Kaizen không phải công cụ,không phải kỹ thuật.Kaizen là triết lý trong quản lý của người Nhật,có nghĩa là “cải tiến liên tục”.Đây là phương thức quản lý chất... lượng p
Trang 1Họ và tên:Nguyễn Thị Hồng Liên
MSSV :11030466
Lớp :QH-2011-X-QL.A
I.Tên đề tài :
Tìm hiểu lý luận Kaizen? Phân tích ý nghĩa thực tiễn của những tư tưởng này trong điều kiện ngày nay?
II.Lý do chọn đề tài.
Quản lý là tác động có ý thức theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức trong điều kiện môi trường thay đổi.Vì vậy hoạt động quản lý là hoạt động vô cùng phức tạp và gặp rất nhiều khó khăn,có rất nhiều quan niệm khác nhau về quản lý và đương nhiên việc áp dụng phương pháp quản lý đó đúng lúc,đúng chỗ,đúng nơi càng gặp khó khăn hơn,các phương phương pháp quản lý thời kỳ cổ điển chỉ chú trọng đến năng suất của công việc và tổ chức,phương pháp này coi như một hệ thống sản xuất,vai trò của con người chỉ là một bộ phận bé nhỏ trong một guồng máy hay nói cách khác con người chỉ là công cụ sản xuất.Chính vì đó mà kết quả sản xuất tuy đạt hiệu quả và năng xuất tốt nhưng không tồn tại được nâu vì sức khỏe của con người chỉ có giới hạn mà công việc thì vô hạn nếu làm nâu dài con người sẽ cảm thấy mệt mỏi,chán nản dẫn đến bỏ việc.Xuất phát từ tình hình trên một số nhà thuyết gia đã cố gắng tìm ra một giải pháp mới để dung hòa làm thăng tiến các phương pháp quản lý lên một tầm cao mới,tiến trình này đã nảy sinh nhiều trường phái quản lý như:trường phái tâm lý xã hội cua pollet,mayo…hay trường phái xã hội herberg,trường phái khoa học với Simon Đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ II,Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi kinh tế và tạo ra bước phát triển
“thần kỳ” khiến các nhà quản lý phương Tây phải kinh ngạc và quan tâm tìm hiểu.Đó chính là kết quả của nghệ thuật và thực tiễn phong cách quản lý Nhật Bản Nếu “lean production” là hạt nhân của sự "thần kỳ Nhật Bản” thì có hai nhân tố mà cho đến gần đây người ta cũng cho là thành phần không thể thiếu được:học thuyết cải tiến liên tục hay còn được gọi là triết lý Kaizen và giá trị của sự đoàn kết,đặc biệt là khi ứng dụng ở kế hoạch nâu dài
Chính điều đặc biệt này của triết lý Kaizen nên tôi chọn đề tài nghiên cứu về
lý luận Kaizen để từ đó có thể ứng dụng vào trong quản lý ở Việt Nam để tìm ra lối thoát cho nền kinh tế của đất nước.Trong bài tiểu luận này tôi chủ yếu bàn về triết
lý Kaizen và ứng dụng của nó ở Nhật Bản từ đó áp dụng vào các tổ chức ở Việt Nam
III.Hoàn cảnh lịch sử.
Cuối những năm 70 của thế kỷ XX kinh tế và thương mại thế giới có những thay đổi đầy kịch tính.Cuộc khủng hoảng dầu mỏ bắt đầu từ năm 1973 đã giáng một đòn rất mạnh vào các ngành công nghiệp-trụ cột của các nước phương tây
Trang 2buộc các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ chế tạo và quản lý.Thị trường tương mại quốc tế trở lên thông toáng hơn,tạo ra “sân bãi thi đấu” cho các công ty lớn và công ty xuyên quốc gia.Nhật bản từ một nước bại trận ,sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đã từng bước phát triển và cuối những năm 70 đã trở thành một cường quốc kinh tế tiến sát nước Mỹ.Các công ty Nhật Bản chẳng những tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm trội hơn các công ty Mỹ,và còn rất thành công trong việc áp dụng “mô hình quản lý Nhật Bản”ngay trên đất Mỹ
Từ chỗ coi thường,miệt thị,các nhà quản lý và khoa học phương Tây đã thay đổi thái độ,nhìn nhận mô hình và phương pháp quản lý Nhật Bản với vẻ sùng kính và coi nó là khuôn mẫu mới cho họ;hoặc coi nó là sản hẩm của một thể chế và nền văn hóa dân tộc đặc thù của Nhật Bản
Một số nhà khoa học Mỹ đã nhìn nhận “hiện tượng thần kỳ” của Nhật Bản và họ đã đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố tạo nên thành công của mô hình quản lý này,so sánh nó với phương pháp quản lý thành công của các công ty Mỹ.Cách tiếp cận khoa học này cuối cùng cũng tìm ra “mẫu số chung” của các công ty xuất sắc.Trong đó,văn hóa quản lý là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần phải tính để đưa doanh nghiệp của họ phát triển nhanh và bền vững.Trong những học thuyết làm nên sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản như:Thuyết Z của W.Ouchi,T.J Peter và R.H.Waterman tác giả của cuốn Tìm kiếm sự xuất sắc…Một trong nội dung quan trọng của các học thuyết quản lý Nhật Bản không thể thiếu ,triết lý-đã giúp các công ty Nhật Bản thành công đó chính là triết lý Kaizen.Chính việc áp dụng một cách tài tình các học thuyết đó vào thưc tiễn Nhật Ban đã tạo nên phong cách cách quản lý đặc biệt của những nhà quản lý Nhật Bản
IV.Tư tưởng chủ đạo.
Thực chất Kaizen là một hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của mọi người nhằm cải thiện không ngừng môi trường làm việc,cuộc sống của mỗi cá nhân,mỗi gia đình.đó là triết lý quản lý Kaizen,được tiến hành trên mọi hoạt động của công ty,Kaizen chú trọng quá trình cải tiến liên tục,tập trung vào 3 yếu tố nhân sự:sự quản lý,tập thể và cá nhân người lao động và luôn ghi nhận các ý kiến đóng góp của các công nhân,khuyến khich công nhân phát hiện các vân vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất…Trên thực tế không có gì tồn tại vĩnh viễn,tất cả hệ thống đều đi đến sự xuống cấp sau một quá trình dài sử dụng và một tổ chức thì càng không thể tránh khỏi một tổ chức “khi đã hình thành được một cấu trúc thì cũng là lúc tổ chức đó bắt đầu xuống cấp”(Pakinson)
V.Nội dung chính.
Khái niệm cơ bản về Kaizen.
Trong tiếng Nhật “Kai” có nghĩa là “thay đổi”, “zen” là “tốt hơn” có thể gọi là “thay đổi cho tốt hơn” hoặc “thay đổi liên tục”
Kaizen không phải công cụ,không phải kỹ thuật.Kaizen là triết lý trong quản
lý của người Nhật,có nghĩa là “cải tiến liên tục”.Đây là phương thức quản lý chất
Trang 3lượng phát sinh từ quản lý chất lượng toàn diện (TQM).Nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững,cải tiến năng suất,chất lượng sản phẩmvà tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.Kaizen hướng vào những hoạt động hiện tại có hiều cơ hội cải tiến,tích lũy những cải tiến nhỏ để tạo ra những đột biến lớn…
Đặc điểm của Kaizen.
- Là quá trình cải tiến liên tục nơi làm việc
- Tập trung nâng cao năng suất và thoả mãn yêu cầu khách hàng thông qua giảm lãng phí
- Triển khai dựa trên sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên với sự cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo
- Đặc biện nhấn mạnh hoạt động nhóm
- Thu thập và phân tích dữ liệu là công cụ hữu hiệu
=>Như vậy Kaizen không phải là một công cụ, không phải là một kỹ thuật mà là triết lý quản lý Kaizen không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng yêu cầu sự cam kết và nỗ lực ở mọi cấp của doanh nghiệp (đặc biệt là cấp lãnh đạo) Các yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động Kaizen và 5S bao gồm: Cam kết của lãnh dạo cao nhất, vai trò của cán bộ quản lý các phòng ban, tổ, nhóm, sự nỗ lực tham gia của mọi người, việc triển khai cải tiến được thực hiện liên tục, hàng ngày
Trang 4Những cải tiến trong Kiazen là những cải tiến nhỏ,mang tính tăng dần và quá trình Kaizen mang lại kết quả ấn tượng trong một thời gian dài.Trong khi đó ở phương Tây lại sùng bái đổi mới.Như vậy sự khác nhau giữa đổi mới và Kaizen như sau:
Tính hiệu quả Dài hạn nhưng không gây
ấn tượng
Ngắn hạn nhưng gây ấn tượng
Khung thời gian Liên tục và gia tăng Cách quãng
Thay đổi Dần dần và nhất quán Đột ngột và dễ thay đổi Cách tiếp cận Nỗ lực tập thể Ý tưởng và lỗ lực cá nhân Liên quan Tất cả mọi người Một vài người được lựa
chọn
Trang 5Cách thức tiến hành Duy trì và cải tiến Đột phá và xây dựng
Bí quyết Bí quyết truyền thống Đột phá kỹ thuật
Yêu cầu thực tế Đầu tư chút ít nhưng cần
lỗ lực lớn để duy trì
Đầu tư lớn nhưng lỗ lực ít
để duy trì
Đánh giá Quá trình và nỗ lực Kết quả đối với lợi nhuận
=>Thực hiện Kaizen ít tốn kém hơn mà chất lượng sản phẩm,dịch vụ cũng nâng cao,nó không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hay công nghệ mới vì vậy mà bất cứ tổ chức nào cũng có thể áp dụng.Để thực hiên Kaizen chỉ cần các kỹ thuật đơn giản như 7 công cụ kiểm soát chất lương.Đây chính là điểm khác biệt và thế mạnh của Kaizen
Các chương trình Kaizen cơ bản
Chương trình 5S:
Seiri (Sàng lọc): Nhằm loại bỏ tất cả mọi thứ không cần thiết, không có giá trị ra
khỏi công việc, nhà xưởng, tổ chức
Seiton (Sắp xếp ): Phân loại, hệ thống hoá để bất cứ thứ gì cũng có thể "dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra, dễ trả lại"
Seiso ( Sạch sẽ): Thực chất là lau chùi, quét dọn, vệ sinh, kiểm tra xem mọi thứ có được sắp xếp đúng nơi quy định
=>Ba nguyên tắc nêu trên thực chất chỉ là việc sàng lọc, sắp xếp phân loại khoa học hệ thống nhà xưởng, máy móc, công cụ sản xuất và tổng vệ sinh doanh nghiệp
Seiso (Sạch sẽ),:tức là dọn, vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn mọi chỗ tại nơi làm việc để không còn rác, bụi bẩm bám trên sàn nhà, máy móc và trang thiết bị Nguyên tắc này đòi hỏi người công nhân luôn phải dọn vệ sinh sạch sẽ tại khu vực làm việc của họ, kiểm tra máy móc xem có bụi bẩn hay không? Vì bụi bẩn, rác thải là
nguyên nhân chính gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động và sử dụng của máy móc, thiết bị Người công nhân có thể dính nhãn và đánh dấu kiểm tra từng bộ phận để thu thập dữ liệu về các sự cố xảy ra ở mỗi bộ phận
Trang 6Seiketsu (Săn sóc), tức là duy trì tiêu chuẩn cao về giữ gìn vệ sinh và sắp xếp nơi
làm việc gọn gàng vào mọi lúc bằng cách liên tục thực hiện Seiri, Seiton và Seiso Nghĩa gốc của từ tiếng Nhật “Seiketsu” là “vệ sinh”
Chương trình KSS (Kaizen Suggestion System) – Đây là hệ thống khuyến nghị
Kaizen, gồm hệ thống tiếp nhận, xử lý, phản hồi và hỗ trợ thực hiện ý tưởng (phiếu
đề xuất ý tưởng, bản tin, hộp thư…), hệ thống đào tạo tại chỗ (phương pháp não công giải quyết các vấn đề, tư duy sáng tạo…) và hệ thống quảng bá, xúc tiến, khen thưởng (bản tin Kaizen, Tạp chí Kaizen,…) tới nhà quản lý, yêu cầu sự tài trợ và chấp thuận từ ban lãnh đạo cũng như sự áp dụng tiếp theo cho mỗi cải tiến của một sản phẩm Người lao động sẽ nhận được tiền thưởng hoặc phần thưởng vì đã giúp tiết kiệm chi phí sản xuất sản phẩm
Hệ thống này nhấn mạnh lợi ích xây dựng tinh thần làm việc và sự tham gia tích cực của người lao động thông qua các kích thích về tài chính, kinh tế thường thấy trong các hệ thống kiểu Mỹ Song giá trị phần thưởng ở đây nhỏ hơn nhiều so với giá trị phần thưởng trong hệ thống tương tự tại Mỹ Qui mô của hệ thống khuyến nghị Kaizen Nhật Bản được mô tả bởi số lượng khuyến nghị được gửi hàng năm Trong năm 1990, tỷ lệ số khuyến nghị được gửi sẽ được sử dụng là 32 ở Nhật Bản và 0,11 tại Mỹ Hệ thống chỉ dẫn này là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý được xây dựng nhằm hướng dẫn mọi nhân viên thực hiện trong nguyên tắc Kaizen
Chương trình QCC(Quality control circles) nhóm chất lượng là một nhóm nhỏ tình nguyện thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng tại nơi làm việc,thực hiện công việc liên tục như một phần trong chương trình kiểm soát chất lượng toàn công ty,tự phát triển và giáo dục lẫn nhau.Nhóm gồm từ 8-10 người bao gồm các thành viên:Nhà tài trợ,lãnh đạo công ty,nhóm trưởng,nhân viên thu thập và xử lý thông tin và các thành viên khác(nhân viên công ty,chuyên gia…)Nhóm chất lượng được huấn luyện các phương pháp kiểm tra chất lượng,tư duy sáng tạo,giải quyết vấn đề như phương pháp não công,6 mũ tư duy.Cuối những năm 1960 khi phong trào vì chất lượng cao tại Nhật bản chuyển sang giai đoạn phát triển mới thì các công ty Nhật Bản đã thành lập thêm các tổ,nhóm chất lượng.Vàchỉ trong khoảng 1 thập kỷ,chất lượng của hàng hóa Nhật bản đã được cải thiện rõ rệt.Điển hình là Toyota gây được sự chú ý lần đầu tiên của thế giới vào những năm 1980 khi mà khách hàng bắt đầu nhận ra rằng xe Toyota có tuổi thọ dài hơn và ít sửa chữa hơn xe mỹ
=>Như vậy nhóm chất lượng đã khai thác được tiềm tàng to lớn của người lao động.Ngoài ra nhóm còn tạo ra môi trường làm việc tốt trên cơ sở tôn trọng người lao động,đóng góp cho sự phát triển không ngừng của tổ chức
Trang 7Các bước thực hiện Kaizen
Kaizen hoạt động liên tục theo chu trình Deming PDCA,trong đó:
P(Plan) đặt kế hoạch
D(Do) thực hiện
C(Check) kiểm tra A(Action)hoạt động khắc phục giúp doanh nghiệp theo dõi các hoạt động trong mọi lĩnh vực có hiệu quả.Và Kaizen được thực hiện theo 8 bước,tuân thủ theo vòng tròn quản lý chất lượng PDCA nà,trong đó từ bước 1 đến bước 4 là Plan (lập kế hoạch),bước 5 là Do (thực hiện),bước 6 là check(kiểm tra) và bước 7,8 là action (hành động khắc phục hay cải tiến).Dựa trên phân tích dữ liệu,chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề thông qua 8 bước được tiêu chuẩn hóa như sau:
Bước 1:Lựa chọn chủ đề(do công việc,bộ phận…).Việc lựa chọn được bắt đầu với lý do tại sao chủ đề trên được lựa chọn.Thông thường chủ đề được quyết định cùng các chính sách quản lý hay dưa trên mức độ ưu tiên,tầm quan trọng,mức độ khẩn cấp hoặc tình hình kinh tế hiện tại
Bước 2:Tìm hiểu tình trạng hiện tại và xác định mục tiêu.Trước khi bắt đầu một dự án,các trạng thái hiện tại phải được hiểu và xem xét lại.Một cách để thực hiện những điều trên là con người trực tiếp đến nơi làm việc(tức là Gemba) và tuân theo 5 nguyên tắc cơ bản của Gemba.Hay một cách khác là thu thập dữ liệu
Bước 3:phân tích dữ liệu đã thu thập để xác định nguyên nhân gốc rễ
Bước 4:Xác định biện pháp thực hiện dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu
Bước 5:Thực hiện biện pháp
Bước 6:Xác nhận kết quả thực hiện biện pháp
Bước 7:Xây dựng hoặc sửa lỗi các tiêu chuẩn để phòng ngừa tái diễn
Bước 8:Xem xét các quá trình trên và xác định các dự án tiếp theo
=>Các bước trên sẽ giúp nhà quản lý hình dung và tiếp cận được với quá trình giải quyết các khó khăn.Đây cũng là một cách hiệu quả để ghi lại các hoạt động Kaizen.Mõi giai đoạn của vòng tròn Deming thường sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ riêng biệt.Ví dụ,ở giai đoạn lập kế hoạch hay lựa chon chủ đề các công cụ được sử dụng là:biểu đồ Pareto,biểu đồ cột…Vòng tròn Deming được áp dụng một cách liên tục trong việc quản lý chất lượng nhằm từng bước cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm,chất lượng công việc.Bước khởi đầu của vòng tròn mới được dựa trên kết quả của vòng tròn trước nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại…và như thế sau nhiều lần áp dụng vòng tròn Deming chất lượng sản phẩm sẽ nâng cao dần và liên tục.Đồng thời hoạt động Kaizen cũng được cải tiến hơn nữa và tiếp tục được thức hiện
Các nguyên tắc hoạt động của Kaizen.
Trang 81.Tập trung vào khách hàng:
Nguyên tắc bất biến:Sản xuất và cung ứng dịch vụ theo định hướng của thị trường và nhu cầu của khách hàng
Mục tiêu:Chủ yếu tập trung vào cải tiến và quản trị chất lượng của sản phẩm,nhằm phục vụ khách hành,gia tăng lợi ích sản phẩm để tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng
Người hưởng lợi cuối cùng là khách hàng nên bất cứ hoạt động nào không làm tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm và không ngừng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thì đều bị loại bỏ
2.Luôn luôn cải tiến:
Nguyên tắc bất biến:hoàn thành không có nghĩa là kết thúc công việc mà chỉ là hoàn thành ở giai đoạn này trước khi chuyển sang giai đoạn kế tiếp
Các tiêu chuẩn kỹ thuật,mẫu mã,chi phí hiện tại sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong tương lai
Tập trung cải tiến sản phẩm hiện tại sẽ hiệu quả hơn rất nhiều,ở cả góc độ chi phí lẫn thời gian so với việc sản xuất ra một sản phẩm mới.Vì vậy quá trình cải tiến sản phẩm,dịch vụ cần được lập kế hoạch và thực hiện một cách liên tục rõ ràng
3.Xây dựng văn hóa “không đổ lỗi”:
Phương châm “lỗi do tôi,thành công do tập thể”,quy trách nhiệm đúng đắn,phù hợp cho từng cá nhân,cá nhân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm được giao
Không báo cáo,xin lỗi vì những lý do không chính đáng như:trời nắng,trời mưa,nghèo nàn…
Phát huy năng lực của mỗi thành viên để cùng nhau sửa lỗi,hoàn thiện sản phẩm tốt nhất có thể…Từ đó uy tín của doanh nghiệp tăng,sản phẩm và dịch vụ sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường
4.Thúc đẩy môi trường văn hóa mở:
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo tiêu chí “doanh nghiệp duy nhất cho sản phẩm” trên thị trường
Xây dựng một môi trường văn hóa mở,văn hóa không đổ lỗi,nhân viên dám nhìn thẳng vào sai sót,chỉ ra các điểm yếu và yêu cầu đồng nghiệp và lãnh đạo giúp đỡ
Xây dựng tốt hệ thống thông tin nôi bộ,trong các kênh thông tin đó phải được hỗ trợ đắc lực để nhân viên chia sẽ,chao đổi kinh nghiệm cho nhau
5.Khuyến khích làm việc theo nhóm:
Tạo dựng các nhóm làm việc hiệu quả một phần quan trọng trong cấu trúc của công ty
Mỗi nhóm phải được phân quyền hạn nhất định:
Trang 9Trưởng nhóm:bao quát,nắm rõ nhiệm vụ,yêu cầu và có khả năng tập hợp,biết đánh giá và sắp xếp năng lực các thành viên để triển khai dự án hiệu quả
Từng cá nhân cần lỗ lực phối hợp để nhóm đạt kết quả tốt,hiệu quả và liên tục cải tiến
Tôn trọng uy tín và cá tính của mỗi thành viên
6.Quản lý các dự án phối hợp với các bộ phận chức năng:
Các dự án được lập kế hoạch và thực hiện trên cơ sở sử dụng nguồn lực kết hợp từ các bộ phận,phòng ban trong công ty,kể cả tận dụng các nguồn lực bên ngoài
7.Nuôi dưỡng các quy trình quan hệ đúng đắn:
Không tạo dựng mối quan hệ đối đầu hay kẻ thù
Đầu tư nhiều vào các chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp cho nhân viên,đặc biệt là các khóa đào tạo cho người quản lý và lãnh đạo là những người có trách nhiệm cao nhất đảm bảo cho quá trình giao tiếp,trao đổi thông tin tốt nhất
8.Rèn luyện ý thức kỷ luât tự giác:
Tự nguyện thích nghi với nghi lễ,luật lệ xã hội
Hy sinh quyền lợi bản thân để có sự đồng nhất với đồng nghiệp và cương lĩnh của công ty
Luôn tự soi xét để kiềm chế cá tính của riêng mình,đặt lợi ích công việc lên trên hết
9.Thông tin đến mọi nhân viên:
Nhân viên không thể đạt kết quả xuất sắc ngoài mong đợi nếu không thấu hiểu nhiệm vụ ,giá trị,sản phẩm,kết quả,kinh doanh,nhân sự và các kế hoạch khác của công ty
Duy trì việc chia sẻ thông tin cho các cá nhân chính là phương thức san sẻ khó khăn,thách thức của công ty cho mỗi cá nhân
10.Thúc đẩy năng suất và hiệu quả:
Thông qua tổng hợp các phương pháp:
Đào tạo đa kỹ năng
Khuyến khích và tạo động cơ làm việc
Xây dựng tinh thần trách nhiệm trong công việc
…
=>Việc thực hiện tốt các nguyên tắc này có vai trò quan trọng giúp cho sự thành công của một tổ chức.Tạo động lực cho các nhân viên,xây dựng tinh thần đoàn kết giữa các nhân viên,giữa nhân viên với người lãnh đạo
Chương trình JIT(Just in time) Đúng thời hạn là một kỹ thuật kiểm soát hàng tồn
kho và sản xuất của người Nhật.Đó là một hệ thống được thiết kế nhằm đạt được chất lượng,chi phí và thời gian giao hàng tốt nhất của hàng hóa và dịch vụ bằng cách loại trừ các loại lãng phí trong quá trình sản xuất và giao hành đúng lúc,đáp
Trang 10ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.Đây cũng là một phần trong hệ thống sản xuất của Toyota
Bảy công cụ thống kê:Là phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu làm căn cứ
để ra các quyết định,bao gồm:
Lưu đồ:Được sử dụng để phác họa các hoạt động hoặc các công đoạn tạo ra sản phẩm theo một trình tự nhất định từ lúc tiếp cận đầu vào cho đến khi kết thúc quá trình
Phiếu kiểm tra:đươc sử dụng để thu thập,sắp xếp và trình bày các thông tin,dữ liệu.Các bảng này thường được sử dụng để đếm các loại lỗi khác nhau
Biểu đò nhân quả:được sử dụng để biểu thị mối quan hệ giữa đặc tính chất lượng và các nhân tố ảnh hưởng đến đặc tính đó.Phương pháp não công và phương pháp đặt câu hỏi 5 lần tại sao?
Biểu đồ Pareto:là biểu đò hình cột để phân loại các nguyên nhân ảnh hưởng đến có tính đến tầm quan trọng của chúng đối với sản phẩm.Lợi ích của việc sử dụng biểu đồ Pareto là phân tich nguyên nhân và chi phí do các nguyên nhân đó gây ra
Biểu đồ phân bố:được sử dụng để theo dõi sự phân bố của các thông số sản phẩm từ đó đánh giá được năng lực của quá trình đó.Qúa trình có đáp ứng được yêu cầu sản xuất sản phẩm hay không?
Biểu đồ kiểm soát:được sử dụng để theo dõi sự biến động của các thông số
về đặc tính,chất lượng của các sản phẩm
Biểu đồ phân tán:được sử dụng để biểu thị mối quan hệ giữa hai nhân tô
́.Dựa vào phân tích có thể thấy được nhân tố này có phụ thuộc như thế nào vào một nhân tố khác và mức độ phụ thuộc giữa chúng
=>Các doanh nghiệp Nhật Bản đã nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách áp dụng các công cụ trên từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước.Thông qua các công cụ này thì đã chứng tỏ rằng Kaizen trở thành triết lý quản lý quan trọng trong các công ty Nhật.Nó đưa Nhật trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới
-
Các yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động Kaizen
Kaizen được biết đến như một triết lý kinh doanh, cách thức quản lý của người Nhật Mặt khác, Kaizen là một hệ thống cải tiến liên tục trong chất lượng, công nghệ, phương pháp, văn hóa công ty, năng suất, an toàn và khả năng lãnh đạo Kaizen là một hệ thống có liên quan tới tất cả mọi người – từ cán bộ quản lý cấp cao đến những nhân viên bình thường Mọi người đều được động viên đưa ra những đề xuất cải tiến một cách thường xuyên Hoạt động này không chỉ là một lần