Phân tích tình hình chi phí

Một phần của tài liệu phân tích tình hình lợi nhuận của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hải sản 404 (Trang 48 - 55)

Sau khi xem xét tình hình doanh thu của công ty từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, ta tiếp tục phân tích tình hình chi phí của công ty vì chi phí cũng là một nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Việc phân tích chi phí sẽ giúp thấy được tình hình sử dụng chi phí, nguyên nhân gây tăng hoặc giảm chi phí, từ đó có những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, giảm chi phí, điều này cũng đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận của công ty.

Chi phí của công ty gồm nhiều loại khác nhau, có chi phí trực tiếp trong sản xuất, có chi phí ngoài sản xuất, tuy nhiên trong phân tích chi phí thì các chi phí được sử dụng là các chi phí đã được hạch toán cho sản phẩm đã tiêu thụ. Cụ thể, trong phần này sẽ phân tích các chi phí nằm trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, có ảnh hưởng trực tiếp đến tổng lợi nhuận của công ty. Đó là giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.

Tình hình chi phí của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 được trình bày trong bảng 4.3 sau đây:

6th/2013 1,96% 1,24% 96,80% 6th/2012 98,84% 0,66% 0,50%

Bảng 4.3: Tình hình chi phí của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: Ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2011/2010 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá vốn hàng bán 268.745.878 91,49 374.022.524 91,52 315.504.155 91,58 105.276.646 39,17 (58.518.369) (15,65) Chi phí bán hàng 12.159.464 4,14 19.128.924 4,68 16.565.962 4,81 6.969.460 57,32 (2.562.962) (13,40) Chi phí QLDN 6.234.658 2,12 10.210.907 2,50 8.059.111 2,34 3.976.249 63,78 (2.151.796) (21,07) Chi phí tài chính 6.594.128 2,25 5.184.494 1,27 4.082.158 1,18 (1.409.634) (21,38) (1.102.336) (21,26) Chi phí khác - 0,00 122.727 0,03 312.537 0,09 122.727 100,00 189.810 154,66 Tổng chi phí 293.734.128 100 408.669.576 100 344.523.923 100 114.935.448 39,13 (64.145.653) (15,70)

 Qua bảng 4.3, ta thấy tổng chi phí của công ty trong năm 2010 là 293.734.128 ngàn đồng, trong đó giá vốn hàng bán chiếm tới 91,49%, chi phí bán hàng chiếm 4,14%, chi phí QLDN chiếm 2,12%, chi phí tài chính chiếm 2,25%, chi phí khác không phát sinh nên có tỷ trọng là 0%. Đến năm 2011, tuy chi phí tài chính giảm nhưng giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN, chi phí khác lại tăng nên làm cho tổng chi phí tăng thêm 114.935.448 ngàn đồng, tương ứng tăng 39,13% so với năm 2010 và đạt 408.669.576 ngàn đồng. Tỷ trọng của các chi phí này vì vậy cũng thay đổi theo sự tăng giảm của chúng, cụ thể tỷ trọng của giá vốn hàng bán tăng lên đạt 91,52%, chi phí bán hàng đạt 4,68%, chi phí QLDN đạt 2,50%, chi phí tài chính giảm xuống còn 1,27% và tỷ trọng của chi phí khác tăng lên đạt 0,03%. Sang năm 2012, tổng chi phí lại giảm 64.145.653 ngàn đồng, tương ứng giảm 15,70% so với năm 2011 xuống còn 344.523.923 ngàn đồng. Tổng chi phí giảm bởi vì trong năm 2012 trừ chi phí khác tăng thì các chi phí còn lại của công ty đều giảm so với năm 2011. Trong tổng chi phí năm 2012, giá vốn hàng bán chiếm tới 91,58%, chi phí bán hàng chiếm 4,81%. Mặc dù hai chỉ tiêu này giảm nhưng tỷ trọng của nó lại tăng là bởi vì tốc độ giảm của chúng thấp hơn tốc độ giảm của chi phí QLDN và chi phí tài chính. Chi phí QLDN và chi phí tài chính giảm nên tỷ trọng của nó trong tổng chi phí cũng lần lượt giảm xuống còn 2,34% và 1,18%. Do chi phí khác tăng nên tỷ trọng của nó trong tổng chi phí tăng lên đạt 0,09%.

Giá vốn hàng bán: là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi

phí. Năm 2011 chỉ tiêu này đạt 374.022.524 ngàn đồng, so với năm 2010 tăng 105.276.646 ngàn đồng, tương ứng tăng 39,17%. Lý do chủ yếu là vì năm 2011 hoạt động bán hàng có sự tăng trưởng, sản lượng cá tra fillet và chả cá bán ra tăng lên nên đã làm tăng chi phí giá vốn. Bên cạnh đó, tiền lương cho công nhân sản xuất, giá điện, nước, xăng, dầu dùng trong sản xuất đều tăng (Trong năm 2011, mặt hàng điện và xăng dầu đều có 2 lần điều chỉnh tăng giá, giá điện tăng hơn 20% so với năm 2010, giá xăng dầu có mức tăng cao dao động từ 2.100 – 3.550 đ/lít), cộng thêm chi phí khấu hao tài sản cố định của phân xưởng sản xuất cũng tăng do mua máy móc mới nên đã làm tăng giá thành. Ngoài ra, năm 2011 công ty có trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong khi năm 2010 không có khoản này, điều này cũng làm giá vốn hàng bán tăng lên. Đến năm 2012, giá vốn hàng bán lại giảm 58.518.369 ngàn đồng, giảm 15,65% so với năm 2011. Năm 2012 vì ảnh hưởng suy thoái kinh tế nên các khách hàng của công ty nhập khẩu ít hơn. Bên cạnh đó, do thiếu nguyên liệu chế biến nên số lượng thành phẩm sản xuất giảm vì vậy khối lượng sản phẩm bán ra trong năm 2012 cũng giảm so với năm trước đó. Số lượng sản

phẩm tiêu thụ được giảm đã làm cho giá vốn hàng bán giảm. Một nguyên nhân nữa là năm 2012 công ty đã hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Chi phí bán hàng: là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí

chỉ sau giá vốn hàng bán và cũng giống như giá vốn hàng bán chi phí bán hàng cũng tăng nếu hoạt động BH, CCDV tăng lên và ngược lại. Năm 2011, chi phí bán hàng là 19.128.924 ngàn đồng, tăng 6.969.460 ngàn đồng, với tỷ lệ tăng là 57,32% so với năm 2010. Năm 2011 tình hình lạm phát ở nước ta diễn biến theo chiều hướng tăng cao, công ty lại có nhiều hoạt động bán hàng trong nước và xuất khẩu hơn năm 2010, từ đó làm hàng loạt các chi phí tăng lên như: chi phí bao bì, chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí kiểm định lô hàng thành phẩm, phí khai báo hải quan, đồ dùng phục vụ cho công tác bán hàng,… Giá xăng, dầu tăng trong năm 2011 tăng cao cũng là nguyên nhân làm cho chi phí vận chuyển của công ty tăng mạnh. Đến năm 2012, chi phí bán hàng giảm 2.562.962 ngàn đồng, tương ứng giảm 13,40% so với năm 2011. Chi phí bán hàng giảm do ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ giảm mạnh trong năm 2012 vì nhiều khó khăn như các khách hàng của công ty nhập khẩu ít hơn, thiếu nguyên liệu để chế biến nên không thể nhận nhiều hợp đồng xuất khẩu. Sản lượng tiêu thụ giảm thì các khoản chi phí bao bì, vận chuyển, kiểm định sản phẩm,… sẽ giảm.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí QLDN trong năm 2010 lên tới

6.234.658 ngàn đồng và đến năm 2011 thì chỉ tiêu này tăng thêm 3.976.249 ngàn đồng, tỷ lệ tăng là 63,78% so với năm 2010. Năm 2011 chi phí QLDN tăng lên do chi phí khấu hao nhà cửa, thiết bị sử dụng ở bộ phận quản lý tăng vì tài sản cố định đã được công ty đầu tư xây dựng hoàn thành và mua sắm thêm. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2011 tiền lương tối thiểu bắt đầu tăng so với năm 2010 nên tiền lương cho cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng cũng tăng. Năm 2011 là năm lạm phát ở nước ta tăng cao nên các chi phí mua ngoài phục vụ cho bộ phận QLDN như: điện, nước, điện thoại, giấy, mực in, chi phí tiếp khách cũng tăng nhiều. Ngoài ra, trong năm 2011 công ty trích lập thêm dự phòng các khoản phải thu khó đòi (hơn 1 tỷ đồng) nên làm tăng chi phí QLDN. Đến năm 2012, chi phí QLDN giảm 2.151.796 ngàn đồng, tương ứng giảm 21,07% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 quy mô sản xuất kinh doanh của công ty thu hẹp và tình hình lạm phát đã được cải thiện nên các chi phí mua ngoài như điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm sử dụng đều giảm. Thêm vào đó, năm 2012 công ty đã hoàn nhập dự phòng các khoản phải thu khó đòi nên cũng làm cho chi phí QLDN giảm xuống.

 Chi phí hoạt động tài chính: Từ năm 2010 – 2012, chi phí tài chính của công ty có xu hướng giảm. Bởi vì chi phí tài chính của công ty chủ yếu là chi phí lãi vay mà từ năm 2010 – 2012 công ty đang dần trả bớt nợ vay dài hạn. Cụ thể, năm 2011, chi phí tài chính ở mức 5.184.494 ngàn đồng, so với năm 2010 giảm 1.409.634 ngàn đồng, tương ứng giảm 21,38%. Trong năm 2011, công ty đã trả bớt gần 6,6 tỷ nợ vay dài hạn, từ đó đã giảm bớt việc phải trả lãi vay góp phần làm giảm chi phí tài chính. So với năm 2011 chi phí tài chính năm 2012 tiếp tục giảm 1.102.336 ngàn đồng, tỷ lệ giảm là 21,26%. Vào năm 2012, công ty tiếp tục trả thêm hơn 4,3 tỷ đồng nợ vay dài hạn làm dư nợ vay dài hạn của công ty chỉ còn khoảng 300 triệu. Bên cạnh đó, lãi suất trong năm 2012 cũng giảm so với năm 2011 cũng là nguyên nhân làm giảm chi phí lãi vay của công ty.

Hình 4.3 Biến động cơ cấu chi phí của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 giai đoạn 2010 – 2012

Chi phí khác: Khác với các chi phí nêu trên, chi phí khác của công ty

tăng liên tục từ năm 2010 – 2012. Năm 2010 công ty không phát sinh chi phí khác, vì chi phí khác là các khoản chi phí bất thường, không thường xuyên xảy ra nên có năm có số phát sinh, có năm lại không có số phát sinh. Năm 2011 chi phí khác có giá trị là 122.727 ngàn đồng, đó là chi phí phát sinh do công ty phải chi trả tiền vi phạm hợp đồng và chi phí thanh lý tài sản cố định. Đến năm 2012, chi phí khác tăng thêm 189.810 ngàn đồng, tương ứng tăng

Năm 2010 0,00% 2,25% 2,12% 4,14% 91,49% Năm 2011 2,50% 0,03% 1,27% 4,68% 91,52% Năm 2012 0,09% 1,18% 2,34% 4,81% 91,58% Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí QLDN Chi phí tài chính Chi phí khác

154,66% so với năm 2011. Bởi vì, năm 2012 công ty đầu tư mua máy móc và phương tiện vận tải mới nên đã bán các máy móc và phương tiện cũ chưa khấu hao hết giá trị, từ đó làm phát sinh chi phí khác là giá trị chưa được trích khấu hao của các tài sản cố định này.

 Sau khi phân tích tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2010 – 2012 ta tiếp tục phân tích tình hình chi phí của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013. Để hiểu rõ tình hình chi phí của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 ta hãy xem bảng 4. 4 sau:

Bảng 4.4: Tình hình chi phí của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Đơn vị tính: Ngàn đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá vốn hàng bán 167.664.400 91,54 114.270.138 89,72 (53.394.262) (31,85) Chi phí bán hàng 8.573.490 4,68 4.658.676 3,66 (3.914.814) (45,66) Chi phí QLDN 4.111.698 2,25 3.102.042 2,44 (1.009.656) (24,56) Chi phí tài chính 2.496.060 1,36 3.916.833 3,07 1.420.773 56,92 Chi phí khác 306.060 0,17 1.409.376 1,11 1.103.316 360,49 Tổng chi phí 183.151.708 100 127.357.065 100 (55.794.643) (30,46)

Nguồn: Bảng BCKQHĐKD Công ty TNHH HTV Hải Sản 404, 6 tháng đầu năm 2013.

Căn cứ vào bảng 4.4 ta thấy tổng chi phí của công ty trong 6 tháng đầu năm 2012 là 183.151.708 ngàn đồng. Trong đó, giá vốn hàng bán chiếm tới 91,54%, chi phí bán hàng chiếm 4,68%, tỷ trọng của chi phí QLDN là 2,25%, chi phí tài chính có tỷ trọng là 1,36%, cuối cùng là chi phí khác chỉ chiếm có 0,17% trong toàn bộ chi phí. So với 6 tháng đầu năm 2012, tổng chi phí trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm 55.794.643 ngàn đồng, tương ứng giảm 30,46% xuống còn 127.357.065 ngàn đồng. Vì vậy tỷ trọng của các loại chi phí trong tổng chi phí cũng thay đổi, tỷ trọng của giá vốn hàng bán giảm xuống còn 89,72% nhưng vẫn là chỉ tiêu có tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, tỷ trọng của chi phí bán hàng cũng giảm xuống còn 3,66%, tỷ trọng của chi phí QLDN lại tăng nhẹ đạt 2,44%, tỷ trọng của chi phí tài chính cũng tăng lên đạt 3,07%, chi phí khác có tỷ trọng trong tổng chi phí tăng mạnh lên đạt 1,11%. Tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kỳ là do chịu ảnh hưởng bởi sự

Giá vốn hàng bán: Sáu tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu này giảm 53.394.262 ngàn đồng, tương ứng giảm 31,85% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình xuất khẩu sản phẩm gặp khó khăn, công ty nhận được ít đơn đặt hàng hơn so với cùng kỳ năm trước, tình trạng thiếu hụt nguyên liệu vẫn còn tiếp diễn cũng làm giảm khối lượng hàng xuất khẩu. Số lượng sản phẩm tiêu thụ được giảm nên giá vốn hàng bán của công ty cũng giảm.

 Chi phí bán hàng: Trong 6 tháng đầu năm 2013 vì hoạt động bán hàng gặp khó khăn, lượng sản phẩm bán ra giảm nên các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng như vận chuyển, bao bì, phí kiểm định hàng,… đều giảm. Ngoài ra, do công ty đã nhượng bán một phương tiện vận tải chưa khấu hao hết giá trị nên làm giảm bớt chi phí khấu hao cho bộ phận bán hàng. Với những lý do trên nên chi phí bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 giảm 3.914.814 ngàn đồng, tỷ lệ giảm là 45,66%.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Trong 6 tháng đầu năm 2013, chi phí QLDN giảm 1.009.656 ngàn đồng, tương ứng giảm 24,56% so với 6 tháng đầu năm 2012, nhưng tỷ trọng của nó trong tổng chi phí lại tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 là vì giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng giảm mạnh và có tốc độ giảm nhanh hơn chi phí QLDN. Vì những tháng đầu năm 2013, công ty gặp phải nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên đã chủ động tiết giảm chi phí, tiền lương cho nhân viên giảm, các chi phí dùng trong văn phòng cũng ít hơn 6 tháng đầu năm 2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí tài chính: 6 tháng đầu năm 2013 chi phí tài chính tăng

1.420.773 ngàn đồng, tỷ lệ tăng là 56,92% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ ngắn hạn của công ty nhiều hơn so với năm 6 tháng đầu năm 2012, nợ dài hạn của công ty lại tăng mạnh do công ty thuê tài chính một tài sản cố định. Vì vậy, tiền lãi vay mà công ty phải trả tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2012.

 So với 6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí khác trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng thêm 1.103.316 ngàn đồng, tỷ lệ tăng là 360,49%. Do công ty đã bán một phương tiện vận tải còn một phần lớn giá trị chưa trích khấu hao nên được tính vào chi phí khác.

Như vậy, tổng chi phí trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012 là vì 3 chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí QLDN đều giảm, nhất là giá vốn hàng bán. Trong khi đó, chi phí tài chính và chi phí khác lại tăng nhưng do 2

chỉ tiêu này chiếm phần nhỏ trong toàn bộ chi phí nên không làm tổng chi phí tăng so với cùng kỳ năm 2012.

Hình 4.4 Biến động cơ cấu chi phí của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Một phần của tài liệu phân tích tình hình lợi nhuận của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hải sản 404 (Trang 48 - 55)