Như ta đã biết H. Simon thuộc trường phái hành vi. Vậy trước tiên ta có thể hiểu “thuyết hành vi” là một học thuyết tâm lý học tư sản hiện đại gắn liền với chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa thực chứng. thuyết hành vi do G.B. Watson khởi xướng vào năm 1913 tại trường đại học tổng hợp Chicago. Thuyết hành vi con người là một “bộ máy liên hoàn”, quy định những hiện tượng tâm lý vào những phản ứng của cơ thể, đồng hóa ý thức với hành vi như là tổng thể các động tác và thích nghi. Thuyết hành vi chỉ chấp nhận phương pháp quan sát khách quan nhưng lại mang tính duy vật máy móc, thực dụng chú trọng tới mối liên hệ giữa kích thích, phản ứng để tạo ra hành vi mà không cần tính đến các trạng thái ý thức và động cơ của con người. Trong khoa học quản lý, thuyết hành vi có ảnh hưởng lớn tới nhiều nhà tư tưởng quản lý như R. Likert, C. Argyris… và trong đó có Simon. Thuyết hành vi được ra đời từ những năm 50 của thể kỷ XX. Trước khi thuyết hành vi ra đời như ta đã biết ở đâu đó trong các học thuyết, tư tưởng khác đã đề cập tới vấn đề hành vi. Thực ra vấn đề hành vi đã được các nhà hiền triết cổ đại trung Hoa nghiên cứu từ rất lâu. Trong các thuyết cai trị của Khổng Tử, Lão Tử, Hàn Phi Tử…. chúng ta có thể thấy những yếu tố chấm phá nhất định nói về hành vi con người trong xã hội nói chung và tùy theo các quan điểm của mình các nhà hiền triết đã đưa ra các lời giáo huấn về quản lý làm sao để kích thích hành vi con người, đảm bảo hệ thống phát triển bền vững. Nhiều tư tưởng cổ đại về hành vi quản lý cho đến nay vẫn còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Như vậy, ta có thể thấy tư tưởng về hành vi con người đã được manh nha tư rất lâu và mãi cho tới những năm của thế kỷ XX cùng với sự phát triển mạnh mẽ của môn tâm lý học, thuyết hành vi mới trở thành một học thuyết hoàn chỉnh và được phát triển, ứng dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Một trào lưu tư tưởng và ý thức rất phổ biến ở phương Tây đầu thế kỷ XX.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
****
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU THUYẾT HÀNH VI TRONG QUẢN LÝ CỦA SIMON? PHÂN TÍCH Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA TƯ TƯỞNG NÀY TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY?.
GIẢNG VIÊN: PGS TS PHẠM NGỌC THANH
HỌ TÊN: NGUYỄN THỊ NHÂM
LỚP: K56A – KHQL
MSV: 11030642
Hà Nội, 2013.
Trang 2MỤC LỤC
I Lời mở đầu………
II Phần nội dung………
1 Tiểu sử tác giả………
2 Hoàn cảnh ra đời của học thuyết……….
3 Tư tưởng chủ đạo……….
4 Nội dung………
III Nhận xét, đánh giá………
1 Ưu điểm……….
2 Nhược điểm………
3 Những đóng góp của tác giả………
IV Ứng dụng vào thực tiễn………
V Kết luận………
VI Tài liệu tham khảo………
Trang 3I. LỜI MỞ ĐẦU.
Như chúng ta đã biết quản lý là một lĩnh vực rất rộng lớn Vì
vậy cũng không ít các nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này Ở
mỗi thời kỳ mỗi hoàn cảnh đặt ra lại có nhiều vấn đề mà các nhà khoa
học phải nghiên cứu, tìm tòi khám phá, tìm ra phong cách quản lý
mới sao cho đáp ứng được nhu cầu của xã hội Trong lĩnh vực quản
lý không thể kể hết được có bao nhiêu học thuyết từ Đông sang Tây,
từ cổ chí kim Khi nghiên cứu về mỗi học thuyết ta lại thấy nó tìm
hiểu ở những khía cạnh khác nhau Với những kiến thức đã được biết
và tìm hiểu về nó sau đây tôi xin đi nghiên cứu sâu về thuyết hành vi
trong quản lý của Herbert Simon Với đề tài này tôi hy vọng chúng ta
sẽ hiểu rõ hơn về học thuyết và những ứng dụng của nó vào trong
thực tiễn quản lý hiện nay
II. PHẦN NỘI DUNG
1 TIỂU SỬ TÁC GIẢ
Herbert Simon được coi là đại diện chủ yếu của lý luận thuyết
sách thuộc khoa học hành vi Simon (1916 - ?) là giáo sư nghành máy
tính và tâm lý học ở Canegie là một trong những người đi sâu trong
hoạt động về “trí thông minh nhân tạo” Ông đỗ cử nhân ở đại học
Chicago năm 1963 và đỗ tiến sĩ năm 1943 ở trường ấy Ông đã giảng
dạy ở nhiều trường đại học như đại học harvard, đại học Illinois, đại
học công nghiệp M….Từ năm 1961 – 1965 ông làm chủ tịch hội
đồng khoa học của viện khoa học xã hội Mỹ Ông đã giảng dạy về
khoa học máy tính và tâm lý học trong một thời gian dài và từng
nghiên cứu khoa học định lượng trong lĩnh vực kinh tế
Do có nhiều đóng góp vào lý luận quyết sách (lý luận về việc ra
quyết định quản lý), ông đã được tặng giải thưởng Nobel về kinh tế
học năm 1978 công trình nghiên cứu kinh tế trong hai thế kỷ trước
Trang 4Simon nghiên cứu khi bắt đầu tìm hiểu vấn đề quản lý công cộng
của chính quyền thành phố Các tác phẩm chủ yếu của ông là “hành
vi quản lý” (1947), “quản lý công cộng” cùng viết với S và T (1950),
“tổ chức” cung viết với Maxi (1985), “mô hình khám phá” (1977),
“lẽ phải trong các công việc của con người” (1983)… Đặc biệt là
cuốn “hoạt động quản lý” (1947) đã làm ông trở nên nổi tiếng
Có thể nói Simon có rất nhiều đóng góp cho lĩnh vực quản lý và
nhất là cho phái hành vi Với những nghiên cứu và học thuyết hành vi
trong quản lý của ông vẫn còn ảnh hưởng cho đến ngày nay
2 Hoàn cảnh ra đời của học thuyết
Như ta đã biết H Simon thuộc trường phái hành vi Vậy trước tiên ta
có thể hiểu “thuyết hành vi” là một học thuyết tâm lý học tư sản hiện
đại gắn liền với chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa thực chứng thuyết
hành vi do G.B Watson khởi xướng vào năm 1913 tại trường đại học
tổng hợp Chicago Thuyết hành vi con người là một “bộ máy liên
hoàn”, quy định những hiện tượng tâm lý vào những phản ứng của cơ
thể, đồng hóa ý thức với hành vi như là tổng thể các động tác và thích
nghi Thuyết hành vi chỉ chấp nhận phương pháp quan sát khách quan
nhưng lại mang tính duy vật máy móc, thực dụng chú trọng tới mối
liên hệ giữa kích thích, phản ứng để tạo ra hành vi mà không cần tính
đến các trạng thái ý thức và động cơ của con người Trong khoa học
quản lý, thuyết hành vi có ảnh hưởng lớn tới nhiều nhà tư tưởng quản
lý như R Likert, C Argyris… và trong đó có Simon
Thuyết hành vi được ra đời từ những năm 50 của thể kỷ XX
Trước khi thuyết hành vi ra đời như ta đã biết ở đâu đó trong các học
thuyết, tư tưởng khác đã đề cập tới vấn đề hành vi Thực ra vấn đề
hành vi đã được các nhà hiền triết cổ đại trung Hoa nghiên cứu từ rất
lâu Trong các thuyết cai trị của Khổng Tử, Lão Tử, Hàn Phi Tử…
chúng ta có thể thấy những yếu tố chấm phá nhất định nói về hành vi
con người trong xã hội nói chung và tùy theo các quan điểm của mình
Trang 5các nhà hiền triết đã đưa ra các lời giáo huấn về quản lý làm sao để
kích thích hành vi con người, đảm bảo hệ thống phát triển bền vững
Nhiều tư tưởng cổ đại về hành vi quản lý cho đến nay vẫn còn có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc
Như vậy, ta có thể thấy tư tưởng về hành vi con người đã được
manh nha tư rất lâu và mãi cho tới những năm của thế kỷ XX cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của môn tâm lý học, thuyết hành vi mới
trở thành một học thuyết hoàn chỉnh và được phát triển, ứng dụng
rộng rãi cho đến ngày nay Một trào lưu tư tưởng và ý thức rất phổ
biến ở phương Tây đầu thế kỷ XX
Quản lý là một quá trình nhằm đạt tới mục tiêu bằng cách thông
qua lỗ lực và hoạt động của bản thân Do vậy, hành vi của con người
(bao gồm cả người quản lý và người bị quản lý) có vai trò vô cùng
quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quản lý Thuyết hành vi
bắt nguồn từ tâm lý học hành vi Tuy nhiên đầu thế kỷ XX thuyết này
còn bị phản đối Hành vi cá nhân, tổ chức, xã hội… trong quản lý các
hành vi này còn bị thuộc vào yếu tố tổ chức, tâm lý xã hội và công
nghệ
Có thể nói phái hành vi trong quản lý là sự vận dụng các tư tưởng
và phương pháp của thuyết tâm lý học hành vi vào nghiên cứu những
vấn đề cơ bản của các tổ chức công nghiệp Phái hành vi ra đời và
phát triển mạnh trong thời kỳ sản xuất xã hội vẫn đang ở thời kỳ
thống trị của công nghiệp hóa kiểu cũ, với các tính chất tập chung
hóa, kĩ thuật hóa, tiêu chuẩn hóa, chuyên môn hóa…
Được kế thừa các tư tưởng và học thuyết trước đó, đặc biệt gần
gũi nhất với thuyết tổ chức của Barnard Thuyết quản lý của ông đã
có nhiều đóng góp cho khoa học nó là chìa khóa để giải quyết những
vấn đề về quản lý hiện đại liên quan tới hiệu quả, năng suất và lợi
nhuận Vì vậy H Simon được coi là đại biểu cho các nhà tư tưởng
quản lý thuộc phái hành vi
Trang 63 tư tưởng chủ đạo.
Ta có thể thấy xuyên suốt thuyết quản lý theo khoa học của H
Simon đó chính là việc ra quyết định Hành vi ra quyết định là
hành vi chính trong hoạt động quản lý Cốt lõi của quản lý là ra
quyết định (quyết sách) Quyết sách quản lý gồm các việc: hoạch
định kế hoạch, lựa chọn phương án hành động, thiết lập cơ cấu tổ
chức, phân định trách nhiệm và quyền hạn, so sánh tình hình
thực tế với kế hoạch, lựa chọn phương pháp kiểm tra, quán
xuyến các mặt kế hoạch, tổ chức và điều khiển đối với mọi cấp
quản lý và mọi mặt của quá trình quản lý Quyết sách gần như
đồng nghĩa với quản lý
Theo Simon người ta thường nhấn mạnh vào “hoạt động”
hơn là “quyết định” Ông muốn đảo ngược trật tự từ nhấn mạnh
việc thực hiện sang việc ra quyết định Bởi vì việc thực hiện chỉ
đến sau khi các quyết định đã được đưa ra xem công việc gì sẽ
được làm, khi náo, như thé nào, ở đâu và ai được làm Thêm nữa
vấn đề khi ra quyết định hay lựa chọn không phải bị hạn chế ở
những cấp cao nhất của hệ thống cấp bậc, mà thông qua tất cả
các cấp quản lý với sự thay đổi và tính chất, phạm vi lựa chọn
4 Nội dung.
H Simon cho rằng “việc ra quyết định là nội dung cốt lõi của
quản lý”, sau đó mới là hành động của quyết định Các quyết
định quản lý được chia thành 2 nhóm lớn: Quyết định giá trị bao
quát là các quyết định về các mục tiêu cuối cùng; quyết định
thực tế là những quyết định liên quan đến việc thực hiện các
mục tiêu (đánh giá thực tế) Sự phối hợp 2 loại quyết định đó
được coi là trọng tâm của công việc quản lý Một quyết định
quản lý chỉ được coi là có giá trị khi chứa đựng các yếu tố thực
tế, khả thi Đó là quyết định "hợp lý - khách quan" chứ không
phải là quyết định "hợp lý - chủ quan" (tối ưu hoàn hảo)
Trang 7Hai loại “giá trị” và “thực tế” có liên quan tới nhau Sự kết hợp
hai nhóm đó là trọng tâm của công việc quản lý Trong đó nhóm
một bao quát hơn và nhóm hai đặc trưng hơn Suy cho cùng các
quyết định quản lý là các quyết định tổ hợp có đóng góp của
nhiều người Điều quan trọng là các quyết định hợp lý khách
quan, phù hợp với thực tế chứ không phải là các quyết định hợp
lý chủ quan
Theo ý nghĩa tâm lý học hay triết học của thuyết hành vi,
những giá trị bao hàm trong các quyết định quản lý rất ít khi là
những giá trị quyết định Hầu hết các hoạt động có giá trị của
chúng bắt nguồn từ mối quan hệ phương tiện – mục đích, bằng
một quá trình thúc đẩy, giá trị vốn có trong mục tiêu muốn được
chuyển thành phương tiện Do đó, ông chia quá trình ra quyết
định bao gồm hai phần Phần thứ nhất, bao hàm việc xác nhận
các giá trị thích hợp và sự đánh giá những ảnh hưởng liên quan
của chúng Phần thứ hai liên quan tới những phạm vi đa dạng
của hoạt động theo hệ thống giá trị đã thừa nhận và hạn chế các
vấn đề thực tế
Quyết sách được cấu thành qua 4 giai đoạn có liên hệ với
nhau: thu thập và phân tích thông tin kinh tế - xã hội; thiết kế
các phương án hành động để lựa chọn; lựa chọn một phương án
khả thi; thẩm tra đánh giá phương án đã chọn để bổ sung hoàn
thiện
Simon cho rằng, mọi hoạt động trong nội bộ một tổ chức có
thể chia ra 2 loại ứng với 2 loại quyết sách: hoạt động đã diễn ra
nhiều lần cần có quyết sách theo trình tự, và hoạt động diễn ra
lần đầu cần có quyết sách không theo trình tự Quyết sách theo
trình tự là quyết sách được vạch ra đối với các hoạt động diễn ra
nhiều lần Do nó là hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần nên mọi
người có thể tìm được quy luật cho nó qua kinh nghiệm thực tế,
Trang 8từ đó có thể vạch ra những trình tự có thể thực hiện mà không
cần phải giải quyết lại mỗi khi nó diễn ra Ông nhấn mạnh dù là
các tổ chức hay doanh nghiệp cẩn phải nâng cao mức độ trình
tự hóa quyết sách của tổ chức.Cần cố gắng nâng cao mức độ
trình tự hóa quyết sách để tăng cường hệ thống điều khiển có
hiệu quả, đồng thời tăng cường hệ thống điều hòa, phối hợp của
tổ chức Quyết sách phi trình tự là việc tiến hành quyết sách đối
với mọi hoạt động xuất hiện lần đầu mà tính chất và kết cấu của
nó vẫn chưa rõ ràng Quyết sách phi trình tự mang tính sáng tạo,
không có tiền lệ song dựa vào tri thức và phương pháp sẵn có để
xử lý, trong đó có sự vận dụng kinh nghiệm Sự phân chia 2 loại
quyết sách chỉ là tương đối Ông nói “Chúng không phải là hai
loại quyết sách khác nhau hoàn toàn mà là một thể thống nhất
liên tục giống như quang phổ, một đầu của nó là quyết sách trình
tự hóa ở mức cao còn đầu kia là quyết sách phi trình tự ở mức
cao…” Hai quyết sách khác nhau phải dùng kĩ thuật khác nhau
để xử lý Do vậy Simon đã dùng hai phương pháp truyền thống
và hiện đại để xử lý hai phương pháp này Đối với quyết sách
trình tự hóa, phương pháp xử lý truyền thống là dựa vào việc
xây dựng kỹ năng hợp lý và thói quen, sau đó là xây dựng quy
trình thao tác chuẩn và xây dựng cơ tổ chức nhất định Còn theo
kiểu hiện đại lại lựa chọn phương pháp vận trù học, tức là
phương pháp toán học hiện đại vào lĩnh vực quyết sách, đồng
thời vận dụng máy tính điện tử để xử lý số liệu và sử dụng công
nghệ tự động hóa đối với quá trình quyết sách theo trình tự mà
người ta thường gặp Còn đối với quyết sách phi trình tự,
phương pháp xử lý truyền thống là dựa vào kinh nghiệm, khả
năng quan sát trực giác và tinh thần sáng tạo của người ra quyết
sách để quyết định Phương pháp hiện đại thuộc quyết sách phi
trình tự hóa lại lựa chọn kĩ thuật giải quyết vấn đề theo kiểu
Trang 9thăm dò sử dụng máy điện tử vào quá trình mô phỏng tư duy con
người và giải quyết vấn đề
Trước tiên xem xét quá trình thông thường của quyết sách,
Simon cho rằng quyết sách là một quá trình hoàn chỉnh do một
loạt các giai đoạn có liên hệ với nhau cấu thành Theo ông người
ta thường miêu tả một cách quá hạn hẹp tác dụng của người
vạch ra quyết định Họ cho rằng người vạch ra quyết sách là
người có khả năng lựa chọn và ra quyết định con đường đúng
nhất ở ngã tư đường, vào thời khắc quan trọng nhất Do họ chỉ
chú ý đến giây phút chọn lựa cuối cùng mà xem nhẹ toàn bộ quá
trình hoàn chỉnh của quyết sách nên đã miêu tả sai lệch quyết
sách, theo Simon thì quyết sách có 4 giai đoạn có liên hệ với
nhau cấu thành:
Giai đoạn thu thập thông tin, công việc của giai đoạn này là
thu thập và phân tích thông tin về kinh tế - xã hội trong điều kiện
môi trường của tổ chức và những thông tin về các yếu tố kinh
doanh, sản xuất trong điều kiện nội bộ của tổ chức, để đưa ra
vấn đề cần quyết định và mục tiêu của nó, tìm ra căn cứ để
hoạch định quyết sách
Giai đoạn thiết kế, công việc của giai đoạn này là căn cứ vào
vấn đề cần phải giải quyết và mục tiêu của nó, nêu ra và phân
tích các phương án hành động để có sự lựa chọn dựa trên các
thông tin đã có được Do lúc đầu, người ta thường thiết kế vài
phương án khác nhau, sau đó mới phân tích, so sánh những
phương án khác nhau sau đó để chọn lấy một phương án Vì vậy
những phương án thiết kế đầu tiên thường được gọi là “phương
án dùng để lựa chọn”
Giai đoạn lựa chọn, công việc của giai đoạn này là lựa chọn
một phương án khả thi trong các phương án được đưa ra lúc đầu
nhằm đạt được mục tiêu đã định
Trang 10Giai đoạn thẩm tra, công việc của giai đoạn này là thẩm tra,
đánh giá thêm phương án đã chọn trong quá trình thực thi để bổ
sung và sửa chữa, làm cho nó càng hợp lý hơn
Các quyêt sách phải được tiến hành một cách tuần tự Chỉ có
nghĩa là sau khi thu thập thông tin mới có thể thiết kế các
phương án được đưa ra để chọn và từ đó để chọn lấy một
phương án và sau khi thẩm tra, đánh giá kết quả thực hiện
phương án mới có thể tiến hành các hoạt động của tổ chức một
cachhs thuận lợi Đồng thời tạo cơ sở cho quyết sách mới Song
trên thực tế các giai đoạn này thường đan xem với nhau Simon
cho rằng, đây là một quá trình phức tạp, trong cái lồng lớn có
những cái lồng nhỏ, trong cái lồng nhỏ có những cái lồng nhỏ
hơn
Đối với mục đích và phương tiện, Simon cho rằng các mục
tiêu của quyết định phụ thuộc bởi các mục đích xa hơn và được
sắp xếp thành một hệ thống cấp bậc Trong đó mỗi cấp bậc là
mục tiêc cấp dưới và là phương tiện của mục tiêu cấp trên nó
Chính thông qua hệ thống mục tiêu – phương tiện mà hoạt động
của tổ chức được thực hiện thống nhất Simon cho rằng để hiểu
được các quyết định đưa ra như thế nào trong một tổ chức, cần
phải xem xét cấp dưới chịu ảnh hưởng ra sao các quyết định
Tuy vậy các mục tiêu – phương tiện không phải lúc nào cũng
phối hợp với nhau một cách chính xác Những hạn chế của mô
hình này là: thứ nhất, các mục đích có thể bị lu mờ, lẫn lộn hoặc
xác định không đầy đủ Thứ hai phương tiện và mục đích khó
phân định được giới hạn hoặc phân biệt được rõ ràng vì phương
tiện lựa chọn thường không phải là giá trị thích hợp, dễ dẫn tới
sự lẫn lộn “mục đích biện hộ cho phương tiện” thứ ba, thuật
ngữ mục đích – phương tiện có xu hướng làm lu mờ vai trò của
yếu tố thời gian trong việc ra quyết định