Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 109 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
109
Dung lượng
1,22 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRỊNH THỊ BÍCH TUYỀN
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế toán
Mã số ngành: 52340301
Tháng 11 – 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRỊNH THỊ BÍCH TUYỀN
MSSV: LT11371
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN THỊ DIỆU
Tháng 11 – 2013
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại Trường Đại Học Cần Thơ, tôi đã tích lũy được
những kiến thức quý báu từ sự giảng dạy của thầy cô. Qua quá trình thực tập
tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Hải sản 404 đã giúp tôi củng
cố được kiến thức đã học và có thêm kinh nghiệm thực tiễn để bổ sung cho
học vấn của mình. Sau gần 3 tháng thực tập tại phòng kế toán của công ty, tôi
đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình lợi nhuận của
Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Hải sản 404”. Đạt được kết quả
này là nhờ sự giúp đỡ tận tình từ phía nhà trường và cơ quan thực tập.
Nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả thầy cô ở Trường Đại
Học Cần Thơ - những người đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu là
nền tảng đầu tiên để tôi có thể thực hiện được đề tài này. Đặc biệt, tôi xin cảm
ơn cô Nguyễn Thị Diệu đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, sửa chữa những sai
sót để giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo của Công ty TNHH hai thành viên Hải sản
404 và các cô tại phòng kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô, Ban lãnh đạo và toàn thể nhân
viên của Công ty TNHH hai thành viên Hải sản 404 luôn dồi dào sức khỏe và
đạt nhiều thành công trong công việc.
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trịnh Thị Bích Tuyền
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết rằng luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trịnh Thị Bích Tuyền
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày
tháng
Thủ trưởng đơn vị
ii
năm 2013
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...........................................................................1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ..............................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung....................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................2
1.4.1 Không gian ..........................................................................................2
1.4.2 Thời gian .............................................................................................2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................3
1.5 Lược khảo tài liệu .....................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....5
2.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................5
2.1.1 Khái quát về doanh thu và chi phí ........................................................5
2.1.2 Khái niệm, nguồn hình thành và ý nghĩa của lợi nhuận........................7
2.1.3 Phân tích lợi nhuận ..............................................................................9
2.1.4 Phân tích tỷ suất lợi nhuận .................................................................11
2.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 13
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu............................................................. 13
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................... 13
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN
HẢI SẢN 404 ................................................................................................ 17
3.1 Lịch sử hình thành.................................................................................. 17
3.2 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 18
3.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý ...................................................................... 18
3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán .......................................................... 20
iii
3.2.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất ..................................................................... 22
3.3 Ngành nghề kinh doanh ......................................................................... 23
3.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến
6 tháng đầu năm 2013 .................................................................................. 23
3.5 Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển ......................................... 28
3.3.1 Thuận lợi .......................................................................................... 28
3.3.2 Khó khăn .......................................................................................... 28
3.3.3 Định hướng phát triển........................................................................ 29
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY
TNHH HTV HẢI SẢN 404 TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013 ... 30
4.1 Phân tích lợi nhuận ................................................................................ 30
4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu ............................................................ 30
4.1.2 Phân tích tình hình chi phí .................................................................36
4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận ............................................................. 43
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ................................... 58
4.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2011 so với năm
2010 ............................................................................................................... 58
4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2012 so với năm
2011 ............................................................................................................... 60
4.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013
so với 6 tháng đầu năm 2012 .......................................................................... 62
4.3 Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ................................................ 64
4.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ........................................... 64
4.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ........................................ 66
4.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ................................... 66
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA
CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 ............................... 68
5.1 Ưu điểm và tồn tại ................................................................................. 68
5.1.1 Ưu điểm ........................................................................................... 68
5.1.2 Tồn tại .............................................................................................. 68
iv
5.2 Giải pháp ................................................................................................ 69
5.2.1 Tăng doanh thu.................................................................................. 69
5.2.2 Giảm chi phí ...................................................................................... 70
5.2.3 Giải pháp khác .................................................................................. 71
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 73
6.1 Kết luận ................................................................................................... 73
6.2 Kiến nghị .................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75
PHỤ LỤC...................................................................................................... 76
v
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH HTV
Hải sản 404 giai đoạn 2010 - 2012 .................................................................24
Bảng 3.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH HTV
Hải sản 404 qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ................................................. 26
Bảng 4.1 Tình hình doanh thu của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 giai đoạn
2010 – 2012 ................................................................................................... 32
Bảng 4.2 Tình hình doanh thu của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 qua 6
tháng đầu năm 2012, 2013 .............................................................................. 35
Bảng 4.3 Tình hình chi phí của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 giai đoạn
2010 – 2012 ................................................................................................... 37
Bảng 4.4 Tình hình chi phí của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 qua 6 tháng
đầu năm 2012, 2013 ....................................................................................... 41
Bảng 4.5 Tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 giai đoạn
2010 – 2012 ................................................................................................... 44
Bảng 4.6 Tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 qua 6
tháng đầu năm 2012, 2013 .............................................................................. 46
Bảng 4.7 Tình hình lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty
TNHH HTV Hải sản 404 giai đoạn 2010 – 2012 ............................................ 49
Bảng 4.8 Tình hình lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty
TNHH HTV Hải sản 404 qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ............................ 51
Bảng 4.9 Tình hình lợi nhuận hoạt động tài chính của Công ty TNHH HTV
Hải sản 404 giai đoạn 2010 – 2012 .................................................................53
Bảng 4.10 Tình hình lợi nhuận hoạt động tài chính của Công ty TNHH HTV
Hải sản 404 qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ................................................. 54
Bảng 4.11 Tình hình lợi nhuận khác của Công ty TNHH HTV Hải sản 404
giai đoạn 2010 – 2012 .................................................................................... 56
Bảng 4.12 Tình hình lợi nhuận khác của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 qua
6 tháng đầu năm 2012, 2013 ........................................................................... 57
Bảng 4.13 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế năm
2011 so với năm 2010 .................................................................................... 58
vi
Bảng 4.14 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế năm
2012 so với năm 2011 .................................................................................... 60
Bảng 4.15 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế 6
tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 .......................................... 62
Bảng 4.16 Các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của Công ty TNHH HTV Hải sản 404
giai đoạn 2010 – 2012 .................................................................................... 65
vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 ........... 19
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 ........... 20
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 ......... 22
Hình 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH HTV Hải sản 404
từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................... 27
Hình 4.1 Biến động cơ cấu doanh thu của Công ty TNHH HTV Hải sản 404
giai đoạn 2010 – 2012 .................................................................................... 34
Hình 4.2 Biến động cơ cấu doanh thu của Công ty TNHH HTV Hải sản 404
qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .................................................................... 36
Hình 4.3 Biến động cơ cấu chi phí của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 giai
đoạn 2010 – 2012 ........................................................................................... 40
Hình 4.4 Biến động cơ cấu chi phí của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 qua
6 tháng đầu năm 2012, 2013 ........................................................................... 43
Hình 4.5 Tình hình lợi nhuận Công ty TNHH HTV Hải sản 404 giai đoạn
2010 – 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................................... 48
Hình 4.6 Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của Công ty TNHH HTV Hải sản 404
giai đoạn 2010 – 2012 ................................................................................... 67
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- Tiếng Việt
BCKQHĐKD:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
CCDV
:
Cung cấp dịch vụ
DTBH
:
Doanh thu bán hàng
GĐ
:
Giám đốc
HĐKD
:
Hoạt động kinh doanh
HĐTC
:
Hoạt động tài chính
HTV
:
Hai thành viên
KCS
:
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
LN
:
Lợi nhuận
QLDN
:
Quản lý doanh nghiệp
TNDN
:
Thu nhập doanh nghiệp
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
VCSH
:
Vốn chủ sở hữu
XNK
:
Xuất nhập khẩu
:
European Union (Liên minh Châu Âu)
- Tiếng Anh
EU
ix
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế
Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn. Nhiều rủi ro tiềm ẩn đang gây thách
thức cho nền kinh tế trong năm 2013, đó là tốc độ tăng trưởng tiềm năng có
nguy cơ giảm sút, nợ xấu ảnh hưởng tiêu cực tới lưu thông dòng vốn vào nền
kinh tế, hàng tồn kho cao, niềm tin về nền kinh tế suy giảm thể hiện ở việc nhà
đầu tư không đưa vốn, người tiêu dùng không sẵn sàng chi tiêu. Do đó, năm
nay được đánh giá là một năm khó khăn và việc đạt được các mục tiêu đã đề
ra sẽ không dễ dàng.
Để tồn tại và phát triển trong tình hình hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp
phải nắm tình hình kinh tế, nhận dạng và dự báo được cơ hội cũng như thách
thức nhằm có giải pháp thích nghi và vượt qua. Ngoài ra, doanh nghiệp phải
nhìn nhận đúng về những mặt mạnh và hạn chế của mình, từ đó khai thác được
những tiềm năng sẵn có, khắc phục các mặt hạn chế để có thể đứng vững trên
thị trường và hướng tới mục tiêu nâng cao lợi nhuận. Muốn làm được như vậy
thì doanh nghiệp phải triệt để theo dõi tình hình của nền kinh tế; thường xuyên
kiểm tra, phân tích hoạt động kinh doanh của mình, trong đó phân tích lợi
nhuận cũng là phần việc quan trọng cần thiết phải thực hiện. Bởi vì, mục tiêu
của doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng vẫn là
lợi nhuận, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi
nhuận, hướng đến lợi nhuận. Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, lợi
nhuận cũng là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp hoạt động trong
ngành thủy sản, bởi nó quyết định sự tồn vong, khả năng cạnh tranh và bản
lĩnh của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thông qua việc phân tích tình hình
lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá
mức độ tăng trưởng của doanh thu, chi phí và lợi nhuận nhằm tìm ra những
nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Từ đó đề ra các biện pháp, chính sách để phát huy nhân tố tích cực, khắc phục
hay loại bỏ nhân tố tiêu cực, không ngừng nâng cao lợi nhuận và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc phân tích lợi nhuận
nên tôi đã chọn đề tài “Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH
hai thành viên Hải sản 404” để làm luận văn tốt nghiệp. Trên cơ sở vận dụng
những kiến thức đã học vào thực tế, việc thực hiện đề tài sẽ tìm hiểu được
những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của công ty để từ đó
1
đưa ra những giải pháp giúp công ty hoạt động ngày càng hiệu quả và đem lại
nhiều lợi nhuận hơn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH hai thành viên Hải sản
404 qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, từ đó đưa ra một
số giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên ta có các mục tiêu cụ thể như
sau:
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của
công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty
trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Mục tiêu 3: Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của công ty trong 3
năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty
trong thời gian tới.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty trong 3 năm
2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 biến động như thế nào?
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty?
Giải pháp nào có thể nâng cao lợi nhuận của công ty?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Công ty TNHH hai thành viên Hải
sản 404. Số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu chủ yếu được thu thập tại phòng
kế toán – xuất nhập khẩu của công ty.
1.4.2 Thời gian
Số liệu nghiên cứu trong đề tài được lấy trong khoảng thời gian từ năm
2010 đến tháng 6 năm 2013.
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 – 18/11/2013.
2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và phạm vi đề tài nên đối tượng nghiên cứu của
đề tài chủ yếu là doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty TNHH HTV Hải
sản 404 từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Lâm Vĩnh Chung (2009) nghiên cứu “Phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh tại Công ty Cổ phần chế biến thủy sản Út Xi”, Luận văn tốt nghiệp
đại học, Đại học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp tại phòng kế
toán và phòng kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương
pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích kết quả kinh
doanh của công ty trong giai đoạn 2006 – 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy
kết quả kinh doanh của công ty chưa tốt thể hiện qua việc doanh thu, lợi nhuận
của công ty giảm qua các năm; từ đó tác giả đưa ra giải pháp giúp công ty
nâng cao kết quả kinh doanh như nghiên cứu tiết kiệm chi phí để hạ giá thành,
lập kế hoạch thu mua và dự trữ hàng hóa hợp lý, tăng cường nghiên cứu khảo
sát thị trường để nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, thành lập bộ phận
marketing.
Lê Thúy Hằng (2009) nghiên cứu “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Hải”, luận văn tốt nghiệp đại học,
Đại học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp tại phòng kế toán của
công ty. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ
số tài chính để phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2006
– 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty qua
các năm đều mang về lợi nhuận nhưng năm 2008 giảm so với năm 2007, công
ty vẫn còn một số hạn chế như khả năng thanh toán còn thấp, vốn của công ty
bị chiếm dụng; từ đó tác giả đưa ra giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả
hoạt động như mở rộng thị trường, đào tạo tay nghề công nhân, hạ giá thành,
đa dạng hóa sản phẩm, xúc tiến bán hàng, tăng cường kiểm tra tiền mặt tại
quỹ, lập kế hoạch tiền mặt để nâng cao khả năng thanh toán.
Phạm Thị Khánh (2009) nghiên cứu “Phân tích tình hình lợi nhuận và
các giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Máy tính Net”, luận văn tốt
nghiệp đại học, Đại học Thương Mại Hà Nội. Tác giả thu thập dữ liệu bằng
phương pháp điều tra và phỏng vấn trực tiếp. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng
phương pháp so sánh; phương phâp cân đối; phương pháp tính chỉ số, tỷ lệ, tỷ
suất; phương pháp dùng biểu, sơ đồ phân tích để phân tích tình hình lợi nhuận
của công ty. Kết quả ngiên cứu cho thấy công ty đang trên đà phát triển thể
hiện qua việc doanh thu tăng qua từng năm, lợi nhuận tăng cao qua các năm.
3
Tuy nhiên công ty vẫn còn một số hạn chế như chi phí bỏ ra tương đối cao,
thiếu vốn phải huy động bên ngoài, máy móc, thiết bị còn lạc hậu; từ đó tác
giả đề ra giải pháp như tăng cường quản lý chi phí, lập kế hoạch sử dụng chi
phí, đầu tư mua sắm thiết bị, đổi mới quy trình công nghệ, khai thác nguồn
vốn trong và ngoài công ty.
4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái quát về doanh thu và chi phí
2.1.1.1 Doanh thu
Doanh thu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị sản
xuất kinh doanh. Doanh thu càng tăng lên càng có điều kiện tăng lợi nhuận và
ngược lại. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh
doanh và thu nhập từ hoạt động khác.
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng
hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng
bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp
nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền). Doanh thu từ hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp còn bao gồm:
Các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định Nhà nước để sử dụng cho
doanh nghiệp đối với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ
được Nhà nước cho phép.
Giá trị các sản phẩm, hàng hóa đem biếu, tặng hoặc tiêu dùng trong nội
bộ doanh nghiệp (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2009, trang 65).
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh có 3 chỉ tiêu:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ tiền bán hàng hóa,
sản phẩm, dịch vụ, lao vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán, không
phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng,
2009, trang 66).
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh khoản tiền
thực tế doanh nghiệp thu được trong kinh doanh (Nguyễn Thị Mỵ và Phan
Đức Dũng, 2009, trang 66). Doanh thu thuần của doanh nghiệp được xác định
theo công thức sau:
Doanh thu thuần = DTBH và CCDV – các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản sau: chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu
phải nộp, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
5
Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm các khoản thu từ các hoạt
động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi, lãi tiền
cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (trái phiếu, tín phiếu, cổ
phiếu), hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích năm trước nhưng
không sử dụng hết (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2009, trang 69).
Thu nhập từ các hoạt động khác
Các khoản thu nhập khác là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không
thường xuyên ngoài các khoản thu đã được quy định ở điểm trên như: thu từ
bán vật tư, hàng hóa, tài sản dôi thừa, công cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá trị,
bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng, các khoản phải trả nhưng không trả được
vì nguyên nhân từ phía chủ nợ và các khoản thu bất thường khác (Nguyễn Thị
Mỵ và Phan Đức Dũng, 2009, trang 69).
2.1.1.2 Chi phí
Khái niệm
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu
thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền
trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả
những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành,
tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu
thụ nó (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2009, trang 157).
Phân loại chi phí
Theo tính chất hoạt động kinh doanh thì chi phí của doanh nghiệp bao
gồm:
- Chi phí hoạt động kinh doanh: gồm tất cả các chi phí có liên quan đến
quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí giá vốn hàng bán, chi phí
hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
(Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2009, trang 158).
Giá vốn hàng bán là trị giá của số sản phẩm, hàng hóa, lao vụ dịch vụ
hoàn thành đã tiêu thụ được trong kỳ kế toán.
Chi phí bán hàng phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
sản phẩm, hàng hóa, lao vụ bao gồm các chi phí đóng gói, vận chuyển, giới
thiệu, bảo hành sản phẩm…(Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2009, trang
159).
6
Chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh các chi phí quản lý chung của
doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính,
chi phí chung khác liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp (Nguyễn
Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2009, trang 160).
Chi phí hoạt động tài chính là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra
ngoài doanh nghiệp. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm chi phí liên doanh,
liên kết; chi phí cho thuê tài sản; chi phí mua bán trái phiếu, tín phiếu, cổ
phiếu kể cả khoản tổn thất trong đầu tư nếu có; dự phòng giảm giá chứng
khoán; chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, chi
phí nghiệp vụ tài chính (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2009, trang 161).
- Chi phí khác: đây là khoản chi phí xảy ra không thường xuyên như chi
phí nhượng bán thanh lý tài sản cố định, chi phí tổn thất thực tế, chi phí thu
hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí bất thường khác (Nguyễn Thị Mỵ và Phan
Đức Dũng, 2009, trang 158).
2.1.2 Khái niệm, nguồn hình thành và ý nghĩa của lợi nhuận
2.1.2.1 Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là phần doanh thu còn lại sau khi đã bù đắp
các khoản chi phí hợp lý. Đây là chỉ tiêu kết quả tài chính cuối cùng, là chỉ
tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 131).
2.1.2.2 Nguồn hình thành lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn sau đây:
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là lợi nhuận thu được
từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính của doanh
nghiệp. Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp (Nguyễn Quang
Hùng, 2010, trang 131). Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có 2
phần chủ yếu:
- Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ: đây là khoảng chênh lệch
giữa doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ
sản phẩm, bao gồm giá vốn hàng hóa, chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2009, trang 247).
Lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ = doanh thu thuần – (giá
vốn hàng bán + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp)
7
- Lợi nhuận hoạt động tài chính: là số thu lớn hơn chi của các hoạt động
tài chính, bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản, mua bán trái phiếu, chứng
khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gởi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho
vay thuộc các nguồn vốn và quỹ, lãi cổ phần và lãi do góp vốn kinh doanh,
hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài
hạn (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2009, trang 247).
Lợi nhuận hoạt
động tài chính
=
Thu nhập từ hoạt
động tài chính
-
Chi phí hoạt
động tài chính
Lợi nhuận khác: là lợi nhuận thu được ngoài các hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Lợi nhuận khác
=
Thu nhập khác
-
Chi phí khác
Thu nhập khác bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không
thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, bao gồm:
- Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
- Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng.
- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường.
- Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước.
- Khoản nợ phải trả nay đã mất chủ được ghi tăng thu nhập.
- Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại.
- Các khoản thu khác.
Các khoản thu nhập trên đây sau khi trừ đi chi phí có liên quan sẽ là lợi
nhuận khác (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 132).
2.1.2.3 Ý nghĩa của lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế hết sức quan trọng nó quyết định quá
trình tái sản xuất mở rộng xã hội. Lợi nhuận được bổ sung vào khối lượng tư
bản cho chu kỳ sản xuất sau. Đối với xã hội lợi nhuận có ý nghĩa hết sức quan
trọng: nó tạo điều kiện mở rộng phát triển sản xuất, tạo ra công ăn việc làm,
tăng thu nhập và tiêu dùng xã hội, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế
(Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 132).
Đối với doanh nghiệp thì lợi nhuận quyết định sự tồn tại của doanh
nghiệp, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 133).
8
2.1.3 Phân tích lợi nhuận
2.1.3.1 Mục đích và nguồn tài liệu phân tích
Mục đích phân tích
Phân tích tình hình lợi nhuận nhằm mục đích kiểm tra và đánh giá tình
hình lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó thấy được thành tích và kết quả đạt
được. Đồng thời qua phân tích xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự
biến động lợi nhuận, từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh các
hoạt động kinh doanh không ngừng nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích
Phân tích tình hình lợi nhuận sử dụng các nguồn tài liệu sau đây:
- Các tài liệu hạch toán về lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (mẫu
số B02/DN).
- Các chế độ chính sách của Nhà nước và các ngành quy định về việc xác
định lợi nhuận cho từng hoạt động và chế độ phân phối lợi nhuận áp dụng cho
từng loại hình doanh nghiệp (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 134).
2.1.3.2 Nhiệm vụ phân tích
- Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp.
- Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận.
- Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp
nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận.
2.1.3.3 Nội dung phân tích
Phân tích chung lợi nhuận
Phân tích chung tình hình lợi nhuận: là đánh giá sự biến động lợi nhuận
của toàn doanh nghiệp và của các bộ phận cấu thành lợi nhuận nhằm khái quát
tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích chung lợi nhuận sử dụng chỉ
tiêu tổng mức lợi nhuận, lợi nhuận của các bộ phận cấu thành và được tiến
hành theo nội dung sau:
- So sánh tổng mức lợi nhuận
LN
=
Trong đó:
TLN1 (năm sau)
-
TLN0 (năm trước)
LN là mức chênh lệch lợi nhuận
TLN là tổng lợi nhuận
9
LN
% tăng giảm LN
x 100
=
TLN0 (năm trước)
- Xác định cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp: đặc biệt lưu ý đến tỷ
trọng lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong tổng mức lợi nhuận của doanh
nghiệp và đánh giá sự biến động tỷ trọng này qua các kỳ (Nguyễn Thị Mỵ và
Phan Đức Dũng, 2009, trang 254).
Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh. Trước hết cần xác định tỷ
trọng lợi nhuận của từng bộ phận trong tổng lợi nhuận, sau đó xác định sự biến
động về số tiền, tỷ lệ tăng giảm, và sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận
lợi nhuận.
Phân tích tình hình lợi nhuận theo các nguồn hình thành
Phân tích lợi nhuận theo các nguồn hình thành nhằm mục đích đánh giá
khái quát tình hình lợi nhuận theo các nguồn hình thành, thấy được mức độ
tăng giảm lợi nhuận giữa kỳ này với kỳ trước.
- Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của
doanh nghiệp. Việc nâng cao lợi nhuận của hoạt động kinh doanh là con
đường chủ yếu để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà doanh
nghiệp cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá, phân tích lợi
nhuận của hoạt động kinh doanh qua đó thấy được mức độ tăng giảm lợi
nhuận của hoạt động này, thấy được hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Đồng
thời qua phân tích tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng giảm của
lợi nhuận để từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm không ngừng nâng
cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh để xác định sự tăng giảm
của các chỉ tiêu về số tuyệt đối và số tương đối, đồng thời tính các chỉ tiêu tỷ
suất và xác định sự biến động của các chỉ tiêu này (Nguyễn Quang Hùng,
2010, trang 136 – 137).
- Phân tích lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác thường không dự tính trước được nên phải căn cứ vào
nội dung của từng khoản thu nhập, chi phí và tình hình cụ thể của từng trường
hợp mà đánh giá.
10
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
- Ta có công thức tính lợi nhuận:
TLNtrước thuế = LNthKD + LNk
LNthKD = LNthBH + LNTC
LNthBH = DTthuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí
quản lý doanh nghiệp
LNTC = DTTC - CPTC
LNK = DTK – CPK
TLNtrước thuế = DTthuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi
phí quản lý doanh nghiệp + DTTC - CPTC + DTK – CPK
Trong đó:
TLNtrước thuế : Tổng lợi nhuận trước thuế
LNthKD
: Lợi nhuận thuần từ HĐKD
LNK
: Lợi nhuận khác
LNthBH
: Lợi nhuận thuần từ hoạt động BH và CCDV
LNTC
: Lợi nhuận hoạt động tài chính
DTthuần
: Doanh thu thuần
DTTC
: Doanh thu hoạt động tài chính
CPTC
: Chi phí hoạt động tài chính
DTK
: Thu nhập khác
CPK
: Chi phí khác
- Theo các công thức tính toán ở trên, tổng lợi nhuận trước thuế chịu ảnh
hưởng bởi tám nhân tố: doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí hoạt động
tài chính, thu nhập khác và chi phí khác.
- Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp liên hệ cân đối.
2.1.4 Phân tích tỷ suất lợi nhuận
2.1.4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên doanh thu
Lợi nhuận sau thuế TNDN
x 100 (%)
=
Doanh thu thuần
11
Trong chỉ tiêu trên, mẫu số có thể sử dụng tổng doanh thu hoặc doanh
thu thuần. Tuy nhiên, nên sử dụng doanh thu thuần để tăng tính chính xác của
chỉ tiêu do doanh thu thuần phản ánh giá trị doanh thu thực sự được thực hiện
trong kỳ. Chỉ tiêu này đánh giá số lợi nhuận thực tế để lại cho doanh nghiệp
chiếm bao nhiêu phần trong doanh thu thuần. Do vậy, chỉ tiêu này càng cao thì
phản ánh khả năng sinh lãi của doanh nghiệp càng lớn (Phạm Quang Trung,
2009, trang 230).
2.1.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Để đánh giá khả năng sinh lãi của doanh nghiệp một cách khái quát hơn,
người phân tích thường sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Chỉ
tiêu này phản ánh một đồng tài sản bình quân của doanh nghiệp tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế (Phạm Quang Trung, 2009, trang
231).
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế TNDN
x 100 (%)
=
Tài sản bình quân
Trong đó:
Tổng tài sản đầu kỳ
Tài sản bình quân
Tổng tài sản cuối kỳ
+
=
2
2.1.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Để đánh giá khả năng sinh lãi của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp,
người phân tích có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ
sở hữu, chỉ tiêu này chỉ rõ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Phạm Quang Trung, 2009, trang 232).
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế TNDN
=
x 100 (%)
Vốn chủ sở hữu bình quân
Trong đó:
Vốn chủ sở hữu
bình quân
Số VCSH đầu kỳ
+ Số VCSH cuối kỳ
=
2
Vốn chủ sở hữu ở đây là toàn bộ số vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp
hiện có (chỉ tiêu B “Vốn chủ sở hữu” – Owner’s equity, bên nguồn vốn trên
Bảng cân đối kế toán).
12
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính ở phòng kế toán của
Công ty TNHH hai thành viên Hải sản 404 và nhiều thông tin khác thông qua
việc phỏng vấn nhân viên tại phòng kế toán. Đồng thời thu thập một số thông
tin từ báo, tạp chí và internet để phục vụ thêm cho việc đánh giá.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối và
phương pháp dùng biểu mẫu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để phân tích sự biến động
của doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012
và 6 tháng đầu năm 2013.
Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp liên hệ cân đối để phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và
6 tháng đầu năm 2013.
Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp tỷ suất, hệ số; phương pháp so
sánh tuyệt đối và phương pháp dùng biểu mẫu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để phân
tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và
6 tháng đầu năm 2013.
Mục tiêu 4: Dựa vào kết quả phân tích ở mục tiêu cụ thể 1, mục tiêu
cụ thể 2 và mục tiêu cụ thể 3 để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình
lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013,
từ đó đưa ra các giải pháp.
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và rộng rãi
nhất trong thực tiễn phân tích kinh tế. Qua so sánh ta có thể thấy được những
điểm giống nhau, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng, thấy được mức độ
biến động và xu thế phát triển của các chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích kinh tế
phương pháp so sánh có thể được thực hiện theo các nội dung sau đây:
- So sánh giữa số thực hiện với kế hoạch hoặc định mức nhằm mục đích
thấy được mức độ hoàn thành.
- So sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước, các kỳ trước hoặc cùng kỳ
của các năm trước nhằm mục đích thấy được mức độ biến động và xu thế phát
triển của các chỉ tiêu kinh tế.
- So sánh giữa bộ phận với tổng thể nhằm mục đích thấy được vai trò và
vị trí của bộ phận trong tổng thể đó.
13
- So sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác, với đơn vị điển hình tiên tiến,
đơn vị có mức trung bình nhằm mục đích thấy được mức độ và khả năng phấn
đấu của đơn vị mình (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 21).
Điều kiện so sánh
Chỉ tiêu so sánh phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Phải thống nhất về nội dung phản ánh.
- Phải thống nhất về phương pháp tính toán.
- Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải trong cùng một
khoảng thời gian.
- Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường (Nguyễn Quang Hùng,
2010, trang 21).
Các hình thức so sánh được sử dụng
- So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ trị số của chỉ tiêu giữa kỳ
phân tích và kỳ gốc (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 21).
Chênh lệch tuyệt đối = Trị số kỳ phân tích – Trị số kỳ gốc
- So sánh tương đối:
Tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc để thể hiện
mức độ hoàn thành, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ
gốc để nói lên mức độ tăng giảm (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 22).
Số phân tích
Tỷ lệ % hoàn thành =
x 100
Số gốc
Chênh lệch tuyệt đối
Tỷ lệ % tăng giảm =
x 100
Số gốc
So sánh kết cấu (tỷ trọng) là số tương đối biểu hiện mối quan hệ tỷ
trọng (%) giữa mức độ đạt được của bộ phận chiếm trong mức độ đạt được
của tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này cho thấy vai trò và vị trí
của bộ phận trong tổng thể đó (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 23).
Số tuyệt đối từng bộ phận
Số tương đối kết cấu =
x 100
Số tuyệt đối của tổng thể
14
2.2.2.2 Phương pháp liên hệ cân đối
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thành rất
nhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình
kinh doanh như: quan hệ cân đối giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn hình
thành tài sản; giữa thu, chi và kết quả; giữa số dư cuối kỳ và số phát sinh giảm
với số dư đầu kỳ với số phát sinh tăng của từng loại tài sản, từng loại nguồn
vốn;… Điều đó đã dẫn đến sự cân bằng cả về mức biến động (chênh lệch) về
lượng giữa chúng. Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, các nhà phân tích sẽ
xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản
ánh đối tượng phân tích (Nguyễn Văn Công, 2009, trang 31 – 32).
Trong phương pháp liên hệ cân đối, mối quan hệ giữa các nhân tố là
“mối quan hệ lỏng” (quan hệ dạng tổng số hoặc hiệu số hoặc kết hợp tổng số
với hiệu số và tích số hay thương số). Trong mối quan hệ cân đối này, các
nhân tố đứng độc lập, tách biệt với nhau và cùng tác động đồng thời đến sự
biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Mỗi một sự biến đổi
của từng nhân tố độc lập giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc sẽ làm cho chỉ tiêu
phản ánh đối tượng nghiên cứu thay đổi một lượng tương ứng mà không cần
phải đặt nhân tố đó trong các điều kiện giả định khác nhau như trong phương
pháp loại trừ. Chính vì vậy, trong phương pháp liên hệ cân đối, việc qui định
trật tự sắp xếp của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng
nghiên cứu là không cần thiết mà thứ tự các nhân tố phụ thuộc vào mối liên hệ
cân đối vốn có giữa chúng tức là căn cứ vào công thức xác định từng đối
tượng (Nguyễn Văn Công, 2009, trang 32).
Chẳng hạn, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần về tiêu
thụ” có thể sắp xếp theo các cách sau mà không ảnh hưởng đến kết quả tính
toán:
Doanh
Chi phí
Lợi nhuận
Giá vốn
Chi phí
quản lý
= thu thuần thuần về
hàng
bán
về tiêu
doanh
tiêu thụ
bán
hàng
thụ
nghiệp
Hay:
Lợi nhuận
thuần về
tiêu thụ
Doanh
= thu thuần về tiêu
thụ
15
Chi phí
bán
hàng
-
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
-
Giá vốn
hàng
bán
Một cách tổng quát, nếu quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng (a, b, c, d)
với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu Q là quan hệ hỗn hợp (cả tổng số
và hiệu số) thể hiện qua phương trình kinh tế: Q = a – b – c + d, mức ảnh
hưởng của từng nhân tố a, b, c và d đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với
kỳ gốc của chỉ tiêu Q được xác định như sau (Nguyễn Văn Công, 2009, trang
32 – 33):
- Nhân tố a: a = a1 – a0
- Nhân tố b: b = – (b1 – b0)
- Nhân tố c: c = – (c1 – c0)
- Nhân tố d: d = d1 – d0
2.2.2.3 Phương pháp tỷ suất, hệ số
Tỷ suất, hệ số là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu
này với một chỉ tiêu khác có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau
như: Tỷ suất chi phí, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất tài trợ, tỷ suất đầu tư, hệ số khả
năng thanh toán, hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh… (Nguyễn Quang
Hùng, 2010, trang 27).
2.2.2.4 Phương pháp dùng biểu mẫu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị
Trong phân tích kinh tế người ta sử dụng biểu mẫu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị
để phản ánh trực quan các số liệu phân tích (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang
29).
Biểu phân tích được thiết kế theo các dòng, các cột để ghi chép các chỉ
tiêu và các số liệu phân tích. Các dạng biểu phân tích thường phản ánh mối
quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có mối quan hệ với nhau. Số lượng
các dòng, các cột tùy vào mục đích yêu cầu và nội dung phân tích. Tùy theo
nội dung phân tích mà biểu phân tích có tên gọi khác nhau và đơn vị tính khác
nhau (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 29).
Sơ đồ, biểu đồ, đồ thị được sử dụng trong phân tích kinh tế để phản ánh
sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác nhau
hoặc mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu kinh tế mang tính chất
hàm số (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 30).
16
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Thông tin chung về công ty
- Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Hải sản 404.
- Tên thương mại: GEPIMEX 404 COMPANY.
- Địa chỉ: 404, Lê Hồng Phong, Phường Bình Thủy, Quận Bình Thủy,
Thành phố Cần Thơ.
- Tel: (0710) 3841083 – 3841228
- Fax: 0710. 3841083
- Tài khoản tại ngân hàng Công thương Cần Thơ:
Tài khoản VND: 710A.56209
Tài khoản USD: 710B.56209
- Văn phòng đại diện: 557D Nguyễn Tri Phương, Quận 10, Thành phố
Hồ Chí Minh.
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH hai thành viên Hải sản 404 là một doanh nghiệp trực
thuộc Quân khu 9 được thành lập theo quyết định của Bộ Quốc Phòng, căn cứ
theo quyết định số 338/HĐQT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ Trưởng
đồng ý thành lập doanh nghiệp Nhà Nước với nhiệm vụ chế biến thủy sản xuất
khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty đã trải qua các giai đoạn phát
triển sau:
- Giai đoạn 1977 – 1984
Ban đầu công ty chỉ là cơ sở sản xuất nhỏ với máy móc thiết bị sản xuất
thô sơ, lạc hậu của chế độ cũ để lại. Trước tình hình đó, công ty đã từng bước
cải thiện cơ sở vật chất để đi vào hoạt động.
Đến tháng 12/1977 công ty chính thức đi vào hoạt động với tên gọi là
“Đội công nghiệp nhẹ” sau đổi thành “Xưởng chế biến 404” có nhiệm vụ chế
biến các mặt hàng phục vụ cho tiền tuyến, chủ yếu là binh sĩ của quân khu
như: lương khô, thịt khô, lạp xưởng, nước mắm… Trong thời gian này, công
ty hoạt động theo phương thức bao cấp hoàn toàn.
17
Đến năm 1982 công ty đổi tên thành “Xí nghiệp chế biến 404” và hoạt
động theo phương thức nửa bao cấp nửa kinh doanh, hạch toán nộp lãi về
Quân Khu 9.
- Giai đoạn 1984 – 1993
Xí nghiệp đã nâng cấp thành Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp 404 theo
quyết định số 076 của Bộ Quốc Phòng. Đây là một xí nghiệp chuyển đổi hoàn
toàn sang hạch toán độc lập, chấp nhận cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Năm 1993, công ty được Bộ Thương Mại cấp phép kinh doanh xuất nhập
khẩu trực tiếp theo quyết định số 1.12.1010.
- Giai đoạn 1993 – nay
Trải qua những giai đoạn phát triển đến nay Công ty TNHH hai thành
viên Hải sản 404 đã trở thành một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu có hiệu quả; một doanh nghiệp Nhà nước đã được củng cố và sắp
xếp, luôn hoàn thành nhiệm vụ: sản xuất, chất lượng, uy tín ngày càng nâng
cao. Công ty đã được tặng nhiều bằng khen cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu
quả, xứng đáng là doanh nghiệp đi đầu trong quân khu.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô hoạt động nên
Công ty TNHH HTV Hải sản 404 đã tổ chức bộ máy quản lý bao gồm các
phòng ban như được trình bày ở hình 3.1 trang 19.
3.2.1.1 Ban giám đốc
Giám đốc
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều hành mọi hoạt động
của công ty và chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm và trước pháp luật về
việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ được giao.
Phó giám đốc
- Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo công tác sản
xuất chế biến hàng ngày ở các phân xưởng.
- Phó giám đốc chính trị: được giám đốc phân công quản lý nội bộ công
tác Đảng, công tác chính trị.
- Phó giám đốc kế hoạch: chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi kế hoạch
sản xuất kinh doanh, kiểm tra thời gian, kết quả thực hiện kế hoạch và báo cáo
kết quả cho cấp trên.
18
Giám đốc
Phó GĐ
sản xuất
Phòng tổ
chức
Phó GĐ
kế hoạch
Phòng kế
toán và XNK
Quản đốc
Kho
thành
phẩm
Phòng kỹ
thuật
Xí nghiệp
chế biến
Liên doanh nhà
hàng khách sạn
Phân
xưởng
cơ
điện
Phân
xưởng
nước
đá
Phó GĐ
chính trị
Liên doanh
Total gas
Phòng kế
hoạch
Xí nghiệp
tàu ghe
Quản đốc
Thống
kê và
vật tư
Phân
xưởng
sản
xuất
hàng
Châu
Âu
Phân
xưởng
sản
xuất
hàng
Châu Á
KCS
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH HTV Hải sản 404
3.2.1.2 Các phòng ban
Phòng tổ chức
Tham mưu cho ban giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động sản
xuất kinh doanh; tham mưu và thực hiện tổ chức nhân sự nhằm hình thành đội
ngũ cán bộ công nhân viên đủ trình độ; thực hiện công tác hành chính văn thư.
19
Phòng kế toán và xuất nhập khẩu
Tổ chức công tác hạch toán kế toán; phản ánh tình trạng luân chuyển vật
tư, tiền vốn, việc sử dụng tài sản, hiệu quả hoạt động kinh doanh và đề xuất
các biện pháp quản lý tài chính; lập các báo cáo tài chính; thực hiện đúng pháp
lệnh kế toán, điều lệ tổ chức kế toán của Nhà nước; soạn thảo các hợp đồng
kinh tế; tổ chức thực hiện và theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng xuất
khẩu; cung cấp số liệu, tài liệu về điều hành sản xuất kinh doanh cho giám
đốc. Đồng thời, trực tiếp thực hiện công tác XNK, làm thủ tục xuất xưởng
hàng hóa, vật tư.
Phòng kỹ thuật
Chịu trách nhiệm về khâu kỹ thuật trong quá trình sản xuất; xây dựng kế
hoạch sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây dựng cơ bản kho hàng, bến bãi,
máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu chế biến; quản lý dây chuyền công nghệ chế
biến; theo sát khâu sản xuất để kịp thời sữa chữa các công đoạn của dây
chuyền sản xuất.
Phòng kế hoạch
Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường, triển
khai và đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của công ty, báo cáo kết
quả cho cấp trên.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán giá
thành
Kế toán
thanh toán
Kế toán xuất nhập khẩu
Kế toán ngân
hàng
Kế toán
thuế
Thủ quỹ
Nguồn: Phòng kế toán và xuất nhập khẩu Công ty TNHH HTV Hải sản 404
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH HTV Hải Sản 404
20
Kế toán trưởng
- Phụ trách chung, trực tiếp điều hành bộ phận kế toán của công ty.
- Chịu trách nhiệm với Ban giám đốc về việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của phòng kế toán.
- Triển khai thực hiện các thông tư, nghị định mới của nhà nước về công
tác kế toán.
Kế toán tổng hợp
- Có nhiệm vụ khóa sổ, xác định kết quả kinh doanh, lập bảng cân đối tài
khoản, lập các báo cáo tài chính, quyết toán thuế.
- Kiểm tra, báo cáo công việc lên kế toán trưởng.
Kế toán xuất nhập khẩu
- Ghi chép, phản ánh đầy đủ và kịp thời tình hình XNK hàng hóa.
- Lập các báo cáo về tình hình XNK hàng hóa khi cấp trên có yêu cầu.
Kế toán giá thành
- Lập giá thành định mức, giá thành kế hoạch, tính giá thành thực tế.
- Báo cáo khi cấp trên có yêu cầu và nộp báo cáo giá thành định kỳ.
Kế toán ngân hàng
- Phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến ngân hàng.
- Theo dõi thu chi tiền gửi và đối chiếu với xác nhận của ngân hàng.
- Theo dõi các khoản nợ vay ngân hàng hàng năm.
Kế toán thanh toán
- Lập bảng lương hàng tháng, theo dõi các khoản bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
- Phản ánh và theo dõi các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến thu chi
của công ty như: nợ phải thu, nợ phải trả của khách hàng, các khoản tạm ứng,
thanh toán lương.
- Lập phiếu thu, phiếu chi.
Kế toán thuế
- Theo dõi, phản ánh các khoản thuế đầu vào, thuế đầu ra.
- Lập các báo cáo thuế vào cuối kỳ.
21
Thủ quỹ
- Hàng ngày đối chiếu sổ sách với kế toán thanh toán và xác nhận số dư
cuối ngày, định kỳ lập biên bản kiểm kê tiền mặt.
- Thực hiện thu chi tiền khi có chứng từ hợp lệ và có trách nhiệm bảo
quản tiền mặt.
3.2.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Cơ cấu sản xuất của công ty được thể hiện ở hình 3.3
Bộ phận sản
xuất
Bộ phận
sản xuất phụ
trợ
Phân
xưởng
nước đá
Phân
xưởng cơ
điện
Bộ phận
sản xuất
chính
Phân xưởng
chế biến
Bộ phận sản
xuất phục
vụ
Đội bảo
vệ sửa
chữa
Hệ thống
kho
Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty TNHH Hải sản 404
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty TNHH HTV Hải Sản 404
Bộ phận sản xuất chính
Phân xưởng chế biến: có hai quản đốc phụ trách quản lý, đây là phân
xưởng lớn nhất của công ty có nhiệm vụ chế biến các loại thủy hải sản thành
những sản phẩm đông lạnh.
Bộ phận sản xuất phụ trợ
- Phân xưởng cơ điện: phụ trách công việc sửa chữa các máy móc, thiết
bị của công ty và phần kho lạnh phục vụ cất trữ thành phẩm.
- Phân xưởng nước đá: có nhiệm vụ sản xuất nước đá cho phân xưởng
chế biến và bán cho khách hàng có nhu cầu tiêu thụ, đây là hoạt động kinh
doanh góp phần làm tăng doanh thu cho công ty.
22
Bộ phận sản xuất phục vụ
- Bộ phận này có nhiệm vụ bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị tại phân
xưởng, hệ thống kho dùng để chứa nguyên liệu sau khi mua về nhằm đảm bảo
cung cấp cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hệ thống kho hàng có nhiệm vụ
thống kê, lên cơ cấu hàng hóa, kiểm tra hàng ra tủ và quản lý kho lạnh.
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ kỹ thuật sản xuất, chế độ vệ
sinh công nghệ thực phẩm, kèm theo đó là loại bỏ những sản phẩm không đạt
chất lượng.
3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
- Kinh doanh thủy sản.
- Gia công chế biến thủy sản xuất khẩu thu ngoại tệ.
- Kinh doanh kho lạnh.
- Nuôi trồng, đánh bắt, chế biến nông sản và hải sản để xuất khẩu.
- Dịch vụ nhà hàng và vận tải thủy bộ.
- Sản xuất và kinh doanh bao bì.
- Xuất nhập khẩu sắt, thép, phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại.
- Xuất nhập khẩu thiết bị và vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh.
3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được biểu hiện qua bảng báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD), bao gồm kết quả của hoạt
động bán hàng và cung cấp dịch vụ (BH và CCDV), hoạt động tài chính và
hoạt động bất thường. Để biết được kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
TNHH HTV Hải sản 404 trong giai đoạn 2010 – 2012 như thế nào ta hãy xem
bảng 3.1 sau đây:
23
Bảng 3.1: Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011/2010
Giá trị
2012/2011
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Tổng doanh thu
297.017.567
413.158.122
346.746.237
116.140.555
39,10
(66.411.885)
(16,07)
Tổng chi phí
293.734.128
408.669.576
344.523.923
114.935.448
39,13
(64.145.653)
(15,70)
2.462.580
3.703.050
1.847.329
1.240.470
50,37
(1.855.721)
(50,11)
Lợi nhuận sau thuế
Nguồn: Bảng BCKQHĐKD Công ty TNHH HTV Hải Sản 404, 2010, 2011, 2012.
24
Qua số liệu từ bảng 3.1, ta thấy trong giai đoạn 2010 – 2012, ba khoản
mục doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty có sự biến động tăng giảm
không ổn định. Cụ thể như sau:
Tổng doanh thu của công ty trong năm 2011 đạt 413.158.122 ngàn
đồng, so với năm 2010 đã tăng 116.140.555 ngàn đồng, với tỷ lệ tăng là
39,10%. Tổng doanh thu trong năm 2011 tăng cao chủ yếu là nhờ doanh thu
BH và CCDV tăng mạnh. Nguyên nhân là bởi vì tình hình xuất khẩu thủy sản
của công ty có dấu hiệu tăng trưởng, đặc biệt là do công ty đã đẩy mạnh xuất
khẩu chả cá surimi và giá bán các sản phẩm năm 2011 tăng so với năm 2010.
Bên cạnh đó, doanh thu tài chính của công ty trong năm 2011 cũng tăng nhờ
thu được khoản lớn từ chênh lệch tỷ giá hối đoái và tiền lãi đầu tư cổ phiếu.
Nhưng đến năm 2012, tổng doanh thu của công ty giảm 66.411.885 ngàn
đồng, tương ứng giảm 16,07% so với năm 2011. Năm 2012 là một năm khó
khăn của các doanh nghiệp thủy sản, vì chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
nên các khách hàng truyền thống của công ty nhập khẩu ít hơn; tình trạng
thiếu nguồn cá tra nguyên liệu diễn ra từ cuối năm 2011 kéo dài sang năm
2012 đã gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh của công ty vì khi nguyên liệu
cho chế biến không đủ thì công ty không thể nhận thêm hợp đồng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, giá bán của các sản phẩm năm 2012 cũng giảm so với năm 2011
nên đã làm doanh thu BH và CCDV của công ty giảm sút, đây là nguyên nhân
chính làm tổng doanh thu năm 2012 giảm.
Về khoản mục chi phí: sự biến động của khoản mục này tương ứng với
sự biến động của khoản mục doanh thu, tức là chi phí của năm 2011 tăng so
với năm 2010, đến năm 2012 thì giảm xuống. Cụ thể, tổng chi phí năm 2011
tăng 114.935.448 ngàn đồng, tương ứng tăng 39,13% so với năm 2010. Bởi vì
số lượng sản phẩm tiêu thụ được trong năm 2011 tăng nên làm cho giá vốn
hàng bán và các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng cũng tăng. Bên
cạnh đó, năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng trong nước tăng cao, các mặt hàng
thiết yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh như xăng, dầu, điện, nước… đều
tăng giá cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí. Sang năm 2012, tổng chi phí
của công ty giảm 15,70%, tức giảm 64.145.653 ngàn đồng so với năm 2011.
Lý do làm cho tổng chi phí năm 2012 giảm là vì năm 2012 hoạt động bán
hàng gặp khó khăn, số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm sút làm giá vốn hàng bán
và chi phí bán hàng giảm so với năm 2011. Ngoài ra, trong năm 2012 công ty
đã trả gần hết nợ vay dài hạn nên chi phí lãi vay cũng giảm so với năm 2011.
25
Về khoản mục lợi nhuận: Lợi nhuận của công ty cũng có sự biến động
giống như khoản mục doanh thu và chi phí. Năm 2010, lợi nhuận sau thuế của
công ty đạt 2.462.580 ngàn đồng, đến năm 2011 lợi nhuận sau thuế tăng thêm
1.240.470 ngàn đồng, tương ứng tăng 50,37% so với năm 2010. Lợi nhuận
tăng chủ yếu là nhờ hoạt động đầu tư tài chính trong năm 2011 có chuyển biến
tốt hơn đã giảm lỗ nhiều so với năm 2010 vì chi phí lãi vay giảm. Đến năm
2012, lợi nhuận sau thuế giảm 1.855.721 ngàn đồng, tương ứng giảm 50,11%
so với năm 2011. Trong năm 2012 tình hình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của
công ty giảm sút làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động BH và CCDV giảm
mạnh so với năm 2011 nên đã làm giảm tổng lợi nhuận của công ty.
Sau khi phân tích khái quát kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn
2010 – 2012, ta tiếp tục phân tích kết quả kinh doanh của công ty trong 6
tháng đầu năm 2013 – là khoảng thời gian gần đây nhất. Trong giai đoạn này
cả doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty đều giảm so với 6 tháng đầu
năm 2012, điều này được thể hiện rõ qua bảng 3.2:
Bảng 3.2: Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH HTV
Hải Sản 404 qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Tổng doanh thu
184.007.247 127.393.224
(56.614.023)
(30,77)
Tổng chi phí
183.151.708 127.357.065
(55.794.643)
(30,46)
(683.957)
(96,19)
Lợi nhuận sau thuế
711.076
27.119
Nguồn: Bảng BCKQHĐKD Công ty TNHH HTV Hải Sản 404, 6 tháng đầu năm 2013.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu của công ty giảm
56.614.023 ngàn đồng, tương ứng giảm 30,77% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì trong 6 tháng đầu năm 2013, nhu
cầu tiêu dùng thủy sản của các khách hàng trong và ngoài nước của công ty
tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước, nguồn cá tra nguyên liệu cho chế biến
vẫn thiếu hụt, cộng thêm giá xuất khẩu cá tra giảm mạnh do nhiều doanh
nghiệp tham gia thị trường đã phá giá.
Tổng chi phí của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục giảm
55.794.643 ngàn đồng, với tỷ lệ giảm là 30,46% so với cùng kỳ năm 2012.
Tổng chi phí giảm do giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng giảm vì số lượng
sản phẩm tiêu thụ giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012.
26
Lợi nhuận sau thuế của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt
27.119 ngàn đồng, so với 6 tháng đầu năm 2012 giảm 683.957 ngàn đồng, với
tỷ lệ giảm là 96,19%, một tỷ lệ rất cao. Lợi nhuận của công ty thu được chủ
yếu là từ lợi nhuận của hoạt động BH và CCDV, nhưng trong 6 tháng đầu năm
2013 hoạt động này gặp khó khăn, doanh thu BH và CCDV giảm mạnh. Bên
cạnh đó, hoạt động đầu tư tài chính lỗ nặng nên đã làm tổng lợi nhuận của
công ty giảm so với 6 tháng đầu năm 2012.
Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010
đến 6 tháng đầu năm 2013 ta hãy quan sát hình 3.4 sau đây:
Ngàn đồng
450.000.000
400.000.000
350.000.000
300.000.000
250.000.000
200.000.000
150.000.000
100.000.000
50.000.000
0
2010
2011
Tổng doanh thu
2012
Tổng chi phí
6th/2012
6th/2013
Lợi nhuận sau thuế
Hình 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH HTV Hải sản 404
từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013,
năm 2011 là năm kết quả kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng mạnh,
công ty đạt được lợi nhuận cao nhất, nhưng lợi nhuận này vẫn rất thấp so với
doanh thu đạt được và chi phí đã bỏ ra. Từ sau năm 2011 đến nay thì lợi nhuận
của công ty có xu hướng suy giảm, đây là một dấu hiệu không tốt đòi hỏi công
27
ty cần có những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao lợi nhuận trong thời gian
tới.
3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.5.1 Thuận lợi
- Công ty TNHH HTV Hải sản 404 nằm trên đường Lê Hồng Phong
thuộc thành phố Cần Thơ – thành phố trung tâm của Đồng Bằng Sông Cửu
Long, nơi có điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản – mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty. Ngoài ra, vị trí của công
ty phía Đông giáp với sông Hậu, phía Tây giáp với quốc lộ 91B, phía Nam
giáp với Cục Hải Quan Cần Thơ. Với vị trí như vậy, công ty rất thuận lợi
trong việc vận chuyển hàng hóa, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí. Hơn
nữa, công ty ở trong khu vực đông dân cư nên lượng công nhân dồi dào. Các
yếu tố này là điều kiện thuận lợi cho công ty khi có kế hoạch mở rộng quy mô
sản xuất.
- Công ty còn được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của Đảng Ủy – Bộ
Tư Lệnh Quân Khu 9, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
- Sự đoàn kết nhất trí của toàn thể cán bộ công nhân viên, sự năng động
sáng tạo của ban lãnh đạo với quyết tâm lao động sản xuất đạt chất lượng cao
vì sự lớn mạnh và phát triển của công ty và toàn thể công nhân lao động.
- Nhà máy được đầu tư nâng cấp từ năm 1996 và không ngừng tu bổ,
mua sắm trang thiết bị, đảm bảo sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị
trường EU, Mỹ,...
- Ngân hàng Công Thương Cần Thơ và Quân Khu 9 đã cho công ty vay
vốn đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh.
- Công ty luôn bán đúng giá, đảm bảo chất lượng và uy tín nên được
người tiêu dùng tín nhiệm và hợp tác lâu dài.
- Đất nước đang trong giai đoạn hội nhập mở rộng quan hệ hợp tác nên
tạo cho công ty nhiều cơ hội mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác nước ngoài.
3.5.2 Khó khăn
Bên cạnh những mặt thuận lợi nêu trên, công ty cũng gặp phải một số
khó khăn như:
- Nhà máy chế biến còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu mua bên ngoài
nên không chủ động tốt trong khâu sản xuất. Mặt khác, việc nuôi trồng thủy
sản ở nước ta còn mang tính thời vụ, tự phát, chưa có nhiều chính sách quy
28
hoạch cụ thể, cũng chưa có nhiều đầu tư mang tính khoa học, nên dẫn đến
những vụ thất thu và chất lượng nguyên liệu không ổn định.
- Phải thường xuyên sửa chữa, nâng cấp nhà máy để đáp ứng nhu cầu sản
xuất, nhưng nguồn vốn sử dụng chủ yếu do vay ngân hàng nên công ty phải
chịu nhiều chi phí lãi vay.
- Có nhiều công ty kinh doanh cùng lĩnh vực trên thị trường như:
Cafatex, Nam Hải, Hiệp Thanh,…. đã tạo nên sự cạnh tranh về nguyên liệu
đầu vào, thị trường tiêu thụ,…
3.5.3 Định hướng phát triển
- Đầu tư thêm vốn, đổi mới trang thiết bị, máy móc, xây dựng và mở
rộng thêm phân xưởng, ứng dụng quy trình công nghệ tiên tiến và hiện đại vào
sản xuất nhằm phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới.
- Nghiên cứu để tìm biện pháp giảm giá thành sản xuất sản phẩm, giúp
công ty có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ở thị trường trong nước
và thế giới.
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm để phục vụ nhu cầu của người tiêu
dùng, tăng cường công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm nhằm duy trì cũng
như nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Lập kế hoạch quảng bá sản phẩm cũng như hình ảnh thương hiệu công
ty một cách tốt hơn.
- Tạo mối quan hệ gần gũi đối với khách hàng hiện có và mở rộng quan
hệ với khách hàng tiềm năng.
- Đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và công nhân có tay nghề
cao, không ngừng nâng cao đời sống cho công nhân viên trong công ty.
29
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH
HTV HẢI SẢN 404 TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013
4.1 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN
4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu
Doanh thu là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công
ty, doanh thu tăng sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận và ngược lại. Vì thế trước
khi phân tích lợi nhuận cần phải xem xét sự biến động của doanh thu. Tổng
doanh thu của Công ty TNHH HTV Hải Sản 404 là sự tổng hợp của ba khoản
mục: doanh thu BH và CCDV, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập
khác. Tình hình doanh thu của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013 được trình bày ở bảng 4.1 và bảng 4.2.
Qua bảng 4.1, ta thấy trong giai đoạn 2010 – 2012 tổng doanh thu của
công ty tăng lên rồi lại giảm xuống, cụ thể:
Tổng doanh thu của Công ty TNHH HTV Hải Sản 404 năm 2011 đạt
413.158.122 ngàn đồng, là mức doanh thu cao nhất trong giai đoạn 2010 –
2012; so với năm 2010 chỉ tiêu này tăng 116.140.555 ngàn đồng, tương ứng
tăng 39,10%. Phần tăng này chủ yếu đến từ doanh thu BH và CCDV – khoản
mục chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng doanh thu. Bên cạnh đó, doanh thu
tài chính năm 2011 cũng tăng nhẹ so với năm 2010, còn thu nhập khác thì
giảm nhẹ nhưng do thu nhập khác chiếm phần nhỏ nhất trong toàn bộ doanh
thu nên cũng không gây ảnh hưởng lớn tới tổng doanh thu. Nhưng đến năm
2012 thì tổng doanh thu lại giảm 66.411.885 ngàn đồng, tương ứng giảm
16,07% so với năm 2011. Tổng doanh thu năm 2012 giảm do hai khoản mục
doanh thu BH, CCDV và doanh thu tài chính đều giảm so với năm 2011, mặc
dù thu nhập khác năm 2012 tăng mạnh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất
trong tổng doanh thu nên tổng doanh thu vẫn giảm. Như vậy, sự tăng giảm của
tổng doanh thu chịu ảnh hưởng bởi các thành phần tạo thành nó. Vì vậy, ta sẽ
đi sâu phân tích sự biến động của từng khoản mục tạo thành tổng doanh thu.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty gồm:
khoản thu từ bán cá tra fillet, chả cá surimi; nhận gia công chế biến thủy sản;
cho thuê mặt bằng, nhà xưởng và kho lạnh. Đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng
nhiều nhất trong tổng doanh thu vì BH và CCDV là HĐKD chính của công ty.
Năm 2010 doanh thu thuần về BH và CCDV đạt 293.888.651 ngàn đồng,
chiếm 98,95% trong toàn bộ doanh thu. Sang năm 2011 chỉ tiêu này tăng
115.694.760 ngàn đồng, tương ứng tăng 39,37% so với năm 2010, tỷ trọng của
30
nó trong tổng doanh thu cũng tăng lên đạt 99,14%. Vào năm 2011, doanh thu
từ tiêu thụ thủy sản trong nước và xuất khẩu của công ty tăng mạnh nhờ công
ty vẫn hợp tác tốt với các đối tác quen thuộc, ba tháng đầu năm 2011 công ty
liên tục đẩy mạnh xuất khẩu cá tra fillet sang Angiêri qua một đối tác lớn,
những tháng tiếp sau đó công ty tập trung xuất khẩu cá tra fillet và chả cá
surimi sang các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật
Bản, Ucraina. Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng phát triển thị trường mới
như Canada, Hà Lan, Tây Ban Nha... Ngoài ra, giá bán của sản phẩm cá tra
fillet và chả cá surimi năm 2011 tăng so với năm 2010 cũng góp phần làm
tăng doanh thu. Một nguyên nhân nữa là nhờ công ty đã cẩn thận hơn trong
việc kiểm tra chất lượng, mẫu mã sản phẩm cho đúng quy cách lúc ký kết hợp
đồng trước khi xuất hàng nên đã làm cho khoản giảm giá hàng bán năm 2011
so với năm 2010 giảm 356.255 ngàn đồng, tỷ lệ giảm là 93,44%, giúp cho
doanh thu thuần về BH và CCDV năm 2011 cao hơn năm 2010. Đến năm
2012, doanh thu thuần về BH và CCDV giảm 66.693.732 ngàn đồng, tương
đương giảm 16,28% so với năm 2011, làm tỷ trọng của nó trong tổng doanh
thu giảm xuống còn 98,89%. Tình trạng thiếu hụt nguồn cá tra nguyên liệu
diễn ra từ cuối năm 2011 kéo dài sang năm 2012 ngày càng nghiêm trọng hơn.
Diện tích thả nuôi cá tra thu hẹp do người nuôi không đủ vốn đầu tư trong khi
các ngân hàng lại thực hiện chính sách siết chặt tín dụng, đặc biệt là người
nuôi không muốn đầu tư vì không dám chắc về hiệu quả nuôi và đầu ra tiêu
thụ. Trong khi đó, công ty không có vùng nuôi nguyên liệu riêng nên nguyên
liệu để chế biến phụ thuộc hoàn toàn vào việc thu mua từ các hộ dân nuôi cá,
từ đó phải chịu ảnh hưởng lớn từ tình trạng thiếu hụt nguyên liệu này. Do
không đủ nguyên liệu để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nên số lượng sản
phẩm xuất khẩu giảm đi. Bên cạnh đó, tình trạng khủng hoảng nợ công ở Châu
Âu bắt đầu từ nửa sau năm 2009 đến nay chưa lúc nào thuyên giảm mà còn
tăng lên buộc các nước ở EU phải thắt chặt chi tiêu hơn vì vậy lượng xuất
khẩu của công ty qua thị trường EU giảm mạnh. Ngoài ra, do suy thoái kinh tế
xuất khẩu qua Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,… cũng giảm. Việc có nhiều đầu mối
tham gia xuất khẩu thủy sản đã dẫn đến xảy ra tình trạng cạnh tranh không
lành mạnh, các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản phá giá nên giá bán sản
phẩm của công ty năm 2012 cũng giảm so với năm 2011. Ngoài nguồn thu từ
bán thủy sản thì công ty còn có nguồn thu từ gia công thủy sản và cho thuê
kho lạnh cũng bị giảm so với năm 2011. Thêm vào đó, trong năm 2012 có một
số sản phẩm chưa đạt yêu cầu của khách hàng đã xuất đi nên công ty phải
đồng ý giảm giá làm cho khoản giảm giá hàng bán năm 2012 tăng 283.768
ngàn đồng, tương ứng tăng 1.134,71% so với năm 2011, đó cũng là một trong
những nguyên nhân làm doanh thu thuần về BH và CCDV giảm.
31
Bảng 4.1: Tình hình doanh thu của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Giá trị
Năm 2011
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Năm 2012
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Chênh lệch
Tỷ
trọng
(%)
2011/2010
Giá trị
2012/2011
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
1. DT thuần BH và
CCDV
293.888.651
98,95
409.583.411
99,14
342.889.679
98,89
115.694.760
39,37
(66.693.732)
(16,28)
- DT BH và CCDV
294.269.914
x
409.608.419
x
343.198.455
x
115.338.505
39,19
(66.409.964)
(16,21)
- Các khoản giảm trừ
381.263
x
25.008
x
308.776
x
(356.255)
(93,44)
283.768
1.134,71
2. Doanh thu tài chính
2.683.166
0,90
3.140.919
0,76
2.487.446
0,72
457.753
17,06
(653.473)
(20,81)
445.750
0,15
433.792
0,10
1.369.112
0,39
(11.958)
(2,68)
935.320
215,61
297.017.567
100
413.158.122
100
346.746.237
100
116.140.555
39,10
(66.411.885)
(16,07)
3. Thu nhập khác
Tổng doanh thu
Nguồn: Bảng BCKQHĐKD Công ty TNHH HTV Hải Sản 404, 2010, 2011, 2012.
32
Giai đoạn 2010 – 2012, năm nào cũng có phát sinh khoản giảm giá hàng
bán đã cho thấy công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm chưa hiệu quả nên vẫn
gây ra tình trạng sản phẩm bị lỗi, kém phẩm chất hoặc không đúng yêu cầu
theo hợp đồng bị xuất đi, điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty và
cũng là một nhân tố làm giảm doanh thu vì vậy công ty cần có biện pháp để
tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất hàng.
Doanh thu hoạt động tài chính: chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng
doanh thu và từ năm 2010 – 2012 tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu luôn
giảm. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 đạt 2.683.166 ngàn đồng,
chiếm 0,90% trong tổng doanh thu. Đến năm 2011, chỉ tiêu này tăng 17,06%
với số tiền tăng thêm là 457.753 ngàn đồng so với năm 2010, nhưng tỷ trọng
của nó trong tổng doanh thu lại giảm xuống còn 0,76% vì tốc độ tăng của nó
thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần BH và CCDV (39,37%). Bởi vì cuối
năm 2010 công ty có mua cổ phiếu nên sang năm 2011 đã nhận được lãi từ
đầu tư cổ phiếu này, cộng thêm lợi nhuận được chia từ liên doanh với công ty
Total gas cũng tăng so với năm 2010 và do công ty thu được khoản lớn từ
chênh lệch tỷ giá hối đoái nên doanh thu tài chính năm 2011 tăng. Nhưng đến
năm 2012, doanh thu hoạt động tài chính giảm 653.473 ngàn đồng, tỷ lệ giảm
là 20,81% so với năm 2011 làm tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu giảm
xuống còn 0,72%. Trong năm 2012, công ty đã thu hồi khoản đầu tư vào công
ty Total gas, từ đó không còn nguồn thu từ hoạt động đầu tư này nữa. Thêm
vào đó, tỷ giá trong năm 2012 khá ổn định nên công ty không còn nguồn thu
lớn từ khoản chênh lệch tỷ giá như trong năm 2011. Ngoài ra, lãi suất năm
2012 giảm so với năm 2011 nên khoản lãi từ tiền gửi ngân hàng của công ty
trong năm 2012 cũng bị giảm sút.
Thu nhập khác: là thu nhập từ các hoạt động bất thường, ngoài hoạt
động sản xuất kinh doanh và khó dự tính trước được nên thường chiếm tỷ
trọng nhỏ nhất trong tổng doanh thu. Năm 2010, thu nhập khác là 445.750
ngàn đồng, chiếm 0,15% trong toàn bộ doanh thu của công ty, đây là khoản
thu từ bán một số tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị. Đến năm 2011, thu
nhập khác giảm 11.958 ngàn đồng, tương ứng giảm 2,68% so với năm 2010,
tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu vì vậy cũng giảm xuống chỉ còn 0,1%.
Vào năm 2011, công ty không có khoản thu từ bán tài sản cố định như trong
năm 2010, mà thu được một khoản nợ khó đòi đã xóa sổ có giá trị thấp hơn giá
trị thu được từ bán tài sản cố định trong năm 2010. Sang năm 2012, thu nhập
khác lại tăng 935.320 ngàn đồng, tăng 215,61% so với năm 2011 và chiếm
0,39% trong tổng doanh thu. Trong năm 2012 vì đầu tư mua máy móc và
phương tiện vận tải mới nên công ty đã bán các máy móc và phương tiện cũ,
33
từ đó có nguồn thu lớn từ bán các tài sản này nên đã làm cho chỉ tiêu thu nhập
khác trong năm 2012 tăng nhanh so với năm 2011.
0,10%
0,15%
0,90%
0,76%
1-
99,14%
98,95%
Năm 2011
Năm 2010
0,39%
0,72%
Doanh thu thuần
Doanh thu tài chính
Thu nhập khác
98,89%
Năm 2012
Hình 4.1 Biến động cơ cấu doanh thu của Công ty TNHH HTV Hải sản 404
giai đoạn 2010 – 2012
Trong giai đoạn 2010 – 2012, tổng doanh thu của công ty tăng lên rồi
lại giảm xuống và đến 6 tháng đầu năm 2013 thì chỉ tiêu này tiếp tục giảm
56.614.023 ngàn đồng, tương ứng giảm 30,77% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Nguyên nhân chủ yếu làm tổng doanh thu giảm là do doanh thu BH và CCDV,
khoản mục chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng doanh thu giảm mạnh. Doanh
thu tài chính và thu nhập khác lại tăng nhưng bởi 2 chỉ tiêu này chỉ chiếm tỷ
trọng nhỏ trong toàn bộ doanh thu của công ty nên tổng doanh thu vẫn giảm
dù hai khoản này tăng. Cụ thể sự biến động của từng khoản mục doanh thu
trong 6 tháng đầu năm 2013 được trình bày ở bảng 4.2 sau đây:
34
Bảng 4.2: Tình hình doanh thu của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 qua 6
tháng đầu năm 2012, 2013
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm
2012
Giá trị
6 tháng đầu năm
2013
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Chênh lệch
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
1. DT thuần BH
và CCDV
181.875.840 98,84
123.314.849 96,80
(58.560.991) (32,20)
- DT BH và
CCDV
181.875.840
x
123.314.849
x
(58.560.991) (32,20)
-
x
-
x
-
-
1.208.714
0,66
1.578.375
1,24
369.661
30,58
3. Thu nhập khác
922.693
0,50
2.500.000
1,96
1.577.307
170,95
Tổng doanh thu
184.007.247
100
127.393.224
100
- Các khoản giảm
trừ
2. Doanh thu tài
chính
(56.614.023) (30,77)
Nguồn: Bảng BCKQHĐKD Công ty TNHH HTV Hải Sản 404, 6 tháng đầu năm 2013.
Sáu tháng đầu năm 2013, doanh thu thuần về BH và CCDV đạt
123.314.849 ngàn đồng, chiếm 96,80% trong toàn bộ doanh thu. So với 6
tháng đầu năm 2012 chỉ tiêu này giảm 58.560.991 ngàn đồng, với tỷ lệ giảm là
32,20%, vì vậy tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu cũng giảm nhẹ (6 tháng
đầu năm 2012 là 98,84%). Trong những tháng đầu năm 2013, công ty tiếp tục
đối mặt với những khó khăn đã gặp trong năm 2012 đó là: nhu cầu nhập khẩu
tại các thị trường tiêu thụ lớn của công ty sụt giảm như Hàn Quốc, Nhật Bản,
Mỹ, các nước ở Châu Âu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế; tình trạng thiếu
nguồn cá tra nguyên liệu từ năm 2012 đến nay vẫn không được cải thiện làm
cho việc sản xuất gặp khó khăn; sự cạnh tranh hạ giá bán của một bộ phận
doanh nghiệp trong ngành ngày càng gay gắt làm mặt bằng giá thị trường tiếp
tục xuống thấp. Thêm vào đó, khoản thu từ cho thuê kho lạnh và mặt bằng của
công ty cũng giảm so với cùng kỳ năm 2012. Vì những lý do trên mà doanh
thu BH và CCDV 6 tháng đầu năm 2013 giảm sút.
Doanh thu hoạt động tài chính trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt
1.578.375 ngàn đồng, so với cùng kỳ năm 2012 tăng 369.661 ngàn đồng, với
tỷ lệ tăng là 30,58%, làm tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu tăng lên đạt
1,24% (6 tháng đầu năm 2012 là 0,66%). Bởi vì lãi tiền gửi ngân hàng công ty
thu được trong 6 tháng đầu năm 2013 nhiều hơn 6 tháng đầu năm 2012 và do
35
công ty nhận được chiết khấu thanh toán khi mua tài sản cố định nên doanh
thu HĐTC tăng.
Thu nhập khác trong 6 tháng đầu năm 2013 là 2.500.000 ngàn đồng, so
với cùng kỳ năm 2012 tăng 1.577.307 ngàn đồng, tỷ lệ tăng là 170,95%, vì
vậy tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu so với 6 tháng đầu năm 2012 (0,5%)
cũng tăng lên đạt 1,96%. Khoản thu nhập này là do đã bán một phương tiện
vận tải có giá trị lớn chưa khấu hao hết.
0,66%
0,50%
1,24%
1,96%
98,84%
96,80%
6th/2012
6th/2013
Doanh thu thuần
Doanh thu tài chính
Thu nhập khác
Hình 4.2 Biến động cơ cấu doanh thu của Công ty TNHH HTV Hải sản 404
qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013
4.1.2 Phân tích tình hình chi phí
Sau khi xem xét tình hình doanh thu của công ty từ năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013, ta tiếp tục phân tích tình hình chi phí của công ty vì chi
phí cũng là một nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Việc phân tích
chi phí sẽ giúp thấy được tình hình sử dụng chi phí, nguyên nhân gây tăng
hoặc giảm chi phí, từ đó có những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, giảm chi
phí, điều này cũng đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận của công ty.
Chi phí của công ty gồm nhiều loại khác nhau, có chi phí trực tiếp trong
sản xuất, có chi phí ngoài sản xuất, tuy nhiên trong phân tích chi phí thì các
chi phí được sử dụng là các chi phí đã được hạch toán cho sản phẩm đã tiêu
thụ. Cụ thể, trong phần này sẽ phân tích các chi phí nằm trong bảng báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, có ảnh hưởng trực tiếp đến tổng lợi nhuận của
công ty. Đó là giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN, chi phí hoạt
động tài chính và chi phí khác.
Tình hình chi phí của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 được trình bày
trong bảng 4.3 sau đây:
36
Bảng 4.3: Tình hình chi phí của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Giá trị
Năm 2011
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Năm 2012
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Chênh lệch
Tỷ
trọng
(%)
2011/2010
Giá trị
2012/2011
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Giá vốn hàng bán
268.745.878
91,49
374.022.524
91,52
315.504.155
91,58
105.276.646
39,17
(58.518.369) (15,65)
Chi phí bán hàng
12.159.464
4,14
19.128.924
4,68
16.565.962
4,81
6.969.460
57,32
(2.562.962) (13,40)
Chi phí QLDN
6.234.658
2,12
10.210.907
2,50
8.059.111
2,34
3.976.249
63,78
(2.151.796) (21,07)
Chi phí tài chính
6.594.128
2,25
5.184.494
1,27
4.082.158
1,18
(1.409.634)
(21,38)
(1.102.336) (21,26)
-
0,00
122.727
0,03
312.537
0,09
122.727
100,00
293.734.128
100
408.669.576
100
344.523.923
100
114.935.448
39,13
Chi phí khác
Tổng chi phí
Nguồn: Bảng BCKQHĐKD Công ty TNHH HTV Hải Sản 404, 2010, 2011, 2012.
37
189.810
154,66
(64.145.653) (15,70)
Qua bảng 4.3, ta thấy tổng chi phí của công ty trong năm 2010 là
293.734.128 ngàn đồng, trong đó giá vốn hàng bán chiếm tới 91,49%, chi phí
bán hàng chiếm 4,14%, chi phí QLDN chiếm 2,12%, chi phí tài chính chiếm
2,25%, chi phí khác không phát sinh nên có tỷ trọng là 0%. Đến năm 2011, tuy
chi phí tài chính giảm nhưng giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí
QLDN, chi phí khác lại tăng nên làm cho tổng chi phí tăng thêm 114.935.448
ngàn đồng, tương ứng tăng 39,13% so với năm 2010 và đạt 408.669.576 ngàn
đồng. Tỷ trọng của các chi phí này vì vậy cũng thay đổi theo sự tăng giảm của
chúng, cụ thể tỷ trọng của giá vốn hàng bán tăng lên đạt 91,52%, chi phí bán
hàng đạt 4,68%, chi phí QLDN đạt 2,50%, chi phí tài chính giảm xuống còn
1,27% và tỷ trọng của chi phí khác tăng lên đạt 0,03%. Sang năm 2012, tổng
chi phí lại giảm 64.145.653 ngàn đồng, tương ứng giảm 15,70% so với năm
2011 xuống còn 344.523.923 ngàn đồng. Tổng chi phí giảm bởi vì trong năm
2012 trừ chi phí khác tăng thì các chi phí còn lại của công ty đều giảm so với
năm 2011. Trong tổng chi phí năm 2012, giá vốn hàng bán chiếm tới 91,58%,
chi phí bán hàng chiếm 4,81%. Mặc dù hai chỉ tiêu này giảm nhưng tỷ trọng
của nó lại tăng là bởi vì tốc độ giảm của chúng thấp hơn tốc độ giảm của chi
phí QLDN và chi phí tài chính. Chi phí QLDN và chi phí tài chính giảm nên tỷ
trọng của nó trong tổng chi phí cũng lần lượt giảm xuống còn 2,34% và
1,18%. Do chi phí khác tăng nên tỷ trọng của nó trong tổng chi phí tăng lên
đạt 0,09%.
Giá vốn hàng bán: là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi
phí. Năm 2011 chỉ tiêu này đạt 374.022.524 ngàn đồng, so với năm 2010 tăng
105.276.646 ngàn đồng, tương ứng tăng 39,17%. Lý do chủ yếu là vì năm
2011 hoạt động bán hàng có sự tăng trưởng, sản lượng cá tra fillet và chả cá
bán ra tăng lên nên đã làm tăng chi phí giá vốn. Bên cạnh đó, tiền lương cho
công nhân sản xuất, giá điện, nước, xăng, dầu dùng trong sản xuất đều tăng
(Trong năm 2011, mặt hàng điện và xăng dầu đều có 2 lần điều chỉnh tăng giá,
giá điện tăng hơn 20% so với năm 2010, giá xăng dầu có mức tăng cao dao
động từ 2.100 – 3.550 đ/lít), cộng thêm chi phí khấu hao tài sản cố định của
phân xưởng sản xuất cũng tăng do mua máy móc mới nên đã làm tăng giá
thành. Ngoài ra, năm 2011 công ty có trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho trong khi năm 2010 không có khoản này, điều này cũng làm giá vốn hàng
bán tăng lên. Đến năm 2012, giá vốn hàng bán lại giảm 58.518.369 ngàn đồng,
giảm 15,65% so với năm 2011. Năm 2012 vì ảnh hưởng suy thoái kinh tế nên
các khách hàng của công ty nhập khẩu ít hơn. Bên cạnh đó, do thiếu nguyên
liệu chế biến nên số lượng thành phẩm sản xuất giảm vì vậy khối lượng sản
phẩm bán ra trong năm 2012 cũng giảm so với năm trước đó. Số lượng sản
38
phẩm tiêu thụ được giảm đã làm cho giá vốn hàng bán giảm. Một nguyên nhân
nữa là năm 2012 công ty đã hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn
kho.
Chi phí bán hàng: là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí
chỉ sau giá vốn hàng bán và cũng giống như giá vốn hàng bán chi phí bán hàng
cũng tăng nếu hoạt động BH, CCDV tăng lên và ngược lại. Năm 2011, chi phí
bán hàng là 19.128.924 ngàn đồng, tăng 6.969.460 ngàn đồng, với tỷ lệ tăng là
57,32% so với năm 2010. Năm 2011 tình hình lạm phát ở nước ta diễn biến
theo chiều hướng tăng cao, công ty lại có nhiều hoạt động bán hàng trong
nước và xuất khẩu hơn năm 2010, từ đó làm hàng loạt các chi phí tăng lên
như: chi phí bao bì, chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí kiểm định lô hàng
thành phẩm, phí khai báo hải quan, đồ dùng phục vụ cho công tác bán hàng,…
Giá xăng, dầu tăng trong năm 2011 tăng cao cũng là nguyên nhân làm cho chi
phí vận chuyển của công ty tăng mạnh. Đến năm 2012, chi phí bán hàng giảm
2.562.962 ngàn đồng, tương ứng giảm 13,40% so với năm 2011. Chi phí bán
hàng giảm do ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ giảm mạnh trong năm 2012 vì
nhiều khó khăn như các khách hàng của công ty nhập khẩu ít hơn, thiếu
nguyên liệu để chế biến nên không thể nhận nhiều hợp đồng xuất khẩu. Sản
lượng tiêu thụ giảm thì các khoản chi phí bao bì, vận chuyển, kiểm định sản
phẩm,… sẽ giảm.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí QLDN trong năm 2010 lên tới
6.234.658 ngàn đồng và đến năm 2011 thì chỉ tiêu này tăng thêm 3.976.249
ngàn đồng, tỷ lệ tăng là 63,78% so với năm 2010. Năm 2011 chi phí QLDN
tăng lên do chi phí khấu hao nhà cửa, thiết bị sử dụng ở bộ phận quản lý tăng
vì tài sản cố định đã được công ty đầu tư xây dựng hoàn thành và mua sắm
thêm. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2011 tiền lương tối thiểu bắt đầu tăng so với
năm 2010 nên tiền lương cho cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng cũng tăng.
Năm 2011 là năm lạm phát ở nước ta tăng cao nên các chi phí mua ngoài phục
vụ cho bộ phận QLDN như: điện, nước, điện thoại, giấy, mực in, chi phí tiếp
khách cũng tăng nhiều. Ngoài ra, trong năm 2011 công ty trích lập thêm dự
phòng các khoản phải thu khó đòi (hơn 1 tỷ đồng) nên làm tăng chi phí
QLDN. Đến năm 2012, chi phí QLDN giảm 2.151.796 ngàn đồng, tương ứng
giảm 21,07% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 quy mô
sản xuất kinh doanh của công ty thu hẹp và tình hình lạm phát đã được cải
thiện nên các chi phí mua ngoài như điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm sử
dụng đều giảm. Thêm vào đó, năm 2012 công ty đã hoàn nhập dự phòng các
khoản phải thu khó đòi nên cũng làm cho chi phí QLDN giảm xuống.
39
Chi phí hoạt động tài chính: Từ năm 2010 – 2012, chi phí tài chính của
công ty có xu hướng giảm. Bởi vì chi phí tài chính của công ty chủ yếu là chi
phí lãi vay mà từ năm 2010 – 2012 công ty đang dần trả bớt nợ vay dài hạn.
Cụ thể, năm 2011, chi phí tài chính ở mức 5.184.494 ngàn đồng, so với năm
2010 giảm 1.409.634 ngàn đồng, tương ứng giảm 21,38%. Trong năm 2011,
công ty đã trả bớt gần 6,6 tỷ nợ vay dài hạn, từ đó đã giảm bớt việc phải trả lãi
vay góp phần làm giảm chi phí tài chính. So với năm 2011 chi phí tài chính
năm 2012 tiếp tục giảm 1.102.336 ngàn đồng, tỷ lệ giảm là 21,26%. Vào năm
2012, công ty tiếp tục trả thêm hơn 4,3 tỷ đồng nợ vay dài hạn làm dư nợ vay
dài hạn của công ty chỉ còn khoảng 300 triệu. Bên cạnh đó, lãi suất trong năm
2012 cũng giảm so với năm 2011 cũng là nguyên nhân làm giảm chi phí lãi
vay của công ty.
2,12%
2,50%
2,25%
0,00%
4,14%
4,68%
1,27%
0,03%
91,52%
91,49%
Năm 2011
Năm 2010
1,18%
2,34%
0,09%
4,81%
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
Chi phí tài chính
Chi phí khác
91,58%
Năm 2012
Hình 4.3 Biến động cơ cấu chi phí của Công ty TNHH HTV Hải sản 404
giai đoạn 2010 – 2012
Chi phí khác: Khác với các chi phí nêu trên, chi phí khác của công ty
tăng liên tục từ năm 2010 – 2012. Năm 2010 công ty không phát sinh chi phí
khác, vì chi phí khác là các khoản chi phí bất thường, không thường xuyên xảy
ra nên có năm có số phát sinh, có năm lại không có số phát sinh. Năm 2011
chi phí khác có giá trị là 122.727 ngàn đồng, đó là chi phí phát sinh do công ty
phải chi trả tiền vi phạm hợp đồng và chi phí thanh lý tài sản cố định. Đến
năm 2012, chi phí khác tăng thêm 189.810 ngàn đồng, tương ứng tăng
40
154,66% so với năm 2011. Bởi vì, năm 2012 công ty đầu tư mua máy móc và
phương tiện vận tải mới nên đã bán các máy móc và phương tiện cũ chưa khấu
hao hết giá trị, từ đó làm phát sinh chi phí khác là giá trị chưa được trích khấu
hao của các tài sản cố định này.
Sau khi phân tích tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2010 – 2012
ta tiếp tục phân tích tình hình chi phí của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013.
Để hiểu rõ tình hình chi phí của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 ta hãy
xem bảng 4. 4 sau:
Bảng 4.4: Tình hình chi phí của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 qua 6 tháng
đầu năm 2012, 2013
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm
2012
Giá trị
Giá vốn hàng bán
6 tháng đầu năm
2013
Tỷ
trọng
(%)
167.664.400 91,54
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
114.270.138 89,72
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
(53.394.262) (31,85)
Chi phí bán hàng
8.573.490
4,68
4.658.676
3,66
(3.914.814) (45,66)
Chi phí QLDN
4.111.698
2,25
3.102.042
2,44
(1.009.656) (24,56)
Chi phí tài chính
2.496.060
1,36
3.916.833
3,07
1.420.773
56,92
306.060
0,17
1.409.376
1,11
1.103.316
360,49
183.151.708
100
127.357.065
100
Chi phí khác
Tổng chi phí
(55.794.643) (30,46)
Nguồn: Bảng BCKQHĐKD Công ty TNHH HTV Hải Sản 404, 6 tháng đầu năm 2013.
Căn cứ vào bảng 4.4 ta thấy tổng chi phí của công ty trong 6 tháng đầu
năm 2012 là 183.151.708 ngàn đồng. Trong đó, giá vốn hàng bán chiếm tới
91,54%, chi phí bán hàng chiếm 4,68%, tỷ trọng của chi phí QLDN là 2,25%,
chi phí tài chính có tỷ trọng là 1,36%, cuối cùng là chi phí khác chỉ chiếm có
0,17% trong toàn bộ chi phí. So với 6 tháng đầu năm 2012, tổng chi phí trong
6 tháng đầu năm 2013 giảm 55.794.643 ngàn đồng, tương ứng giảm 30,46%
xuống còn 127.357.065 ngàn đồng. Vì vậy tỷ trọng của các loại chi phí trong
tổng chi phí cũng thay đổi, tỷ trọng của giá vốn hàng bán giảm xuống còn
89,72% nhưng vẫn là chỉ tiêu có tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, tỷ trọng
của chi phí bán hàng cũng giảm xuống còn 3,66%, tỷ trọng của chi phí QLDN
lại tăng nhẹ đạt 2,44%, tỷ trọng của chi phí tài chính cũng tăng lên đạt 3,07%,
chi phí khác có tỷ trọng trong tổng chi phí tăng mạnh lên đạt 1,11%. Tổng chi
phí 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kỳ là do chịu ảnh hưởng bởi sự
tăng giảm của các loại chi phí sau đây:
41
Giá vốn hàng bán: Sáu tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu này giảm
53.394.262 ngàn đồng, tương ứng giảm 31,85% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Nguyên nhân là do tình hình xuất khẩu sản phẩm gặp khó khăn, công ty nhận
được ít đơn đặt hàng hơn so với cùng kỳ năm trước, tình trạng thiếu hụt
nguyên liệu vẫn còn tiếp diễn cũng làm giảm khối lượng hàng xuất khẩu. Số
lượng sản phẩm tiêu thụ được giảm nên giá vốn hàng bán của công ty cũng
giảm.
Chi phí bán hàng: Trong 6 tháng đầu năm 2013 vì hoạt động bán hàng
gặp khó khăn, lượng sản phẩm bán ra giảm nên các chi phí phát sinh trong quá
trình bán hàng như vận chuyển, bao bì, phí kiểm định hàng,… đều giảm.
Ngoài ra, do công ty đã nhượng bán một phương tiện vận tải chưa khấu hao
hết giá trị nên làm giảm bớt chi phí khấu hao cho bộ phận bán hàng. Với
những lý do trên nên chi phí bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng
kỳ năm 2012 giảm 3.914.814 ngàn đồng, tỷ lệ giảm là 45,66%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Trong 6 tháng đầu năm 2013, chi phí
QLDN giảm 1.009.656 ngàn đồng, tương ứng giảm 24,56% so với 6 tháng đầu
năm 2012, nhưng tỷ trọng của nó trong tổng chi phí lại tăng so với 6 tháng đầu
năm 2012 là vì giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng giảm mạnh và có tốc độ
giảm nhanh hơn chi phí QLDN. Vì những tháng đầu năm 2013, công ty gặp
phải nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên đã chủ động tiết giảm chi
phí, tiền lương cho nhân viên giảm, các chi phí dùng trong văn phòng cũng ít
hơn 6 tháng đầu năm 2012.
Chi phí tài chính: 6 tháng đầu năm 2013 chi phí tài chính tăng
1.420.773 ngàn đồng, tỷ lệ tăng là 56,92% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sáu
tháng đầu năm 2013 dư nợ ngắn hạn của công ty nhiều hơn so với năm 6 tháng
đầu năm 2012, nợ dài hạn của công ty lại tăng mạnh do công ty thuê tài chính
một tài sản cố định. Vì vậy, tiền lãi vay mà công ty phải trả tăng nhiều so với
cùng kỳ năm 2012.
So với 6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí khác trong 6 tháng đầu năm
2013 tăng thêm 1.103.316 ngàn đồng, tỷ lệ tăng là 360,49%. Do công ty đã
bán một phương tiện vận tải còn một phần lớn giá trị chưa trích khấu hao nên
được tính vào chi phí khác.
Như vậy, tổng chi phí trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh so với 6
tháng đầu năm 2012 là vì 3 chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí gồm:
giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí QLDN đều giảm, nhất là giá vốn
hàng bán. Trong khi đó, chi phí tài chính và chi phí khác lại tăng nhưng do 2
42
chỉ tiêu này chiếm phần nhỏ trong toàn bộ chi phí nên không làm tổng chi phí
tăng so với cùng kỳ năm 2012.
2,25%
1,36%
2,44%
0,17%
4,68%
3,07%
1,11%
3,66%
89,72%
91,54%
6th/2013
6th/2012
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chi phí tài chính
Chi phí khác
Chi phí QLDN
Hình 4.4 Biến động cơ cấu chi phí của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 qua
6 tháng đầu năm 2012, 2013
4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận
4.1.3.1 Phân tích chung lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp thể hiện kết quả của quá trình
sản xuất kinh doanh, nó bao gồm lợi nhuận từ HĐKD và lợi nhuận khác. Lợi
nhuận là chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng, vì vậy phân tích tình hình lợi
nhuận có ý nghĩa là nội dung trọng tâm trong phân tích HĐKD, chỉ có qua
phân tích tình hình lợi nhuận mới đề ra được các biện pháp nhằm không
ngừng nâng cao lợi nhuận, thúc đẩy sự tăng trưởng của công ty. Diễn biến lợi
nhuận của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 từ năm 2010 đến 6 tháng đầu
năm 2013 được trình bày ở bảng 4.5 và 4.6.
Thông qua bảng 4.5, ta thấy trong giai đoạn 2010 – 2012 lợi nhuận từ
HĐKD luôn chiếm phần lớn hơn trong tổng lợi nhuận so với lợi nhuận khác,
điều này thể hiện ở tỷ trọng của nó trong tổng lợi nhuận luôn lớn hơn 50%.
Lợi nhuận từ HĐKD của công ty lại bao gồm lợi nhuận từ BH, CCDV và lợi
nhuận HĐTC, nhưng trong giai đoạn này lợi nhuận từ HĐTC luôn âm vì vậy
lợi nhuận từ BH, CCDV là chỉ tiêu chiếm phần lớn nhất trong tổng lợi nhuận.
Cũng qua bảng 4.5, ta thấy được tổng lợi nhuận của công ty trong giai đoạn
2010 – 2012 tăng lên trong năm 2011 và đến năm 2012 lại giảm xuống.
43
Bảng 4.5: Tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Giá trị
Năm 2011
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Năm 2012
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Chênh lệch
Tỷ
trọng
(%)
2011/2010
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
2012/2011
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
1. Lợi nhuận từ HĐKD
2.837.689
86,42
4.177.481
93,07
1.165.739
52,46
1.339.792
47,21
(3.011.742)
(72,09)
- LN thuần BH và CCDV
6.748.651
205,53
6.221.056
138,60
2.760.451
124,22
(527.595)
(7,82)
(3.460.605)
(55,63)
- LN hoạt động tài chính
(3.910.962)
(119,11)
(2.043.575)
(45,53)
(1.594.712)
(71,76)
1.867.387
(47,75)
448.863
(21,96)
445.750
13,58
311.065
6,93
1.056.575
47,54
(134.685)
(30,22)
745.510
239,66
3.283.439
100
4.488.546
100
2.222.314
100
1.205.107
36,70
(2.266.232)
(50,49)
2. Lợi nhuận khác
Tổng LN trước thuế
Nguồn:Bảng BCKQHĐKD Công ty TNHH HTV Hải Sản 404, 2010, 2011, 2012.
44
Năm 2010 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 3.283.439 ngàn
đồng, trong đó lợi nhuận từ HĐKD chiếm tới 86,42%, còn lợi nhuận khác chỉ
chiếm có 13,58%. Đến năm 2011, tổng lợi nhuận trước thuế tăng lên đạt
4.488.546 ngàn đồng, so với năm 2010 tăng 1.205.107 ngàn đồng, tương
đương tăng 36,70%. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận từ HĐKD năm
2011 tăng 1.339.792 ngàn đồng, tốc độ tăng là 47,21% so với năm 2010 và
chiếm tới 93,07% trong tổng lợi nhuận. Năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng ở nước
ta luôn ở mức cao, đa số các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho hoạt động của
công ty đều tăng giá làm cho chi phí SXKD trong năm 2011 tăng cao nên lợi
nhuận thuần từ BH và CCDV giảm 7,82% so với năm 2010. Lợi nhuận từ BH,
CCDV giảm nhưng lợi nhuận từ HĐKD vẫn tăng là nhờ hoạt động tài chính
năm 2011 đã giảm lỗ được 47,75% so với năm 2010 vì chi phí lãi vay trong
năm 2011 giảm mạnh, trong khi đó công ty lại có thêm nguồn thu từ lãi đầu tư
cổ phiếu và chênh lệch tỷ giá tăng. Lợi nhuận khác năm 2011 chỉ chiếm 6,93%
trong tổng lợi nhuận và so với năm 2010 đã giảm 134.685 ngàn đồng, với tỷ lệ
giảm là 30,22%, bởi vì năm 2010 không có chi phí khác nhưng năm 2011 chi
phí khác lại phát sinh khi công ty phải trả tiền vi phạm hợp đồng và chi phí
thanh lý tài sản. Ta thấy mặc dù lợi nhuận khác giảm nhưng do chỉ chiếm phần
nhỏ trong tổng lợi nhuận nên tổng lợi nhuận năm 2011 vẫn tăng so với năm
2010.
Sang năm 2012 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty giảm 2.266.232
ngàn đồng, tương ứng giảm 50,49% so với năm 2011. Lý do là vì lợi nhuận từ
HĐKD trong năm 2012 giảm tới 3.011.742 ngàn đồng, tương ứng giảm là
72,09% so với năm 2011, làm tỷ trọng của nó trong tổng lợi nhuận cũng giảm
xuống còn 52,46%. Bởi vì trong năm 2012 giá bán và số lượng sản phẩm tiêu
thụ giảm làm lợi nhuận thuần từ BH và CCDV giảm tới 55,63% so với năm
2011, nên dù lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2012 giảm lỗ 21,96% so
với năm 2011 do chi phí lãi vay tiếp tục giảm nhưng lợi nhuận từ HĐKD vẫn
sụt giảm. Lợi nhuận từ HĐKD giảm nhưng lợi nhuận khác năm 2012 lại tăng
thêm 745.510 ngàn đồng, tương ứng tăng 239,66% so với năm 2011 vì công ty
bán nhiều tài sài cố định cũ để đầu tư mới nên có nguồn thu lớn từ bán các tài
sản cũ, tỷ trọng của lợi nhuận khác cũng tăng lên chiếm 47,54% trong tổng lợi
nhuận, nhưng vẫn thấp hơn tỷ trọng của lợi nhuận từ HĐKD. Vì vậy, tuy lợi
nhuận khác tăng nhưng tính chung thì tổng lợi nhuận năm 2012 so với năm
2011 vẫn giảm.
45
Bảng 4.6: Tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm 2012
Giá trị
1. Lợi nhuận từ HĐKD
6 tháng đầu năm 2013
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Chênh lệch
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
238.906
27,92
(1.054.465)
(2.916,19)
(1.293.371)
(541,37)
- LN thuần BH và CCDV
1.526.252
178,40
1.283.993
3.550,96
(242.259)
(15,87)
- LN hoạt động tài chính
(1.287.346)
(150,47)
(2.338.458)
(6.467,15)
(1.051.112)
81,65
616.633
72,08
1.090.624
3.016,19
473.991
76,87
855.539
100
36.159
100
(819.380)
(95,77)
2. Lợi nhuận khác
Tổng LN trước thuế
Nguồn:Bảng BCKQHĐKD Công ty TNHH HTV Hải Sản 404, 6 tháng đầu năm 2013.
46
Xem bảng 4.6 ta thấy tổng lợi nhuận của công ty trong 6 tháng đầu
năm 2012 đạt 855.539 ngàn đồng; trong đó lợi nhuận từ HĐKD chỉ chiếm có
27,92%, lợi nhuận khác thì chiếm tới 72,08%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng
lợi nhuận giảm 819.380 ngàn đồng, tương đương giảm 95,77% so với 6 tháng
đầu năm 2012. Nguyên nhân chính là do lợi nhuận từ HĐKD 6 tháng đầu năm
2013 bị lỗ 1.054.465 ngàn đồng, so với cùng kỳ năm 2012 giảm 1.293.371
ngàn đồng, tương ứng giảm 541,37% và có tỷ trọng trong tổng lợi nhuận là
âm 2.916,19%. Lợi nhuận từ HĐKD có giá trị âm là vì lợi nhuận từ hoạt động
tài chính bị lỗ thêm 81,65% do chi phí tài chính tăng mạnh, còn lợi nhuận
thuần từ BH và CCDV cũng giảm 15,87% so với 6 tháng đầu năm 2012 vì tình
hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn. Nhưng lợi nhuận khác trong
6 tháng đầu năm 2013 thì đạt 1.090.624 ngàn đồng chiếm tới 3.016,19% trong
tổng lợi nhuận. So với cùng kỳ năm 2012 lợi nhuận khác tăng 473.991 ngàn
đồng, tương ứng tăng 76,87% vì thu được khoản lớn từ bán một phương tiện
vận tải nên giúp tổng lợi nhuận của công ty chỉ giảm so với cùng kỳ năm 2012
mà không bị lỗ.
Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận khác có
tỷ trọng trong tổng lợi nhuận lớn hơn so với lợi nhuận từ HĐKD. Đây là biểu
hiện không tốt vì HĐKD là hoạt động chính của công ty nhưng lại không góp
phần làm tăng lợi nhuận, trong khi hoạt động khác là các hoạt động bất thường
không phát sinh thường xuyên lại quyết định lợi nhuận. Vì vậy, công ty cần có
biện pháp để đẩy mạnh hoạt động BH và CCDV, tính toán việc vay vốn sao
cho hạn chế chi phí lãi vay để giảm chi phí tài chính góp phần làm tăng lợi
nhuận cho hoạt động tài chính và lợi nhuận của toàn công ty.
Quan sát hình 4.5 sau đây để thấy rõ hơn tình hình lợi nhuận của công ty
từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013:
47
Ngàn đồng
8.000.000
6.000.000
4.000.000
2.000.000
0
2010
2011
2012
6th/2012
6th/2013
-2.000.000
-4.000.000
LN thuần BH và CCDV
LN hoạt động tài chính
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận trước thuế
Hình 4.5: Tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
4.1.3.2 Phân tích lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trong các doanh nghiệp, lợi nhuận từ HĐKD là bộ phận chủ yếu quyết
định toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng lợi nhuận. Vì vậy, sau khi đánh giá khái quát tình hình lợi nhuận, ta
cần đi sâu phân tích lợi nhuận từ HĐKD mà cụ thể là lợi nhuận từ hoạt động
BH và CCDV. Tình hình lợi nhuận từ BH và CCDV của Công ty TNHH HTV
Hải sản 404 từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 được trình bày ở bảng 4.7
và 4.8.
48
Bảng 4.7: Tình hình lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty TNHH HTV Hải sản 404
giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011/2010
Giá trị
2012/2011
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
DT thuần BH và CCDV
293.888.651
409.583.411
342.889.679 115.694.760
39,37
(66.693.732)
(16,28)
Giá vốn hàng bán
268.745.878
374.022.524
315.504.155 105.276.646
39,17
(58.518.369)
(15,65)
Chi phí bán hàng
12.159.464
19.128.924
16.565.962
6.969.460
57,32
(2.562.962)
(13,40)
6.234.658
10.210.907
8.059.111
3.976.249
63,78
(2.151.796)
(21,07)
6.748.651
6.221.056
2.760.451
(527.595)
(7,82)
(3.460.605)
(55,63)
Chi phí QLDN
LN thuần BH và CCDV
Nguồn: Bảng BCKQHĐKD Công ty TNHH HTV Hải Sản 404, 2010, 2011, 2012.
49
Từ bảng 4.7 ta thấy lợi nhuận thuần từ BH và CCDV giai đoạn 2010 –
2012 có xu hướng giảm qua các năm và năm sau giảm nhiều hơn năm trước.
Cụ thể như sau:
Lợi nhuận thuần từ BH và CCDV năm 2011 giảm 527.595 ngàn đồng,
tương đương giảm 7,82% so với năm 2010 mặc dù doanh thu thuần BH và
CCDV tăng cao là vì tốc độ tăng của chi phí SXKD nhanh hơn tốc độ tăng của
doanh thu thuần. Doanh thu thuần năm 2011 so với năm 2010 tăng
115.694.760 ngàn đồng với tốc độ tăng là 39,37%. Nguyên nhân là nhờ công
ty đã nổ lực hơn trong việc bán sản phẩm, ngoài tập trung đẩy mạnh bán hàng
cho những khách hàng quen thuộc, những thị trường truyền thống thì công ty
cũng chú trọng bán hàng ở những thị trường mới nên lượng sản phẩm bán
trong nước và xuất khẩu đều tăng, nhất là mặt hàng chả cá surimi. Bên cạnh
đó, giá bán của sản phẩm cá tra fillet và chả cá surimi trong năm 2011 tăng so
với giá bán trong năm 2010 cũng góp phần lớn làm tăng doanh thu thuần. Số
lượng sản phẩm bán ra tăng thì giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng cũng
tăng là đều tất yếu, cộng thêm trong năm 2011 lạm phát ở nước ta tăng cao
làm các mặt hàng phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty như xăng, dầu,
điện, nước, giá cước tàu vận chuyển,… đều tăng giá nên chi phí của công ty
trong năm này tăng rất cao. Giá vốn hàng bán tăng 105.276.646 ngàn đồng,
tương đương tăng 39,17% so với năm 2010. Chi phí bán hàng năm 2011 so
với năm 2010 tăng 57,32% với số tiền tăng thêm là 6.969.460 ngàn đồng. Chi
phí QLDN tăng 63,78%, tương ứng tăng thêm 3.976.249 ngàn đồng so với
năm 2010. Xét về tốc độ tăng trưởng thì giá vốn hàng bán có tốc độ tăng gần
bằng với doanh thu thuần, nhưng tốc độ tăng của chi phí bán hàng và chi phí
QLDN thì lại tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thuần nên đã làm cho lợi
nhuận thuần từ BH và CCDV giảm so với năm 2010.
Lợi nhuận thuần từ BH và CCDV năm 2012 tiếp tục giảm 3.460.605
ngàn đồng, tương ứng giảm tới 55,63% so với năm 2011. Vào năm 2012, tình
hình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của công ty không tốt vì thiếu hụt nguồn cá tra
nguyên liệu và nhu cầu của khách hàng ít hơn năm 2011 do chịu ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế nên số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm; cộng thêm sự cạnh
tranh gay gắt từ các đơn vị kinh doanh thủy sản khác, mà chủ yếu là cạnh
tranh về giá nên giá bán sản phẩm cá tra và chả cá surimi của công ty cũng
giảm. Vì các nguyên nhân trên nên doanh thu thuần BH và CCDV năm 2012
giảm 66.693.732 ngàn đồng, tương ứng giảm 16,28% so với năm 2011. Hoạt
động sản xuất kinh doanh thu hẹp khiến các chi phí cũng giảm so với năm
2011. Giá vốn hàng bán giảm 58.518.369 ngàn đồng với tỷ lệ giảm là 15,65%,
chi phí bán hàng giảm 2.562.962 ngàn đồng, tương ứng giảm 13,40%, chi phí
50
QLDN giảm 2.151.796 ngàn đồng, tỷ lệ giảm là 21,07%. Tuy cả doanh thu và
chi phí đều giảm nhưng tốc độ giảm của doanh thu thuần lại nhanh hơn tốc độ
giảm của giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, hai loại chi phí chiếm tỷ trọng
lớn nhất, nhì trong tổng chi phí nên đã làm cho lợi nhuận thuần BH và CCDV
giảm mạnh so với năm 2011.
Đến 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận thuần từ BH và CCDV vẫn tiếp
tục giảm so với 6 tháng đầu năm 2012.
Bảng 4.8: Tình hình lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty
TNHH HTV Hải sản 404 qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ lệ (%)
DT thuần BH và CCDV
181.875.840 123.314.849 (58.560.991)
(32,20)
Giá vốn hàng bán
167.664.400 114.270.138 (53.394.262)
(31,85)
Chi phí bán hàng
8.573.490
4.658.676
(3.914.814)
(45,66)
Chi phí QLDN
4.111.698
3.102.042
(1.009.656)
(24,56)
LN thuần BH và CCDV
1.526.252
1.283.993
(242.259)
(15,87)
Nguồn: Bảng BCKQHĐKD Công ty TNHH HTV Hải Sản 404, 6 tháng đầu năm 2013.
Căn cứ vào bảng 4.8, ta thấy lợi nhuận thuần từ BH và CCDV trong 6
tháng đầu năm 2013 giảm 242.259 ngàn đồng, tương đương giảm 15,87% so
với 6 tháng đầu năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2013 doanh thu thuần từ BH và
CCDV của công ty giảm tới 58.560.991 ngàn đồng với tỷ lệ giảm là 32,20%
so với cùng kỳ năm 2012. Lý do là vì các khó khăn từ năm 2012 kéo dài đến
nay chưa giải quyết được như: việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu, sức mua của
khách hàng giảm đã làm sản lượng tiêu thụ giảm sút. Ngoài sản lượng tiêu thụ
giảm thì việc cạnh tranh không lành mạnh, phá giá của các đơn vị xuất khẩu
thủy sản làm giá thị trường của sản phẩm cá tra fillet trong những tháng đầu
năm 2013 tiếp tục giảm mạnh cũng là nguyên nhân làm doanh thu thuần của
công ty sụt giảm. Các chi phí giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng vì sản
lượng tiêu thụ giảm cũng đã giảm theo. Giá vốn hàng bán giảm 53.394.262
ngàn đồng, tương ứng giảm 31,85%. Chi phí bán hàng giảm 3.914.814 ngàn
đồng, tỷ lệ giảm là 45,66%. Chi phí QLDN cũng giảm 1.009.656 ngàn đồng,
tỷ lệ giảm ở mức 24,56%. Doanh thu thuần trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm
mạnh làm cho lợi nhuận giảm xuống là đều tất nhiên, nhưng các loại chi phí
cũng giảm đáng kể nên làm cho lợi nhuận thuần từ BH và CCDV trong 6
tháng đầu năm 2013 chỉ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2012.
51
Như vậy lợi nhuận thuần từ BH và CCDV luôn giảm qua các năm chủ
yếu là do chi phí sản xuất kinh doanh của công ty quá cao và công ty chịu ảnh
hưởng từ các khó khăn của môi trường kinh doanh mà ngành thủy sản gặp
phải như: nguồn nguyên liệu thiếu hụt, nhu cầu của khách hàng giảm, các rào
cản về thuế quan và chất lượng sản phẩm, sự cạnh tranh hạ giá bán của nhiều
doanh nghiệp kinh doanh thủy sản,... Trong tương lai công ty cần có các biện
pháp để giảm chi phí và thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm để giúp tăng lợi
nhuận từ BH và CCDV vì đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của công ty.
4.1.3.3 Lợi nhuận hoạt động tài chính
Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính là một bộ phận của lợi nhuận từ
HĐKD. Các hoạt động đầu tư tài chính là nhằm sử dụng hợp lý các nguồn vốn
để tăng thêm thu nhập và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình hình
lợi nhuận hoạt động tài chính của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện ở bảng 4.9 và bảng 4.10.
Căn cứ vào bảng 4.9 thì lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty
trong giai đoạn 2010 – 2012 luôn bị lỗ, nhưng dần có chuyển biến tốt hơn thể
hiện ở mức lỗ giảm qua các năm:
Năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động tài chính bị lỗ 3.910.962 ngàn đồng.
Sang năm 2011, lợi nhuận hoạt động tài chính tiếp tục bị lỗ nhưng so với năm
2010 đã giảm lỗ được 1.867.387 ngàn đồng, tỷ lệ giảm là 47,75%. Trong năm
2011 nhờ tỷ giá hối đoái và lãi suất tăng cao nên công ty đã thu được khoản
lớn từ đánh giá lại khoản mục tài sản có gốc ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng
cũng tăng. Cộng thêm công ty còn có thêm nguồn thu từ lãi đầu tư cổ phiếu
nên doanh thu tài chính năm 2011 so với năm 2010 tăng thêm 457.753 ngàn
đồng, tỷ lệ tăng là 17,06%. Trong khi doanh thu tài chính tăng thì chi phí tài
chính lại giảm 1.409.634 ngàn đồng, tương ứng giảm 21,38% so với năm 2010
do trong năm 2011 công ty đã trả bớt nợ vay dài hạn nên làm giảm chi phí lãi
vay. Vì vậy, doanh thu tài chính đã bù đắp thêm được một phần chi phí tài
chính phát sinh nên giúp lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính giảm lỗ so với
năm 2010.
52
Bảng 4.9: Tình hình lợi nhuận hoạt động tài chính của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011/2010
Giá trị
2012/2011
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Doanh thu hoạt động tài chính
2.683.166
3.140.919
2.487.446
457.753
17,06
(653.473)
(20,81)
Chi phí hoạt động tài chính
6.594.128
5.184.494
4.082.158
(1.409.634)
(21,38)
(1.102.336)
(21,26)
(3.910.962)
(2.043.575)
(1.594.712)
1.867.387
(47,75)
448.863
(21,96)
Lợi nhuận hoạt động tài chính
Nguồn: Bảng BCKQHĐKD Công ty TNHH HTV Hải Sản 404, 2010, 2011, 2012.
53
Đến năm 2012, lợi nhuận từ hoạt động tài chính tiếp tục được cải thiện
giảm lỗ thêm 448.863 ngàn đồng, tương ứng giảm lỗ 21,96% so với năm
2011, mức giảm này thấp hơn mức giảm trong năm 2011. Bởi vì chi phí tài
chính trong năm 2012 giảm 1.102.336 ngàn đồng, tương ứng giảm 21,26% so
với năm 2011 do trong năm 2012 công ty tiếp tục trả gần hết nợ vay dài hạn và
lãi suất cho vay giảm mạnh trong hai quý cuối năm 2012 nên chi phí lãi vay
giảm. Nhưng doanh thu tài chính trong năm 2012 cũng giảm 653.473 ngàn
đồng, tương ứng giảm là 20,81% so với năm 2011. Vì tỷ giá năm 2012 tương
đối ổn định nên công ty không còn thu được khoản lớn từ chênh lệch tỷ giá.
Cộng thêm nguồn thu từ công ty liên doanh cũng không còn vì công ty đã thu
hồi khoản đầu tư này. Tuy cả doanh thu tài chính và chi phí tài chính đều giảm
nhưng tốc độ giảm của chi phí tài chính nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu
tài chính nên đã giúp cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm lỗ so với năm
2011.
Trong giai đoạn 2010 – 2012 thì lợi nhuận hoạt động tài chính của
công ty có chuyển biến tốt theo chiều hướng giảm lỗ qua các năm, nhưng đến
6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận hoạt động tài chính lại tăng lỗ so với 6 tháng
đầu năm 2012.
Bảng 4.10: Tình hình lợi nhuận hoạt đoộng tài chính của Công ty TNHH HTV
Hải sản 404 qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu 6 tháng đầu
năm 2012
năm 2013
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Doanh thu HĐTC
1.208.714
1.578.375
369.661
30,58
Chi phí HĐTC
2.496.060
3.916.833
1.420.773
56,92
(2.338.458) (1.051.112)
81,65
Lợi nhuận HĐTC
(1.287.346)
Nguồn: Bảng BCKQHĐKD Công ty TNHH HTV Hải Sản 404, 6 tháng đầu năm 2013.
So với 6 tháng đầu năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động tài chính trong 6
tháng đầu năm 2013 bị lỗ thêm 1.051.112 ngàn đồng, tức tăng lỗ 81,65%. Ta
thấy doanh thu tài chính 6 tháng đầu năm 2013 tăng 369.661 ngàn đồng, tương
đương tăng 30,58% so với 6 tháng đầu năm 2012 nhờ lãi tiền gửi và chiết
khấu thanh toán tăng. Nhưng chi phí tài chính cũng tăng mạnh do dư nợ ngắn
hạn và nợ dài hạn của công ty tăng. Vì vậy, chi phí lãi vay phải trả lãi trong 6
tháng đầu năm 2013 tăng mạnh làm chi phí tài chính tăng 1.420.773 ngàn
đồng, tỷ lệ tăng là 56,92%. Có thể thấy tốc độ tăng của chi phí tài chính nhanh
54
hơn doanh thu tài chính rất nhiều nên đã làm cho lợi nhuận hoạt động tài chính
tăng lỗ so với 6 tháng đầu năm 2012.
Như vậy, từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 hoạt động tài chính
luôn bị lỗ, không mang về lợi nhuận vì chi phí tài chính luôn cao hơn doanh
thu tài chính. Trong đó chi phí tài chính chủ yếu là lãi vay vì công ty thường
sử dụng vốn vay để mua hàng và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh như
mua nguyên liệu, đầu tư trang thiết bị, máy móc cho sản xuất. Bên cạnh đó,
công ty là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên chỉ chú trọng vào hoạt
động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà không có nhiều hoạt động đầu tư tài
chính vì vậy khoản thu từ hoạt động tài chính không cao nên không đủ bù đắp
chi phí tài chính. Trong tương lai công ty cần có kế hoạch đầu tư tài chính, kế
hoạch vay vốn hợp lý để tránh rơi vào tình trạng lỗ, bởi vì lợi nhuận từ hoạt
động tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến tổng lợi nhuận. Nếu hoạt động đầu
tư tài chính có hiệu quả sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận, ngược lại sẽ làm lợi
nhuận của công ty giảm xuống.
4.1.3.4 Lợi nhuận khác
Ngược lại với lợi nhuận từ hoạt động tài chính luôn bị âm thì lợi nhuận
khác đã góp phần làm tăng tổng lợi nhuận của công ty. Tình hình lợi nhuận
khác của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
được trình bày trong bảng 4.11 và bảng 4.12.
Năm 2010, lợi nhuận khác là 445.750 ngàn đồng cũng là thu nhập khác
của công ty vì trong năm không có phát sinh chi phí khác, thu nhập này là từ
bán tài sản cố định. Sang đến năm 2011, thu nhập khác giảm 11.958 ngàn
đồng với tỷ lệ giảm là 2,68% so với năm 2010 vì giá trị thu được khoản nợ
khó đòi đã xóa sổ trong năm 2011 thấp hơn giá trị bán tài sản cố định ở năm
2010, còn chi phí khác lại tăng 122.727 ngàn đồng do trả tiền vi phạm hợp
đồng và thanh lý tài sản cũ dẫn đến lợi nhuận khác năm 2011 giảm 134.685
ngàn đồng, tỷ lệ giảm là 30,22% so với năm 2010.
Do trong năm 2012, công ty đã thanh lý và bán một số máy móc cũ để
đầu tư máy móc mới nên thu nhập khác tăng, bên cạnh đó cũng phát sinh các
chi phí thanh lý làm chi phí khác tăng. Thu nhập khác của công ty tăng
935.320 ngàn đồng, với tỷ lệ tăng là 215,61% so với năm 2011, chi phí khác
cũng tăng lên khá cao với giá trị tăng lên là 189.810 ngàn đồng, tỷ lệ tăng ở
mức 154,66%. Ta thấy thu nhập khác có tốc độ tăng rất cao và tăng nhanh hơn
chi phí khác làm cho lợi nhuận khác năm 2012 cũng tăng 745.510 ngàn đồng
với tỷ lệ tăng lên đến 239,66% so với năm 2011.
55
Bảng 4.11: Tình hình lợi nhuận khác của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011/2010
Giá trị
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
2012/2011
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
445.750
433.792
1.369.112
(11.958)
(2,68)
935.320
215,61
-
122.727
312.537
122.727
100,00
189.810
154,66
445.750
311.065
1.056.575
(134.685)
(30,22)
745.510
239,66
Nguồn: Bảng BCKQHĐKD Công ty TNHH HTV Hải Sản 404, 2010, 2011, 2012.
56
Bảng 4.12: Tình hình lợi nhuận khác của Công ty TNHH HTV Hải sản 404
qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Thu nhập khác
922.693
2.500.000
1.577.307
170,95
Chi phí khác
306.060
1.409.376
1.103.316
360,49
616.633
1.090.624
473.991
76,87
Lợi nhuận khác
Nguồn :Bảng BCKQHĐKD Công ty TNHH HTV Hải Sản 404, 6 tháng đầu năm 2013.
Trong 6 tháng đầu năm 2013 do bán một tài sản cố định có giá trị lớn
nên thu nhập khác 6 tháng đầu năm 2013 tăng 1.577.307 ngàn đồng, tương
đương tăng 170,95%, nhưng phần giá trị chưa trích khấu hao của tài sản này
được tính vào chi phi khác làm chi phí khác tăng 1.103.316 ngàn đồng với tỷ
lệ tăng là 360,49% so với 6 tháng đầu năm 2012. Bởi vì, chi phí khác tăng
nhanh hơn thu nhập khác nên đã làm cho lợi nhuận khác 6 tháng đầu năm
2013 chỉ tăng 76,87% so với cùng kỳ năm 2012 với giá trị tăng thêm là
473.991 ngàn đồng.
Lợi nhuận khác là lợi nhuận thu được từ các hoạt động bất thường, hoạt
động ngoài sản xuất kinh doanh nên công ty rất khó kiểm soát và chủ động
trong việc tăng thu nhập khác. Nhưng trong quá trình hoạt động của mình
công ty nên chú trọng vào việc thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết, chấp hành
đúng các quy định và pháp luật của Nhà nước,… giúp hạn chế phát sinh các
chi phí khác như bị phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt truy thu thuế, phạt vi
phạm luật giao thông trong quá trình vận chuyển hàng để không làm giảm lợi
nhuận khác.
57
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
4.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2011 so
với năm 2010
Bảng 4.13: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế năm
2011 so với năm 2010
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Các nhân tố ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Tăng lợi nhuận
+ 117.562.147
Doanh thu thuần
+ 115.694.760
Chi phí tài chính
+ 1.409.634
Doanh thu tài chính
+ 457.753
Giảm lợi nhuận
- 116.357.040
Giá vốn hàng bán
- 105.276.646
Chi phí bán hàng
- 6.969.460
Chi phí quản lý doanh nghiệp
- 3.976.249
Chi phí khác
- 122.727
Thu nhập khác
- 11.958
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng (L)
1.205.107
Nguồn: Phụ lục 1.
Căn cứ vào bảng 4.13, ta thấy sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến
lợi nhuận năm 2011 như sau:
Doanh thu thuần: năm 2011 chỉ tiêu này tăng so với năm 2010 nên làm
tổng lợi nhuận tăng 115.694.760 ngàn đồng. Doanh thu thuần tăng nhờ công ty
đã mở rộng được hoạt động bán hàng nên khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng.
Bên cạnh đó, giá bán của sản phẩm cá tra fillet và chả cá surimi năm 2011
cũng tăng nên làm tăng doanh thu.
Giá vốn hàng bán: năm 2011 vì khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng và
do công ty trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong khi năm
2010 không có trích lập nên giá vốn hàng bán năm 2011 tăng so với năm
2010, điều này làm tổng lợi nhuận giảm 105.276.646 ngàn đồng.
Chi phí bán hàng: năm 2011 tăng so với năm 2010 làm tổng lợi nhuận
giảm 6.969.460 ngàn đồng. Do năm 2011 công ty nhận được nhiều đơn đặt
hàng hơn năm 2010 nên làm tăng các chi phí phục vụ cho hoạt động bán hàng
như chi phí bao bì, vận chuyển, kiểm định sản phẩm,.. Bên cạnh đó, phí vận
58
chuyển sản phẩm, giá cước tàu thủy tăng còn là vì trong năm 2011 giá mặt
hàng xăng dầu tăng mạnh so với năm 2010.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: so với năm 2010 chi phí QLDN tăng
nên làm cho tổng lợi nhuận giảm 3.976.249 ngàn đồng. Bởi vì năm 2011 công
ty mở rộng hoạt động kinh doanh nên chi phí QLDN phát sinh nhiều hơn. Bên
cạnh đó, do công ty đầu tư thêm nhiều tài sản, thiết bị cho bộ phận quản lý nên
chi phí khấu hao tăng mạnh. Ngoài ra, công ty còn trích lập thêm khoản dự
phòng phải thu khó đòi cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí QLDN.
Doanh thu tài chính: năm 2011 doanh thu tài chính tăng so với năm
2010 làm tổng lợi nhuận tăng 457.753 ngàn đồng. Doanh thu tài chính năm
2011 tăng do thu được khoản lớn từ lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm
tài chính. Ngoài ra, công ty có thêm nguồn thu từ tiền lãi đầu tư cổ phiếu mua
vào cuối năm 2010. Cộng thêm lợi nhuận được chia từ công ty liên doanh tăng
so với năm 2010, lãi tiền gửi ngân hàng cũng tăng do lãi suất năm 2011 tăng
cao.
Chi phí tài chính: năm 2011 giảm so với năm 2010 làm tổng lợi nhuận
tăng 1.409.634 ngàn đồng. Đó là nhờ công ty đã trả bớt nợ vay dài hạn làm
cho chi phí lãi vay phải trả giảm.
Thu nhập khác: năm 2011 giảm so với năm 2010 làm tổng lợi nhuận
giảm 11.958 ngàn đồng. Nguyên nhân là do năm 2011 công ty thu được
khoản nợ khó đòi có giá trị thấp hơn khoản thu từ bán tài sản cố định vào năm
2010.
Chi phí khác: năm 2011 tăng so với năm 2010 làm tổng lợi nhuận giảm
122.727 ngàn đồng. Lý do là vì năm 2011 công ty phải trả tiền vi phạm hợp
đồng và chi phí thanh lý tài sản còn năm 2010 thì không phát sinh chi phí
khác.
Như vậy, các nguyên nhân làm lợi nhuận năm 2011 tăng so với năm
2010 đó là do doanh thu thuần và doanh thu tài chính tăng, còn chi phí tài
chính giảm so với năm 2010, các nhân tố này làm lợi nhuận tăng 117.562.147
ngàn đồng. Trong đó, doanh thu thuần là nhân tố có mức độ ảnh hưởng làm
tăng lợi nhuận cao nhất. Nhưng các chi phí còn lại trong năm 2011 cũng tăng
đáng kể, đó là các chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN
và chi phí khác. Bên cạnh đó thu nhập khác lại giảm. Các nhân tố này làm lợi
nhuận năm 2011 giảm 116.357.040 ngàn đồng. Điều này đã làm cho tổng lợi
nhuận năm 2011 chỉ tăng 1.205.107 ngàn đồng so với năm 2010, mức tăng
này chưa phải là lớn trong khi vào năm 2011 doanh thu đạt được tăng rất cao
so với năm 2010. Từ đó, ta thấy chi phí công ty sử dụng quá cao và tăng nhanh
59
đã có ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận. Vì vậy, muốn nâng cao lợi nhuận của công
ty thì ngoài việc tìm những biện pháp nâng cao việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
để tăng doanh thu, công ty còn phải tìm cách kiểm soát và tiết kiệm chi phí.
4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2012 so
với năm 2011
Bảng 4.14: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế năm
2012 so với năm 2011
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Các nhân tố ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Tăng lợi nhuận
+ 65.270.783
Giá vốn hàng bán
+ 58.518.369
Chi phí bán hàng
+ 2.562.962
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ 2.151.796
Chi phí tài chính
+ 1.102.336
Thu nhập khác
+ 935.320
Giảm lợi nhuận
- 67.537.015
Doanh thu thuần
- 66.693.732
Doanh thu tài chính
- 653.473
Chi phí khác
- 189.810
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng (L)
- 2.266.232
Nguồn: Phụ lục 2.
Căn cứ vào bảng 4.14, ta thấy sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến
lợi nhuận năm 2012 như sau:
Doanh thu thuần năm 2012 giảm so với năm 2011 làm tổng lợi nhuận
giảm 66.693.732 ngàn đồng. Doanh thu thuần giảm là do giá bán năm 2012
giảm so với năm 2011 vì sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản và chủ yếu là cạnh tranh về giá. Bên cạnh đó, cùng với việc
thiếu hụt nguồn nguyên liệu thì các thị trường xuất khẩu của công ty cũng gặp
khó khăn do khủng hoảng kinh tế nên sức mua giảm làm khối lượng sản phẩm
tiêu thụ năm 2012 của công ty giảm.
Giá vốn hàng bán năm 2012 giảm so với năm 2011 làm tổng lợi nhuận
tăng 58.518.369 ngàn đồng. Giá vốn hàng bán giảm vì khối lượng sản phẩm
tiêu thụ năm 2012 giảm so với năm 2011 và do công ty hoàn nhập khoản dự
phòng giảm giá hàng tồn kho.
60
Chi phí bán hàng năm 2012 giảm so với năm 2011 làm tổng lợi nhuận
tăng 2.562.962 ngàn đồng. Giống như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng
giảm là do khối lượng sản phẩm tiêu thụ sụt giảm giúp tiết giảm các chi phí
vận tải, xếp dở, kiểm định, bao bì,…
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 giảm so với năm 2011 làm
tổng lợi nhuận tăng 2.151.796 ngàn đồng. Vì hoạt động kinh doanh trong năm
2012 gặp khó khăn nên công ty đã cố gắng cắt giảm chi phí cho bộ phận này
và do trong năm 2012 công ty đã hoàn nhập một phần dự phòng các khoản
phải thu khó đòi.
Doanh thu tài chính năm 2012 giảm so với năm 2011 làm tổng lợi
nhuận giảm 653.473 ngàn đồng. Doanh thu tài chính giảm do cả năm 2012 tỷ
giá tương đối ổn định nên công ty không thu được khoản lớn từ chênh lệch tỷ
giá như trong năm 2011. Ngoài ra, do công ty đã thu hồi khoản đầu tư vào
công ty Total gas nên không còn được chia lợi nhuận nữa. Thêm vào đó, lãi
suất trong năm 2012 giảm so với năm 2011 nên lãi tiền gửi ngân hàng công ty
thu được cũng giảm.
Chi phí tài chính năm 2012 giảm so với năm 2011 làm tổng lợi nhuận
tăng 1.102.336 ngàn đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty tiếp tục trả gần
hết nợ vay dài hạn và vì lãi suất giảm nên chi phí lãi vay trong năm 2011 đã
giảm so với năm trước đó.
Thu nhập khác năm 2012 tăng so với năm 2011 làm tổng lợi nhuận
tăng 935.320 ngàn đồng. Thu nhập khác tăng do trong năm 2012 công ty thu
được khoản lớn từ bán các tài sản cũ vì công ty tăng cường đầu tư máy móc,
phương tiện vận tải mới.
Chi phí khác năm 2012 tăng so với năm 2011 làm tổng lợi nhuận giảm
189.810 ngàn đồng. Chi phí khác tăng vì công ty bán các tài sản cũ chưa khấu
hao hết nên phần giá trị chưa khấu hao được tính vào chi phí khác.
Như vậy, lợi nhuận năm 2012 giảm 2.266.232 ngàn đồng so với năm
2011 là do các nhân tố làm giảm lợi nhuận có mức ảnh hưởng là 67.537.015
ngàn đồng trong khi các nhân tố làm tăng lợi nhuận chỉ có mức ảnh hưởng là
65.270.783 ngàn đồng. Các nhân tố làm tổng lợi nhuận của công ty năm 2012
giảm so với năm 2011 là doanh thu thuần và doanh thu tài chính giảm, chi phí
khác lại tăng. Trong đó, doanh thu thuần là nhân tố có mức độ ảnh hưởng làm
giảm lợi nhuận nhiều nhất vì năm 2012 hoạt động BH và CCDV nhiều khó
khăn hơn năm 2011, sản lượng và giá trị bán sản phẩm của công ty sụt giảm.
Tình hình tiêu thụ sụt giảm kéo theo các chi phí sản xuất kinh doanh trong
năm 2012 cũng giảm mạnh, đó là các chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán
61
hàng, chi phí QLDN và chi phí tài chính; nhưng mức giảm của chúng thấp hơn
mức giảm của doanh thu thuần nên vẫn làm cho lợi nhuận năm 2012 giảm so
với năm 2011.
4.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 6 tháng đầu
năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012
Bảng 4.15: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế 6
tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Các nhân tố ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Tăng lợi nhuận
+ 60.265.700
Giá vốn hàng bán
+ 53.394.262
Chi phí bán hàng
+ 3.914.814
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ 1.009.656
Thu nhập khác
+ 1.577.307
Doanh thu tài chính
+ 369.661
Giảm lợi nhuận
- 61.085.080
Doanh thu thuần
- 58.560.991
Chi phí tài chính
- 1.420.773
Chi phí khác
- 1.103.316
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng (L)
- 819.380
Nguồn: Phụ lục 3.
Xem bảng 4.15, ta thấy sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận năm 6 tháng đầu năm 2013 như sau:
Doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm
2012 làm tổng lợi nhuận giảm 58.560.991 ngàn đồng. Nguyên nhân chủ yếu là
do giá bán cá tra fillet giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 và khối lượng sản
phẩm tiêu thụ tiếp tục giảm vì các khó khăn từ năm 2012 kéo dài đến nay như
thiếu nguyên liệu để chế biến, sức mua của khách hàng giảm, cạnh tranh phá
giá của các doanh nghiệp trong ngành vẫn chưa khắc phục được.
Giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm
2012 làm tổng lợi nhuận tăng 53.394.262 ngàn đồng. Giá vốn hàng bán giảm
là do chịu ảnh hưởng từ sản lượng sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ được trong 6
tháng đầu năm 2013 sụt giảm so với cùng kỳ năm 2012.
62
Chi phí bán hàng 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm
2012 làm tổng lợi nhuận tăng 3.914.814 ngàn đồng. Chi phí bán hàng giảm
bởi khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm và chi phí khấu hao ở bộ phận bán
hàng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012.
Chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6
tháng đầu năm 2012 làm tổng lợi nhuận tăng 1.009.656 ngàn đồng. Do tình
hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 suy giảm, nên các chi phí cho bộ phận
QLDN cũng được tiết giảm.
Doanh thu tài chính 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm
2012 làm tổng lợi nhuận tăng 369.661 ngàn đồng. Bởi vì, công ty nhận được
chiết khấu thanh toán khi mua tài sản cố định và lãi tiền gửi ngân hàng thu
được tăng nên doanh thu tài chính tăng.
Chi phí tài chính 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm
2012 làm tổng lợi nhuận giảm 1.420.773 ngàn đồng. Sáu tháng đầu năm 2013
công ty vay thêm tiền nên dư nợ ngắn hạn của công ty tăng lên, nợ dài hạn
cũng tăng vì công ty thuê tài chính tài sản cố định. Vì vậy mà tiền lãi vay phải
trả tăng so với cùng kỳ năm 2012.
Thu nhập khác 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm
2012 làm tổng lợi nhuận tăng 1.577.307 ngàn đồng. Thu nhập khác tăng là do
thu được khoản lớn từ bán phương tiện vận tải.
Chi phí khác 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012
làm tổng lợi nhuận giảm 1.103.316 ngàn đồng. Chi phí khác trong 6 tháng đầu
năm 2013 là khoản giá trị lớn chưa được trích khấu hao của phương tiện vận
tải đã bán.
Qua phân tích ta thấy tổng lợi nhuận của công ty 6 tháng đầu năm
2013 tiếp tục giảm 819.380 ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 là do
doanh thu thuần giảm mạnh trong khi chi phí tài chính và chi phí khác tăng.
Trong đó, doanh thu thuần là nhân tố có mức độ ảnh hưởng làm lợi nhuận
giảm nhiều nhất. Do hoạt động sản xuất kinh doanh giảm nên các chi phí sản
xuất kinh doanh như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN trong
6 tháng đầu năm 2013 cũng giảm, nhưng mức độ giảm của chúng thấp hơn
mức giảm của doanh thu thuần nên vẫn làm cho lợi nhuận năm 2012 giảm so
với năm 2011.
63
4.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TỶ SUẤT LỢI NHUẬN
Để nhận thức đúng về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng
giá trị lợi nhuận mà phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản là
các nguồn lực mà công ty đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận. Các chỉ tiêu tỷ suất
lợi nhuận phản ánh khả năng sinh lời của công ty trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh, nó là kết quả của hàng loạt chính sách và quyết định của
doanh nghiệp. Vì vậy, khi phân tích tình hình lợi nhuận thì phải quan tâm đến
các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Bảng 4.16 thể hiện rõ sự biến động của các chỉ
tiêu tỷ suất lợi nhuận của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 trong giai đoạn
2010 – 2012.
4.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 là 0,90%, tức là trong 100
đồng doanh thu công ty thu được chỉ mang về 0,9 đồng lợi nhuận sau thuế, so
với năm 2010 chỉ tăng 0,06%. Nguyên nhân là do lợi nhuận năm 2011 tăng so
với năm 2010 vì doanh thu tài chính tăng nhờ khoản thu từ chênh lệch tỷ giá,
thu tiền lãi cổ phiếu và lãi tiền gửi ngân hàng tăng, trong khi đó chi phí tài
chính lại giảm bởi công ty tiến hành trả nợ vay dài hạn. Nhưng doanh thu
thuần năm 2011 cũng tăng nhiều do giá bán và khối lượng sản phẩm tiêu thụ
tăng. Bên cạnh đó, khoản giảm giá hàng bán lại giảm mạnh. Vì vậy nên tỷ suất
sinh lời trên doanh thu năm 2011 chỉ tăng nhẹ, điều này cho thấy chi phí sản
xuất kinh doanh mà công ty bỏ ra là rất cao, bởi vì doanh thu trừ đi chi phí
mới ra được lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2012 là 0,54%,
giảm 0,36% so với năm 2011 do cả lợi nhuận và doanh thu đều giảm nhưng
tốc độ giảm của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần. Trong
đó, doanh thu thuần năm 2012 giảm là vì số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm
mạnh, giá bán thấp hơn so với năm 2011; tình hình tiêu thụ giảm kéo theo chi
phí cũng giảm nhưng lại có tốc độ giảm chậm hơn doanh thu nên làm lợi
nhuận trong năm 2012 giảm mạnh.
Qua phân tích ta thấy tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty còn thấp
và có xu hướng giảm trừ năm 2011 có tăng lên nhưng không nhiều. Nguyên
nhân chủ yếu là do cơ cấu chi phí sử dụng cao và tăng nhanh khi hoạt động
kinh doanh tăng trưởng đã gây ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận. Vì vậy công ty
cần có biện pháp quản lý, kiểm soát các loại chi phí nhằm giảm thấp chi phí để
gia tăng mức sinh lời.
64
Bảng 4.16: Các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
1. Lợi nhuận sau thuế TNDN
Ngàn đồng
2.462.580
3.703.050
1.847.329
1.240.470
(1.855.721)
2. Doanh thu thuần
Ngàn đồng
293.888.651
409.583.411
342.889.679
115.694.760
(66.693.732)
3. Tổng tài sản bình quân
Ngàn đồng
201.033.307
213.894.142
207.246.608
12.860.835
(6.647.534)
4. Vốn chủ sở hữu bình quân
Ngàn đồng
82.201.272
87.985.845
80.445.456
5.784.573
(7.540.389)
5. ROS (1/2*100)
%
0,84
0,90
0,54
0,06
(0,36)
6. ROA (1/3*100)
%
1,22
1,73
0,89
0,51
(0,84)
7. ROE (1/4*100)
%
3,00
4,21
2,30
1,21
(1,91)
Nguồn: Phòng Kế Toán Công ty TNHH 2 Thành Viên Hải Sản 404.
65
4.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản hay còn gọi là tỷ suất sinh lợi của tài
sản phản ánh hiệu quả của các tài sản được đầu tư. Năm 2011 tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản là 1,73%, tăng 0,51% so với năm 2010. Nguyên nhân là do lợi
nhuận sau thuế trong năm 2011 tăng nhờ hoạt động tài chính có chuyển biến
tốt đã giảm lỗ so với năm 2010 vì công ty thu được khoản lớn từ chênh lệch tỷ
giá, lãi từ đầu tư cổ phiếu, lãi tiền gửi ngân hàng cũng tăng do lãi suất trong
năm 2011 tăng cao. Bên cạnh đó, công ty đã trả bớt nợ vay dài hạn nên chi phí
lãi vay đã giảm bớt. Tài sản bình quân năm 2011 cũng tăng do công ty đầu tư
thêm nhà cửa, máy móc, phương tiện vận chuyển mới, nhưng tốc độ tăng của
tài sản thấp hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế rất nhiều. Vì vậy, tỷ suất
lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2011 tăng so với năm 2010. Vào năm 2012, tỷ
suất sinh lời của tài sản so với năm 2011 giảm 0,84% xuống còn 0,89%, có
nghĩa là trong 100 đồng tài sản bỏ ra thì công ty chỉ thu được có 0,89 đồng lợi
nhuận sau thuế. Bởi vì trong năm 2012, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
nhiều khách hàng của công ty nhập khẩu ít hơn, mặt khác công ty còn gặp phải
sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp, các cơ sở xuất khẩu thủy sản khác
làm cho sản lượng tiêu thụ và giá bán giảm so với năm 2011 dẫn đến lợi nhuận
sau thuế của công ty giảm mạnh. Tổng tài sản bình quân trong năm 2012 cũng
giảm vì công ty đã thu hồi khoản đầu tư vào Công ty Total gas, nhưng tốc độ
giảm lại chậm hơn lợi nhuận. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm
2012 giảm so với năm 2011.
Cũng giống như suất sinh lời trên doanh thu suất sinh lời trên tài sản của
công ty đang có xu hướng giảm trừ năm 2011 tăng so với năm 2010. Điều này
cho thấy hàng năm công ty đều đầu tư trang thiết bị mới và vay vốn để phục
vụ sản xuất nhưng không đạt hiệu quả, lợi nhuận thu được không cao do hoạt
động tài chính luôn bị lỗ, hoạt động bán hàng thì gặp phải khó khăn chung của
ngành nên khối lượng tiêu thụ luôn giảm đã làm giảm lợi nhuận. Vì lượng sản
phẩm tiêu thụ thấp nên công ty chưa sử dụng hết công suất của các máy móc
thiết bị đã đầu tư.
4.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này đo lường mức sinh lợi đầu tư của vốn chủ sở hữu, vì vậy nó
đặt biệt quan trọng nhất là đối với các nhà đầu tư vì họ quan tâm đến khả năng
thu nhận được lợi nhuận so với vốn đã bỏ ra để đầu tư. Suất sinh lời của vốn
chủ sở hữu năm 2011 là 4,21%, có nghĩa là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ
ra nhà đầu tư thu được có 4,21 đồng lợi nhuận, tăng 1,21% hay 1,21 đồng so
với năm 2010. Trong năm 2011, chỉ tiêu vốn chủ sở hữu tăng lên vì công ty đã
66
bổ sung thêm 4,9 tỷ đồng vốn chủ sở hữu để mở rộng quy mô kinh doanh. Lợi
nhuận trong năm 2011 cũng tăng so với năm 2010 vì lợi nhuận từ hoạt động
tài chính có chuyển biến tích cực, mặc dù vẫn lỗ nhưng đã giảm nhiều so với
năm 2010. Ta thấy, cả vốn chủ sở hữu và lợi nhuận đều tăng nhưng tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu vẫn tăng là vì tốc độ tăng của lợi nhuận năm 2011
nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Đến năm 2012 suất sinh lời của
vốn chủ sở hữu chỉ đạt 2,30% giảm 1,91% so với năm 2011. Suất sinh lời của
vốn chủ sở hữu năm 2012 giảm là do vốn chủ sở hữu năm 2012 tuy giảm so
với năm 2011 vì công ty đã thu hồi khoản đầu tư liên doanh với Công ty Total
gas, nhưng tốc độ giảm lại chậm hơn tốc độ giảm của tổng lợi nhuận, lợi
nhuận năm 2012 giảm mạnh chủ yếu là do tình hình tiêu thụ sản phẩm giảm
sút.
Ta thấy suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của công ty còn thấp nhưng so
với suất sinh lời trên tài sản thì cao hơn nhiều, từ đó cho thấy công ty sử dụng
nợ nhiều để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng sử dụng chưa
đạt hiệu quả cao để mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty.
Để thấy rõ hơn sự biến động của các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của công
ty trong giai đoạn 2010 – 2012 ta hãy quan sát hình 4.6 sau:
%
4,50
4,21
4,00
3,50
3,00
3,00
ROS
2,50
2,30
ROA
2,00
1,73
1,50
1,22
1,00
0,50
ROE
0,90
0,89
0,84
0,54
0,00
2010
2011
2012
Hình 4.6 Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của Công ty TNHH HTV Hải sản 404
giai đoạn 2010 – 2012
67
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY
TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
5.1 ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI
5.1.1 Ưu điểm
- Trong hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là cá tra fillet và chả
cá surimi, thì chả cá surimi đã tạo được uy tín và ưu thế với các khách hàng
truyền thống của công ty trên thị trường xuất khẩu.
- Hiện nay công ty đang thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo
HACCP, SSOP,… được kiểm soát chặt chẽ đã tạo được uy tín cho công ty
trong những năm qua.
- Sản phẩm của công ty luôn đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm
được xuất khẩu vào nhiều nước như: Pháp, Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Hà Lan,
Hàn Quốc, Hồng Kông,…
- Công ty thường xuyên đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị nhằm nâng cao
năng suất sản xuất. Bên cạnh đó, công ty cũng xây dựng phòng thí nghiệm
riêng để chủ động kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng như sản
phẩm đầu ra.
- Công ty luôn có lượng nhân viên và công nhân đủ để đảm bảo cho sự
ổn định trong sản xuất chế biến.
- Khối nhân viên quản lý doanh nghiệp của công ty 100% có trình độ đại
học – cao đẳng, họ có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật cao. Công nhân tại
phân xưởng chế biến đều được đào tạo chuyên môn. Vì vậy, công ty có đội
ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao.
5.1.2 Tồn tại
Sau khi đạt được lợi nhuận khả quan vào năm 2011, đến nay lợi nhuận
của công ty đang theo chiều hướng đi xuống là do gặp phải những hạn chế
sau:
- Công ty chưa có vùng nuôi nguyên liệu để phục vụ chế biến nên nguồn
nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào việc thu mua trên thị trường từ các hộ nông
dân, từ đó khó kiểm soát được số lượng và chất lượng của nguyên liệu. Vì vậy,
công ty phải chịu ảnh hưởng từ tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trên thị trường
từ cuối năm 2011 đến nay.
68
- Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty khá cao và tăng nhanh khi hoạt
động sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều đã ảnh hưởng không tốt đến tình
hình lợi nhuận.
- Do công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay để phục vụ sản xuất và đầu
tư trang thiết bị mới nên hàng năm phải chịu chi phí lãi vay rất cao dẫn đến lợi
nhuận tài chính luôn âm.
- Mặc dù công ty đã rất chú trọng vào việc kiểm tra chất lượng sản phẩm
nhưng vẫn có sơ sót, thêm vào đó là các ảnh hưởng khách quan trong quá trình
vận chuyển, bảo quản sản phẩm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng bị lỗi
hoặc không đáp ứng đúng theo hợp đồng yêu cầu được xuất bán vẫn xảy ra. Vì
vậy, trong giai đoạn 2010 – 2012 luôn có phát sinh khoản giảm giá hàng bán
làm giảm doanh thu.
- Đặc thù của công ty là cần nguồn vốn lưu động lớn để thu mua nguyên
liệu nhưng tình trạng nợ xấu của nền kinh tế hiện nay đã làm cho các ngân
hàng xiết chặt việc cho vay vì vậy công ty sẽ khó tiếp cận nguồn vốn vay hơn,
điều này gây nguy cơ thiếu vốn làm thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh của
công ty .
- Có quá nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên thị trường dẫn đến
cạnh tranh về nguồn nguyên liệu và thị trường. Trong đó có các doanh nghiệp
cạnh tranh không lành mạnh, đã phá giá tạo nên giá mặt bằng thị trường thấp
đã làm giảm mạnh lợi nhuận của công ty.
- Ngoài việc đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước
thì gần đây công ty còn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng và giá
xuất khẩu đến từ nhiều thị trường khác như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia,
Phillipines, Trung Quốc...
- Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công ty đang giảm sút do các thị trường
tiêu thụ lớn của công ty gặp khó khăn vì suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài
chính như Mỹ và các nước ở Châu Âu.
5.2 GIẢI PHÁP
5.2.1 Tăng doanh thu
Doanh thu của công ty chủ yếu là từ hoạt động BH và CCDV. Muốn tăng
doanh thu BH và CCDV thì có thể tăng giá bán hoặc sản lượng sản phẩm tiêu
thụ. Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay thì việc tăng giá bán là vấn đề vô
cùng khó khăn để thực hiện được, vì vậy công ty nên tập trung vào việc tăng
sản lượng sản phẩm tiêu thụ bằng nhiều biện pháp như:
69
- Duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống đã và đang
hợp tác với công ty như khách hàng ở các thị trường Hàn Quốc, Angiêri,
Ucraina, Hồng Kông,… Bên cạnh đó, không ngừng tìm kiếm và mở rộng bán
hàng sang các thị trường xuất khẩu tiềm năng, thị trường mới như Brazil, Hà
Lan, các nước ở Châu Phi,…
- Tăng doanh thu bằng cách sử dụng nhiều phương thức, hình thức bán
sản phẩm như bán hàng qua mạng, qua các đại lý, siêu thị,...
- Để tăng sản lượng bán ra công ty nên mở rộng thị trường tiêu thụ trong
nước bằng cách tăng các sản phẩm chế biến sẵn, ăn liền, các sản phẩm bảo
quản đơn giản, thời gian sử dụng dài ngày. Đồng thời, tăng cường đưa sản
phẩm đến các vùng cao vùng xa thông qua các đại lý, mạng lưới cửa hàng.
- Tăng cường tiếp thị, giới thiệu sản phẩm với khách hàng thông qua các
phương tiện truyền thông như quảng cáo trên báo hoặc trên mạng internet.
Trên trang web riêng của công ty phải cung cấp và cập nhật thường xuyên các
thông tin, hình ảnh về sản phẩm của mình. Tham gia các hội chợ triển lãm để
giới thiệu sản phẩm và tìm hiểu thị hiếu của khách hàng từ đó đề ra kế hoạch
kinh doanh nhằm đáp ứg tốt nhu cầu của khách hàng.
5.2.2 Giảm chi phí
- Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu bằng cách mua nguyên liệu tươi sống,
bảo quản tốt nguyên liệu từ khâu thu mua đến khâu chế biến để tránh hao hụt,
hư hỏng. Tạo mối quan hệ tốt với người cung ứng để được hưởng các ưu đãi
về giá, về việc thanh toán. Tập trung mua nguyên liệu với số lượng lớn để
được hưởng chiết khấu. Tích cực tìm thêm những nhà cung cấp mới có khả
năng cung cấp nguyên liệu với chất lượng và số lượng ổn định, giá cả hợp lý.
Xây dựng các định mức, tiêu chuẩn tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu và tổ
chức quản lý tốt việc thực hiện theo định mức để sử dụng tiết kiệm tránh lãng
phí nguyên vật liệu.
- Bên cạnh đó, công ty cũng cần chú ý đến chi phí thu mua, tránh tình
trạng mua được hàng giá rẻ nhưng chi phí thu mua cao dẫn đến tăng giá vốn.
Do đó, công ty cần lựa chọn địa điểm mua hàng, phương tiện vận chuyển, bảo
quản sao cho tối thiểu hóa chi phí này, có chính sách khen thưởng phù hợp đối
với cá nhân có nổ lực trong việc giảm chi phí thu mua như tìm được nguồn
hàng với giá rẻ, phương tiện vận chuyển rẻ,… để nâng cao ý thức trách nhiệm
của họ trong việc tiết kiệm chi phí.
70
- Hạn chế thời gian lao động hao phí, nâng cao nâng suất lao động bằng
cách bố trí, sắp xếp công nhân có trình độ tay nghề phù hợp với yêu cầu công
việc, có kế hoạch sản xuất khoa học, tránh tăng ca liên tục sẽ làm công nhân
mệt mỏi và lao động kém hiệu quả,… nhằm tiết kiệm chi phí nhân công.
- Tại công ty đã có đội ngũ chuyên làm công tác bảo trì, sửa chữa máy
móc thiết bị, vì vậy ban lãnh đạo nên thường xuyên đôn đốc để họ tăng cường
công tác kiểm tra, bảo trì máy móc thiết bị nhằm tránh tình trạng hư hỏng dẫn
đến tốn kém chi phí sữa.
- Tăng cường giám sát, kiểm tra việc sử dụng chi phí điện, nước, điện
thoại, đồ dùng văn phòng,… vì đây là các chi phí dễ bị lãng phí do sử dụng
thiếu ý thức tiết kiệm hoặc làm việc tư. Do đó công ty cần đưa ra các nội quy
quy định về sử dụng tiết kiệm chi phí, chỉ sử dụng chi phí phục vụ cho công
việc của công ty, nâng cao ý thức tiết kiệm cho toàn bộ công nhân viên trong
quá trình sử dụng chi phí bằng cách tuyên dương những cá nhân thực hiện tốt
việc tiết kiệm chi phí,…
- Công ty có thể lập dự toán cho các khoản chi phí bán hàng và chi phí
QLDN dựa trên số liệu thống kê kinh nghiệm của các kỳ trước để ấn định nội
dung chi tiêu, khung chi tiêu cho từng khoản mục. Dựa theo các dự toán này
để thực hiện, từ đó thấy được những khoản chi phát sinh ngoài dự toán, sử
dụng lãng phí, kém hiệu quả để hạn chế hoặc cắt giảm chi phí này.
- Chi phí lãi vay của công ty cũng rất cao vì vậy công ty cần có kế hoạch
vay tiền cụ thể về số tiền cần vay, mục đích sử dụng, thời điểm vay tiền, thời
điểm sử dụng tiền vay để giảm gánh nặng lãi vay khi vay tiền thừa so với nhu
cầu, vay khi chưa tới thời điểm cần sử dụng.
- Trong quá trình kinh doanh công ty cần đảm bảo thực hiện đúng theo
hợp đồng kinh tế vừa giúp tạo ấn tượng tốt với khách hàng vừa tránh phát sinh
các khoản chi phí tiền phạt do vi phạm hợp đồng sẽ làm tăng chi phí khác của
công ty.
5.2.3 Giải pháp khác
- Nguyên liệu là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho quá trình sản
xuất, nhưng nguồn nguyên liệu trên thị trường thường xuyên thiếu hụt và chất
lượng không ổn định đã ảnh hưởng tiêu cực đến công ty. Để có nguồn nguyên
liệu ổn định và chất lượng trước mắt công ty nên tạo mối liên kết bền chặt với
nông dân nuôi trồng thủy sản bằng cách ký kết các hợp động trong đó quy
định công ty cung cấp kỹ thuật và đảm bảo về đầu ra, còn nông dân chăm chút
cho sản phẩm của mình để đáp ứng yêu cầu số lượng và chất lượng của công
ty. Về lâu dài công ty nên xây dựng vùng nuôi nguyên liệu riêng để có thể chủ
71
động trong việc kiểm soát chất lượng và sản lượng nguyên liệu phục vụ cho
sản xuất.
- Ngoài hai mặt hàng chủ lực là cá tra fillet và chả cá thì công ty nên đa
dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng
và giảm bớt rủi ro trong kinh doanh.
- Đảm bảo và tăng cường chất lượng sản phẩm vì chất lượng sản phẩm là
yếu tố quan trọng quyết định uy tín, thương hiệu của công ty, sức cạnh tranh
của sản phẩm trên thị trường. Đảm bảo và tăng chất lượng sản phẩm bằng
cách:
+ Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm bằng cách trang bị máy móc
công nghệ tiến tiến, hiện đại và làm tốt việc kiểm tra, bảo trì các máy móc
thiết bị này.
+ Tìm hiểu để nắm bắt kịp thời yêu cầu kỹ thuật của từng thị trường, đặt
biệt là thị trường nước ngoài để đáp ứng.
+ Thường xuyên nâng cao trình độ tổ chức quản lý và tay nghề của công
nhân.
+ Kiểm soát chặt chẽ khâu kiểm tra chất lượng nguyên liệu mua vào và
sản phẩm trước khi bán ra thị trường.
72
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Từ nhiều năm qua, thủy sản luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước
ta ra thị trường thế giới. Từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam luôn có kim ngạch và tốc độ tăng trưởng khả
quan trừ năm 2009 do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Nhưng những năm gần đây ngành thủy sản đã phải đối mặt với các khó khăn
như là sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu, quá nhiều doanh nghiệp tham gia thị
trường tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh, sức mua của thị trường nhập
khẩu giảm do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, các rào cản thuế quan, tiêu chuẩn
hàng hóa khiến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn. Là một doanh
nghiệp hoạt động trong ngành thủy sản nên Công ty TNHH HTV Hải sản 404
cũng phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những khó khăn chung của ngành làm
lợi nhuận của công ty có xu hướng suy giảm trừ năm 2011 lợi nhuận đạt được
tăng so với năm 2010, nhưng phần tăng này không phải từ lợi nhuận bán hàng
và cung cấp dịch vụ mà chủ yếu là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính đã giảm
lỗ so với năm 2010 nhờ công ty đã trả nợ vay dài hạn. Bên cạnh những nguyên
nhân khách quan trên thì công ty cũng có những hạn chế và khó khăn nhất
định như các khoản chi phí sản xuất kinh doanh, chi phi lãi vay cao, phụ thuộc
vào nguồn nguyên liệu thu mua bên ngoài, một số thị trường tiêu thụ sản phẩm
của công ty cũng gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.
Qua phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH HTV Hải Sản 404
từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 đã giúp ta thấy được toàn diện và
khách quan về sự biến động của lợi nhuận và các nguyên nhân làm giảm lợi
nhuận của công ty. Từ đó ta thấy công ty cần phải nổ lực hơn nữa trong việc
giảm các khoản chi phí, cũng như đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và cung ứng
dịch vụ để có thể đứng vững trên thị trường và nâng cao lợi nhuận trong thời
gian tới.
6.2 KIẾN NGHỊ
- Củng cố và phát huy vai trò của các Hiệp hội chế biến và xuất khẩu
thủy sản Việt Nam, Hiệp hội cá tra Việt Nam trong chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ.
Đặc biệt tôn trọng, nâng cao vai trò của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy
sản Việt Nam trong các hoạt động xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, tổ
chức liên kết, phối hợp các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của các doanh
nghiệp ở các thị trường khi có các tranh chấp thương mại xảy ra.
73
- Tổ chức lại sản xuất trong nước, củng cố liên kết giữa doanh nghiệp và
người nuôi, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, đặt biệt là quyền lợi của
người nuôi để ổn định sản xuất.
- Đặc trưng của ngành thủy sản là cần nguồn vốn đầu tư ban đầu và
nguồn vốn lưu động cao để duy trì hoạt động liên tục. Tuy nhiên khi điều kiện
kinh doanh khó khăn như hiện nay, đa số các ngân hàng đều hạn chế trong
việc hỗ trợ vốn cho người nuôi và doanh nghiệp để giảm rủi ro tín dụng. Điều
này gây khó khăn cho cả người nuôi và doanh nghiệp, làm họ không kịp xoay
sở vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Chính phủ cần chỉ đạo cho
vay hỗ trợ đối với người nuôi và doanh nghiệp để cải thiện khả năng tiếp cận
vốn vay ngân hàng, nhưng phải thực hiện rà soát đối tượng cho vay, đảm bảo
cho vay đúng đối tượng, mục đích phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ thủy sản.
- Trong các năm qua do không được quản lý và quy định chặt chẽ nên
hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản “mọc” lên mà không có sự kiểm
soát về chất lượng, hoạt động. Các doanh nghiệp nhỏ, với tư duy ngắn hạn
thường không đảm bảo chất lượng, lại hay bán phá giá sản phẩm đã gây thiệt
hại chung cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thủy sản của
Việt Nam. Để hạn chế tình trạng này, Chính phủ cần ban hành các chính sách,
Nghị định về nuôi, chế biến, tiêu thụ thủy hải sản, trong đó chú trọng đến quy
định kiểm soát chất lượng, quy định giá sàn để tránh tình trạng giá thấp do các
doanh nghiệp cạnh tranh hạ giá bán.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định
về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh, chế biến thủy sản.
Xử lý nghiêm và công bố các hành vi vi phạm qui định an toàn vệ sinh thực
phẩm, cạnh tranh không lành mạnh, phá giá thị trường,… nhất là các tổ chức,
cá nhân kinh doanh gây ảnh hưởng xấu đến uy tín sản phẩm thủy sản Việt
Nam và gây thiệt hại lợi ích chung của cộng đồng doanh nghiệp trong ngành.
74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Hùng, 2010. Phân tích kinh tế trong doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
2. Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2009. Phân tích hoạt động kinh
doanh. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
3. Nguyễn Văn Công, 2009. Giáo trình phân tích kinh doanh. Hà Nội: Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Phạm Quang Trung, 2009. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp.
Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
75
PHỤ LỤC 1
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
NĂM 2011 SO VỚI NĂM 2010
Ta có công thức tính tổng lợi nhuận trước thuế như sau:
Tổng lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi
phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp + Doanh thu tài chính – Chi phí
tài chính + Thu nhập khác – Chi phí khác
Gọi L là tổng lợi nhuận trước thuế (gọi tắt là tổng lợi nhuận)
a: Doanh thu thuần
b: Giá vốn hàng bán
c: Chi phí bán hàng
d: Chi phí quản lý doanh nghiệp
e: Doanh thu tài chính
f: Chi phí tài chính
g: Thu nhập khác
h: Chi phí khác
Sử dụng phương pháp liên hệ cân đối để xác định mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố trên đến tổng lợi nhuận.
Kỳ phân tích: L11 = a11 – b11 – c11 – d11 + e11 – f11 + g11 – h11
= 4.488.546 ngàn đồng
Kỳ gốc: L10 = a10 – b10 – c10 – d10 + e10 – f10 + g10 – h10
= 3.283.439 ngàn đồng
Đối tượng phân tích:
L = L11 - L10
= 4.488.546 - 3.283.439 = 1.205.107 ngàn đồng
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.205.107
ngàn đồng. Do các nhân tố cụ thể sau ảnh hưởng:
Ảnh hưởng của nhân tố a (Doanh thu thuần):
L(a) = a11 – a10
= 409.583.411 – 293.888.651 = 115.694.760 ngàn đồng
76
Ảnh hưởng của nhân tố b (Giá vốn hàng bán):
L(b) = – b11 + b10
= – 374.022.524 + 268.745.878 = – 105.276.646 ngàn đồng
Ảnh hưởng của nhân tố c (Chi phí bán hàng):
L(c) = – c11 + c10
= – 19.128.924 + 12.159.464 = – 6.969.460 ngàn đồng
Ảnh hưởng của nhân tố d (Chi phí quản lý doanh nghiệp):
L(d) = – d11 + d10
= – 10.210.907 + 6.234.658 = – 3.976.249 ngàn đồng
Ảnh hưởng của nhân tố e (Doanh thu tài chính):
L(e) = e11 – e10
= 3.140.919 – 2.683.166 = 457.753 ngàn đồng
Ảnh hưởng của nhân tố f (Chi phí tài chính):
L(f) = – f11 + f10
= – 5.184.494 + 6.594.128 = 1.409.634 ngàn đồng
Ảnh hưởng của nhân tố g (Thu nhập khác):
L(g) = g11 – g10
= 433.792 – 445.750 = – 11.958 ngàn đồng
Ảnh hưởng của nhân tố h (Chi phí khác):
L(h) = – h11 + h10
= – 122.727 + 0 = – 122.727 ngàn đồng
77
PHỤ LỤC 2
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
NĂM 2012 SO VỚI NĂM 2011
Kỳ phân tích: L12 = a12 – b12 – c12 – d12 + e12 – f12 + g12 – h12
= 2.222.314 ngàn đồng
Kỳ gốc: L11 = a11 – b11 – c11 – d11 + e11 – f11 + g11 – h11
= 4.488.546 ngàn đồng
Đối tượng phân tích:
L = L12 - L11
= 2.222.314 – 4.488.546 = – 2.266.232 ngàn đồng
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2012 so với năm 2011 giảm 2.266.232
ngàn đồng. Do các nhân tố cụ thể sau ảnh hưởng:
Ảnh hưởng của nhân tố a (Doanh thu thuần):
L(a) = a12 – a11
= 342.889.679 – 409.583.411 = – 66.693.732 ngàn đồng
Ảnh hưởng của nhân tố b (Giá vốn hàng bán):
L(b) = – b12 + b11
= – 315.504.155 + 374.022.524 = 58.518.369 ngàn đồng
Ảnh hưởng của nhân tố c (Chi phí bán hàng):
L(c) = – c12 + c11
= – 16.565.962 + 19.128.924 = 2.562.962 ngàn đồng
Ảnh hưởng của nhân tố d (Chi phí quản lý doanh nghiệp):
L(d) = – d12 + d11
= – 8.059.111+ 10.210.907 = 2.151.796 ngàn đồng
Ảnh hưởng của nhân tố e (Doanh thu tài chính):
L(e) = e12 – e11
= 2.487.446 – 3.140.919 = – 653.473 ngàn đồng
Ảnh hưởng của nhân tố f (Chi phí tài chính):
L(f) = – f12 + f11
78
= – 4.082.158 + 5.184.494 = 1.102.336 ngàn đồng
Ảnh hưởng của nhân tố g (Thu nhập khác):
L(g) = g12 – g11
= 1.369.112 – 433.792 = 935.320 ngàn đồng
Ảnh hưởng của nhân tố h (Chi phí khác):
L(h) = – h12 + h11
= – 312.537 + 122.727 = – 189.810 ngàn đồng
79
PHỤ LỤC 3
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 SO VỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
Kỳ phân tích:
L6th/13 = a6th/13 – b6th/13 – c6th/13 – d6th/13 + e6th/13 – f6th/13 + g6th/13 – h6th/13
= 36.159 ngàn đồng
Kỳ gốc:
L6th/12 = a6th/12 – b6th/12 – c6th/12 – d6th/12 + e6th/12 – f6th/12 + g6th/12 – h6th/12
= 855.539 ngàn đồng
Đối tượng phân tích:
L = L6th/13 – L6th/12
= 36.159 – 855.539 = – 819.380 ngàn đồng
Tổng lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm
2012 giảm 819.380 ngàn đồng. Do các nhân tố cụ thể sau ảnh hưởng:
Ảnh hưởng của nhân tố a (Doanh thu thuần):
L(a) = a6th/13 – a6th/12
= 123.314.849 – 181.875.840 = – 58.560.991 ngàn đồng
Ảnh hưởng của nhân tố b (Giá vốn hàng bán):
L(b) = – b6th/13 + b6th/12
= – 114.270.138 + 167.664.400 = 53.394.262 ngàn đồng
Ảnh hưởng của nhân tố c (Chi phí bán hàng):
L(c) = – c6th/13 + c6th/12
= – 4.658.676 + 8.573.490 = 3.914.814 ngàn đồng
Ảnh hưởng của nhân tố d (Chi phí quản lý doanh nghiệp):
L(d) = – d6th/13 + d6th/12
= – 3.102.042 + 4.111.698 = 1.009.656 ngàn đồng
Ảnh hưởng của nhân tố e (Doanh thu tài chính):
L(e) = e6th/13 – e6th/12
= 1.578.375 – 1.208.714 = 369.661 ngàn đồng
80
Ảnh hưởng của nhân tố f (Chi phí tài chính):
L(f) = – f6th/13 + f6th/12
= – 3.916.833 + 2.496.060 = – 1.420.773 ngàn đồng
Ảnh hưởng của nhân tố g (Thu nhập khác):
L(g) = g6th/13 – g6th/12
= 2.500.000 – 922.693 = 1.577.307 ngàn đồng
81
Công ty TNHH HTV Hải sản 404
Mẫu số B 01-DN
404 Đường Lê Hồng Phong - Q Bình Thủy - TP Cần Thơ
(Ban hành heo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2010
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
TÀI SẢN
Mã
số
Thuyết
minh
Số cuối năm
Số đầu năm
1
2
3
4
5
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100=110+120+130+140+150)
100
126.072.924.010
106.600.703.591
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
2.669.761.631
2.324.137.335
2.669.761.631
2.324.137.335
130
64.038.945.496
69.890.633.813
1. Phải thu khách hàng
131
60.706.467.253
64.578.820.101
2. Trả trước cho người bán
132
3.327.508.428
4.566.610.280
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
133
48.644.403
788.878.020
139
(43.674.588)
(43.674.588)
IV. Hàng tồn kho
140
56.404.925.625
32.820.703.360
1. Hàng tồn kho
141
56.404.925.625
32.820.703.360
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
149
150
2.959.291.258
1.565.229.083
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
104.103.844
323.818.347
2. Thuế GTGT được khấu trừ
152
1.714.098.113
857.595.148
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
154
5. Tài sản ngắn hạn khác
158
1.141.089.301
383.815.588
1.Tiền
111
2. Các khoản tương đương tiền
112
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
1. Đầu tư ngắn hạn
121
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2)
129
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng
5. Các khoản phải thu khác
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác
V.01
V.02
134
135
82
V.03
V.04
V.05
B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240
+ 250 + 260)
200
88.906.135.127
80.486.850.692
I- Các khoản phải thu dài hạn
210
658.820.000
765.220.000
658.820.000
765.220.000
63.463.109.580
56.169.235.615
53.686.222.899
53.339.746.873
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
211
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
212
3. Phải thu dài hạn nội bộ
213
V.06
4. Phải thu dài hạn khác
218
V.07
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
219
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
220
221
V.08
- Nguyên giá
222
96.165.277.300
98.083.228.330
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
223
(42.479.054.401)
(44.743.481.457)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
224
9.776.886.681
2.829.488.742
24.402.809.120
23.102.809.120
23.102.809.120
23.102.809.120
- Nguyên giá
225
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
226
3. Tài sản cố định vô hình
227
- Nguyên giá
228
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
229
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
III. Bất động sản đầu tư
V.10
230
V.11
240
V.12
- Nguyên giá
241
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
242
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
V.09
250
1. Đầu tư vào công ty con
251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
252
3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
(*)
258
V. Tài sản dài hạn khác
260
V.13
259
1. Chi phí trả trước dài hạn
261
V.14
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
262
V.21
3. Tài sản dài hạn khác
268
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200)
1.300.000.000
270
83
381.396.427
449.585.957
381.396.427
449.585.957
214.979.059.137
187.087.554.283
NGUỒN VỐN
Mã
số
Thuyết
minh
Số cuối năm
Số đầu năm
A – NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330)
300
129.848.290.401
107.815.778.932
I. Nợ ngắn hạn
310
118.640.790.401
100.753.778.932
58.601.265.163
65.055.345.550
16.014.443.317
V.15
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
2. Phải trả người bán
312
47.645.965.996
3. Người mua trả tiền trước
313
548.053.140
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
314
5. Phải trả người lao động
315
6. Chi phí phải trả
316
V.16
V.17
304.162.506
545.405.354
3.865.753.877
3.739.350.520
276.419.425
288.832.285
2.291.975.201
1.318.991.594
5.204.714.637
13.621.676.840
7. Phải trả nội bộ
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
317
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
320
11. Quỹ khen thưởng phúc lợi
323
(97.519.544)
169.733.472
II. Nợ dài hạn
330
11.207.500.000
7.062.000.000
11.207.500.000
7.062.000.000
85.130.768.736
79.271.775.351
85.061.528.375
79.140.709.670
69.380.451.055
69.380.451.055
15.326.831.250
9.300.000.000
318
319
V.18
1. Phải trả dài hạn người bán
331
2. Phải trả dài hạn nội bộ
332
3. Phải trả dài hạn khác
333
4. Vay và nợ dài hạn
334
V.20
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
335
V.21
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
336
7.Dự phòng phải trả dài hạn
337
8. Doanh thu chưa thực hiện
338
9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
339
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430)
400
I. Vốn chủ sở hữu
410
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
2. Thặng dư vốn cổ phần
412
3. Vốn khác của chủ sở hữu
413
4. Cổ phiếu quỹ (*)
414
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
415
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
416
7. Quỹ đầu tư phát triển
417
84
V.19
V.22
(230.398.932)
267.800.000
190.000.000
8. Quỹ dự phòng tài chính
418
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
419
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
420
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB
421
12. Quỹ hổ trợ sắp xếp doanh nghiệp
422
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
430
1. Nguồn kinh phí
432
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
433
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400)
V.23
440
86.446.070
500.657.547
69.240.361
131.065.681
69.240.361
131.065.681
214.979.059.137
187.087.554.283
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Thuyết
minh
Số cuối năm
Số đầu năm
24
-
-
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
-
-
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
-
-
4. Nợ khó đòi đã xử lý
-
-
5. Ngoại tệ các loại
-
-
6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án
-
-
CHỈ TIÊU
1. Tài sản thuê ngoài
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
85
Công ty TNHH HTV Hải sản 404
Mẫu số B 01-DN
404 Đường Lê Hồng Phong - Q Bình Thủy - TP Cần Thơ
(Ban hành heo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2011
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
TÀI SẢN
Mã
số
Thuyết
minh
Số cuối năm
Số đầu năm
1
2
3
4
5
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100=110+120+130+140+150)
100
121.198.216.769
126.072.924.010
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
1.187.480.550
2.669.761.631
1.187.480.550
2.669.761.631
130
60.500.762.460
64.038.945.496
1. Phải thu khách hàng
131
54.601.816.740
60.706.467.253
2. Trả trước cho người bán
132
6.508.694.565
3.327.508.428
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
133
574.768.245
48.644.403
139
(1.184.517.090)
(43.674.588)
IV. Hàng tồn kho
140
55.902.779.960
56.404.925.625
1. Hàng tồn kho
141
56.207.396.479
56.404.925.625
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
149
(304.616.519)
150
3.607.193.799
2.959.291.258
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
867.841.559
104.103.844
2. Thuế GTGT được khấu trừ
152
1.805.674.522
1.714.098.113
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
154
5. Tài sản ngắn hạn khác
158
933.677.718
1.141.089.301
1.Tiền
111
2. Các khoản tương đương tiền
112
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
1. Đầu tư ngắn hạn
121
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2)
129
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng
5. Các khoản phải thu khác
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác
V.01
V.02
134
135
86
V.03
V.04
V.05
B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240
+ 250 + 260)
200
91.611.007.476
88.906.135.127
I- Các khoản phải thu dài hạn
210
1.002.091.476
658.820.000
1.002.091.476
658.820.000
65.420.833.978
63.463.109.580
63.391.422.346
53.686.222.899
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
211
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
212
3. Phải thu dài hạn nội bộ
213
V.06
4. Phải thu dài hạn khác
218
V.07
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
219
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
220
221
V.08
- Nguyên giá
222
110.566.301.895
96.165.277.300
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
223
(47.174.879.549)
(42.479.054.401)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
224
2.029.411.632
9.776.886.681
24.402.809.120
24.402.809.120
23.102.809.120
23.102.809.120
1.300.000.000
1.300.000.000
785.272.902
381.396.427
785.272.902
381.396.427
212.809.224.245
214.979.059.137
- Nguyên giá
225
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
226
3. Tài sản cố định vô hình
227
- Nguyên giá
228
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
229
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
III. Bất động sản đầu tư
V.10
230
V.11
240
V.12
- Nguyên giá
241
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
242
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
V.09
250
1. Đầu tư vào công ty con
251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
252
3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
(*)
258
V. Tài sản dài hạn khác
260
V.13
259
1. Chi phí trả trước dài hạn
261
V.14
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
262
V.21
3. Tài sản dài hạn khác
268
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200)
270
87
NGUỒN VỐN
Mã
số
Thuyết
minh
Số cuối năm
Số đầu năm
A – NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330)
300
121.968.303.235
129.848.290.401
I. Nợ ngắn hạn
310
117.350.303.235
118.640.790.401
69.978.311.320
58.601.265.163
V.15
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
2. Phải trả người bán
312
30.222.637.816
47.645.965.996
3. Người mua trả tiền trước
313
4.302.113.026
548.053.140
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
314
1.239.493.727
304.162.506
5. Phải trả người lao động
315
2.550.021.800
3.865.753.877
6. Chi phí phải trả
316
70.783.895
276.419.425
1.305.309.778
2.291.975.201
7.681.631.873
5.204.714.637
7. Phải trả nội bộ
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
317
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
320
11. Quỹ khen thưởng phúc lợi
323
II. Nợ dài hạn
330
V.16
V.17
318
319
V.18
(97.519.544)
1. Phải trả dài hạn người bán
331
2. Phải trả dài hạn nội bộ
332
3. Phải trả dài hạn khác
333
4. Vay và nợ dài hạn
334
V.20
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
335
V.21
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
336
7.Dự phòng phải trả dài hạn
337
8. Doanh thu chưa thực hiện
338
9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
339
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430)
400
I. Vốn chủ sở hữu
410
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
2. Thặng dư vốn cổ phần
412
3. Vốn khác của chủ sở hữu
413
4. Cổ phiếu quỹ (*)
414
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
415
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
416
7. Quỹ đầu tư phát triển
417
88
4.618.000.000
11.207.500.000
4.618.000.000
11.207.500.000
90.840.921.010
85.130.768.736
90.772.999.906
85.061.528.375
69.380.451.055
69.380.451.055
20.226.831.250
15.326.831.250
638.300.000
267.800.000
V.19
V.22
8. Quỹ dự phòng tài chính
418
453.350.601
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
419
74.067.000
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
420
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB
421
12. Quỹ hổ trợ sắp xếp doanh nghiệp
422
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
430
1. Nguồn kinh phí
432
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
433
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400)
V.23
440
86.446.070
67.921.104
69.240.361
67.921.104
69.240.361
212.809.224.245
214.979.059.137
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Thuyết
minh
Số cuối năm
Số đầu năm
24
-
-
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
-
-
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
-
-
4. Nợ khó đòi đã xử lý
-
-
5. Ngoại tệ các loại
-
-
6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án
-
-
CHỈ TIÊU
1. Tài sản thuê ngoài
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
Ngày 31 tháng 12 năm 2011
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
89
Công ty TNHH HTV Hải sản 404
Mẫu số B 01-DN
404 Đường Lê Hồng Phong - Q Bình Thủy - TP Cần Thơ
(Ban hành heo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
TÀI SẢN
Mã
số
Thuyết
minh
Số cuối năm
Số đầu năm
1
2
3
4
5
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100=110+120+130+140+150)
100
130.688.689.609
121.198.216.769
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
2.361.238.682
1.187.480.550
2.361.238.682
1.187.480.550
130
71.644.968.677
60.500.762.460
1. Phải thu khách hàng
131
41.963.180.681
54.601.816.740
2. Trả trước cho người bán
132
17.823.678.646
6.508.694.565
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
133
12.373.537.442
1.Tiền
111
2. Các khoản tương đương tiền
112
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
1. Đầu tư ngắn hạn
121
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2)
129
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng
5. Các khoản phải thu khác
V.01
V.02
134
V.03
397.030.198
574.768.245
139
(912.458.290)
(1.184.517.090)
IV. Hàng tồn kho
140
54.299.379.135
55.902.779.960
1. Hàng tồn kho
141
54.299.388.543
56.207.396.479
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
149
(9.408)
(304.616.519)
150
2.383.103.115
3.607.193.799
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
66.709.442
867.841.559
2. Thuế GTGT được khấu trừ
152
1.667.194.035
1.805.674.522
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
154
5. Tài sản ngắn hạn khác
158
649.199.638
933.677.718
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác
135
90
V.04
V.05
B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240
+ 250 + 260)
200
70.995.302.370
91.611.007.476
I- Các khoản phải thu dài hạn
210
2.535.118.397
1.002.091.476
2.535.118.397
1.002.091.476
66.348.831.868
65.420.833.978
63.887.536.919
63.391.422.346
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
211
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
212
3. Phải thu dài hạn nội bộ
213
V.06
4. Phải thu dài hạn khác
218
V.07
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
219
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
220
221
V.08
- Nguyên giá
222
110.758.659.313
110.566.301.895
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
223
(46.871.122.394)
(47.174.879.549)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
224
2.461.294.949
2.029.411.632
1.300.000.000
24.402.809.120
- Nguyên giá
225
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
226
3. Tài sản cố định vô hình
227
- Nguyên giá
228
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
229
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
III. Bất động sản đầu tư
V.10
230
V.11
240
V.12
- Nguyên giá
241
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
242
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
V.09
250
1. Đầu tư vào công ty con
251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
252
3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
(*)
258
V. Tài sản dài hạn khác
260
23.102.809.120
V.13
1.300.000.000
1.300.000.000
811.352.105
785.272.902
115.352.105
785.272.902
259
1. Chi phí trả trước dài hạn
261
V.14
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
262
V.21
3. Tài sản dài hạn khác
268
696.000.000
270
201.683.991.979
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200)
91
212.809.224.245
NGUỒN VỐN
Mã
số
Thuyết
minh
Số cuối năm
Số đầu năm
A – NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330)
300
131.633.801.462
121.968.303.235
I. Nợ ngắn hạn
310
131.304.207.313
117.350.303.235
79.160.147.545
69.978.311.320
V.15
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
2. Phải trả người bán
312
32.461.779.638
30.222.637.816
3. Người mua trả tiền trước
313
1.184.306.000
4.302.113.026
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
314
2.461.201.169
1.239.493.727
5. Phải trả người lao động
315
1.344.561.775
2.550.021.800
6. Chi phí phải trả
316
2.967.462
70.783.895
4.352.140.986
1.305.309.778
10.337.102.738
7.681.631.873
329.594.149
4.618.000.000
300.540.532
4.618.000.000
7. Phải trả nội bộ
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
317
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
320
11. Quỹ khen thưởng phúc lợi
323
II. Nợ dài hạn
330
V.16
V.17
318
319
V.18
1. Phải trả dài hạn người bán
331
2. Phải trả dài hạn nội bộ
332
3. Phải trả dài hạn khác
333
4. Vay và nợ dài hạn
334
V.20
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
335
V.21
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
336
7.Dự phòng phải trả dài hạn
337
8. Doanh thu chưa thực hiện
338
9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
339
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430)
400
I. Vốn chủ sở hữu
410
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
2. Thặng dư vốn cổ phần
412
3. Vốn khác của chủ sở hữu
413
4. Cổ phiếu quỹ (*)
414
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
415
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
416
7. Quỹ đầu tư phát triển
417
92
V.19
29.053.617
V.22
70.050.190.517
90.840.921.010
70.700.430.536
90.772.999.906
46.277.641.935
69.380.451.055
22.500.000.000
20.226.831.250
985.800.000
638.300.000
8. Quỹ dự phòng tài chính
418
800.850.601
453.350.601
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
419
136.138.000
74.067.000
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
420
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB
421
12. Quỹ hổ trợ sắp xếp doanh nghiệp
422
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
430
(650.240.019)
67.921.104
(650.240.019)
67.921.104
201.683.991.979
212.809.224.245
1. Nguồn kinh phí
432
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
433
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400)
V.23
440
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Thuyết
minh
Số cuối năm
Số đầu năm
24
-
-
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
-
-
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
-
-
4. Nợ khó đòi đã xử lý
-
-
5. Ngoại tệ các loại
-
-
6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án
-
-
CHỈ TIÊU
1. Tài sản thuê ngoài
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
Ngày 31 tháng 12 năm 2012
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
93
Công ty TNHH HTV Hải sản 404
Mẫu số B 02-DN
404 Đường Lê Hồng Phong - Q Bình Thủy - TP Cần Thơ
(Ban hành heo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2010
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
CHỈ TIÊU
Mã
số
Thuyết
minh
Năm nay
Năm trước
1
2
3
4
5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
VI.25
294.269.914.116
226.775.034.196
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2
381.263.274
888.221.880
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
10
293.888.650.842
225.886.812.316
4. Giá vốn hàng bán
11
268.745.877.559
207.314.434.010
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
20
25.142.773.283
18.572.378.306
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.26
2.683.165.825
2.131.889.550
7. Chi phí tài chính
22
VI.28
6.594.127.724
3.370.772.060
23
6.594.127.724
3.370.772.060
8. Chi phí bán hàng
24
12.159.464.071
8.476.140.074
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
6.234.657.787
5.451.203.347
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh {30 = 20 + (21 – 22) - (24 + 25)}
30
2.837.689.526
3.406.152.375
11. Thu nhập khác
31
445.750.000
984.046.451
12. Chi phí khác
32
-
5.500.000
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
445.750.000
978.546.451
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
50
3.283.439.526
4.384.698.826
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
VI.30
820.859.882
1.096.174.707
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
VI.30
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp (60 = 50 – 51 - 52)
60
2.462.579.644
3.288.524.120
- Trong đó: Chi phí lãi vay
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
VI.27
Kế toán trưởng
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
94
Công ty TNHH HTV Hải sản 404
Mẫu số B 02-DN
404 Đường Lê Hồng Phong - Q Bình Thủy - TP Cần Thơ
(Ban hành heo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2011
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
CHỈ TIÊU
Mã
số
Thuyết
minh
Năm nay
Năm trước
1
2
3
4
5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
VI.25
409.608.418.857
294.269.914.116
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2
25.008.000
381.263.274
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
10
409.583.410.857
293.888.650.842
4. Giá vốn hàng bán
11
374.022.524.403
268.745.877.559
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
20
35.560.886.454
25.142.773.283
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.26
3.140.918.796
2.683.165.825
7. Chi phí tài chính
22
VI.28
5.184.494.150
6.594.127.724
23
5.184.494.150
6.594.127.724
8. Chi phí bán hàng
24
19.128.923.532
12.159.464.071
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
10.210.907.154
6.234.657.787
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh {30 = 20 + (21 – 22) - (24 + 25)}
30
4.177.480.414
2.837.689.526
11. Thu nhập khác
31
433.791.905
445.750.000
12. Chi phí khác
32
122.727.272
-
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
311.064.633
445.750.000
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
50
4.488.545.047
3.283.439.526
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
VI.30
785.495.383
820.859.882
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
VI.30
-
-
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp (60 = 50 – 51 - 52)
60
3.703.049.665
2.462.579.644
- Trong đó: Chi phí lãi vay
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
VI.27
Kế toán trưởng
Ngày 31 tháng 12 năm 2011
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
95
Công ty TNHH HTV Hải sản 404
Mẫu số B 02-DN
404 Đường Lê Hồng Phong - Q Bình Thủy - TP Cần Thơ
(Ban hành heo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2012
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
CHỈ TIÊU
Mã
số
Thuyết
minh
Năm nay
Năm trước
1
2
3
4
5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
VI.25
343.198.454.856
409.608.418.857
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2
308.776.306
25.008.000
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
10
342.889.678.550
409.583.410.857
4. Giá vốn hàng bán
11
315.504.155.421
374.022.524.403
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
20
27.385.523.129
35.560.886.454
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.26
2.487.446.004
3.140.918.796
7. Chi phí tài chính
22
VI.28
4.082.158.325
5.184.494.150
23
4.082.158.325
5.184.494.150
8. Chi phí bán hàng
24
16.565.962.340
19.128.923.532
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
8.059.110.843
10.210.907.154
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh {30 = 20 + (21 – 22) - (24 + 25)}
30
1.165.737.625
4.177.480.414
11. Thu nhập khác
31
1.369.112.013
433.791.905
12. Chi phí khác
32
312.536.711
122.727.272
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
1.056.575.302
311.064.633
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
50
2.222.312.927
4.488.545.047
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
VI.30
374.983.623
785.495.383
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
VI.30
-
-
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp (60 = 50 – 51 - 52)
60
1.847.329.304
3.703.049.665
- Trong đó: Chi phí lãi vay
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
VI.27
Kế toán trưởng
Ngày 31 tháng 12 năm 2012
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
96
Công ty TNHH HTV Hải sản 404
Mẫu số B 02-DN
404 Đường Lê Hồng Phong - Q Bình Thủy - TP Cần Thơ
(Ban hành heo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
06 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
CHỈ TIÊU
Mã
số
Thuyết
minh
6 tháng năm
2013
6 tháng năm
2012
1
2
3
4
5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
VI.25
123.314.849.000
181.875.840.227
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2
-
-
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
10
123.314.849.000
181.875.840.227
4. Giá vốn hàng bán
11
114.270.137.593
167.664.399.901
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
20
9.044.711.407
14.211.440.326
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.26
1.578.374.672
1.208.713.961
7. Chi phí tài chính
22
VI.28
3.916.832.663
2.496.060.036
23
-
2.496.060.036
8. Chi phí bán hàng
24
4.658.676.193
8.573.490.195
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
3.102.042.458
4.111.697.675
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh {30 = 20 + (21 – 22) - (24 + 25)}
30
(1.054.465.235)
238.906.381
11. Thu nhập khác
31
2.500.000.000
922.692.736
12. Chi phí khác
32
1.409.376.073
306.059.647
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
1.090.623.927
616.633.089
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
50
36.158.692
855.539.470
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
VI.30
9.039.673
144.463.758
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
VI.30
-
-
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp (60 = 50 – 51 - 52)
60
27.119.019
711.075.713
- Trong đó: Chi phí lãi vay
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
VI.27
Kế toán trưởng
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
97
[...]... pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận 2.1.3.3 Nội dung phân tích Phân tích chung lợi nhuận Phân tích chung tình hình lợi nhuận: là đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn doanh nghiệp và của các bộ phận cấu thành lợi nhuận nhằm khái quát tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp Phân tích chung lợi nhuận sử dụng chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, lợi nhuận của. .. SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 19 Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 20 Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 22 Hình 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 27 Hình 4.1 Biến động cơ cấu doanh thu của Công ty TNHH HTV Hải. .. nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của công ty để từ đó 1 đưa ra những giải pháp giúp công ty hoạt động ngày càng hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận hơn 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH hai thành viên Hải sản 404 qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty 1.2.2 Mục tiêu... biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác nhau hoặc mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu kinh tế mang tính chất hàm số (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 30) 16 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Thông tin chung về công ty - Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Hải sản 404 - Tên... Hải sản 404 giai đoạn 2010 – 2012 34 Hình 4.2 Biến động cơ cấu doanh thu của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 36 Hình 4.3 Biến động cơ cấu chi phí của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 giai đoạn 2010 – 2012 40 Hình 4.4 Biến động cơ cấu chi phí của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 43 Hình 4.5 Tình hình lợi nhuận Công. .. 254) Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh Trước hết cần xác định tỷ trọng lợi nhuận của từng bộ phận trong tổng lợi nhuận, sau đó xác định sự biến động về số tiền, tỷ lệ tăng giảm, và sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận lợi nhuận Phân tích tình hình lợi nhuận theo các nguồn hình thành Phân tích lợi nhuận theo các nguồn hình thành nhằm mục đích đánh giá khái quát tình hình lợi nhuận theo... cực ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Từ đó đề ra các biện pháp, chính sách để phát huy nhân tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ nhân tố tiêu cực, không ngừng nâng cao lợi nhuận và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc phân tích lợi nhuận nên tôi đã chọn đề tài Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH hai thành viên Hải sản 404 để làm luận... có trách nhiệm bảo quản tiền mặt 3.2.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất Cơ cấu sản xuất của công ty được thể hiện ở hình 3.3 Bộ phận sản xuất Bộ phận sản xuất phụ trợ Phân xưởng nước đá Phân xưởng cơ điện Bộ phận sản xuất chính Phân xưởng chế biến Bộ phận sản xuất phục vụ Đội bảo vệ sửa chữa Hệ thống kho Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty TNHH Hải sản 404 Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty TNHH HTV Hải Sản. .. cao lợi nhuận của công ty trong thời gian tới 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 biến động như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty? Giải pháp nào có thể nâng cao lợi nhuận của công ty? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Công ty TNHH hai. .. khẩu Công ty TNHH HTV Hải sản 404 Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH HTV Hải Sản 404 20 Kế toán trưởng - Phụ trách chung, trực tiếp điều hành bộ phận kế toán của công ty - Chịu trách nhiệm với Ban giám đốc về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng kế toán - Triển khai thực hiện các thông tư, nghị định mới của nhà nước về công tác kế toán Kế toán tổng hợp - Có nhiệm ... GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Thông tin chung công ty - Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Hải sản 404 - Tên thương... cho công nhân viên công ty 29 CHƯƠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH HTV HẢI SẢN 404 TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG NĂM 2013 4.1 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN 4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu... tập phòng kế toán công ty, hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình lợi nhuận Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Hải sản 404 Đạt kết nhờ giúp đỡ tận tình từ phía nhà trường