1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng quản lí hành vi bất thường của học sinh chậm phát triển trí tuệ tại trường tiểu học hải vân – thành phố đà nẵng

66 488 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 669 KB

Nội dung

Các hành vi này gây rarất nhiều khó khăn cho giáo viên và học sinh xung quanh... Khái niệm trẻ chậm phát triển trí tuệ Có rất nhiều khái niệm khác nhau về trẻ chậm phá

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

3.1 Khách thể nghiên cứu 2

3.2 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu: 3

5.2 Phạm vi nghiên cứu: 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: 3

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan tới đề tài 4

1.2 Trẻ chậm phát triển trí tuệ 5

1.2.1 Khái niệm trẻ chậm phát triển trí tuệ 5

1.2.2 Nguyên nhân gây ra tật chậm phát triển trí tuệ 6

1.2.3 Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ 7

1.3 Hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ 10

1.3.1 Khái niệm hành vi bất thường 10

1.3.2 Đặc điểm hành vi của trẻ chậm phát triển trí tuệ 12

1.3.3 Phân loại hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ 14

1.3.4 Nguyên nhân gây ra hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ 15

1.4 Quản lí hành vi bất thường cho trẻ chậm phát triển trí tuệ 15

Trang 2

1.4.1 Khái niệm quản lí hành vi bất thường 15

1.4.2 Mục đích quản lí hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ 16

1.4.3 Nội dung quản lí hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ 16

1.4.4 Các biện pháp quản lí hành vi bất thường cho trẻ chậm phát triển trí tuệ 17

1.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT trong lớp học hòa nhập 26

Tiểu kết chương 1: 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HÀNH VI BẤT THƯỜNG CHO HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI VÂN – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 29

2.1 Khái quát quá trình khảo sát 29

2.1.1 Mô tả địa bàn khảo sát 29

2.1.2 Quá trình khảo sát 30

2.1.3 Nội dung khảo sát 30

2.1.4 Đối tượng khảo sát 31

2.1.5 Phương pháp và công cụ khảo sát 32

2.2 Phân tích kết quả khảo sát 33

2.2.1 Thực trạng hành vi bất thường của học sinh CPTTT tại trường Tiểu học Hải Vân – thành phố Đà Nẵng 33

2.2.2 Nhận thức của giáo viên về quản lí HVBT của trẻ CPTTT 40

2.2.3 Thực trạng quản lí hành vi bất thường cho học sinh CPTTT tại trường Tiểu học Hải Vân – thành phố Đà Nẵng 43

2.2.4 Những khó khăn của giáo viên trong quá trình sử dụng các biện pháp quản lí HVBT cho trẻ CPTTT 49

Tiểu kết chương 2: 50

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 52

Trang 3

2 Khuyến nghị 52

2.1 Đối với BGH nhà trường 52

2.2 Đối với giáo viên 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC

Trang 4

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CPTT Chậm phát triển trí tuệ

AAMR American Assosiation of Mental Rotardation

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 4 Bảng tổng hợp HVBT của học sinh CPTTT 36

Bảng 5 Hiểu biết của giáo viên về HVBT của trẻ

CPTTT

40

Biểu đồ 1 Nhận định của giáo viên về ảnh hưởng của

các HVBT của học sinh CPTTT tới hiệu quả giảng dạy,

học sinh xung quanh và không khí lớp học

41

Bảng 6 Nhận thức cuả giáo viên về sự cần thiết của việc

sử dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT

trong lớp học hòa nhập

Bảng 9 Nhận thức của giáo viên về những yếu tố ảnh

hưởng tới hiệu quả của các biện pháp quản lí HVBT cho

học sinh CPTTT

47

Bảng10 Thái độ của trẻ CPTTT khi giáo viên sử dụng

các biện pháp quản lí hành vi bất thường

48

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) là một dạng tật khá phổ biếntrong số trẻ khuyết tật, với một số lượng khá cao (30%) Trẻ bị CPTTT

Trang 6

gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đó là những thiệt thòi lớn chochính bản thân đứa trẻ, gia đình và cả xã hội Trẻ CPTTT cũng như baotrẻ em khác, chúng cũng có những nhu cầu và khả năng riêng Chính vìvậy trẻ cũng cần được quan tâm, chăm sóc, được hưởng mọi quyền lợinhư những đứa trẻ khác.

Giáo dục hòa nhập ra đời với mục đích là tạo ra cơ hội cho trẻkhuyết tật nói chung và trẻ CPTTT nói riêng có cơ hội đến trường, đượchọc tập, được vui chơi, được tiếp thu kiến thức, nâng cao mức độ thíchứng hành vi để có thể hòa nhập với cộng đồng xã hội

Trong số các trẻ theo học hình thức giáo dục hòa nhập thì trẻCPTTT chiếm một số lượng đông nhất Theo số liệu của Viện chiến lượcvà Chương trình giáo dục năm 2005 thì có đến 40% trong tổng số trẻCPTTT có những hành vi bất thường (HVBT) Các hành vi này gây rarất nhiều khó khăn cho giáo viên và học sinh xung quanh

Vì vậy, trong công tác giáo dục trẻ CPTTT thì một yêu cầu cấpthiết đặt ra đó phải quản lí HVBT cho trẻ CPTTT Việc quản lí HVBTcho trẻ CPTTT có ý nghĩa vô cùng quan trọng: giúp trẻ hạn chế và khắcphục dần những hành vi không mong muốn, hình thành những hành vitích cực, giúp cho tiết học không bị gián đoạn, không làm ảnh hưởng tớihọc sinh xung quanh, hiệu quả giảng dạy được đảm bảo và kết quả họctập của trẻ có sự tiến bộ Để làm được điều đó người giáo viên cần phảilựa chọn các biện pháp phù hợp để có thể quản lí được HVBT của trẻ.Thực tế giáo dục đã chỉ rõ: ở nơi nào việc quản lí HVBT cho trẻ CPTTTđược thực hiện tốt thì ở nơi đó chất lượng giáo dục hòa nhập được nâng

cao Thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong

vấn đề thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật Đến nay, hầu hếtcác trường Tiểu học trên địa bàn đã thực hiện giáo dục hòa nhập bậcTiểu học Trong đó, trường Tiểu học Hải Vân là một trong những ngôitrường thực hiện giáo dục hòa nhập từ rất sớm và đã đạt được những kết

Trang 7

quả nhất định Tuy nhiên, quản lí HVBT cho học sinh CPTTT tại trườngcòn gặp một số hạn chế như: các HVBT vẫn diễn ra thường xuyên ảnhhưởng đến kết quả học tập của học sinh, các biện pháp mà giáo viên sửdụng chưa mang lại hiệu quả cao… Vì vậy, muốn khắc phục được nhữnghạn chế trên đòi hỏi chúng ta phải đánh giá đúng thực trạng để từ đó có

những biện pháp khắc phục hạn chế trên Nghiên cứu đề tài “Thực trạng quản lí hành vi bất thường của học sinh chậm phát triển trí tuệ tại trường Tiểu học Hải Vân – thành phố Đà Nẵng” bước đầu nhằm tìm

hiểu thực trạng quản lí HVBT của học sinh CPTTT tại trường Tiểu họcHải Vân để từ đó đề ra các biện pháp quản lí HVBT cho học sinhCPTTT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập học sinhCPTTT

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này nhằm điều tra thực trạng quản lí HVBT củahọc sinh CPTTT tại trường Tiểu học Hải Vân, từ đó đề ra những biệnpháp giúp quản lí HVBT cho học sinh CPTTT

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình chăm sóc, giáo dục cho học sinh

CPTTT học hòa nhập tại trường Tiểu học Hải Vân - thành phố Đà Nẵng

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản lí HVBT cho học sinh

CPTTT học hòa nhập tại trường Tiểu học Hải Vân - thành phố Đà Nẵng

4 Giả thuyết khoa học

Hiện nay, việc quản lí HVBT cho học sinh CPTTT học hòa nhập tạitrường Tiểu học Hải Vân về cơ bản đã được thực hiện Tuy nhiên, còngặp nhiều khó khăn, hạn chế, trẻ còn có những hành vi làm mất trật tự vàảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục và các học sinh khác Nếu đánh giáđúng thực trạng và áp dụng các phương pháp quản lí HVBT có hiệu quả

sẽ giảm thiểu được một số HVBT, không mong muốn, giúp các em họctập tốt hơn và không làm ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục

Trang 8

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu các vấn đề lí luận về quản lí HVBT của học sinh CPTTT

- Nghiên cứu thực trạng quản lí HVBT cho học sinh CPTTT học hòanhập tại trường Tiểu học Hải Vân – thành phố Đà Nẵng Trên cơ sở đóđề xuất một số biện pháp để quản lí HVBT cho học sinh CPTTT

5.2 Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng quản lí HVBT cho 14 học sinh CPTTT họchòa nhập tại trường Tiểu học Hải Vân

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:

- Phân tích và tổng hợp lí thuyết

- Phân loại và hệ thống hóa lí thuyết

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Phương pháp phỏng vấn, trò chyện

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan tới đề tài

Trang 9

Trong quá trình phát triển ở trẻ CPTTT thường xuất hiện một sốHVBT, những HVBT này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển củachính bản thân đứa trẻ Ở nước ngoài, vấn đề hành vi của trẻ được quantâm rất sớm Ở Trung Quốc, năm 1981 theo điều tra của trung tâmnghiên cứu tâm lí trẻ em Nam Kinh đối với các trẻ em sống tại thành phốNam Kinh, người ta đã phát hiện, trong trở ngại về hành vi của trẻ em,vấn đề ăn uống chiếm 36,1%, vấn đề về tinh thần chiếm 19,8%, dễ kíchđộng chiếm 16,8%, khó khăn trong học tập và tập trung sự chú ý chiếm11,4% Ngoài ra, còn có một số trở ngại khác như tính hung hãn, sự comình, rối loạn ngôn ngữ…cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể Từ những sốliệu điều tra này họ đã đề ra những kế hoạch những biện pháp để khắcphục những vấn đề này, và hiệu quả mang lại rất cao Vì vậy mà côngtác giáo dục trẻ CPTTT ở các nước trên thế giới phát triển rất sớm và đãđạt được những thành công nhất định.

Trên thế giới có rất nhiều người đã nghiên cứu các biện pháp giáodục, khắc phục HVBT nhằm giúp trẻ CPTTT phát huy hết khả năng củamình, hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng Ở Việt Nam, mặc dù đây là mộtlĩnh vực còn mới mẻ nhưng cũng đã có nhiều nhà giáo, nhà tâm lý, bác sĩxây dựng nhiều biện pháp tích cực để hạn chế và khắc phục dần cácHVBT cho trẻ CPTTT

- Trong cuốn sách “Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học ”

của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dự án phát triển giáo viên tiểu học, năm2006), các tác giả đã đề cập đến khái niệm HVBT, đặc điểm HVBT vàphân loại HVBT của trẻ CPTTT và trình bày một số biện pháp quản líHVBT của trẻ CPTTT trong lớp học hòa nhập [3;10]

- Trong cuốn sách “Giáo dục hòa nhập trẻ chậm phát triển trí tuệ bậc Tiểu học” của Viện chiến lược và chương trình giáo dục (2006), các tác

giả đã trình bày khái niệm HVBT của trẻ CPTTT, nguyên nhân gây nênHVBT và mô tả một số hướng giáo dục khắc phục HVBT [3;10]

Trang 10

- Trong cuốn sách “Đại cương giáo dục đặc biệt cho trẻ CPTTT” của tác

giả Th.s Trần Lệ Thu đã đưa ra một số biện pháp quản lí HVBT của trẻCPTTT trong lớp học hòa nhập và giới thiệu các bảng kiểm tra hành vicủa trẻ CPTTT [3;10]

- Một số sinh viên ngành tâm lí học của trường Đại học Sư phạm Hà Nộiđã đi sâu tìm hiểu hành vi của trẻ CPTTT ở bậc Tiểu học trong phạm vicác trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội nhưng mới chỉ dừnglại ở mức độ khảo sát thực trạng rối nhiễu hành vi của trẻ CPTTT màchưa đưa ra biện pháp quản lí [3;10]

- Trong luận văn tốt nghiệp “Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề để quản lí hành vi bất thường của trẻ CPTTT ở khối lớp 5 trường Tiểu học hải Vân – quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng ” của tác giả Cao Thị

Thúy Hằng đã đề cập đến vấn đề HVBT cho trẻ CPTTT và đi sâu vàoviệc sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề để quản lí HVBT cho trẻCPTTT

Nhìn chung ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về vấn đềHVBT của trẻ CPTTT và đưa ra một số biện pháp khắc phục, tuy nhiênchưa có nhiều tài liệu đề cập đến các biện pháp quản lí HVBT Ở trườngTiểu học Hải Vân đã có những nghiên cứu về các biện pháp quản líHVBT Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủvà hệ thống về các biện pháp quản lí HVBT

1.2 Trẻ chậm phát triển trí tuệ

1.2.1 Khái niệm trẻ chậm phát triển trí tuệ

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về trẻ chậm phát triển trí tuệ Tuynhiên trong đề tài này, chúng tôi chỉ sử dụng khái niệm trẻ CPTTT theoHiệp hội Chậm phát triển tâm thần Mỹ (American Assosiation of MentalRetardation - AAMR) năm 1992

Theo khái niệm này trẻ CPTTT là những hạn chế lớn về khả năngthực hiện chức năng, đặc điểm của tật là:

Trang 11

+ Hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình

+ Hạn chế về hai hoặc nhiều hơn những kĩ năng thích ứng như: kĩnăng giao tiếp, tự phục vụ, sống tại gia đình, sử dụng các tiện ích côngcộng, tự định hướng, sức khỏe, an toàn, kĩ năng học đường chức năng,giải trí, lao động

Hiện tượng này xuất hiện trước 18 tuổi

Trẻ CPTTT không phải là trẻ có hoàn cảnh không thuận lợi cho việchọc tập như: điều kiện kinh tế quá khó khăn, bị bỏ rơi giáo dục, ốm yếulâu ngày, rối nhiễu tâm lí hay là trẻ mắc các tật khác làm ảnh hưởng đếnkhả năng học tập như: trẻ khiếm thính, trẻ khiếm thị…[7;171]

1.2.2 Nguyên nhân gây ra tật chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ do nhiều nguyên nhân khác nhau Mặc dùkhoa học ngày nay rất phát triển nhưng cũng chỉ biết được nguyên nhâncủa 60% trường hợp, số còn lại khoảng 40% chưa xác định được Nhiềucông trình nghiên cứu của các nhà sinh lí học, tâm lí học, giáo dục học,xã hội học…cho thấy có rất nhiều nguyên nhân gây nên chậm phát triểntrí tuệ của trẻ như: tổn thương thực thể não bộ (trung ương thần kinh),các nhân tố môi trường, xã hội, đời sống tinh thần trẻ,…có thể phân làm

3 nhóm nguyên nhân sau:

1.2.2.1 Trước khi sinh

- Di truyền: bố, mẹ hoặc một trong hai người CPTTT thì có thể di truyềnsang các thế hệ sau

- Do sự đột biến nhiễm sắc thể làm cho cấu trúc gen bị sai lệch dẫn đếnmột số hiện tượng như: bệnh Tơcnơ (nữ), Claiphentơ (nam), Đao (banhiễm sắc thể ở cặp thứ 21)…

- Người mẹ bị mắc một số bệnh trong thời gian mang thai như: cúm, sởiRubela,…

- Thai nhi suy dinh dưỡng hoặc thiếu iốt,…

Trang 12

- Yếu tố môi trường độc hại: thai nhi bị nhiễm độc, ngộ độc, bố/mẹ bịnhiễm phóng xạ, các chất gây nghiện (do hút thuốc, uống rượu bia, sửdụng ma túy…)

- Sự căng thẳng, mệt mỏi của người mẹ (stress),…

1.2.2.2 Trong khi sinh

Rủi ro trong quá trình sinh đẻ: đẻ non, đẻ khó, trẻ bị ngạt…, cócan thiệp y tế nhưng không đảm bảo dẫn đến tổn thương thực thể não bộ

1.2.2.3 Sau khi sinh

- Trẻ bị mắc các bệnh về não như: viêm não, viêm màng não để lại dichứng, chấn thương sọ não do tai nạn,…

- Do biến chứng từ các bệnh: sởi, đậu mùa,…

- Do rối loạn tuyến nội tiết ảnh hưởng đến việc thừa hoặc thiếu hoócmôn

- Dùng thuốc không theo chỉ định

- Suy dinh dưỡng, thiếu iốt

- Trẻ sống cách li cuộc sống xã hội trong thời gian dài,…

1.2.3 Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ

1.2.3.1 Đặc điểm cảm giác, tri giác

Cảm giác, tri giác trẻ CPTTT thường có 3 biểu hiện sau:

- Chậm chạp và hạn hẹp

- Phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật kém, dễ nhầm lẫn và thiếuchính xác

- Thiếu tính tích cực khi tri giác: quan sát sự vật đại khái, qua loa, khóquan sát kĩ các chi tiết, khó hiểu rõ nội dung Cảm giác, xúc giác của trẻCPTTT kém, phối hợp các thao tác vụng về, phân biệt âm thanh kém

Trang 13

Do đặc điểm trên, trẻ CPTTT gặp nhiều khó khăn trong học đọc,học nói, học viết, học quan sát, nhận xét, phân biệt đối tượng xung quanhdẫn đến kết quả học tập kém.

1.2.3.2 Đặc điểm tư duy

- Tư duy trẻ CPTTT chủ yếu là hình thức tư duy cụ thể, vì vậy trẻ gặpkhó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ và nắm bắt khái niệm

- Tư duy thường biểu hiện tính không liên tục, khi bắt đầu thực hiệnnhiệm vụ thì làm đúng, nhưng càng về sau càng sai sót và chóng mệtmỏi, chú ý kém

- Tư duy logic kém: trẻ thường không vận dụng được các thao tác tư duyđối với các hành động trí tuệ, không định hướng được trình tự trước khithực hiện nhiệm vụ, khi thực hiện thì lẫn lộn giữa các bước, trẻ khó vậndụng các kiến thức đã học được vào việc giải quyết các tình huống thựctiễn

- Tư duy trẻ CPTTT cũng thường biểu hiện thiếu tính phê phán, nhậnxét: trong các hoạt động hay thực hiện nhiệm vụ trẻ thường khó xác địnhcái gì là đúng, cái gì là sai nên thường dẫn đến việc khó điều khiển đượchành vi của mình

1.2.3.3 Đặc điểm trí nhớ

- Hiểu chậm cái mới, quên nhanh cái vừa tiếp thu được Quá trình ghinhớ chậm chạp, không bền vững, không đầy đủ và thiếu chính xác Dễquên cái gì không liên quan, không phù hợp với nhu cầu mong đợi củatrẻ

- Ghi nhớ dấu hiệu bên ngoài của sự vật tốt hơn bên trong, khó nhớnhững gì có tính khái quát, trừu tượng, quan hệ lôgíc

- Có khả năng ghi nhớ máy móc, khó ghi nhớ ý nghĩa Trẻ có thể nhắclại từng từ, từng câu riêng biệt trong một đoạn/câu chuyện nhưng khó cóthể tóm tắt ý chính của đoạn/cốt truyện

Trang 14

1.2.3.4 Đặc điểm chú ý

- Khó có thể tập trung trong một thời gian dài, dễ bị phân tán

- Khó tập trung cao vào các chi tiết

- Kém bền vững, thường xuyên chuyển từ hoạt động chưa hoàn thànhsang hoạt động khác

- Luôn bị phân tán, khó tuân theo các chỉ dẫn, khó kiên nhẫn đợi đếnlượt, khó kiềm chế phản ứng

1.2.3.5 Đặc điểm ngôn ngữ

Phát triển chậm so với trẻ bình thường cùng độ tuổi như:

- Vốn từ: ít, nghèo nàn, từ tích cực ít, từ thụ động nhiều

- Phát âm: thường sai, phân biệt âm kém

- Ngữ pháp: + Nói sai ngữ pháp nhiều, ít sử dụng tính từ, động từ

+ Thường sử dụng câu đơn + Không nắm được quy tắc ngữ pháp

- Những biểu hiện khác:

+ Trẻ nói được nhưng không hiểu nói cái gì

+ Khó khăn trong việc hiểu lời nói người khác

+ Nghe được nhưng không hiểu

+ Nhớ từ mới lâu, chậm

+ Đa số trẻ chậm biết nói

+ Một số trẻ có hiện tượng nghe câu được câu chăng, chỉ ngheđược một số từ, nghe lơ mơ, có khi không nghe được gì

1.3 Hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ

1.3.1 Khái niệm hành vi bất thường

1.3.1.1 Khái niệm hành vi

Trang 15

Theo Từ điển Tiếng Việt “Hành vi” là toàn bộ nói chung những phản

ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnhnhất định [8;374]

1.3.1.2 Khái niệm hành vi bất thường

Các nhà tâm lí đã đưa ra một số giải thích về vấn đề này như sau:

- Hành vi được xem là bất thường khi lệch khỏi mức trung bình.

Đây là sự giải thích mang đậm màu sắc thống kê Nhằm mục đíchxác định tính bất bình thường, người ta chỉ cần quan sát những hành vinào hiếm khi xảy ra trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định, rồigán cho các trường hợp lệch khỏi chuẩn mực là bất bình thường Địnhnghĩa này có thể đúng trong một số trường hợp nhưng nhìn chung nếucoi đó là một tiêu chí để xác định HVBT thì chưa hợp lí Ví dụ, nếu tấtcả mọi trẻ đều uống nước cam sau bữa ăn và có một số trẻ nào đó lạithích uống chè thì không thể coi đó là bất thường được Tương tự, mộtkhái niệm như vậy về tình trạng bất thường, đơn giản chỉ vì người nàyhiếm thấy về mặt thống kê

- Lệch khỏi mức lí tưởng

Theo định nghĩa này, hành vi được xem là bất thường nếu như nólệch khỏi một mức lí tưởng hay tiểu chuẩn nào đó Tuy nhiên, trong xãhội ngày nay có quá ít tiêu chuẩn mà mọi người đều đồng lòng tán thành.Hơn nữa các tiêu chuẩn nổi bật lại thường biến đổi theo thời gian, khiếncho việc xác định khi nào thì lệch khỏi mức lí tưởng trở nên thiếu chínhxác Ngày nay con người thường đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn về mức độ lítưởng, đặc biệt là các bậc cha mẹ, họ luôn đặt ra cho con mình nhữngmức độ cần đạt được và tất cả những hành vi của trẻ khác với tiểu chuẩnmà họ đặt ra đều được coi là bất bình thường

- Bất thường là thiếu khả năng hành xử hữu hiệu

Hầu hết con người được sinh ra và lớn lên đều trở thành những thànhviên hữu dụng trong xã hội, có đủ sức thích nghi với các nhu cầu của xã

Trang 16

hội hoặc có khả năng hành xử hữu hiệu Như vậy, với một đứa trẻ đượcxem là có những HVBT khi nó không thể đáp ứng được những yêu cầutrên.

Theo các nhà nghiên cứu về sự phát triển của trẻ CPTTT thì việc xácđịnh những HVBT ở trẻ dựa trên các tiêu chí sau đây:

+ Biểu hiện qua vận động cơ thể: trẻ đi lại, ra vào tự do trong lớp.Khi không vừa ý hoặc bằng lòng với điều gì đó trẻ đấm đá, xô đẩy, ănvạ…Ngồi không yên, gật gù, lắc người, vận động tay chân liên tục Khichơi nếu trẻ cảm thấy không thích thì sẽ đập phá đồ chơi Trẻ đi vệ sinhkhông đúng nơi Trẻ từ chối sự quan tâm, chăm sóc của người khác

+ Biểu hiện bằng sự im lặng: trẻ ngồi uể oải, buồn chán, khôngnói Trẻ không nói chuyện với bạn bè hay những người xung quanh,không phản ứng lại thậm chí bị trêu chọc, không thực hiện nhiệm vụ

+ Biểu hiện bằng âm thanh, lời nói: trẻ nói tự do trong giờ học.Trẻ có thể la hét, gào thét, khóc hay hờn dỗi không rõ nguyên nhân, cũngcó thể trẻ ngồi nói lẩm bẩm một mình

Hành vi bất thường của trẻ gồm có 8 thang hội chứng:

1 Thu mình lại

2 Phàn nàn về sức khỏe

3 Lo lắng, âu sầu

4 Các vấn đề xã hội

5 Ý nghĩ

6 Chú ý/ tập trung

7 Hành vi sai trái

8 Hành vi thái quá, hung tính

Các hành vi khác [9; 32-33]

Khái niệm này đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.

Trang 17

1.3.2 Đặc điểm hành vi của trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Đặc điểm hành vi của trẻ CPTTT dựa trên 3 cấp độ: tự ý thức, tựnhận thức và từ ý thức về mặt xã hội và các kĩ năng về xã hội

1.3.2.1 Tự ý thức

Sự phát triển tự ý thức tuân theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: chỉ có thể cảm nhận được những gì chính bản thân (khôngcó tính phản ánh)

Giai đoạn 2: duy trì các biểu tượng về bản thân hơn tổng quá trình tươngtác với người xung quanh và bắt đầu nảy ra sự so sánh mang tính xã hội,tức là bắt đầu chú ý đến phương diện của người khác hơn là của chínhbản thân mình

Giai đoạn 3: phân định thứ bậc, vai trò: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em.Giai đoạn 4: các biểu tượng về bản thân và về những người xung quanhtrở nên mang tính chủ thể hơn và dần được hoàn thiện

Vì vậy, sự phát triển tự ý thức phụ thuộc vào sự hoàn thiện của quátrình nhận thức Những trẻ bị trì hoãn sự phát triển nhận thức thì sẽkhông đạt được sự phát triển tự ý thức của giai đoạn tiếp theo Đối vớitrẻ CPTTT, khả năng nhận thức hạn chế sẽ kéo theo tự ý thức của trẻ chỉđạt đến một gia đoạn nhất định trong các giai đoạn phát triển mà thôi Hành vi của trẻ CPTTT chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những đặc điểmphát triển đặc trưng của mỗi giai đoạn Ngay từ giai đoạn 1, nếu trẻCPTTT khó phản ánh được những cảm nhận của chính bản thân mình,trẻ sẽ khó để xác định những hành vi tự phát, không mong đợi,…củachính mình xuất hiện, trẻ cũng khó xác định và khó có khả năng tự ýthức điều chỉnh, điều khiển các hành vi đó trở nên bình thường Khitương tác với môi trường xã hội xung quanh, trẻ CPTTT khó phát hiệnkhó phát hiện những hành vi không hợp chuẩn của mình hoặc có sự khácbiệt so với mọi người Mức độ tự nhận thức, phát hiện so sánh và điều

Trang 18

chỉnh hành vi phù hợp của trẻ có hạn chế đáng kể Trẻ cũng có khó khăntrong nhận diện, xác định cách thể hiện hành vi phù hợp với tình huống,bối cảnh khác nhau và đặc biệt trong việc phân định vị trí, vai trò củamối quan hệ thứ bậc trong gia đình và cộng đồng.

1.3.2.2 Tự nhận thức

Tự nhận thức bao gồm:

+ Khả năng liên kết giữa các phản ánh mang tính tự ý thức, khả năngnhận thức được tình cảm và nhu cầu của người khác

+ Khả năng giữ cân bằng và duy trì nội tâm bền vững và những vấn đềđã trải nghiệm

Mối quan hệ gắn bó, những kích thích và sự trải nghiệm của trẻ lànhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng của trẻ CPTTT.Những hành vi thể hiện mức độ liên kết phù hợp giữa sự biểu đạt nhucầu bản thân và phù hợp với nhu cầu của những người xung quanh, cũngnhư hành vi biết duy trì, kiềm chế, cân bằng nội tâm bền vững Ở trẻCPTTT có sự xuất hiện HVBT và thiếu khả năng kiểm soát Những liệupháp điều chỉnh hành vi tự nhận thức của trẻ CPTTT cần được tính đến,trẻ có thể nhận thức về bản thân trong môi trường gia đình và tự nhậnthức về mặt xã hội trong các nhóm xã hội lớn hơn

1.3.2.3 Tự ý thức về mặt xã hội và các kĩ năng xã hội.

Những thất bại trong quá trình xử lí thông tin làm cho trẻ CPTTT cócảm giác:

- Không được tự tin trong các tình huống: có cảm giác vô dụng, khônglàm được gì, lệ thuộc vào người khác và thấy mình không có ý nghĩa gì

- Cảm giác vô dụng được đề cập đến như là việc một cá nhân luôn luôngặp thất bại trong các tình huống nhiều sức ép dẫn đến việc giảm nhiệthuyết để hoàn thành một công việc nào đó

Trang 19

- Việc “gắn mác, gọi tên, coi thường và không được tôn trọng” của giáoviên và những người xung quanh đối với trẻ CPTTT sẽ là những nguyênnhân làm cho trẻ có cái nhìn tiêu cực với chính bản thân mình.

- Những trải nghiệm thất bại ở trẻ CPTTT có thể sẽ giảm lòng tự trọngvà thậm chí xuất hiện trầm cảm ở cá nhân: trẻ tự nhận thức mang tínhtiêu cực, kinh nghiệm tiêu cực, nhìn nhận tương lai tiêu cực

Những nỗ lực tích cực của trẻ CPTTT thì thường lại không được đánhgiá cao, do đó ở trẻ thường xuất hiện:

+ Cảm giác xấu hổ về khả năng hạn chế của bản thân

+ Có thể dẫn đến việc nói dối, tạo một thế giới riêng cho bản thân.+ Khó khăn trong việc tự diễn đạt trong quá trình giao tiếp

+ Cảm giác không an toàn khi mắc lỗi

1.3.3 Phân loại hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Hành vi bất thường ở trẻ CPTTT gồm 2 loại: hành vi hướng nội vàhành vi hướng ngoại

1.3.3.1 Hành vi hướng nội

Hành vi hướng nội là những hành vi được biểu hiện theo xu hướngvào bên trong

Trẻ bị ức chế, kìm hãm quá mức thường không gây phiền nhiễu gì chogiáo viên và những người xung quanh, thể hiện trạng thái trầm cảm, thumình lại, sợ hãi, bối rối, lầm lì, rầu rĩ, tự mình xâm hại cơ thể mình Trẻngồi học rất trật tự song không hiểu gì

1.3.3.2 Hành vi hướng ngoại

Hành vi hướng ngoại là những hành vi được biểu hiện theo xuhướng ra bên ngoài

Trẻ hưng phấn quá mức thường có hành vi gây phiền nhiễu cho giáoviên và những người xung quanh: hung hăng, làm tổn thương hay tấn

Trang 20

công người khác, hàng vi chống đối, trẻ có rối loạn tăng động/giảm tậptrung (AD/HD), hành vi sai trái,…

1.3.4 Nguyên nhân gây ra hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ

- Tổn thương thần kinh

- Không hiểu đúng sai

- Cô đơn, ít bạn

- Bị bạn bè trêu chọc

- Đối xử thiếu công bằng

- Giao nhiệm vụ không phù hợp với trình độ, khả năng và sở thích củatrẻ

- Thu hút của giáo viên không hợp lí

- Trẻ bắt chước hành vi xấu

- Các tác nhân kích thích không phù hợp

- Không biết cách giải quyết vấn đề

- Trẻ ham chơi [1;37]

1.4 Quản lí hành vi bất thường cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

1.4.1 Khái niệm quản lí hành vi bất thường

1.4.1.1 Khái niệm quản lí

Theo Từ điển Tiếng Việt “Quản lí” là tổ chức và điều khiển các hoạt

động theo những yêu cầu nhất định [8;730]

1.4.1.2 Khái niệm quản lí hành vi bất thường

Quản lí HVBT là việc các chuyên gia, các nhà sư phạm sử dụng các biệnpháp, cách thức để khắc phục những hành vi không mong muốn, hìnhthành ở trẻ những hành vi mong muốn [3;19]

1.4.2 Mục đích quản lí hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trang 21

- Trẻ không có các HVBT trong quá trình học cũng như trong lúc chơi

- Tăng các hành vi mong muốn

- Giúp trẻ có kết quả học tập tốt hơn

- Trẻ tuân theo các quy định của trường, lớp đề ra

- Giúp trẻ có một môi trường học tập tốt, với sự tôn trọng, cảm thông,giúp đỡ của bạn bè

1.4.3 Nội dung quản lí hành vi bất thường của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Tuy những HVBT của trẻ có nguồn gốc từ bệnh tật của trẻ, nhưnghành vi được tạo lập còn do môi trường và có phần nguyên nhân từ môitrường bên ngoài Thông qua quá trình tham gia hoạt động, trẻ tác độnglên đối tượng bên ngoài làm nảy sinh nhu cầu và tính tích cực cá nhân.Những thay đổi hành vi là kết quả tất yếu của một quá trình học tập, rènluyện của bản thân trẻ

Nếu hiểu quá trình học tập là một quá trình mở rộng hành vi thì trẻCPTTT có HVBT hoàn toàn có thể học được và môi trường học tập tốtnhất để có sự thay đổi hành vi cho trẻ chính là môi trường diễn ra trong

sự tương tác mang tính tự nhiên của trẻ Trong một môi trường hòa nhậptốt với sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, việc sử dụng tốt các biện phápquản lí hành vi có hiệu quả sẽ giúp trẻ hạn chế và khắc phục HVBT.Điều cốt yếu là phải tạo ra được những kích thích tích cực liên quan đếnnhu cầu và hứng thú của trẻ, qua đó hình thành và phát triển được nhữnghành vi mong muốn cho trẻ và làm cho trẻ thay đổi được những HVBT

Môi trường giáo dục hòa nhập sẽ làm được điều đó vì nó là môi trường phát triển tự nhiên của trẻ, hướng tới một môi trường thân thiện và chấp nhận sự đa dạng và mọi cá nhân đều được tôn trọng [1;38].

1.4.4 Các biện pháp quản lí hành vi bất thường cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Trang 22

1.4.4.1 Sử dụng quy định của lớp học

Sử dụng quy định của lớp học để quản lí HVBT cho trẻ tức là sửdụng các quy tắc, quy định mà nhà trường hay lớp học đặt ra nhằm tạo ranề nếp cho lớp học để hạn chế và khắc phục dần các HVBT của trẻ

Quy định của lớp học được coi là một công cụ/phương tiện màgiáo viên sử dụng để tạo cơ hội tốt nhất, hướng dẫn trẻ một cách thuậnlợi nhất và làm cho trẻ tham gia tích cực nhất vào các hoạt động học tậpcủa lớp học Nhờ đó, giáo viên có thể giám sát, điều chỉnh và tạo ra đượccác hành vi mong muốn ở trẻ Điều này khác với quan điểm tiếp cận chorằng, các quy định của lớp học được giáo viên sử dụng như là một thứquyền lực để buộc học sinh phải tuân theo và giáo viên luôn luôn duy trìđiều này

Trước hết, các quy định của lớp học cần được trẻ hiểu và cam kếttuân theo, không cần quá nhiều các quy định mà chỉ cần có những quyđịnh cơ bản, cụ thể, sử dụng từ ngữ mang tính trích cực và nên được sắpxếp ở vị trí thích hợp trong lớp học Đồng thời, việc tuân theo các quyđịnh của trẻ cần được giám sát và cần thiết thì phải thay đổi cho phù hợp

Một nhân tố quan trọng khi sử dụng nội quy đối với việc xây dựngmôi trường lớp học là phải biến những quy định thành những nề nếphằng ngày của trẻ thông qua việc sử dụng những biểu tượng thích hợpchỉ thời gian gắn liền với hoạt động Để giúp trẻ có thể biến những quyđịnh này thành những nề nếp hàng ngày của trẻ thì cần phải có sự trợgiúp của tất cả các học sinh trong lớp Hãy luôn thường xuyên nhắc nhởbạn để những quy định đó trẻ có thể ghi nhớ và hãy giúp trẻ thực hiệnđúng bằng cách tất cả các học sinh khác cũng phải nghiêm túc thực hiện.Với biện pháp này nếu được sử dụng đúng cách thì sẽ đem lại hiệu quảcao

1.4.4.2 Tạo môi trường giao tiếp có hiệu quả

Trang 23

Tạo môi trường giao tiếp có hiệu quả để quản lí HVBT cho trẻ tứclà xây dựng một môi trường thân thiện, tích cực, các học sinh gần gũi,quan tâm lẫn nhau, bằng những lời nói, hành động tích cực để trẻ hạnchế dần các hành vi bất thường của mình.

Những giáo viên cư xử với trẻ bằng sự tôn trọng và chân thànhthường thành công trong việc tạo môi trường lớp học có những hành vitích cực và có rất ít hành vi không phù hợp xảy ra Tuy nhiên, giao tiếpgiữa giáo viên và trẻ là một quá trình phức tạp Đôi khi giáo viên đưa raquá nhiều thông tin hay thông tin đưa ra không còn mang ý nghĩa tíchcực nữa, khi giọng nói hay điệu bộ cử chỉ của giáo viên không phù hợp.Các yếu tố sau cần lưu ý đến trong quá trình giao tiếp giữa giáo viên vớitrẻ:

- Thông điệp: Mức độ trừu tượng và phức tạp của thông tin

- Kiến thức, kinh nghiệm của trẻ để có thể hiểu được thông điệp

- Hiểu biết và việc thực hiện các quy định, nề nếp của lớp học của trẻ

- Hiểu biết và nhận thức của cả giáo viên và trẻ khi sử dụng hình thứcgiao tiếp không lời

- Bối cảnh giao tiếp

Chất lượng quá trình giao tiếp phụ thuộc vào hàng loạt các vấn đềkhác Giáo viên có thể nói chuyện riêng với trẻ trong giờ ra chơi để thểhiện rằng giáo viên quan tâm đến trẻ, hỏi han xem thời gian ở nhà trẻlàm gì, chơi với ai, khuyến khích khi mỗi lần trẻ thành công dù nhỏ bétrong quá trình học tập, khen ngợi cả lớp và trẻ CPTTT rằng thành côngchung của bài học là thành công của cả lớp Giáo viên cũng không nên

so sánh giữa trẻ này với trẻ khác

1.4.4.3 Sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả

Trang 24

Sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả để quản lí HVBTcho trẻ CPTTT là trong quá trình giảng dạy giáo viên sử dụng cácphương pháp dạy học tích cực, phù hợp để học sinh có thể tiếp thu bàitốt hơn, hăng say phát biểu, tạo cho các tiết học sôi nổi để trẻ hạn chếdần các HVBT của mình.

Đây là một trong những chiến lược quan trọng để phòng tránh,khắc phục các hành vi không mong muốn, tạo môi trường lớp học thânthiện, hứng thú và tích cực Các phương pháp dạy học có hiệu quả tronglớp có trẻ CPTTT có HVBT được đề cập đến bao gồm: phương pháp họchợp tác nhóm, hỗ trợ cá biệt, sử dụng các tài liệu học tập phong phú,phối hợp các phương pháp dạy học khác nhau…

Đây là một biện pháp khó, để thực hiện được phương pháp này thì đòihỏi người giáo viên phải có kinh nghiệm giảng dạy, biết vận dụng cácphương pháp này đúng lúc, đúng quy trình và hợp lí

1.4.4.4 Giáo dục khắc phục hành vi bất thường trẻ CPTTT thông qua việc tạo hành vi nhóm tích cực

Giáo dục khắc phục HVBT của trẻ CPTTT thông qua việc tạohành vi nhóm tích cực tức là trong quá trình học giáo viên sẽ tổ chức chohọc sinh hoạt động nhóm để nhằm phát huy tính tích cực của học sinh,và thông qua hoạt động nhóm đó các học sinh trong nhóm sẽ tạo ranhững hành vi tích cực để giảm thiểu HVBT của trẻ Tạo hành vi nhómtích cực không chỉ xảy ra trong quá trình học mà cả trong quá trình chơinữa, để thực hiện điều này thì giáo viên cần tác động tới các học sinhbình thường để các em hiểu được và cảm thông cũng như giúp đỡ các emCPTTT

Tạo hành vi nhóm tích cực nhằm mục đích tạo ra những hành vitích cực cho cả nhóm từ đó có thể giảm thiểu được HVBT ở trẻ CPTTT.Phương pháp tạo hành vi nhóm tích cực bao gồm:

- Trò chơi hành vi tích cực: trò chơi này bao gồm các bước sau:

Trang 25

+ Chia lớp thành hai nhóm thành hai dãy hai bên Giải thích cho hainhóm biết sẽ cùng thi đua trong giờ học xem nhóm nào có hành vi khôngphù hợp và nhiều hành vi phù hợp hơn (có thể chia lớp thành nhiều hainhóm)

+ Mô tả những hành vi cho trẻ nên làm và không nên làm trong lớp học.Mục tiêu hành vi cần cụ thể, số lượng phù hợp, dễ nhớ cho cả hành vitích cực và hành vi không tích cực

+ Giới hạn thời gian chơi

+ Thông báo khi một nhóm nào đó thể hiện hành vi tích cực hay khôngtích cực để cho điểm số

+ Tổng hợp điểm số của các nhóm, phát hiện nhóm nào có điểm số caonhất và điểm số thấp nhất

+ Nhóm hay lớp đều nhận thấy xứng đáng nhận giải thưởng Lưu ý giảithưởng cần phù hợp với sở thích và nguyện vọng của trẻ

Trong trường hợp nhóm có trẻ CPTTT có HVBT thì giáo viên nên làtrọng tài để khẳng định kết quả của nhóm và của cái nhân của trẻ CPTTTcó HVBT thông qua các tiêu chí cụ thể

- Trợ giúp của bạn bè: Khi trẻ CPTTT có HVBT được bạn bè cùngtrang lứa giúp đỡ theo nhóm hoặc theo cá nhân thì chúng được học hỏilẫn nhau và chính điều này làm giảm hành vi không phù hợp ở trẻ, tạo ra

sự tương tác, phù hợp giữa trẻ và trẻ

- Phần thưởng: Cách thức này được tuân theo các bước sau đây:+ Xác định hành vi trẻ cần phải thể hiện để tính điểm như: nói nhỏ đủnghe, duy trì trật tự trong giờ học, làm đầy đủ bài tập ở nhà, bắt chướcđược các hành vi tốt, …

+ Quyết định hệ số điểm, hành vi nào đơn giản, hành vi nào đơn giản sẽđược quyết định ít điểm so với hành vi phức tạp

Trang 26

+ Xác định bậc thang giá trị của phần thưởng đối với hành vi mongmuốn Điểm số càng cao thì giải thưởng càng có giá trị

+ Giải thích đầy đủ cho trẻ 3 bước trên cho đến khi nào tất cả mọi trẻ đềuhiểu Hình thức này có thể thực hiện hàng ngày, theo tuần, theo tháng vàthậm chí là theo học kỳ đối với trẻ

1.4.4.5 Một số cách đơn giản và hiệu quả nhằm giáo dục khắc phục hành vi bất thường đối với cá nhân trẻ.

Một số cách đơn giản và hiệu quả như: phớt lờ, sử dụng cử chỉđiệu bộ khi giao tiếp với trẻ, điều khiển trực tiếp, tăng cường hứng thúhọc tập của trẻ, tạo bầu không khí hài hước, trợ giúp trẻ vượt qua khókhăn ban đầu, sử dụng nề nếp hàng ngày, loại bỏ những đồ vật khôngcần thiết Khi trẻ xuất hiện các HVBT giáo viên và các chuyên gia có thể

sử dụng các cách trên để giúp trẻ khắc phục HVBT

- Giảm thiểu sự can thiệp: trong những trường hợp nhất địnhh,giáo viên can thiệp đối với những hành vi tiêu cực của trẻ bằng cách đápứng trực tiếp mà đưa ra nhiều sự lựa chọn cho trẻ hoặc phớt lờ, tỏ rakhông chú ý đến Sau đây là một số cách giáo viên có thể sử dụng đểgiảm thiểu sự can thiệp:

Đáp ứng hành vi tích cực: Một chiến lược linh hoạt và nhận biếtmang tính lâu dài nhằm giảm thiểu những hành vi không phù hợp vàtăng những hành vi phù hợp được gọi là “đáp ứng những hành vi tíchcực” Khi trẻ thể hiện được một số hành vi tốt đúng như mong đợi thìgiáo viên sẽ thừa nhận và thưởng cho hành vi đó Việc thưởng cho hành

vi tốt của trẻ có thể chỉ là một lời khen ngợi, điều này không chỉ có tácdụng đối với việc làm cho đứa trẻ đó biết nên làm gì mà còn có ảnhhưởng tốt đến những trẻ khác, tạo ra một bầu không khí tích cực trongtoàn lớp học

Đưa ra những yêu cầu thấp ban đầu: Cách này thường được ápdụng khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác và đặc biệt có

Trang 27

hiệu quả đối với trẻ CPTTT có HVBT Trước khi trẻ tham gia vào đượchoạt động mới thì cần đưa ra những yêu cầu phù hợp với sở thích của trẻvà trẻ hoàn toàn có thể thực hiện được Không nhất thiết những yêu cầunày có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ mới.

Đáp ứng đối với mục đích rõ ràng: Một cách khác giảm thiểu sựcan thiệp là dựa vào tính mục đích của hành vi

Quản lí những biểu hiện bên ngoài của hành vi: Việc giáo viênđáp ứng như thế nào sẽ quyết định hành vi nào đó có tiếp tục diễn ra haykhông Nếu giáo viên đáp ứng theo kiểu biến một biểu hiện hành vi nhỏthành một vấn đề nghiêm trọng thì kết quả là trẻ này cũng sẽ biểu hiệnhành vi theo kiểu đáp ứng của giáo viên, tức là hành vi này được củng cốvà tồn tại Biết cách khắc phục những hành vi biểu hiện bên ngoài củatrẻ có thể sẽ làm mất đi không khí căng thẳng của lớp học Sau đây làmột số cách có thể được áp dụng:

+ Phớt lờ

+ Sử dụng cử chỉ điệu bộ khi giao tiếp với trẻ

+ Điều khiển trực tiếp

+ Tăng cường hứng thú học tập của trẻ

+ Tạo bầu không khí hài hước

+ Trợ giúp trẻ vượt qua khó khăn ban đầu

+ Sử dụng nề nếp hàng ngày

+ Loại bỏ những đồ vật không cần thiết

1.4.4.6 Tăng hành vi mong muốn

Tăng hành vi mong muốn cho trẻ tức là khi trẻ biểu hiện các hành

vi, trong các hành vi đó có hành vi tích cực và hành vi tiêu cực Ngườigiáo viên cần phải biết cách để tăng các hành vi tích cực đó, và khi trẻ cócác hành vi mong muốn, hành vi tích cực đó thì phải động viên, khích lệ

Trang 28

đúng cách để trẻ thường xuyên biểu hiện những hành vi mong muốn đólên thay vì các hành vi không mong muốn.

Dù mức độ biểu hiện hành vi của trẻ như thế nào chăng nữa thìcũng có những hành vi phù hợp Cách đầu tiên nhằm tăng hành vi phùhợp được gọi là sự củng cố Đó là bất cứ sự đáp ứng hay xâu chuỗi nàolàm tăng hành vi phù hợp và cả hành vi không phù hợp Sự củng cố làmtăng hành vi phù hợp ở trẻ được gọi là sự củng cố tích cực và sự củng cốlàm tăng hành vi không phù hợp ở trẻ được gọi là sự củng cố tiêu cực.Trong lớp học có thể sử dụng một số loại củng cố sau:

- Tổ chức các hoạt động hướng tới mục đích giáo dục như trò chơi, hoạtđộng giữa giờ của một số tiết học, trò giải trí

- Sử dụng các vật củng cố: đó là những giải thưởng biểu đạt sự thànhcông mà trẻ muốn đạt được

- Củng cố sơ cấp: đây là hình thức củng cố cơ bản hơn so với củng cốthứ cấp (hai củng cố trên) Sự củng cố này liên quan nhiều hơn đến việcđáp ứng những nhu cầu cơ bản của trẻ như một chiếc kẹo, một thỏibánh…Mặc dù đây là hình thức ít được sử dụng song đối với trẻ CPTTTlại tỏ ra có hiệu quả khi trẻ không hiểu được bản chất của giải thưởnghoặc những giải thưởng khác là không có hiệu quả đối với trẻ này Tuynhiên, giáo viên không được lạm dụng củng cố này nếu không sẽ trởthành củng cố tiêu cực

- Sử dụng hiệu quả những củng cố tích cực

1.4.4.7 Giảm thiểu những hành vi không mong muốn

Như đã nói ở trên trong quá trình chơi cũng như quá trình học, trẻ

sẽ biểu hiện các hành vi tích cực cũng như các hành vi tiêu cực Và nhưvậy người giáo viên cần phải quan sát, chú ý tới trẻ nhiều để khi thấy trẻcó các hành vi không mong muốn thì người giáo viên cần phải dập tắtcác hành vi đó ngay hoặc hướng dẫn cho trẻ các hành vi mong muốn đểtrẻ quên đi các hành vi không mong muốn

Trang 29

Giáo viên có thể sử dụng một trong các cách sau đây:

- Củng cố bằng việc tăng hành vi mong muốn

- Dập tắt hành vi: để dập tắt hành vi thì giáo viên ngừng ngay việc củngcố hành vi đó cho đến khi hành vi đó sẽ giảm đi Chiến lược này thườngđược sử dụng trong trường hợp hành vi gây nhiễu cho giáo viên vànhững người xung quanh Tuy nhiên, bao giờ cũng có một giai đoạn biểuhiện hành vi này tăng lên, nếu giáo viên nào không có khả năng phớt lờhành vi trong giai đoạn này thì chiến lược này không phù hợp cho giáoviên đó sử dụng

- Trách phạt bằng cách lấy đi những thứ mà trẻ mong muốn Chẳng hạnnhư không thưởng cho trẻ nữa, trẻ không được tham gia một số hoạtđộng mà trẻ yêu thích, tách trẻ khỏi mọi hoạt động của lớp học trong mộtkhoảng thời gian nhất định…

1.4.4.8 Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong quản lí hành vi của trẻ

Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong quản lí hành vi củatrẻ là phương pháp mà giáo viên xác định những biểu hiện HVBT của trẻCPTTT, thông qua quan sát và ghi chép để hiểu rõ về hành vi đó, tìmhiểu nguyên nhân xảy ra hành vi, trên cơ sở đó lập kế hoạch để quản líHVBT cho trẻ, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch đó để có các điềuchỉnh cần thiết

Phương pháp này gồm các bước sau:

- Xác định hành vi: khi trẻ có biểu hiện hành vi ở mức trầm trọng hoặcdường như trực tiếp gây nên những rối loạn trong lớp học thì giáo viêncần phải dừng ngay hành vi đó và giúp trẻ tập trung vào việc học tập.Giáo viên cần phải ngay lập tức xác định tại sao trẻ lại có những biểuhiện hành vi như thế Giáo viên cần hỏi: “Tại sao em lại làm như vậy?”.Việc xác định trẻ biểu hiện hành vi là nhằm mục đích gì, tức nguyên

Trang 30

nhân dẫn đến hành vi quan trọng hơn nhiều so với những biểu hiện rangoài hành vi trẻ.

- Quan sát và ghi chép để hiểu rõ hơn về biểu hiện hành vi của trẻ

Việc quan sát và ghi chép biểu hiện hành vi của trẻ cần phải cónhững mẫu quan sát được thiết kế phù hợp để có thể thu thập một cáchđầy đủ và chính xác thông tin cần thiết được sử dụng trong việc quan sáthành vi vào những thời điểm và tình huống nhất định

Ghi chép số lượng/tần suất xuất hiện hành vi và độ dài biểu hiệnhành vi, tức là lúc hành vi xuất hiện cho đến khi hành vi đó kết thúc

Ghi chép theo giai đoạn: xác định độ dài quan sát và phân chiathời gian quan sát thành những giai đoạn đối với một biểu hiện hành vi.Sau một khoảng thời gian nhất định có thể xác định được tần suất hoặcsố phần trăm (%) hành vi xuất hiện

- Xây dựng kế hoạch

Khi xây dựng kế hoạch giáo dục HVBT cho trẻ CPTTT, cần:

+ Xem xét trước hết việc ngăn cản hành vi diễn ra bằng việc thayđổi môi trường lớp học hay công việc hướng dẫn của giáo viên

+ Tính đến việc quản lí hành vi theo nhóm tức là sử dụng nhữnghành vi tích cực của các bạn xung quanh để làm giảm thiểu những hành

vi không tích cực ở trẻ

+ Đưa ra sự lựa chọn cá nhân cho chính bản thân đứa trẻ bằng sựcam kết thực hiện

- Thực hiện kế hoạch

Khi xác định được cách nào để thay đổi hành vi của trẻ, giáo viênphải thực hiện bước tiếp theo là thực hiện kế hoạch đó Mong đợi củagiáo viên và những người xung quanh đối với sự thay đổi hành vi của trẻcần phải được thực hiện theo một cấu trúc rõ ràng vì đây chính là chìakhóa để quản lí hành vi của trẻ

Trang 31

Trước hết cần phải có sự cam kết giữa giáo viên và trẻ, giáo viêncần phải làm cho trẻ hiểu rõ những mong đợi của mình về hành vi củatrẻ, thời gian thực hiện, phần thưởng cho việc thực hiện tốt và những hậuquả khi trẻ không chịu thực hiện

- Giám sát thực hiện kế hoạch

Việc thay đổi hành vi không thể diễn ra ngay trong một lúc Một bản kếhoạch cần phải được thực hiện và giám sát trong khoảng thời gian ít nhất

2 đến 3 tuần trước khi đưa ra quyết định cách thức quản lí của giáo viênnhằm thay đổi hành vi của trẻ có hiệu quả hay không Nếu hành vi khôngphù hợp của trẻ giảm dần và hành vi tích cực xuất hiện nhiều hơn thìgiáo viên cần phải giảm dần sự củng cố khen ngợi đồng thời tăng dầnmức độ khó, phức tạp của hành vi Trong trường hợp kế hoạch được thựchiện song không có nghĩa là thực hiện đúng như những gì đã xác địnhban đầu Giáo viên cần phải luôn luôn giám sát và có những điều chỉnhkịp thời về thời gian, yêu cầu, phần thưởng…Một số trường hợp khôngthể thực hiện được kế hoạch thì giáo viên cần phải phân tích những gìđang diễn ra trao đổi với đồng nghiệp và xem xét lại quyết định ban đầu.Mặc dù là những biểu hiện hành vi diễn ra trong lớp học song giáo viêncũng phải trao đổi thường xuyên và trực tiếp với cha mẹ trẻ để có nhữngthông tin chính xác và đầy đủ hơn và có những cách thức đáp ứng phùhợp và hiệu quả hơn

1.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT trong lớp học hòa nhập.

- Giáo viên: Giáo viên là người trực tiếp quản lí trẻ, đảm nhận nhiệm vụgiáo dục trẻ Giáo viên cũng là người tiếp xúc hàng ngày với trẻ, hiểu trẻđang gặp những vấn đề gì và cần hỗ trợ những gì Do đó, hơn ai hết giáoviên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lí, đặc điểm hành vi, khả năng,nhu cầu của trẻ CPTTT Vì vậy, giáo viên là người có vai trò quyết định

Trang 32

đến việc có sử dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT haykhông? Sử dụng biện pháp nào? Và sử dụng như thế nào?

- Chính bản thân trẻ CPTTT: trẻ CPTTT là đối tượng mà giáo viên sửdụng các biện pháp để quản lí HVBT Vì vậy, việc sử dụng các biệnpháp nào để quản lí hành vi cho trẻ đều phải căn cứ vào đặc điểm tâmsinh lí, vào đặc điểm hành vi của trẻ Từ đó người giáo viên biết đượccần hỗ trợ, đáp ứng những gì? Vì vậy để tạo ra sự tương tác phù hợp đểhạn chế và khắc phục những hành vi mong muốn, giảm thiểu nhữnghành vi không mong muốn cần dựa vào chính bản thân trẻ Nếu khôngnhận được sự hợp tác của trẻ thì không có một biện pháp quản lí hành vinào mang lại hiệu quả

- Bạn bè trẻ CPTTT: trong môi trường giáo dục hòa nhập để mang chấtlượng giáo dục thì cần có sự trợ giúp của học sinh bình thường Các emchính là những lực lượng quan trọng tham gia vào quá trình quản lí hành

vi cho trẻ Cùng nhau học tập trong một môi trường lớp học vì vậy sự trợgiúp của các em sẽ giúp cho trẻ CPTTT hình thành những hành vi tíchcực Người giáo viên cần phải biết động viên khuyến khích các em giúp

đỡ các bạn CPTTT hòa nhập cộng đồng, hạn chế các hành vi khôngmong muốn và hình thành hành vi mong muốn

- Gia đình trẻ CPTTT: cha mẹ trẻ là những người gần gũi và hiểu trẻnhất, do đó cha mẹ là người cung cấp cho giáo viên những thông tin vềsinh hoạt ở nhà của trẻ, các hành vi trẻ thường biểu hiện ở nhà một cáchchính xác nhất Để từ đó giáo viên có những nhận định đúng đắn nhất vềHVBT của trẻ Trên cơ sở đó, giáo viên lựa chọn các biện pháp phù hợpnhất để quản lí HVBT cho trẻ Sự phối hợp của gia đình trong công tácchăm sóc giáo dục trẻ là một điều hết sức cần thiết

- Môi trường lớp học: môi trường lớp học có ảnh hưởng rất lớn đến hiệuquả khi sử dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT Tất cảcác yếu tố: không gian, ánh sáng, thiết bị, nề nếp lớp học, bầu không khí

Trang 33

lớp học ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng các biện pháp quản lí hành

- Có 8 biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT:

+ Sử dụng các quy định của lớp học

+ Tạo môi trường giao tiếp có hiệu quả

+ Sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả

+ Tạo hành vi nhóm tích cực

+ Sử dụng một số cách đơn giản và hiệu quả

+ Tăng hành vi mong muốn

+ Giảm thiểu những hành vi không mong muốn

+ Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp để quản lí HVBT

cho trẻ CPTTT trong lớp học hòa nhập: giáo viên, chính bản thân trẻCPTTT, bạn bè trẻ, gia đình trẻ, môi trường lớp học

Ngày đăng: 17/04/2017, 00:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Huỳnh Thị Thu Hằng, (2008), Đề cương bài giảng Đại cương về giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, Khoa Tâm lí – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về giáodục trẻ chậm phát triển trí tuệ
Tác giả: Huỳnh Thị Thu Hằng
Năm: 2008
4. Nguyễn Thị Hiền, (2008), Biện pháp rèn luyện kĩ năng xã hội cho trẻchậm phát triển trí tuệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp rèn luyện kĩ năng xã hội cho trẻ
Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Năm: 2008
6. Lê Quang Sơn, Đề cương bài giảng Tâm lý học trẻ chậm phát triển trítuệ, Khoa Tâm lí – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học ĐàNẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ chậm phát triển trí"tuệ
7. Lê Văn Tạc (chủ biên), Bùi Thế Hợp (biên soạn), (2006), Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Tiểu học, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dụchòa nhập trẻ khuyết tật ở Tiểu học
Tác giả: Lê Văn Tạc (chủ biên), Bùi Thế Hợp (biên soạn)
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2006
8. Chu Bích Thu (chủ biên), (2007), Từ điển Tiếng việt phổ thông, NXB Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng việt phổ thông
Tác giả: Chu Bích Thu (chủ biên)
Nhà XB: NXBPhương Đông
Năm: 2007
9. Bùi Văn Vân, (2010), Đề cương bài giảng Đại cương về trẻ chậm phát triển trí tuệ, Khoa Tâm lí – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về trẻ chậmphát triển trí tuệ
Tác giả: Bùi Văn Vân
Năm: 2010
11. www.dinhduong.com.vn, (10/12/2008), Kích thích 5 giác quan đểphát triển trí tuệ cho trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kích thích 5 giác quan để
12. www.thuviengiadinh.com, (2009), trẻ khuyết tật thể chất PHỤ LỤC Sách, tạp chí
Tiêu đề: trẻ khuyết tật thể chất
Tác giả: www.thuviengiadinh.com
Năm: 2009
5. Nguyễn Thị Kim Hiền, (2008), Tài liệu học phần Phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ Khác
10. Baigiang.violet.vn, (2009), phát triển hành vi tích cực Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w