Khái quát quá trình khảo sát

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí hành vi bất thường của học sinh chậm phát triển trí tuệ tại trường tiểu học hải vân – thành phố đà nẵng (Trang 32 - 53)

2.1.1. Mô tả địa bàn khảo sát

Trường Tiểu học Hải Vân là một ngôi trường nhỏ nằm ở phía Nam chân đèo Hải Vân, thuộc phường Hòa Hiêp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Là trường tiểu học hòa nhập của thành phố Đà Nẵng.

Trường có 2 cơ sở: cơ sở 1 ở phường Hòa Hiêp Bắc và cơ sở 2 đóng trên thôn Hòa Vân. Năm học 2007 – 2008 nhà trường được công nhận là

trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, trường đã không ngừng phấn đấu và

đến năm 2009 trường được công nhận là trường chuẩn Quốc gia mức độ

2.

Về đội ngũ cán bộ giáo viên: Năm học 2010 – 2011 nhà trường có

36 cán bộ và công nhân viên chức. Trong đó có giáo viên văn hóa: 24 người, 5 giáo viên chuyên, 5 nhân viên, ban giám hiêu: 2 người. Các thầy cô giáo đều có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiêt tình, tâm huyết với nghề. Có 10 giáo viên dạy các lớp hòa nhập có trẻ khuyết tật.

Về học sinh: Trong năm học 2010 – 2011 nhà trường có 435 học sinh chia 18 lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Trong đó 1: 3 lớp, 2: 3 lớp, 3: 3 lớp, 4: 4 lớp, 5: 4 lớp. Có 23 học sinh khuyết tật ở các dạng tật khác nhau học ở các lớp:

+ 1/1: 3 HSKT, trong đó có 2 HSCPTTT + 1/2: 1 HSKT là HSCPTTT

+ 1/3: 1 HSKT

+ 2/1: 2 HSKT, trong đó có 1 HSCPTTT + 2/2: 4 HSKT, trong đó có 3 HSCPTTT + 2/3: 1 HSKT, trong đó có 1 HSCPTTT

+ 3/1: 3 HSKT, trong đó có 3 HSCPTTT + 3/2: 2HSKT

+ 3/3: 4 HSKT, trong đó có 3 HSCPTTT + 5/1: 1 HSKT

+ 5/3: 1 HSKT

Về cơ sở vật chất: nhà trường có cơ sở vật chất khá đầy đủ, khang trang, thuận lợi cho viêc dạy và học. Đầy đủ các phòng học chức năng:

giáo dục thẩm mĩ, nhà đa năng, phòng truyền thống đội, phòng làm viêc (Hiêu trưởng, Hiêu phó, văn phòng, phòng công đoàn), phòng nghe nhìn, phòng y tế, phòng tin học, sân bóng đá. Phòng học gồm: 14 phòng học ở

cơ sở 1 và 2 phòng học ở cơ sở 2 ở Hòa Vân. Thư viên đạt chuẩn QĐ 01(tủ sách đầu tư hơn 40 triêu đồng), được đầu tư gần 200 triêu đồng phòng tin học. Trường được công nhận là trường học thân thiên – học sinh tích cực.

Nhà trường thực hiên chương trình giáo dục theo quy định chung của bộ GDĐT hiên hành: các lớp 1, 2, 3 học 2 buổi/ngày, riêng khối 4 và

5 học 1 buổi, khối 4 học buổi chiều, khối 5 học buổi sáng. Buổi sáng dạy theo chương trình chung của SGK, buổi chiều dạy tăng cường phụ đạo theo yêu cầu của từng lớp học, từng đối tượng khác nhau.

Đây là một ngôi trường giáo dục có nhiều triển vọng phát triển, tạo cơ hội hòa nhập và phát triển cho trẻ khuyết tật trên địa bàn.

2.1.2. Quá trình khảo sát

Thời gian tiến hành: 10/4 đến 28/4/2011

Địa điểm: Trường Tiểu học Hải Vân – quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng

2.1.3. Nội dung khảo sát

- Thực trạng HVBT của học sinh CPTTT tại trường Tiểu học Hải Vân – thành phố Đà Nẵng.

- Nhận thức của giáo viên về quản lí HVBT của học sinh CPTTT.

- Các biên pháp mà giáo viên đã sử dụng để quản lí HVBT cho trẻ

CPTTT

2.1.4. Đối tượng khảo sát

2.1.4.1 Học sinh chậm phát triển trí tuệ

Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi xác định được 14 trẻ CPTTT học hòa nhập tại 7 lớp: + 1/1: 2 HSCPTTT

+ 1/2: 1 HSCPTTT + 2/1: 1 HSCPTTT + 2/2: 3 HSCPTTT + 2/3: 1 HSCPTTT + 3/1: 3 HSCPTTT + 3/3: 3 HSCPTTT

Sau đây là kết quả khảo sát qua số liêu thực tế:

Bảng 1: Thông tin chung về trẻ CPTTT

Thông tin Số lượng Phần trăm (100%)

Số trẻ 14

Giới tính

Nam 10 71,5%

Nữ 4 28,5%

Tuổi 7 2 14,3%

8 2 14,3%

9 6 42,85%

10 3 21,41%

11 1 7,14%

Hầu như các trẻ CPTTT khảo sát không có phân biêt lớn về ngoại hình với trẻ bình thường.

2.1.4.2. Giáo viên

Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 7 giáo viên dạy ở 7 lớp có trẻ CPTTT

Sau đây là kết quả khảo sát qua số liêu thực tế

Bảng 2: Thông tin chung về giáo viên

Thông tin Số lượng Ghi chú

Giáo viên 7 Đều là giáo viên nữ

Trình độ

Đại học 3

Cao đẳng 0

Trung cấp 4 Đang học tại chức hê cao đẳng

2.1.5. Phương pháp và công cụ khảo sát 2.1.5.1. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: nhằm tìm hiểu thực trạng quản lí

HVBT cho trẻ CPTTT tại trường. Chúng tôi xây dựng 2 bộ phiếu hỏi để

tìm hiểu về nắm được các thông tin ban đầu của trẻ và các biêu hiên hành vi xuất hiên ở trẻ.

- Phương pháp quan sát: chúng tôi trực tiếp tham gia một số tiết học và

một số hoạt động vui chơi của lớp của trẻ để có thể quan sát, thu thập một số thông tin về những biểu hiên hành vi, cũng như áp dụng một số

phương pháp để giúp quản lí tốt HVBT của trẻ.

- Phương pháp phỏng vấn: chúng tôi đã tiến hành trao đổi với giáo viên chân thành, thân mật về nội dung khảo sát. Nội dung trò chuyên được chuẩn bị sẵn với những câu hỏi sát với nội dung khảo sát.

2.1.5.2. Công cụ khảo sát

Để khảo sát thực trạng quản lí HVBT cho trẻ CPTTT, chúng tôi đã tiến hành xây dựng bộ công cụ sau:

- Phiếu hỏi 1: “Xác định thực trạng của viêc quản lí HVBT cho học sinh CPTTT tại trường” gồm 8 câu hỏi để khảo sát nhận thức của giáo viên về HVBT của trẻ CPTTT, và thực trạng quản lí HVBT tại trường.

- Phiếu hỏi 2: “Biểu hiên HVBT của trẻ CPTTT” gồm 3 phần: thông tin chung về trẻ, biểu hiên hành vi của trẻ và những đặc điểm thể chất và

tinh thần của trẻ.

- Phiếu hỏi 3: “Bảng kiểm HVBT cho học sinh CPTTT” gồm 15 hành vi mà trẻ thường xuyên biểu hiên để tìm hiểu về các HVBT của trẻ để tìm hiểu thực trạng biểu hiên hành vi của trẻ, trên cơ sở đó đề xuất một số

biên pháp để quản lí HVBT cho trẻ.

2.2. Phân tích kết quả khảo sát

2.2.1. Thực trạng hành vi bất thường của học sinh CPTTT tại trường Tiểu học Hải Vân – thành phố Đà Nẵng

Trường Tiểu học Hải Vân có 14 học sinh CPTTT. Để tìm hiểu thực trạng biểu hiên HVBT của học sinh CPTTT tại trường, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với giáo viên và sử dụng phiếu hỏi để nắm một số đặc điểm về trẻ.

Bảng 3. Đặc điểm của trẻ

TT Khả năng Đặc điểm SL TL

1 Vận động thô Bình thường 14 100%

Khó khăn 0 0%

2

Vận động tinh

Bình thường 6 42,9%

Khó khăn 8 57,1%%

3

Diễn đạt

Bình thường 7 50%

Khó khăn 7 50%

4

Hiểu ngôn ngữ

Bình thường 9 64,3%

Khó khăn 5 35,7%

5

Cách giao tiếp

Nói 14 100%

Viết 7 50%

Cử chỉ 5 35,7%

Nét mặt 4 28,6%

Tranh ảnh 0 0%

6

Tập trung chú ý

Bền 0 0%

Không bền 4 28,6%

Không chú ý 10 71,4%

7

Trí nhớ

Nhớ nhanh 1 7,1%

Nhớ lâu 2 14,2%

Quên nhanh 14 100%

Lâu quên 0 0%

Nhìn chung các trẻ đều có sức khỏe bình thường, vận động bình thường, tuy nhiên sự tập trung chú ý của trẻ không cao. Qua quá trình quan sát chúng tôi nhận thấy trong quá trình học trẻ thường xuyên lơ

đãng, không tập trung khi giáo viên giảng bài, thậm chí khi giáo viên giao nhiêm vụ trẻ cũng không tập trung, chú ý vào nhiêm vụ đó. Điều đó

dẫn tới trẻ không hiểu nhiêm vụ được giao, không thực hiên được nhiêm vụ đó và kết quả học tập của trẻ yếu. Trong 14 trẻ mà chúng tôi tiến hành khảo sát thì có tới 10 trẻ, chiếm 71,4% được giáo viên cho biết trẻ ngồi học không tập trung, không chú ý. Trẻ không chú ý không những ảnh hưởng tới kết quả học tập của trẻ mà còn ảnh hưởng tới tiến độ của bài học. Đi kèm sự không chú ý của trẻ là trẻ quên nhanh những gì vừa mới tiếp thu. Khi trao đổi với giáo viên chúng tôi được biết cả 14 trẻ đều quên nhanh những kiến thức mà giáo viên truyền tải. Điều này gây ra những khó khăn lớn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, khi mà thời lượng của một tiết dạy chỉ có 35 phút nếu chỉ tập trung vào viêc khắc sâu những kiến thức cơ bản cho trẻ CPTTT thì sẽ ảnh hưởng tới những trẻ

khác. Vì vậy trong quá trình giảng dạy để cân bằng được thời gian và

kiến thức cho cả học sinh bình thường và học sinh khuyết tật là một điều rất khó.

Bảng 4. Bảng tổng hợp hành vi bất thường của học sinh CPTTT

TT Hành vi Mức độ biểu hiện

Thường xuyên Thỉnh thoảng

Chưa bao giờ

SL TL SL TL SL TL 1 Gây tiếng động lạ trong

lớp

8 57,1% 6 42,9% 0 0%

2 Ngồi không yên, gật gù, lắc người

12 85,8% 2 14,2% 0 0%

3 Vận động tay chân liên tục

12 85,8% 2 14,2% 0 0%

4 Khóc rất nhiều 3 21,4% 3 21,4% 8 57,1%

5 Làm bị thương bản thân 0 0% 11 78,6% 3 21,4%

6 Phá vỡ đồ đạc của mình 5 35,7% 9 64,3% 0 0%

7 Phá vỡ đồ đạc của người khác

10 71,5% 3 21,4% 1 7,1%

8 Cắn móng tay 0 0% 14 100% 0 0%

9 Làm phiền trẻ khác 12 85,8% 2 14,2% 0 0%

10 Ăn/uống những thứ không phải đồ ăn

0 0% 0 0% 14 100%

11 Cử động, vặn vẹo 12 85,8% 2 14,2% 0 0%

12 Tỏ ra lo lắng/sợ hãi 2 14,2% 9 64,3% 3 21,4%

13 Tấn công người khác 1 7,1% 11 78,6% 2 14,2%

14 Ngủ trong giờ học 2 14,2% 6 42,9% 6 42,9%

15 Thờ ơ, lơ đãng với mọi thứ

11 78,6% 3 21,4% 0 0%

16 La hét nhiều 5 35,7% 6 42,9% 3 21,4%

17 Tỏ ra cáu giận để người khác đáp ứng yêu cầu

1 7,1% 4 29,6% 9 64,3%

18 Đi lại, ra vào tự do trong lớp

12 85,8% 2 14,2% 0 0%

19 Trẻ ăn vạ khi không vừa ý

1 7,1% 5 35,7% 8 57,1%

20 Đập phá đồ đạc khi chơi 9 64,3% 5 35,7% 0 0%

21 Đi vê sinh không đúng nơi

0 0% 0 0% 14 100%

22 Từ chối sự chăm sóc, vỗ 0 0% 9 64,3% 5 35,7%

về của người khác

23 Hay lẩn tránh khi người khác nhìn

0 0% 14 100% 0 0%

24 Trẻ ngồi buồn chán, uể

oải

3 21,4% 8 57,1% 3 21,4%

25 Không nói chuyên với bạn bè

2 14,2% 8 57,1% 4 29,6%

26 Chống đối khi được giao nhiêm vụ

2 14,2% 6 42,9% 6 42,9%

27 Không thực hiên nhiêm vụ

4 28,5% 10 71,5% 0 0%

28 Ngồi im lặng, không phản ứng khi bị trêu chọc

1 7,1% 7 50% 6 42,9%

29 Nói tự do trong lớp học 7 50% 7 50% 0 0%

30 La hét không rõ nguyên nhân

6 42,9% 2 14,2% 6 42,9%

31 Nói lẩm bẩm một mình 5 35,7% 6 42,9% 3 21,4%

32 Trẻ hay tỏ ra hờn dỗi 0 0% 6 42,9% 8 57,1%

33 Trêu chọc người khác 6 42,9% 8 57,1% 0 0%

34 Chậm chạp trong mọi tình huống

11 88,6% 3 21,4% 0 0%

35 Có các hành vi kì quặc 7 50% 7 50% 0 %

Qua bảng số liêu chúng ta có thể thấy rằng các hành vi mà trẻ thường xuyên biểu hiên là:

- Chậm chạp trong mọi tình huống (88,6%) - Ngồi không yên, gật gù, lắc người (85,8%) - Vận động tay chân liên tục (85,8%)

- Làm phiền trẻ khác (85,8%) - Cử động, vặn vẹo (85,8%)

- Đi lại, ra vào tự do trong lớp (85,8%)

- Nói tự do trong lớp (85,8%)

- Thờ ơ, lơ đãng với mọi thứ (78,6%) - Phá vỡ đồ đạc của người khác (71,5%) - Đập phá đồ đạc khi chơi (64,3%) - Gây tiếng động lạ trong lớp (57,1%) - Có các hành vi kì quặc (50%)

Trong đó hành vi mà các trẻ thường biểu hiên nhất là: Ngồi không yên, gật gù, lắc người; vận động tay chân liên tục; làm phiền trẻ khác; cử động, vặn vẹo; đi lại, ra vào tự do trong lớp. Các hành vi này là hành vi hướng ngoại gây phiền nhiễu cho những người xung quanh trẻ. Hành vi làm phiền trẻ khác và giáo viên phần lớn là do giáo viên và các bạn trong lớp thường chú ý đến các bạn gương mẫu mà không chú ý tới trẻ. Và

trong quá trình quan sát chúng tôi nhận thấy rằng trẻ biểu hiên các hành vi này rất tự nhiên, những lời nói của giáo viên hay yêu cầu của giáo viên bắt trẻ ngồi nghiêm tại chỗ đều không có tác dụng mấy. Các hành vi này thường được biểu hiên vào khoảng tiết 3, 4, 5 khi trẻ đã mêt nên không thể tập trung và vì vậy hành vi nảy sinh. Qua quá trình quan sát và

qua trao đổi trực tiếp với cô Trần Thị Thanh Thủy, giáo viên chủ nhiêm lớp 2/3 chúng tôi được biết em Nguyễn Trần Nguyên – một học sinh CPTTT, trong các giờ học em thường có biểu hiên các hành vi như: khi các bạn khác đang viết thì giật bút của bạn, phá không cho các bạn xung quanh học, đi lại tự do trong lớp, khi giáo viên giao nhiêm vụ thường không thực hiên…Em Đoàn Anh Huy – học sinh CPTTT lớp 3/3, trong giờ học em thường lơ đãng, không chú ý vào bài học, em thích chơi một mình, nếu bạn ngồi trước em có nhìn ra sau em thì em tiến lại đánh bạn.

Em thích nhìn đăm chiêu vào một vật gì đó mà em cầm trên tay, nếu ai giành vật đó của em thì em cướp lại.

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy, hầu hết các trẻ đều chậm chạp trong mọi tình huống. Trẻ thường chây lì với những yêu cầu của giáo

viên, khi có tình huống xảy ra trẻ xử lý chậm chạp. Trong 14 trẻ chúng tôi khảo sát thì có tới 11 trẻ có biểu hiên chậm chạp, đây là một khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.

Các hành vi của trẻ ít khi mang tính chất hướng nội. Trong 14 trẻ

thì có tới 11 trẻ (chiếm 78,6%) thỉnh thoảng mới có các hành vi làm bị

thương mình, có 3 trẻ (chiếm21,4%) trong quá trình chúng tôi khảo sát chưa bao giờ tự làm bị thương mình. Có 1 trẻ (chiếm 7,1%) thường xuyên ngồi im không phản ứng khi bị trêu chọc, có 7 trẻ (chiếm 50%) thỉnh thoảng mới có hành vi đó, còn 6 trẻ (chiếm 42,9%) còn lại thì

không có các hành vi đó. Trong 14 trẻ mà chúng tôi tiến hành khảo sát thì các em đều biết đi vê sinh đúng chỗ và cả 14 em chỉ thỉnh thoảng mới cắn móng tay và lẩn tránh khi người khác nhìn.

Về cơ bản các hành vi của trẻ là các hành vi hướng ngoại và trẻ

biểu hiên thường xuyên trong các giờ học, trong giờ chơi. Các hành vi đó biểu hiên khi không có ai chơi cùng hay trẻ biểu hiên hành vi là một thói quen. Để quản lí được HVBT của trẻ CPTTT người giáo viên cần nắm rõ đặc điểm của từng học sinh để từ đó có thể áp dụng các biên pháp phù hợp với từng em và mang lại hiêu quả cao khi áp dụng các biên pháp đó.

2.2.2. Nhận thức của giáo viên về quản lí HVBT của trẻ CPTTT

Muốn quản lí được HVBT của trẻ CPTTT trước hết người giáo viên cần hiểu rõ về HVBT của trẻ CPTTT.

Bảng 5. Hiểu biết của giáo viên về HVBT của trẻ CPTTT Hiểu biết về khái niệm HVBT của trẻ CPTTT

Hiểu rõ Chưa hiểu

SL TL SL TL

0 0% 7 100%

Tiêu chí:

- Hiểu rõ: hiểu được HVBT là hành vi: Hành vi thiếu khả năng hành xử

hữu hiệu

- Chưa hiểu: không xác định được biểu hiện nào là biểu hiện của HVBT.

Qua viêc phát phiếu trưng cầu ý kiến và trò chuyên với giáo viên trực tiếp dạy học sinh CPTTT ở trường Tiểu học Hải Vân, chúng tôi nhận thấy rằng giáo viên chưa hiểu được HVBT là gì? Cụ thể HVBT là hành vi thiếu khả năng hành xử hữu hiêu. Tất cả 7 giáo viên chiếm 100%

không hiểu HVBT là gì?. Đa số các giáo viên chỉ lựa chọn dựa trên kinh nghiêm cá nhân chứ chưa được nghiên cứu các tài liêu hay được tập huấn về vấn đề này. Để quản lí được HVBT cho trẻ trước hết giáo viên phải hiểu rõ về HVBT và các đặc điểm của HVBT, từ đó mới có thể có

các biên pháp phù hợp để quản lí HVBT cho trẻ. Đây là một khó khăn lớn cho các giáo viên dạy hòa nhập khi mà giáo viên chưa có một số kiến thức về trẻ khuyết tật và về giáo dục hòa nhập. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục cũng như hiêu quả của công tác giáo dục trẻ

khuyết tật.

Biểu đồ 1. Nhận định của giáo viên về ảnh hưởng của các HVBT của học sinh CPTTT tới hiệu quả giảng dạy, học sinh xung quanh và

không khí lớp học.

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các giáo viên đã

thấy được tầm quan trọng của viêc quản lí HVBT cho trẻ. Trong tổng số

7 giáo viên thì có tới 4 giáo viên chiếm 57,1% cho rằng HVBT của trẻ

CPTTT rất ảnh hưởng tới hiêu quả giảng dạy, học sinh xung quanh và

không khí lớp học. Có 2 giáo viên trong tổng số 7 giáo viên chiếm 28,6% cho rằng HVBT có ảnh hưởng tới hiêu quả giảng dạy, học sinh xung quanh và không khí lớp học. Chỉ có 1 giáo viên cho rằng HVBT không ảnh hưởng tới hiêu quả giảng dạy, học sinh xung quanh và không khí lớp học.

Qua quá trình giảng dạy, các giáo viên qua quá trình quan sát đã thấy được sự ảnh hưởng của các hành vi mà trẻ biểu hiên trong các tiết học.

Bảng 6. Nhận thức cuả giáo viên về sự cần thiết của việc sử dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT trong lớp học hòa nhập

Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc sử dụng các biện pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

SL TL SL TL SL TL

3 42,9% 4 57,1% 0 0%

Hầu hết các giáo viên đều nhận thức được tính cần thiết phải sử dụng các biên pháp để quản lí HVBT của trẻ CPTTT vì có thể thấy rằng viêc trẻ CPTTT có những HVBT đã ảnh hưởng rất lớn đến hiêu quả giảng dạy và gây không ít phiền nhiễu cho giáo viên và các học sinh trong lớp.

Có đến 42,9% giáo viên khẳng định rằng viêc quản lí HVBT cho trẻ là

rất cần thiết. Vì theo các giáo viên nếu không có một biên pháp nào để

quản lí HVBT cho trẻ thì khi học chung trong môi trường giáo dục hòa nhập, trẻ CPTTT sẽ làm ảnh hưởng tới các học sinh khác. Còn 57,1%

giáo viên cho rằng cần thiết vì theo các giáo viên nếu sử dụng các biên pháp để quản lí HVBT cho trẻ CPTTT thì sẽ giúp trẻ giảm bớt gánh nặng cho gia đình, tạo cơ hội cho trẻ hòa nhập, học tập tốt hơn và đặc biêt là

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí hành vi bất thường của học sinh chậm phát triển trí tuệ tại trường tiểu học hải vân – thành phố đà nẵng (Trang 32 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w