Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Techcombank (Trang 58 - 61)

- Sự chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế ở tất cả các cấp chưa đáp ứng yêu cầu: Các bộ, ngành nhiều nơi chưa nhận diện rõ hội nhập mang lại cơ hội, thách

2.3.1.1Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng

Dư nợ là số tiền ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kỳ. Dư nợ phản ánh thực trạng cho vay đối với DNVVN của Techcombank.

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng.

Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu

2005 2006 2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 5 502 100 8 716 100 22 976 100

Cho vay cá nhân 1 022 18,57 2 076 23,8 4 758 20,7

DNVVN 1110 20,17 2 134 24,5 7 986 34,76

Cho vay DN lớn 3241 58,9 4 160 47,7 9 986 43,46

Cho vay khác 129 2,36 346 4 246 1,08

( Nguồn: Số liệu tổng hợp về tín dụng_Phòng KHTH)

Bảng số liệu trên cho ta thấy tổng dư nợ của Techcombank tăng dần qua các năm và tăng đột biến vào năm 2007. Nếu như năm 2006 tổng dư nợ mới chỉ tăng 3214 tỷ, tức là tăng khoảng 58% so với năm 2005 thì 2007 tổng dư nợ tăng lên 22 976 tỷ đồng, tăng 163,6 % so với năm 2006. Cùng với sự tăng lên của tổng dư nợ tín dụng toàn Techcombank thì dư nợ đối với DNVVN cũng tăng lên đáng kể. Tính cho đến 311/12/12007 thì dư nợ tín dụng với khu vực này lên tới 7 986 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34,76% trong tổng dư nợ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên ta cũng thấy rằng dư nợ đối với DN lớn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất: năm 2005 dư nợ là 3241 tỷ, chiếm 58,9%, năm 2006 tuy có tăng lên về dư nợ ( 4160 tỷ) nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ lại giảm xuống còn 47,7% và đến năm 2007 tỷ trọng cho vay DN lớn lại tiếp tục giảm còn

43,46%. Để có thể thấy rõ hơn về sự thay đổi tín dụng của các loại DN phân theo quy mô qua từng năm ta xem biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng.

Năm 2007 là năm đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ về hoạt động tín dụng của Techcombank, tổng dư nợ tăng gần 3 lần so với năm 2006. Trong đó cho vay DNVVN cũng được mở rộng đáng kể. Cùng với việc mở rộng chi nhánh ra nhiều tỉnh, thành phố khác, Techcombank đã ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến với mình. Năm 2007 Techcombank đã mở rộng đến hơn 130 điểm giao dịch trên cả nước, và ưu tiên mở nhiều ở những trung tâm kinh tế, trung tâm công nghiệp. Bên cạnh đó, Techcombank cũng chú trọng vào mảng rủi ro tín dụng DN, mảng này đã có nhiều thay đổi về chuyên môn nghiệp vụ. Nhờ đó, quy trình tín dụng linh hoạt hơn song vẫn đảm bảo rủi ro tín dụng ở mức hạn chế nhất. Trong đó phải kể đến rủi ro tín dụng DN với những cải tổ về quy trình phê duyệt và quy trình tín dụng. Dư nợ đối với khu vực DN này tăng lên cũng chứng tỏ rằng Techcombank đã thành công trong việc đưa hình ảnh, tên tuổi và uy tín của ngân hàng đến với khách hàng nói chung và khách hàng là DN nói riêng. Bằng việc cấp tín dụng cho các DNVVN ngân hàng đã khích lệ khối kinh tế khu vực tư nhân phát triển.

DNVVN chiếm 97% tổng số DN trên cả nước, DNVVN cũng là đối tượng khách hàng chính của Techcombank. Tuy nhiên số lượng cho vay với loại hình DN này vẫn thấp hơn so với các DN lớn. Các DN lớn với số lượng ít nhưng lại chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng. Số lượng DNVVN giao dịch với Techcombank theo số liệu thống kê chỉ chiếm khoảng hơn 10% số lượng DNVVN trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 DN và ở Hà Nội có khoảng hơn 7000 DN. Như vậy, tín dụng với khu vực DN này vẫn còn rất dồi dào, Techcombank hoàn toàn có khả năng mở rộng cho vay hon nữa.

Trong vài năm gần đây thì tỷ trọng cho vay DN lớn ở Techcombank đã giảm và thay vào đó là sự tăng tỷ trọng của DNVVN và cho vay cá nhân. Điều này phù hợp với định hướng kinh doanh của ngân hàng: Techcombank hướng đến thị trường bán lẻ, trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ tốt nhất ở Việt Nam.

Hơn nữa khi nền kinh tế hội nhập với thế giới, được đánh dấu bằng sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã có nhiều ảnh hưởng đến các DNVVN và hoạt động ngân hàng. Các DNVVN phải ngày càng hoàn thiện mình bằng cách minh bạch thông tin, thực hiện những dự án khả thi, hiệu quả… để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Do vậy mà việc vay vốn ngân hàng của DNVVN cũng trở nên dễ dàng hơn, từ đó ngân hàng có thể mở rộng cho vay.

Một điểm nữa là nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong giai đoạn công nghiệp hoá- hiện đại hoá, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ưu tiên và tạo thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Ngân hàng cho vay với mọi cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế nên cơ cấu cho vay của ngân hàng cũng phản ánh được hướng đi của nền kinh tế trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Techcombank (Trang 58 - 61)