trướckhi đưa ra quyết định cách thức quản lí của giáo viên nhằm thay đổi hành vi của trẻcó hiệu quả hay không Nếu hành vi không phù hợp của trẻ giảm dần và hành vi tíchcực xuất hiện nhiều hơn thì giáo viên cần phải giảm dần sự củng cố khen ngợi đồngthời tăng dần mức độ khó, phức tạp của hành vi Trong trường hợp kế hoạch đượcthực hiện song không có nghĩa là thực hiện đúng như những gì đã xác định ban đầu.Giáo viên cần phải luôn luôn giám sát và có những điều chỉnh kịp thời về thời gian,yêu cầu, phần thưởng…Một số trường hợp không thể thực hiện được kế hoạch thìgiáo viên cần phải phân tích những gì đang diễn ra trao đổi với đồng nghiệp và xemxét lại quyết định ban đầu Mặc dù là những biểu hiện hành vi diễn ra trong lớp họcsong giáo viên cũng phải trao đổi thường xuyên và trực tiếp với cha mẹ trẻ để cónhững thông tin chính xác và đầy đủ hơn và có những cách thức đáp ứng phù hợpvà hiệu quả hơn

Biện pháp3: Sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT tại trường Tiểu học Hải Vân – thành phố Đà Nẵng

Mục tiêu: Kích thích được tất cả học sinh học tập tích cực, tham gia sôi nổi vào cáctiết học, vì vậy học sinh CPTTT sẽ có những biểu hiện tích cực, sẽ có các hành vimong muốn, kết quả học tập của trẻ được nâng cao và điều quan trọng là người giáoviên đã xây dựng được môi trường hòa nhập thân thiện, tiến bộ, tích cực cho tất cảcác học sinh

Nội dụng và cách tiến hành: Chúng tôi tiến hành xây dựng các nhóm phương phápdạy học phù hợp với đặc trưng của một số môn học chủ đạo ở bậc Tiểu học

- Phân môn Toán: toán học là một môn học quan trọng ở các bậc học nói riêng vàbậc học tiểu học nói chung Phân môn toán ở tiểu học cung cấp cho học sinh cáckiến thức về số học, các đại lượng thường gặp, các kiến thức và kí năng về hìnhhọc Đây là một môn học khô cứng, vì vậy trong quá trình dạy người giáo viên cầnphải biết lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp để học sinh vừa nắm đượckiến thức cơ bản vừa làm cho tiết học trở nên sinh động, học sinh không nhàm chánvới môn toán Khi lựa chọn phương pháp dạy toán giáo viên cần dựa vào mục đíchvà nhiệm vụ giáo dục của môn toán, dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểuhọc, dựa vào các điều kiện dạy học chúng tôi đề xuất một số phương pháp dạy chủyếu sau:

Trang 40

+ Phương pháp trực quan: ở tiểu học dù học sinh có thể tiếp thu tài liệu, nắmđược một số khái niệm hay tính chất trừu tượng bằng lời giải thích của giáo viênnhưng hiệu quả thường thấp, nếu sự giải thích bằng lời không kết hợp với tổ chứccho học sinh tự mình phân tích – tổng hợp lời giải, cụ thể hóa bằng các ví dụ cụ thểhoặc bằng cách diễn đạt của chính mình Việc kiểm tra sự lĩnh hội các tài liệu trừutượng bằng cách yêu cầu học sinh nêu ra các thí dụ cụ thể, trực quan là hết sức cànthiết Trong dạy học toán ở tiểu học, các phương tiện trực quan thường dùng là các

sơ đồ, biểu đồ, trục số, hình vẽ

+ Phương pháp trò chơi: trò chơi được sử dụng phổ biến trong dạy học toán làtrò chơi đố khi học số học, hình học, những bài toán vui, tổ chức cho học sinh chơicác trò chơi trong khi học môn toán là điều hết sức cần thiết, giúp cho học sinhhứng thú hơn, không còn cảm giác nhàm chán, giúp cho tiết học sôi nổi hơn

+ Phương pháp làm mẫu: Đây là một phương pháp chính trong dạy toán ở tiểuhọc Với phương pháp này vai trò của người giáo viên là quan trọng, người giáoviên cần phải hướng dẫn, làm mẫu cho học sinh các bài tập một cách dễ hiểu, dềnhớ nhất, tránh làm mẫu rườm ra, học sinh khó hiểu, phương pháp này cần hướngđến toàn thể học sinh là chính

- Phân môn Tiếng Việt: Phân môn Tiếng việt cùng với phân môn toán là hai phânmôn quan trọng ở bậc tiểu học Nếu phân môn toán là phân môn khô cứng thì phânmôn Tiếng việt lại là phân môn nhẹ nhàng Trong phân môn tiếng việt có nhiều mônnhỏ như: chính tả, tập làm văn, kể chuyện, tập đọc, luyện từ và câu Mỗi môn họccó từng đặc điểm riếng vì vậy trong quá trình dạy học người giáo viên cần phải biếtlựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với từng môn học Sau đây chúng tôixin đề xuất một số phương pháp chủ yếu sau đây:

+ Phương pháp vấn đáp: đây là phương pháp chiếm vị trí quan trọng trongphân môn tiếng việt, nó được sử dụng rộng rãi trong quá trình học nhằm gợi mở chohọc sinh, làm sáng tỏ những vấn đề mới, nội dung chính của bài học, rút ra nhữngkết luận cần thiết Tổng kết, củng cố, ôn tập những kiến thức mà học sinh đã thulượm được trong quá trình học

- Phân môn Tự nhiên xã hội, khoa học, lịch sử, địa lý: Môn tự nhiên xã hội, khoahọc, lịch sử, địa lý ở bậc Tiểu học là môn học được xây dựng theo tư tưởng tíchhợp Môn học đã được hình thành từ các kiến thức về khoa học tự nhiên và khoahọc xã hội Kiến thức của các môn học này gần gũi và quen thuộc với học sinh Dođó, nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh khai thác, phát triển, hệ thống nhữnghiểu biết đó thành những tri thức khoa học Để có tác động tích cực đến việc pháthuy tính chủ động nhận thức của học sinh, giáo viên nên vận dụng, kết hợp cácphương pháp dạy học khác nhau như:

+ Phương pháp quan sát: Đối với phương pháp này giáo viên tổ chức hướngdẫn cho học sinh sử dụng thị giác phối hợp với các giác quan khác để xem xét các

sự vật, hiện tượng một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch để thu thập thông

Ngày đăng: 03/06/2016, 16:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Trần Văn Bích (chủ biên), (2006), Giáo dục hòa nhập trẻ chậm phát triển trítuệ cấp tiểu học, NXB Lao động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục hòa nhập trẻ chậm phát triển trí"tuệ cấp tiểu học
Tác giả: Trần Văn Bích (chủ biên)
Nhà XB: NXB Lao động Xã hội
Năm: 2006
[2]. Huỳnh Thị Thu Hằng, (2008), Đề cương bài giảng Đại cương về giáo dục trẻchậm phát triển trí tuệ, Khoa Tâm lí – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về giáo dục trẻ"chậm phát triển trí tuệ
Tác giả: Huỳnh Thị Thu Hằng
Năm: 2008
[5]. Nguyễn Thị Kim Hiền, (2008), Tài liệu học phần Phát triển ngôn ngữ cho trẻnhỏ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học phần Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Hiền
Năm: 2008
[6]. Lê Quang Sơn, Đề cương bài giảng Tâm lý học trẻ chậm phát triển trí tuệ, Khoa Tâm lí – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ chậm phát triển trí tuệ
[7]. Lê Văn Tạc (chủ biên), Bùi Thế Hợp (biên soạn), (2006), Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Tiểu học, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục hòa nhậptrẻ khuyết tật ở Tiểu học
Tác giả: Lê Văn Tạc (chủ biên), Bùi Thế Hợp (biên soạn)
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2006
[8]. Chu Bích Thu (chủ biên), (2007), Từ điển Tiếng việt phổ thông, NXB Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng việt phổ thông
Tác giả: Chu Bích Thu (chủ biên)
Nhà XB: NXB PhươngĐông
Năm: 2007
[9]. Bùi Văn Vân, (2010), Đề cương bài giảng Đại cương về trẻ chậm phát triển trítuệ, Khoa Tâm lí – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về trẻ chậm phát triển trí"tuệ
Tác giả: Bùi Văn Vân
Năm: 2010
[3]. Cao Thị Thúy Hằng, (2010), Khóa luận tốt nghiêp Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề để quản lí hành vi bất thường cho trẻ chậm phát triển trí tuệ ở khối lớp 5 trường Tiểu học Hải Vân, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Khác
[4]. Nguyễn Thị Hiền, (2008), Biện pháp rèn luyện kĩ năng xã hội cho trẻ chậm phát triển trí tuệ Khác
[10]. Baigiang.violet.vn, (2009), phát triển hành vi tích cực Khác
[11]. www.dinhduong.com.vn, (10/12/2008), Kích thích 5 giác quan để phát triển trí tuệ cho trẻ Khác
[12]. www.thuviengiadinh.com, (2009), trẻ khuyết tật thể chất Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w