- Sự chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế ở tất cả các cấp chưa đáp ứng yêu cầu: Các bộ, ngành nhiều nơi chưa nhận diện rõ hội nhập mang lại cơ hội, thách
2.3.1.3 Dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại hình DN
Qua các năm cùng với sự tăng trưởng của tổng dư nợ DNVVN thì dư nợ đối với từng loại hình DNVVN cũng tăng theo. DNVVN đang ngày một phát triển mạnh mẽ, tính cho đến cuối năm 2007, số lượng DNVVN chiếm khoảng 97% tổng số DN trên cả nước. Trong những khách hàng DN của Techcombank thì khách hàng là DNVVN cũng chiếm đến khoảng 80% trong tổng số. Chính vì vậy các ngân hàng luôn tìm cách mở rộng cho vay với đối tượng khách hàng này.
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại hình DN
Đơn vị: Tỷ VND
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Dư nợ DNVVN 2110 100 3114 100 8986 100 Công ty TNHH 535 25,4 692 22,2 2348 26,1 Công ty CP 547 25,9 793 25,5 2137 23,8 DN Tư nhân 495 23,4 778 24,9 1984 22,1 DN Nhà nước 533 25,3 851 27,4 2517 28 (Nguồn: Số liệu tổng hợp về tín dụng_Phòng KHTH)
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy được từng loại hình DN có mức dư nợ tương đương nhau. Năm 2005 mức dư nợ gần như được chia đều cho bốn loại DNVVN này, trong đó DN tư nhân có kém hơn 1 chút với dư nợ là 495 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,4% trong tổng dư nợ. Sang năm 2006 thì dẫn đầu
trong tỷ trọng dư nợ DNVVN là các DN Nhà nuớc ( chiếm 27,4%), sau đó là công ty CP ( chiếm 25,5% ), thấp hơn một chút là DN Tư nhân ( chiếm 24,9% ) và cuối cùng là công ty TNHH (chiếm 22,2% thấp hơn so với tỷ trọng của loại hình DN này trong năm 2005 là 25,4 % ). Đến năm 2007, tỷ trọng đối với từng loại DN lại có sự thay đổi một chút. Tuy nhiên chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là DN Nhà nước: chiếm 28%, chiếm tỷ tọng lớn thứ hai là công ty TNHH: chiếm 26,1%, công ty CP chiếm 23,8% và cuối cùng là DN Tư nhân chiếm tỷ trọng thấp nhất với 22,1%. Như vậy ta thấy bốn loại hình DN có tỷ trọng gần bằng nhau trong tổng dư nợ, chênh lệch dư nợ đối với từng loại hình DN là không đáng kể. Để có thể hình dung được rõ ràng hơn về dư nợ cũng như tỷ trọng của từng loại hình DN ta xem xét biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại hình DN
Trên thực tế, trong tổng số lượng khách hàng DNVVN thì DN Nhà nước chiếm rất ít, chủ yếu là các công ty CP, công ty TNHH và DN Tư nhân. Tuy số lượng ít nhưng về dư nợ hay tỷ trọng dư nợ thì DN Nhà nước vẫn tương đương với ba loại hình DN còn lại. Điều này chứng tỏ rằng khu vực DN Nhà nước vẫn được ưu tiên hơn. Ngày nay, khi nền kinh tế nước ta đi theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO thì Nhà nước và Chính Phủ cần dỡ bỏ mọi rào cản, tạo điều kiện thương mại bình đẳng, tự do cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế. Về phía các ngân hàng, do vẫn còn tâm lý e ngại trước
các DN ngoài quốc doanh, e ngại về khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo, trình độ quản lý... Nhưng trên thực tế cho thấy rất nhiều DN ngoài quốc doanh có tình hình tài chính tốt hơn những DN Nhà nước, khả năng trả nợ vay ngân hàng cũng cao hơn. Do vậy ngân hàng nên xem xét kĩ và tạo thuận lợi hơn cho khu vực DN ngoài quốc doanh. Đối với Techcombank chiếm đa số khách hàng DNVVN là công ty CP, công ty TNHH và DN tư nhân nên nếu mở rộng cho vay đối với những DN này, chắc chắn ngân hàng sẽ có một nguồn thu lãi lớn, góp phần nâng cao lợi nhuận từ hoạt động tín dụng và lợi nhuận của toàn ngân hàng.