Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty và phương hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy Bê tông Amaccao (Trang 52 - 54)

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY BÊ TÔNG AMACCAO

3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty và phương hướng hoàn thiện

ty và phương hướng hoàn thiện

Xuất phát từ việc nhận thức rõ sự ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu bỏ ra trong kỳ đến giá thành sản phẩm tạo ra, Nhà máy Bê tông Amaccao đã rất quan tâm đến công tác kế toán nguyên vật liệu từ khâu mua vào, dự trữ bảo quản đến khâu sử dụng. Trong quá trình thực tập tại Nhà máy, được tìm hiểu, thực hành về công tác kế toán nguyên vật liệu cũng như áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, em nhận thấy kế toán NVL tại đây đã có nhiều mặt ưu điểm đảm bảo nói chung về quản lý NVL tuy nhiên bên cạnh đó cũng không tránh khỏi nhưng mặt hạn chế nhất định. Với những hiểu biết của mình, em xin mạnh dạn đưa ra một số nhận xét về ưu điểm và nhược điểm của công tác kế toán NVL như sau:

3.1.1 Ưu điểm

Về công tác quản lý nguyên vật liệu

Ở khâu mua vào, kế hoạch thu mua được xây dựng cụ thể, đúng đắn dựa trên kế hoạch sản xuất thông qua các chỉ tiêu, định mức NVL cũng như các đơn đặt hàng và khả năng tiêu thụ trong tháng, quý của công ty. Bên cạnh đó, Nhà máy đã phân công, phân nhiệm rõ ràng thuận lợi cho quản lý cho từng cán bộ tiếp liệu về từng nhóm nguyên vật liệu cụ thể do đó đã đảm bảo được việc cung cấp dầy đủ kịp thời và hợp lý nguyên vật liệu cho sản xuất.

Ở khâu dự trữ, bảo quản của Nhà máy với hệ thống ban kiểm soát từ Phòng thí nghiệm đến như Ban ISO đã có quy trình bảo quản phù hợp với đặc thù tính chất từng loại nguyên vật liệu từ đó đảm bảo chất lượng nguyên NVL đưa vào sử dụng. Hệ thống kho bãi được bố trí đầy đủ với phương tiện hiện

đại, cũng như các băng truyền được bố trí hợp lý đảm bảo vận tải nguyên vận liệu chính như cát, đá… thuận tiện cho việc cung ứng vật tư đồng thời được bảo vệ tốt tránh tình trạng bị thất thoát nguyên vật liệu.

Ở khâu sử dụng, từng nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu ở các phân xưởng sản xuất đều được kiểm tra xét duyệt dựa trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất và hệ thống định mức tiêu hao được xây dựng từ trước. Do đó, Nhà máy đã quản lý được nguyên vật liệu đưa vào quá trình sản xuất một cách chặt chẽ, đúng, đủ, luôn hướng tới mục tiêu giảm tối đa chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chát lượng kỹ thuật và số lượng sản phẩm tạo ra.

Việc quản lý chặt chẽ trong việc lựa chọn những nhà cung ứng NVL bằng cách tham khảo nhiều nguồn về chỉ tiên vị trí địa lý, nguồn nhập luôn phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của nguyên vật liệu mua vào, cũng như cập nhật giá cả thị trường cũng góp phần đáng kể đem lại kết quả hữu ích cho công tác tổ chưc quản lý chung về nguyên vật liệu tại Nhà máy Bê tông Amaccao.

Về bộ máy kế toán nguyên vật liệu

Các bộ phận liên quan đến công tác kế toán nguyên vật liệu như kế toán vật tư, bộ phận sản xuất, kho …có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ. Từ đó, việc hạch toán được ghi chép đầy đủ, chính xác, kịp thời và là cơ sở cho việc lập báo cáo kế toán từng kỳ cũng được kịp thời, số liệu chính xác đầy đủ.

Về hệ thống sổ sách

Xem xét về việc áp dụng hình thức Nhật ký chung, hình thức này phù hợp với quy mô và đặc điểm của công ty, đặc biệt thuận lợi khi công ty sử dụng phần mềm kế toán máy không chỉ xử lý thông tin kế toán, mà còn thuận

tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra chi tiết theo từng chứng từ gốc, hơn nữa giảm thiểu nhược điểm trùng lắp nhiều của hình thức Nhật ký chung.

Về chứng từ và luân chuyển chứng từ

Có thể thấy, hệ thống chứng từ sử dụng tại Nhà máy nói chung và phần hành kế toán NVL nói riêng tương đối đầy đủ, với biểu mẫu chứng từ theo đúng quy định QĐ 48/2006/ BT-BTC ban hành cùng với một số mẫu riêng phục vụ công tác kế toán tại Nhà máy.

Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán NVL chặt chẽ, quy định rõ ràng công việc và trách nhiệm riêng của từng bộ phận liên quan đến việc quản lý NVL nói chung đảm bảo quá trình luân chuyển diễn ra không bị gián đoạn, chậm trễ.

Về phương pháp tính giá

Bên cạnh đó, việc áp dụng phương pháp tính giá thành nguyên vật liệu là bình quân cả kỳ dự trữ giúp công tác kế toán nguyên vật liệu dễ thực hiện hơn khi chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ, phù hợp với đặc điểm nguyên vật liệu với ít danh điểm vật tư chính tại nhà máy.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy Bê tông Amaccao (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w