1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH GIÀY TUẤN VIỆT GIAI ĐOẠN 20112013

70 934 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 674 KB

Nội dung

Trang 1

4.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 3

5 Mục tiêu nghiên cứu 3

6 Kết cấu khóa luận 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN, PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH 5

1.1 Tổng quan về lợi nhuận 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Nội dung 8

1.1.3 Phương pháp xác định 8

1.1.4 Vai trò của lợi nhuận đối với DN sản xuất kinh doanh 16

1.1.5 Nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN 16

1.2 Tổng quan về phân tích tình hình lợi nhuận trong DN kinh doanh 18

1.2.1 Khái niệm 18

1.2.2 Sự cần thiết phải phân tích tình hình lợi nhuận trong DN kinh doanh 18

1.2.3 Các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong DN sản xuất kinh doanh 18

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 22

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH GIÀY TUẤN VIỆT GIAI ĐOẠN 2011-2013 23

Trang 2

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 23

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động 25

2.1.3 Mô hình tổ chức 25

2.2 Phân tích ngành hàng giày dép 27

2.2.1 Kết quả hoạt động những năm vừa qua 27

2.2.2 Xu hướng biến động trong thời gian tới 29

2.2.3 Phân tích cơ hội, thách thức đối với sự phát triển của ngành hàng giày dép tại Việt Nam 30

2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH Giày Tuấn Việt giai đoạn 2011-2013 34

2.3.1 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Giày Tuấn Việt giai đoạn 2011-2013 34

2.3.2 Đánh giá về tình hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng và phương phápxác định lợi nhuận được áp dụng tại Công ty TNHH Giày Tuấn Việt 45

2.3.3 Đánh giá tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH Giày Tuấn Việt giai đoạn 2011-2013 54

3.3 Nhóm giải pháp tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm 59

3.4 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực, kỹ năng của cán bộ công nhân viên 61

TÓM TĂT CHƯƠNG 3 63

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

PHỤ LỤC BẢNG HỎI 66

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

 Hình 1.1 Hình biểu hiện phương pháp gián tiếp xác định lợi nhuận trong DN sản xuất kinh doanh 12 Bảng 1.2 Bảng ví dụ minh họa tính toán lợi nhuận dựa theo phương pháp gián

tiếp 13 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ mô hình tổ chức tại Công ty TNHH Giày Tuấn Việt 26 Bảng 2.2 Mô hình SWOT phân tích cơ hội và thách thức đối với sự phát triển

của ngành hàng giày dép tại Việt Nam 30 Bảng 2.3 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn tại Công ty TNHH Giày Tuấn Việt 35 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ biểu hiện biến động tài sản nguồn vốn tại Công ty TNHH

Giày Tuấn Việt giai đoạn 2012 – 2013 36 Biểu đồ 2.5 Biểu đồ biểu hiện cơ cấu tài sản tại Công ty TNHH Giày Tuấn

Việt năm 2013 36 Biểu đồ 2.6 Biểu đồ biểu hiện cơ cấu nguồn vốn tại Công ty TNHH Giày Tuấn

Việt năm 2013 37 Bảng 2.7 Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Giày Tuấn Việt giai đoạn

2011 -2013 43 Biểu đồ 2.8 Biểu đồ biểu hiện mức độ hài lòng về việc phân tích các yếu tố

ảnh hưởng đến lợi nhuận tại Công ty TNHH Giày Tuấn Việt 46 Bảng 2.9 Bảng khối lượng một số sản phẩm hàng hóa dịch vụ tiêu thụ điển

hình tại Công ty TNHH Giày Tuấn Việt giai đoạn 2011 – 2013 47 Bảng 2.10 Thị trường đầu vào chính trong nước tại Công ty TNHH Giày Tuấn

Việt 48 Bảng 2.11 Thị trường đầu vào thuộc phạm vi ngoài nước tại Công ty TNHH

Giày Tuấn Việt 49 Bảng 2.12 Bảng tổng hợp giá bình quân một số mặt hàng điển hình tại Công ty

TNHH Giày Tuấn Việt giai đoạn 2011 – 2013 50 Biểu đồ 2.13 Biểu đồ biểu hiện mức độ hiệu quả của các phương pháp xác

định lợi nhuận tại Công ty TNHH Giày Tuấn Việt 52 Sơ đồ 2.14 Sơ đồ phương pháp xác định lợi nhuận áp dụng tại Công ty TNHH

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Hiện nay, với xu thế hội nhập sâu rộng, nền kinh tế thị trường ngày càngtrở nên năng động và dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các DN trong và ngoàinước Các DN trong nước phải đối diện với những đối thủ cạnh tranh không chỉlà các DN nội địa mà còn là những DN nước ngoài với những tiềm lực mạnh vềnhân lực, nguồn vốn và các công nghệ hiện đại Đứng trước bài toán làm sao đểkhông bị mất thị phần và có thể tiếp tục gặt hái được những thành tựu lớn trongtương lai, thì công tác phân tích tình hình lợi nhuận của DN trở thành một câutrả lời thiết thực Đây là một hoạt động vô cùng quan trọng, giúp DN có thể nhìnnhận lại tình hình lợi nhuận của đơn vị, từ đó có những kế hoạch và chiến lượccụ thể

Một trong những mục tiêu quan trọng mà DN hướng tới chính là lợi nhuận,chính vì vậy phân tích lợi nhuận đóng vai trò quan trọng giúp DN đứng vữngtrên thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường.

Là DN hoạt động trong lĩnh vực giày da, chuyên sản xuất giày dép xuấtkhẩu và bán buôn nguyên phụ liệu ngành sản xuất giày dép, bán buôn phụ liệumay mặc, Công ty TNHH Giày Tuấn Việt đã hoạt động trên thị trường Việt Namđược hơn 30 năm với nhiều mốc lịch sử biến chuyển khác nhau, đặc biệt là tìnhhình lợi nhuận của DN

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích tình hình lợi nhuậnđối với các DN nói chung và đối với Công ty TNHH Giày Tuấn Việt nói riêngcũng như mong muốn được góp một phần nhỏ trong việc đưa ra các giải phápnhằm giúp công ty phát triển hơn nữa trong giai đoạn tới, em đã lựa chọn đề tài“PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH GIÀYTUẤN VIỆT GIAI ĐOẠN 2011-2013” làm khóa luận tốt nghiệp.

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tình hình lợi nhuận của Công tyTNHH Giày Tuấn Việt với những phân tích về ngành hàng, kết quả hoạt độngkinh doanh và những phản hồi từ phía cán bộ công nhân viên và khách hàng củaDN.

Trang 5

- Sử dụng số liệu của 3 năm để phân tích: 2011-2013.

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu trong khóa luận này, phươngpháp này được dùng để xem xét và đánh giá về vấn đề, từ đó rút ra kết luận.Trong khóa luận sử dụng các phương pháp so sánh tuyệt đối nhằm biểu hiện quymô, lượng giá trị một số chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thểvà sử dụng so sánh tương đối để biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức độ của đốitượng nghiên cứu.

4.2 Phương pháp thu thập số liệu

Khóa luận sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp bằngcách sử dụng các nguồn dữ liệu sau:

Một là, thu thập thông tin từ khách hàng.

Hai là, thu thập số liệu và thông tin từ cán bộ hành chính và phòng tàichính kế toán công ty

Trang 6

4.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Phương pháp xử lý số liệu : Dùng phần mềm Excel để tính toánPhương pháp phân tích:

- Phân tích được sự tác động của các nhân tố đến hoạt động của DN, từđó đánh giá được cơ hội và thách thức

- Từ các phân tích, đánh giá được những biện pháp phù hợp với tìnhhình thực tại của DN.

5 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về lợi nhuận, phân tích tình hình lợi nhuận vàcác vấn đề liên quan Ở mục tiêu nghiên cứu này, đề tài sẽ đi vào tìm hiểu và hệthống hóa lại các vấn đề lý thuyết liên quan đến lợi nhuận và phân tích tình hìnhlợi nhuận trong DN Các nội dung sẽ tập trung vào các khái niệm, phân loại, vaitrò và những nội dung lý thuyết khác liên quan đến lợi nhuận trong DN SXKD.

- Phân tích ngành hàng giày dép: Đối với mục tiêu nghiên cứu này, em sẽtiến hành thiết lập các nội dung về tình hình hoạt động của ngành hàng giày dépở thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu từ đó có những đánh giá và nhậnđịnh về xu hướng biến động của ngành hàng này trong thời gian sắp tới.

- Phân tích tình hình lợi nhuận tại Công ty TNHH Giày Tuấn Việt giaiđoạn 2011-2013 : Nội dung này sẽ tập trung vào phân tích các vấn đề liên quanđến tình hình lợi nhuận tại Công ty TNHN Giày Tuấn Việt bao gồm cơ cấu tàisản – nguồn vốn và tình hình doanh thu, lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn2011 - 2013 Cuối cùng, sau khi phân tích tình hình lợi nhuận tại Công ty, đề tàisẽ đưa ra những đánh giá, nhận xét về tình hình hoạt động và kết quả công tácphân tích tình hình lợi nhuận tại DN trong giai đoạn này.

- Từ phân tích tình hình lợi nhuận, đề xuất một số giải pháp nhằm giúpCông ty phát triển hơn nữa trong thời gian tới: Dựa vào những đánh giá, nhậnxét về tình hình lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn 2011 -2013, căn cứ trênđịnh hướng phát triển chung của Công ty trong giai đoạn mới, đề tài sẽ đưa ranhững giải pháp đề xuất nhằm giúp Công ty phát triển hơn nữa trong thời giantới, trong đó bao gồm các giải pháp về tăng doanh thu tiêu thụ, hạ giá thành SP,sử dụng hệ thống đòn bẩy và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự tại Công ty.

Trang 7

6 Kết cấu khóa luận

Chương 1: Cơ sở lý luận về lợi nhuận, phân tích tình hình lợi nhuận trong DN kinhdoanh.

Chương 2: Phân tích tình hình lợi nhuận của CÔNG TY TNHH GIÀY TUẤNVIỆT giai đoạn 2011-2013.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của CÔNG TY TNHH GIÀYTUẤN VIỆT.

Trang 8

Trong kinh tế học,

“ Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khiđã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; làphần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí”1

Nhìn chung, khái niệm lợi nhuận của DN được đề cập là khoản chênh lệchgiữa doanh thu với chi phí mà DN phải bỏ ra để có được doanh thu đó từ cáchoạt động của DN trong một thời kì nhất định.

Do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủnghĩa, nên sau khi bán hàng hoá theo đúng giá trị, nhà tư bản không chỉ bù lại đủsố tiền đã ứng ra, mà còn thu được một số tiền lời ngang bằng Số tiền lời nàygọi là lợi nhuận, đó là giá trị thặng dư và là kết quả của toàn bộ tư bản ứng ra, làkết quả hoạt động của toàn bộ tư bản đầu tư vào sản xuất kinh doanh của cácDN.

Trang 9

Vì khái niệm “lợi nhuận” đã ra đời từ rất lâu và qua nhiều biến thể khácnhau nên gần đây, nhiều cách hiểu mới về lợi nhuận đã xuất hiện, ví dụ đối vớitác giả Lawrence Chong - CEO của Consulus trong bài “Định nghĩa lại kháiniệm về lợi nhuận” đã đề cập đến những cách hiểu khác nhau về lợi nhuận, cụthể:

Lợi nhuận được hiểu theo ba khía cạnh: lợi nhuận có tính chiến lược, lợinhuận về tinh thần và lợi nhuận xã hội.

“Lợi nhuận có tính chiến lược có thể định nghĩa là lợi nhuận được tạo ratừ sự đầu tư con người và nguồn lực vào các ngành công nghiệp có khả năngthay đổi cuộc chơi toàn cầu”

“Lợi nhuận về tinh thần là khả năng tạo ra ý nghĩa và niềm tin mới nhằmtái định nghĩa những mục tiêu của thời đại Có thể nói, mọi người tham gia vàokinh doanh để tạo ra lợi nhuận theo một hình thức nào đó Tuy nhiên, rất ítngười có khả năng đúc rút hành động của họ thành một sự kêu gọi thay đổitrong lĩnh vực đang tham gia”.

“ Lợi nhuận xã hội là khả năng tạo ra hệ sinh thái gồm những đối tác cóthể thu lợi từ chính mô hình kinh doanh của bạn Bill Gates đã đạt được điềunày khi tạo ra nền tảng Windows và Steve Jobs khi tạo ra App Store”2.

Theo David Ricado,

“ Lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công, giá trị hàng hóa dongười lao động tạo ra luôn lớn hơn số tiền công họ được trả, phần chênh lệchđó chính là lợi nhuận”.

Theo Các Mác,

“ Lợi nhuận là số tiền nhà tư bản thu được nhiều hơn so với chi phí tư bảnbỏ ra”.

Theo Adam Smith,

“ Lợi nhuận là khoản khấu trừ vào giá trị sản phẩm người lao động tạora”3.

2 Lawrence Chong - CEO Consulus, 2014, “Định nghĩa lại khái niệm về lợi nhuận”, Báo Doanh nhân Sài

Gòn Online

3 Trích nguồn từ tài liệu “Phương pháp xác định lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của DN”,

Trang 10

Liên quan đến khái niệm “lợi nhuận”, hiện nay còn có nhiều khái niệm liênquan như lợi nhuận ròng, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế và cũng là cácchỉ tiêu được đề cập đến trong các báo cáo tài chính của các DN, cụ thể:

- Lợi nhuận ròng là phần còn lại sau khi lấy tổng doanh thu bán hàng (dịch

vụ) trừ đi tất cả các khoản chi phí và thuế TNDN

Công thức chi tiết thể hiện mối liên hệ giữa lợi nhuận ròng và lợi nhuậngộp là:

Lợi nhuận ròng (Net profit, net income) = lợi nhuận gộp (gross profit) - cáckhoản chi phí quản lý, bán hàng - thuế TNDN phải nộp.

Lợi nhuận gộp = doanh thu thuần (net sales) - giá vốn hàng bán (cost ofgood sold).

- Lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT)

là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của công ty, bằngthu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ tiền (trả) lãi và thuế thu nhập.

Lợi nhuận là doanh thu trừ đi chi phí, trước thuế có nghĩa là chưa đóng bấtkì thứ thuế nào Như vậy, lợi nhuận trước thuế là loại lợi nhuận mà DN có đượckhi chưa tính đến việc đóng bất cứ khoản thuế nào.

Như vậy, lợi nhuận có nhiều cách hiểu khác nhau, từ các khái niệm truyềnthống cho tới những định nghĩa mới, tuy nhiên nhìn chung các khái niệm đều tậptrung vào hai vấn đề:

Thứ nhất, các khái niệm lợi nhuận đều đề cập đến vấn đề mục tiêu của DN.

Bất cứ DN nào khi hoạt động trên thị trường đều mong muốn được tối đa hóa lợinhuận và điều này cho thấy tầm quan trọng của việc hiểu đúng và đủ các nộidung của khái niệm lợi nhuận trong DN.

Thứ hai, các khái niệm lợi nhuận đề cập đến vấn đề phân bố nguồn lực của

DN và cách thức để DN đạt được mục tiêu cuối cùng của DN là lợi nhuận nóichung và sau này là lợi nhuận có tính chất tinh thần và xã hội như những kháiniệm mới mà thời gian gần đây được đề cập.

1.1.2 Nội dung.

Trang 11

Nội dung cơ bản của lợi nhuận bao gồm hai khía cạnh cơ bản: lợi nhuận từhoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác Lợi nhuận từhoạt động sản xuất kinh doanh là số lợi nhuận thu được từ hoạt động kinhdoanh thường xuyên của DN Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của DN Lợinhuận từ hoạt động khác là số lợi nhuận DN có thể thu được từ hoạt động tàichính hay hoạt động bất thường ở trong kỳ.

Về lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là nội dung quan trọngvà thường xuyên của các DN Nhiều DN có phần doanh thu và lợi nhuận chủyếu là từ hoạt động sản xuất kinh doanh hơn là lợi nhuận từ hoạt động tài chínhhoặc lợi nhuận từ các hoạt động khác, chính vì vậy các kế hoạch và chiến lượcphát triển của DN thường tập trung vào khâu phát triển các hoạt động để đemđến lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là cao nhất.

Bên cạnh lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, nội dung của kháiniệm lợi nhuận còn bao gồm lợi nhuận từ các hoạt động khác bao gồm lợi nhuậntừ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư khác của DN khi tiếnhành các chiến lược phát triển của đơn vị mình.

1.1.3 Phương pháp xác định.

Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế quan trọng của DN, phản ánh hiệu quả cuốicùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định Chính vìvậy, việc đảm bảo, sau đó là đẩy mạnh và tăng cường công tác nâng cao lợinhuận trong DN là điều rất quan trọng và luôn là vấn đề hàng đầu mà các DNluôn đặt ra

Nhìn chung, lợi nhuận được xác định theo công thức chung bao gồm tổngthu trừ đi tổng chi trong DN, tuy nhiên hai yếu tố này bao hàm những yếu tố chitiết khác nên việc xác định lợi nhuận sẽ mang tính chất phức tạp hơn.

Về phương pháp xác định lợi nhuận, có nhiều phương pháp khác nhau, tuynhiên tựu chung lại về phương pháp cơ bản bao gồm phương pháp trực tiếp,phương pháp gián tiếp và phương pháp điểm hòa vốn.

* Phương pháp trực tiếp:

Như đã đề cập ở phần trên, nội dung lợi nhuận được chia thành lợi nhuậntừ sản xuất kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động khác Phương pháp trựctiếp cũng áp dụng cho riêng từng nội dung này, cụ thể:

Trang 12

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận chủ yếu và quantrọng của các DN Nội dung này được xác định bằng phương pháp trực tiếpthông qua các công thức cụ thể sau:

Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần – [Trị giá vốnhàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý DN]

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá thành toàn bộcủa sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.

Trong đó, các chỉ tiêu xác định bao gồm:

- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: lợi nhuận trước thuế thu nhập DN củađơn vị sản xuất kinh doanh.

- Trị giá vốn hàng bán: giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm tiêu thụđối với DN sản xuất và là giá trị mua vào của hàng hoá bán ra đối với DN sảnxuất kinh doanh.

- Chi phí bán hàng: chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ Chi phí bán hàng bao gồm các khoản chi phí như: chi phí tiềnlương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị,bao bì đóng gói, vận chuyển, bảo quản, khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệutiêu dùng để đóng gói, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác như chi phíquảng cáo, bảo hành …

- Chi phí quản lý DN: đây là các chi phí cho bộ máy quản lý điều hànhtrong DN, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của DN như tiền lương,các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên, chi phí công cụ lao độngnhỏ, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lý, chi phí khác như đồdùng văn phòng …

* Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:

Trong các hoạt động khác của DN, hoạt động tài chính cũng là một trongnhững hoạt động quan trọng, đóng góp phần lợi nhuận cao cho DN, chính vìvậy, việc xác định lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng rất quan trọng.

Phương pháp trực tiếp được sử dụng để xác định lợi nhuận từ hoạt động tàichính thông qua công thức sau:

Trang 13

Lợi nhuận hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính – thuế (nếucó) – Chi phí hoạt động tài chính

Trong đó:

- Thu nhập hoạt động tài chính là thu nhập có được từ các hoạt động liênquan đến vốn của DN như tham giá góp vốn liên doanh, đầu tư mua bán chứngkhoán ngắn và dài hạn, cho thuê tài sản Các hoạt động đầu tư khác như chênhlệch lãi tiền vay của ngân hàng, cho vay vốn, …

- Chi phí hoạt động tài chính là những khoản chi phí liên quan đến hoạtđộng về vốn của DN như chi phí các hoạt động tài chính nói trên.

* Lợi nhuận từ các hoạt động khác trong DN sản xuất kinh doanh.

Lợi nhuận từ các hoạt động khác trong DN sản xuất kinh doanh hay còngọi là lợi nhuận khác Đây là số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khácvà khoản thuế gián thu nếu có.

Lợi nhuận khác được xác định theo phương pháp trực tiếp thông qua côngthức sau:

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Thuế (nếu có) – Chi phí bất khácTrong đó:

- Thu nhập khác là những khoản thu không thể dự tính được trước, cáckhoản thu không mang tính chất thường xuyên như thanh lý, nhượng bán tài sảncố định, tiền phạt do các bên vi phạm hợp đồng với DN, các khoản nợ khó đòiđã xử lý nay lại thu lại được …

- Chi phí khác là các khoản chi cho các hoạt động nói trên …

* Phương pháp trực tiếp xác định lợi nhuận trước và sau thuế của DN sảnxuất kinh doanh:

Tổng hợp các công thức từ phương pháp trực tiếp xác định các nội dung bộphận của lợi nhuận, ta có thể rút ra công thức cuối cùng để xác định lợi nhuậncủa DN, hay cụ thể hơn là lợi nhuận trước và sau thuế của DN:

Lợi nhuận trước thuế TNDN = Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinhdoanh, cung ứng dịch vụ và lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lợi nhuận khác.

Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập DN

Trang 14

* Nhận xét về phương pháp xác định lợi nhuận trực tiếp:

Phương pháp trực tiếp xác định lợi nhuận trực tiếp là phương pháp đượcnhiều đơn vị DN áp dụng về tính đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả mang lạicho DN để xác định nhanh và chính xác mức lợi nhuận mà DN có.

Tuy nhiên, vì là phương pháp đơn giản, chỉ tập trung chủ yếu qua hai chỉtiêu thu nhập và chi phí nên có nhiều yếu tố bị loại trừ trong công thức, nên tínhđầy đủ khi xác định lợi nhuận có hạn chế, đặc biệt là đối với các DN lớn với quymô sản phẩm và dịch vụ mang tính chất phức tạp hơn nhiều so với các DN cóquy mô vừa và nhỏ.

* Ví dụ về phương pháp xác định lợi nhuận trực tiếp:

Công ty A có doanh thu thuần năm 2013 là 2,321 tỷ đồng, trị giá vốn hàngbán là 1,012 tỷ đồng , chi phí bán hàng là 503 tỷ đồng và chi phí quản lý DN là453 đồng, thu nhập và chi phí hoạt động tài chính tương đương là 2,754 tỷ đồngvà 2,673 tỷ đồng Ngoài ra, công ty A có các chỉ tiêu về thu nhập khác là 975 tỷđồng, tổng chi phí khác nằm trong khoảng 840.75 tỷ đồng Thuế thu nhập DN ápdụng ở mức thuế suất 25% đối với năm 2013, sau này theo Luật thuế TNDN số32/2013/QH13, các mức thuế sửa đổi lại và quy định cụ thể, tuy nhiên thời điểmnăm 2013 thì mức thuế suất áp dụng vẫn là 25%.

Như vậy, áp dụng phương pháp trực tiếp, Công ty A sẽ xác định được cácthông số về lợi nhuận cụ thể như sau:

Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần – [Trị giá vốnhàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý DN] = 2,321 – (1,012 + 503 +453) = 56 tỷ đồng

Lợi nhuận hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính – thuế (nếucó) – Chi phí hoạt động tài chính = 2,754 - 2,673 = 81 tỷ đồng.

Như vậy có thể thấy lợi nhuận của công ty từ hoạt động tài chính nhiều hơnlà từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty A.

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Thuế (nếu có) – Chi phí bất khác = 975– (840.75 + 54.25) = 80.

Trang 15

Lợi nhuận trước thuế TNDN = Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinhdoanh, cung ứng dịch vụ và lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lợi nhuận khác =56 + 81 + 80 = 217 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập DNtrong kỳ = 217 – (217*25%) = 162.75 tỷ đồng.

* Phương pháp gián tiếp:

Ngoài phương pháp trực tiếp, phương pháp gián tiếp cũng được nhiều DNáp dụng Phương pháp này cũng được xác định theo từng loại hình lợi nhuậntrong DN, cụ thể, ta có bảng tổng hợp sau:

Hình 1.1 Hình biểu hiện phương pháp gián tiếp xác định lợi nhuậntrong DN sản xuất kinh doanh.

( Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu “Phương pháp xác định lợi nhuận và cácnhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của DN” của Học liệu mở Việt Nam4)

Hình trên đã biểu hiện cách tính lợi nhuận của các DN thông qua phươngpháp gián tiếp Theo phương pháp này, các DN sẽ tiến hành xác định các yếu tốvề thu nhập của DN, sau đó là các yếu tố chi phí và cuối cùng là tổng hợp lại vàxác định lợi nhuận của DN.

* Nhận xét về phương pháp gián tiếp:

Phương pháp gián tiếp dùng để xác định lợi nhuận trong DN có ưu điểm làthông qua phương pháp này, DN sẽ xác định tốt quá trình hình thành lợi nhuận

Trang 16

trong DN, từ đó thấy được tác động cụ thể của từng khâu hình thành lợi nhuậnđể có những điều chỉnh kịp thời và hợp lý Tuy nhiên, hạn chế của phương phápnày là nó phụ thuộc và yêu cầu quản lý để xác định mô hình lợi nhuận cho phùhợp với DN nên một số DN không áp dụng được phương pháp này.

* Ví dụ minh họa về phương pháp gián tiếp xác định lợi nhuận:

Bảng 1.2 Bảng ví dụ minh họa tính toán lợi nhuận dựa theo phương phápgián tiếp.

Doanh thu hoạt động sản xuấtkinh doanh

2,642 tỷ đồng

Doanh thu hoạtđộng tài chính893 tỷ đồng

Doanh thu hoạtđộng khác

432 tỷ đồngCác

khoảngiảmtrừ606 tỷđồng

Giá vốnhàng bán1,004 tỷđồng

Lợi nhuậngộp

= 2,642 –

1,004 =1032 tỷđồng

Chi phí hoạt độngtài chính

506 tỷ đồng

Chi phí từ hoạtđộng khác

235 tỷ đồng

Chi phí bánhàng

435 tỷđồng

Lợi nhuận từ hoạtđộng tài chính= 893 – 206 = 387tỷ đồng

Chi phíquản lý DN242 tỷđồng

Lợi nhuận từ SXKD= 1032 – 435 – 242= 355 tỷ đồng

Lợi nhuận hoạtđộng khác

= 432 – 235= 197 tỷ đồngLợi nhuận trước thuế

= 355 + 387 + 197 = 939 tỷ đồngThuế thu nhập DN

= 939 * 25% =234.75 tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế= 939 - 234.75= 704.25 tỷ đồng

* Phân tích điểm hòa vốn:

Trang 17

Phương pháp cuối cùng được sử dụng để xác định lợi nhuận trong DNSXKD là phương pháp điểm hòa vốn.

Đối với DN SXKD, việc xác định phương án sản xuất kinh doanh cho phùhợp với nền kinh tế thị trường và phù hợp với điều kiện, tiềm lực kinh doanh củatừng DN là điều rất quan trọng, mà trước tiên chính là phương pháp xác địnhđiểm hòa vốn Xác định và phân tích được điểm hòa vốn sẽ giúp DN xác địnhphương án SXKD hiệu quả

Phương pháp xác định lợi nhuận thông qua điểm hòa vốn được xác địnhthông qua các chỉ tiêu: sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, thời gian hòa vốn.

Cụ thể:

* Sản lượng hòa vốn:

Công thức xác định sản lượng hòa vốn là:

Công thức trên được áp dụng cho những DN chỉ sản xuất và tiêu thụ mộtloại sản phẩm trên thị trường Trong công thức, các chỉ tiêu được xác định là:

QHV : Sản lượng hoà vốnGi : Giá bán đơn vị sản phẩmBi : Biến phí đơn vị sản phẩmFc : Tổng định phí

Gi – Bi : Lãi gộp đơn vị sản phẩm

Sản lượng hoà vốn là sản lượng mà DN sản xuất ra để khi bán trên thịtrường với giá cả dự kiến có thể bù đắp được chi phí kinh doanh

* Doanh thu hòa vốn:

Doanh thu hòa vốn được xác định theo quy mô từng DN, cụ thể:

- Trường hợp DN chỉ sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm thì doanh thuhoà vốn được xác định như sau:

- Trường hợp DN sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm thì doanh thuhoà vốn được xác định bằng cách :

Trang 18

Doanh thu hoà vốn là doanh số mà DN thu được chỉ đủ bù đắp chi phí sảnxuất kinh doanh.

* Thời gian hòa vốn:

Thời gian hòa vốn được xác định như sau:

Thời gian hoà vốn là thời gian cần thiết để DN sản xuất và tiêu thụ mộtkhối lượng sản phẩm trên thị trường có tổng doanh thu bằng tổng chi phí, DNkhông có lãi và cũng không bị lỗ.

* Nhận xét về phương pháp phân tích điểm hòa vốn:

Phương pháp phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp DN, cụ thể là các nhà quản trịtài chính xem xét kinh doanh trong mối quan hệ cụ thể với các yếu tố tác độngtới lợi nhuận, cho phép xác định rõ ràng thời điểm và mức sản lượng mà tại đóDN không bị lỗ, từ đó có những quyết định phát triển DN.

* Ví dụ minh họa về phương pháp phân tích điểm hòa vốn:

Giả sử DN B trong kỳ sản xuất được 10.000 sản phẩm A và đã tiêu thụđược 9000 sản phẩm Giá bán đơn vị sản phẩm A là 1.000.000đ, biến phí đơn vịsản phẩm A là 500.000đ Tổng chi phí cố định chi ra trong kỳ là 4.000.000.000đ.

- Nếu DN không xác định điểm hoà vốn:

Lãi thu được trong kỳ = (9000 x 1.000.000) - (9000 x 500.000) - (9000 x(4.000.000.000/10.000.000) = 900.000.000đ

Khi đó, thuế thu nhập DN phải nộp ngân sách (giả sử thuế suất thu nhậpDN là 32%) sẽ là:

Trang 19

Số lãi thực của DN = (9000 - 8000) x (1.000.000 - 500.000) =500.000.000đ.

Thuế thu nhập DN phải nộp = 500.000.000đ x 32% = 160.000.000đ.

Như vậy phần chênh lệch + 128.000.000đ (288.000.000đ - 160.000.000đ)thực chất DN đã lấy vốn của DN để nộp cho ngân sách Bởi vậy, trên thực tế,không ít DN được xếp vào diện DN làm ăn có lãi, nhưng bên trong nó đang là sựmất dần vốn và có nguy cơ phá sản.

1.1.4 Vai trò của lợi nhuận đối với DN sản xuất kinh doanh.

Vai trò của lợi nhuận đối với DN sản xuất kinh doanh được biểu hiện ởnhững nội dung sau:

- Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạtđộng sản xuất kinh doanh dịch vụ

Như đã biết, mục tiêu mà hầu hết các DN muốn tối đa hóa là mục tiêu lợinhuận, chính vì vậy để hiểu được kết quả của toàn bộ quá trình SXKD tại DN,chỉ tiêu lợi nhuận sẽ phản ánh quá trình và kết quả của quá trình này.

- Lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng, là nguồn vốnrất quan trọng để đầu tư phát triển của một DN

Việc DN tạo ra lợi nhuận ổn định và tăng trưởng đều sẽ giúp đơn vị có tàichính tốt để công tác tái đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh tại DN đượcthực hiện tốt.

1.1.5 Nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN.

Nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN bao gồm:

* Khối lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ:

Khối lượng SP hàng hóa dịch vụ tiêu thụ là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đếnlợi nhuận của DN Sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ càng nhiều thì khả năng vềdoanh thu càng lớn và khi doanh thu càng lớn thì lợi nhuận tạo ra càng lớn vớimức chi phí hợp lý và được tối thiểu hóa.

Với quy mô DN và tình hình tổ chức chức công tác tiêu thụ sản phẩm; việcký kết hợp đồng tiêu thụ đối với khách hàng, việc giao hàng, vận chuyển vàthanh toán tiền hàng, mỗi DN có sự khác nhau Chính điều này sẽ tạo nên sự ảnh

Trang 20

hưởng đối với khối lượng SPDV và từ đó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuậncủa DN.

* Chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ:

Chất lượng sản phẩm dịch vụ có ảnh hưởng lớn tới giá cả sản phẩm hànghoá dịch vụ, do đó có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và tiêu thụ

Các yếu tố như chất lượng vật tư đầu vào, trình độ tay nghề công nhân, quytrình công nghệ sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng SPDV chính vì vậy có ảnhhưởng đến lợi nhuận của DN.

* Kết cấu mặt hàng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ:

Mỗi DN có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, mỗi loại sản phẩmcó giá bán đơn vị khác nhau Nếu DN tăng tỷ trọng tiêu thụ mặt hàng có giá bánđơn vị cao, giảm tỷ trọng mặt hàng có giá bán đơn vị thấp sẽ làm cho tổng doanhthu tiêu thụ thu được sẽ tăng với điều kiện các nhân tố khác không đổi Việc thayđổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ cũng ảnh hưởng tới doanh thu và từ đó ảnh hưởngđến lợi nhuận của DN.

* Giá cả sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ:

Giá cả sản phẩm hàng hóa dịch vụ ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN bởibất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách giá cả của DN sẽ dẫn đến những sự thayđổi trong doanh thu và lợi nhuận của DN

Ngoài ra, các yếu tố như thị trường tiêu thụ và phương thức tiêu thụ, thanhtoán tiền hàng cũng có ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của DN Một DNáp dụng nhiều hình thức bán hàng và thanh toán tất yếu sẽ tiêu thụ được nhiềusản phẩm hơn DN chỉ áp dụng một hình thức Bên cạnh đó việc tổ chức hoạtđộng quảng cáo, giới thiệu mặt hàng và các dịch vụ sau bán hàng cũng cần đượccoi trọng vì thế khách hàng sẽ biết được nhiều thông tin và yên tâm về sản phẩmhơn, qua đó mở rộng thị trường tiêu thụ làm cơ sở cho việc tăng khối lượng sảnphẩm tiêu thụ.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN sản xuất kinh doanh còn cónhóm nhân tố về kỹ thuật công nghệ và tổ chức quản lý, sử dụng vốn Nếu DNcó hiệu quả huy động vốn tốt, linh hoạt và công tác sử dụng vốn khoa học, hiệuquả thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để DN có lợi nhuận cao hơn Việc phân phối,

Trang 21

sử dụng vốn hợp lý, sử dụng tối đa vốn hiện có; tăng cường kiểm tra giám sát sửdụng vốn kinh doanh của DN.

1.2 Tổng quan về phân tích tình hình lợi nhuận trong DN kinh doanh.

1.2.1 Khái niệm

Phân tích tình hình lợi nhuận trong DN kinh doanh được hiểu là các cáchthức, phương thức mà DN tiến hành xác định và phân tích được tình hình, thựctrạng lợi nhuận của đơn vị mình để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm nângcao lợi nhuận trong DN.

Phân tích tình hình lợi nhuận trong DN bao gồm các công tác xác địnhdoanh thu, chi phí từ đó xác định lợi nhuận trong DN, phân tích những kết quảđã đạt được, những hạn chế trong công tác nâng cao chất lượng sản phẩm, phântích, đánh giá các chỉ tiêu ảnh hưởng đến lợi nhuận trong DN, làm cơ sở đề xuấtcác giải pháp phát triển và giúp DN có lợi nhuận cao hơn.

1.2.2 Sự cần thiết phải phân tích tình hình lợi nhuận trong DN kinhdoanh.

Đối với DN sản xuất kinh doanh, lợi nhuận là vấn đề mà không DN nào làkhông quan tâm đến DN có lợi nhuận ổn định có nghĩa rằng DN có cơ hội caohơn phát triển trong thị trường sôi động và nhiều cạnh tranh như hiện nay.

Sự cần thiết phải phân tích tình hình lợi nhuận trong quá trình hoạt độngcủa DN được thể hiện ở các nội dung:

- Phân tích tình hình lợi nhuận sẽ giúp DN phân tích được hiệu quả từ cácbiện pháp tăng lợi nhuận trong DN, nhìn nhận những sai lầm và hạn chế trongbiện pháp mà đơn vị đã áp dụng.

- Phân tích tình hình lợi nhuận giúp DN nhìn nhận lại quá trình phát triểncủa DN, từ đó có những báo cáo tổng kết để đề xuất những giải pháp nhằm nângcao lợi nhuận và giúp DN có vị thế cao hơn trên thị trường.

1.2.3 Các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong DN sản xuất kinh doanh.

Các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong DN sản xuất kinh doanh bao gồm3 phương pháp chính là sử dụng hệ thống đòn bẩy, hạ giá thành sản phẩm vàtăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

Trang 22

* Sử dụng hệ thống đòn bẩy (đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính, đònbẩy tổng hợp)

Sử dụng hệ thống đòn bẩy có thể giúp DN nâng cao lợi nhuận trong DNSXKD Trong vật lý, đòn bẩy có tác dụng là chỉ cần sử dụng một lực nhỏ có thểdi chuyển một vật lớn, trong kinh tế thì hệ thống đòn bẩy được giải thích bằng sựgia tăng rất nhỏ về sản lượng (hoặc doanh thu) có thể đạt được một sự gia tăngrất lớn về lợi nhuận.

Sử dụng đòn bẩy để nâng cao lợi nhuận trong DN bao gồm công tác sửdụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp.

Đòn bẩy kinh doanh là sự kết hợp giữa định phí và biến phí trong việc điều

hành DN Đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn trong các DN có tỷ lệ chi phí bất biếncao hơn so với chi phí khả biến, ngược lại đòn bẩy kinh doanh sẽ thấp khi tỷ lệchi phí bất biến nhỏ hơn chi phí khả biến Khi đòn bẩy kinh doanh cao, chỉ cầnmột sự thay đổi nhỏ về sản lượng tiêu thụ cũng làm thay đổi lớn về lợi nhuận,nghĩa là lợi nhuận của DN sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biếnđộng Chính vì vậy, việc tác động lên đòn bẩy kinh doanh sẽ giúp DN cải thiệntình hình lợi nhuận.

Đối với các DN trang bị tài sản cố định hiện đại, định phí rất cao, biến phírất nhỏ thì sản lượng hoà vốn rất lớn, tuy nhiên khi vượt qua điểm hoà vốn thì lạicó đòn bẩy rất lớn, do đó chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của sản lượng cũng sẽ làmgia tăng một lượng lớn lợi nhuận Đây chính là tác động mà đòn bẩy kinh doanhảnh hưởng đến lợi nhuận trong DN.

Về đòn bẩy tài chính, đây là khái niệm thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa vốn

mắc nợ và tổng số vốn hiện có, đôi khi người ta còn gọi là hệ số nợ Xác định hệsố nợ sẽ giúp DN xác định được mức độ góp vốn của chủ sở hữu với số nợ vay,nó có một vị trí và tầm quan trọng đặc biệt và được coi như một chính sách tàichính của DN Bên cạnh đó, phân tích về đòn bẩy tài chính sẽ là sự đánh giáchính sách vay nợ được sử dụng trong việc điều hành DN.

Đòn bẩy tài chính được sử dụng rất nhiều trong giao dịch thương mại củaDN Đòn bẩy tài chính có quan hệ với tương quan giữa thu nhập công ty trướckhi trả lãi và nộp thuế và thu nhập dành cho chủ sở hữu cổ phiếu thường và

Trang 23

những cổ đông khác Xem xét phân tích việc sử dụng đòn bẩy tài chính có ýnghĩa rất lớn đối với người quản lý DN trong việc định hướng tổ chức nguồnvốn của DN, và từ đó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của DN.

Về đòn bẩy tổng hợp, đây là phương pháp phản ánh mối quan hệ giữa chi

phí bất biến và chi phí khả biến, độ lớn của đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn ởnhững DN có chi phí bất biến cao hơn chi phí khả biến Những đòn bẩy kinhdoanh chỉ tác động đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Một quyết định đầu tư vào tài sản cố định và tài trợ cho việc đầu tư đóbằng vốn vay (phát hành trái phiếu, vay ngân hàng ) sẽ cho phép DN xác địnhmột cách chính xác sự biến động của doanh thu ảnh hưởng như thế nào tới lợinhuận của chủ sở hữu.

* Hạ giá thành sản phẩm.

Hạ giá thành sản phẩm là biện pháp thứ hai được các DN sử dụng để nângcao lợi nhuận của DN mình Việc xác định giá thành sản phẩm sẽ giúp DN xácđịnh được phương án sản xuất kinh doanh trong DN

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh một yêu cầu khách quan đặt ra chocác DN là phải quan tâm tìm biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm nhằm tănglợi nhuận

Muốn hạ thấp giá thành sản phẩm DN cần phải thực hiện các biện pháp chủyếu sau: Nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao, giảmbớt những tổn thất trong sản xuất, tiết kiệm chi phí quản lý hành chính.

* Tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt độngkinh doanh của DN, đây là chỉ tiêu quan trọng không những đối với bản thân DNmà còn có ý nghĩa đối với cả nền kinh tế quốc dân.

Biện pháp cuối cùng thường được các DN áp dụng để nâng cao lợi nhuậnlà tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm Biện pháp này xuất phát từ nhìn nhận mốiquan hệ của doanh thu và lợi nhuận của DN

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là nguồn tài chính quan trọng để DN trang trảicác khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của DN Thực hiện doanh

Trang 24

vốn lưu động, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau của DN và từ đóảnh hưởng đến khâu nâng cao lợi nhuận của DN.

Các biện pháp tăng doanh số tiêu thụ sản phẩm bao gồm: Tăng khối lượngsản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc lao vụ, dịch vụ cung ứng, nâng cao chấtlượng sản phẩm, xác định giá bán sản phẩm hợp lý, xây dựng kết cấu mặt hàngtối ưu, tổ chức tốt công tác quản lý, kiểm tra và tiếp thị.

Trang 25

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Xuất phát từ nhìn nhận vai trò của phân tích tình hình lợi nhuận trong DNsản xuất kinh doanh và thực tế khách quan tại Công ty TNHH Giày Tuấn Việtgiai đoạn 2011 – 2013, đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦACÔNG TY TNHH GIÀY TUẤN VIỆT GIAI ĐOẠN 2011-2013” đã được xâydựng với kết cấu ba chương.

Nội dung chương 1 trên đây đã tập trung tìm hiểu, nghiên cứu và hệ thốnghóa lại các vấn đề lý thuyết, cơ sở lý luận về lợi nhuận và phân tích lợi nhuậntrong DN sản xuất kinh doanh Đây sẽ là nội dung làm cơ sở nền tảng để xâydựng nội dung thực trạng ở chương 2 và nội dung giải pháp ở chương 3.

Với chương 1, đề tài đã hệ thống hóa, tổng quan lại về khái niệm, nội dung,phương pháp xác định, vai trò và nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong DN.Đồng thời, nội dung chương cũng đã tổng quan về phân tích tình hình lợi nhuậntrong DN kinh doanh, trong đó tập trung vào các biện pháp nâng cao lợi nhuậntrong DN sản xuất kinh doanh.

Nhiệm vụ của chương 2 là dựa vào các kiến thức lý thuyết ở chương 1 đểnhìn nhận vào thực tế tại Công ty TNHH Giày Tuấn Việt nhằm phân tích vàđánh giá về tình hình lợi nhuận của DN trong giai đoạn 2011 -2013

Trang 26

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHHGIÀY TUẤN VIỆT GIAI ĐOẠN 2011-2013

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Giày Tuấn Việt

Giới thiệu chung về Công ty TNHH Giày Tuấn Việt, dưới đây là một sốthông tin cơ bản:

Tên công ty: Công ty TNHH Giày Tuấn Việt

Tên tiếng Anh: Tuan Viet Industrial Shoes Co.Ltd

Địa chỉ: Khu Công nghiệp Phú Thạnh, Phú Thạnh, Nhơn Trạch,

Đồng Nai

Biểu tượng công ty:

Đại diện pháp luật/Chủ tích hội đồng quản trị : Trần Minho Email: tranminh@tuanvietshoes.com

o Điện thoại : (+84) 982 708 279

Loại hình DN: Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH Giày Tuấn Việt được thành lập theo giấy chứng nhận Đăngký DN Công ty TNHH hai thành viên trở lên số 3600604792 (số cũ:4702000393) do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp lần đầu ngày10/07/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 17/09/2012.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Về quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Giày Tuấn Việt,Công ty đã trải qua những mốc lịch sử quan trọng sau:

- Thập niên 90: Công ty TNHH Giày Tuấn Việt phát triển mở rộng từ một

cơ sở sản xuất gia công giày nhỏ lẻ tại Quận Tân Bình, TP.HCM.

- Năm 2002: Công ty đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất, xây dựng nhà

xưởng với quy mô khá lớn tại Cụm Công nghiệp Phú Thạnh, Xã Phú Thạnh,

Trang 27

Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai và được thành lập với số vốn điều lệ đăngký ban đầu là 10.000 triệu đồng.

- Giai đoạn 2002-2006: Đây là giai đoạn đầu Công ty thành lập Công ty

kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, tổchức san lấp, xây dựng nhà xưởng giai đoạn 1

- Năm 2007: Từ đầu năm 2007, Công ty bắt đầu đi vào sản xuất thử và sản

xuất một số đơn đặt hàng trong nước

- Năm 2008: Từ quý 3 năm 2008, Công ty bắt đầu nhận đơn đặt hàng trực

tiếp từ các đơn vị nước ngoài và từ đó đến nay, sản phẩm giày dép của Công tysản xuất chuyên phục vụ nhu cầu xuất khẩu cho các bạn hàng nước ngoài

Công ty đã và đang xây dựng uy tín với các đối tác nước ngoài, do vậy,những năm gần đây, đơn hàng xuất khẩu của Công ty ngày càng tăng, doanh thunăm sau luôn cao hơn năm trước, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệuquả.

Trước đây, Công ty Tuấn Việt sản xuất hàng cho thương hiệu SuperGanhưng thông qua trung gian thương mại là Moretec, phải bán với giá thấp và bịchiếm dụng vốn, bởi vì phải theo phương thức LC chuyển nhượng, với phươngthức này SuperGa thanh toán tiền cho Moretec nhưng Moretec lại trì hoãn việcthanh toán với Tuấn Việt thêm một thời gian nữa Thời điểm đó do chưa cónhiều uy tín, cho nên Tuấn Việt phải thông qua Moretec.

Đến nay, sau nhiều năm sản xuất hàng cho thương hiệu SuperGa, Công tyTuấn Việt đã khẳng định được chất lượng và giá cả cạnh tranh.

- Năm 2012: Công ty SuperGa đã đặt quan hệ chính thức với Tuấn Việt, từ

tháng 8/2012 Công ty Tuấn Việt trở thành thành viên, được cấp User gia nhậpvào website www.basic.net để trực tiếp giới thiệu và nhận đơn đặt hàng từ cácnhà nhập khẩu thành viên SuperGa

Điều này giúp Tuấn Việt chủ động được đơn hàng và giá cả sản xuất đểtăng tính cạnh tranh so với đối thủ Hoạt động kinh doanh trong thời gian tới hứahẹn phát triển vượt bậc.

Trang 28

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động

Về lĩnh vực hoạt động, Công ty TNHH Giày Tuấn Việt hoạt động trên các

lĩnh vực sau:

- Sản xuất giày dép xuất khẩu

- Bán buôn nguyên phụ liệu ngành sản xuất giày dép, bán buôn phụ liệumay mặc

- Bán buôn vali, cặp, túi, ví, hàng da và giả da khác - Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy dệt, may, da giày

Về kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tương tự, công ty hoạt động với

phương châm chất lượng sản xuất là yếu tố then chốt, quyết định thành công,đồng thời tiết giảm tối đa chi phí sản xuất để có giá thành cạnh tranh trên thịtrường thế giới

Đối với mặt hàng giày xuất khẩu, công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặthàng của các đối tác nước ngoài, các đối tác này sẽ thiết kế mẫu, sau đó Công tyTuấn Việt sẽ sản xuất mẫu này và chào giá cho các trung gian thương mại hoặccác nhà sản xuất lớn như SuperGa, Kappa thông qua website www.basic.net , làthành viên của website này, các nhà sản xuất, các môi giới thương mại hoặc cácnhà nhập khẩu nước ngoài sẽ đăng nhập và tìm kiếm nhà xuất khẩu có giá thấpđối với từng mã hàng, và thực hiện đặt hàng, mở LC.

Căn cứ LC xuất khẩu được mở, Công ty Tuấn Việt mới thực hiện sản xuấthàng loạt theo đơn đặt hàng Cho nên hàng tồn kho không tiêu thụ được là hầunhư không có.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Công ty Tuấn Việt luôn sản xuất các loạigiày với giá bán thấp, giá thành khoảng từ 10 USD đến 30 USD Cho nên trongthời buổi kinh tế thế giới khó khăn như hiện nay, mặt hàng giày này vẫn duy trìđược doanh số tiêu thụ lớn.

2.1.3 Mô hình tổ chức

Hiện tại, tổng số nhân viên của Công ty là 835 người, trong đó cán bộ vănphòng, quản lý: 110 người Thu nhập bình quân của người lao động là 3,5 triệuđồng/người/tháng Riêng bộ phận quản lý: 4,0 triệu đồng/người/tháng.

Trang 29

Mô hình tổ chức của Công ty TNHH Giày Tuấn Việt được mô tả cụ thể ởsơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ mô hình tổ chức tại Công ty TNHH Giày Tuấn Việt

( Nguồn: Phòng nhân sự Công ty TNHH Giày Tuấn Việt)

Thông qua sơ đồ trên, có thể thấy, mô hình tổ chức tại Công ty TNHHGiày Tuấn Việt bao gồm:

* Cơ cấu quản trị - giám sát:

Hội đồng thành viên là cơ quan quyền lực cao nhất, đề ra những chính sáchphát triển của Công ty, thông qua những kế hoạch và báo cáo nhằm thực hiệnchức năng giám sát của mình.

* Cơ cấu điều hành:

Cơ cấu điều hành được giao cho Ban Giám đốc toàn quyền điều hành côngviệc hàng ngày của Công ty Ban giám đốc gồm có Giám đốc Công ty là ngườicó quyền điều hành cao nhất Giúp việc cho Giám đốc có các Phó Giám đốc:Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh…

* Các bộ phận trực tiếp sản xuất và dịch vụ:

Các bộ phận trực tiếp sản xuất và dịch vụ được tổ chức hoạt động sản xuấttheo ca hành chính 08 giờ/ngày Tuy nhiên, khi cần thiết đáp ứng nhu cầu sảnxuất phục vụ đơn đặt hàng của đối tác, Công ty sẽ huy động bộ phận này tăng cathêm giờ làm.

Trang 30

Các phòng ban chức năng như: Phòng kế toán, Kinh doanh xuất nhập khẩu,Nhân sự, Kế hoạch vật tư, phòng dịch vụ khách hàng được tổ chức hoạt độngtheo ca hành chính.

Ngoài ra còn có thể tổ chức các bộ phận thích hợp khác trong quá trìnhhoạt động tùy theo sự phát triển hoàn cảnh sản xuất kinh doanh cụ thể.

2.2 Phân tích ngành hàng giày dép.

2.2.1 Kết quả hoạt động những năm vừa qua.

Trước tiên, đề tài sẽ đi vào phân tích ngành hàng giày dép thông qua nhữngkết quả đã đạt được trong những năm vừa qua tại Công ty

* Thị trường nội địa:

Đối với thị trường nội địa, ngành hàng giày dép đã đạt được những kết quảhoạt động như sau:

- Theo thống kê hằng năm có khoảng 130 triệu đôi giày dép các loại đượctiêu thụ tại thị trường nội địa Trong đó, khoảng 25 - 30 triệu đôi giày dép cácloại được sản xuất và khoảng gần 10% sản lượng giày dép dư thừa từ xuất khẩuđược tiêu thụ tại thị trường nội địa.

- Các nhãn hiệu được bán nhiều trên thị trường nội địa là nhãn hiệu NineWest, Dull, Next với nhiều kiểu dáng đẹp, màu sắc phong phú với giá cả phảichăng

- Tại thị trường nội địa còn có rất nhiều loại giày dép của Trung Quốc, TháiLan, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan được bán, đa dạng, phong phú về chủngloại.

- Tại các thị trường nông thôn, giày dép Trung Quốc càng có chỗ đứng, dùchất lượng không cao nhưng với giá thành thấp và mẫu mã đa dạng, giày dépTrung Quốc trở nên phù hợp với túi tiền của người dân thôn quê và được sửdụng phổ biến.

- Các sản phẩm cao cấp như Prada, Gucci, Clarks, Bonia, Nine West vàcác nhãn hiệu Bata, Converse cũng được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn domẫu mã phong phú, chất lượng cao

Trang 31

- Hiện cả nước có 800 DN hoạt động trong ngành da giày, nhưng 70% làsản xuất theo phương thức gia công thuần tuý cho các hãng giày dép thời trangnổi tiếng trên thế giới, như Nike, Adidas, Converse

Dựa vào những thống kê trên đây về tình hình hoạt động trên thị trườnggiày dép nội địa, có thể thấy rằng thị trường này vẫn đang hoạt động rất mạnhmẽ và càng ngày càng đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm trong nước để doanh thutừ thị trường nội địa tăng cao Tuy nhiên, thị trường nội địa vẫn còn nhiều hạnchế trong việc quản lý các mẫu mã và các sản phẩm trôi nổi trên thị trường màkhông rõ nguồn gốc, đặc biệt là các sản phẩm Trung Quốc Đồng thời, thị trườngnội địa hiện nay phát triển vẫn chưa mạnh và chưa khai thác hết tiềm năng dochưa xây dựng được thương hiệu cũng như chưa phát triển tốt danh mục SPDVgiày đa dạng.

* Thị trường xuất khẩu:

Về thị trường xuất khẩu giày dép, dưới đây là một số thông tin về kết quảhoạt động:

- Năm 2012: Số liệu Thống kê Hải quan cho thấy trong năm 2012 xuất

khẩu nhóm hàng này xác lập ngưỡng kỷ lục đạt 7,26 tỷ USD, tăng 10,9 %(tương ứng tăng 713 triệu USD về số tuyệt đối) so với năm 2011

Xuất khẩu ngành hàng này chiếm tỷ trọng 6,3% trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu tất cả các mặt hàng của cả nước trong năm 2012 Trong năm 2012, Liênminh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Braxin là các đối tác lớnnhất nhập khẩu giày dép của Việt Nam Tổng kim ngạch cộng gộp hàng dệt mayxuất sang 5 thị trường này đạt 5,77 tỷ USD, chiếm gần 80% trong tổng kimngạch xuất khẩu giày dép của cả nước.

- Năm 2013: Theo các số liệu của Tổng Cục Hải Quan, kim ngạch xuất

khẩu giày dép của Việt Nam sang các thị trường trong 11 tháng đầu năm 2013đạt 7,48 tỷ USD, chiếm 6,21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cảnước, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2012 Tính riêng trong tháng 11 năm2013, kim ngạch xuất nhóm hàng này đạt trên 807,73 triệu USD, tăng 12,7% sovới tháng 10/2013.

Trang 32

- Dự đoán giai đoạn 2014 – 2017: Xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong

năm 2013 tăng hơn 10% so với năm trước Hơn nữa, sản lượng giày dép củaViệt Nam dự đoán sẽ tăng khoảng 8% trong giai đoạn 2014-2017.

Những thống kê trên đây cho thấy rằng thị trường xuất khẩu giày tại ViệtNam ra các thị trường vẫn đang hoạt động rất mạnh mẽ và đạt được những kếtquả tốt Hiện tại Việt Nam là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu giày dép vào EU vàMỹ (sau Trung Quốc), và đang hoạt động mạnh mẽ trên nhiều thị trường xuấtkhẩu khác Thời gian tới, kim ngạch xuất khẩu giày dép sẽ còn tăng cao hơn nữa

2.2.2 Xu hướng biến động trong thời gian tới.

Có thể khẳng định, nhiều năm trở lại đây, ngành da giày Việt Nam liên tụcgây những ngạc nhiên khi liên tiếp đạt được những thành quả đáng kể trong kimngạch xuất khẩu Ở thời điểm này, ngành da giày đã "ghi tên” mình vào trongtop 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về da giày Riêng xuất khẩu vào thịtrường châu Âu, da giày Việt Nam chỉ đứng thứ 2 sau Trung Quốc

Dưới đây là những dự đoán về xu hướng biến động trong thời gian sắp tớicủa ngành giày dép:

- Xu hướng thuê ngoài: Phát triển xu hướng thuê ngoài tại thị trường

Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và các nước lân cận.

- Xuất khẩu sang các thị trường mới nổi: Xu hướng nổi bật nhất xuyên

suốt ngành sản xuất giày dép tại là tập trung mũi nhọn vào hoạt động xuất khẩu.Trong khi nhiều thị trường trong nước đang phải "vật lộn" với sự cạnh tranh gaygắt của các loại hàng hóa nhập khẩu giá rẻ, thì các nhà sản xuất giày dép trên thếgiới, tiêu biểu là tại EU, lại phát hiện ra những thị trường nước ngoài có khảnăng tiêu thụ các loại giày dép xa xỉ, có thương hiệu ở những nền kinh tế mớinổi như Nga (với sức tiêu thụ năm 2007 đạt 4,4 tỉ euro), Trung Quốc (17,3 tỉeuro), Braxin (8,6 tỉ euro), Ấn Độ (1,0 tỉ euro) và Trung Đông (1,9 tỉ euro).

- Xúc tiến và hợp tác: Nhằm cạnh tranh với các nhà cung cấp từ châu Á,

các chương trình xúc tiến hợp tác do các hiệp hội thương mại tổ chức đã tạo cơhội cho các nhà sản xuất nhỏ hơn tiếp cận với những thị trường mới.

- Đổi mới và giá trị gia tăng: Đổi mới ở đây là đổi mới về cả danh mục

sản phẩm lẫn công nghệ sản xuất giày dép, đặc biệt là công nghệ làm mềm da.

Trang 33

Sản phẩm làm bằng da thì luôn được lòng người mua hơn là những sản phẩmkhông làm bằng da Chính điều này đã khiến các nhà sản xuất trên thế giới, đặcbiệt là các nhà sản xuất tại EU tiếp tục tăng thêm giá trị vào loại sản phẩm này.

Ngoài ra, xu hướng trên thị trường giày dép thế giới còn thể hiện ở khíacạnh các đơn vị sản xuất giày dép hiện nay tập trung nâng cao kiến thức và kĩnăng, đồng thời Mở rộng hoạt động marketing nhằm đem lại hiệu quả cao nhấtcho hoạt động sản xuất và phân phối giày dép trên thị trường.

2.2.3 Phân tích cơ hội, thách thức đối với sự phát triển của ngành hànggiày dép tại Việt Nam.

Để thấy rõ về cơ hội, thách thức đối với sự phát triển của ngành hàng giàydép tại Việt Nam, em sử dụng mô hình Swot để áp dụng phân tích Nội dung cụthể như sau:

Bảng 2.2 Mô hình SWOT phân tích cơ hội và thách thức đối với sự pháttriển của ngành hàng giày dép tại Việt Nam.

- Khả năng về tài chính khá tốt- Giá cả sản phẩm linh hoạt, phù

hợp với thị trường- Năng lực sản xuất cao

- Chất lượng sản phẩm tốt, đượcđánh giá cao về độ bền

- Công tác R & D chưa đượcquan tâm đúng mức

- Hoạt động marketing chưađược chú trọng đúng mức- Hệ thống thông tin còn yếu- Các công ty hoạt động trong

ngành chưa tạo lập đượcthương hiệu trên thị trườngtrong và ngoài nước.

- Mẫu mã sản phẩm chưa đadạng

- Năng lực chuyên môn và nănglực quản lý chưa tốt

Trang 34

- Nền kinh tế hội nhập sau khiViệt Nam gia nhập WTO,AFTA, TPP

- Hệ thống luật pháp nhà nướchỗ trợ tối đa cho sự phát triểncủa các DN trong ngành

- Chính sách đầu tư của Nhànước khuyến khích các DNhoạt động trong ngành hàngphát triển

- Môi trường chính trị trongnước ổn định

- Thu nhập bình quân của ngườidân Việt Nam càng ngày càngtăng

- Sự cạnh tranh của công tycùng ngành cao

- Nguyên liệu nhập khẩu là chủyếu

Sau hơn 7 năm gia nhập WTO, Việt nam đã có những thay đổi lớn, xoayquanh các vấn đề như: Mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút mạnh mẽ nguồnvốn FDI, kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiềuhướng tiến bộ

Trang 35

Chính những thay đổi này đã giúp ngành giày dép Việt Nam phát triểnmạnh mẽ hơn, cụ thể: Thị trường xuất khẩu giày dép phát triển vượt bậc, nguồnvốn FDI đầu tư giúp nhiều DN giày dép tại Việt Nam phát triển, kinh tế tăngtrưởng mạnh tạo điều kiện thuận lợi trong môi trường kinh doanh để các DNgiày dép Việt phát triển và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng trưởngmạnh các ngành thương mại dịch vụ nên ngành giày dép càng có cơ hội mạnhmẽ hơn để phát triển

Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 Với tư cách là thành viên ASEAN,Việt Nam được chấp nhận tham gia vào khu vực mậu dich tự do/tự do thươngmại của ASEAN (ASEAN Free Trade Area) hay viết tắt là AFTA vào tháng 12năm 1995 và bắt đầu thực hiện những cam kết của mình vào tháng 1 năm 1996.

Như vậy, Afta là khu vực mậu dịch tự do thương mại của Asean Việc ViệtNam tham gia vào Afta là cơ hội để phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế mạnhmẽ Cụ thể: Tham gia Afta sẽ đẩy mạnh sự phát triển kinh tế và thu nhập củaViệt Nam bằng cánh chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm cónăng suất cao hơn so với các sản phẩm khác, thu hút được đầu tư nước ngoài vàphát triển các ngành của DN, có thể học tập được kinh nhiệm quản lý hiện đạitrên thế giới và nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm, dịch vụ trên thịtrường quốc tế, mở rộng thị truờng giúp cho sản phẩm có thể từng bước hoànhập vào nền kinh tế thế giới.

Đối với ngành hàng giày dép cũng vậy, gia nhập Afta sẽ giúp các DN giàydép học tập được kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm phát triển thị trường từ cácthị trường khác trong khu vực Asean và các khu vực quốc tế khác nói chung,đồng thời thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và phát triển mạnh mẽ hơn.

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đangmở ra nhiều cơ hội cho ngành da giày Việt Nam trong năm 2013 Đơn hàng từthị trường Mỹ có thể tăng khoảng 10% trong năm nay nhờ tác động tích cực từTPP.

Ngày đăng: 01/06/2016, 05:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w