Bài tập lớn luật lao động việt nam
Trang 1MỤC LỤC
ĐỀ SỐ 5 2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
Câu 1: Những điểm mới về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích trong BLLĐ 2012 3
Câu 2 9
a Hiện tượng sau có phải đình công không? Tại sao? 9
b Bình luận về tính hợp pháp của một cuộc đình công xảy ra vào năm 2013 10
DANH SÁCH MỤC LỤC THAM KHẢO 11
Trang 2ĐỀ SỐ 5 Câu 1
Nêu những điểm mới về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích trong BLLĐ 2012 so với Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 (4 điểm)
Câu 2.
Ngày 15/08/2013 tại phân xưởng X của công ty giày da TH có xảy ra vụ ngừng việc tập thể Nguyên nhân là do khi đến công ty làm việc, công nhân nhận được thông báo của giám đốc về việc giảm tiền ăn giữa ca do công ty đang làm ăn thua lỗ Không ai bảo ai, tất cả lao động trong phân xưởng đều ngừng làm việc một số lao động đứng tán gẫu, một số ra căng tin uống nước, một số lên gặp chủ tịch công đoàn để phản ánh
Hiện tượng trên có phải đình công không? Tại sao? (2 điểm)
2 Nêu một vụ việc đình công xảy ra vào năm 2013 và bình luận về tính hợp pháp của cuộc đình công đó (4 điểm)
Trang 3GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÂU 1: Những điểm mới về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích trong BLLĐ 2012
Trong Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006, toàn bộ vấn đề giải quyết tranh chấp lao động được quy định tại chương XIV, gồm 5 Mục, 41 Điều; Mục 3 quy định riêng về giải quyết tranh chấp lao động tập thể gồm 8 Điều
Trong BLLĐ 2012, toàn bộ vấn đề giải quyết tranh chấp lao động vẫn được đề tại tại chương XIV, gồm 5 Mục, 41 Điều; tuy nhiên nội dung và số lượng của nhiều điều khoản đã được thay đổi, riêng phần giải quyết tranh chấp lao động tập thể nay thu gọn lại gồm 6 Điều
Một điều chú ý khác là các điều khoản trong BLLĐ 2012 đã được đặt tiêu đề
để tiện theo dõi và tra cứu Đây là một điểm mới về hình thức so với Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006
* Về khái niệm.
Nếu như trong Bộ luật cũ, khái niệm tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được sắp xếp cùng với chương tranh chấp lao động, thì đến bộ luật mới 2012 đã được
hệ thống hóa lại theo hướng đưa các phần định nghĩa lên chương đầu tiên quy định chung Cách sắp xếp này khoa học và phù hợp hơn cùng kiểu kết cấu với rất nhiều bộ luật hiện nay
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động
Trang 4Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc
tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động (Khoản 9, Điều 3,Chương I: Quy định chung)
Về bản chất, khái niệm của BLLĐ 2012 không hề thay đổi về mặt ý nghĩa, tuy nhiên có thể thấy khái niệm mới này sử dụng ngôn từ gọn gàng, súc tích và chính xác hơn so với khái niệm cũ
* Dưới đây là bảng so sánh về các quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (chỉ trích dẫn các điều khoản liên quan)
THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ
Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 BLLĐ 2012
Điều 168
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
1 Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải
viên lao động;
2 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp huyện);
3 Toà án nhân dân.
Điều 169
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
1 Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải
viên lao động;
2 Hội đồng trọng tài lao động.
Điều 170
Điều 203 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể
1 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
a) Hoà giải viên lao động;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp huyện).
c) Toà án nhân dân.
2 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
a) Hoà giải viên lao động;
b) Hội đồng trọng tài lao động.
Điều 204 Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại cơ sở
1 Trình tự hoà giải tranh chấp lao động tập thể được thực hiện theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật này Biên bản hòa giải phải nêu rõ loại tranh chấp lao động tập thể.
2 Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong
Trang 51 Việc lựa chọn Hội đồng hoà giải lao động cơ sở
hoặc hoà giải viên lao động giải quyết tranh chấp
lao động tập thể do tập thể lao động và người sử
dụng lao động quyết định.
Trình tự hoà giải tranh chấp lao động tập thể được
thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều 165a của Bộ luật này.
Trường hợp hoà giải không thành thì trong biên
bản phải nêu rõ loại tranh chấp lao động tập thể.
2 Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc hết
thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều
165a của Bộ luật này mà Hội đồng hoà giải lao
động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động không tiến
hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu
cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết
đối với trường hợp tranh chấp lao động tập thể về
quyền hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động
giải quyết đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi
ích
Điều 171
Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hoà giải vụ
tranh chấp lao động tập thể về lợi ích theo quy định
sau đây:
1 Thời hạn hoà giải là không quá bảy ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải;
2 Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động tập
thể về lợi ích phải có mặt đại diện có thẩm quyền
của hai bên tranh chấp Trường hợp cần thiết, Hội
đồng trọng tài lao động mời đại diện công đoàn cấp
trên của công đoàn cơ sở và đại diện cơ quan, tổ
chức hữu quan tham dự phiên họp.
Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án hoà
giải để hai bên xem xét.
Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải
thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà
giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của
Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động.
Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi
trong biên bản hoà giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án
biên bản hòa giải thành thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết;
b) Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.
3 Trong trường hợp hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì
các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện giải quyết
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác định loại tranh chấp về quyền hoặc lợi ích
Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về quyền thì tiến hành giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và Điều 205 của Bộ luật này Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì hướng dẫn ngay các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 206 Giải quyết tranh chấp lao động tập thể
về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động
1 Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết, Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc việc hòa giải.
2 Tại phiên họp của Hội đồng trọng tài lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp.
Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm hỗ trợ các bên tự thương lượng, trường hợp hai bên không thương lượng được thì Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án để hai bên xem xét.
Trong trường hợp hai bên tự thỏa thuận được hoặc chấp nhận phương án hòa giải thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải thành đồng thời
ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên Trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà
Trang 6hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập
hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có
lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động
lập biên bản hoà giải không thành, có chữ ký của
bên tranh chấp có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội
đồng trọng tài lao động.
Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải
không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp
trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ ngày lập
biên bản;
3 Trường hợp Hội đồng trọng tài lao động hoà giải
không thành hoặc hết thời hạn giải quyết quy định
tại khoản 1 Điều này mà Hội đồng trọng tài lao
động không tiến hành hoà giải thì tập thể lao động
có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
Điều 171a
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động
tập thể là một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà
mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của
mình bị vi phạm.
giải không thành
Biên bản có chữ ký của các bên có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động.
Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản
3 Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
Điều 207 Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
+ Về cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
Quy định về Hội đồng hoà giải cơ sở trong BLLĐ sửa đổi 2006 đã bị bỏ và được thay bằng Hoà giải viên lao động cấp huyện Điều này xuất phát từ thực tế
nhiều doanh nghiệp chưa thành lập được công đoàn thì sẽ không thành lập được Hội đồng hòa giải lao động cơ sở Mặt khác, nơi có Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, thì phần lớn hoạt động không hiệu quả
Cả luật 2006 và 2012 đều quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể cho Hội đồng trọng tài lao động (HĐTTLĐ) tuy nhiên quy định về hội đồng này đã được thay đổi
Trang 7Điều 164
1 Hội đồng trọng tài lao động do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) thành lập, gồm các thành viên chuyên trách và kiêm nhiệm là đại diện của cơ quan lao động, công đoàn, người sử dụng lao động và đại diện của Hội luật gia hoặc là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động ở địa phương.
2 Số lượng thành viên của Hội đồng trọng tài lao động là số lẻ và không quá bảy người Chủ tịch và Thư ký Hội đồng là đại diện của cơ quan lao động cấp tỉnh
3 Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là ba năm.
4 Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hoà giải các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích quy định tại khoản 3 Điều 157 và tranh chấp lao động tập thể quy định tại Điều 175 của Bộ luật này
5 Hội đồng trọng tài lao động quyết định phương án hoà giải theo nguyên tắc đa số, bằng cách
bỏ phiếu.
6 Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.( Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006)
Điều 199 Hội đồng trọng tài lao động
1 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động Hội đồng trọng tài lao động gồm Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước
về lao động, thư ký Hội đồng và các thành viên là đại diện công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động Số lượng thành viên Hội đồng trọng tài lao động là số lẻ và không quá
07 người
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động có thể mời đại diện cơ quan,
tổ chức có liên quan, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động ở địa phương.
2 Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hoà giải các tranh chấp lao động tập thể sau đây:
a) Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích;
b)Tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại các đơn vị sử dụng lao động không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
3 Hội đồng trọng tài lao động quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín.
4 Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng trọng tài
lao động.(BLLĐ 2012)
Theo luật mới 2012 HĐTTLĐ sẽ do chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trong khi đó Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 là do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Mặt khác thành phần tham gia HĐTTLĐ của luật mới thể hiện rất rõ cơ chế ba bên gồm Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về lao động (bên Nhà nước), thư ký Hội đồng và các thành viên là đại diện công đoàn cấp tỉnh (bên đại diện người lao động), tổ chức đại diện người sử dụng lao động Trong trường hợp cần thiết, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động ở địa phương sẽ được mời tham gia Theo Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 cơ chế ba bên này có phần mờ nhạt hơn khi quy định HĐTTLĐ gồm các thành viên chuyên
Trang 8trách và kiêm nhiệm là đại diện của cơ quan lao động, công đoàn, người sử dụng lao động và đại diện của Hội luật gia hoặc là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan
hệ lao động ở địa phương (trong mọi trường hợp.)
Quy định về Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động đã bị bỏ và việc quyết định bằng hình thức “bỏ phiếu kín” được quy định rõ ràng (Luật sửa đổi bổ sung 2006 chỉ quy định chung là “hình thức bỏ phiếu”)
+ Về trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại cơ sở
Trong BLLĐ 2012 có một bổ sung hợp lý tại quy định: “Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Cả 2 bộ luật đều quy định trình tự hòa giải tranh chấp lao động tập thể giống với tranh chấp lao động cá nhân Tuy nhiên BLLĐ 2012 đã bổ sung trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc xác định loại tranh chấp lao động tập thể
là về quyền hoặc lợi ích trong trường nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp tập thể
và trách nhiệm hướng dẫn các bên đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
+ Về việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động
Trong BLLĐ 2012 HĐTTLĐ có trách nhiệm hỗ trợ các bên tự thương lượng, trường hợp hai bên không thương lượng được thì Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án để hai bên xem xét Trong khi đó Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 quy định HĐTTLĐ đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét ngay Như vậy theo luật sửa đổi theo hướng, tôn trọng quyền tự thương lượng, khuyến khích tự thương lượng của các bên
Trang 9Thêm vào đó, BLLĐ 2012 đặt ra cả trường hợp khi một bên không thực hiện cam kết đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công (Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 không đặt ra trường hợp này.)
+ Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
Theo BLLĐ 2012, chỉ quy định thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động tập thể
về quyền là 1 năm Trong khi đó, luật sửa đổi bố sung BLLĐ 2006 quy định thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể là 1 năm
Tóm lại, BLLĐ 2012 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng quy định cụ thể
và rõ ràng hơn rất nhiều so với luật cũ, về cơ bản đã đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể thiết lập quan hệ lao động Tuy nhiên tính hiệu quả hay những khiếm khuyết của bộ luật mới này qua thời gian mới được kiểm nghiệm
rõ
CÂU 2
a Hiện tượng sau có phải đình công không? Tại sao?
Hiện tượng trong tình huống nêu ra không phải là đình công
Theo Điều 209, BLLĐ 2012, “Đình công là sự ngưng việc tạm thời, tự nguyện
và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.”
Dựa vào khái niệm này, có thể thấy nhận dạng đình công phải dựa vào những dấu hiệu cơ bản sau đây:
+ Đình công là sự phản ứng của những người lao động thông qua hành vi ngừng việc tạm thời của nhiều người lao động
Trang 10Đây là dấu hiệu cơ bản nhất của hiện tượng đình công Đó là sự phản ứng của người lao động bằng cách không làm việc, không xin phép, trong khi biết trước là người sử dụng lao động không đồng ý
Xét tình huống, ngày 15/08/2013 tại phân xưởng X của công ty giày da TH có xảy ra vụ ngừng việc tập thể Không ai bảo ai, tất cả lao động trong phân xưởng đều ngừng làm việc Như vậy việc ngừng việc tập thể của tất cả lao động tại phân xưởng này thỏa mãn dấu hiệu thứ nhất của đình công
+ Đình công phải có sự tự nguyện của người lao động
Đây là dấu hiệu về mặt ý chí của người lao động, kể cả người lãnh đạo và tham gia đình công, thể hiện ở việc họ được quyền quyết định và tự ý quyết định ngừng việc
Từ tình huống, ta nhận thấy ngay, công nhân phân xưởng X thỏa mãn dấu hiệu này, tức là họ tự mình quyết định ngừng việc, không bị người khác bắt buộc hay cưỡng ép ngừng việc
+ Đình công là hiện tượng phản ứng có tính tập thể được tiến hành bởi những người lao động
Tính tập thể là dấu hiệu không thể thiếu luôn gắn với hiện tượng đình công Hành vi ngừng việc được thực hiện bởi tập thể lao động, là nhóm người có cùng động
cơ và mục đích hoạt động, phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả trong quá trình đình công nhằm mục đích gây sức ép Tính tập thể phải được biểu hiện qua cả các yếu tố định tính và định lượng Tức là, về phạm vi tập thể lao động tiến hành đình công có thể là toàn bộ, đa số hoặc một số lượng lớn lao động trong bộ phận cơ cấu doanh nghiệp nếu chỉ có một vài, một số người lao động hoặc một nhóm nhỏ ngừng việc thì không thể gọi đó là sự ngừng việc của tập thể lao động Mặt khác tính tập thể còn được thể hiện ở ý chí, hành động và mục đích của của người lao động