Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích tình hình lợi nhuận của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hải sản 404 (Trang 70)

4.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2011 so với năm 2010

Bảng 4.13: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với năm 2010

Đơn vị tính: Ngàn đồng

Các nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng

Tăng lợi nhuận + 117.562.147

Doanh thu thuần + 115.694.760

Chi phí tài chính + 1.409.634

Doanh thu tài chính + 457.753

Giảm lợi nhuận - 116.357.040

Giá vốn hàng bán - 105.276.646

Chi phí bán hàng - 6.969.460

Chi phí quản lý doanh nghiệp - 3.976.249

Chi phí khác - 122.727

Thu nhập khác - 11.958

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng (L) 1.205.107

Nguồn: Phụ lục 1.

Căn cứ vào bảng 4.13, ta thấy sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2011 như sau:

 Doanh thu thuần: năm 2011 chỉ tiêu này tăng so với năm 2010 nên làm tổng lợi nhuận tăng 115.694.760 ngàn đồng. Doanh thu thuần tăng nhờ công ty đã mở rộng được hoạt động bán hàng nên khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng. Bên cạnh đó, giá bán của sản phẩm cá tra fillet và chả cá surimi năm 2011 cũng tăng nên làm tăng doanh thu.

 Giá vốn hàng bán: năm 2011 vì khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng và do công ty trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong khi năm 2010 không có trích lập nên giá vốn hàng bán năm 2011 tăng so với năm 2010, điều này làm tổng lợi nhuận giảm 105.276.646 ngàn đồng.

 Chi phí bán hàng: năm 2011 tăng so với năm 2010 làm tổng lợi nhuận giảm 6.969.460 ngàn đồng. Do năm 2011 công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn năm 2010 nên làm tăng các chi phí phục vụ cho hoạt động bán hàng như chi phí bao bì, vận chuyển, kiểm định sản phẩm,.. Bên cạnh đó, phí vận

chuyển sản phẩm, giá cước tàu thủy tăng còn là vì trong năm 2011 giá mặt hàng xăng dầu tăng mạnh so với năm 2010.

 Chi phí quản lý doanh nghiệp: so với năm 2010 chi phí QLDN tăng nên làm cho tổng lợi nhuận giảm 3.976.249 ngàn đồng. Bởi vì năm 2011 công ty mở rộng hoạt động kinh doanh nên chi phí QLDN phát sinh nhiều hơn. Bên cạnh đó, do công ty đầu tư thêm nhiều tài sản, thiết bị cho bộ phận quản lý nên chi phí khấu hao tăng mạnh. Ngoài ra, công ty còn trích lập thêm khoản dự phòng phải thu khó đòi cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí QLDN.

 Doanh thu tài chính: năm 2011 doanh thu tài chính tăng so với năm 2010 làm tổng lợi nhuận tăng 457.753 ngàn đồng. Doanh thu tài chính năm 2011 tăng do thu được khoản lớn từ lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính. Ngoài ra, công ty có thêm nguồn thu từ tiền lãi đầu tư cổ phiếu mua vào cuối năm 2010. Cộng thêm lợi nhuận được chia từ công ty liên doanh tăng so với năm 2010, lãi tiền gửi ngân hàng cũng tăng do lãi suất năm 2011 tăng cao.

 Chi phí tài chính: năm 2011 giảm so với năm 2010 làm tổng lợi nhuận tăng 1.409.634 ngàn đồng. Đó là nhờ công ty đã trả bớt nợ vay dài hạn làm cho chi phí lãi vay phải trả giảm.

 Thu nhập khác: năm 2011 giảm so với năm 2010 làm tổng lợi nhuận giảm 11.958 ngàn đồng. Nguyên nhân là do năm 2011 công ty thu được khoản nợ khó đòi có giá trị thấp hơn khoản thu từ bán tài sản cố định vào năm 2010.

 Chi phí khác: năm 2011 tăng so với năm 2010 làm tổng lợi nhuận giảm 122.727 ngàn đồng. Lý do là vì năm 2011 công ty phải trả tiền vi phạm hợp đồng và chi phí thanh lý tài sản còn năm 2010 thì không phát sinh chi phí khác.

 Như vậy, các nguyên nhân làm lợi nhuận năm 2011 tăng so với năm 2010 đó là do doanh thu thuần và doanh thu tài chính tăng, còn chi phí tài chính giảm so với năm 2010, các nhân tố này làm lợi nhuận tăng 117.562.147 ngàn đồng. Trong đó, doanh thu thuần là nhân tố có mức độ ảnh hưởng làm tăng lợi nhuận cao nhất. Nhưng các chi phí còn lại trong năm 2011 cũng tăng đáng kể, đó là các chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN và chi phí khác. Bên cạnh đó thu nhập khác lại giảm. Các nhân tố này làm lợi nhuận năm 2011 giảm 116.357.040 ngàn đồng. Điều này đã làm cho tổng lợi nhuận năm 2011 chỉ tăng 1.205.107 ngàn đồng so với năm 2010, mức tăng này chưa phải là lớn trong khi vào năm 2011 doanh thu đạt được tăng rất cao

đã có ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận. Vì vậy, muốn nâng cao lợi nhuận của công ty thì ngoài việc tìm những biện pháp nâng cao việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ để tăng doanh thu, công ty còn phải tìm cách kiểm soát và tiết kiệm chi phí.

4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2012 so với năm 2011 với năm 2011

Bảng 4.14: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế năm 2012 so với năm 2011

Đơn vị tính: Ngàn đồng

Các nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng

Tăng lợi nhuận + 65.270.783

Giá vốn hàng bán + 58.518.369

Chi phí bán hàng + 2.562.962

Chi phí quản lý doanh nghiệp + 2.151.796

Chi phí tài chính + 1.102.336

Thu nhập khác + 935.320

Giảm lợi nhuận - 67.537.015

Doanh thu thuần - 66.693.732

Doanh thu tài chính - 653.473

Chi phí khác - 189.810

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng (L) - 2.266.232

Nguồn: Phụ lục 2.

Căn cứ vào bảng 4.14, ta thấy sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2012 như sau:

 Doanh thu thuần năm 2012 giảm so với năm 2011 làm tổng lợi nhuận giảm 66.693.732 ngàn đồng. Doanh thu thuần giảm là do giá bán năm 2012 giảm so với năm 2011 vì sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và chủ yếu là cạnh tranh về giá. Bên cạnh đó, cùng với việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu thì các thị trường xuất khẩu của công ty cũng gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế nên sức mua giảm làm khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2012 của công ty giảm.

 Giá vốn hàng bán năm 2012 giảm so với năm 2011 làm tổng lợi nhuận tăng 58.518.369 ngàn đồng. Giá vốn hàng bán giảm vì khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2012 giảm so với năm 2011 và do công ty hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

 Chi phí bán hàng năm 2012 giảm so với năm 2011 làm tổng lợi nhuận tăng 2.562.962 ngàn đồng. Giống như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng giảm là do khối lượng sản phẩm tiêu thụ sụt giảm giúp tiết giảm các chi phí vận tải, xếp dở, kiểm định, bao bì,…

 Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 giảm so với năm 2011 làm tổng lợi nhuận tăng 2.151.796 ngàn đồng. Vì hoạt động kinh doanh trong năm 2012 gặp khó khăn nên công ty đã cố gắng cắt giảm chi phí cho bộ phận này và do trong năm 2012 công ty đã hoàn nhập một phần dự phòng các khoản phải thu khó đòi.

 Doanh thu tài chính năm 2012 giảm so với năm 2011 làm tổng lợi nhuận giảm 653.473 ngàn đồng. Doanh thu tài chính giảm do cả năm 2012 tỷ giá tương đối ổn định nên công ty không thu được khoản lớn từ chênh lệch tỷ giá như trong năm 2011. Ngoài ra, do công ty đã thu hồi khoản đầu tư vào công ty Total gas nên không còn được chia lợi nhuận nữa. Thêm vào đó, lãi suất trong năm 2012 giảm so với năm 2011 nên lãi tiền gửi ngân hàng công ty thu được cũng giảm.

 Chi phí tài chính năm 2012 giảm so với năm 2011 làm tổng lợi nhuận tăng 1.102.336 ngàn đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty tiếp tục trả gần hết nợ vay dài hạn và vì lãi suất giảm nên chi phí lãi vay trong năm 2011 đã giảm so với năm trước đó.

 Thu nhập khác năm 2012 tăng so với năm 2011 làm tổng lợi nhuận tăng 935.320 ngàn đồng. Thu nhập khác tăng do trong năm 2012 công ty thu được khoản lớn từ bán các tài sản cũ vì công ty tăng cường đầu tư máy móc, phương tiện vận tải mới.

 Chi phí khác năm 2012 tăng so với năm 2011 làm tổng lợi nhuận giảm 189.810 ngàn đồng. Chi phí khác tăng vì công ty bán các tài sản cũ chưa khấu hao hết nên phần giá trị chưa khấu hao được tính vào chi phí khác.

 Như vậy, lợi nhuận năm 2012 giảm 2.266.232 ngàn đồng so với năm 2011 là do các nhân tố làm giảm lợi nhuận có mức ảnh hưởng là 67.537.015 ngàn đồng trong khi các nhân tố làm tăng lợi nhuận chỉ có mức ảnh hưởng là 65.270.783 ngàn đồng. Các nhân tố làm tổng lợi nhuận của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 là doanh thu thuần và doanh thu tài chính giảm, chi phí khác lại tăng. Trong đó, doanh thu thuần là nhân tố có mức độ ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận nhiều nhất vì năm 2012 hoạt động BH và CCDV nhiều khó khăn hơn năm 2011, sản lượng và giá trị bán sản phẩm của công ty sụt giảm. Tình hình tiêu thụ sụt giảm kéo theo các chi phí sản xuất kinh doanh trong

hàng, chi phí QLDN và chi phí tài chính; nhưng mức giảm của chúng thấp hơn mức giảm của doanh thu thuần nên vẫn làm cho lợi nhuận năm 2012 giảm so với năm 2011.

4.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012

Bảng 4.15: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012

Đơn vị tính: Ngàn đồng

Các nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng

Tăng lợi nhuận + 60.265.700

Giá vốn hàng bán + 53.394.262

Chi phí bán hàng + 3.914.814

Chi phí quản lý doanh nghiệp + 1.009.656

Thu nhập khác + 1.577.307

Doanh thu tài chính + 369.661

Giảm lợi nhuận - 61.085.080

Doanh thu thuần - 58.560.991

Chi phí tài chính - 1.420.773

Chi phí khác - 1.103.316

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng (L) - 819.380

Nguồn: Phụ lục 3.

Xem bảng 4.15, ta thấy sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 6 tháng đầu năm 2013 như sau:

 Doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 làm tổng lợi nhuận giảm 58.560.991 ngàn đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do giá bán cá tra fillet giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 và khối lượng sản phẩm tiêu thụ tiếp tục giảm vì các khó khăn từ năm 2012 kéo dài đến nay như thiếu nguyên liệu để chế biến, sức mua của khách hàng giảm, cạnh tranh phá giá của các doanh nghiệp trong ngành vẫn chưa khắc phục được.

 Giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 làm tổng lợi nhuận tăng 53.394.262 ngàn đồng. Giá vốn hàng bán giảm là do chịu ảnh hưởng từ sản lượng sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ được trong 6 tháng đầu năm 2013 sụt giảm so với cùng kỳ năm 2012.

 Chi phí bán hàng 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 làm tổng lợi nhuận tăng 3.914.814 ngàn đồng. Chi phí bán hàng giảm bởi khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm và chi phí khấu hao ở bộ phận bán hàng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012.

 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 làm tổng lợi nhuận tăng 1.009.656 ngàn đồng. Do tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 suy giảm, nên các chi phí cho bộ phận QLDN cũng được tiết giảm.

 Doanh thu tài chính 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 làm tổng lợi nhuận tăng 369.661 ngàn đồng. Bởi vì, công ty nhận được chiết khấu thanh toán khi mua tài sản cố định và lãi tiền gửi ngân hàng thu được tăng nên doanh thu tài chính tăng.

 Chi phí tài chính 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 làm tổng lợi nhuận giảm 1.420.773 ngàn đồng. Sáu tháng đầu năm 2013 công ty vay thêm tiền nên dư nợ ngắn hạn của công ty tăng lên, nợ dài hạn cũng tăng vì công ty thuê tài chính tài sản cố định. Vì vậy mà tiền lãi vay phải trả tăng so với cùng kỳ năm 2012.

 Thu nhập khác 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 làm tổng lợi nhuận tăng 1.577.307 ngàn đồng. Thu nhập khác tăng là do thu được khoản lớn từ bán phương tiện vận tải.

 Chi phí khác 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 làm tổng lợi nhuận giảm 1.103.316 ngàn đồng. Chi phí khác trong 6 tháng đầu năm 2013 là khoản giá trị lớn chưa được trích khấu hao của phương tiện vận tải đã bán.

 Qua phân tích ta thấy tổng lợi nhuận của công ty 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục giảm 819.380 ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 là do doanh thu thuần giảm mạnh trong khi chi phí tài chính và chi phí khác tăng. Trong đó, doanh thu thuần là nhân tố có mức độ ảnh hưởng làm lợi nhuận giảm nhiều nhất. Do hoạt động sản xuất kinh doanh giảm nên các chi phí sản xuất kinh doanh như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng giảm, nhưng mức độ giảm của chúng thấp hơn mức giảm của doanh thu thuần nên vẫn làm cho lợi nhuận năm 2012 giảm so với năm 2011.

4.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TỶ SUẤT LỢI NHUẬN

Để nhận thức đúng về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng giá trị lợi nhuận mà phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản là các nguồn lực mà công ty đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận phản ánh khả năng sinh lời của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nó là kết quả của hàng loạt chính sách và quyết định của doanh nghiệp. Vì vậy, khi phân tích tình hình lợi nhuận thì phải quan tâm đến các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Bảng 4.16 thể hiện rõ sự biến động của các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 trong giai đoạn 2010 – 2012.

4.3.1Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 là 0,90%, tức là trong 100 đồng doanh thu công ty thu được chỉ mang về 0,9 đồng lợi nhuận sau thuế, so với năm 2010 chỉ tăng 0,06%. Nguyên nhân là do lợi nhuận năm 2011 tăng so với năm 2010 vì doanh thu tài chính tăng nhờ khoản thu từ chênh lệch tỷ giá, thu tiền lãi cổ phiếu và lãi tiền gửi ngân hàng tăng, trong khi đó chi phí tài chính lại giảm bởi công ty tiến hành trả nợ vay dài hạn. Nhưng doanh thu thuần năm 2011 cũng tăng nhiều do giá bán và khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng. Bên cạnh đó, khoản giảm giá hàng bán lại giảm mạnh. Vì vậy nên tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2011 chỉ tăng nhẹ, điều này cho thấy chi phí sản xuất kinh doanh mà công ty bỏ ra là rất cao, bởi vì doanh thu trừ đi chi phí mới ra được lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2012 là 0,54%, giảm 0,36% so với năm 2011 do cả lợi nhuận và doanh thu đều giảm nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần. Trong đó, doanh thu thuần năm 2012 giảm là vì số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm mạnh, giá bán thấp hơn so với năm 2011; tình hình tiêu thụ giảm kéo theo chi phí cũng giảm nhưng lại có tốc độ giảm chậm hơn doanh thu nên làm lợi nhuận trong năm 2012 giảm mạnh.

Qua phân tích ta thấy tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty còn thấp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình lợi nhuận của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hải sản 404 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)