1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo tỉnh ninh bình hiện nay

127 567 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 742 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tàiTrong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn xác định công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng. Bởi công tác tư tưởng là hoạt động có định hướng nhằm xác lập, phát triển, truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng và định hướng giá trị đúng đắn, góp phần xây dựng thế giới quan khoa học, tư tưởng, tình cảm, nhân cách, lối sống, tri thức, đảm bảo cho nhân dân ta có hành động tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện thắng lợi lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Trong tình hình mới, Đảng ta chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ công tác tư tưởng, lý luận là: kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo và các nguyên tắc hoạt động của Đảng, quán triệt đường lối đổi mới, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, từ Trung ương đến cơ sở. Đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp công tác tư tưởng, đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, góp phần làm rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đồng thời triển khai liên tục và sâu rộng công tác tuyên truyền giáo dục nhằm phát huy chủ nghĩa yêu nước, phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực sáng tạo, ý chí tự lực tự cường đi đôi với tinh thần quốc tế chân chính; khơi dậy và nâng cao ý chí cách mạng tiến công, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết tâm nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, động viên khí thế và tinh thần chủ động, sáng tạo trong lao động, học tập và công tác, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Trang 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁN BỘ TUYÊN GIÁO VÀ

NĂNG LỰC THAM MƯU CỦA CÁN BỘ TUYÊN GIÁO 7

1.1 Cán bộ tuyên giáo, các lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ của cán bộ tuyên giáo 7

1.2 Khái niệm, đặc trưng và cấu trúc năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo 21

1.3 Nâng cao năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo là một tất yếu khách quan hiện nay 46

Chương 2: NĂNG LỰC THAM MƯU CỦA CÁN BỘ TUYÊN GIÁO TỈNH NINH BÌNH - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 53

2.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo tỉnh Ninh Bình hiện nay 53

2.2 Thực trạng năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo tỉnh Ninh Bình hiện nay 59

2.3 Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo tỉnh Ninh Bình 76

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THAM MƯU CỦA CÁN BỘ TUYÊN GIÁO TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY 84

3.1 Phương hướng nâng cao năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo tỉnh Ninh Bình hiện nay 84

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo tỉnh Ninh Bình hiện nay 90

KẾT LUẬN 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

PHỤ LỤC 111

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn xácđịnh công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộhoạt động của Đảng Bởi công tác tư tưởng là hoạt động có định hướng nhằmxác lập, phát triển, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,xây dựng và định hướng giá trị đúng đắn, góp phần xây dựng thế giới quankhoa học, tư tưởng, tình cảm, nhân cách, lối sống, tri thức, đảm bảo cho nhândân ta có hành động tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện thắng lợi lý tưởng,mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Trong tình hình mới, Đảng ta chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ công tác

tư tưởng, lý luận là: kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo

và các nguyên tắc hoạt động của Đảng, quán triệt đường lối đổi mới, phát huysức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, từ Trung ương đến cơ sở Đổimới mạnh mẽ nội dung và phương pháp công tác tư tưởng, đẩy mạnh công tácnghiên cứu lý luận, góp phần làm rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ởnước ta; đồng thời triển khai liên tục và sâu rộng công tác tuyên truyền giáodục nhằm phát huy chủ nghĩa yêu nước, phẩm chất đạo đức cách mạng, nănglực sáng tạo, ý chí tự lực tự cường đi đôi với tinh thần quốc tế chân chính;khơi dậy và nâng cao ý chí cách mạng tiến công, tinh thần đại đoàn kết toàndân tộc, quyết tâm nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, cổ vũ phong trào thiđua yêu nước, động viên khí thế và tinh thần chủ động, sáng tạo trong laođộng, học tập và công tác, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng

và văn minh

Trang 3

Để hoàn thành sứ mệnh cao cả đó cần phải huy động mọi nguồn lực,mọi lực lượng, mọi phương tiện, nhưng nguồn lực quan trọng nhất, quyết địnhnhất là đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng của Đảng Sinh thời Chủ tịch HồChí Minh đã dạy: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có hai mặt: vật chất

và tư tưởng Tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có người, mà trong số ngườimuốn lên chủ nghĩa xã hội thì cán bộ là đầu tiên và cốt cán” [22-6], “cán bộ làcái gốc của mọi công việc”, “cán bộ là người đem chính sách của Đảng, củaChính phủ giải thích cho quần chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tìnhhình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chínhsách cho đúng” “Cán bộ quyết định mọi công việc Vì vậy, huấn luyện cán

bộ là công việc gốc của Đảng” [22-7]

Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương

3 (khoá VIII) về chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới, Tỉnh uỷ Ninh Bình đãchỉ đạo củng cố, kiện toàn bộ máy Ban Tuyên giáo, tích cực đào tạo, bồidưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ tuyên giáo Đội ngũ cán bộtuyên giáo đa số được đào tạo bài bản, phần lớn có trình độ đại học, lý luậnchính trị cao cấp, có nhiều năm công tác, có kinh nghiệm và có vốn hiểu biếtthực tiễn khá sâu sắc Song đội ngũ này vẫn bộc lộ một số hạn chế như: khảnăng tham mưu thiếu nhạy bén, khả năng phát hiện, đề xuất giải pháp xử lýcác vấn đề liên quan đến tình hình chưa thường xuyên, việc xây dựng chươngtrình công tác có lúc bị động…Nhiệm vụ đặt ra cho cán bộ tuyên giáo là phải:

“đi đầu, đi trước một bước, tập trung toàn bộ lực lượng, trí tuệ và kinh nghiệm”, đổi mới cách thức làm việc, có khả năng tư duy sáng tạo và năng

lực tham mưu nhạy bén…

Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài: “Năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo tỉnh Ninh Bình hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp

của mình Đề tài không chỉ là đòi hỏi khách quan trước sự nghiệp công

Trang 4

nghiệp hoá - hiện đại hoá của cả nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng

mà còn là đòi hỏi khách quan của việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởngtrong thời kỳ mới

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Vấn đề nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ là một đòi hỏi cấp bách,khách quan mà Đảng ta luôn coi trọng Điều đó được thể hiện qua các chỉ thị,nghị quyết của Đảng như:

- Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX

về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá VII, Nghị quyết Trungương 3 và Nghị quyết Trung ương 7 khoá VIII về công tác tổ chức và cán bộ.Trong đó chỉ ra trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong việc phấn đấu tự tudưỡng, rèn luyện về mọi mặt, nhất là về tư tưởng chính trị, phẩm chất lốisống, năng lực công tác; đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống suy thoái về tưtưởng chính trị và đạo đức, lối sống…

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá

IX (18/3/2002) về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tìnhhình mới Trong đó xác định một trong số những giải pháp lớn đối với côngtác tư tưởng là: tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư tưởng, lý luận.Giải pháp này tiếp tục được khẳng định trong Kết luận Hội nghị Trung ươnglần thứ 12 khoá IX về tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình hiện nay

- Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về công tác tư tưởng, báo chí trướcthời kỳ mới…

Bên cạnh đó, trên các sách và tạp chí có một số công trình nghiên cứucủa các tác giả liên quan đến vấn đề năng lực của đội ngũ cán bộ như:

- “Một số vấn đề về công tác lý luận, tư tưởng và văn hoá ” của GS Nguyễn Đức Bình (NXb, CTQG, Hà Nội, 2001); “Đổi mới và nâng cao chất

lượng, hiệu quả công tác tư tưởng” của PGS Hà Ngọc Hợi (chủ biên) (NXb,

Trang 5

CTQG, Hà Nội, 2002);“Một số vấn đề về công tác tư tưởng” của TS Đào Duy

Tùng; cuốn Nguyên lý Công tác tư tưởng tư tưởng tập II do TS Đào Duy Quát

và TS Lương Khắc Hiếu đồng chủ biên (NXb, CTQG, Hà Nội, 2002), trongbài Xây dựng đội ngũ cán bộ tư tưởng có phân tích các mục tiêu và giải pháp

xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo hiện nay; “Về công tác tư tưởng của Đảng

Cộng sản Việt Nam” của TS Đào Duy Quát (NXb, CTQG, Hà Nội, 2004).

- “Về công tác tư tưởn,g lý luận trong giai đoạn hiện nay” của GS.TS Nguyễn Ngọc Long , Tạp chí Cộng sản, số 10/1987; “Đổi mới tư duy về công

tác cán bộ tuyên giáo” của TS Lương Khắc Hiếu và TS Nguyễn Viết Thông,

đăng trên Tạp chí Tư tưởng - Văn hoá số 02/2002; “Đổi mới công tác tuyên

truyền miệng và hoạt động báo cáo viên trong tình hình mới” của TS Ngô Văn

Thạo đăng trên Tạp chí Tư tưởng - Văn hoá số 07/2002; “Nâng cao năng lực

hoạt động thực tiễn của đội ngũ báo cáo viên ở Hà Nội hiện nay” do TS Lương

Khắc Hiếu (Chủ nhiệm đề tài - Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Phân viện, 2003)

Một số luận án Tiến sĩ và luận văn Thạc sĩ cũng đã nghiên cứu vấn đề

năng lực cán bộ như: “Nâng cao năng lực của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp

xã vùng Đồng bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay” của Mai Đức Ngọc năm 2002;

“Nâng cao năng lực của đội ngũ báo cáo viên tỉnh Tiền Giang hiện nay” của

Phan Thanh Dũng năm 2005…

Các công trình trên cho thấy, hầu hết các tác giả đi sâu phân tích về nănglực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; một sốcông trình có đề cập đến năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ tuyên giáo

nhưng đó mới chỉ là những định hướng bước đầu cho việc nghiên cứu Đề tài “ Năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo tỉnh Ninh Bình hiện nay” mà học

viên thực hiện là sự nghiên cứu tổng hợp những vấn đề đã được đề cập vànhững vấn đề đặt ra từ thực tiễn đội ngũ cán bộ tuyên giáo tỉnh Ninh Bình,trong đó có tham khảo, kế thừa ít nhiều kết quả nghiên cứu của các công trình

Trang 6

nói trên nhằm nâng cao năng lực tham mưu của đội ngũ này, qua đó đáp ứngnhững đòi hỏi từ việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng trong tình hình mới.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lựctham mưu, đặc trưng hoạt động tham mưu và các yếu tố cấu thành năng lựctham mưu của cán bộ tuyên giáo, đề tài đề xuất phương hướng và giải phápnâng cao năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo tỉnh Ninh Bình hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

- Phân tích khái niệm năng lực, năng lực tham mưu, đặc trưng hoạtđộng tham mưu của cán bộ tuyên giáo

- Phân tích những yếu tố cấu thành năng lực tham mưu của cán bộtuyên giáo

- Khảo sát thực trạng năng lực tham mưu trong hoạt động của cán bộtuyên giáo tỉnh Ninh Bình, chỉ rõ nguyên nhân và những vấn đề đặt ra

- Đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lựctham mưu của cán bộ tuyên giáo tỉnh Ninh Bình hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáocấp tỉnh, cấp huyện (thành phố), cấp xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Ninh Bình

Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềnăng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo Đồng thời trong quá trình nghiêncứu tác giả còn sử dụng các tài liệu của các cấp uỷ Đảng và chính quyền tỉnhNinh Bình có liên quan đến đề tài

Trang 7

-Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp logic, lịch sử,phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, phương pháp quan sát, so sánh,nghiên cứu tài liệu.

6 Đóng góp mới về mặt khoa học

Về mặt khoa học đề tài đã có những đóng góp, phát hiện mới trong việclàm rõ những yếu tố cấu thành năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáođồng thời phân tích cụ thể thực trạng năng lực tham mưu của cán bộ tuyêngiáo tỉnh Ninh Bình và những vấn đề đặt ra trong năng lực này Đề tài dành

sự quan tâm đặc biệt cho việc phân tích, lý giải tính khoa học, tính mới mẻtrong các giải pháp nâng cao năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo tỉnhNinh Bình, đó là các giải pháp có đặc điểm riêng phù hợp với đặc trưng riêngcủa cán bộ tuyên giáo và điều kiện đặc thù ở tỉnh Ninh Bình hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinhviên chính trị học chuyên ngành công tác tư tưởng Mặt khác, đề tài là cơ sở

để các cấp lãnh đạo, quản lý tỉnh Ninh Bình có điều kiện nắm bắt về số lượng,chất lượng, năng lực của cán bộ tuyên giáo trong tỉnh qua đó kịp thời hoànthiện, điều chỉnh, bổ sung nhân tố mới nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lựccủa đội ngũ này để họ có thể đáp ứng những đòi hỏi từ thực tiễn công táctuyên giáo của tỉnh

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,phần nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết

Trang 8

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁN BỘ TUYÊN GIÁO

VÀ NĂNG LỰC THAM MƯU CỦA CÁN BỘ TUYÊN GIÁO

1.1 Cán bộ tuyên giáo, các lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ của cán

sử dụng lực lượng thực tiễn” ở đây, theo nghĩa rộng nhất, cần được hiểu làcon người - hành động tham gia vào các quá trình hoạt động vật chất hiệnthực xã hội Với nghĩa đó “những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”không chỉ là cán bộ, mà còn bao hàm đội ngũ “cán bộ” Thậm chí cán bộ cònđược coi là lực lượng chủ chốt, bởi cán bộ là “cái khung, sườn” - “bộ phậnnòng cốt” trong các quá trình hoạt động của xã hội

Trong Từ điển tiếng Việt, từ cán bộ được định nghĩa là:

“ Người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước,Đảng và đoàn thể

Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phânbiệt với người không có chức vụ” [47-128]

Trong quan niệm của người Việt Nam, danh xưng “cán bộ” càng có ýnghĩa cao đẹp Đó là một lớp người tiên phong, sẵn sàng chịu đựng mọi giankhổ, hy sinh cho cách mạng, phấn đấu vì lợi ích cho nhân dân và dân tộc; là

Trang 9

những người lãnh đạo và tổ chức các phong trào cách mạng đấu tranh bảo vệ

Tổ quốc và xây dựng đất nước Như vậy, có thể nói trong mọi trường hợp,

“cán bộ” chính là lực lượng chủ chốt trong đội ngũ những người “sử dụng

lực lượng thực tiễn” để hiện thực hoá các tư tưởng, tổ chức thực hiện ý tưởng trong cuộc sống Trong lĩnh vực hoạt động chính trị, “cán bộ” là những người

“đứng mũi chịu sào” trong việc hoạch định, thực thi các chính sách, quyếtđịnh không chỉ của riêng lĩnh vực hoạt động chuyên ngành, mà hơn thế nữa,

họ là những người đầu tiên chịu trách nhiệm về sự phát triển của xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam cũngnhiều lần khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [8-269, 273].Luận điểm này được nhắc đến nhiều lần và được thể hiện bằng những hìnhảnh khác nhau Người coi cán bộ là tiền vốn của Đảng: “có vốn mới làm ralãi Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là cólãi Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn” [6-46]… Coi cán bộ là

“gốc” là “vốn”, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh, cán bộ không chỉ làmột lực lượng chủ đạo, chủ công, tiên phong của cách mạng, mà hơn thế, họchính là những người “làm ra” và nuôi dưỡng cách mạng, tổ chức thực hiệncác phong trào cách mạng và chịu trách nhiệm về sự thành bại của cách mạng

“Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo”, cũng như “sông phải có nguồn,không có nguồn thì sông cạn” [6-38], vì vậy “công việc thành công hay thấtbại đều do cán bộ tốt hay kém” Ở đây, người cán bộ không chỉ xuất hiện với

“tầm quan trọng” vốn được ghi nhận từ lâu, mà còn cả với sứ mệnh và tráchnhiệm đối với toàn bộ tiến trình vận động của sự nghiệp cách mạng

Đặt trong mối liên hệ trách nhiệm với nhiệm vụ chính trị của mình,người cán bộ là “… dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyền không tốt, …

dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt Cán bộ là những người đem chính sách củaChính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chínhsách hay cũng không thể thực hiện được” [28 - 54]

Trang 10

Tên gọi cán bộ đã từng để lại dấu ấn đẹp trong lịch sử cách mạng nước

ta từ khi có Đảng lãnh đạo Hiện nay, ở nước ta khái niệm cán bộ được dùngvới nhiều nghĩa khác nhau:

- Trong tổ chức Đảng và đoàn thể thường được dùng với hai nghĩa: một

là, chỉ những người được bầu vào các cấp lãnh đạo, chỉ huy từ cơ sở đến

Trung ương (cán bộ lãnh đạo) để phân biệt với đảng viên bình thường, đoàn

viên, hội viên; hai là, những người làm công tác chuyên trách hưởng lương

trong các tổ chức Đảng, đoàn thể

- Trong quân đội là những người giữ cương vị chỉ huy từ tiểu độitrưởng trở lên (cán bộ tiểu đội, trung đội, đại đội, cán bộ tiểu đoàn, trungđoàn, sư đoàn…)

- Trong hệ thống bộ máy nhà nước, khái niệm cán bộ về cơ bản đượchiểu với nghĩa trùng với khái niệm công chức, chỉ những người làm việctrong cơ quan nhà nước thuộc ngạch hành chính, tư pháp, lập pháp, kinh tế,văn hoá, xã hội Đồng thời, cán bộ được hiểu là những người có chức vụ chỉhuy, phụ trách, lãnh đạo Dù cách hiểu, cách dùng trong các trường hợp, cáclĩnh vực cụ thể có khác nhau, nhưng về cơ bản thuật ngữ cán bộ bao hàmnghĩa chính của nó là bộ khung, là nòng cốt, là lãnh đạo, là chỉ huy

Như vậy, có thể quan niệm một cách chung nhất “Cán bộ là khái niệm

chỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức,

có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự nghiệp phát triển của tổ chức” [40- 20].

* Cán bộ tuyên giáo:

Nói đến cán bộ tuyên giáo, trước tiên chúng ta phải hiểu khái niệm cán

bộ tư tưởng Cán bộ tư tưởng là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng

và Nhà nước ta, là người hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá

Trang 11

-Đội ngũ cán bộ tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta xét theo lĩnh vực vàhoạt động nghề nghiệp, bao gồm: cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lý luận, cán

bộ tuyên giáo, cán bộ báo chí, xuất bản, cán bộ văn hoá - thông tin, cán bộhoạt động văn hoá - nghệ thuật, cán bộ chính trị trong lực lượng vũ trang…

Đó là một đội ngũ đông đảo có đến hàng vạn người Ở đây chỉ đề cập đến độingũ cán bộ tuyên giáo - những cán bộ có chức năng tham mưu, giúp cấp ủychỉ đạo, quản lý, kiểm tra các mặt hoạt động của công tác tư tưởng và côngtác khoa giáo

Trong lịch sử Đảng ta, cán bộ tư tưởng, cán bộ tuyên giáo xuất hiệntrước và trưởng thành cùng với quá trình phát triển, trưởng thành của Đảng.Trước khi Đảng ta ra đời, một bộ phận tiên tiến đại diện cho giai cấp côngnhân nước ta đã tiếp thu và tiến hành truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vàophong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng

và tổ chức cho sự ra đời của Đảng vào ngày 3/2/1930 Họ chính là những cán

bộ tuyên giáo mà người đầu tiên là Nguyễn Ái Quốc Những cán bộ tuyêngiáo này đã trưởng thành, lớn mạnh cùng với quá trình phát triển của Đảng.Sau khi Đảng ta giành được chính quyền, lực lượng làm công tác tư tưởng vàkhoa giáo chuyên nghiệp được tập hợp lại trong Ban Tuyên giáo, trong cơquan tư tưởng - văn hoá và khoa giáo các cấp, các ngành, các đoàn thể và trởthành bộ phận hữu cơ trong đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ tham mưu củaĐảng và Nhà nước

Như vậy: Cán bộ tuyên giáo bao gồm cán bộ tư tưởng và cán bộ khoa

giáo của Đảng và Nhà nước ta; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, làm và giữ các chức vụ khác nhau tại Ban Tuyên giáo các cấp, các ngành, các đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội; có chức năng tham mưu, giúp cấp uỷ chỉ đạo, quản lý, kiểm tra và tác chiến trên các mặt hoạt động của công tác tuyên giáo.

Trang 12

1.1.2 Các lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ của cán bộ tuyên giáo

Cán bộ tuyên giáo là đội ngũ thực hiện một kênh thông tin quan trọngcủa công tác tư tưởng, trực tiếp truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức, hình thành và củng cố niềm tin,huy động sức mạnh của quần chúng nhân dân vào phong trào đấu tranh cáchmạng, thực hiện nhiệm vụ của cách mạng do Đảng lãnh đạo Thông qua hoạtđộng của mình, cán bộ tuyên giáo góp phần định hướng tư tưởng, uốn nắnnhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tưtưởng, góp phần xây dựng đạo đức, lẽ sống nhằm xây dựng con người mới,cuộc sống mới Cán bộ tuyên giáo không chỉ thường xuyên tuyên truyền chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến quần chúng mà còn là tấmgương sáng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách Họ là cầu nốigiữa Đảng với nhân dân, nhân dân với Đảng Cán bộ tuyên giáo là nhân tốchính trong việc phối hợp đồng bộ hoạt động của tất cả các lực lượng, tạo nênsức mạnh tổng hợp của các binh chủng tư tưởng phục vụ thắng lợi từng nhiệm

vụ chính trị

* Các lĩnh vực hoạt động của cán bộ tuyên giáo

Cán bộ tuyên giáo hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực, có thể khái quátthành hai lĩnh vực chính là lĩnh vực công tác tư tưởng và công tác khoa giáo.Đối với từng lĩnh vực, cán bộ tuyên giáo thực hiện chức năng tham mưu củamình cụ thể như sau:

+ Lĩnh vực công tác tư tưởng gồm:

- Nghiên cứu và giáo dục lý luận chính trị, sưu tầm, biên soạn, giáo dụclịch sử Đảng địa phương

Cán bộ tuyên giáo trực tiếp chủ trì triển khai kế hoạch quán triệt các chỉthị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới cán bộ, đảngviên trong hệ thống chính trị, các đơn vị cơ sở

Trang 13

Phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, các phòng, ngành chứcnăng, Mặt trật tổ quốc và các đoàn thể tham mưu Ban Thường vụ cấp ủy địnhhướng nội dung xây dựng và triển khai kế hoạch tập huấn, đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, đảng viên, công chức, đoàn viên, hội viên của địa phương hàng năm.Chuẩn bị nội dung xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch tập huấn, đào tạo,bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên của tỉnh và cơ sở,cán bộ phụ trách tuyên giáo cơ sở, đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội hàngnăm trước khi trình Ban Thường vụ, Thường trực cấp ủy phê duyệt

Chủ trì, phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo, Trung tâm Bồi dưỡngchính trị, các chi đảng bộ cơ sở thuộc lĩnh vực giáo dục tham mưu BanThường vụ cấp ủy xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng chínhtrị cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trên địa bàn hàng năm Thẩm địnhcác đề cương học tập lý luận chính trị, đề cương tuyên truyền, nội dung đàotạo, bồi dưỡng của các ban xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc vàcác đoàn thể chính trị - xã hội trước khi triển khai thực hiện

Sưu tầm tư liệu, tổ chức biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương, hướngdẫn các ngành, đoàn thể, phường và đơn vị cơ sở triển khai việc biên soạn lịch

sử, truyền thống của từng đơn vị theo sự chỉ đạo của cấp ủy Phối hợp vớiphòng Giáo dục và đào tạo, Đảng ủy các phường định hướng tuyên truyền,giảng dạy, giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng của địa phương trong cán

bộ, đảng viên, thanh niên, học sinh và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.Phối hợp với các ngành chức năng trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, lịch sửtăng cường quản lý, kiểm tra nội dung trước khi in ấn phát hành các tài liệu,

ấn phẩm, kỷ yếu, lịch sử ngành do cấp ủy quản lý Giúp cấp uỷ tổng kếtnhững vấn đề về lịch sử Đảng bộ, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học,công tác lãnh đạo, chỉ đạo và giáo dục truyền thống cách mạng ở địa phương

Tham mưu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác nghiên cứu,biên soạn lịch sử Đảng bộ của các huyện, thị, thành phố, ngành và Đảng bộ

Trang 14

trực thuộc; thẩm định các công trình nghiên cứu lịch sử Đảng bộ các cấp, cácngành ở địa phương Tham mưu biên soạn các chuyên đề, biên niên sự kiệnlịch sử, đồng thời xác minh, cung cấp các tư liệu, tài liệu cho việc nghiên cứulịch sử.Tham mưu, đề xuất với Thường trực cấp uỷ thẩm định các sự kiện, ditích, các cá nhân có liên quan đến hoạt động của từng Đảng bộ theo yêu cầucủa cơ quan có trách nhiệm ở địa phương và sự phân công của lãnh đạo Ban.

Tiến hành sưu tầm, khai thác, xác minh các loại tư liệu về lịch sử Đảng

bộ, có kế hoạch lưu trữ, bảo quản các tư liệu lịch sử Giải đáp nhu cầu của cán

bộ, đảng viên và nhân dân tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam

- Tuyên truyền - cổ động trong đó có tuyên truyền miệng

Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, đề cương định hướng nội dung côngtác tuyên truyền, cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn; các sự kiện chính trị, vănhoá nổi bật gắn với giáo dục truyền thống tới cán bộ, đảng viên và các tầnglớp nhân dân Xây dựng đề cương, định hướng tuyên truyền về phươnghướng, nhiệm vụ, giải pháp và tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội, anninh quốc phòng của đất nước, của địa phương Định hướng tuyên truyềnnhững luật mới hoặc những Luật xét thấy cần thiết

Trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện nghị quyết,quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế của Đảng;

- Hướng dẫn, kiểm tra công tác báo chí - xuất bản

Theo dõi hoạt động báo chí, đặc biệt là tư tưởng đội ngũ cán bộ làmcông tác báo chí; tham mưu cho cấp ủy những giải pháp đảm bảo cho công tácbáo chí, xuất bản hoạt động theo đúng định hướng chính trị, tư tưởng củaĐảng Tổng hợp báo tuần, tháng; phối hợp với Báo, Đài giải quyết những khiếunại, tố cáo, phản ánh của công dân liên quan lĩnh vực báo chí của địa phương

- Hướng dẫn, kiểm tra công tác văn hóa - văn nghệ

Theo dõi, nắm tình hình hoạt động văn hoá - văn nghệ, đặc biệt là tưtưởng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá - văn nghệ, xu hướng sáng tác văn

Trang 15

học nghệ thuật trên địa bàn, tham mưu cho cấp ủy những giải pháp đảm bảocho công tác văn hoá - văn nghệ hoạt động đúng định hướng chính trị, tưtưởng của Đảng.

Theo dõi phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”,tham mưu xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở, bảo tồn và phát huy vai trò giáodục của các di sản văn hoá trên địa bàn; phối hợp xây dựng kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng cán bộ văn hoá - văn nghệ

Tham dự các hội nghị thẩm định nội dung kịch bản, các tác phẩm vănhọc, nghệ thuật khi được lãnh đạo Ban phân công

Chuẩn bị nội dung báo cáo giúp cấp ủy tổ chức các hội nghị sơ kết,tổng kết trong lĩnh vực văn hoá - văn nghệ

Phối hợp với phòng Tuyên truyền và Phòng Thông tin công tác Tuyêngiáo chuẩn bị nội dung tổ chức các cuộc giao ban của khối tư tưởng - văn hoá

và lĩnh vực an ninh tư tưởng - văn hoá

- Nắm tình hình tư tưởng và điều tra dư luận xã hội

Quản lý đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội; chủ trì tổ chức giao ban

tổ cộng tác viên dư luận xã hội của địa phương định kỳ hàng tháng hoặc mờicấp ủy chủ trì Tổng hợp báo cáo tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, phản ánhtrực tiếp, kịp thời tới cấp ủy

Định hướng và giải đáp những vấn đề dư luận quan tâm đề cập khi có

đủ căn cứ được cơ quan, cá nhân có trách nhiệm liên quan cung cấp bằng vănbản hoặc được đã trả lời, giải thích trước công chúng

Nghiên cứu xây dựng và triển khai đề án, kế hoạch điều tra xã hội họctrên một số lĩnh vực khi xét thấy cần thiết trình Ban Thường vụ, Thường trựccấp ủy phê duyệt

Thực hiện các phương án, biện pháp nhằm kịp thời định hướng đấutranh tư tưởng, phê phán những quan điểm sai trái, phản động, tin đồn, bịađặt, tài liệu xấu, thư nặc danh, mạo danh độc hại lan truyền trên địa bàn

Trang 16

Duy trì chế độ cập nhật thông tin, điểm báo, kịp thời báo cáo BanThường vụ, Thường trực cấp ủy chỉ đạo, định hướng giải quyết.

+ Lĩnh vực công tác khoa giáo gồm:

Khoa giáo là gọi tắt của cụm từ khoa học và giáo dục Tuy vậy, khoagiáo còn bao gồm các lĩnh vực rộng lớn hơn: khoa học và công nghệ; giáo dục

và đào tạo; dân số - kế hoạch hóa gia đình; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em;chăm sóc sức khỏe nhân dân; thể dục thể thao

- Giáo dục và đào tạo:

Cán bộ tuyên giáo tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo công tác giáo dục đào tạo tại địa phương trước hết là tham mưu trong quá trình xây dựng nghịquyết của cấp ủy địa phương về giáo dục - đào tạo Trên cơ sở khảo sát thựctrạng phát triển giáo dục - đào tạo của địa phương đề xuất những ý kiến thammưu nhằm giúp cấp ủy xây dựng được nghị quyết về giáo dục - đào tạo theotinh thần cụ thể hóa nghị quyết của cấp ủy cấp trên phù hợp với thực tiễn địaphương Tham mưu trong quá tình tổ chức triển khai đưa nghị quyết vào cuộcsống Thẩm định các văn bản có liên quan đến phát triển giáo dục và đào tạo

-do các cấp chính quyền, đoàn thể, hội quần chúng… trước khi trình cấp ủyphê duyệt Đề xuất ý kiến tham mưu về xây dựng bộ máy và cán bộ thuộcngành mình phụ trách, nhằm tạo điều kiện để thực hiện tốt nhất chủ trương,đường lối, quan điểm của Đảng trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo Tích cựctham mưu để cấp ủy ban hành quy chế chính thức quy định mối quan hệ giữaban tham mưu của cấp ủy về giáo dục - đào tạo với các ban, ngành (đặc biệtvới ngành giáo dục), các đoàn thể, hội quần chúng Thường xuyên phối hợpvới ngành phát hiện và tìm giải pháp cho những vấn đề bức xúc trong giáodục - đào tạo ở địa phương

- Khoa học và công nghệ:

Tham mưu cho cấp ủy trong việc lãnh đạo và chỉ đạo khoa học - côngnghệ tại địa phương; tham mưu cho cấp ủy ra các nghị quyết, chỉ thị về lĩnh

Trang 17

vực khoa học - công nghệ dựa trên hai căn cứ đó là đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước, tình hình thực tế ở cơ sở địa phương về khoa học - côngnghệ Tham mưu giúp cấp ủy có chính sách, biện pháp quan tâm, giúp đỡ,động viên đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để họ phấn đấu yên tâm công tác,đóng góp thiết thực vào việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương Thammưu giúp cấp ủy tổ chức mạng lưới cán bộ, cân nhắc và xem xét đội ngũ cán

bộ thực hiện công tác khoa giáo nói chung, hình thành đội ngũ cán bộ chuyêntrách hoặc kiêm nhiệm theo dõi lĩnh vực khoa học - công nghệ Tham mưucho cấp ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò của các đoàn thểtrong lĩnh vực khoa học - công nghệ, để hoạt động của các tổ chức này gắnkết với hoạt động của công tác khoa giáo

- Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân:

Trên cơ sở nắm vững đường lối của Đảng về chăm sóc sức khoẻ, tổ chứcquán triệt các quan điểm đó trong đảng viên và nhân dân, cán bộ tuyên giáotham mưu giúp cấp ủy xây dựng các chương trình hành động của địa phương

về chăm sóc sức khoẻ, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nghịquyết và chỉ thị Nắm bắt tình hình công tác tư tưởng của đội ngũ cán bộ và cáctầng lớp nhân dân khi thực hiện các chính sách về chăm sóc sức khoẻ và xâydựng kế hoạch bồi dưỡng tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục cho các đối tượngnày một cách thích hợp Góp phần theo dõi và xây dựng cơ sở Đảng trong cácđơn vị y tế, công tác phát triển đảng viên trong đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế,đặc biệt việc phát triển Đảng trong các bác sỹ về công tác tại y tế cơ sở; côngtác xây dựng các chi bộ Đảng vững mạnh gắn kết với việc thực hiện nhiệm vụchính trị của đơn vị Góp phần vào việc nâng cao năng lực cho cán bộ tuyêngiáo các cấp trong địa phương thông qua các buổi tập huấn, giao ban

- Thể dục, thể thao:

Tham mưu lãnh đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển thể dục

thể thao Tham mưu lãnh đạo về chính trị, tư tưởng đối với hoạt động thể dục

Trang 18

thể thao Bảo đảm các hoạt động thể dục thể thao phục vụ các nhiệm vụ kinh

tế, xã hội; gắn hoạt động thể dục thể thao với công tác tuyên truyền và côngtác chính trị - xã hội, xây dựng con người, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Tham mưu lãnh đạo công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức

về vị trí, mục tiêu và tác dụng của thể dục thể thao làm cho quần chúng cónhận thức đúng về vị trí và tác dụng của thể dục thể thao Tham mưu tổ chức

và xây dựng lực lượng nòng cốt về thể dục thể thao Tham mưu tạo điều kiện

về cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục thể thao Tham mưu phát triển các nộidung và hình thức hoạt động thể dục thể thao phù hợp Thường xuyên kiểmtra, đánh giá tình hình hoạt động thể dục thể thao Tham mưu cho các cán bộchủ chốt của cấp uỷ và chính quyền xây dựng kế hoạch để kiểm tra, đánh giátình hình công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức hoạt động thể dục thể thao đểkịp thời động viên khuyến khích phong trào và có thể chỉ đạo và điều chỉnhnhững hoạt động lệch lạc

- Dân số - kế hoạch hóa gia đình:

Tham mưu cho lãnh đạo tổ chức quán triệt các quan điểm về công tácdân số trong đảng viên và nhân dân Tham mưu cho cấp uỷ xây dựng các vănbản chỉ đạo, chương trình hành động của địa phương về lĩnh vực dân số,hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết và chỉ thị.Nắm bắt tình hình công tác tư tưởng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tưtưởng, tuyên truyền, giáo dục trong đội ngũ cán bộ và các tầng lớp nhân dân.Nâng cao năng lực tham mưu về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình chocán bộ tuyên giáo địa phương thông qua nhiều hình thức đào tạo đa dạng (tậphuấn, giao ban, hội thảo ) Tuyên truyền những kiến thức cơ bản về dân số -sức khoẻ sinh sản Tuyên truyền để mọi người hiểu đúng khái niệm sức khoẻsinh sản Tuyên truyền vai trò gia đình và thực hiện bình đẳng giới trong thựchiện chương trình dân số

Trang 19

- Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em:

Nắm vững và tổ chức quán triệt các quan điểm, chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước về trẻ em Tham mưu xây dựng các văn bản chỉ đạomới về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Hướng dẫn, giám sát,kiểm tra, tổng kết tình hình cấp uỷ cấp dưới trong việc triển khai thực hiệncác văn bản chỉ đạo về lĩnh vực này Góp phần nâng cao năng lực cho cán bộtuyên giáo các cấp ở địa phương trong công tác tham mưu về lĩnh vực bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em

- Xây dựng và phát triển các hội khoa học:

Tham mưu giúp cấp ủy củng cố, phát triển tổ chức và đẩy mạnh hoạtđộng của các hội khoa học; xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ, giáodục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển cộng đồng, xoá đóigiảm nghèo Tham mưu giúp cấp ủy ban hành các chỉ thị nghị quyết khuyếnkhích các hội đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chuyểngiao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống và bảo vệ môitrường Có cơ chế, chính sách đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, đào tạo vàdạy nghề, góp phần xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài Tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng, xoáđói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân

* Nhiệm vụ của cán bộ tuyên giáo

Một là, nghiên cứu, đề xuất

Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng của cán bộ, đảngviên và nhân dân, những thủ đoạn, âm mưu của các thế lực thù địch chốngphá Đảng, Nhà nước và chế độ ta trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá; dự báonhững diễn biến và xu hướng tư tưởng có thể xảy ra, kịp thời báo cáo, kiếnnghị với cấp uỷ phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp giải quyết

Trang 20

Chủ trì và tham gia chuẩn bị các đề án, các nghị quyết, quyết định củaBan Thường vụ, Thường trực cấp uỷ về công tác tư tưởng - văn hoá, khoagiáo và biên soạn lịch sử Đảng bộ.

Giúp cấp uỷ trong việc đánh giá hoạt động và nghiên cứu đề xuấtphương hướng, chính sách, cơ chế và giải pháp trên lĩnh vực công tác tưtưởng - văn hoá và khoa giáo

Tham gia ý kiến với cơ quan chính quyền địa phương trong việc vậndụng, thể chế hoá các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Trung ương và cấp

uỷ trên các lĩnh vực tư tưởng - văn hoá, khoa giáo

Hai là, thẩm định

Chủ trì hoặc tham gia thẩm định các đề án của cơ quan Đảng, Nhà

nước và các tổ chức đoàn thể có liên quan đến lĩnh vực tư tưởng - văn hoá,khoa giáo và lịch sử Đảng bộ

Ba là, hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết

Giúp cấp uỷ tổ chức nghiên cứu, quán triệt, hướng dẫn, triển khai thựchiện các nghị quyết của Đảng; kiểm tra các tổ chức đảng, các ban, ngành,đoàn thể trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và củacấp uỷ về công tác tư tưởng - văn hoá, khoa giáo và Lịch sử Đảng

Tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị, thời sự, chính sách, theo cácchương trình của Ban Tuyên giáo Trung ương và chỉ đạo của cấp uỷ cho cán

bộ, đảng viên

Tổ chức mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên từ tỉnh đến cơ sở;hướng dẫn, kiểm tra nội dung thông tin trên các phương tiện thông tin đạichúng, các cơ quan xuất bản do cấp uỷ quản lý

Hướng dẫn tuyên truyền về các ngày lễ lớn, các phong trào thi đua yêunước trong Đảng và trong toàn xã hội

Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác khoa giáo, nghiệp

vụ công tác nghiên cứu dư luận xã hội, nghiệp vụ công tác sưu tầm và biênsoạn lịch sử Đảng bộ cơ sở, ngành… cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở

Trang 21

Sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử ngành, đoàn thể của tỉnh

và của các địa phương

Chỉ đạo và tham gia tổng kết thực tiễn, phát hiện và nhân rộng những

mô hình mới, nhân tố mới trên địa bàn Tổng kết kinh nghiệm công tác tuyêngiáo cơ sở và định kỳ có báo cáo Ban Thường vụ cấp uỷ

Bốn là, tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo, trí thức khoa học và văn nghệ sỹ.

Tham gia ý kiến trong việc bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷluật cán bộ trong khối theo quy định

Đề xuất với cấp uỷ về cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sửdụng, quản lý và đãi ngộ với đội ngũ cán bộ tuyên giáo, văn nghệ sỹ và tríthức khoa học

Phối hợp với các cơ quan chức năng, tham gia công tác xây dựng Đảngđối với các chi, đảng bộ cơ sở thuộc các ngành trong khối tư tưởng -văn hóa

và khoa giáo

Thực hiện các mặt về công tác tổ chức và cán bộ của Ban theo thẩmquyền

Năm là, thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ cấp uỷ uỷ quyền:

Chủ trì, phối hợp, chỉ đạo, định hướng chính trị, tư tưởng trong hoạtđộng của các cơ quan báo chí, xuất bản, văn hoá - văn nghệ, các cơ quanthông tin tuyên truyền ở tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật, Hội Nhà báo, đảmbảo cho các Hội này hoạt động theo đúng định hướng và tính chất là tổ chứcchính trị - xã hội - nghề nghiệp

Chủ trì, chỉ đạo nội dung giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhànước; các chương trình bồi dưỡng, đào tạo ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị

và hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn

Trang 22

Lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính trị, tư tưởng, lãnh đạo công tác chuyênmôn của khối khoa giáo thực hiện theo chủ trương, nghị quyết của Đảng và cấp

uỷ (Giáo dục, dân số, gia đình và trẻ em, y tế, thể dục thể thao, khoa học côngnghệ và môi trường), định hướng chính trị cho hoạt động của khối

Giúp cấp uỷ chỉ đạo công tác chính trị tư tưởng trong đội ngũ trí thức,các nhà khoa học và trong sinh viên, học sinh trên địa bàn Nghiên cứu, đềxuất chủ trương đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý và đãi ngộ nhân tài

1.2 Khái niệm, đặc trưng và cấu trúc năng lực tham mưu của cán

bộ tuyên giáo

1.2.1 Năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo: khái niệm và các đặc trưng

* Khái niệm năng lực

Khái niệm “năng lực” đã được nhiều ngành khoa học tiếp cận vớinhững cấp độ và khía cạnh khác nhau

Theo nghĩa thông thường, năng lực là khả năng thực tế mà mỗi conngười có được thông qua trau dồi học vấn, hoạt động thực tiễn, tích luỹ kinhnghiệm, tự giáo dục và tự đào tạo để đáp ứng một yêu cầu nào đó của côngviệc được giao nhằm giải quyết những nhiệm vụ hay xử lý những tình huốngđặt ra trong đời sống hàng ngày, trong công tác

Năng lực là những khả năng của chủ thể hoạt động được sử dụng đểđáp ứng những đòi hỏi của công việc, của đối tượng và khách thể đặt ra Nóbao gồm một tập hợp các dấu hiệu hay những chỉ báo cho phép xác địnhtrình độ của một người nào đó được gọi là năng lực, có khả năng làm việc,

có khả năng lao động Năng lực phải được hình dung một cách cụ thể ởnhững con người cụ thể Về cơ bản, đó là người đã trưởng thành về mặt xãhội, định hình được tư cách công dân, vị thế xã hội, là một cá nhân, một chủthể mang nhân cách

Trang 23

Tuỳ thuộc vào nghề nghiệp, vị thế xã hội, chức trách, bổn phận vànhững sắc thái riêng của từng cá nhân trong từng quan hệ xác định mà nănglực con người có những hình thái (hình thức, dạng, kiểu, loại) biểu hiện thànhnhững khả năng khác nhau một cách sinh động, tinh tế, đa dạng, phức tạp.

Theo Từ điển tiếng Việt “Năng lực là phẩm chất sinh lý và tâm lý tạo

cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượngcao” [46-687]

Nói đến năng lực là nói đến khả năng đạt được kết quả trong hoạt độngnào đó Muốn hoạt động có kết quả thì cá nhân phải có những phẩm chất tâmsinh lý nhất định phù hợp với yêu cầu của hoạt động đó Nếu những thuộctính tâm sinh lý không phù hợp với yêu cầu của hoạt động thì coi như không

có năng lực Năng lực không phải là những thuộc tính cá nhân riêng lẻ mà làmột tổ hợp các thuộc tính cá nhân đáp ứng yêu cầu cao của hoạt động Tổ hợpkhông có nghĩa là các thuộc tính đó tồn tại song song mà chúng có quan hệ vàtác động lẫn nhau, thống nhất với nhau theo yêu cầu nhất định

Mỗi con người có thể tích hợp trong mình nhiều năng lực tiềm ẩn,những năng lực tiềm ẩn đó được bộc lộ ra hay không, điều đó tuỳ thuộc vàohàng loạt những điều kiện chủ quan hay khách quan Đối với những người cótài năng đặc biệt và thiên tài, năng lực của họ phát triển tới mức kỳ diệu,khiến họ đạt đến đỉnh cao ở nhiều lĩnh vực khác nhau

Trong cuộc đấu tranh cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, bất kỳ hoạt độngnào dù đơn giản hay phức tạp đều đặt ra những yêu cầu nhất định đối với conngười - chủ thể của hoạt động Để đáp ứng những yêu cầu ấy con người phải

có khả năng nhất định Sự đơn giản hay phức tạp của hoạt động có liên quantới khả năng thông thường hay đặc biệt của con người Khả năng đó có quan

hệ chặt chẽ với các thuộc tính tâm lý cá nhân - cái mà khi sinh ra con người

đã có hoặc là kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện Mức độ hoàn

Trang 24

thành công việc cao hay thấp được đánh giá bằng năng lực làm việc của mỗicon người Nếu các thuộc tính tâm lý đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thìcon người được đánh giá là có năng lực hoạt động và ngược lại.

Theo A.G.Côvaliốp, nhà tâm lý học người Nga thì: “Năng lực là mộttập hợp hoặc tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng nhucầu của hoạt động và bảo đảm cho hoạt động có kết quả cao” [20-90]

Như vậy, năng lực không phải là một thuộc tính tâm sinh lý riêng lẻnào đó của con người mà là sự tổng hợp những thuộc tính đáp ứng yêu cầunhất định của việc cải tạo hiện thực Điều này cũng có nghĩa là nói tới nănglực là nói đến sự tổng hợp của trình độ hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo… để thựchiện có kết quả một hoạt động nào đó Sự tổng hợp đó không phải là tổngcộng các thuộc tính tâm sinh lý cá nhân mà là mối quan hệ biện chứng, là sựtác động lẫn nhau giữa các thuộc tính đó trong một hệ thống hoàn chỉnh.Trong hệ thống đó một thuộc tính nổi trội lên và giữ vai trò chủ đạo cònnhững thuộc tính khác giữ vai trò phụ thuộc Thực tế cho thấy, để hoàn thành

có hiệu quả một hoạt động nào đó không thể chỉ dựa vào một vài thuộc tínhriêng lẻ mà phải huy động toàn bộ hệ thống cấu trúc năng lực của con người.Chẳng hạn như cán bộ làm công tác tuyên giáo muốn hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ nhất định phải có sự nỗ lực cao độ của cá nhân: phải có trình độhiểu biết và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh về cách mạng tư tưởng - văn hoá vào công tác tư tưởng; phải nắm vữngđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; có kiến thức về tâm

lý học; giáo dục học; có kiến thức cũng như kỹ năng làm công tác tuyên giáocùng với vốn sống, kinh nghiệm công tác Có các khả năng trên mới có thểnghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình tư tưởng của đối tượng một cáchchính xác, khoa học Từ đó mói có phương hướng, nội dung và phương pháphoạt động đúng để làm chuyển biến nhận thức, tình cảm và hành vi của đối

Trang 25

tượng theo mục đích đặt ra Cũng như các ngành nghề khác, nếu cán bộ làmcông tác tuyên giáo chỉ có một vài thuộc tính riêng lẻ nào đó sẽ không đủ cơ

sở, không đủ khả năng để hoàn thành nhiệm vụ, nhất là trong điều kiện hiệnnay khi trình độ dân trí ngày một tăng, những biến đổi chính trị trong nước vàquốc tế đặt ra những yêu cầu, những thách thức ngày càng lớn đối với nhữngngười làm công tác tuyên giáo

Năng lực vừa là cái “tự nhiên” có sẵn, vừa là kết quả của quá trình họctập, rèn luyện, hoạt động thực tiễn của con người Theo Chủ tịch Hồ ChíMinh “năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, màmột phần lớn do công tác, do tập luyện mà có”[29-280] Có thể nói rằng nănglực không phải là tư chất bẩm sinh thuần tuý vốn có của con người, đảm bảocho con người đạt kết quả trong hoạt động nào đó mà nó là kết quả của sựphối hợp những tư chất bẩm sinh vốn có với sự rèn luyện, tu dưỡng, học tậpthông qua hoạt động thực tiễn của con người

Như đã trình bày ở trên, năng lực là một tổ hợp phức tạp những thuộctính tâm sinh lý của mỗi con người đáp ứng được những yêu cầu của một hoạtđộng nhất định và đảm bảo cho hoạt động ấy đạt kết quả Như vậy, thuộc tínhtâm sinh lý nào của con người tham gia vào cấu trúc năng lực là do nội dung

và tính chất của hoạt động quy định một cách khách quan Do đó cấu trúc củanăng lực thay đổi tuỳ theo loại hình hoạt động Tuy vậy, cùng một năng lực ởnhững người khác nhau có thể có cấu trúc không hoàn toàn giống nhau.Chẳng hạn, cùng có năng lực tổ chức nhưng ở người này được tạo bởi tínhnhạy cảm trước những vấn đề của người khác như: luôn quan tâm đến đờisống vật chất và tinh thần của những người xung quanh, có tinh thần tráchnhiệm cao trước tập thể ….Ở người khác năng lực này được tạo bởi sự kếthợp hài hoà giữa lý và tình trong quan hệ với mọi người, tận tâm trong côngviệc, biết phát huy chỗ mạnh và ngăn ngừa chỗ yếu của từng người…

Trang 26

Căn cứ vào tốc độ tiến hành và chất lượng của sản phẩm hoạt động,người ta chia ra 3 mức độ phát triển của năng lực: năng lực, tài năng, thiên tài.

Năng lực là khái niệm dùng để chỉ mức độ trung bình của tốc độ tiến

hành và chất lượng sản phẩm hoạt động mà nhiều người có thể đạt tới

Trong quá trình hoạt động, mỗi cán bộ tuyên giáo hình thành cho mìnhnhững kỹ năng, kỹ xảo cần thiết và ngày càng phong phú, từ đó làm nảy sinhnhững khả năng mới phức tạp hơn Và đến một lúc nào đó khi cán bộ tuyêngiáo có đủ khả năng giải quyết những vấn đề do yêu cầu của hoạt động thựctiễn đặt ra, lúc đó có thể coi cán bộ tuyên giáo là người có năng lực thực sự

Năng lực biểu hiện rõ trong quá trình hoạt động, nhằm giải quyếtnhững yêu cầu có tính chất mới mẻ Năng lực thường được phân ra năng lựcchung và năng lực chuyên biệt Năng lực chung là điều kiện để cán bộ tuyêngiáo có thể thực hiện thành công trong các hoạt động như: hoạt động tổ chức,lãnh đạo, hoạt động giáo dục, hoạt động học tập… Còn năng lực chuyên biệt

là điều kiện thành công bên trong của các hoạt động chuyên biệt như: quản lý,nghiên cứu, năng lực viết, cổ động…

Tài năng chính là năng lực đạt tới những thành tích mà nhiều người

không có được Tài năng là cấp độ phát triển của năng lực, là sự kết tinh củacác yếu tố bẩm sinh, di truyền, rèn luyện dẫn đến những thành công lớn vàđộc đáo Tài năng ngoài yếu tố bẩm sinh còn được hình thành trong quá trìnhhoạt động, những người có tài năng có thể giải quyết được các công việc,nhiệm vụ khó khăn phức tạp mà thực tế đặt ra

Thiên tài là khái niệm để chỉ những người có năng lực đạt tới những

thành tích đặc biệt, có một không hai trong lĩnh vực nào đó Thiên tài là mộtthuộc tính xã hội, là cấp độ cao nhất của tài năng Thiên tài không phải là hiệntượng siêu nhiên mà là một biểu hiện tập trung, một sự thăng hoa cao độ củatrí thông minh, tài năng… của con người với tư cách là một thành viên của xã

Trang 27

hội Người thiên tài không đứng ngoài xã hội, người thiên tài còn dám tiếpcận những vấn đề bức xúc mà đời sống xã hội đặt ra, nhận thức nó một cáchtích cực, đầy trách nhiệm xã hội, là quyết tâm giải quyết vấn đề, thực hiệnkhát vọng cao độ vì sự tiến bộ con người.

Khi bàn về năng lực, người ta còn nhận thấy giữa năng lực với tư chấtvới tri thức và kỹ năng, kỹ xảo, với xu hướng của con người có mối quan hệbiện chứng Nghiên cứu các quan hệ này sẽ giúp cho chúng ta có cách nhìnđúng đắn hơn, sâu sắc hơn khi đánh giá cũng như xác định năng lực hoạtđộng của mỗi người

Giữa năng lực và tư chất có mối quan hệ chặt chẽ Năng lực là kết quảcủa sự phát triển của con người thông qua hoạt động Nói như vậy, không cónghĩa là bỏ qua vai trò của những điều kiện sinh lý - cơ sở vật chất của sựphát triển năng lực

Khoa học đã thừa nhận rằng ngay từ lúc sinh ra, mỗi con người có sựkhác nhau về cấu tạo bộ não, về hệ thần kinh, khác nhau về cơ quan cảm giác

và vận động… Sự khác nhau về sinh lý, khác nhau về tư chất làm cho sự pháttriển khác nhau về năng lực ở mỗi người Song cũng không thể suy ra mộtcách trực tiếp rằng: năng lực khác nhau là do tư chất quyết định bởi lẽ tư chấtchỉ là điều kiện vật chất - một điều kiện trong rất nhiều điều kiện khác nhaucủa sự phát triển năng lực

Giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng có mối quan hệ biệnchứng Nói tới năng lực bao giờ cũng là năng lực về một hoạt động nào đó -khả năng thực hiện hoạt động kết quả Do vậy, muốn có năng lực trong mộtlĩnh vực nào đó nhất thiết phải có hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực ấy.Không thể có năng lực âm nhạc nếu hoàn toàn không có tri thức, kỹ năng, kỹxảo về âm nhạc (dù đó là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có được qua quátrình tự học hoặc đào tạo) Việc thu nhận tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong một

Trang 28

lĩnh vực hoạt động nào đó luôn là điều kiện không thể thiếu để có năng lựctrong lĩnh vực đó Mặt khác, năng lực lại được biểu hiện trong việc tiếp thu trithức, kỹ năng, kỹ xảo Một người được đánh giá là có năng lực trí tuệ pháttriển, được thể hiện ở khả năng nhanh chóng tiếp thu và phát hiện những quan

hệ bản chất của tri thức; ở khả năng tái tạo cảm xúc những kỹ năng, kỹ xảo.Năng lực được đánh giá khác nhau trong điều kiện như nhau nhưng khả năngtiếp nhận tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhanh chậm khác nhau… Những phântích trên khẳng định sự thống nhất giữa năng lực với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

sẽ là sai lầm nếu đem đồng nhất năng lực với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo bởi vì:một người được xem là có năng lực nghĩa là người đó đã có tri thức, kỹ năng,

kỹ xảo trong lĩnh vực đó… nhưng có tri thức, có kỹ năng chưa hẳn đã có nănglực Điều đó tương tự như một người có tri thức về công tác tư tưởng nhưngchưa chắc đã có năng lực làm công tác tư tưởng Tri thức và năng lực là haiphạm trù có khoảng cách lớn vì hình thành năng lực là một quá trình trong đó

có quá trình tiếp thu tri thức Hơn nữa, đó không phải là một quá trình độc lập

mà luôn là một bộ phận của quá trình tổng thể của sự phát triển nhân cách…

Trong quá trình hình thành và phát triển năng lực hoạt động của conngười, xu hướng được biểu hiện như nguyện vọng của con người về một mụctiêu nào đó Nhưng nguyện vọng được hiện thực hoá như thế nào lại tuỳ thuộcvào trình độ phát triển của năng lực Trong quan hệ này thì năng lực đượcxem như là một phương tiện để thực hiện mục tiêu Quá trình hoạt động đểthực hiện mục tiêu của xu hướng chính là quá trình hình thành năng lực Vàtrình độ phát triển năng lực của con người quyết định quá trình biến mục tiêuthành hiện thực Như vậy, trong quá trình hình thành và phát triển của nănglực thì năng lực và xu hướng có mối quan hệ khăng khít, thúc đẩy nhau cùngphát triển Điều này cũng có thể quan sát thấy trong thực tế cuộc sống, khicon người hứng thú, quyết tâm làm một việc gì đó sẽ có khả năng vượt qua

Trang 29

mọi khó khăn, tìm cách trau dồi năng lực đạt cho được mục đích Mỗi tiến bộ

về năng lực hoạt động giúp cho con người tiến gần đến mục đích một cáchhoàn hảo hơn, trọn vẹn hơn… Điều đó cũng có nghĩa là trong bất cứ hoạtđộng nào, nếu con người thiếu mục đích, lý tưởng, thiếu sự say mê thì nănglực hoạt động trong lĩnh vực đó cũng khó hình thành và phát triển

*Năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo

Khái niệm tham mưu

Tham mưu, theo Đại từ điển tiếng Việt, có thể hiểu theo 2 nghĩa:

“ Góp ý kiến giúp người chỉ huy trong việc đặt ra và tổ chức thực hiệncác kế hoạch quân sự và chỉ huy quân đội Ví dụ: sỹ quan tham mưu, công táctham mưu, ban tham mưu

Góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch và biện pháp cho một người haymột tổ chức Ví dụ: tham mưu cho lãnh đạo, ý kiến tham mưu cho cấp ủy”[47-910]

Như vậy, ban đầu thuật ngữ tham mưu được dùng trong giới quân sự.Sau đó nó được dùng trong đời sống xã hội mà chủ yếu ở lĩnh vực công.Đồng nghĩa với khái niệm này là thuật ngữ tư vấn, được dùng phổ biến tronglĩnh vực tư và ngoài quân sự Tư vấn là giúp cho ai đó tổ chức việc xem xét,cân nhắc, lựa chọn, thực hành, đánh giá, kết luận, nghiệm thu một vấn đềnào đó

Tham mưu là đề xuất kiến nghị về một nội dung, một lĩnh vực, mộtcông đoạn, quá trình… mà người hoạt động tham mưu có đủ trình độ và nănglực làm rõ (hoặc hợp tác, huy động trí tuệ của các đồng sự để làm rõ) nhữngcâu hỏi: Vì sao cần phải đề xuất kiến nghị? Thông tin cần có để đề xuất kiếnnghị là gì? Nhằm đạt mục tiêu nào? Kiến nghị này nhằm giải quyết vấn đề gì?Mục tiêu cần đạt được? Ai là người thực hiện chính? Phối hợp với ai? Cần tổchức lực lượng như thế nào? Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần những gì? Điều

Trang 30

gì đặt ra trong nhận thức tư tưởng? Ai chịu trách nhiệm trong từng khâu: tổchức thực hiện, kiểm tra, sơ kết? Các chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật

ra sao? Các thời hạn cần sơ kết, tổng kết? Các vấn đề cần đánh giá, nhận định,kết luận? vv

Tham mưu là hoạt động mang tính xã hội và ngày càng chuyên nghiệp.Nhu cầu được tham mưu của xã hội ngày càng phong phú, đa dạng, với mọitầng nấc nhu cầu không giống nhau, trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội, gia đình đối với mọi đối tượng Đặc biệt đối với cán bộtuyên giáo thì năng lực tham mưu là rất quan trọng vì họ là đội ngũ nhữngngười tham mưu cho cấp ủy và giúp cấp ủy chỉ đạo, quản lý, kiểm tra các mặthoạt động của công tác tuyên giáo

Cán bộ tuyên giáo cần phải có năng lực tham mưu, giúp cấp ủy hướngdẫn, triển khai, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình học tập lýluận chính trị cho các đối tượng Bên cạnh đó cần có năng lực tham mưu giúpcấp ủy hướng dẫn, triển khai việc thực hiện đường lối, chủ trương và nhữngđịnh hướng tư tưởng của Đảng trong lĩnh vực văn hóa - văn nghệ, khoa giáo,nghiên cứu lịch sử Đảng ở địa phương

Từ sự phân tích trên có thể hiểu năng lực tham mưu của cán bộ tuyên

giáo là tổng hợp các kỹ năng để họ có thể giúp cấp ủy trên tất cả các mặt hoạt động của công tác tư tưởng - văn hóa, khoa giáo và biên soạn, bổ sung, giáo dục lịch sử đảng.

* Đặc trưng hoạt động tham mưu của cán bộ tuyên giáo

Hoạt động của người cán bộ tuyên giáo là một dạng lao động xã hộiđặc biệt có những đặc trưng riêng Tìm hiểu đặc trưng của hoạt động xã hộinày có ý nghĩa lớn đối với việc nhận thức về các yếu tố cấu thành năng lựctham mưu của cán bộ tuyên giáo Để nhận biết đặc trưng của một hoạt độngnghề nghiệp nào đó, người ta có thể nhìn từ nhiều góc độ khác nhau: đối

Trang 31

tượng hoạt động, công cụ của hoạt động, tính chất của hoạt động… Từ quanniệm như vậy, có thể nêu một số đặc trưng cơ bản trong hoạt động của cán bộtuyên giáo như sau:

Đặc trưng về đối tượng hoạt động

Hoạt động của cán bộ tuyên giáo có đối tượng trực tiếp là con người Ởđây hoạt động của cán bộ tuyên giáo thoạt nhìn có nét gần gũi với hoạt độngcủa nhà sư phạm, nhà giáo dục, nhà quân sự… Song phân tích cụ thể hơn sẽthấy những nét khác biệt, đặc trưng riêng thể hiện ở chỗ: đối tượng tham mưucủa cán bộ tuyên giáo ở đây là những người lãnh đạo, phục vụ công tác lãnhđạo, chỉ đạo của cấp ủy Đây là những người giữ các cương vị khác nhautrong bộ máy các cấp Hiệu quả của hoạt động này đòi hỏi cán bộ tuyên giáophải có tri thức phong phú, tổng hợp đối với tất cả các lĩnh vực của đời sốngchính trị xã hội

Đặc trưng về công cụ hoạt động

Công cụ hoạt động chủ yếu của cán bộ tuyên giáo trong quá trình thammưu là ngôn ngữ (lời nói và chữ viết) Thông qua quá trình trình bày, thuyếtphục bằng lời nói hoặc bằng văn bản, cán bộ tuyên giáo thực hiện chức năngtham mưu của mình nhằm cung cấp thông tin, đưa ra sự tham mưu của mìnhđối với cấp ủy Do đó, cán bộ tuyên giáo cần thường xuyên học tập, trau dồikhả năng trình bày bằng văn bản và lời nói của mình bằng cách tích lũy vốn

từ, nắm vững các quy luật của ngôn ngữ, đặc điểm văn phong …

Trang 32

luyện nghiêm túc, công phu mà còn đòi hỏi có tư chất, có năng khiếu vì muốntham mưu có hiệu quả ngoài kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thânkhông thể không có năng khiếu nghề nghiệp Hoạt động của cán bộ tuyêngiáo đòi hỏi năng khiếu giao tiếp, năng khiếu thuyết phục, cảm hóa conngười, năng khiếu viết và nói, sự nhạy cảm về chính trị - xã hội Chính vì vậy,cán bộ tuyên giáo cần phải rèn luyện về mọi mặt để nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ của mình.

Phải khẳng định rằng, công tác tham mưu tổng hợp là một nghề mangtính khoa học và nghiệp vụ; do vậy đòi hỏi cán bộ tuyên giáo vừa có trình độnghiên cứu, khả năng đề xuất, năng lực thâu tóm, khái quát, vừa có năng lựctrình bày, thuyết phục, bản lĩnh trung thực, nghị lực kết hợp đức tính kiên trì,chịu khó, miệt mài với công việc,

1.2.2 Những yếu tố cấu thành năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo hiện nay

nó là cơ sở của thiên hướng, năng khiếu, của năng lực tham mưu Tư chất làcái quy định, cơ sở của sự phát triển trí thông minh, khuynh hướng năng lựccủa mỗi cá nhân Tư chất là tất cả những tiềm năng phát triển di truyền và

Trang 33

bẩm sinh của mỗi cá thể Vì thế, có thể nói, người này có năng lực này nhưngngười kia thì không Năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo được tạo nênbởi nhiều yếu tố cấu thành thì có thể nói tư chất với tính muôn màu, muôn vẻcủa nó cũng là tiền đề, nền tảng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển, hoànthiện năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo.

Năng lực có cơ sở sinh lý từ những tố chất của cá nhân Năng lực chịu

sự quy định của các đặc điểm di truyền, tuy nhiên chỉ 10% là nhờ năng khiếucòn 90% là nhờ nước mắt và mồ hôi Trong hoạt động C Mác đã nói: khôngphải mọi người đều có dịp trở thành Raphaen Điều đó có nghĩa là muốn cónăng lực, tài năng và trở thành thiên tài thì phải có tư chất, năng khiếu bẩmsinh di truyền thôi chưa đủ mà phần chủ yếu và quyết định là nhờ học tập, rènluyện, hoạt động và phấn đấu suốt đời

Những tư chất, tố chất di truyền có sẵn là điều kiện quan trọng, nhữngthuận lợi nhất định cho sự hình thành, phát triển năng lực cá nhân Tố chất, gen

di truyền chỉ là tiền đề cần thiết để hình thành, phát triển năng lực Nhưng tốchất, gen di truyền không phải là cái nhất thành bất biến mà chính giáo dục,hoạt động và giao tiếp, giao lưu cũng có thể làm cho tố chất, gen di truyền đóbiến đổi Cũng như tính cách con người: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phầnnhiều do giáo dục mà nên” Điều quyết định sự hình thành, phát triển năng lực

cá nhân phụ thuộc vào hoạt động, giáo dục và sự rèn luyện của bản thân HồChí Minh đã chỉ rõ: “Năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên

mà có mà một phần lớn do công tác, do tập luyện mà có” [20-280] Đội ngũcán bộ tuyên giáo muốn nâng cao năng lực tham mưu của mình thì phải thườngxuyên rèn luyện, không ngừng học tập, nâng cao trình độ và tri thức của mình

- Năng lực phát hiện vấn đề

Năng lực phát hiện vấn đề chính là cách nhìn nhận vấn đề một cáchchính xác để giải quyết đúng theo quy luật khách quan đem lại kết quả cho

Trang 34

hoạt động sáng tạo Quy luật khách quan không dễ tìm ra, đòi hỏi phải quansát mọi hiện tượng cần thiết, tìm tòi hiểu biết những sự thật khách quan Đểxác định được quy luật khách quan phải chọn đúng đề tài nghiên cứu và phải

có phương pháp nghiên cứu, phát hiện đúng đắn Nhà vật lý học vĩ đạiAnhxtanh đã nói: “Nêu một vấn đề luôn luôn quan trọng hơn so với giải quyếtvấn đề” Bởi vì, giải quyết vấn đề có thể chỉ nhờ khả năng toán học hoặc nhờthực nghiệm mà đạt được, còn nêu vấn đề phải cần có khả năng tưởng tượng

có tính sáng tạo Nhiều nhà khoa học, nhà sáng tạo nhờ phát hiện vấn đề đúng

và quyết tâm giải quyết vấn đề đã đem lại kết quả to lớn

- Năng lực nghiên cứu, phân tích, tổng hợp

Nghiên cứu thường được mô tả là một quy trình tìm hiểu tích cực, cần

cù và có hệ thống nhằm khám phá, phiên giải và xem xét các sự kiện Sự điềutra tri thức này tạo ra sự hiểu biết tốt hơn về các sự kiện, hành vi hoặc giảthuyết và tạo ra các ứng dụng thực tế thông qua các định luật và giả thuyết.Thuật ngữ nghiên cứu cũng được sử dụng để mô tả việc thu thập thông tin vềcác vấn đề chuyên môn và nó thường liên quan đến khoa học và các phươngpháp khoa học

Đối với cán bộ tuyên giáo để có thể tham mưu đúng và trúng thì họphải coi nghiên cứu tư liệu là một nhiệm vụ quan trọng Nguồn tài liệu quantrọng nhất mà cán bộ tuyên giáo thường xuyên sử dụng là tác phẩm kinh điểncủa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng vàNhà nước Cán bộ tuyên giáo phải có kiến thức vững vàng và hệ thống về chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng,

để trên cơ sở đó đánh giá, phân tích các sự kiện, hiện tượng Các loại từ điển(Từ điển tiếng Việt, từ điển triết học, từ điển kinh tế ) tài liệu thống kê… lànguồn tài liệu chủ yếu để tra cứu các khái niệm, khai thác số liệu Các sáchchuyên khảo phù hợp là nguồn tài liệu rất quan trọng Qua các tài liệu này có

Trang 35

thể thu nhập khối lượng lớn kiến thức hệ thống, sâu sắc Các báo, tạp chíchính trị - xã hội, tạp chí chuyên ngành cũng là một nguồn tài liệu Tạp chícung cấp những thông tin khái quát, mang tính lý luận, nhưng tính thời sự íthơn so với báo Cần chú ý rằng, một tờ báo có thể cung cấp thông tin vềnhững sự kiện, sự việc nhiều người đã biết Tuy nhiên, cán bộ tuyên giáo cầnthông qua các sự kiện, sự việc đó để phân tích, rút ra ý nghĩa chính trị - tưtưởng nằm sâu trong cái diễn ra hàng ngày mà ai cũng biết ấy Cho nên, cầnlưu trữ báo và tạp chí, lên thư mục hoặc cắt ra những bài báo và ghi rõ nguồngốc xuất xứ của chúng Sổ tay báo cáo viên là tài liệu hướng dẫn nội dungnghiệp vụ và một số tư liệu chung cần thiết cho cán bộ tuyên giáo rất thiếtthực và bổ ích Các bản tin nội bộ đặc biệt là thông tin được cung cấp thôngqua các hội nghị báo cáo viên định kỳ là nguồn thông tin trực tiếp mà dựa vào

đó cán bộ tuyên giáo có thể nắm thông tin một cách chính xác và nhanh nhạy.Ngoài ra, có thể sử dụng các băng ghi âm, băng hình phù hợp, các báo cáotình hình của cơ sở, các ghi chép qua nghiên cứu thực tế thăm quan điển hìnhtiên tiến, di tích lịch sử - văn hóa…

Theo Đại từ điển tiếng Việt, tổng hợp có thể hiểu theo 2 nghĩa:

“Tập hợp đầy đủ toàn bộ những điều, những sự kiện đang còn rải rác đểnhập chung lại làm một Ví dụ: tổng hợp các ý kiến đã thảo luận, tổng hợptình hình từ các nơi báo cáo về

Bao gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau gộp chung lại Ví dụ: cửahàng bách hoá tổng hợp, thư viện khoa học tổng hợp” [47-1014]

Để có thể tham mưu có hiệu quả thì cán bộ tuyên giáo cần có năng lựcđộc lập nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, nhất là năng lực nghiên cứuphân tích, phê phán, tổng kết các vấn đề chính trị và tư tưởng - chính trị, khảnăng nắm bắt, hướng dẫn dư luận xã hội, phát hiện, lý giải những khuynhhướng tư tưởng phát sinh trong đời sống xã hội và trong các tầng lớp dân cư

Trang 36

khác nhau Để có kiến thức rộng, phong phú về nhiều lĩnh vực thì cán bộtuyên giáo cũng cần nghiên cứu thông tin từ nhiều nguồn Có thể kể đến nhưcác văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địaphương, các tài liệu tham khảo từ cấp ủy cấp trên; các văn bản báo cáo, xin ýkiến từ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp dưới; từ các cơ quan nhà nước cấptrên, các cơ quan nhà nước ngang cấp, nhất là văn bản pháp luật cần được vậndụng thực hiện ở địa phương; từ các ban ngành xung quanh cấp ủy, từ ý kiếncủa cán bộ, đảng viên, đơn thư của nhân dân và các tài liệu tham khảo cầnthiết; từ báo chí trong nước và nước ngoài; từ các cơ quan nghiên cứu khoahọc của Đảng và Nhà nước…Bên cạnh đó cần có năng lực tổng hợp trên cơ

sở phân tích những vấn đề của thực tiễn làm cơ sở cho hoạt động tham mưu,

đề xuất và tham gia xử lý những vấn đề được phân công phụ trách

Phân tích tổng hợp được coi là bước xử lý ở trình độ cao Phân tích làphương pháp thường áp dụng để tìm hiểu và trả lời về bản chất, nguyên nhân củatình hình mà thông tin phản ánh ví dụ để đánh giá một chủ trương, biện pháp vàkinh nghiệm hoặc một kiến nghị cũng cần áp dụng phương pháp phân tích

Tổng hợp thông tin là phương pháp sắp xếp các thông tin (đã đượckiểm tra, xác minh và phân tích) vào một mối quan hệ mạch lạc, có hệ thốngtheo tiêu chí nhất định Tiêu chí đó là thời gian, tầm quan trọng, tính phổ biến,

sự đúng sai, hay một tiêu chí nào khác tùy theo sự quan tâm của cấp ủy đốivới loại thông tin đó Việc tổng hợp thông tin giúp cho cấp ủy nắm vấn đềmột cách rõ ràng, chính xác

- Năng lực đề xuất (xử lý tình huống)

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đề xuất là nêu ra, đưa ra để xem xét, giải quyếtnhư: đề xuất ý kiến Vấn đề mới được đề xuất, chưa được giải quyết” [47-308]

Xã hội hiện nay là xã hội của sự bùng nổ thông tin nhiều chiều, đadạng, phong phú, đầy phức tạp Đó là những thông tin về tất cả các lĩnh vực

Trang 37

kinh tế, chính trị, văn hóa… những thông tin trong và ngoài nước, thông tin ởđịa phương; những thông tin được định hướng và chưa được định hướng;những thông tin không chính thống…Vì vậy đòi hỏi người cán bộ tuyên giáocần có sự nhạy bén, phải có những thông tin đầy đủ, chính xác để kịp thờiphục vụ hoạt động của mình, kịp thời đề xuất phương án giải quyết đối vớicấp ủy, lãnh đạo Cán bộ tuyên giáo trước mỗi tình huống cụ thể cần có sựphân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình một cách chính xác, khách quan, đưa

ra sự phân tích của mình trên cơ sở nhận thức đúng nguyên nhân chủ quan vàkhách quan của tình huống Chỉ trên cơ sở phân tích, nhận thức đúng mới cóthể đề ra được những giải pháp xử lý đúng Vì vậy, khi nào đã hiểu chắc vấn

đề, nắm vững nguyên tắc, quy trình, giải pháp và kỹ năng xử lý phù hợp vớinhững tình huống cụ thể thì cán bộ tuyên giáo mới có khả năng tham mưuđược phương án giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất và tối ưu nhất Nhữngphương án giải quyết cho mỗi tình huống phải tìm từ chính trong thực tiễn,mỗi tình huống ở mỗi lúc, mỗi nơi lại khác nhau, thông thường mỗi nhiệm vụ,mỗi tình huống đặt ra từ thực tiễn cũng nảy sinh những biện pháp giải quyết

từ chính thực tiễn ấy Để có năng lực đề xuất (xử lý tình huống) đòi hỏi cán

bộ tuyên giáo một mặt phải nắm vững lý luận, lý luận ở đây đóng vai trò làquan điểm và phương pháp luận mà cán bộ tuyên giáo dựa vào đó để đưa ragiải pháp đúng đắn song bên cạnh đó phải học hỏi, nghiên cứu, đúc rút kinhnghiệm thực tiễn và phụ thuộc vào sự từng trải, sự mẫn cảm chính trị củangười cán bộ tuyên giáo

- Năng lực dự báo

Theo từ điển Tiếng Việt “dự báo là báo trước về tình hình có nhiều khảnăng sẽ xảy ra, dựa trên cơ sở những số liệu, những thông tin đã có như: dựbáo thời tiết, các dự báo về kinh tế…” [47- 269]

Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy

ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập

Trang 38

được Khi tiến hành dự báo ta căn cứ vào việc thu thập xử lý số liệu trong quákhứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trongtương lai nhờ vào một số mô hình toán học

Dự báo có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai.Nhưng để cho dự báo được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủquan của người dự báo

Ngày nay, dự báo là một nhu cầu không thể thiếu được của mọi hoạtđộng kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật, được tất cả các ngành khoa họcquan tâm nghiên cứu Đặc biệt đối với công tác tư tưởng thì sự dự báo đượcđặc biệt coi trọng

Đối với cán bộ tuyên giáo năng lực này là rất cần thiết bởi lẽ dự báochính xác sẽ giúp họ chủ động đưa ra được phương hướng và cách giải quyếtkịp thời, hiệu quả, trên cơ sở đó có thể tham mưu cho lãnh đạo, cấp ủy chínhxác, kịp thời phục vụ công tác lãnh đạo Ví dụ, trên cơ sở đánh giá các vấn đềmột cách khách quan và cụ thể có thể dự báo tình hình xem điểm nóng có thểtái phát trở lại hay không? Mức độ tái phát ra sao? Xu hướng tái phát? Táiphát theo chiều hướng giảm dần hay ngày càng nghiêm trọng hơn? Cần phải

áp dụng những giải pháp gì để điểm nóng không tái phát?

Việc dự báo của cán bộ tuyên giáo sẽ góp phần tham vấn và cung cấpcác dữ liệu, kiến nghị, đánh giá, phán xét giúp công tác lãnh đạo của cấp ủy

có căn cứ dự báo và xây dựng mục tiêu, kế hoạch và biện pháp xử lý cụ thể

- Năng lực trình bày và thuyết phục

Trình bày và thuyết phục có vai trò vô cùng quan trọng trong giao tiếphàng ngày cũng như để thực hiện chức năng xã hội, như giáo dục, thông tin,tuyên truyền…

Nói đến khả năng trình bày ở đây có thể đề cập là khả năng nói và viết.Cán bộ tuyên giáo cần phải có khả năng viết và nói hấp dẫn để thuyết phục

Trang 39

người nghe hiểu, tin và làm theo Ngoài ra, cần chú ý rằng năng lực nói, viết,trình bày như một bộ phận cấu thành của năng lực tham mưu là năng lực trìnhbày, giao tiếp với cấp ủy, với những người là cấp trên của mình Thuyết phụcphải bằng trí tuệ, lòng chân thành, phải nói những điều chính mình rung động,chính mình trăn trở thì mới có sức thuyết phục

Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói là năng lực sử dụng từ ngữ để biểu đạt

rõ ràng, mạch lạc ý nghĩ, tư tưởng và tình cảm của mình trong quá trình trìnhbày và thuyết phục nói riêng cũng như trong mọi hoạt động nói chung

Năng lực sử dụng ngôn ngữ của cán bộ tuyên giáo thể hiện ở: vốn từvựng phong phú, chủ yếu là vốn từ vựng về lĩnh vực chính trị - xã hội; nănglực liên kết các từ để hình thành câu văn nói; nắm vững các tiêu chuẩn của lờinói, các phương tiện và biện pháp tu từ để tạo ra tính hấp dẫn, truyền cảm, sựchính xác của nội dung nói; năng lực sử dụng âm thanh, sắc và năng lực điềuchỉnh ngữ điệu, âm điệu của lời nói cho phù hợp với sắc thái tình cảm; nănglực làm chủ lời nói trong giao tiếp, không để nhỡ lời khi nói, biết chọn đượcngôn ngữ phù hợp với đối tượng, chủ đề, bối cảnh giao tiếp Để rèn luyệnđược năng lực ngôn ngữ, cán bộ tuyên giáo cần đọc nhiều sách báo nhất làsách báo chính trị - xã hội, sách văn học, sách nghiên cứu về ngôn ngữ, tiếpxúc với các đối tượng khác nhau để học cách sử dụng từ ngữ và thói quenngôn ngữ; nghe nhiều diễn giả nhất là diễn giả nổi tiếng nói để học tập phongcách ngôn ngữ của họ và nhất thiết phải có các loại từ điển để đọc và tracứu… “Để nói tốt, nói hay, hoặc ít ra là nói đúng, chúng ta phải hết sức coitrọng tích lũy, trau dồi tri thức” [50-32]

Khả năng viết hấp dẫn, có sức thuyết phục thể hiện ở cách viết ngắngọn, đủ ý, có lượng thông tin hữu ích, tối đa Để có thể viết ngắn gọn, đủ ýđòi hỏi cán bộ tuyên giáo phải dành nhiều thời gian xử lý, phân tích, cân nhắc

kỹ càng và cho thấy người viết đã nắm được thực chất vấn đề cần thông tincho cấp ủy

Trang 40

Xử lý thông tin là quá trình đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý, biên tập thôngtin theo mục đích, yêu cầu đã xác định, là công việc bắt buộc, nhằm nâng caochất lượng nghiên cứu của lãnh đạo, nó tránh được sự quá tải gây nhiễu thôngtin, giúp cấp ủy, người lãnh đạo nắm bắt được những vấn đề cốt lõi, chủ yếu,

cơ bản của các thông tin Người viết báo cáo phải biết chắt lọc, bỏ đi nhữngthông tin rườm rà, thứ yếu, trên cơ sở đó làm nổi bật các căn cứ, cơ sở về lýluận và sự kiện để người lãnh đạo suy nghĩ đề ra các quyết định phù hợp

Kiểm tra độ tin cậy của thông tin nhận được bằng cách nghiên cứu,phân tích, so sánh, đối chiếu để xác định tính trung thực, mức độ tin cậy củathông tin Phân tích tính hệ thống của thông tin sắp xếp các thông tin (đã đượckiểm tra, xác minh và phân tích

Ngôn ngữ dùng để viết một báo cáo phải phù hợp, đơn giản và rõ ràng,không nhằm gây ấn tượng cho lãnh đạo bằng cách đưa vào mọi chi tiết hoặcvới những câu cú bóng bẩy Người viết báo cáo phải thể hiện chính kiến mà

họ phản ánh trên cơ sở đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu: tính chính xác củathông tin, tính thời sự và kịp thời của thông tin, tính dự báo

Như vậy, năng lực trình bày và thuyết phục hiệu quả không chỉ phụthuộc vào việc thông tin đúng đối tượng, trung thực, kịp thời, chính xác màcòn phụ thuộc vào lượng thông tin hữu ích mà cán bộ tuyên giáo thể hiện

- Năng lực trí tuệ và tư duy đổi mới

Năng lực trí tuệ là năng lực cần cho nhiều loại hoạt động khác nhaunhư năng lực quan sát, trí nhớ, chú ý, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo…

Tư duy là trình độ cao của quá trình nhận thức, nó nảy sinh trên cơ sởnhận thức cảm tính Nếu chỉ bằng cảm giác, tri giác thì nhận thức của conngười rất hạn chế, bởi vì con người không thể bằng cảm giác mà nhận thức

mà hiểu được những vấn đề như tốc độ ánh sáng, âm thanh hay những hiệntượng xã hội phức tạp khác… Muốn hiểu được những vấn đề đó không thể có

gì thay thế ngoài việc sử dụng sức mạnh của tư duy

Ngày đăng: 28/05/2016, 00:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX) về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX) về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
16. Nguyễn Đức Hà (2010), Một số vấn đề về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng hiện nay
Tác giả: Nguyễn Đức Hà
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2010
17. Lương Khắc Hiếu (2008), Nguyên lý công tác tư tưởng (tập 2), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý công tác tư tưởng
Tác giả: Lương Khắc Hiếu
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
18. Học viện Chính trị Quốc gia (Vụ quản lý khoa học) (1989), Giới thiệu tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài khoa học (1989- 1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài khoa học
Tác giả: Học viện Chính trị Quốc gia (Vụ quản lý khoa học)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1989
19. Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh (Viện xây dựng Đảng) (2004), Giáo trình xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình xây dựng Đảng
Tác giả: Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh (Viện xây dựng Đảng)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội
Năm: 2004
20. Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh (Khoa Tâm lý xã hội) (2004), Giáo trình Tâm lý học lãnh đạo, quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lý học lãnh đạo, quản lý
Tác giả: Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh (Khoa Tâm lý xã hội)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
21. Hà Học Hợi (Chủ biên) (2002), Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng
Tác giả: Hà Học Hợi (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
22. Nguyễn Duy Hùng (chủ biên) (2008): Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay
Tác giả: Nguyễn Duy Hùng (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
23. Hoa Hưng (Viện Xây dựng Đảng- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) (2005), “Kết hợp “già - trẻ” trong xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay”, Tạp chí tư tưởng- văn hoá (11), tr.34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết hợp “già - trẻ” trong xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay”, "Tạp chí tư tưởng- văn hoá
Tác giả: Hoa Hưng (Viện Xây dựng Đảng- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)
Năm: 2005
26. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, Tập 2
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
27. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập", Nxb" Tập 2
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb" Tập 2"
Năm: 1995
28. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Nxb Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập", Nxb" Tập 5
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb" Tập 5"
Năm: 1995
29. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Nxb Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập", Nxb" Tập 5
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb" Tập 5"
Năm: 1995
30. Đỗ Mười (1995), Về xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về xây dựng Đảng
Tác giả: Đỗ Mười
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
31. Phạm Quang Nghị (chủ biên) (1996), Một số vấn đề lý luận nghiệp vụ công tác tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận nghiệp vụ công tác tư tưởng
Tác giả: Phạm Quang Nghị (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
32.Trần Văn Phòng (2005), “Bản lĩnh chính trị của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận - chính trị, (6), tr.65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản lĩnh chính trị của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay
Tác giả: Trần Văn Phòng
Năm: 2005
33. Đào Duy Quát (2004), Về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Đào Duy Quát
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
34. Đào Duy Quát (2002), “Tiếp tục đổi mới phương thức công tác tư tưởng”, tạp chí tư tưởng - văn hóa”, Tạp chí tư tưởng – văn hóa, (2) tr. 11- 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đổi mới phương thức công tác tư tưởng”, "tạp chí tư tưởng - văn hóa”, Tạp chí tư tưởng – văn hóa
Tác giả: Đào Duy Quát
Năm: 2002
35. Đào Duy Quát (2002), “Nhiệm vụ cuộc đấu tranh tư tưởng – lý luận trong tình hình hiện nay”, Tạp chí tư tưởng – văn hóa, (1) tr. 16- 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiệm vụ cuộc đấu tranh tư tưởng – lý luận trong tình hình hiện nay"”, Tạp chí tư tưởng – văn hóa
Tác giả: Đào Duy Quát
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w