Hành vi của M và N ban đầu đã có cấu thành tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 vì trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, bí mật trốn tránh sự phát hiện
Trang 1TÌNH HUỐNG
M và N rủ nhau trộm cắp tài sản tại nhà của K Hai tên đợi cho K
đi làm rồi bí mật cắt khóa mở cửa Sau khi lọt vào nhà, M và N chia nhau
đi các phòng tìm kiếm tài sản M phá tủ và lấy được 10 triệu đồng N sang một phòng khác bất ngờ gặp P ( là người nhà của K mới ở quê lên chơi nhưng M và N không biết) P chưa kịp phản ứng gì đã bị N dùng một tay bịt chặt mồm và tay kia với bình hoa bằng thủy tinh phang mạnh vào đầu Sau khi P ngã ra, N còn tiếp tục dùng chiếc bình đó phang thêm vào đầu P mấy nhát cho đến khi P bất động Sau đó P chết, N lấy 1 điện thoại di động ( trị giá 5 triệu đồng) giấu vào người rồi điềm nhiên quay ra như không có chuyện gì xảy ra Hành vi của N đã cấu thành tội giết người
và tội cướp tài sản M không hề biết gì về hành vi đã thực hiện của N
Hỏi:
1 M phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người và tội cướp tài
sản do N thực hiện không? Tại sao?
2 Giả sử M, N chưa kịp ra khỏi nhà K đã bị phát hiện và bắt giữ thì
hành vi phạm tội của M và N dừng lại ở giai đoạn nào?
3 Xác định lỗi của N đối với hành vi gây thiệt hại cho tính mạng
của P
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Với xu thế quốc hoá ngày càng cao của các nước trên thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO sau 11 năm phấn đấu và trưởng thành Điều đó cho thấy rằng trong sự vận động không ngừng của thời đại Việt Nam đã không còn nằm trong vị thế cô lập, đối trọng mà trở thành đồng minh quan trọng của các quốc gia trên thế giới trong mọi lĩnh vực Song song với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm gần đây Việt Nam được đánh giá là Quốc gia có tình hình kinh tế chính trị ổn định nhất Cơ hội luôn đi đôi với thách thức Việc hội nhập dẫn đến những thách thức mới tiềm tàng mà chúng ta chưa thể nhân biết được kịp thờ Hàng loạt các loại tội phạm có tính chất nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội đã diễn ra ngày càng phổ biến: trộm cắp, ma tuý, mại dâm… Trong đó tội “trộm cắp tài sản” ( Điều 138
Bộ luật hình sự), tội “cướp tài sản” ( Điều 133 Bộ luật hình sự) và tội
“giết người” ( Điều 93 Bộ luật hình sự) là loại tội phạm nguy hiểm xâm phạm đến quyền sở hữu và quyền được sống của mỗi công dân Đây có thể nói là quyền bất khả xâm phạm của mỗi công dân Đây cũng được coi
là quyền bất khả xâm phạm đã được Hiến pháp 1992 cụ thể hoá thông qua nhiều văn bản pháp luật khác nhau do nhiều ngành luật điều chỉnh trong đó có Bộ luật hình sự Luật Hình sự trừng trị các hành vi trái với pháp luật xâm phạm đến các quyền và lợi ích của công dân
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1 M phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người và tội cướp tài sản do N thực hiện không? Tại sao?
Hành vi của M và N ban đầu đã có cấu thành tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 vì trộm cắp tài sản
là hành vi lén lút, bí mật trốn tránh sự phát hiện của người quản lí tài sản
Trang 3để chiếm đoạt tài sản Hành vi lén lút, bí mật để chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu pháp lí đặc trưng của tội trộm cắp tài sản
Như vậy, xét đến tình huống trên thì M và N có chủ đích từ trước,
có ý định là sẽ đi trộm cắp tài sản, bên cạnh đó “hai tên đợi cho K đi làm rồi bí mật cắt khóa mở cửa”, điều đó chứng tỏ rằng hành vi của M và N
rõ ràng là lén lút, bí mật, trốn tránh sự phát hiện của anh K, tiếp cận tài sản bằng cách cắt khóa cửa để đột nhập vào nhà anh K khi anh K đi vắng
để lấy tài sản Mặt khác, nếu hành vi trộm cắp của M và N dừng lại ở thời điểm M lấy trộm được 10 triệu đồng thì đã hoàn toàn thỏa mãn tất cả các dấu hiệu để quy kết cho M và N phạm tội trộm cắp theo quy định tại Điều
138 Bộ luật hình sự năm 1999
Tuy nhiên, tình huống còn phát sinh thêm một số tình tiết: “N sang một phòng khác bất ngờ gặp P (là người nhà của K mới ở quê lên chơi nhưng M và N không biết) P chưa kịp phản ứng gì đã bị N dùng một tay bịt chặt mồm và tay kia với bình hoa bằng thủy tinh phang mạnh vào đầu Sau khi P ngã ra, N còn tiếp tục dùng chiếc bình đó phang thêm vào đầu P mấy nhát cho đến khi P bất động Sau đó P chết, N lấy 1 điện thoại
di động (trị giá 5 triệu đồng) giấu vào người rồi điềm nhiên quay ra như không có chuyện gì xảy ra Hành vi của N đã cấu thành tội giết người và tội cướp tài sản M không hề biết gì về hành vi đã thực hiện của N.” Thực
tế xét xử cho thấy rằng, không ít trường hợp người thực hành tội phạm tự
ý thực hiện hành vi vượt quá yêu cầu của các đồng phạm khác đặt ra, khoa học luật hình sự thường gọi đó là hành vi thái quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm Hành vi của N trong trường hợp này trước khi bị P phát hiện thì đã thỏa mãn dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản
ở giai đoạn phạm tội chưa đạt nhưng do bị P phát hiện nên N đã thực hiện hành vi thái quá của mình ( dùng vũ lực để tấn công P và lấy điện thoại di động trị giá 5 triệu đồng của P) Hành vi này của N nằm ngoài ý chí của
M ( M không biết gì về hành vi mà N đã thực hiện)
Trang 4Việc dùng vũ lực của N nhằm mục đích tiếp tục chiếm đoạt tài sản chứ không phải nhằm mục đích tẩu thoát nên việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với N ở tội trộm cắp tài sản sẽ không thể diễn ra Hành vi tấn công P không nhằm mục đích tẩu thoát mà nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản Vì vậy, hành vi của N đã cấu thành nên tội cướp tài sản theo Điều
133 Bộ luật hình sự Có thể thấy, trong trường hợp này, hành vi của N là hành vi thái quá làm cấu thành tội cướp tài sản chứ không phải là hành vi được chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản, vì nếu như hành vi đó là chuyển hóa tội phạm thì tội phạm trước đó ( tội trộm cắp tài sản của N) chắc chắn phải là tội phạm đã hoàn thành nhưng thực tế trước khi có hành động thái quá thì tội trộm cắp tài sản của N mới chỉ ở giai đoạn phạm tội chưa đạt Vậy nên có thể khẳng định rằng hành vi của N là hành vi thái quá của bản thân, vượt quá kế hoạch ( trộm cắp tài sản của K) của M và N trước đó
Bên cạnh đó, hành vi của N là dùng một tay bịt mồm và tay kia với bình hoa bằng thủy tinh phang mạnh vào đầu P cho đến chết còn thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội giết người theo quy định tại Điều 93, Bộ luật hình sự năm 1999
Luật hình sự Việt Nam có 6 nguyên tắc, trong đó có nguyên tắc hành vi và nguyên tắc có lỗi:
- Theo nguyên tắc hành vi thì ngành luật hình sự chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của một người khi hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu được quy phạm pháp luật hình sự quy định mà không được phép truy cứu trách nhiệm hình sự một người về tư tưởng của họ
- Với nguyên tắc có lỗi, luật hình sự Việt Nam cũng cấm “truy tội khách quan” ( truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ căn cứ vào hành vi
khách quan mà không xét đến lỗi ( chủ quan) của chủ thể), truy tội phải dựa vào yếu tố lỗi của người phạm tội Như vậy, nguyên tắc này thừa
Trang 5nhận không thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người khi
mà người đó không có lỗi
Từ các căn cứ pháp lí nêu ra ở trên ta có thể rút ra kết luận rằng chỉ một mình N phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người
và tội cướp tài sản Điều đó đồng nghĩa với việc không thể bắt buộc
M phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi thái quá của N vì thực tế tình huống cho thấy rằng M không hề biết hành vi đó của N và cũng không mong muốn hay tiếp tay cho hành vi đó xảy ra Vì thế, có thể khẳng định rằng M không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản và tội giết người do N thực hiện.
2 Giả sử M, N chưa kịp ra khỏi nhà K đã bị phát hiện và bắt giữ thì hành vi phạm tội của M và N dừng lại ở giai đoạn nào?
Để đánh giá mức độ thực hiện tội phạm và qua đố có cơ sở để xác định phạm vi trách nhiệm hình sự của người phạm tội, luật hình sự Việt Nam phân biệt ba mức độ thực hiện tội phạm: Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành ( Điều 17, Điều 18 Bộ luật hình sự) Đây là các giai đoạn cụ thể tạo ra căn cứ và cơ sở vững chắc cho cơ quan xét xử xác định trách nhiệm hình sự đối với các chủ thể được coi là tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
Trong tình huống nêu trên, nếu như M, N chưa kịp ra khỏi nhà K
đã bị phát hiện và bắt giữ thì hành vi phạm tội của M và N chắc chắn không phải chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị vì M và N đã bắt đầu đột
nhập vào nhà K để thực hiện hành vi phạm tội, không còn “tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm” ( Điều 17, Bộ luật hình sự 1999) của mình nữa Bên cạnh đó,
hành vi phạm tội của M và N cũng không thể dừng lại ở giai đoạn phạm
tội chưa đạt vì “phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng
Trang 6không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội” ( Điều 18 Bộ luật hình sự 1999)
Hành vi của M và N đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm, đã gây nên hậu quả đó là xâm hại các quan hệ xã hội về nhân thân
và tài sản Vì vậy, dù cho M và N chưa ra khỏi nhà K đã bị phát hiện mà
bắt giữ thì hành vi phạm tội của M và N vẫn dừng lại ở giai đoạn tội phạm hoàn thành Có thể giải thích như sau:
- Đầu tiên, đối với hành vi của M: “M phá tủ và lấy được 10 triệu đồng”, đây là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản ( dấu hiệu của tội
trộm cắp tài sản) Khách thể bị xâm phạm lúc này là quan hệ sở hữu Hậu quả do hành vi của M gây ra là chiếm đoạt số tiền 10 triệu đồng Hành vi này đã đủ điều kiện để cấu thành nên tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999
+ Tội trộm cắp tài sản là một tội có cấu thành tội phạm vật chất nên chỉ cần có hậu quả gây ra cho quan hệ sở hữu được quy định trong luật thì đã đạt đến giai đoạn tội pham hoàn thành
+ Số tiền mà M chiếm đoạt được là 10 triệu đồng Đây là vật gọn nhẹ, không quá lớn như những vật khác nên việc cất giữ, giấu giếm rất dễ dàng Có thể thấy rằng việc thực hiện tội phạm của M đã ở giai đoạn tội phạm hoàn thành dù cho M chưa kịp ra khỏi nhà K đã bị phát hiện và bắt giữ
- Bên cạnh đó, đối với tội cướp tài sản và tội giết người của N, theo như phân tích ở trên, ta có thể thấy những hành vi đó đã đủ điều kiện để cấu thành nên hai tội phạm trên
+ Tội giết người là tội có cấu thành vật chất bắt buộc phải có hậu
quả gây ra xâm hại tới quan hệ nhân thân, tới tính mạng, sức khỏe của nạn nhân thì tội phạm được coi là hoàn thành Trong tình huống trên, rõ ràng ta thấy N đã trực tiếp gây ra cái chết cho P, hậu quả là P đã chết nên hành vi phạm tội giết người của N là hành vi phạm tội ở giai đoạn tội
Trang 7phạm hoàn thành Dù cho N chưa kịp ra khỏi nhà K mà bị phát hiện và bắt giữ thì vẫn thuộc giai đoạn tội phạm hoàn thành
+ Tội cướp tài sản là tội có cấu thành hình thức, vì chỉ cần có
hành vi dùng vũ lực với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác đã
đủ cấu thành nên tội phạm mà không cần quan tâm đến hậu quả gây ra là
gì Trong tình huống trên, N đã dùng vũ lực để giết chết P, ngoài ra còn lấy của P một điện thoại di động trị giá 5 triêu đồng Vì vậy, tội cướp tài sản của N gây ra đã ở giai đoạn tội phạm hoàn thành dù cho N có ra khỏi nhà của K hay chưa
Có thể nói, tuy chưa ra khỏi nhà của K mà đã bị phát hiện và bắt
giữ nhưng hành vi phạm tội của cả M và N đã dừng lại ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.
3 Xác định lỗi của N đối với hành vi gây thiệt hại cho tính mạng của P.
Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc lỗi được coi là nguyên tắc
cơ bản Việc thừa nhận nguyên tắc lỗi chính là sự thừa nhận và tôn trọng
tự do thực sự của con người Ta có thể định nghĩa về lỗi như sau: “Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.”
Theo như định nghĩa trên và căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lí của yếu tố lý trí và ý chí trong những trường hợp có lỗi thì khoa học luật hình sự phân chia lỗi thành hai loại: Lỗi cố ý và lỗi vô ý Lỗi cố ý gồm hai hình thức là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp Lỗi vô ý cũng gồm hai hình thức là vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả Lỗi là nội dung biểu hiện của mặt chủ quan được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm Trong mỗi cấu thành tội phạm cơ bản, dấu hiệu lỗi nói chung chỉ có thể là một loại lỗi – hoặc là cố ý hoặc là vô ý
Trang 8Xét trong tình huống trên, hành vi gây thiệt hại cho tính mạng của
P đã cấu thành cho N tội giết người được quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự 1999 Trong luật hình sự chỉ quy định tội giết người chứ không quy định cố ý giết người bởi vì “giết” đã bao hàm cả sự cố ý, giết người luôn là lỗi cố ý của người phạm tội Vì vậy, ta xác định lỗi của N đối với hành vi gây thiệt hại cho tính mạng của P là lỗi cố ý
Để xác định kĩ càng hơn xem lỗi của N là lỗi cố ý trực tiếp hay cố
ý gián tiếp, ta tiếp tục xem xét quy định tại Điều 9 Bộ luật hình sự 1999:
Theo Điều 9, BLHS năm 1999 thì “Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”
Như vậy, dựa vào quy định tại Điều 9 Bộ luật hình sự 1999, mặc
dù không quy định rõ nhưng ta có thể ngầm hiểu khoản 1 Điều 9 quy định
về tội cố ý trực tiếp còn khoản 2 Điều 9 quy định về tội cố ý gián tiếp
Áp dụng những lí luận trên vào trong tình huống, ta có thể khẳng
định lỗi của N đối với hành vi gây thiệt hại cho tính mạng của P là lỗi cố
ý trực tiếp vì:
Thứ nhất, về mặt lí trí, N đã nhận thấy rõ hành vi dùng tay bịt
mồm và dùng bình hoa bằng thủy tinh phang vào đầu P nhiều nhát có thể dẫn đến cái chết cho P Không thể nói rằng N không nhận thức được hành
vi của mình sẽ gây thiệt hại cho tính mạng của P Pháp luật buộc những người như N phải biết và thấy trước điều đó Rõ ràng N biết được rằng hành vi của mình là nguy hiểm trước hết là cho P và sau đó là cho toàn xã hội
Trang 9Thứ hai, về mặt ý chí, N mong muốn cho hậu quả phát sinh Tình
huống đã nêu ra rằng “sau khi P ngã ra, N còn tiếp tục dùng chiếc bình
đó phang thêm vào đầu P mấy nhát cho đến khi P bất động.” Chi tiết này
cho thấy N mong muốn cái chết của P xảy ra Đây là điểm khác biệt cơ bản để phân biệt lỗi cố ý trực tiếp so với lỗi cố ý gián tiếp Mong muốn hậu quả ở đây được thể hiện ở sự quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng của N, dùng bình hoa phang vào đầu P thêm mấy nhát cho đến khi P bất tỉnh
Tóm lại, lỗi của N đối với hành vi gây thiệt hại cho tính mạng của
P là lỗi cố ý trực tiếp
KẾT LUẬN
Có thể nói, quyền nhân thân và quyền sở hữu là những quyền năng
cơ bản và quan trọng của mỗi cá nhân Chính vì thế, khi bất cứ ai xâm phạm tới hai quyền năng được pháp luật hình sự bảo vệ này đều phải chịu những hình phạt nhất định Việc quy định hình phạt đối với những tội phạm xâm phạm tới quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu một phần có tác dụng răn đe, giáo dục bản thân người phạm tội, phần khác góp phần giảm thiểu hành vi phạm tội, tạo dựng sự phát triển cho toàn xã hội
Trang 10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1 Giáo trình Luật Hình Sự Việt Nam, tập 1, NXB Công an nhân dân, Trường đại học Luật Hà Nội, 2010
2 Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – năm 2012
3 Bình luận khoa học Bộ Luật Hình Sự, Phần các tội phạm, Đinh Văn Quế, NXB Thành phố HCM, 2002
4 Bình luận khoa học Bộ Luật Hình Sự, TS Trần Minh Hưởng, Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân, NXB Lao Động