1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khóa luận tốt nghiệp nâng cao vai trò của trường đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

79 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 472,5 KB

Nội dung

vai trò của trường đại học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước các tiêu chí đề đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao các trường đại học hàng đầu của việt nam làm sao để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đánh giá thực trạng chất lượng đại học ở việt nam

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

-*** -VŨ THỊ LAN ANH

VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HÓA-HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐẠI HỌC KHOA HỌC

XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC QUẢN LÝ

HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY KHÓA HỌC: QH – 2011 - X

Hà Nội, 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

-*** -VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HÓA-HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐẠI HỌC KHOA HỌC

XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC QUẢN LÝ

HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY KHÓA HỌC: QH – 2011 - X

Sinh viên: Vũ Thị Lan Anh

Giáo viên hướng dẫn: TS Trịnh Ngọc Thạch

Cơ quan công tác: Đại học KHXH&NV

Hà Nội, 2015

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7

PHẦN MỞ ĐẦU 9

1 Lý do chọn đề tài 9

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 11

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 13

4 Đối tượng nghiên cứu và mẫu khảo sát 13

5 Câu hỏi nghiên cứu 13

6 Giả thuyết nghiên cứu 13

7 Phương pháp nghiên cứu 14

8 Kết cấu đề tài 14

CHƯƠNG 1 15

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA THÔNG QUA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 15

1.1 Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục đại học 15

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 15

a Khái niệm đại học và giáo dục đại học 15

b Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao 16

c Khái niệm công nghiệp hóa-hiện đại hóa 20

1.1.2 Quan điểm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 21

Trang 4

1.1.3 Vai trò của giáo dục đại học đối với phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao 21

1.1.4 Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với tiến trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa 22

1.1.5 Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao với phát triển kinh tế tri thức 26

1.2 Tiêu chuẩn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 29

1.3 Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục đại học ở một số quốc gia 34

1.3.1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Hoa Kì 34

1.3.2 Kinh nghiệm đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học ở Trung Quốc 41

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 44

CHƯƠNG 2 45

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 45

2.1 Sứ mệnh và mục tiêu phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 45

2.1.1 Sứ mệnh đào tạo 45

2.1.2 Mục tiêu phát triển đào tạo 46

2.2 Các chương trình đào tạo 46

2.3 Tình hình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 49

2.3.1 Giới thiệu các khoa đào tạo chất lượng cao 49

Trang 5

2.3.2 Số liệu thống kê và tính hình đào tạo chất lượng cao 54

2.4 Đánh giá ưu điểm, nhược điểm trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 59

2.4.1 Ưu điểm 59

2.4.2 Hạn chế 61

a Chương trình đào tạo chất lượng cao 61

b Đội ngũ cán bộ giảng viên 62

c Cơ sở vật chất 63

d Công tác quản lý 63

2.4.3 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến vai trò của trường đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 64

a Các yếu tố bên trong 64

b Các yếu tố bên ngoài 66

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 68

CHƯƠNG 3 69

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HÓA-HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 69

3.1 Giải pháp về quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên của các chương trình đào tạo chất lượng cao 69

3.1.1 Đảm bảo thực hiện đồng bộ bốn khâu của công tác chuẩn hóa và phát triển đội ngũ giảng viên: tuyển dụng-sử dụng-đào tạo-đãi ngộ 69

Trang 6

3.1.2 Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa trường đại học với các viện nghiên cứu để tận dụng đội ngũ nhà khoa học có trình độ cao tham gia công tác đào

tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 75

3.2 Giải pháp về quản lý công tác giảng dạy và học tập gắn với nghiên cứu khoa học 75

3.3 Giải pháp gắn trường đại học với các doanh nghiệp trong đào tạo 77

KẾT LUẬN 78

KHUYẾN NGHỊ 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

Trang 9

thức đang ngày rõ rệt, chỉ có thể là nguồn nhân lực chất lượng cao mới có khả năngđưa đất nước qua giai đoạn chuyển đổi khó khăn và nhiều vấn đề phức tạp như hiệnnay, trong đó bao gồm cả những cơ hội và các thách thức.

Bước sang giai đoạn mới này thì công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa để cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng tiên tiến, hiện đại là rấtcấp bách và cần thiết Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng dựa chủ yếuvào vốn, đất đai, tài nguyên và lao động, sang đẩy mạnh phát triển theo chiều sâudựa ngày càng mạnh vào tri thức, khoa học và công nghệ Đẩy mạnh có hiệu quảquá trình hội nhập quốc tế; nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh quốc gia trongbối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.Nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân; xây dựng xã hội ngày càng dân chủ,công bằng, văn minh hơn Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, chủ quyền và an ninhquốc gia Đánh giá chung nhất cho thấy tất cả những thách thức và cơ hội trong giaiđoạn mới, giai đoạn chuyển đổi này, đất nước thật sự cần thiết phải có nguồn lựcchất lượngcao để đón nhận và tiếp biến những chuyển đổi mới mẻ và có đầy nhữngkhó khăn của đất nước

Tuy nhiên, thực tế báo chí đưa tin gần đây về con số 170.000 sinh viên ratrường thất nghiệp, trong đó có đến 72.000 cử nhân, kỹ sư thất nghiệp Vấn đề đặt

ra cho thấy, giáo dục đại học Việt Nam đang có vấn đề và đại học của Việt Namchưa làm đúng được vai trò của mình trong hoạt động đào tạo nhân lực chất lượngcao cho đất nước, bởi gần nửa con số thất nghiệp là cử nhân và kỹ sư Câu hỏi màtác giả đặt ra trong tình thế này rằng: Nếu như theo tư duy của những nhà quản trịnhân sự, coi đại học là những doanh nghiệp thì những sinh viên khi ra trường đượccoi là những sản phẩm đầu ra, cung ứng cho thị trường, nếu những sản phẩm đókhông được chấp nhận, không được sử dụng nghĩa là không bán được ra thị trườngthì hệ quả tất yếu là các doanh nghiệp này không sớm thì muộn cũng phải sụp đổ

Và nếu đã coi là doanh nghiệp thì cũng phải có sự cạnh tranh về chất lượng sản

Trang 10

phẩm là khác nhau và giá trị của các hàng hóa này cũng phải khác nhau, chúng sẽnhận được những đánh giá khác nhau từ phía người tiêu dùng

Tác giả xin đưa ra một ví dụ tiêu biểu về tuyển dụng của tập đoàn Sam Sung,một trong những tập đoàn danh tiếng hàng đầu trên thế giới, hiện nay đang cónhững dự án rất thành công tại Việt Nam, Sam Sung cũng đang là một trong nhữngtập đoàn sử dụng nhiều lao động nhất ở nước ta hiện nay Tuy nhiên có một thực tế

đó là, mỗi năm công ty này có hai đợt tuyển dụng vào tháng 4 và tháng 11, sở dĩ có

2 đợt tuyển dụng này là vì: tháng 4 sẽ tuyển dụng có cả những sinh viên sắp ratrường vào đợt tháng 6 năm đó, và đợt tháng 11 sẽ tuyển thêm khi nhân lực cònthiếu Điều kiện tuyển dụng của công ty Sam Sung đó là tuyển sinh viên tốt nghiêp

3 năm trở về trước và nhận mọi bằng cấp cử nhân, tất cả sinh viên các trường vàcác ngành khác nhau, điều đó có nghĩa là không phân biệt loại hình đào tạo, baogồm cả các hệ chính quy, tại chức, cao đẳng Một tập đoàn lớn, họ đã đánh giáđược sự thiếu sàng lọc trong cơ chế đào tạo của chúng ta, họ thấy được điểm yếuđào tạo nhận lực của chúng ta Yêu cầu thứ 2 của họ là về bằng cấp tiếng Anh Đây

là một yếu tố cho thấy hơi khác quy luật, cụ thể: nếu tiếng Anh là một ngôn ngữquốc tế ngày càng trở nên phổ biến, một số nước đã sử dụng tiếng Anh như ngônngữ của họ như Singapore, Ấn Độ, Philippin và những nước đó đều là nhữngnước phát triển Như vậy, tiếng Anh có thể sẽ trở thành điều kiện cần cho tuyểndụng và điều kiện còn lại sẽ phát là chuyên ngành đào tạo là điều kiện đủ Thì ởđây, hai điều kiện này lại hoàn toàn ngược lại Điều này cho thấy, quan điểm tuyểndụng của công ty này cho thấy đầu ra của các trường là như nhau, những cử nhânmới tốt nghiệp cùng xuất phát tại một điểm xuất phát Sam Sung chỉ tuyển dụngứng viên có yếu tố kinh nghiệm khi đã đi làm 4 năm trở nên

Vấn đề làm sao để nguồn nhân lực được đào tạo ra từ môi trường đại học lànguồn nhân lực chất lượng cao sẽ đáp ứng các yêu cầu của thị trường lao độngtrong giai đoạn công nghiệp hóa của đất nước Trong quản lý giáo dục đại học ở

Trang 11

Việt Nam đối với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước,đặc biệt cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đất nước đẩy mạnhCNH-HĐH đất nước như thế này Căn cứ vào tình hình thực tế và các lý do đã nêutác giả lựa chọn tên đề tài khóa luận: “Vai trò của trường đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nước.” (Nghiên cứu trường hợp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)”

Mục tiêu hướng đến của đề tài là phân tích, đánh giá vai trò của trường đạihọc trong đào tạo nhân tài tức nguồn nhân lực có chất lượng cao trong giai đoạnCNH-HĐH đất nước Đồng thời, tác giả tổng hợp các ý kiến đóng góp của một sốnhà khoa học để nâng cao vai trò của trường đại học trong đào tạo nhân lực chấtlượng cao và đề xuất thêm một số giải pháp từ góc nhìn của tác giả-một sinh viênnăm cuối chuyên ngành Quản lý nguồn nhân lực Trong giới hạn cho phép của mộtkhóa luận tốt nghiệp, tác giả khảo sát và nghiên cứu trong đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chất lượng giáo dục đại học là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm và đã

có nhiều công trình nghiên cứu để nâng cao chất lượng đầu ra, phục vụ nhu cầu giaiđoạn phát triển của đất nước Ngoài ra, cũng đã có những hội thảo khoa học của cáctrường đại học lớn trong nước để bàn về vấn đề này Các công trình nghiên cứucông bố mà tác giả được tiếp cận phải kể đến:

Trung Tâm Đảm Bảo Chất Lượng Đào Tạo và Nghiên cứu Phát Triển Giáo dục,

“Giáo dục đại học: Một số thành tố của chất lượng” Đây là công trình của nhóm

những nhà nghiên cứu thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội Cuốn sách gồm 6 phầnđược sắp xếp theo logic của quá trình đào tạo từ những yếu tố đầu vào cho đếnnhững yếu tố đảm bảo chất lượng bên trong các trường đại học Tuy nhiên, trongcuốn sách không đề cập đến vai trò của trường đại học trong hoạt động đào tạo

Trang 12

Trần Văn Tùng, “Đào tạo bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài

năng”(Sách chuyên khảo) Nội dung của sách tập trung trình bày kinh nghiệm

trong việc phát hiện, đào tạo tài năng của một số nước Châu Âu và Châu Á Tác giảcũng có những kiến nghị đóng góp để nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục đạihọc

Ngoài ra, có nhiều bài báo của những nhà khoa học, phân tích vai trò và địnhhướng phát triển của giáo dục đại học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đạihọc Tuy nhiên, thực tế về sinh viên thất nghiệm vừa qua cho thầy vai trò đào tạotrong trường đại học đang gặp một vấn đề mà chưa được đề cập đến trong cácnghiên cứu, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi kinh tế mở cửa, yêu cầu vềnhân lực ngày càng cao, có những dấu hiệu thay đổi hơn so với trước đây, cả vềyêu cầu cũng như những tiêu chỉ tuyển dụng Đứng trên quan điểm của người họcchuyên ngành nhân sự và góc độ khoa học quản lý, khóa luận sẽ phân tích và đánhgiá các vấn đề của vai trò của trường đại học trong công tác đào tạo Vừa nghiêmtúc kế thừa các kiến thức từ những nghiên cứu đã đi trước và đưa ra những quanđiểm lập luận riêng trong khóa luận này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Đánh giá vai trò của giáo dục đại học trong đào tạonguồn nhân lực chất lượng cao và đóng góp giải pháp để nâng cao vai trò đào tạocủa trường đại học

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Thực hiện các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn để thu thập thông tin về đàotạo và phát triển NNL chất lượng cao, kinh nghiệm quản lý và phát triển NNL chấtlượng cao trong GDĐH ở một số quốc gia đã thành công trong việc xây dựng vàhoàn thiện mô hình quản lý đào tạo NNL chất lượng cao trong GDĐH

Trang 13

Thực hiện các khảo sát thực tế mô hình quản lý đào tạo nhân NNL chấtlượng cao, trong đó tập trung nghiên cứu sâu về đào tạo NNL chất lượng cao ở Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn

4 Đối tượng nghiên cứu và mẫu khảo sát

Vai trò của trường đại học trong đào tạo nhân lực chất lượng cao giai đoạnCNH-HĐH đất nước

Mẫu khảo sát: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

5 Câu hỏi nghiên cứu

Thực tạng đào tạo nhân lực chất lượng cao trong giáo dục đại học ở nước taphục vụ nhu cầu CNH-HĐH đất nước như thế nào?

Làm thế nào để nâng cao vai trò đào tạo nhân lực chất lượng cáo đáp ứngthời kì CNH-HĐH của đất nước?

6 Giả thuyết nghiên cứu

- Vai trò của trường đại học trong đào tạo NNL chất lượng cao còn nhiều hạnchế, chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế CNH-HĐH hiện nay

- Vai trò của trường đại học trong đào tạo NNL chất lượng cao đang từngbước được nâng cao, phù hợp yêu cầu của CNH-HĐH đất nước

7 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Các bài báo khoa học, các nghiên cứu về

đại học ở Việt Nam Ngoài ra, còn có các văn bản Luật nêu vai trò, trách nhiệm củatrường đại học trong đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: phân tích về các chính sách đào tạo

nhân lực chất lượng cao trong trường đại học

Phương pháp quan sát: phân tích qua quan sát trong quá trình học tập.

Trang 14

Phương pháp thu thập số liệu: các nguồn số liệu về chương trình đào tạo và

chất lượng đào tạo từ các khoa và Phòng Đào tạo

8 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóaluận được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

của một số quốc gia thông qua giáo dục đại học

Chương 2: Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của trường đại học trong đào

tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA THÔNG QUA GIÁO DỤC

ĐẠI HỌC 1.1 Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục

đại học

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

a Khái niệm đại học và giáo dục đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong Luật giáo dục 2012, có hẳn Điều 7 quy định

về cơ sở giáo dục đại học Theo đó, cơ sở giáo dục đại học sẽ bao gồm tất cả cáctrường cao đẳng, đại học, học viện, đại học vùng, đại học quốc gia, viện nghiêncứu, đại học công, đại học tư, đại học có góp vốn của nước ngoài, đại học 100%vốn của nước ngoài, cơ sở giáo dục đại học liên doanh giữa nhà đầu tư trong vàngoài nước

Xét về cấp bậc, giáo đục đại học bao gồm việc giảng dạy và học tập ở caođẳng và đại học nhằm giúpsinh viên đạt được một tấm bằng của bậc đại học Giáodục đại học truyền cho người học những kiến thức và hiểu biết sâu sắc nhằm giúp

họ đạt tới những giới hạn mới của tri thức trong từng lĩnh vực khác nhau trong cuộcsống – các lĩnh vực chuyên sâu Có thể nói vắn tắt rằng đại học là “sự hiểubiết ngày càng nhiều hơn về một lĩnh vực ngày càng hẹp hơn” Sinh viên được pháttriển khả năng tựđặt ra những câu hỏi và tìm kiếm sự thật; khả năng phân tíchvàphản biện về những vấn đề đương đại Đại học không chỉ mở rộng năng lực trítuệ của từng cá nhân trong lĩnh vực chuyên môn của họ, mà còn giúp họ mở rộngtầm nhìn và hiểu biết đối với thế giới xung quanh

Trang 16

Theo Ronald Barnett (1992)1 có một số khái niệm thông dụng về giáo dụcđại học:

Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lựcđạt chuẩn Theo quan điểm này, giáo dục đại học là một quá trình trong đó ngườihọc được quan niệm như những sản phẩm được cung ứng cho thị trường laođộng Như vậy, giáo dục đại học trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển và tăngtrưởng của thương mại và công nghiệp

Giáo dục đại học là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu.Theo cách nhìn này,giáo dục đại học là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học và nhà nghiêncứu thực thụ, những người sẽ không ngừng tìm những chân trờikiến thức mới Chấtlượng ở đây hướng về việc tạo ra các công bố khoa học và tinh thần làm việcnghiêm nhặt để thực hiện các nghiên cứu có chất lượng

Giáo dục đại học là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả Rấtnhiều người cho rằng giảng dạy là hoạt động cốt lõi của một cơ sở giáo dục Dovậy, các cơ sở giáo dục đại học thường chú trọng quản lý một cách hiệu quả cáchoạt động dạy và học bằng cách nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao tỷ lệkết thúc khóa học của sinh viên

b Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao

Ở chương trình đào tạo của một số trường đại học có phân ra là hệ đào tạochất lượng cao và hệ chuẩn Tuy nhiện, theo quan điểm của tác giả đối với những

hệ đào tạo nhân lực chất lượng cao nhưng thực chất đầu ra của sinh viên không cao,không đủ năng lực để đáp ứng công việc thì không thể gọi là chất lượng cao được,ngược lại ở những môi trường đại học không có phân biệt rõ rệt ra các hệ cao vàthấp nhưng chất lượng tốt Do đó, nhân lực chất lượng cao ở đây được hiểu là đốitượng có khả năng làm việc và trí tuệ đủ để làm việc và hoạt động trong lĩnh vực

1 Ronald Barnett is Emeritus Professor of Higher Education at the Institute of Education, London

His (21) books include The Idea of Higher Education, The Limits of Competence, Realizing the University in an age of

supercomplexity, and A Will to Learn: Being a Student in an Age of

Trang 17

chuyên ngành mà đang theo học, có năng lực đáp ứng yêu cầu ở các mức độ khácnhau của nhà tuyển dụng và thị trường lao động hiện nay, đặc biệt là trong xu thếhiện đại hóa và toàn cầu hóa như thế này thì cần có đủ tính linh hoạt đáp ứng sựbiến đổi của thị trường

Thông thường chúng ta phân loại nguồn nhân lực theo phân loại thứ bậc tacó:

- nhân lực lao động phổ thông

- nhân lực lao động có tay nghề;

- nhân lực chất lượng thấp, trung bình và cao

Vậy nguồn nhân lực chất lượng cao (NLCLC) có nghĩa là gì? Nó có đặctrưng gì?

Trong cuốn sách “Giáo dục đại học: Một số thành tố của chất lượng” Tiến sĩTrịnh Ngọc Thạch có nêu: “Để chỉ nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao, các tạpchí nghiên cứu về giáo dục, đào tạo và kinh tế thường sử dụng khái niệm lao độngchất lượng cao có kỹ năng cao (High Quality Labours) hoặc lao động chất lượngcao (High Quality Labours) Đối với lao động có kỹ năng cao, người ta quan niệm

đó là những người thông thạo về một nghề nghiệp nào đó, từ nghề đơn giản cho tớiphức tạp trong lĩnh vực chuyên môn hẹp, thí dụ kỹ năng của người công nhân may,

kỹ năng của người lập trình viên Còn lao động chất lượng cao thể hiện ở chỗ họ

có kỹ năng lao động trong lĩnh vực phức tạp hơn, được đào tạo tốt hơn, đáp ứngyêu cầu khắt khe của thị trường lao động và được hưởng lương cao hơn

Ở Hoa Kỳ, NNL chất lượng cao và nguồn nhân lực tài năng là hai khái niệmđược hiểu như nhau (vì thế họ chỉ có chương trình đào tạo tài năng-TalentedTraining Program) Đó là những người được tuyển chọn theo những tiêu chuẩnkhắt khe, sau đó được đào tạo theo một chương trình đặc biệt trong lĩnh vực nào

đó Kết thúc khóa đào tạo, họ được nhận các học vị tương xứng như cử nhân tài

Trang 18

năng (Talented Bachelor), có nơi dùng tên gọi khác nhau như kỹ sư chất lượng cao(High Quality Engeneer), cử nhân chất lượng cao (High Quality Bachelor) Về bảnchất được hiểu như nhau là đều hướng tới mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực tàinăng, hơn hẳn trình độ chuyên môn so với số đông những người học theo chươngtrình đại trà.

Một số tài liệu về khoa học quản lý gần đây đã khái quát những phẩm chấtmới của NNL chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay như: năng lực tư duy sángtạo (creative thinking ability) trong hoạt động thực tiễn, mang lại hiệu quả cao,năng lực sáng nghiệp (entrepreurial ability) có khả năng khởi nghiệp, tạo việc làmcho mình và cho xã hội trong môi trường cạnh tranh NNL chất lượng cao là tàinguyên quý giá của mọi quốc gia, bởi vậy đào tạo và phát triển NNL chất lượngcao từ lâu đã trở thành chiến lược quan trọng hàng đầu của nhiều quốc gia, nhất làcác quốc gia phát triển Đứng trước cuộc cạnh tranh NNL trong phạm vi toàn cầu,đào tạo NNL chất lượng cao thông qua GDĐH cũng đang được chú trọng đặc biệt

ở nhiều quốc gia

Bộ phận đặc biệt hơn của NNL chất lượng cao là “nguồn nhân lực tài năng”(Talented Human Resources) NNL tài năng thể hiện thông qua từng lĩnh vực vớimột số phẩm chất và năng lực đặc biệt có tính vượt trội NNL tài năng về lãnh đạo,quản lý là đội ngũ các nhà lãnh đạo, quản lý thông minh, sáng tạo các chỉ số: trí tuệ

xã hội, cảm xúc và đạo đức, am hiểu tình hình chính trị xã hội, có tầm hiểu biếtrộng, nhạy cảm với cái mới, hành động quyết đoán, sáng tạo trên cơ sở vận dụngcác thành tựu khoa học quản lý hiện đại: có khả năng thuyết phục, lôi cuốn vậnđộng quần chúng thực hiện thành công một đường lối, một chính sách trong quản

Nguồn nhân lực tài năng kinh doanh là những người có ý tưởng kinh doanhtáo bạo,mạo hiểm, nhạy bén, có kiến thức về kinh doanh, có khả năng dự báo diễnbiến thị trường, thông hiểu về luật pháp và biết tranh thủ các cơ hội để quyết định

Trang 19

kinh doanh Ngoài tài năng kinh doanh còn phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục

và đàm phán để xử lý các tình huống khó khăn, phức tạp khi gặp phải Tài năngkinh doanh có những chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), chỉ số sáng tạo(CQ) ở mức cao

Nguồn nhân lực tài năng khoa học công nghệ là những nhà khoa học dámsáng tạo ra các ý tưởng mới, có hoài bão và đam mê, có chỉ số thông minh (IQ),đam mê (PQ) đặc biệt cao Hiểu biết sâu và nắm vững những lĩnh vực chuyên môncủa mình, nhạy cảm với cái mới, có năng lực tổ chức hoạt động nghiên cứu và triểnkhai Ngoài ra phải là những người có năng lực dụ báo, tư duy tư tưởng, phát hiện,phân tích và khái quát các xu hướng phát triển của khoa học công nghệ

Theo PGS Đàm Đức Vượng, thì: “Xây dựng nhân lực chất lượng có nghĩa làxây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là các chuyên gia, tổngcông trình sư, kỹ sư đầu ngành, công nhân có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn

- kỹ thuật tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực nghiêncứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, kỹthuật, giải quyết những vấn đề cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước; xây dựng đội ngũ doanh nhân quản lý doanh nghiệp, có khả năng tổchức, khả năng cạnh tranh; xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến,hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ; xây dựng sự nghiệp giáo dục tiêntiến, hiện đại và một xã hội học tập toàn diện để tạo nguồn nhân lực chất lượngcao”

Còn theo GS Chu Hảo thì “Nhân lực chất lượng cao trước hết phải đượcthừa nhận trên thực tế, không phải ở dạng tiềm năng Điều đó có nghĩa là nó khôngđồng nghĩa với học vị cao NLCLC là những người có năng lực thực tế hoàn thànhnhiệm vụ được giao một cách xuất sắc nhất, sáng tạo và có đóng góp thực sự hữuích cho công việc của xã hội”

Trang 20

Nhiều nhà khoa học đã bàn và muốn làm rõ khái niệm “Nguồn nhân lực chấtlượng cao” Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau, cách tiếp cận và diễn đạt

về vấn đề này, vì vậy cách làm, cách đào tạo cũng khác nhau Như vậy, có thể tómchung lại nhân lực chất lượng cao ở đây được đề cập đến là đối tượng lao động cókiến thức, tay nghề, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và được tiếp cận với khoahọc công nghệ hiện đại

c Khái niệm công nghiệp hóa-hiện đại hóa

Thực chất của quá trinh CNH-HĐH: Đây là cuộc cách mạng về phương thứcsản xuất, diễn ra trên hai mặt: cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng kinh tếgắn liền, nuôi dưỡng nhau trong tiến trình xã hội hóa lao động và sản xuất, dướihình thái kinh tế thị trường, nhờ đó mà tạo ra lực lượng sản xuất mới và quan hệsản xuất mới phù hợp, hình thành phương thức sản xuất mới Quan niệm CNH-HĐH là cuộc cách mạng về phương thức sản xuất trong đó không chỉ bao gồm cáccác nhân tố về vốn, khoa học và công nghệ, mà còn nguồn nhân lực và năng lực tổchức có hiệu quả về kinh tế-xã hội Quan niệm này khác với quan niệm chỉ nhấnmột chiều về vốn và công nghệ

Quá trình lịch sử CNH-HĐH còn cho thấy rằng: CNH-HĐH hình thành kinh

tế thị trường là con đường duy nhất bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh chóng vànhu cầu đòi hỏi cao về nguồn lực bao gồm yêu cầu ngày càng cao về nguồn lực conngười, đáp ứng xu thế phát triển nhanh chóng, đa lĩnh vực của mỗi quốc gia

Quá trình CNH-HĐH là sự phát triển tổng hợp các quá trình chủ yếu sauđây: Quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế (trong đó vấn đề trung tâm là quan hệ cơ cấugiữa nông nghiệp với công nghiệp); quá trình độ thị hóa do phát triển công nghiệp

và dịch vụ; Sự phát triển hai quá trình trên dẫn đến xuất hiện quá trình tăng trưởngkinh tế dựa trên tăng năng suất lao động và quá trình biến đổi cơ cấu xã hội-dân cư

Trang 21

1.1.2 Quan điểm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Trong điều kiện đổi mới của công nghệ và tổ chức sản xuất, một mô hìnhmới đang hình thành nhằm sử dụng và phát huy có hiệu quả NNL trong sản xuất

Cơ sở của mô hình này là hướng vào loại nhân công có trình độ chuyên môn cao,còn gọi là NNL chất lượng cao Ngày càng có nhiều cơ sở để khẳng định NNL làđiều kiện tiên quyết cho sự thành công của mọi sự đổi mới Các quan điểm kinhdoanh thời kì này đã thừa nhận rằng “các nguồn tài nguyên là hữu hạn; sức sáng tạo

là vô hạn” Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận ra vai trò to lớn của NNL trong sản xuất.Các tập đoàn lớn trên thế giới như: General Electric, Toshiba, BMW đều khẳngđịnh rằng con người là tài nguyên cực kì quan trọng của mình Họ tin rằng quản lý

có hiệu quả NNL là chìa khóa để giải phóng sức sáng tạo và đạt được lợi thế cạnhtranh

Như vậy, trước khi tham gia vào cuộc đấu cạnh tranh khốc liệt trên thịtrường việc làm, thì NNL được đào tạo tại các cơ sở GDĐH cũng đã phải chứng tỏđược khả năng và năng lực của mình Và như thế, vai trò của trường ĐH là rất tolớn trong công tác đào tạo, làm sao để sinh viên phát huy được hết khả năng, nănglực, hoàn thiện đó mới là nhiệm vụ, chức năng, vai trò của trường đại học

1.1.3 Vai trò của giáo dục đại học đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao

Những yêu cầu khách quan của quá trình đổi mới sản xuất đặt ra nhữngnhiệm vụ mới của GDĐH Vấn đề cơ bản nhất của GDĐH hiện nay là đảm bảochất lượng NNL đáp ứng yêu cầu của sự phát triển KH&CN và quá trình CNH-HĐH Do vậy, hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển, ngày càngtăng cường đầu tư cho GDĐH Còn các công ty thì coi chi phí đào tạo không phải

là hao phí mà là khoản đầu tư dài hạn cần thiết cho sự phát triển bền vững củamình

Trang 22

Đào tạo NNL thông qua GDĐH không đơn giản là quá trình đào tạo bồidưỡng đơn thuần, mà đó là quá trình vừa truyền đạt cho người học kiến thức và kỹnăng nghề nghiệp vừa phát huy năng lực sáng tạo, sở trường và nhu cầu làm chủ trithức đã có và sáng tạo ra tri thức mới của họ Nói khác đi, quá trình đào tạo quaGDĐH ngày nay chủ yếu là bồi dưỡng và khuyến khích sáng tạo của con người, tạođiều kiện để họ thực hiện tư cách chủ thể tích cực trong sáng tạo tri thức và vậndụng tri thức vào thực tiễn, phù hợp khả năng của mình một cách có hiệu quả

Để đào tạo NNL chất lượng cao các trường đại học phải đầu tư để xây dựng

và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo chất lượng cao vượt hẳn so vớichương trình đào tạo đại trà (chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao hay tiêntiến đạt trình độ quốc tế) có thể coi là “đào tạo mũi nhọn” và tính đột phá để nângcao chất lượng Muốn tổ chức thành công các chương trình này thì điều quan trọng

là phải xây dựng được mô hình quản lý đào tạo phù hợp với yêu cầu của công tácđào tạọ trong đó phải thiết kế một quy trình bao gồm nhiều khâu: tuyển chọn, đàotạo, bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng hướng mục tiêu đào tạo và sự đáp ứng các yêucầu khắt khe của thị trường lao động trong điều kiện KH&CN đã phát triển ở trình

độ cao và cạnh tranh NNL càng ngày càng quyết liệt hơn

1.1.4 Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với tiến trình công nghiệp

hóa-hiện đại hóa

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đang đặt ra yêucầu lớn trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực mà “nguồn lực con người làquý báu nhất” Đó là nguồn lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có

phẩm chất tốt…” (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp

hành Trung ương khóa VIII, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.9.)

Nguồn nhân lực chất lượng cao phải là những người được giáo dục và đàotạo kỹ lưỡng trong nhà trường hiện đại, được rèn luyện trong môi trường xã hộilành mạnh Thông qua hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, trí thức giáo dục

Trang 23

đại học đã đào tạo được những lớp người lao động mới, hữu ích cho sự phát triển

xã hội, có khả năng đổi mới và hiện đại hóa những công nghệ truyền thống, từngbước sáng tạo những công nghệ mới, hiện đại phù hợp với con người, điều kiện vàmôi trường Việt Nam

Trí thức giáo dục đại học là lực lượng trực tiếp thực hiện các mục tiêu giáodục-đào tạo, từng bước nâng cao trình độ dân trí, tạo đỉnh cao trí tuệ, phát triểnnhân tài cho đất nước Mặt bằng dân trí của một quốc gia không chỉ được xác định

ở mức độ phổ cập giáo dục hay trình độ phổ cập (cấp học), mà là tổng hợp của việcphổ cập giáo dục cho mọi người nhằm nâng cao mặt bằng học vấn, nâng cao trình

độ hiểu biết, trình độ nhận thức của người dân về chính trị, kinh tế xã hội…đáp ứngnhu cầu phát triển của đất nước trong hiện tại và tương lai

Nâng cao dân trí được hiểu theo nghĩa rộng và đầy đủ, là làm cho mỗi cánhân, với tư cách là một thành viên trong xã hội, được nâng cao vốn hiểu biết củamình, được trang bị những kiến thức cần thiết cho cuộc sống; tạo điều kiện cho mỗi

cá nhân trong cộng đồng có khả năng tìm được việc làm và lao động với hiệu suấtcao…Chính trong quá trình lao động sản xuất, sáng tạo, mà con người khôngngừng hoàn thiện nhân cách của mình Như vậy, dân trí không chỉ là trình độ họcvấn, mà còn là sự hiểu biết, sự nhận thức của người dân đối với những vấn đề xãhội, là thái độ của họ trong việc sáng tạo ra những giá trị văn hóa, vật chất và tinhthần cho xã hội

Với ý nghĩa như trên, nhiệm vụ của giáo dục đại học không chỉ là đào tạonghề, là dạy chữ mà quan trọng hơn còn dạy “đạo” làm người Vì vậy, trí thức giáodục đại học đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao mặt bằng dân trí của nhândân, nâng cao tri thức của dân tộc Trường đại học là một trong những trung tâm trítuệ là cơ sở chủ yếu đào tạo nhân tài cho đất nước Trí thức giáo dục đại học, đặcbiệt là đội ngũ giảng viên có trình độ cao, những Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ giàu

Trang 24

kinh nghiệm và tâm huyết nghề nghiệp có vai trò to lớn trong việc bồi dưỡng nhântài, phát triển tài năng cho đất nước

Để lý giải vai trò của NNL chất lượng cao đối với tiến trình CNH-HĐH vàtăng trưởng kinh tế, chúng ta sẽ đi sâu phân tích các lý thuyết hiện đại của Kinh tếhọc giáo dục hình thành trong những năm gần đây

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và mối quan hệ với công nghiệphóa-hiện đại hóa

Công nghiệp hóa đã trải qua thời kì dài kể từ cách mạng công nghiệp ở nướcAnh thế kỷ XIII và đã có nhiều mô hình CNH ra đời trong hoàn cảnh đó Có thể liệt

kê ra một số mô hình như CNH cổ điển trước thế kỷ XX, CNH trong cơ chế kinh tế

kế hoạch hóa tập trung, CNH thay thế nhập khẩu và CNH hướng về xuất khẩu Dù

là mô hình nào, thì mối quan hệ giữa pháp triển NNL và CNH đều trải qua hai giaiđoạn:

- Giai đoạn thứ nhất là dịch lao động dư thừa từ nông nghiệp sang các ngànhcông nghiệp sử dụng nhiều lao động với giá trị gia tăng thấp

- Giai đoạn thứ hai là chuyển dịch lao động từ các ngành công nghiệp có giátrị thấp lên những ngành có giá trị gia tăng cao

Trong thời kì này, lực lượng lao động có kỹ năng trở thành yếu tố quyếtđịnh sự thành công của quá trình CNH Đóng góp chính của sự phát triển NNLthông qua đào tạo ở bậc đại học là cung cấp đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu và kỹnăng để thực hiện quá trình chuyển đổi từ giai đoạn thứ nhất lên giai đoạn thứ hai.Như vậy, đào tạo ở bậc đại học là yếu tố quan trọng giúp cho phát triển NNL cóđóng góp một cách đầy đủ hơn cho tiến trình CNH Trong thời đại ngày nay thìCNH tất yếu gắn liền với HĐH, vì CNH ở giai đoạn này dựa trên vai trò quan trọngcủa KH&CN

Trang 25

Phát triển NNL và phát triển con người là hai khái niệm không đồng nhất.Đối với NNL, con người được coi là một yếu tố của sản xuất với mục đích nângcao hiệu quả và lợi ích NNL cho quá trình phát triển KH-XH Phát triển con ngườibao hàm phạm vi rộng hơn, không chỉ đóng góp của con người cho KH-KT mà còn

ở các khía cạnh như thỏa mãn các nhu cầu các nhân của con người, chẳng hạn nhucầu giải trí, tự do ngôn luận

Coi vốn nhân lực là một trong những mục tiêu cần đầu tư, thì phải phân biệt

sự khác nhau giữa lĩnh vực đầu tư này với các lĩnh vực đầu tư thông thường khác.Lợi ích của việc đầu tư vào NNL có những đặc điểm riêng biệt mà các hình thứcđầu tư khác không hề có Thứ nhất, đầu tư vào NNL không hề bị giảm giá trị trongquá trình sử dụng, mà giá trị sử dụng ngày càng tăng lên, do đó khả năng hoàn trảvốn đầu tư nhanh Thứ hai, chi phí tương đối đầu tư cho NNL không cao, trong khi

đó, khoảng thời gian sử dụng khá dài Thứ ba, các hiệu ứng gián tiếp và hiệu ứnglan tỏa của việc đầu tư vào vốn nhân lực là rất lớn Trong trường hợp trình độ nhânlực ở một quốc gia đạt mức cao sẽ tạo ra tăng trường kinh tế dài hạn, nhiều mụctiêu phát triển sẽ được điều chỉnh một cách hợp lý, chẳng hạn giảm nhanh tỷ lệngười nghèo đói và đảm bảo môi trường phát triển bền vững Tuy nhiên lợi ích đầu

tư vào nguồn vốn nhân lực chỉ thu được nếu NNL được sử dụng có hiệu quả, ngượclại sẽ là tổn thất to lớn, gây nên hậu quả xấu trong khoảng thời gian dài

Mối quan hệ giữa phát triển NNL và CNH là quan hệ thuận chiều, nghĩa làchất lượng NNL càng cao thì thành quả do CNH mang lại càng lớn và thời giantiến hành CNH càng được rút ngắn Trong khuôn khổ của khóa luận, chúng tôiquan tâm tới việc phát triển NNL, do đó NNL chất lượng cao trong các trường đạihọc, tập trung khảo sát ở Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm đáp ứng yêucầu CNH-HĐH

Trang 26

1.1.5 Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao với phát triển kinh tế tri thức

Thực tiễn nền kinh tế thế giới cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI có những sựthay đổi về chất, đó là quá trình chuyển từ nền kinh tế Hậu công nghiệp (PostIndustry Economy) sang nền kinh tế tri thức (Knowledge Economy) Dấu hiệu bảnchất của nền kinh tế tri thức là “kinh tế dựa trên nền tảng tri thức” (KnowledgeBased Economy) Quá trình sản xuất được dựa trên quá trình sinh tri thức KH&CN.Giá trị của tri thức KH&CN chiếm phần lớn trong tổng giá thành của một sảnphẩm Bởi vậy, trong nền kinh tế tri thức, KH&CN tham gia trực tiếp vào quá trìnhsản xuất, thúc đẩy tiến trình sản xuất và quyết định giá trị sản phẩm Quá trình laođộng của con người được cấu thành chủ yếu từ quy trình sản xuất và sử dụng thôngtin Các quy trình sản xuất mới được vận dụng rộng rãi, theo đó, tri thức đóng gópnhiều hơn vào sản xuất và có tính biến động cao

Trong nền kinh tế tri thức, NNL chất lượng cao có vị trí đặc biệt quan trọng.Người lao động trong nền kinh tế tri thức là các nhà khoa học, nhà công nghệ Vìvậy, đào tạo NNL trình độ cao, chất lượng cao thông qua GDĐH đã trở thành cơ sởquan trọng hàng đầu trong nền sản xuất hiện đại Trong nền kinh tế tri thức, quátrình lao động của con người được cấu thành chủ yếu từ quy trình sản xuất có sửdụng thông tin Chính nhờ vào quá trình lao động đó, thông tin chết được biếnthành các thông tin sống động Đó là đặc điểm để phân biệt giữa nền kinh tế số(Digital Economy) hay còn gọi là nền “kinh tế thông tin” (Information Economy)với nền kinh tế tri thức Khi nói tới nền kinh tế số, người ta nhấn mạnh tới sự dồidào, đa dạng của thông tin mà ít nhấn mạnh tới khía cạnh xử lý và vận dựng chúng

để biến nó thành tri thức Trong khi đó, nền kinh tế tri thức nhấn mạnh cả hai đặctrưng này Tuy nhiên, một tiền đề quan trọng ban đầu của nền kinh tế tri thức là sự

ra đời của phương thức truyền tải thông tin mới, phương thức trao đổi và sản xuấtthông tin trực tuyến

Trang 27

Xu hướng phát triển kinh tế tri thức làm tăng thêm vai trò của NNL trongquá trình phát triển Xu thế phát triển của kinh tế tri thức hiện nay đang đặt ra một

số yêu cầu cấp bách cho các quốc gia:

Thứ nhất, nền kinh tế tri thức làm tăng thêm vai trò của NNL trong quá trìnhphát triển Xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức bởi yếu tố con người trở thànhsức mạnh cạnh tranh kinh tế cho mỗi quốc gia, cho mỗi công ty Đối với các công

ty hoạt động trong các ngành sản xuất truyền thống, cạnh tranh thị phần trở nênkhốc liệt do thế giới mở cửa, tự do hóa thương mại và đầu tư Trong thời đại ngàynay, các yếu tố như vốn vật chất, tài nguyên trở nên dễ đạt được nhờ quá trình tự dohóa lưu chuyển các nguồn lực Những yếu tố vốn nhân lực lại rất ít dịch chuyển docác chính sách nhập cư, văn hóa ngôn ngữ Chính yếu tố ít tham gia vào quá trìnhdịch chuyển lại trở thành điều kiện tạo ra sự khác biệt giữa các quốc gia và quyếtđịnh năng lực cạnh tranh của các công ty

Thứ hai, nền kinh tế tri thức làm tăng thêm nhu cầu đối với lao động có kỹnăng do sử dụng công nghệ cao và thực thi cung cách quản lý mới Trong nền kinh

tế tri thứtyc, vòng đời của sản phẩm được rút ngắn Một mặt do tác động của

KH-CN, mặt khác do thị hiếu của người tiêu dùng luôn thay đổi Sự tinh tế và khác biệttrong mỗi sản phẩm dành cho người tiêu dùng trở thành một thị hiếu nổi trội và lànhu cầu hàng ngày của họ Hệ quả là mô hình kinh doanh mới, cách thức sản xuấthàng loạt đang chiếm lĩnh nền sản xuất hiện đại, thay thế mô hình sản xuất hàngloạt của Taylor được nhiều công ty Mỹ hưởng ứng (mô hình sản xuất theo quy định

cố định, chuyên môn hóa cao để giảm thiểu chi phí lao động)

Thứ ba, nền kinh tế tri thức làm tăng thêm nhu cầu sử dụng NNL trong cácngành khoa học, công nghệ và xử lý thông tin, làm nảy sinh ra nhu cầu đối với nềnkinh tế tri thức, thông tin lý giải đi cùng với tác giả và quyền tác giả Như vậy,cùng với sự bùng nổ thông tin, những người dựa vào nguồn số liệu có sẵn ở mức độ

Trang 28

và các quyết định đúng đắn Đó chính là nhu cầu lớn hơn đối với các nhà phân tích

và các nhà quản lý, tầng lớp tư vấn, các chủ nhân của bí quyết nghề nghiệp (Knowhow) Sở hữu trí tuệ (Intellectual Property) và quyền tác giả (Copyright) được coitrọng hơn Do đó, tri thức trở thành một thứ quyền lực mạnh nhất lấn át và chi phốicác loại quyền lực khác trong xã hội

Những luận điểm nêu trên đây đã là bằng chứng chứng minh rằng trong nềnkinh tế tri thức nhu cầu đào tạo và sử dụng NNL chất lượng cao là rất lớn Trongnền kinh tế công nghiệp, vai trò của tri thức cũng cần thiết những quy mô phát triểnNNL chất lượng cao còn nhỏ Nền sản xuất hàng loạt theo dây chuyền, với sự phânbiệt cứng nhắc các chức năng lao động trí óc và lao động chân tay chỉ có nhu cầuNNL chất lượng cao ở các vị trí quản lý gián tiếp Ngược lại, trong nền kinh tế trithức, nhu cầu về NNL chất lượng cao tăng hơn, bao gồm cả lao động gián tiếp vàlao động trực tiếp Sự mở rộng quy mô lao động có trình độ chuyên môn cao chính

là sự thay đổi về chất của nhu cầu đối với chất lượng NNL trong nền kinh tế trithức, khác với nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp trước đây

Tóm lại, kinh tế tri thức với các yếu tố đầu vào chủ yếu là tri thức đang trởthành một hình thái kinh tế mới có tính cạnh tranh rất cao Yếu tố con người luônđóng vai trò quyết định, tuy nhiên do tác động qua lại giữa ba yếu tố tài nguyên,vốn vật chất và vốn nhân lực thì sự đóng góp của vốn nhân lực trong thời đại ngàynay so với các yếu tố khác quan trọng hơn nhiều Do đó, phát triển NNL chất lượngcao trở thành một mục tiêu phát triển quan trọng trong các chiến lược dài hạn Mụctiêu này chỉ có thể đạt được nếu đầu tư tốt hơn cho GDĐH, coi GDĐH là phươngthức quan trọng hàng đầu để đào tạo và phát triển NNL chất lượng cao Hiện nay,các lý luận về phát triển NNL đều coi GDĐH là cơ sở và nền tảng của phát triểnNNL Đầu tư cho phát triển GDĐH đang trở thành “quốc sách hàng đầu” của hầuhết các quốc gia

Trang 29

1.2 Tiêu chuẩn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT quyđịnh về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học để triển khai trong các cơ sởGDĐH Các cơ sở GDĐH ở đây là các trường đào tạo đại học, các trường gắn vớitên gọi đại học

Trong cả nước có nhiều trường đại học đào tạo chương trình chất lượng cao.Tuy nhiên, mỗi trường đã tổ chức đào tạo chương trình CLC theo một cách thứcriêng, mức học phí và chất lượng đào tạo khác nhau Điều này cũng có thể sẽ dẫnđến một thực tế một số trường gắn mác đào tạo chất lượng cao, thu học phí caonhưng chất lượng lại không cao Sinh viên chương trình CLC ra trường không đápứng yêu cầu nhà tuyển dụng và thiệt thòi cho sinh viên vì phải trả học phí cao chochất lượng không tương xứng Vì vậy, ngày 18/7/2014, Bộ GD&ĐT đã ban hànhThông tư số 23/2014/TT-BGDĐT quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đạihọc để triển khai trong các cơ sở GDĐH

Về chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo chất lượng cao được xâydựng và phát triển trên nền của chương trình đào tạo đại trà của Cơ sở đào tạo; cótham khảo Chương trình Đào tạo đang được áp dụng ở một trường ĐH trong khuvực hoặc trên thế giới đã được công nhận đạt chất lượng bởi tổ chức kiểm định chấtlượng có uy tín hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thực hiện

và cấp văn bằng

Chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo chất lượng cao phải cao hơn củaChương trình đào tạo đại trà tương ứng về năng lực chuyên môn; năng lực nghiêncứu, năng lực ngoại ngữ; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực dẫn dắt,chủ trì và làm việc nhóm; khả năng thích nghi với môi trường công tác; riêng nănglực ngoại ngữ tối thiểu phải đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùngcho Việt Nam (hoặc tương đương)

Trang 30

Về đội ngũ giảng viên: Có trình độ thạc sĩ trở lên, có kinh nghiệm giảng dạyliên quan đến ngành CTCLC từ 3 năm trở lên Riêng giảng viên dạy lý thuyết cáchọc phần thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành phải có trình độ tiến sĩ hoặcchức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ thạc sĩ tốt nghiệp ở các trường đạihọc của các nước phát triển;

Giảng viên dạy các học phần chuyên môn bằng ngoại ngữ, ngoài các tiêuchuẩn chung, phải có trình độ ngoại ngữ bậc 5/6 trở lên theo khung năng lực ngoạingữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương tương) hoặc được đào tạo trình độ đạihọc trở lên toàn thời gian ở nước ngoài; Có giảng viên nước ngoài đáp ứng yêu cầucủa CTCLC tham gia giảng dạy một số học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành,ngành và chuyên ngành được dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nước ngoài hoặcTiếng Anh

Về điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo:

Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và NCKH và các điều kiệnkhác phải đáp ứng yêu cầu của CTCLC và tương xứng với mức thu học phí Trong

đó quy định rõ Cơ sở ĐT phải có phòng học riêng cho lớp ĐTCLC được trang bịmáy tính kết nối mạng internet và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, học tập; mỗi sinhviên CTCLC có nơi tự học ở trường, được sử dụng mạng internet không dây

Về nghiên cứu khoa học

Hàng năm, mỗi giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy học phần lý thuyếtngành và chuyên ngành của chương trình CLC phải có tối thiểu 1 công trìnhNCKH được công bố hoặc được nghiệm thu có nội dung liên quan đến ngành đàotạo CLC Trong cả khóa học, mỗi sinh viên chương trình CLC phải được tham giaNCKH theo nhóm nghiên cứu do các giảng viên hướng dẫn hoặc tham gia đề tàiNCKH với giảng viên

Trang 31

Hằng năm, giảng viên và sinh viên chương trình CLC phải có ít nhất 1 đề tàiphối hợp nghiên cứu với các tổ chức, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất liên quan đếnChương trình CLC.

Về tổ chức đào tạo chương trình CLC phải đảm bảo2:

Có ít nhất 20% số tín chỉ các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành,ngành và chuyên ngành được dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nước ngoài hoặcTiếng Anh, trong đó có ít nhất 1/2 số tín chỉ (của 20% số tín chỉ nêu trên) do “giảngviên nước ngoài” đảm nhiệm (trừ các ngành chỉ đạo ở Việt Nam); Mời các giảngviên thỉnh giảng và báo cáo viên là các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân, nghệnhân đến từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở trong nước hoặc nước ngoài tham giagiảng dạy, báo cáo chuyên đề, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, phát triển nghềnghiệp; hợp tác với các đơn vị sử dụng lao động, doanh nghiệp liên quan để mờitham gia, hỗ trợ hoạt động đào tạo và NCKH; Bố trí đủ trợ giảng cho mỗi học phầnthuộc khối kiến thức chuyên ngành; Bố trí đủ người hướng dẫn thảo luận, thựchành, thí nghiệm, thực tập; đảm bảo mỗi nhóm thảo luận không quá 30 sinh viên,nhóm thực hành không quá 15 sinh viên, nhóm làm thí nghiệm tại phòng thínghiệm không quá 5 sinh viên Có thể nói rằng, thông tư số 23/2014/TT-BGDĐTquy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học đã vạch ra một hành lang khásáng sủa cho các trường đại học muốn đào tạo nhân lực có trình độ đại học chấtlượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các trường đại học muốn đào tạo đại học chấtlượng cao phải triển khai thực hiện theo thông tư này cần phải đảm bảo các điềukiện :

2

Giáo dục thời đại: “Đào tạo chất lượng cao trình độ đại học phù hợp với thực tiễn

http://www.baomoi.com/Dao-tao-chat-luong-cao-trinh-do-dai-hoc-phu-hop-voi-thuc-tien/59/14606081.epi

Trang 32

Đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra phải cao hơn CTĐT tương ứng đangđược thực hiện hợp pháp tại cơ sở đào tạo, có mức trần học phí theo quy định hiệnhành của Chính phủ (tạm gọi chương trình đại trà); Phải đáp ứng các tiêu chí đồng

bộ, bao gồm: CTĐT, tuyển sinh, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, tổ chức vàquản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, cơ sở vật chất đáp ứng yêucầu thực hiện CTCLC nêu trên Trong các điều kiện và tiêu chí trên, các trường đạihọc phải lưu ý tiêu chí về Chương trình đào tạo có tham khảo CTĐT đang được ápdụng ở một trường ĐH trong khu vực hoặc trên thế giới đã được công nhận đạt chấtlượng bởi tổ chức kiểm định chất lượng có uy tín hoặc được cơ quan có thẩmquyền của nước đó cho phép thực hiện và cấp văn bằng Điều này, có thể dẫn đếnviệc sao chép hoặc ghép nối các học phần trong Chương trình đào tạo của cáctrường ĐH trong khu vực hoặc trên thế giới

Việc tham khảo các Chương trình đào tạo mới chỉ là cái khung bên ngoài,điều quan trọng là nội dung, học liệu, phương pháp giảng dạy mới là điều quantrọng cần được lưu ý

Hiện nay, tại Việt Nam vẫn có trường Đại học chọn cách mua bản quyềnchương trình đào tạo, tập huấn phương pháp giảng dạy, tiếp thu học liệu của các đạihọc tiên tiến trên thế giới như Trường Đại học Duy Tân chẳng hạn Nhưng cáchlàm này đòi hỏi phải bỏ chi phí rất lớn mới có thể thực hiện được Bên cạnh đó, tiêuchí điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo yêu cầu mỗi sinh viên CTCLC cónơi tự học ở trường Điều này cũng rất cần thiết để các trường đại học lưu ý quantâm đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với tiêu chuẩn đào tạo chất lượng cao

Chất lượng đào tạo phải được xã hội, người học và cơ quan sử dụng nguồnnhân lực chất lượng cao này, cơ quan quản lí giám sát Thông tư cũng quy định Cơ

sở đào tạo phải công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo cácquy định chi tiết về đối tượng CLC và mức học phí trước mỗi kì tuyển sinh và hàngnăm, sau mỗi kì tuyển sinh

Trang 33

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT thực hiện định kỳ hàng năm kiểm tra, giám sát việctriển khai tổ chức đào tạo chương trình Chất lượng cao của các Cơ sở đào tạo Các

cơ sở đào tạo phải đăng ký kiểm định chương trình Chất lượng cao sau 2 khóa tốtnghiệp, theo quy định về kiểm định chương trình đào tạo của Bộ GD&ĐT

Để tiếp cận xây dựng mô hình quản lý đào tạo NNL chất lượng cao, ta cầndựa vào mô hình quản lý đào tạo đã và đang tồn tại ở các trường đại học Đó lànhững mô hình được xây dựng với cấu trúc phù hợp để thực hiện một hoặc một sốchương trình đào tạo đại trà có tính truyền thống, Trên cơ sở đó nghiên cứu và đưathêm các yếu tố mới hoặc làm cho các yếu tố vốn có trở nên thích hợp hơn, đápứng yêu cầu quản lý đào tạo chất lượng cao một số chương trình đào tạo đặc biệt

Khi đặt ra vấn đề hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo NNL chất lượng cao, taxác định là mô hình này đang tồn tại và hoạt động có hiệu quả nhất định Việcnghiên cứu đề xuất bổ sung những yếu tố mới hoặc khắc phục một số hạn chế,nhược điểm của mô hình đã có để có thể đáp ứng tốt hơn yêu càu quản lý tronghoàn cảnh mới là một nhiệm vụ quan trọng

Mô hình quản lý đào tạo NNL chất lượng cao được chú trọng đầu tư tốt hơnvào một số yếu tố cơ bản, như: đầu vào (các chương trình đào tạo, GV, SV, CBQL,tài chính, thiết bị, kỹ thuật, tài liệu ); Chủ thể quản lý, điều hành thông qua các cơchế, chính sách, bộ máy quản lý đầu ra là sinh viên tốt nghiệp và các sản phẩmkhác của quá trình đào tạo để thực hiện các chương trình đào tạo đặc biệt, chấtlượng cao

Đội ngũ GV, CBQL là một yếu tố quan trọng hàng đầu Họ phải là nhữngngười có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao Đối với chương trình đào tạo tàinăng doanh nghiệp, GV là những nhà quản lý tài năng đã trải qua hoặc đang điềuhành sản xuất, kinh doanh Do đó, GV thường được mời từ các công ty, doanhnghiệp hoặc các trường khác

Trang 34

Ngoài ra, các khoản kinh phí dành cho các chương trình đào tạo NNl chấtlượng cao ở các trường thường là một con số lớn Nhà nước đầu tư để chi phí cho

cả phần cứng lẫn phần mềm Chi phí phần cứng là đầu tư vào cơ sở vật chất, thiết

bị kỹ thuật, xây dựng trường sở Chi phí mềm đầu tư là đầu tư cho giáo trình, tàiliệu, internet, tiền lương, tiền thưởng cho GV và học bổng cho SV Để cập nhậpcác thông tin, các trường đại học phải hiện đại hóa giảng đường, thư viện, thiết bịnghiên cứu, hệ thống truyền tin, mạng internet Mức đầu tư này thường lớn hớnnhiều so với mức đầu tư cho chương trình đào tạo thông thường Vai trò của quản

lý thể hiện ở việc đảm bảo cho các nguồn tài chính luôn luôn dồi dào, cần có nhiềugiải pháp để đa dạng hóa các nguồn thu phục vụ đào tạo

Ngoài ra, còn đặc biệt chú ý đến công tác đánh giá, để thấy rõ mức độ hiệuquả của quá trình quản lý từ đó có những điều chỉnh phù hợp cũng là cách để nângcao vai trò của trường đại học trong đào tạo

1.3 Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục đại

học ở một số quốc gia

1.3.1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Hoa Kì

Giáo dục đại học Mỹ đã đóng góp tạo nên một nguồn nhân lực có khả năngcạnh tranh cao cho nền kinh tế của Mỹ và vị trí đứng đầu thế giới của nước nàytrong hầu hết mọi lĩnh vực So với 75 nước khác trên thế giới, kinh tế của Mỹ đứng

ở vị trí số 1 về chỉ số tăng trưởng cạnh tranh và kỹ thuật, vị trí thứ 2 đối với môitrường kinh tế vĩ mô và thứ 16 trong lĩnh vực hành chính công(Bảng 1)

Bảng 1: Năng lực cạnh tranh cao của nền kinh tế Mỹ (So sánh với 75 nước khác)

Nước Chỉ số cạnh tranh về Chỉ số cạnh Chỉ số cạnh Chỉ số cạnh tranh

Trang 35

mức độ tăng trưởng tranh về kỹ

thuật

tranh về thể chếcông

môi trường kinh tế

vĩ mô (2001)

(Peter k Cornelius, GCR Executive Summary 2002-2003, World Economic Forum)

Các trường đại học ở Mỹ, đặc biệt là các trường đại học nghiên cứu trởthành trụ cột của nước Mỹ trong việc giúp Mỹ duy trì vai trò dẫn đầu thế giới vềkhoa học và kỹ thuật, giúp nước Mỹ thịnh vượng về kinh tế và đảm bảo an ninhquốc phòng Các trường đại học nghiên cứu là nơi đào tạo các nhà lãnh đạo, cácnhà khoa học trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị của nước Mỹ, là nơithực nghiệm giải quyết các vấn đề trọng yếu mà xã hội Mỹ quan tâm(J Duderstadt2003) (Xem bảng 2)

Bảng 2: Các trường đại học hàng đầu thế giới của Mỹ

(2004 Institute of Higher Education, Shanghai Jiao Tong University)

Trên thế giới, không nơi đâu có chương trình đào tạo nguồn nhân lực tàinăng tốt như ở Hoa Kỳ Hiện tại Hoa Kỳ có hơn 3.600 trường đại học và cao đẳngchỉ đào tạo nguồn nhân lực cho Hoa Kỳ mà còn cho cả thế giới Năm 2001, Hoa Kỳ

đã đưa chương trình đào tạo khoa học công nghệ tài năng (Building Engineeringand Science Talent-BEST) áp dựng trong một số trường đại học có uy tín Mục tiêucủa chương trình là mở rộng qui mô lực lượng lao động khoa học công nghệ tàinăng, thông qua việc thu hút những người giỏi nhất còn trẻ tuổi vào các hoạt độngkhoa học và công nghệ thay thế những người đã lớn tuổi Tuy nhiên việc hỗ trợ vềtài chính không phải là 100%, nhưng nguồn tài chính được cung cấp hào phóng cho

Trang 36

các sinh viên thực sự tài năng Ở Hoa Kỳ, việc đào tạo nguồn nhân lực khoa học tàinăng được sự hỗ trợ to lớn của nguồn vốn đầu tư vào hệ thống hạ tầng cơ sở khoahọc công nghệ và hoạt động R&D Hoa Kỳ đầu tư cho khoa học công nghệ hiệnđang ở mức 2,8% GDP, chiếm 44% tổng chi phí nghiên cứu khoa học của các nướcOECD, con số này được coi như đứng đầu trên thế giới

Như vậy, không chỉ có nguồn chi phí đầu tư lớn cho giáo dục mà phươngpháp đào tạo nguồn nhân lực tài năng trong các trường đại học ở Hoa Kỳ luôn đổimới Áp dụng công nghệ hiện đại là yêu cầu bắt buộc đối với giáo sư ở Mỹ, do đócông nghệ thông tin được áp dụng rất rộng rãi Năm 2003, một phần ba số lớp họctheo chương trình BEST có trang web riêng Phương pháp toán và tri thức liênngành Sinh viên làm quen với việc ứng dụng các công cụ và xử lý nguồn dữ liệulớn, đa chiều khi tham gia các đề tài khoa học Nguồn kinh phí hỗ trợ cho sinh viênnghiên cứu từ ngân sách liên bang lên tới 67%, tập trung vào các ngành khoa học

cơ bản Do đó, nhiều công trình nghiên cứu sản xuất đã ra đời từ các sinh viên tàinăng trẻ

Sự thành công của các chương trình GD tài năng trong các trường đại học ởHoa Kì là nhờ việc xây dựng được mô hình quản lý đào tạo và hoạt động rất hiệuquả Về cơ bản, các mô hình quản lý đào tạo NNL chất lượng cao trong GDĐH ởHoa Kỳ gồm những yếu tố sau:

 Hệ thống mục tiêu và chính sách

 Hệ thống tiêu chí và cơ chế tuyển chọn, sàng lọc

 Quy trình vận hành chương trình đào tạo

 Hệ thống chương trình đào tạo

 Hệ thống kiểm định và đánh giá: cơ sở đào tạo, chương trình, quytrình đào tạo, phương pháp đào tạo, chất lượng đầu vào, quá trình đào

Trang 37

tạo, đầu ra, sản phẩm đào tạo, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp, đội ngũ

GV và CBQL

 Hệ thống quản lý và phát triển NNL (đội ngũ GV, SV, CNQL )

 Hệ thống cung ứng tài chính, tư liệu, vật chất, thiết bị kỹ thuật ;

 Hệ thống quản lý và phát triển các hoạt động R&D và dịch vụ xã hội,phục vụ phát triển KT-XH

Hoa Kì là quốc gia đi đầu trong đào tạo NNL chất lượng cao bậc đại học.Các chương trình tài năng được thực hiện ở 144 trên tổng số 3400 trường đại họclớn nhỏ của Hoa Kỳ Năm 1958, Quốc hội Mỹ đã thông qua “Đạo luật về giáo dụcphục vụ quốc phòng”, trong đó quy định hỗ trợ 1 tỷ USD cho các trường đại học đểđẩy mạnh việc đào tạo tài năng các ngành KHCB nhằm phát hiện, tuyển chọn vàbồi dưỡng nhân tài Luật này đã ghi: “Không để một sinh viên tài năng nào phải từchối tiếp nhận học đại học chỉ vì thiết tiền để chi phí cho việc học tập” Nhà nướccũng đã đầu tư thích đáng cho các trường đại học công lập có uy tín để thực hiệncác chương trình đào tạo tài năng Nhờ vậy mà nhiều trường đã dành được uy tíncao trong xã hội Những năm 70 của thế kỷ XX, Hoa Kỳ đã có một hệ thống quản

lý đào tạo, bồi dưỡng tinh hoa trong các trường đại học Hệ thống này vận hànhtheo một số nguyên tắc cơ bản là:

- Nguyên tắc cá biệt hóa trong dạy học;

- Nguyên tắc tham gia trực tiếp của toàn xã hội vào việc đào tạo bồi dưỡng nhântài;

- Nguyên tắc thích ứng nhanh chóng của giáo dục với những yêu cầu của cuộc sốngluôn luôn biến đổi

Qua thực tế càng thấy rõ tài năng doanh nghiệp có thể đào tạo đươc chứkhông phải chỉ có khả năng thiên bẩm hoặc xuất thân trong gia đình có truyền

Trang 38

thống Do đó, giáo dục đại học trở thành xu hướng để cho kinh tế Hoa Kỳ làm nêntảng phát triển vững chắc, luôn có những nhân tài đáp ứng được yêu cầu phát triểncủa đất nước Nhờ có mô hình quản lý ổn định và mang tính chuyên nghiệp cao,các chương trình tài năng đã đạt được những thành công lớn trong đào tạo NNLchất lượng cao Theo số liệu thống kê Trường ĐH Harvard về kết quả của chươngtrình BEST, chương trình HP và EP có khoảng 50 đến 80% số sinh viên tham giahọc đã tốt nghiệp và tự kiếm được việc làm với thu nhập cao.

Trong bài viết: “Phân tích chất lượng giáo dục đại học Việt Nam và Mỹtrong hoàn cảnh mỗi nước và rút ra bài học cho Việt Nam” Trần Thị Bích Liễu &Charles S Gaede (Viện Nghiên Cứu Giáo Dục-ĐH SP TPHCM)viết:

“Các lực lượng của thị trường tự do của Mỹ tạo nên một môi trường cạnhtranh mạnh mẽ cho sự phát triển của giáo dục đại học và nâng cao chất lượng của

nó Frank Newman và Lara K Couturier (2002) chỉ ra rằng, "Chính bản thân các

trường đại học cũng thấy rằng họ rất cạnh tranh Các trường đại học cạnh tranh vìsinh viên, vì từng đồng đô la cho nghiên cứu khoa học, cạnh tranh đội ngũ giảngviên và cạnh tranh vì vị thế của nhà trường trên thị trường Trường đại học càngngày càng cạnh tranh, hoạt động càng ngày càng theo qui luật của thi trường hơn làtheo qui định của pháp luật " Sự cạnh tranh xảy ra giữa các trường đại học truyềnthống và các đối thủ mới như các công ty, các doanh nghiệp đại học và đặc biệttrong khung cảnh cạnh tranh toàn cầu tạo nên những cơ hội mới cũng như nhữngthách thức mới cho các trường đại học và cho xã hội (Frank New Man and Lara K.Courturier, 2001, 2002) Arild Tjeldvoll (1998) thấy rằng các trường đại học bịbuộc phải quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm và giá cả trong các hoạt động đào tạo,nghiên cứu và dịch vụ của mình Thêm vào đó, các trường đại học để cạnh tranhphải xây dựng vị thế của mình Cuộc chạy đua dành vị thế theo Frank Newman,Lara Couturier, and Jamie Scurry (2004), đã dẫn đến những thành quả - nâng caochất lượng giáo dục của các trường đại học nghiên cứu- nhưng dẫn đến sự méo mó

Trang 39

của chất lượng dạy học làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội Vìcuộc chạy đua để xây dựng vị thế này đã làm cho giáo viên chỉ chú ý đến việcnghiên cứu mà lơ là công tác giảng dạy Họ ít dành thời gian cho việc dạy học vàcho sinh viên và họ cũng không chú ý sử dụng các thành quả nghiên cứu mới vàoviệc nâng cao tay nghề sư phạm của mình.”3

Các trường đại học ở Mỹ xây dựng vị thế của mình bằng nhiều cách: thôngqua kiểm định và công nhận, qua các thành tích của các cựu sinh viên và các hoạtđộng thể dục thể thao Họ sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để cạnh tranh như:xây dựng tiếng tăm của một trường đại học chất lượng cao, tiếp thị, giảm giá thành,phát triển hệ thống trường tư, xây dựng các trường đại học xí nghiệp và trường đạihọc hàng đầu thế giới, áp dụng kỹ thuật mới, so sánh với các trường đại học khác,xây dựng hệ thống trách nhiệm và quyền tự chủ cho các trường đại học

Để xây dựng uy tín và chất lượng, trường đại học thực hiện cạnh tranh trongcác lĩnh vực đội ngũ giảng dạy, cạnh tranh sinh viên, cạnh tranh kinh phí nghiêncứu, tiếp thi và xây dựng chiến lược phát triển trong đó tập trung vào chiến lược

nâng cao chất lượng

Để cạnh tranh đội ngũ giảng viên có chất lượng cao các trường đại học hàngnăm có chế độ tuyển dụng giảng viên và thực hiện chế độ chính sách tiền lươngnhư hợp đồng lao động một năm cho giảng viên thỉnh giảng, phong chức phó giáo

sư sau 10 năm cho trợ lý giảng viên có thành tích giảng dạy và đặc biệt là nghiêncứu khoa học, hợp đồng cũng như phong chức giáo sư cho giảng viên toàn thờigian Việc trả lương dựa vào hợp đồng và dựa vào chức danh, học vị của giảngviên Hệ thống lương và thưởng tạo nên động lực phấn đấu và cạnh tranh cho độingũ (Sutton, Terry P - Bergerson, Peter J., 2001)

Để hệ thống thưởng hoạt động có hiệu quả, các trường xây dựng các chuẩnnhằm đánh giá công việc của giảng viên trong ba lĩnh vực: dạy học, nghiên cứu và

Ngày đăng: 28/04/2016, 14:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Đại học Quốc Gia Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước-Mục tiêu, nội dung và phương thức ”, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước-Mục tiêu, nội dung và phương thức
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
5. Trí thức giáo dục đại học Việt Nam, “Thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, sách tham khảo, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
6. Trần Thị Bích Liễu, Charles S. Gaede, “Phân tích chất lượng giáo dục đại học Việt Nam và Mỹ trong hoàn cảnh mỗi nước và rút ra bài học cho Việt Nam”, Viện Nghiên cứu Giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chất lượng giáo dục đại học Việt Nam và Mỹ trong hoàn cảnh mỗi nước và rút ra bài học cho Việt Nam
7. Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Quý Thanh, Trịnh Ngọc Thạch, Lê Đức Ngọc, Nguyễn Công Khanh, Mai Thị Quỳnh Lan, “Giáo dục đại học:Một số thành tố của chất lượng”, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đại học: "Một số thành tố của chất lượng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
9. PGS. TS Đường Vinh Sường (2014), “Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản 10. TS Trịnh Ngọc Thạch “Mô hình đại học doanh nghiệp kinh nghiệmquốc tế và gợi ý cho Việt Nam”, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay"”, Tạp chí Cộng sản10. TS Trịnh Ngọc Thạch" “Mô hình đại học doanh nghiệp kinh nghiệm "quốc tế và gợi ý cho Việt Nam
Tác giả: PGS. TS Đường Vinh Sường
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2014
11. TS Trịnh Ngọc Thạch (2008), “Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học Việt Nam
Tác giả: TS Trịnh Ngọc Thạch
Năm: 2008
12.Trần Văn Tùng (2005), “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng”, NXB Thế Giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng
Tác giả: Trần Văn Tùng
Nhà XB: NXB Thế Giới
Năm: 2005
1. Chính Phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013): Nghị Quyết 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa Khác
3. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 Khác
8. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012): Luật Giáo dục đại học Khác
13.Một số website và tạp chí online đăng tải các bài viết có liên quan đến giáo dục đại học Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w