3.5.1 Thuận lợi
- Công ty TNHH HTV Hải sản 404 nằm trên đường Lê Hồng Phong thuộc thành phố Cần Thơ – thành phố trung tâm của Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi có điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản – mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty. Ngoài ra, vị trí của công ty phía Đông giáp với sông Hậu, phía Tây giáp với quốc lộ 91B, phía Nam giáp với Cục Hải Quan Cần Thơ. Với vị trí như vậy, công ty rất thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, công ty ở trong khu vực đông dân cư nên lượng công nhân dồi dào. Các yếu tố này là điều kiện thuận lợi cho công ty khi có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất.
- Công ty còn được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của Đảng Ủy – Bộ Tư Lệnh Quân Khu 9, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Sự đoàn kết nhất trí của toàn thể cán bộ công nhân viên, sự năng động sáng tạo của ban lãnh đạo với quyết tâm lao động sản xuất đạt chất lượng cao vì sự lớn mạnh và phát triển của công ty và toàn thể công nhân lao động.
- Nhà máy được đầu tư nâng cấp từ năm 1996 và không ngừng tu bổ, mua sắm trang thiết bị, đảm bảo sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU, Mỹ,...
- Ngân hàng Công Thương Cần Thơ và Quân Khu 9 đã cho công ty vay vốn đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh.
- Công ty luôn bán đúng giá, đảm bảo chất lượng và uy tín nên được người tiêu dùng tín nhiệm và hợp tác lâu dài.
- Đất nước đang trong giai đoạn hội nhập mở rộng quan hệ hợp tác nên tạo cho công ty nhiều cơ hội mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác nước ngoài.
3.5.2 Khó khăn
Bên cạnh những mặt thuận lợi nêu trên, công ty cũng gặp phải một số khó khăn như:
- Nhà máy chế biến còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu mua bên ngoài nên không chủ động tốt trong khâu sản xuất. Mặt khác, việc nuôi trồng thủy sản ở nước ta còn mang tính thời vụ, tự phát, chưa có nhiều chính sách quy
hoạch cụ thể, cũng chưa có nhiều đầu tư mang tính khoa học, nên dẫn đến những vụ thất thu và chất lượng nguyên liệu không ổn định.
- Phải thường xuyên sửa chữa, nâng cấp nhà máy để đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhưng nguồn vốn sử dụng chủ yếu do vay ngân hàng nên công ty phải chịu nhiều chi phí lãi vay.
- Có nhiều công ty kinh doanh cùng lĩnh vực trên thị trường như: Cafatex, Nam Hải, Hiệp Thanh,…. đã tạo nên sự cạnh tranh về nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ,…
3.5.3 Định hướng phát triển
- Đầu tư thêm vốn, đổi mới trang thiết bị, máy móc, xây dựng và mở rộng thêm phân xưởng, ứng dụng quy trình công nghệ tiên tiến và hiện đại vào sản xuất nhằm phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới.
- Nghiên cứu để tìm biện pháp giảm giá thành sản xuất sản phẩm, giúp công ty có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ở thị trường trong nước và thế giới.
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, tăng cường công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm nhằm duy trì cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Lập kế hoạch quảng bá sản phẩm cũng như hình ảnh thương hiệu công ty một cách tốt hơn.
- Tạo mối quan hệ gần gũi đối với khách hàng hiện có và mở rộng quan hệ với khách hàng tiềm năng.
- Đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và công nhân có tay nghề cao, không ngừng nâng cao đời sống cho công nhân viên trong công ty.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH HTV HẢI SẢN 404 TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013 4.1 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN
4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu
Doanh thu là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, doanh thu tăng sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận và ngược lại. Vì thế trước khi phân tích lợi nhuận cần phải xem xét sự biến động của doanh thu. Tổng doanh thu của Công ty TNHH HTV Hải Sản 404 là sự tổng hợp của ba khoản mục: doanh thu BH và CCDV, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Tình hình doanh thu của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được trình bày ở bảng 4.1 và bảng 4.2.
Qua bảng 4.1, ta thấy trong giai đoạn 2010 – 2012 tổng doanh thu của công ty tăng lên rồi lại giảm xuống, cụ thể:
Tổng doanh thu của Công ty TNHH HTV Hải Sản 404 năm 2011 đạt 413.158.122 ngàn đồng, là mức doanh thu cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2012; so với năm 2010 chỉ tiêu này tăng 116.140.555 ngàn đồng, tương ứng tăng 39,10%. Phần tăng này chủ yếu đến từ doanh thu BH và CCDV – khoản mục chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng doanh thu. Bên cạnh đó, doanh thu tài chính năm 2011 cũng tăng nhẹ so với năm 2010, còn thu nhập khác thì giảm nhẹ nhưng do thu nhập khác chiếm phần nhỏ nhất trong toàn bộ doanh thu nên cũng không gây ảnh hưởng lớn tới tổng doanh thu. Nhưng đến năm 2012 thì tổng doanh thu lại giảm 66.411.885 ngàn đồng, tương ứng giảm 16,07% so với năm 2011. Tổng doanh thu năm 2012 giảm do hai khoản mục doanh thu BH, CCDV và doanh thu tài chính đều giảm so với năm 2011, mặc dù thu nhập khác năm 2012 tăng mạnh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng doanh thu nên tổng doanh thu vẫn giảm. Như vậy, sự tăng giảm của tổng doanh thu chịu ảnh hưởng bởi các thành phần tạo thành nó. Vì vậy, ta sẽ đi sâu phân tích sự biến động của từng khoản mục tạo thành tổng doanh thu.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty gồm: khoản thu từ bán cá tra fillet, chả cá surimi; nhận gia công chế biến thủy sản; cho thuê mặt bằng, nhà xưởng và kho lạnh. Đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng doanh thu vì BH và CCDV là HĐKD chính của công ty. Năm 2010 doanh thu thuần về BH và CCDV đạt 293.888.651 ngàn đồng, chiếm 98,95% trong toàn bộ doanh thu. Sang năm 2011 chỉ tiêu này tăng 115.694.760 ngàn đồng, tương ứng tăng 39,37% so với năm 2010, tỷ trọng của
nó trong tổng doanh thu cũng tăng lên đạt 99,14%. Vào năm 2011, doanh thu từ tiêu thụ thủy sản trong nước và xuất khẩu của công ty tăng mạnh nhờ công ty vẫn hợp tác tốt với các đối tác quen thuộc, ba tháng đầu năm 2011 công ty liên tục đẩy mạnh xuất khẩu cá tra fillet sang Angiêri qua một đối tác lớn, những tháng tiếp sau đó công ty tập trung xuất khẩu cá tra fillet và chả cá surimi sang các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Ucraina. Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng phát triển thị trường mới như Canada, Hà Lan, Tây Ban Nha... Ngoài ra, giá bán của sản phẩm cá tra fillet và chả cá surimi năm 2011 tăng so với năm 2010 cũng góp phần làm tăng doanh thu. Một nguyên nhân nữa là nhờ công ty đã cẩn thận hơn trong việc kiểm tra chất lượng, mẫu mã sản phẩm cho đúng quy cách lúc ký kết hợp đồng trước khi xuất hàng nên đã làm cho khoản giảm giá hàng bán năm 2011 so với năm 2010 giảm 356.255 ngàn đồng, tỷ lệ giảm là 93,44%, giúp cho doanh thu thuần về BH và CCDV năm 2011 cao hơn năm 2010. Đến năm 2012, doanh thu thuần về BH và CCDV giảm 66.693.732 ngàn đồng, tương đương giảm 16,28% so với năm 2011, làm tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu giảm xuống còn 98,89%. Tình trạng thiếu hụt nguồn cá tra nguyên liệu diễn ra từ cuối năm 2011 kéo dài sang năm 2012 ngày càng nghiêm trọng hơn. Diện tích thả nuôi cá tra thu hẹp do người nuôi không đủ vốn đầu tư trong khi các ngân hàng lại thực hiện chính sách siết chặt tín dụng, đặc biệt là người nuôi không muốn đầu tư vì không dám chắc về hiệu quả nuôi và đầu ra tiêu thụ. Trong khi đó, công ty không có vùng nuôi nguyên liệu riêng nên nguyên liệu để chế biến phụ thuộc hoàn toàn vào việc thu mua từ các hộ dân nuôi cá, từ đó phải chịu ảnh hưởng lớn từ tình trạng thiếu hụt nguyên liệu này. Do không đủ nguyên liệu để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nên số lượng sản phẩm xuất khẩu giảm đi. Bên cạnh đó, tình trạng khủng hoảng nợ công ở Châu Âu bắt đầu từ nửa sau năm 2009 đến nay chưa lúc nào thuyên giảm mà còn tăng lên buộc các nước ở EU phải thắt chặt chi tiêu hơn vì vậy lượng xuất khẩu của công ty qua thị trường EU giảm mạnh. Ngoài ra, do suy thoái kinh tế xuất khẩu qua Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,… cũng giảm. Việc có nhiều đầu mối tham gia xuất khẩu thủy sản đã dẫn đến xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản phá giá nên giá bán sản phẩm của công ty năm 2012 cũng giảm so với năm 2011. Ngoài nguồn thu từ bán thủy sản thì công ty còn có nguồn thu từ gia công thủy sản và cho thuê kho lạnh cũng bị giảm so với năm 2011. Thêm vào đó, trong năm 2012 có một số sản phẩm chưa đạt yêu cầu của khách hàng đã xuất đi nên công ty phải đồng ý giảm giá làm cho khoản giảm giá hàng bán năm 2012 tăng 283.768 ngàn đồng, tương ứng tăng 1.134,71% so với năm 2011, đó cũng là một trong
Bảng 4.1: Tình hình doanh thu của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Nguồn: Bảng BCKQHĐKD Công ty TNHH HTV Hải Sản 404, 2010, 2011, 2012.
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2011/2010 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1. DT thuần BH và CCDV 293.888.651 98,95 409.583.411 99,14 342.889.679 98,89 115.694.760 39,37 (66.693.732) (16,28) - DT BH và CCDV 294.269.914 x 409.608.419 x 343.198.455 x 115.338.505 39,19 (66.409.964) (16,21) - Các khoản giảm trừ 381.263 x 25.008 x 308.776 x (356.255) (93,44) 283.768 1.134,71
2. Doanh thu tài chính 2.683.166 0,90 3.140.919 0,76 2.487.446 0,72 457.753 17,06 (653.473) (20,81) 3. Thu nhập khác 445.750 0,15 433.792 0,10 1.369.112 0,39 (11.958) (2,68) 935.320 215,61
Giai đoạn 2010 – 2012, năm nào cũng có phát sinh khoản giảm giá hàng bán đã cho thấy công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm chưa hiệu quả nên vẫn gây ra tình trạng sản phẩm bị lỗi, kém phẩm chất hoặc không đúng yêu cầu theo hợp đồng bị xuất đi, điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty và cũng là một nhân tố làm giảm doanh thu vì vậy công ty cần có biện pháp để tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất hàng.
Doanh thu hoạt động tài chính: chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng
doanh thu và từ năm 2010 – 2012 tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu luôn giảm. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 đạt 2.683.166 ngàn đồng, chiếm 0,90% trong tổng doanh thu. Đến năm 2011, chỉ tiêu này tăng 17,06% với số tiền tăng thêm là 457.753 ngàn đồng so với năm 2010, nhưng tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu lại giảm xuống còn 0,76% vì tốc độ tăng của nó thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần BH và CCDV (39,37%). Bởi vì cuối năm 2010 công ty có mua cổ phiếu nên sang năm 2011 đã nhận được lãi từ đầu tư cổ phiếu này, cộng thêm lợi nhuận được chia từ liên doanh với công ty Total gas cũng tăng so với năm 2010 và do công ty thu được khoản lớn từ chênh lệch tỷ giá hối đoái nên doanh thu tài chính năm 2011 tăng. Nhưng đến năm 2012, doanh thu hoạt động tài chính giảm 653.473 ngàn đồng, tỷ lệ giảm là 20,81% so với năm 2011 làm tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu giảm xuống còn 0,72%. Trong năm 2012, công ty đã thu hồi khoản đầu tư vào công ty Total gas, từ đó không còn nguồn thu từ hoạt động đầu tư này nữa. Thêm vào đó, tỷ giá trong năm 2012 khá ổn định nên công ty không còn nguồn thu lớn từ khoản chênh lệch tỷ giá như trong năm 2011. Ngoài ra, lãi suất năm 2012 giảm so với năm 2011 nên khoản lãi từ tiền gửi ngân hàng của công ty trong năm 2012 cũng bị giảm sút.
Thu nhập khác: là thu nhập từ các hoạt động bất thường, ngoài hoạt
động sản xuất kinh doanh và khó dự tính trước được nên thường chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng doanh thu. Năm 2010, thu nhập khác là 445.750 ngàn đồng, chiếm 0,15% trong toàn bộ doanh thu của công ty, đây là khoản thu từ bán một số tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị. Đến năm 2011, thu nhập khác giảm 11.958 ngàn đồng, tương ứng giảm 2,68% so với năm 2010, tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu vì vậy cũng giảm xuống chỉ còn 0,1%. Vào năm 2011, công ty không có khoản thu từ bán tài sản cố định như trong năm 2010, mà thu được một khoản nợ khó đòi đã xóa sổ có giá trị thấp hơn giá trị thu được từ bán tài sản cố định trong năm 2010. Sang năm 2012, thu nhập khác lại tăng 935.320 ngàn đồng, tăng 215,61% so với năm 2011 và chiếm 0,39% trong tổng doanh thu. Trong năm 2012 vì đầu tư mua máy móc và
từ đó có nguồn thu lớn từ bán các tài sản này nên đã làm cho chỉ tiêu thu nhập khác trong năm 2012 tăng nhanh so với năm 2011.
Hình 4.1 Biến động cơ cấu doanh thu của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 giai đoạn 2010 – 2012
Trong giai đoạn 2010 – 2012, tổng doanh thu của công ty tăng lên rồi lại giảm xuống và đến 6 tháng đầu năm 2013 thì chỉ tiêu này tiếp tục giảm 56.614.023 ngàn đồng, tương ứng giảm 30,77% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu làm tổng doanh thu giảm là do doanh thu BH và CCDV, khoản mục chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng doanh thu giảm mạnh. Doanh thu tài chính và thu nhập khác lại tăng nhưng bởi 2 chỉ tiêu này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ doanh thu của công ty nên tổng doanh thu vẫn giảm dù hai khoản này tăng. Cụ thể sự biến động của từng khoản mục doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2013 được trình bày ở bảng 4.2 sau đây:
Năm 2010 0,90% 0,15% 98,95% 1- Năm 2011 99,14% 0,76% 0,10% Năm 2012 98,89% 0,39% 0,72%
Doanh thu thuần Doanh thu tài chính Thu nhập khác
Bảng 4.2: Tình hình doanh thu của Công ty TNHH HTV Hải sản 404 qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1. DT thuần BH và CCDV 181.875.840 98,84 123.314.849 96,80 (58.560.991) (32,20) - DT BH và CCDV 181.875.840 x 123.314.849 x (58.560.991) (32,20) - Các khoản giảm trừ - x - x - -
2. Doanh thu tài chính
1.208.714 0,66 1.578.375 1,24 369.661 30,58 3. Thu nhập khác 922.693 0,50 2.500.000 1,96 1.577.307 170,95
Tổng doanh thu 184.007.247 100 127.393.224 100 (56.614.023) (30,77)
Nguồn: Bảng BCKQHĐKD Công ty TNHH HTV Hải Sản 404, 6 tháng đầu năm 2013.
Sáu tháng đầu năm 2013, doanh thu thuần về BH và CCDV đạt 123.314.849 ngàn đồng, chiếm 96,80% trong toàn bộ doanh thu. So với 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tiêu này giảm 58.560.991 ngàn đồng, với tỷ lệ giảm là 32,20%, vì vậy tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu cũng giảm nhẹ (6 tháng đầu năm 2012 là 98,84%). Trong những tháng đầu năm 2013, công ty tiếp tục