Huy động vốn từ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Techcombank (Trang 45 - 50)

- Sự chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế ở tất cả các cấp chưa đáp ứng yêu cầu: Các bộ, ngành nhiều nơi chưa nhận diện rõ hội nhập mang lại cơ hội, thách

2.2.1.2Huy động vốn từ doanh nghiệp

Năm 2003 tổng số vốn huy động từ doanh nghiệp chỉ đạt mức 785 tỷ đồng nhưng đến năm 2004 đã tăng lên 2.096 tỷ đồng, tăng 131% so với 2003. và tiếp tục giữ mức tăng trưởng ổn định trong năm 2005. Tống số vốn huy động được trong năm 2005 đạt 2.382 tỷ đồng, tăng 13,64% so với năm 2004.

Tổng số vốn huy động từ doanh nghiệp năm 2006 đạt 3.178,22 tỷ đồng chiếm 21,2% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, đạt mức tăng trưởng so với năm 2005 là 33%.

Số lượng khách hàng tổ chức kinh tế cũng tăng lên từ 1.575 khách hàng trong năm 2005 lên 2.073 khách hàng trong năm 2006, tốc độ tăng truởng là 31%.

Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục là phân đoạn khách hàng quan trọng của Techcombank, chiếm 30% trong tổng huy động vốn từ các khách hàng doanh nghiệp.

Ta có thể thấy rõ tình hình huy động vốn từ DN 2006 tại Techcombank qua biểu đồ sau

Biểu đồ 2.1: Mức tăng trưởng huy động vốn từ DN 2006

Số lượng khách hàng tổ chức kinh tế tăng hơn 1,5 lần: từ 9.285 khách hàng năm 2006 lên 14.848 khách hàng năm 2007 trong đó khách hàng DNVVN vẫn tiếp tục là nhóm khách hàng quan trọng của ngân hàng.

Năm 2007 huy động vốn từ khách hàng DN đạt 10.057,31 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng ngoạn mục hơn 360% so với năm 2006

2.2.2Tín dụng

Năm 2007 đánh dấu sự tăng trưởng về mọi mặt của Techcombank, trong đó không thể không kể đến hoạt động tín dụng. Với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mức sống của người dân tăng lên, nhu cầu của các cá nhân về sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng cao. Thói quen tích luỹ đang dần được thay thế bởi thói quen tiêu dùng, thay vì tích luỹ người dân đã dần quen với các sản phẩm tín dụng ngân hàng, tạo lập một cuộc sống tiện nghi ngay bằng nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng. Techcombank hiểu được điều đó nên đã

phát triển và đưa ra nhiều sản phẩm phù hợp với mục đích tiêu dùng của dân cư.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các DN mọc ra ngày càng nhiều, đặc biệt là các DNVVN. Vì vậy trong số các khách hàng DN của Techcombank thì khách hàng là DNVVN chiếm phần lớn. Chúng ta có thể thấy được một cách tổng quát về tình hình tín dụng của Techcombank trong ba năm gần đây như sau:

Bảng 2.4: Tình hình tín dụng qua ba năm gần đây

Đơn vị: Tỷ VND 2005 2006 2007 Tổng dư nợ 5 378,1 8 810 22 687,28 Tín dụng cá nhân 1 560,9 2 817 5 199,82 Tín dụng DN 3 817,2 5 993 17 487,46 2.2.2.1Tín dụng cá nhân

Việc cho ra đời nhiều sản phẩm mới cộng với sự tăng trưởng mạnh của tình hình bất động sản và nhu cầu mua xe ô tô trong dân cư vẫn rất cao làm cho dư nợ tín dụng bán lẻ của Techcombank tăng gần 40% so với thời điểm cuối năm 2003, đạt 940 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27% trong tổng dư nợ tín dụng.

Tiếp tục phát huy thế mạnh của các sản phẩm cho vay tiêu dùng, Techcombank đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và đạt được những kết quả tốt đối với các sản phẩm trên. Tổng dư nợ tín dụng từ khu vực khách hàng cá nhân đạt 1.560,9 tỷ đồng, tăng 66% so với năm 2004, chiếm 29% tổng dư nợ tín dụng. Để có được kết quả như vậy Techcombank đã nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm cũ và cho ra đời các sản phẩm mới. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tiếp tục là thế mạnh của Techcombank trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ và được nhiều khách hàng đón nhận và đánh giá cao như sản phẩm Tín dụng trọn gói Gia Đình trẻ, Nhà mới, Ô tô xịn. Đặc biệt là sản phẩm thấu chi tài khoản cá nhân F@stAdvance đã gây tiếng vang khi cho phép thấu chi tới 300 triệu đồng đối với hình thức có thế chấp và 100 triệu

đồng đối với hình thức tín chấp. Đây là sự cải tiến đột phá của Techcombank. Ngoài ra trong những ngày cuối tháng 10 năm 2007, 4 ngân hàng trong đó có Techcombank đã kết hợp với Trung tâm mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim triển khai chương trình hỗ trợ cho khách hàng mua sắm tại Nguyễn Kim. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng có mức thu nhập 2 triệu đồng/người. Ngân hàng sẽ cho vay một phần trong giá trị hàng hoá với mức lãi suất 0% và thời gian cho trả vốn được kéo dài đến 1 năm.Techcombank ngày càng cho ra nhiều những sản phẩm bán lẻ với tiện ích cao nhắm hướng đến mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ mạnh nhất.

Trong năm 2006 dư nợ cho vay bán lẻ của ngân hàng tiếp tục tăng trưởng đáng kể, tổng dư nợ cho vay khách hàng dân cư đến cuối tháng 12/2006 đạt 2.817 tỷ đồng tăng 80,5%.

Các sản phẩm bán lẻ có dư nợ lớn là cho vay nhà (chiếm 37,9% tổng dư nợ cho vay bán lẻ), cho vay ôtô, cho vay hộ kinh doanh cá thể và các hình thức cho vay tiêu dùng khác. Tỷ lệ nợ 3-5 của khách hàng cá nhân là 1,58% trong năm 2006 giảm 0,42% so với năm 2005

Năm 2007, Techcombank đã thành lập Trung tâm cho vay mua nhà để tập trung khai thác việc cho vay mua nhà, liên kết chặt chẽ với các chủ đầu tư dự án. Doanh số cho vay mua nhà phát triển tốt, dư nợ cuối năm 2007 đạt 5.199,82 tỷ đồng, tăng trưởng gần 400% so với năm 2006.

2.2.2.2Tín dụng doanh nghiệp

Tín dụng doanh nghiệp năm 2003 chủ yếu là cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năm 2003 tín dụng doanh nghiệp chỉ đạt mức 1262 tỷ đồng. Năm 2004, cơ cấu tín dụng doanh nghiệp không có sự thay đổi lớn, tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chiếm đa số trong tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng. Tính đến ngày 31/12/2004, tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Techcombank là 2147 tỷ đồng. chiếm 62% tổng dư nợ tín dụng, tăng 7% so với năm 2003 trong đó các khoản vay ngắn hạn chiếm 70% và các khoản vay dài hạn chiếm 30%. Tuy nhiên đến năm 2005,

đối tượng cho vay vẫn tập trung ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng tỷ lệ này lại giảm so với năm 2004 (62%). Nhưng nhìn chung trong năm 2005, dư nợ tín dụng của toàn ngân hàng tăng 55%, trong đó dư nợ tín dụng đối với khu vực khách hàng là các doanh nghiệp tăng 51% .

Tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đến cuối năm 2006 đạt 5.993 tỷ đồng tăng 57% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 68% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank. Tỷ lệ nợ 3-5 đối với khách hàng doanh nghiệp là 3,8% tăng 0,7% so với năm 2005.

Trong tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp trong năm 2006 gồm 65% là cho vay ngắn hạn, phần còn lại là cho vay trung dài hạn. Cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay của ngân hàng (57,9% trong tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp).

Trong năm 2006, đối với khách hàng DN Techcombank vẫn chủ yếu cho vay với hai đối tượng DN thuộc ngành công nghiệp ( chiếm 31,3% ), và ngành xây dựng ( chiếm 39,7% ), còn lại là cho vay kinh doanh bất động sản (chiếm 8,3% ), nông lâm thuỷ sản cũng chiếm tỷ trọng thấp ( 7,9% ) và cho vay thể nhân là ít nhất ( 5,7% ). Nhứng con số trên được minh hoạ cụ thể qua biểu đồ sau:

Biêủ đồ 2.2: Cơ cấu cho vay với doanh nghiệp 2006

Về mặt cơ cấu ngành nghề trong dư nợ tín dụng doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng đáng kể vẫn là các Ngành công nghiệp và xây dựng. Trong năm 2007, Techcombank đã hạn chế cho vay kinh doanh bất động sản, tăng tỷ trọng cho vay nông lâm thuỷ sản, cho vay DN thuộc các ngành xây dựng và công nghiệp vẫn được ưu tiên.

Năm 2007, Techcombank tiếp tục chứng minh vị thế của mình trên thị trường tài chính ngân hàng với ưu thế về nhóm sản phẩm, dịch vụ đa dạng, tiện ích và trọn gói nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp. Tính tới thời điểm tháng 12/2007, tổng dư nợ cho vay khách hàng DN tăng 204% so với cùng kỳ năm 2006 đạt 17.487,46 tỷ đồng, chiếm hơn 60% tổng dư nợ của ngân hàng. Tỷ lệ nợ 3-5 của khách hàng DN liên tục giảm qua các năm và năm 2007 là 1,66%.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Techcombank (Trang 45 - 50)