0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 (Trang 25 -25 )

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính ở phòng kế toán của Công ty TNHH hai thành viên Hải sản 404 và nhiều thông tin khác thông qua việc phỏng vấn nhân viên tại phòng kế toán. Đồng thời thu thập một số thông tin từ báo, tạp chí và internet để phục vụ thêm cho việc đánh giá.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối và phương pháp dùng biểu mẫu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để phân tích sự biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp liên hệ cân đối để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp tỷ suất, hệ số; phương pháp so sánh tuyệt đối và phương pháp dùng biểu mẫu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Mục tiêu 4: Dựa vào kết quả phân tích ở mục tiêu cụ thể 1, mục tiêu cụ thể 2 và mục tiêu cụ thể 3 để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, từ đó đưa ra các giải pháp.

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và rộng rãi nhất trong thực tiễn phân tích kinh tế. Qua so sánh ta có thể thấy được những điểm giống nhau, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng, thấy được mức độ biến động và xu thế phát triển của các chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích kinh tế phương pháp so sánh có thể được thực hiện theo các nội dung sau đây:

- So sánh giữa số thực hiện với kế hoạch hoặc định mức nhằm mục đích thấy được mức độ hoàn thành.

- So sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước, các kỳ trước hoặc cùng kỳ của các năm trước nhằm mục đích thấy được mức độ biến động và xu thế phát triển của các chỉ tiêu kinh tế.

- So sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác, với đơn vị điển hình tiên tiến, đơn vị có mức trung bình nhằm mục đích thấy được mức độ và khả năng phấn đấu của đơn vị mình (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 21).

Điều kiện so sánh

Chỉ tiêu so sánh phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Phải thống nhất về nội dung phản ánh.

- Phải thống nhất về phương pháp tính toán.

- Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải trong cùng một khoảng thời gian.

- Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 21).

Các hình thức so sánh được sử dụng

- So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ trị số của chỉ tiêu giữa kỳ

phân tích và kỳ gốc (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 21).

Chênh lệch tuyệt đối = Trị số kỳ phân tích – Trị số kỳ gốc - So sánh tương đối:

 Tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên mức độ tăng giảm (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 22).

Số phân tích

Tỷ lệ % hoàn thành = x 100

Số gốc

Chênh lệch tuyệt đối

Tỷ lệ % tăng giảm = x 100

Số gốc

 So sánh kết cấu (tỷ trọng) là số tương đối biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng (%) giữa mức độ đạt được của bộ phận chiếm trong mức độ đạt được của tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này cho thấy vai trò và vị trí của bộ phận trong tổng thể đó (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 23).

Số tuyệt đối từng bộ phận

Số tương đối kết cấu = x 100

2.2.2.2 Phương pháp liên hệ cân đối

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thành rất nhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh như: quan hệ cân đối giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn hình thành tài sản; giữa thu, chi và kết quả; giữa số dư cuối kỳ và số phát sinh giảm với số dư đầu kỳ với số phát sinh tăng của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn;… Điều đó đã dẫn đến sự cân bằng cả về mức biến động (chênh lệch) về lượng giữa chúng. Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, các nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích (Nguyễn Văn Công, 2009, trang 31 – 32).

Trong phương pháp liên hệ cân đối, mối quan hệ giữa các nhân tố là “mối quan hệ lỏng” (quan hệ dạng tổng số hoặc hiệu số hoặc kết hợp tổng số với hiệu số và tích số hay thương số). Trong mối quan hệ cân đối này, các nhân tố đứng độc lập, tách biệt với nhau và cùng tác động đồng thời đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Mỗi một sự biến đổi của từng nhân tố độc lập giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc sẽ làm cho chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu thay đổi một lượng tương ứng mà không cần phải đặt nhân tố đó trong các điều kiện giả định khác nhau như trong phương pháp loại trừ. Chính vì vậy, trong phương pháp liên hệ cân đối, việc qui định trật tự sắp xếp của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu là không cần thiết mà thứ tự các nhân tố phụ thuộc vào mối liên hệ cân đối vốn có giữa chúng tức là căn cứ vào công thức xác định từng đối tượng (Nguyễn Văn Công, 2009, trang 32).

Chẳng hạn, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần về tiêu thụ” có thể sắp xếp theo các cách sau mà không ảnh hưởng đến kết quả tính toán: Lợi nhuận thuần về tiêu thụ = Doanh thu thuần về tiêu thụ - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Hay: Lợi nhuận thuần về tiêu thụ = Doanh thu thuần về tiêu thụ - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Giá vốn hàng bán

Một cách tổng quát, nếu quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng (a, b, c, d) với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu Q là quan hệ hỗn hợp (cả tổng số và hiệu số) thể hiện qua phương trình kinh tế: Q = a – b – c + d, mức ảnh hưởng của từng nhân tố a, b, c và d đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Q được xác định như sau (Nguyễn Văn Công, 2009, trang 32 – 33): - Nhân tố a: a = a1 – a0 - Nhân tố b: b = – (b1 – b0) - Nhân tố c: c = – (c1 – c0) - Nhân tố d: d = d1 – d0 2.2.2.3 Phương pháp tỷ suất, hệ số

Tỷ suất, hệ số là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau như: Tỷ suất chi phí, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất tài trợ, tỷ suất đầu tư, hệ số khả năng thanh toán, hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh… (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 27).

2.2.2.4 Phương pháp dùng biểu mẫu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị

Trong phân tích kinh tế người ta sử dụng biểu mẫu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để phản ánh trực quan các số liệu phân tích (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 29).

Biểu phân tích được thiết kế theo các dòng, các cột để ghi chép các chỉ tiêu và các số liệu phân tích. Các dạng biểu phân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có mối quan hệ với nhau. Số lượng các dòng, các cột tùy vào mục đích yêu cầu và nội dung phân tích. Tùy theo nội dung phân tích mà biểu phân tích có tên gọi khác nhau và đơn vị tính khác nhau (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 29).

Sơ đồ, biểu đồ, đồ thị được sử dụng trong phân tích kinh tế để phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác nhau hoặc mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu kinh tế mang tính chất hàm số (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 30).

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Thông tin chung về công ty

- Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Hải sản 404. - Tên thương mại: GEPIMEX 404 COMPANY.

- Địa chỉ: 404, Lê Hồng Phong, Phường Bình Thủy, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ.

- Tel: (0710) 3841083 – 3841228 - Fax: 0710. 3841083

- Tài khoản tại ngân hàng Công thương Cần Thơ:

 Tài khoản VND: 710A.56209

 Tài khoản USD: 710B.56209

- Văn phòng đại diện: 557D Nguyễn Tri Phương, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH hai thành viên Hải sản 404 là một doanh nghiệp trực thuộc Quân khu 9 được thành lập theo quyết định của Bộ Quốc Phòng, căn cứ theo quyết định số 338/HĐQT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ Trưởng đồng ý thành lập doanh nghiệp Nhà Nước với nhiệm vụ chế biến thủy sản xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển sau:

- Giai đoạn 1977 – 1984

Ban đầu công ty chỉ là cơ sở sản xuất nhỏ với máy móc thiết bị sản xuất thô sơ, lạc hậu của chế độ cũ để lại. Trước tình hình đó, công ty đã từng bước cải thiện cơ sở vật chất để đi vào hoạt động.

Đến tháng 12/1977 công ty chính thức đi vào hoạt động với tên gọi là “Đội công nghiệp nhẹ” sau đổi thành “Xưởng chế biến 404” có nhiệm vụ chế biến các mặt hàng phục vụ cho tiền tuyến, chủ yếu là binh sĩ của quân khu như: lương khô, thịt khô, lạp xưởng, nước mắm… Trong thời gian này, công ty hoạt động theo phương thức bao cấp hoàn toàn.

Đến năm 1982 công ty đổi tên thành “Xí nghiệp chế biến 404” và hoạt động theo phương thức nửa bao cấp nửa kinh doanh, hạch toán nộp lãi về Quân Khu 9.

- Giai đoạn 1984 – 1993

Xí nghiệp đã nâng cấp thành Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp 404 theo quyết định số 076 của Bộ Quốc Phòng. Đây là một xí nghiệp chuyển đổi hoàn toàn sang hạch toán độc lập, chấp nhận cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

Năm 1993, công ty được Bộ Thương Mại cấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp theo quyết định số 1.12.1010.

- Giai đoạn 1993 – nay

Trải qua những giai đoạn phát triển đến nay Công ty TNHH hai thành viên Hải sản 404 đã trở thành một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có hiệu quả; một doanh nghiệp Nhà nước đã được củng cố và sắp xếp, luôn hoàn thành nhiệm vụ: sản xuất, chất lượng, uy tín ngày càng nâng cao. Công ty đã được tặng nhiều bằng khen cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, xứng đáng là doanh nghiệp đi đầu trong quân khu.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý 3.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý

Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô hoạt động nên Công ty TNHH HTV Hải sản 404 đã tổ chức bộ máy quản lý bao gồm các phòng ban như được trình bày ở hình 3.1 trang 19.

3.2.1.1 Ban giám đốc

Giám đốc

Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ được giao.

Phó giám đốc

- Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo công tác sản xuất chế biến hàng ngày ở các phân xưởng.

- Phó giám đốc chính trị: được giám đốc phân công quản lý nội bộ công tác Đảng, công tác chính trị.

- Phó giám đốc kế hoạch: chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh, kiểm tra thời gian, kết quả thực hiện kế hoạch và báo cáo kết quả cho cấp trên.

Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH HTV Hải sản 404

3.2.1.2 Các phòng ban

Phòng tổ chức

Tham mưu cho ban giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh; tham mưu và thực hiện tổ chức nhân sự nhằm hình thành đội ngũ cán bộ công nhân viên đủ trình độ; thực hiện công tác hành chính văn thư.

Giám đốc Phó GĐ sản xuất kế hoạch Phó GĐ chính trị Phó GĐ Phòng tổ chức toán và XNK Phòng kế Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch Liên doanh nhà hàng khách sạn Liên doanh Total gas Xí nghiệp chế biến Xí nghiệp tàu ghe Quản đốc Quản đốc Kho thành phẩm KCS Phân xưởng sản xuất hàng Châu Á Phân xưởng sản xuất hàng Châu Âu Thống kê và vật tư Phân xưởng nước đá Phân xưởng cơ điện

Phòng kế toán và xuất nhập khẩu

Tổ chức công tác hạch toán kế toán; phản ánh tình trạng luân chuyển vật tư, tiền vốn, việc sử dụng tài sản, hiệu quả hoạt động kinh doanh và đề xuất các biện pháp quản lý tài chính; lập các báo cáo tài chính; thực hiện đúng pháp lệnh kế toán, điều lệ tổ chức kế toán của Nhà nước; soạn thảo các hợp đồng kinh tế; tổ chức thực hiện và theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng xuất khẩu; cung cấp số liệu, tài liệu về điều hành sản xuất kinh doanh cho giám đốc. Đồng thời, trực tiếp thực hiện công tác XNK, làm thủ tục xuất xưởng hàng hóa, vật tư.

Phòng kỹ thuật

Chịu trách nhiệm về khâu kỹ thuật trong quá trình sản xuất; xây dựng kế hoạch sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây dựng cơ bản kho hàng, bến bãi, máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu chế biến; quản lý dây chuyền công nghệ chế biến; theo sát khâu sản xuất để kịp thời sữa chữa các công đoạn của dây chuyền sản xuất.

Phòng kế hoạch

Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường, triển khai và đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của công ty, báo cáo kết quả cho cấp trên.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Nguồn: Phòng kế toán và xuất nhập khẩu Công ty TNHH HTV Hải sản 404

Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH HTV Hải Sản 404 Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp Kế toán xuất nhập khẩu

Kế toán giá thành Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng Kế toán thuế Thủ quỹ

Kế toán trưởng

- Phụ trách chung, trực tiếp điều hành bộ phận kế toán của công ty. - Chịu trách nhiệm với Ban giám đốc về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng kế toán.

- Triển khai thực hiện các thông tư, nghị định mới của nhà nước về công tác kế toán.

Kế toán tổng hợp

- Có nhiệm vụ khóa sổ, xác định kết quả kinh doanh, lập bảng cân đối tài khoản, lập các báo cáo tài chính, quyết toán thuế.

- Kiểm tra, báo cáo công việc lên kế toán trưởng.

Kế toán xuất nhập khẩu

- Ghi chép, phản ánh đầy đủ và kịp thời tình hình XNK hàng hóa. - Lập các báo cáo về tình hình XNK hàng hóa khi cấp trên có yêu cầu.

Kế toán giá thành

- Lập giá thành định mức, giá thành kế hoạch, tính giá thành thực tế. - Báo cáo khi cấp trên có yêu cầu và nộp báo cáo giá thành định kỳ.

Kế toán ngân hàng

- Phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 (Trang 25 -25 )

×