1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bước đầu tìm hiểu lý luận về phân tích chính sách và vận dụng vào phân tích chính sách xáo đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay

11 1,1K 16
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 4,48 MB

Nội dung

Muốn hoạch định được chính sách có tính khả thi và phát huy hiệu quả trong thực tế cần phải trải qua một quá trình đánh giá, xem xét kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cũng n

Trang 1

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH VÀ VẬN DỤNG VÀO PHÂN TÍCH

CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Phạm Hồng Trang Lớp: K44B - Khoa Triết học GVHD:Th.S Đỉnh Việt Hỏi

Chính sách là một công cụ quản lý quan trọng của

mỗi quốc gia, mỗi tổ chức Muốn hoạch định được chính

sách có tính khả thi và phát huy hiệu quả trong thực tế

cần phải trải qua một quá trình đánh giá, xem xét kỹ

lưỡng các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cũng như

các ảnh hưởng mà chính sách tác động đến những lĩnh

vực xã hội với tính cách là môi trường chính sách tồn tại Những công việc mang tính chất tạo cơ sở cho quá

trình hoạch định, tổ chức thực hiện chính sách như trên chỉ có được thông qua hoạt động phân tích chính sách

(PTCS) Từ kết quả của quá trình đó, các nhà quản lý,

nhà phân tích chính sách sẽ lựa chọn các phương án tối

ưu nhất để bảo đảm chính sách được thực hiện với hiệu quả cao nhất

Có nhiều lý luận về các mô hình PTCS, song với

Trang 2

những chính sách hướng tới nhiều mục tiêu như mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội thì cần được phân tích

theo mô hình hợp lý nhằm đảm bảo thực hiện hài hoà

giữa các loại mục tiêu khác nhau Chính sách xoá đói

giảm nghèo (XĐGN) là chính sách đa mục tiêu, đa nội dung (liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội),

đa nguồn lực (vật chất - tỉnh thần, bên trong - bên ngoài, nhiều chủ thể khác nhau cùng thực hiện ) Do đó, PTCS

XĐGN phải bằng lý luận PTCS theo mô hình hợp lý

Với ý nghĩa quan trọng như vậy của việc thực hiện

chính sách XĐGN, chúng tôi quyết định chọn đề tài

nghiên cứu: “Bước đầu tìm hiểu lý luận uề phân

tích chính sách uà uận dụng uào phân tích chính sách xoá đói giảm nghèo ở Việt nam hiện nay"

Mục đích của đề tài là bước đầu tìm hiểu lý luận

về PTCS theo mô hình hợp lý và vận dụng vào PTCS

XĐGN ở Việt Nam hiện nay nhằm phát hiện các yếu tố

anh hưởng đến hiệu quả của chính sách XĐGN, đưa ra

những nhận xét, khuyến nghị hữu ích cho hoạch định

và tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả

Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng lý luận

PTCS theo mô hình hợp lý kết hợp với những kiến thức

thu nhận được qua các đợt thực tập thực tế về việc thực

hiện chính sách XĐGN ở các xã ngoại thành Hà Nội

trong thời gian tháng 6 năm 2001 và tháng 12 năm 2002

để thực hiện cho việc nghiên cứu

Kết cấu của báo cáo: Ngoài phần mở đầu, phần kết

Trang 3

luận, danh mục tài liệu tham khảo còn có hai chương với những nội dung chủ yếu sau:

Chương I

KHÁI LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH

XOA DOI GIAM NGHEO VA LY LUAN

VE PHAN TÍCH CHÍNH SÁCH

1 Chính sách xã hội và chính sách xoá đói giảm nghèo

Sau khi trình bày về khái niệm, đặc trưng và hệ

thống các chính sách xã hội ở nước ta hiện nay, báo cáo

phân biệt rõ hai cấp độ của PTCS: chính sách của Nhờ nước mang tính chất vĩ mô, định hướng mục tiêu, xác

định nguồn lực và phân công phân nhiệm; chính sách

của một £ổ chức cụ thể có chức năng tham gia thực hiện

chính sách mang tính chất vi mô, triển khai thực hiện

nội dung của chính sách nhà nước

Chính sách XĐGN thuộc nhóm chính sách bảo đảm xã hội Báo cáo cũng tìm hiểu khái niệm nghèo đói,

chuẩn nghèo đói áp dụng đối với Việt Nam và nhiệm vụ

chủ yếu của chương trình XĐGN được xác định ở nước

ta hiện nay

2 Một số vấn đề lý luận về phân tích chính sách

Về khói niệm phân tích chính sách, sau khi đánh

giá các quan-niệm khác nhau về PTCS, báo cáo đã sử

Trang 4

dụng khái niệm sau: "Phán tích chính sách là quá trình

xem xét, so sánh, đánh gia mục tiêu, nội dụng 0à các

dnh hưởng của chính sách để đưa ra những lời khuyên,

biến nghị uề chính sách trên cơ sở lợi ích xã hội”

Tiếp đó, báo cáo phân tích lý luận khác nhau về

mô hình PTCS như mô hình PTCS theo quan điểm vĩ

mô, theo quan điểm vi mô; qua đó, chỉ rõ những ưu,

nhược điểm của các mô hình này và đi đến khẳng định PTCS theo mô hình hợp lý là phù hợp nhất đối với việc

phân tích chính sách XĐGN

PTCS theo mô hình hợp lý thường được áp dụng

cho những chính sách lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng và

có tính thực tiễn cao Nó được quan niệm như là quớ

trình xem xét, so sánh, đánh giá mục tiêu, nội dung uò

các ảnh hưởng của chính sách để đưa ra những kiến

nghị uê phương án chính sách tối ưu PTCS theo mô

hình hợp lý gồm ba bước chính: phân tích vấn đề, phân

tích giải pháp và phân tích hành động chính sách

Trong chương I, báo cáo cũng đưa ra các yêu cầu

đối với nhà phân tích chính sách và nhà quản lý hoạt động phân tích chính sách

Chương II

BƯỚC ĐẦU PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH XĐGN

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO MÔ HÌNH HỢP LÝ

Chương này tập trung giải quyết mục đích nghiên

Trang 5

cứu đã đặt ra với cách tiếp cận thông qua các bước của

mô hình PTCS hợp lý

1 Phân tích vấn đề chính sách: quá trình này đòi hỏi nhà phân tích chính sách phải tiến hành: nhận

thức vấn đề, lựa chọn mục tiêu và giải thích đó để giới hạn về nội dung, phạm vi thực hiện chính sách; /ựa

chọn phương thức đánh giá các giải pháp chính sách nhằm lựa chọn phương án tối ưu

Đói nghèo là hiện tượng khá phổ biến ở nước ta hiện nay, đặc biệt ở vùng nông thôn và miền núi Tình

trạng này không chỉ ảnh hưởng đến người nghèo mà còn

tác động nhiều mặt đến xã hội nói chung và các chủ thể kinh tế-xã hội nói riêng Vì vậy, nhu cầu cần có một chính sách tập trung giải quyết vấn đề này là hết sức chính đáng và cấp thiết

Muốn XĐGN hiệu quả trước tiên phải giải thích được nguyên nhân của vấn đề Đói nghèo có hệ các nguyên nhân chủ yếu sau: do điều kiện tự nhiên, xã hội;

do bản thân người nghèo, do hệ thống cơ chế chính sách

thiếu đồng bộ, do chính năng lực của chủ thể thực hiện

chính sách Các nguyên nhân cần phân tích thuộc về chủ thể quản lý, khách thể quản lý và môi trường quản

Nhận thức vấn đề chính sách đòi hỏi nhà PTCS

phải cụ thể tình hình đói nghèo bằng các biến số có thể

giải quyết được bằng chính sách Theo tổ chức lao động

Trang 6

quốc tế [LO, "rổ hàng hoá” cho người nghèo bao gồm các

nhu cầu như quần áo, lương thực, phương tiện đi lại song lương thực vần là nhu cầu thiết yếu nhất và nó

chính là biến số quan trọng nhất mà chính sách XĐGN

cần hướng vào

Những mục tiêu được xây dựng trong chính sách

XĐGN phải thoả mãn đồng thời các mối quan hệ giữa

mục tiêu kinh tế - xã hội, mục tiêu tổng quát - cụ thể, mục tiêu ngắn hạn - dài hạn Các mục tiêu không được

mâu thuẫn, loại trừ nhau mà phải hỗ trợ, bổ sung cho nhau hay ít nhất là không ảnh hưởng tới những chính

sách, mục tiêu khác

Chính sách XĐGN là chính sách có cả mục tiêu

kinh tế và xã hội, các ảnh hưởng của nó lại không lượng

hoá hết được nên cần vận dụng phương pháp phân tích giải pháp chính sách đa mục tiêu

2 Phân tích giải pháp chính sách: ở khâu này nhà PTCS phai lua chon chi tiêu đánh giá, xác định các

phương án chính sách, /ựa chọn phương án chính sách

tối ưu và đưa ra kiến nghị chính sách

Chính sách XĐGN là một chính sách xã hội có tầm

anh hưởng rất rộng lớn, có cả các mục tiêu định lượng

và định tính, dẫn đến việc lượng hoá các chỉ tiêu hết sức

khó khăn Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách chỉ đề

ra những mục tiêu mang tính chất tổng quát nhất, dưới

hình thức huy động sự tham gia của nhiều lực lượng xã

Trang 7

hội Mục tiêu cụ thể được xác định qua từng thời kỳ

còn các chỉ tiêu do từng chủ thể tham gia XĐGN đặt ra

cho tổ chức mình, căn cứ vào mục tiêu tổng quát của chính sách

Các phương án chính sách có được từ các nguồn

sau: Những chính sách đã và đang tồn tại, những giải

pháp chính sách mang tính lý thuyết, những đề xuất

chính sách của các nhà khoa học và những nhà hoạt động thực tiễn

Từ những phương án được đưa ra, nhà phân tích

tiếp tục lựa chọn phương án chính sách tối ưu để có thể tập trung vào giải quyết, nâng cao chất lượng công việc.Quá trình lựa chọn được thực hiện dựa trên kết quả của hoạt động dự báo ảnh hưởng do phương án chính sách gây ra, đánh giá ảnh hưởng và so sánh các phương

án thông qua hệ thống chỉ tiêu :

Phân tích giải pháp chính sách có mục đích cuối cùng là đưa ra kiến nghị chính sách - đó là kết quả của

quá trình đánh giá, lựa chọn phương án chính sách Có

thể tóm tắt những giải pháp cho chính sách XĐGN theo các nhóm:

- Nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất

- Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ

sản xuất, đời sống tại các xã nghèo, vùng nghèo

- Nhóm giải pháp thực hiện tốt chương trình phát triển dân số và kế hoạch hoá gia đình

Trang 8

- Nhóm giải pháp đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức

thực hiện chương trình XĐGN

- Tổ chức thực hiện tốt các chính sách hiện có, nghiên cứu bổ sung các giải pháp XĐGN cụ thể cho

từng vùng

- Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho các xã, đặc biệt là

xã nghẻo

- Tăng cường sự chỉ đạo của cấp uy, các ngành từ

tỉnh đến huyện, xã trong triển khai công tác XĐGN

Các kiến nghị đưa ra, ngoài những ưu điểm còn có

nhược điểm nhất định Vì vậy, cần xác định rõ những nhược điểm này và áp dụng giải pháp đúng chừng mực nhất định để hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực Ví

dụ, khi hỗ trợ, cấp phân bón, thuốc trừ sâu cho bà con quá mức dễ gây lạm dụng, ảnh hưởng đến chất lượng nông phẩm và ô nhiễm môi trường đất và ảnh hưởng

đến an toàn sức khoẻ người tiêu dùng

3 Phân tích hành động chính sách: Trong

khâu cuối cùng này, nhà phân tích cần phân tích quá trình tổ chức thực thi chính sách, đánh giá ảnh hưởng

và hiệu quả thực tế của chính sách, đưa ra kiến nghị

cho hành động chính sách

Để hiện thực hoá chính sách XĐGN một cách có hiệu qua, Nhà nước ta đã quyết định thành lập Ban chu nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN theo quyết định số 80/1998/QĐ-TTg ngày 09-4-1998 của Thủ

Trang 9

tướng Chính phủ Ở cấp cơ sở, Ban chỉ đạo XĐGN của

địa phương cũng được thành lập, đảm bảo cho chính

sách được triển khai rộng rãi

Chính sách XĐGN rất chú ý tới việc tranh thủ sự

đóng góp của mọi nguồn lực xã hội Nó đã thu hút được

nhiều tổ chức, ban ngành tham gia XĐGN với các hình thức giúp đỡ khác nhau tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất từng cơ quan Ví dụ như nguồn nhân lực phục vụ XĐŒGN được huy động từ các thành

viên của Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh dưới hình thức vận động tuyên truyền, giúp đỡ

ngày công; nguồn vật lực mà cụ thể là vốn được huy

động từ các ngân hàng, sự ủng hộ đóng góp của bà con,

các hội từ thiện

Để cụ thể hoá chính sách, Chính phủ đã ra hàng

loạt các chủ trương, dự án nhằm hỗ trợ, hướng dẫn cấp

cơ sở triển khai thực hiện XĐGN Đây là cơ sở cho các

địa phương căn cứ vào tình hình thực tế để đề ra kế

hoạch cụ thể Ngoài những hoạt động trên, công tác

kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm cũng được tiến hành Dòng thông tin phản hồi từ phía người dân được duy trì

Qua gần mười năm thực hiện, công cuộc XĐGN bước đầu thu được những thành quả khả quan, phản

ánh sự nỗ lực cao độ của Chính phủ và tính ưu việt của chế độ ta Trong mười năm đã giảm trên 2 triệu hộ

Trang 10

nghèo đói, riêng giai đoạn 1996 - 2000 mỗi năm giảm

được 30.000 hộ (2%/năm)

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác

XĐGN còn gặp phải những khó khăn, hạn chế như:

- Đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm nhiều, trình độ hạn chế, sự nhiệt tình với công việc chưa cao

- Sự phối hợp hoạt động giữa các chủ thể XĐGN chưa tốt

- Xác định đối tượng nghèo đói, phân công phân nhiệm chưa chính xác, hợp lý, còn hiện tượng “lấn sân”

hoặc "bố trồng sân”

- Các hoạt động giúp đỡ người nghèo có nơi, có lúc

còn mang tính hình thức, hiệu quả thựé tế chưa cao

- Công tác kiểm tra còn nhiều bất cập

Trước những khó khăn, thiếu sót đó, ngoài việc

thực hiện đầy đủ các yêu cầu như phần 2.2 đã đưa ra, nhà quản lý cần làm tốt các nhiệm vụ sau:

- Nắm rõ đặc điểm của đối tượng đói nghèo

- Tăng cường sự phối kết hợp hoạt động giữa các

chủ thể bằng cách tác động vào ý thức, trách nhiệm,

lương tâm của họ

- Tránh để công cuộc XĐGN bị lu mờ trong các hoạt động khác của tổ chức

- Tạo bầu không khí cởi mở, phát huy dân chủ

trong nhân dân để công tác kiểm tra, đánh giá và thực

hiện chính sách được thuận lợi, hiệu quả

- Hoàn thiện các hình thức giúp đỡ cho phù hợp

Trang 11

hơn với hoàn cảnh của người nghèo, tạo lòng tin trong

nhân dân

- Tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ trong và ngoài nước

Trong Phần kết luận, bên cạnh việc khẳng định

lại kết quả nghiên cứu của mình, báo cáo còn nêu ra ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc PTCS theo mô hình hợp lý Ví dụ như: ý nghĩa đối với việc thực hiện hiệu quả

chính sách XĐGN; ý nghĩa và sự cần thiết đưa khoa học

chính sách vào giảng dạy trong các trường đại học nói chung và ở Khoa Triết học, Trường Đại học KHXH&NV nói riêng; báo cáo cũng nêu ra các yêu cầu đặt ra đối với

sinh viên khi thực tập thực tế về vấn đề này

PTCS còn là vấn đề khá mới mẻ ở nước ta hiện

nay Nó là một khoa học đồng thời cũng là một nghệ thuật Chúng tôi hy vọng sẽ tìm được hướng đi mới

trong vấn đề PTCS để phát triển hơn nữa những nghiên

cứu của mình được thực hiện bước đầu trong báo cáo này

Ngày đăng: 17/03/2015, 09:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w