CƠ SỞ THANH HÓA- KHOA KINH TẾ ------BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ T
Trang 1CƠ SỞ THANH HÓA- KHOA KINH TẾ
- -BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN MÔI
TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THANH HÓA
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước khi thực hiện bài báo cáo này, em xin phép được gửi lời cảm ơn tớicác thầy cô trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sởThanh Hóa, nhất là các thầy cô khoa Kinh tế đã dạy dỗ em trong thời gian họctập tại trường
Hơn hết là lời cảm ơn tới giảng viên thạc sỹ Nguyễn Thị Phương đãhướng dẫn em trong thời gian thực tập, cô đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em, góp ý
và bổ sung những kiến thức cho chúng em hoàn thành bài báo cáo này
Cùng với sự nhiệt tình tâm huyết của các cô chú, anh chị tại công tyTNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa, nhất là chú NguyễnVăn Thái và chị Đào Thị Mai đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp cho em những
số liệu và tài liệu của công ty Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể cácthành viên trong công ty và chúc công ty ngày càng lớn mạnh
Trong thời gian hoàn thành đề tài này em đã có nhiều sự cố gắng và nổlực nhưng không tránh khỏi sự sai sót Em rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp từ Ban Giám Đốc và Quý Thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Phương
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Thanh Hoá, ngày tháng năm 2012
Giáo viên
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ,BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Môi trường và công trình đô thị
Thanh Hóa 6
Sơ đồ 1.2: Trình tự tổ chức hoạt động của dịch vụ duy trì 10
chăm sóc công viên, cây xanh 10
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm 21
Biểu đồ 2.2: Tài sản ngắn hạn qua 3 năm 22
Biểu đồ 2.3: Vốn bằng tiền qua 3 năm 23
Biểu đồ 2.4: Các khoản phải thu ngắn hạn qua 3 năm 24
Biểu đồ 2.5: Hàng tồn kho qua 3 năm 25
Biểu đồ 2.6: Tài sản dài hạn qua 3 năm 25
Biểu đồ 2.7: Nợ phải trả qua 3 năm 27
Biểu đồ 2.8: Vốn chủ sở hữu qua 3 năm 28
Biểu đồ 2.9: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm 29
Biểu đồ 2.10: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm 30
Biểu đồ 2.11: Giá vốn hàng bán qua 3 năm 31
Biểu đồ 2.12: Doanh thu hoạt động tài chính qua 3 năm 32
Biểu đồ 2.13: Chi phí tài chính qua 3 năm 32
Biểu đồ 2.14: Chi phí quản lý kinh doanh qua 3 năm 33
Biểu đồ 2.15: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh qua 3 năm 34
Biểu đồ 2.16: Tổng lợi nhuận trước thuế qua 3 năm 35
Biểu đồ 2.17: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp qua 3 năm 36
Biểu đồ 2.18: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp qua 3 năm 37
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và nguồn vốn 38
Bảng 2.2: Tỷ số nợ 39
Bảng 2.3: Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt 40
Bảng 2.5: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh 42
Bảng 2.6: Vòng quay hàng tồn kho 44
Bảng 2.7: Vòng quay các khoản phải thu 45
Bảng 2.8: Vòng quay tài sản cố định 48
Bảng 2.9: Vòng quay tổng tài sản 49
Bảng 2.10: Vòng quay vốn chủ sở hữu 50
Bảng 2.11: Tỷ số nợ so với tổng tài sản 51
Bảng 2.12: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 52
Bảng 2.13: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 53
Bảng 2.14: Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản 54
Bảng 2.15: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 55
Trang 6KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
GTGT: Giá trị gia tăng
LĐTL: Lao động tiền lương
MT&CTĐT TH: Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa
NCTT: Nhân công trực tiếp
NVL,CCDC: Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ,BẢNG BIỂU iii
KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT v
MỤC LỤC vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Phạm vi nghiên cứu 2
6 Bố cục đề tài 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THANH HÓA 3
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 3
1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3
1.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÍ VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY 5
1.3.1 Đặc điểm tổ chức quản lí của công ty 5
1.3.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty 8
1.3.3 Lĩnh vực hoạt động và quy trình dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh trong địa bàn thành phố Thanh Hóa tại công ty 8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THANH HÓA 11
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 11
2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của phân tích báo cáo tài chính 11
2.1.1.1.Khái niệm về báo cáo tài chính 11
2.1.1.2.Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính 12
2.1.1.3.Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính 12
2.1.2 Nhiệm vụ, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính 13
Trang 82.1.2.1.Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính 13
2.1.2.2.Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính 13
2.1.3 Tài liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính 14
2.1.3.1.Tài liệu phân tích 14
2.1.3.2.Phương pháp phân tích báo cáo tài chính 15
2.1.4 Phân tích khái quát báo cáo tài chính 16
2.1.4.1 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán 16
2.1.4.2 Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt hoạt động kinh doanh 16
2.1.4.3 Phân tích báo cáo tài chính thông qua các tỷ số 16
2.2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THANH HÓA 20
2.2.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 20
2.2.1.1.Đánh giá về mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 20
2.2.1.2.Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng tài sản 22
2.2.1.3 Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng nguồn vốn 26
2.2.2 Phân tích sự biến động của bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 28
2.2.3 Phân tích các tỷ số tài chính của công ty 37
2.2.3.1 Phân tích khả năng thanh toán 37
2.2.3.2 Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty 43
2.2.3.3 Phân tích tìnhhình và khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty 50
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THANH HÓA 58
3.1 NHẬN XÉT CHUNG 58
3.1.2 Nhận xét chung về công ty 58
3.1.2 Nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty 58
3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 59
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước
ta cùng sự phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nêngay gắt hơn Điều này làm cho các nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng hơnkhi quyết định đầu tư vào một kênh kinh doanh nào đó, và họ mong muốn với sựđầu tư này sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất với doanh thu tốt nhất Vậy để làmđược điều này ngoài việc bỏ nguồn vốn ra các nhà đầu tư, các doanh nghiệpluôn luôn phải tìm hiểu và đưa ra những giải pháp, chiến lược, chính sách đưadoanh nghiệp đến thành công Ngoài các chiến lược, chính sách đưa ra các nhàđầu tư, doanh nghiệp cũng phải xác định và nắm bắt được dòng tiền của mìnhlưu chuyển ra sao Vì vậy các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải có một đội ngũ,
để giúp doanh nghiệp, các nhà đầu tư phân tích tình hình tài chính của doanhnghiệp một cách đầy đủ và đúng đắn Trong quá trình thực tập tại Công tyTNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa, em nhận thấy công tycần phải nắm rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến
tình hình tài chính của mình Do đó em quyết định chọn đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa" để làm bài thực tập tốt nghiệp của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này với mục đích nghiên cứu tình hình tài chính của công
ty thông qua các báo cáo tài chính Trên cơ sở đó đánh giá và đưa ra những giảipháp thích hợp để gia tăng nguồn vốn công ty và nâng cao hơn nữa hoạt độngkinh doanh của công ty
3 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình tài chính của Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình
đô thị Thanh Hóa , bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh
Trang 114 Phương pháp nghiên cứu
Bằng việc áp dụng một số phương pháp khoa học như: phương pháp tạibàn, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích báocáo tài chính của công ty
Đề tài hoàn thành với nội dung 3 chương
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Môi trường và Côngtrình đô thị Thanh Hóa
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH MTV Môitrường và Công trình đô thị Thanh Hóa
Chương 3: Nhận xét và một số kiến nghị về vấn đề tài chính để nâng caohiệu quả hoạt động của công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thịThanh Hóa
Trang 12CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THANH HÓA
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Tên đầy đủ hiện nay: Công ty TNHH Một thành viên môi trường và côngtrình đô thị Thanh hóa
Tên giao dịch: Thanh Hoa uban environment and contructions companyTrụ sở chính: 467 Lê Hoàn - Phường Ngọc Trạo – TP Thanh Hoá
Công ty được thành lập ngày 19 tháng 8/1958 theo Quyết định số
2029/TC-CB của UBND hành chính tỉnh Thanh Hóa Công ty đã trải qua nhiều lần đổi tên
và đã được thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định số: 388/CP củaChính Phủ và Quyết định số: 206 QĐ/UBTH của UBND tỉnh Thanh Hóa ngày10/3/1994 và đổi tên thành Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóatrực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa Tháng 6/1997 UBND tỉnh Thanh Hóa raQuyết định số: 1108 công nhận Công ty Môi trường và Công trình đô thị ThanhHóa là Doanh nghiệp Nhà nước hạng II, hoạt động trong lĩnh vực côngích Thực hiện Quyết định số 81/QĐ-UBND ngày 12/01/2010 của Chủ tịchUBND Tỉnh Thanh Hóa về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành Công
ty TNHH Một thành viên môi trường và công trình đô thị thanh hóa hoạt động
Trang 13theo luật doanh nghiệp 2005, từ ngày 16/6/2010.
Công ty TNHH một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa
có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được mở tài khoản tại Ngân hàng vàKho bạc nhà nước theo quy định của Pháp luật Căn cứ vào điều kiện và nhu cầuphát triển kinh doanh, công ty có thể mở các chi nhánh, văn phòng đại diện theoquy định của pháp luật, sau khi được sự chấp thuận bằng văn bản của chủ sởhữu
Trải qua gần 53 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, công ty TNHHMột thành viên môi trường và công trình đô thị Thanh hóa đã hoạt động tốt vàcống hiến được nhiều thành tựu cho tỉnh Thanh Hóa nói riêng và đất nước nóichung Công ty đã đạt được những thành tích rất đáng tự hào như: Năm 1972được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng III về thànhtích khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại lần thứ nhất; năm 2006 được TổngLiên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng khen tổng kết 10 năm phong trào thiđua Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; năm 2007được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng III Ngoài ra công tycòn đón nhận nhiều bằng khen, giấy khen do các cấp, các ngành khen tặng.Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động của công ty trongnhững năm gần đây
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công tyTNHH Môi trường và CTĐT
(Nguồn phòng kế toán công ty)
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên của công ty ta thấy : Doanh thu thuần năm 2011 tăng 13.511.447.440( đồng )tương ứng 41.3%
so với năm 2010 Doanh thu thuần năm 2012 tăng 2.1.272.696.560 ( đồng )
Trang 14tương ứng 46.02% so với năm 2011.
Doanh thu thuần tăng kéo theo lãi gộp và lãi ròng cũng tăng Lãi gộp năm
2011 tăng 3.300.842.199 ( đồng ) tương ứng 63.5% so với năm 2010 Lãi gộpnăm 2012 tăng 2.070.499.764 ( đồng ) tương ứng 24.4% so với năm 2011.Lãiròng năm 2011 tăng 30.097.747 ( đồng ) tương ứng 1.14% so với năm 2010.Lãi ròng năm 2012 tăng 112.576.207 ( đồng ) tương ứng 4.22% so với năm2010
Như vậy ta thấy các chỉ tiêu của năm sau đầu tăng so với năm trước chứng
tỏ công ty phát triển bền vững
1.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÍ VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.3.1 Đặc điểm tổ chức quản lí của công ty
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, công ty thành lập các phòng, ban phù hợp vớiđiều kiện thực tế kinh doanh của công ty Tùy theo quy mô sản xuất kinh doanhtrong từng thời kỳ để hình thành các đơn vị trực thuộc Công ty Công ty có mộtgiám đốc, hai phó giám đốc, năm phòng ban và mười bốn đơn vị trực thuộc làcác ban quản lý, xí nghiệp, đội Công ty có một chủ tịch, là người nhân danhChủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu công ty đồng thờichịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu và pháp luật về việc thực hiện các quyền vànghĩa vụ được giao
Mô hình tổ chức của công ty được thể hiện ở sơ đồ sau:
Trang 15Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Môi trường và công trình đô thị
Thanh Hóa
Giám đốc: Là người trực tiếp chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, các bộ phận
khác của công ty Giám đốc là người đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ củacông ty trước lãnh đạo công ty và pháp luật Nhà nước Giám đốc công ty thựchiện quyền và các nhiệm vụ sau:
Quản lý hành chính hoạt động hàng ngày của công ty
Giao nhiệm vụ cho các cán bộ và nhân viên của công ty, kiểm tra đôn đốcviệc thực hiện nhiệm vụ được giao
Triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt
Có quyền và trách nhiệm trong việc tuyển chọn và quyết định nhân sự củacông ty đồng thời ký kết hợp đồng lao động với các cán bộ nhân viên của côngty
Ký kết các hợp đồng kinh tế
Phó giám đốc: Hỗ trợ và giúp giám đốc đưa ra các quyết định và chỉ thị
Trang 16Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch về kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho các
đơn vị trực thuộc công ty, cụ thể là các đội, xí nghiệp, ban quản lý
Phòng Quản lý dự án và kinh doanh:
Tham mưu cho ban giám đốc điều hành và quản lí toàn bộ dự án của côngty
Phối hợp với các phòng tổ chức kế toán tài vụ lập tiến độ nhu cầu vốn củacác dự án đề xuất cho ban giám đốc công ty xé duyệt thanh toán theo tiến độ dựán
Trang 17Lưu trữ và quản lý hồ sơ các của các dự án.
1.3.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty
Qua sơ đồ tổ chức của công ty có thể thấy công ty TNHH Môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa có rất nhiều đơn vị trực thuộc hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: xây dựng, dịch vụ môi trường, sữa chữa cơ khí, vận hành và xây lắp điện, quản lý nghĩa trang, sữa chữa duy tu cấp thoát nước
Ở mỗi đơn vị trực thuộc công ty đều có các giám đốc, phó giám đốc phụ trách toàn bộ hoạt động của xí nghiệp hoặc của các xưởng, đội ban.
Điều này đòi hỏi công ty phải có cơ cấu tổ chức kinh doanh chặt chẽ và chuyên nghiệp, đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng và đem lại lợi ích cho các bên có liên quan.
Công ty cũng đã cộng tác và liên kế với các đơn vị hoạt động trong các ngành như xăng dầu, điện lực… Điều này giúp công ty nhận được nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
1.3.3 Lĩnh vực hoạt động và quy trình dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh trong địa bàn thành phố Thanh Hóa tại công ty
Lĩnh vực hoạt động của công ty
Công ty TNHH Một thành viên môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Đại diện chủ sở hữu của công ty là UBND Tỉnh Thanh Hóa Do vậy các hoạt động kinh doanh của công ty đều chịu theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của UBND Tỉnh Thanh Hóa.
Trước ngày 16/6/2010, khi công ty còn là doanh nghiệp Nhà nước, công ty chỉ có
nhiệm vụ là thực hiện các hoạt động công ích mà UBND tỉnh Thanh Hóa giao phó Nhưng kể từ khi công ty chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp TNHH Một thành viên thì công ty còn có thêm các nhiệm vụ khác nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Công ty có 3 nhiệm vụ chính: Nhiệm vụ công ích
Nhiệm vụ xây dựng cơ bản và kinh doanh dịch vụ
Nhiệm vụ quản lý các dự án đầu tư
Công ty có các ngành nghề kinh doanh sau: Dịch vụ thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu; hoạt động quản lý và xử lý nước thải; quản lý, khai thác chăm
Trang 18sóc các công viên, khuôn viên, vườn hoa, cây xanh đô thị; quản lý, khai thác bảo dưỡng hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí thành phố, thiết bị kỹ thuật điện và công nghiệp; quản lý nghĩa trang, nghĩa địa, dịch vụ phục vụ tang lễ; quản lý, duy tu đường giao thông nội thị; sản xuất, cung cấp các sản phẩm thiết bị, phương tiện chuyên dùng phục vụ công tác vệ sinh môi trường, công viên cây xanh, điện chiếu sáng, tang lễ; hoạt động của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề, dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan; xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật đô thị; giám sát thi công các công trình dân dụng, giao thông thủy lợi, san lấp mặt bằng hạ tầng kỹ thuật đô thị công trình điện đến 35 KV; tư vấn đấu thầu, lập dự án đầu tư xây dựng các công trình; thiết kế kiến trúc, thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiêp, tính dự toán, tính đào đắp, san nền; vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng và bằng ô tô loại khác, cho thuê xe có động cơ; kinh doanh xăng dầu, khí đốt và các sản phẩm liên quan; kinh doanh và cung cấp các sản phẩm về cây xanh, hoa cây cảnh, giống cây trồng, xây dựng bồn hoa, vườn hoa, công viên, lâm viên.
Quy trình dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh tại công ty
Khi công ty ký được hợp đồng với UBND Thành phố Thanh Hóa về việc duy trì
và chăm sóc công viên cây xanh trong thành phố, ban giám đốc sẽ chỉ đạo cho các phòng ban trong công ty thực hiện công việc.
Đầu tháng, phòng kế hoạch của công ty sẽ lập kế hoạch và giao xuống cho Xí nghiệp Công viên cây xanh, đơn vị trực thuộc công ty Xí nghiệp nhận bản kế hoạch sản xuất trong tháng và từ đó triển khai các công việc cụ thể cho các tổ trong Xí nghiệp Xí nghiệp có 11 tổ( được thể hiện trong sơ đồ 1.2- trang 10)
Để hoàn thành dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh cần thực hiện song song và thường nhật các công việc: duy trì thảm cỏ; duy trì cây trang trí; duy trì cây bóng mát; duy trì vệ sinh công viên; bảo vệ và trông coi công viên, cây xanh.
Cuối mỗi tháng, nhân viên thống kê và cán bộ kỹ thuật của xí nghiệp sẽ tổng hợp, kiểm nghiệm khối lượng công việc đã thực hiện trong tháng và tập hợp chứng từ gửi lên phòng kế toán của công ty để hạch toán và tính giá thành dịch vụ.
Trang 19Sơ đồ 1.2: Trình tự tổ chức hoạt động của dịch vụ duy trì
chăm sóc công viên, cây xanh
Xí nghiệp Công viên cây
Tổ sản xuất Hội An
Tổ sản xuất Lam Sơn
Tổ bảo
vệ Lam Sơn
Tổ bảo
vệ công viên Hội An
Tổ nhà tưởng niệm Bác Hồ
Tổ 1A
Tổ Nghĩa trang Hàm Rồng
Tổ
vệ sinh
Tổ duy trì cây xanh đường phốPhòng kế toán Phòng kế hoạch
Trang 20CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ
THỊ THANH HÓA
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của phân tích báo cáo tài chính
2.1.1.1.Khái niệm về báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là báo cáo một cách tổng hợp và trình bày một cáchtổng quát, toàn diện tìnhhình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quảhoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán Báo cáo tàichính còn phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báocáo tài chính của doanh nghiệp
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình thu thập thông tin xem xét, đốichiếu, so sánh số liệu về tìnhhình tài chính hiện hành và quá khứ của công ty,giữa đơn vị và chỉ tiêu bình quân nghành Để từ đó có thể xác định được thựctrạng tài chính và tiên đoán cho tương lai về xu hướng tiềm năng kinh tế củacông ty nhằm xác lập một giải pháp kinh tế, điều hành, quản lý khai thác có hiệuquả, để được lợi nhuận như mong muốn
Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất
cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai Do đó, người ta sử dụngcác công cụ và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánhgiá có căn cứ về tìnhhình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tíchtìnhhình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khảnăng của những sự cố kinh tế trong tương lai
Xuất phát từ các yêu cầu cần thiết trên, hệ thống báo cáo tài chính banhành theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 do Bộ Tài chính banhành quy định chế độ kế toán tài chính định kỳ bắt buộc doanh nghiệp phải lập
và nộp, kèm theo các văn bản, Thông tư, Chuẩn mực bổ sung đến Thông tư20/2006/TT-BTC, Thông tư 21/2006/TT- BTC ngày 20/03/2006, Hệ thống báo
Trang 21cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02-DN
- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03-DN
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09-DN
2.1.1.2.Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính
Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ
sở hữu, người cho vay, nhà đầu tư, ban lănh đạo công ty Để họ có những quyếtđịnh đúng đắn trong tương lai để đạt được hiệu quả cao nhất về tìnhhình thực tếcủa doanh nghiệp
Đánh giá đúng thực trạng của công ty trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản,mật độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có tìm ra sự tồn tại vànguyên nhân của sự tồn tại đó để có biện pháp phù hợp trong kỳ dự đoán.Để cónhững chính sách điều chỉnh thích hợp nhằm đạt dược mục tiêu mà công ty đăđặt ra
Cung cấp thông tin về tìnhhình huy động vốn, chính sách vay nợ, mật độ
sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mục đích làm gia tăng lợinuận trong tương lai Kết quả phân tích tài chính phục vụ cho những mục đíchkhác nhau, của nhiều đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính
2.1.1.3.Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính
Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: mối quantâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồntại và phát triển doanh nghiệp Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quantâm đến các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm nâng cao chất lượng sảnphẩm, đóng góp phúc lợi xă hội, bảo vệ môi trường v.v Điều đó chỉ thực hiệnđược khi kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ nần
Đối với các chủ ngân hàng, những người cho vay, mối quan tâm của họchủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp VÌ vậy, quan tâm đến báocáo tài chính của doanh nghiệp họ đặc biệt chú ư đến số lượng tiền tạo ra và các
Trang 22tài sản có thể chuyển đối nhanh thành tiền Ngoài ra, họ còn quan tâm đến sốlượng vốn của chủ sở hữu để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay có thể và
sẽ được thanh toán khi đến hạng
Đối với các nhà đầu tư, sự quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như rủi
ro, thời gian hoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn v.v Vì vậy
họ đều đến báo cáo tài chính là để tìm hiểu những thông tin về điều kiện tàichính, tìnhhình hoạt động, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời hiện tại vàtương lai…
Đối với nhà cung cấp họ phải quyết định xem có cho phép doanh nghiệpsắp tới có được mua hàng chịu hay không VÌ vậy họ phải biết được khả năngthanh toán của doanh nghiệp hiện tại và thời gian sắp tới
Đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, các cổ đông, ngườilao động v.v mối quan tâm cũng giống như các đối tượng kể trên ở góc độ nàyhay góc độ khác
Mối quan tâm của các đối tượng cũng như các quyết định của từng đốitượng chỉ phù hợp và được đáp ứng khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính
2.1.2 Nhiệm vụ, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính
2.1.2.1.Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là trách nhiệm nghĩa vụ đối với cácnhà quản trị, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước mà còn là mang một nhiệm vụ quantrọng đối với chính phủ nước nhà.Trong xu thế cạnh tranh ngày nay đòi hỏi cácdoanh nghiệp, các nhà quản trị, các nhà lănh đạo cần phải quan tâm nhiều hơntới cộng đồng xă hội nó còn là một sự thể hiện quan tâm tới cộng đồng xă hội,thể hiện sự minh bạch công khai trong kinh doanh tạo ra một thị trường kinhdoanh lành mạnh công bằng
2.1.2.2.Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính
Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm
để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng cáccông cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu
Trang 23tài chính trong báo cáo Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phântích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọcthông tin từ các dữ liệu ban đầu.
Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc raquyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý choviệc dự đoán tương lai Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tíchtài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai Do đó,người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắngđưa ra đánh giá có căn cứ về tìnhhình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phântích tìnhhình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khảnăng của những sự cố kinh tế trong tương lai
2.1.3 Tài liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính.
2.1.3.1.Tài liệu phân tích
Tài liệu được sử dụng phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
+ Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một phương pháp kế toán, là một báocáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thànhnên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) là báo cáo tàichính phản ánh tổng quát tìnhhình và kết quả kinh doanh cũng như tìnhhình thựchiện trách nhiệm, nghĩa vụ như doanh nghiệp đối với nhà nước về các khoảnthuế, phí, lệ phí v.v trong một kỳ báo cáo
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là báo cáo tài chính phản ánh việc
Trang 24hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.Thông tin phản ánh trong bảng cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin có
cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra tiền và việc sử dụng những khoản tiền đă tạo
ra trong các hoạt động của doanh nghiệp
+ Thuyết minh báo cáo tài chính:
Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC) là một báo cáo tổng hợp được
sử dụng để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tàichính khác chưa trình bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể được
2.1.3.2.Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Đối với công ty khi áp dụng các phương pháp phân tích báo cáo tài chínhchủ yếu tập trung vào các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính Để thực hiệnđuợc điều này, thì việc phân tích báo cáo tài chính một cách cụ thể và rõ nét theonhững phương pháp sau:
Thiết lập các báo cáo tài chính khi phân tích theo dạng so sánh theo chiềungang, theo chiều dọc để có thể đánh giá một cách tổng quan về sự tăng giảmhay tốc độ thay đổi của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính công ty cần phân tich
Đánh giá, so sánh các tỷ lệ tài chính khi đă phân tích, chỉ ra sự bién độngcủa các tỷ số theo thời gian, so sánh sự thay đổi giữa các kỳ khác nhau như thếnào, tốc độ biến động cao hay thấp
Thiết lập các dăy số theo thời gian tuỳ theo quy mô phân tích, kế quảphân tích có thể minh hoạ trên đồ thị để đưa ra được các dự báo cần thiết giúpcho việc đưa ra các quyết định quản trị
Thiết lập các mối quan hệ dự báo về các chỉ số tài chính, chỉ ra mối liênquan giữa chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và các báo cáo tài chính dự toán để cóquyết định phù hợp nhằm đạt được mục đích kinh doanh của công ty
Tóm lại, phương pháp báo cáo tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa
ra các quyết định phù hợp hơn trong tiến trình quản lý của mình và cũng hoàntoàn tương tự với việc quản trị các công ty
Trang 25Các chỉ tiêu dùng trong phân tích báo cáo tài chính:
-Phân tích tìnhhình tài sản và nguồn vốn:
- Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Phân tích các chỉ số tài chính
2.1.4 Phân tích khái quát báo cáo tài chính
2.1.4.1 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán
Phân tích bảng cân đối kế toán là phân tích sự biến động của tài sản vànguồn vốn Bên cạnh đó phân tích các nhân tố tác động đến ảnh hưởng tài sản
và nguồn vốn Từ đó đưa ra những biện pháp để cân đối tài sản và nguồn vốn,đảm bảo kinh doanh hiệu quả
2.1.4.2 Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt hoạt động kinh doanh
Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phân tích các nhân tốnhư: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vu, giá vốn hàng bán, doanh thuthuần về bán hàng và cungc ấp dịch vu, doanh thu hoạt động tài chính, lợi nhuậngộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế qua các năm
Từ đó đưa ra những nhận xét chung đồng thời tìm ra phương pháp hoạt độnghiệu quả
2.1.4.3 Phân tích báo cáo tài chính thông qua các tỷ số
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Phân tích các khoản phải thu
Khái Niệm: Phân tích khoản phải thu của công ty là một quá trình so
sánh các khoản mục đầu năm và các khoản mục cuối năm, tư đó đánh giátìnhhình tài chính của công ty
Công thức:
Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và nguồn vốn =
Các khoản phải thu Tổng nguồn vốn
Phân tích các khoản phải trả
Khái Niệm: Phân tích các Khoản phải trả là quá trình so sánh các khoản
nợ phải trả với Tổng nguồn vốn của công ty, so sánh các khoản đầu năm và cuối
Trang 26năm, để thấy được mức độ ảnh hưởng đến tìnhhình tài chính của công ty
Công thức:
Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền
Khái Niệm: Tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty là tỷ số đo lường số
tiền mặt hiên tại của công ty có đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trảcủa công ty Số tiền này còn cho thấy lượnglưu trữ tiền mặt của công ty tới đâu
Phân tích khả năng thanh toán hiện thời
Khái Niệm: Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản của công ty có đủ
trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn
Phân tích khả năng thanh toán nhanh
Khái niệm: Khả năng thanh toán nhanh cho thấy khả năng thanh toán
thực sự của công ty trước những khoản nợ ngắn hạn
Công thức:
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Tiền + khoản phải thu
Nợ ngắn hạn
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
Vòng quay hàng tồn kho
Khái niệm:Vòng quay hàng tồn kho phản ánh mỗi quan hệ giữa hàng tồn
kho và giá vốn hàng bán.trong một năm.và qua đây cũng biết được số ngàyhàng tồn kho
Trang 27Công thức:
Vòng quay hàng tồn
Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho trung
bình
Trong đó: Hàng tồn kho trung bình= (hàng tồn kho trong báo cáo nămtrước+ hàng tồn kho năm nay)/2
Vòng quay các khoản phải thu
Khái Niệm:Vòng quay khoản phải thu dùng để do lường tính thanh
khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của công ty
Công thức:
Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh số thuần hàng năm Các khoản phải thu trung bình
Trong đó: Các khoản phải thu trung bình= (các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2
Kỳ thu tiền bình quân DSO ( Day Sale of Outtanding) là số ngày của một
vòng quay khoản phải thu
Công thức:
Kỳ thu tiền bình
360 vòng quay các khoản phải
thu
Vòng quay tài sản cố định
Khái Niệm:Vòng quay tài sản cố định đo lường mức vốn cần thiết phải
đầu tư vào tài sản cố định để có được một đồng doanh thu
Công thức:
Vòng quay tài sản cố định =
Doanh thu thuần Bình quân giá trị tài sản cố định
Trong đó: Bình quân giá trị tài sản cố định = ( tài sản cố định năm trước +tài sản cố định năm nay)/2
Trang 28Vòng quay vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu hữu ích để phân tích khía cạnh tài
chính của doanh nghiệp, phản ánh hiệu qảu sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo radoanh thu
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Khái Niệm: Tỷ số nợ trên tổng tài sản là nhằm đo lường mức độ sử dụng
nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản
Công thức:
Tỷ số nợ trên
tổng tài sản =
Tổng nợ Tổng tài sản
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Khái Niệm: Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu
Trang 29nhằm cho biết đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận để đạt đượcchiến lược kinh doanh của mình.
Công Thức:
Tỷ số lợi nhuận
trên doanh thu =
Lợi nhuận ròng Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản
Khái Niệm: Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản của
công ty hay còn gọi là tỷ suất sinh lợi căn bản là nhằm đánh giá khả năng sinhlợi căn bản của công ty
Công Thức:
Tỷ số lợi nhuận trước
thuế và lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế và lãi
so với tổng tài sản
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản
Khái Niệm: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản dùng để đo lường khả
năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty
Công thức:
Tỷ số lợi nhuận ròng
trên tổng tài sản =
Lợi nhuận ròng Tổng tài sản
2.2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THANH HÓA
2.2.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
2.2.1.1.Đánh giá về mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Đối với một doanh nghiệp khi lên bảng báo cáo tài chính phải đảm bảo
nguyên tắc chung là: Tổng tài sản= Tổng nguồn vốn.
Trong bảng cân đối kế toán theo tài sản thì tài sản nào có tính thanh khoảncao, thì sẽ được báo cáo trước, hay nói cách khác là tài sản được xếp theo thứ tựthanh khoản giảm dần Còn về phần nguồn vốn thì nguồn vốn nào đến hạn trước
Trang 30sẽ được báo cáo trước Như khi ta nhìn trên bảng báo cân đối kế toán ta thấyphần nguồn vốn thì phần Nợ phải trả sẽ được báo cáo trước sau đó mới tớinguồn vốn chủ sở hữu Nhìn vào bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH MTVMôi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa ta thấy rằng:
Tổng tài sản = tổng nguồn vốn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
102.940.435.712 123.836.606.181 134.120.374.220
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm
Dựa vào đồ thị ta nhận thấy tồng tài sản và tổng nguồn vố có nhiều sựbiến động Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là208.961.704 đồng tương ứng với 16% Qua năm 2012, tình hình tài sản và nguồnvốn của công ty tăng lên 102.837.681 đồng, tương ứng với 8,3% Năm 2012công ty đă đi vào hoạt động bền vững hơn Do đó tình hình tài sản và nguồn vốncủa công ty tăng hơn so với năm 2011 Đến năm 2012, tình hình kinh tế củacông ty tăng lên hơn so với năm 2011
2.2.1.2.Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng tài sản
Nhìn vào bảng cân đối kế toán phần Tổng tài sản thì gồm có 2 phần tác
Trang 31động đến Tổng tài sản: Phần 1- Tài sản ngắn hạn
Phần 2 – Tài sản dài hạnĐây là 2 phần chính quyết định đến sự tăng giảm của Tổng tài sản
Phân tích sự biến động của tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là tài sản có tính thanh khoản nhanh và được ưu tiêntrước trong bảng cân đối kế toán trong phần tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
82.234.582.069 99.711.117.958 97.347.952.019
Biểu đồ 2.2: Tài sản ngắn hạn qua 3 năm
Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2011 tăng so với năm 2010 là1.747.653.589 đồng, tương ứng 17% Qua năm 2012 tài sản ngắn hạn đă giảm
đi 2.363.165.940 đồng, tương ứng với 2.4% Tài sản ngắn hạn thay đổi do cácyếu tố sau:
Vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1.850.304.317 1.609.490.874 513.232.282
Trang 32Biểu đồ 2.3: Vốn bằng tiền qua 3 năm
Dựa vào đồ thị thì đễ dàng nhận thấy được vốn bằng tiền của công tygiảm dần qua các năm Đặc biệt năm 2012 vốn bằng tiền đă giảm mạnh, giảm1.096.258.592 đồng, tương ứng 68% Sự giảm xuống như vậy là xấu bởi vì nó sẽlàm cho khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty giảm xuống, làm giảmtính hiệu quả vốn Bên cạnh đó sự giảm xuống như vậy làm cho lượng tiền mặt
và tiền gửi ngân hàng giảm Vì thế công ty cần phải tăng lượng tiền mặt dự trữlên và điều tiết một cách hợp lí
Trang 33Các khoản phải thu ngắn hạn.
Các khoản phải thu ngắn hạn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
10.276.472.101 23.175.310.506 29.639.656.608
Biểu đồ 2.4: Các khoản phải thu ngắn hạn qua 3 năm
Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 tăng128.988.384 đồng, tương ứng 55,6% Đến năm 2012 các khoản phải thu ngắnhạn tăng lên 6.464.346.100 đồng, tương ứng 21,8% Việc tăng các khoản phảithu ngắn hạn cho thấy rằng khả năng thu hồi vốn của công ty là tốt Công ty phảigiữ mức tăng sẽ rất tốt
Hàng tồn kho.
Hàng tồn kho Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
70.547.635.167 73.507.278.907 61.479.180.199
Trang 34Biểu đồ 2.5: Hàng tồn kho qua 3 năm
Lượng hàng tồn kho năm 2011 tăng 2.959.643.740 đồng ứng với 4% sovới năm 2010, sang năm 2012 hàng tồn kho đă giảm 1.202.809.871 đồng ứngvới 19,5% Hàng tồn kho là nhân tố tác động đến sự tăng giảm tài sản ngắn hạn.Năm 2011 hàng tồn kho tăng lên do công ty đang dự trữ hàng hóa để cung cấpcho họa động ở công ty con
Phân tích sự biến động của tài sản dài hạn.
Tài sản dài hạn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
20.705.853.643 24.125.488.223 36.772.422.201
Biểu đồ 2.6: Tài sản dài hạn qua 3 năm
Tài sản dài hạn là tài sản gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tư, cáckhoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác Qua bảng phân tích ta thấy
Trang 35rằng Tài sản dài hạn của công ty năm 2011 tăng 419.634.580 đồng ứng với2,03% so với năm 2010, sang năm 2012 tài sản dài hạn của công ty lại tăng lên1.264.693.398 đồng ứng với 5,24% so với năm 2011
2.2.1.3 Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng nguồn vốn
Nguồn vốn của công ty là một vấn đề không chỉ các chủ doanh nghiệpquan tâm mà còn là vấn đề của các chủ đầu tư quan tâm tới, ngoài ra nguồn vốncòn cho biết tình hình và khả năng huy động vốn, sử dụng vốn và thấy được tàichính của công ty Thông qua bảng cân đối kế oán qua các năm thì ta nhận thấynguồn vốn của công ty có sự giảm sút Vì vậy cần phân tích các chỉ tiêu tácđộng đến nguồn vốn đồng thời có biện pháp khắc phục và tăng nguồn vốn côngty
Phân tích sự biến động của nợ phải trả
Là khoản nợ gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Vậy muốn biết được khảnăng chi trả của công ty ta sẽ đi so sánh khoản nợ phải trả với tổng nguồn vốncủa doanh nghiệp Để thấy được mức độ ảnh hưởng của khoản nợ phải trả đếntổng nguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn như thế nào đến công ty Và qua
đó thấy được khả năng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hay không? Hay nói cáchkhác là qua sự phân tích sẽ giúp ta thấy rõ hơn về khả năng sử dụng “ òn bẩy tài chính” đ̣òn bẩy tài chính”
có đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không?
Nợ phải trả Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
87.307.669.722 92.597.216.356 90.129.609.540