1Tính cấp thiết của đề tài Công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ; tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng; khẳng định và nâng cao vị trí, vai trò tiên phong của Đảng về lý luận chính trị, về văn hóa và đạo đức; thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn coi trọng công tác tư tưởng. Trong hơn 20 năm đổi mới, công tác tư tưởng đã góp phần bảo đảm sự thống nhất trong Đảng, xây dựng và củng cố niềm tin của toàn dân vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; tạo cơ sở để tập hợp lực lượng, đoàn kết dân tộc, hình thành sức mạnh to lớn giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tếxã hội; tạo tiền đề cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước. Trong những năm tới, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng. Công tác tư tưởng là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị, trong đó, có trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tuyên giáo. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng chúng ta phải giải quyết nhiều vấn đề, nhưng trước hết, trên hết là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo những chiến sỹ xung kích trên mặt trận tư tưởng. Sau hơn 20 năm góp phần cùng cả nước thực hiện đường lối đổi mới, đội ngũ cán bộ tuyên giáo nước ta từng bước được kiện toàn, năng lực chuyên
Trang 1MỞ ĐẦU
1-Tính cấp thiết của đề tài
Công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trongtoàn bộ hoạt động của Đảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nềntảng chính trị của chế độ; tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhândân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng; khẳng định và nâng cao vị trí, vai tròtiên phong của Đảng về lý luận chính trị, về văn hóa và đạo đức; thể hiện vaitrò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn coi trọng công tác tư tưởng.Trong hơn 20 năm đổi mới, công tác tư tưởng đã góp phần bảo đảm sự thốngnhất trong Đảng, xây dựng và củng cố niềm tin của toàn dân vào thắng lợi của
sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; tạo cơ sở đểtập hợp lực lượng, đoàn kết dân tộc, hình thành sức mạnh to lớn giữ vững ổnđịnh chính trị, phát triển kinh tế-xã hội; tạo tiền đề cho sự phát triển côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước
Trong những năm tới, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệuquả công tác tư tưởng
Công tác tư tưởng là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân,của cả hệ thống chính trị, trong đó, có trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tuyêngiáo
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng chúng ta phải giảiquyết nhiều vấn đề, nhưng trước hết, trên hết là nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ tuyên giáo- những chiến sỹ xung kích trên mặt trận tư tưởng
Sau hơn 20 năm góp phần cùng cả nước thực hiện đường lối đổi mới,đội ngũ cán bộ tuyên giáo nước ta từng bước được kiện toàn, năng lực chuyên
Trang 2môn, nghiệp vụ được nâng lên, đại đa số được rèn luyện và trưởng thành quathực tiễn công tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt,giản dị, gắn bó với nhân dân Bên cạnh đó, đội ngũ này hiện nay vẫn còn một
số mặt hạn chế cần phải khắc phục như: thiếu về số lượng, đa phần chưa đượcđào tạo chuyên nghiệp, một số cán bộ nắm lý luận không sâu, thiếu tính nhạybén nên năng lực tham mưu còn yếu, khả năng xử lý tình huống còn hạn chế
Đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Bến Tre nói chung, cấp huyện nóiriêng thời gian qua đã thực hiện khá tốt chức năng, nhiệm vụ của mình tại địaphương: tham mưu giúp cấp uỷ lãnh chỉ đạo kịp thời trong từng thời điểm,giữ vững trận địa chính trị, tư tưởng; tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sựđồng thuận trong nhân dân, giữ vững niềm tin vào sự nghiệp cách mạng, sựlãnh đạo của Đảng, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàuđẹp
Cụ thể là, Bến Tre sau hơn 20 năm đổi mới đã đạt được những thànhtựu đáng kể Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bến Tre tiếptục phát triển Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng đượctập trung đầu tư, nâng cấp, nhiều công trình trọng điểm hoàn thành đưa vào sửdụng Bước đầu hình thành được một số khu, cụm công nghiệp tạo điều kiệnthuận lợi thu hút đầu tư phát triển Văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ Phongtrào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được củng cố, pháttriển An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm Hệ thống chínhtrị tiếp tục được củng cố, kiện toàn; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổchức cơ sở đảng và đảng viên được nâng lên; dân chủ ở cơ sở được phát huy
Tỉ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh Đời sống nhân dân không ngừng được cảithiện
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ này cũng còn một số mặt cần phải quantâm giải quyết như: trình độ, năng lực chưa đồng bộ, khả năng phát hiện, nắm
Trang 3bắt, đề xuất, xử lý những vấn đề đột xuất, nổi cộm diễn ra trên địa bàn cònyếu, đa số chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, phần lớn cán bộ tuyên giáođược tuyển từ các lĩnh vực khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt, vàgiải quyết sự thiếu hụt về biên chế đã được phân bổ, Từ đó, đã ảnh hưởngrất lớn đến hiệu quả công tác tư tưởng trên địa bàn.
Chính từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện của tỉnh Bến Tre hiện nay” nhằmnâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng của tỉnh nhà góp phầncùng toàn Đảng, toàn quân và nhân dân Bến Tre vươn lên trong sự nghiệp đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Về công tác tư tưởng nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ tuyêngiáo nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Đến nay cónhiều bài viết của nhiều tác giả ở các góc độ khác nhau được đăng tải trênsách, báo, tạp chí Một số công trình có liên quan trực tiếp đến vấn đề nàynhư:
- Trần Xuân Sầm (1998): Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới , Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội
- Lương Khắc Hiếu (2008), Nguyên lý công tác tư tưởng tập 2, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
- Ban Tuyên giáo Trung ương (2009), Tập bài giảng lớp bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo cấp tỉnh, cấp huyện năm 2009.
- Đào Duy Quát (2001), Một số vấn đề về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Viện Xây dựng Đảng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Giáo trình công tác tư tưởng của Đảng, Nxb Lý luận chính trị, 2004, Hà Nội.
Trang 4- “Năng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ tuyên giáocấp huyện ở tĩnh Hà Tĩnh hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị củatác giả Trần Đình Tuấn, bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm2007.
- ‘Nâng cao năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên giáo ở tỉnh ThanhHóa hiện nay’, Luận văn thạc sĩ … của tác giả Trần Quang Huy, bảo vệ tạiHọc viện Báo chí và Tuyên truyền, năm…
Các công trình trên cho thấy, các tác giả đi sâu phân tích ở góc độ lýluận công tác tư tưởng, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung,vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng nói riêng, khái quát về tình hìnhcán bộ tuyên giáo của cả nước, hoặc đề cập ở một khía cạnh nào đó về nănglực của đội ngũ cán bộ tuyên giáo tại một địa phương
Có thể nói rằng đề tài luận văn “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Bến Tre hiện nay” là một đề tài mới, không bị
trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đó
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng độingũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện của tỉnh Bến Tre, luận văn đề xuất cácphương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tuyêngiáo cấp huyện của tỉnh Bến Tre hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộtuyên giáo cấp huyện
- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyệncủa tỉnh Bến Tre hiện nay
Trang 5- Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng độingũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện của tỉnh Bến Tre hiện nay.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện của tỉnh Bến Trehiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát đội ngũ cán bộ công tác tạiBan Tuyên giáo các huyện, thành phố của tỉnh Bến Tre hiện nay
Thời gian khảo sát: từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đồng thời, tác giả kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những kết quảnghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp như:phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp
so sánh và các phương pháp xã hội học như: quan sát, phân tích tài liệu và cácphương pháp điều tra
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
6.1.Ý nghĩa khoa học
Trang 6Kết quả luận văn là cái nhìn toàn cảnh về thực trạng chất lượng độingũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Bến Tre hiện nay.
Trên cơ sở phác họa diện mạo chung của đội ngũ cán bộ tuyên giáocấp huyện ở tỉnh Bến Tre, luận văn cho thấy vai trò, tầm quan trọng của việcnâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ này trong việc thực hiện nhiệm vụcủa công tác tư tưởng trên địa bàn tỉnh Bến Tre
7 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văngồm 3 chương, tiết, trang
Chương 1
Trang 7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN HIỆN NAY
1.1 Cán bộ tuyên giáo và cán bộ tuyên giáo cấp huyện
1.1.1 Khái niệm cán bộ, cán bộ tuyên giáo, cán bộ tuyên giáo cấp huyện
- Khái niệm “cán bộ”
Cán bộ được hiểu theo nhiều nghĩa và rất phong phú Nó xuất hiệntrong đời sống xã hội nước ta khoảng mấy chục năm gần đây, để chỉ một lớpngười là những chiến sĩ cách mạng,lớp người mới, sẵn sang chịu đựng giankhổ, hy sinh, gắn bó với nhân dân, phục vụ cho sự nghiệp cao cả giành độclập, tự do cho dân tộc
Từ cán bộ được du nhập vào nước ta từ Trung Quốc và được dungphổ biến trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp Ban đầu, từ này được dungnhiều trong quân đội để phân biệt chiến sĩ và cán bộ Từ cán bộ được dùng đểchỉ những người làm nhiệm vụ chỉ huy từ tiểu đội phó trở lên Dần dần từ cán
bộ được dùng để chỉ tất cả những người hoạt động kháng chiến thoát ly, đểphân biệt với nhân dân
Trong từ điển Nhật-Việt, từ cán bộ được dùng với nghĩa là người ởhạng cao (trong một đoàn thể), là yếu nhân (nhân vật quan trọng)
Trong Từ điển Tiếng Việt, từ “cán bộ” được định nghĩa là:
- Người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước,Đảng và đoàn thể
- Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức,phân biệt với người không có chức vụ
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là người đem chính sách củaĐảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem
Trang 8tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sáchcho đúng”[45,tr.269].
Cho đến nay, từ cán bộ đã được dùng với rất nhiều nghĩa khác nhau:
- Trong tổ chức đảng và đoàn thể, từ cán bộ được dùng với hai nghĩa:một là, để chỉ những người được bầu vào các cấp lãnh đạo, chỉ huy từ cơ sởđến Trung ương (cán bộ lãnh đạo) để phân biệt với đảng viên thường, đoànviên, hội viên; hai là, những người làm công tác chuyên trách có hưởng lươngtrong các tổ chức đảng và đoàn thể
- Trong quân đội là những chỉ huy từ tiểu đội trở lên (cán bộ tiểu đội,cán bộ trung đoàn, v.v.) và là sĩ quan từ cấp úy trở lên
- Trong hệ thống nhà nước, từ cán bộ được hiểu cơ bản là trùng với từcông chức, chỉ những người làm việc trong cơ quan nhà nước thuộc ngànhhành chính, tư pháp, kinh tế, văn hóa và xã hội Đồng thời, cán bộ cũng đượchiểu là những người có chức vụ chỉ huy, phụ trách, lãnh đạo (trưởng, phóphòng, vụ, cục,v.v.)
Tóm lại, có thể hiểu Cán bộ là người có trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ nhất định, làm việc trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị của hệ thống chính trị; là người giữ chức vụ trong các tổ chức, cơ quan của hệ thống chính trị.
- Cán bộ tuyên giáo
Cán bộ tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta là người hoạt động chuyênnghiệp trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, bao gồm: cán bộ nghiên cứu vàgiảng dạy lý luận, cán bộ tuyên giáo, cán bộ báo chí, xuất bản, cán bộ vănhóa-thông tin, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật, cán bộchính trị trong lực lượng vũ trang, trong các trường đại học, cao đẳng…Ởđây chỉ đề cập đến đội ngũ cán bộ tuyên giáo- những cán bộ có chức năngtham mưu, giúp cấp ủy chỉ đạo, quản lý, kiểm tra các mặt hoạt động của côngtác tư tưởng và khoa giáo
Trang 9Trong lịch sử Đảng ta, cán bộ tư tưởng xuất hiện đồng thời và trưởngthành cùng với quá trình phát triển của Đảng Trước khi Đảng ta ra đời, một
bộ phận tiên tiến đại diện cho dân tộc và giai cấp công nhân nước ta đã tiếpthu và tiến hành truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân vàphong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đờicủa Đảng vào ngày 3/2/1930 Họ chính là những cán bộ tư tưởng mà ngườiđầu tiên là Nguyễn Ái Quốc Những cán bộ tư tưởng này đã trưởng thành, lớnmạnh cùng với quá trình phát triển của Đảng Sau khi Đảng ta giành đượcchính quyền, lực lượng làm công tác tư tưởng chuyên nghiệp được tập hợp lạitrong Ban Tuyên giáo, trong cơ quan tư tưởng-văn hóa các cấp, ngành, cácđoàn thể và trở thành bộ phận hữu cơ trong đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộtham mưu của Đảng và Nhà nước
Trải qua lịch sử 80 năm xây dựng và phát triển, cơ quan chuyên tráchlàm công tác tuyên giáo của Đảng đã có những tên gọi khác nhau và có nhữnglần chia tách, hợp nhất cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi giai đoạncách mạng
Từ năm 1930 đến tháng 8 năm 1945, cơ quan tham mưu của Trungương Đảng về công tác tư tưởng-văn hóa gọi là Ban Cổ động và Tuyên truyềncủa Đảng
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 7/9/1945, BộTuyên truyền được thành lập
Tháng 3/1949, Ban Thường vụ Trung ương ra quyết nghị về việcthành lập Ban Văn hóa Trung ương
Ngày 14/9/1950, Trung ương ban hành Quyết định số 55-QĐ/TW về
tổ chức Ban tuyên truyền và Ban giáo dục Trung ương Đảng
Ngày 16/4/1951, Trung ương ban hành Quyết định số 09-QĐ/TWthành lập Ban Tuyên huấn
Trang 10Ngày 22/5/1957, Ban Bí thư ban hành Quyết định số 13-QĐ/TW vềviệc thành lập Tiểu ban văn nghệ Trung ương và đảng đoàn các ngành vănhọc nghệ thuật.
Ngày 24/5/1957, Ban Bí thư ban hành Quyết định số 14-QĐ/TW vềviệc thành lập Tiểu ban Khoa học giáo dục Trung ương và chấn chỉnh sự lãnhđạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giáo dục
Ngày 23/8/1958, Ban Bí thư có Nghị quyết số 50-NQ/TW về việcthành lập Ban Văn hóa giáo dục Trung ương, gọi tắt là Ban Văn giáo Trungương
Ngày 01/12/1959, Ban Bí thư có Quyết định số 91-QĐ/TW về việchợp nhất hai Ban Tuyên huấn và Ban Văn giáo thànhBan Tuyên huấn văngiáo, gọi tắt Ban Tuyên giáo Trung ương
Ngày 30/01/1968, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 1584-NQ/TW vềtách Ban Tuyên giáo Trung ương thành hai Ban là Ban Tuyên huấn Trungương và Ban Khoa học giáo dục Trung ương (gọi tắt là Ban Khoa giáo Trungương)
Tháng 8/1980, Bộ Chính trị thông báo thành lập Ban Văn hóa-Vănnghệ
Ngày 11/4/1989, Bộ Chính trị có Quyết định số 85-QĐ/TW thốngnhất Ban Văn hóa – Văn nghệ Trung ương với Ban Tuyên huấn Trung ươngthành Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương
Ngày 28/8/2007, Bộ Chính trị có Quyết định số 80-QĐ/TW nhập Ban
Tư tưởng – Văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương thành lậpBan Tuyên giáo Trung ương
Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu chỉ đạo vàkiểm tra của Ban chấp hành Trung ương mà trực tiếp là Bộ Chính trị và
Trang 11Ban Bí thư Trung ương về công tác tư tưởng – văn hóa, công tác khoagiáo trong Đảng và trong xã hội [ 50,tr.488]
Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi xin nêu ra một cách hiểu vềcán bộ tuyên giáo như sau:
Cán bộ tuyên giáo là những người hoạt động trong cơ quan tham mưu các cấp của Đảng về công tác tuyên giáo, có chức năng tham mưu, giúp cấp ủy chỉ đạo, quản lý, kiểm tra các mặt hoạt động của công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo.
- Cán bộ tuyên giáo cấp huyện
Hệ thống tổ chức của Đảng ta theo bốn cấp: đảng bộ cơ sở (xã,phường, thị trấn …), đảng bộ huyện (quận, thị xã…), đảng bộ tỉnh, thành phố
và Trung ương Do đó, Ban Tuyên giáo được thành lập theo bốn cấp trên:Trung ương, tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), huyện (quận, thị xã) và
xã (phường, thị trấn…) Song, với tư cách làmột tổ chức có bộ máy chuyêntrách thì có ở ba cấp: Trung ương, tỉnh và huyện
Về cơ bản, chức năng, nhiệm vụ của ban tuyên giáo huyện ủy cũngnhư của ban tuyên giáo cấp trên; khác nhau là ở cấp độ, ở việc xác địnhnhững nhiệm vụ cụ thể để thực hiện trong phạm vi và hoàn cảnh cụ thể củacấp huyện
Ban tuyên giáo huyện ủy là cơ quan tham mưu của huyện ủy vềcông tác tư tưởng-văn hóa và khoa giáo Ban tuyên giáo huyện ủy cóchức năng tham mưu, chỉ đạo và kiểm tra năm mặt công tác: tuyêntruyền, giáo dục lý luận chính trị, văn hóa-văn nghệ, khoa giáo vànghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương [50,tr.493]
Theo đó, có thể hiểu cán bộ tuyên giáo cấp huyện là những người công tác tại ban tuyên giáo huyện ủy Đó là những cán bộ có chức năng tham mưu, giúp cấp ủy huyện chỉ đạo, quản lý, kiểm tra năm mặt công tác tuyên
Trang 12truyền, giáo dục lý luận chính trị, văn hóa văn nghệ, khoa giáo và nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương,
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tuyên giáo cấp huyện
- Nghiên cứu, đề xuất
+ Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình hình tư tưởng trong cán bộ,đảng viên và nhân dân; những âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước
và chế độ ta trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá của các thế lực thù địch; dự báonhững diễn biến và xu hướng tư tưởng có thể xảy ra, kịp thời báo cáo, kiếnnghị với Ban Thường vụ, Thường trực cấp uỷ phương hướng, nhiệm vụ, nộidung, biện pháp giải quyết
+ Chủ trì và tham gia chuẩn bị các đề án, các chương trình, các nghịquyết, chỉ thị, quyết định… của cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy về công tác tưtưởng - văn hóa, khoa giáo và biên soạn lịch sử Đảng bộ huyện
+ Giúp cấp uỷ, Ban Thường vụ cấp uỷ trong việc đánh giá các hoạtđộng và nghiên cứu đề xuất phương hướng, chính sách, cơ chế và các giảipháp trên lĩnh vực công tác tư tưởng - văn hoá, khoa giáo và biên soạn lịch sửĐảng bộ cơ sở
+ Tham gia ý kiến với các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thểhuyện và cơ sở trong việc tổ chức nghiên cứu quán triệt, vận dụng thể chế hoácác chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Trung ương và Tỉnh uỷ về các lĩnh vực
tư tưởng - văn hoá, khoa giáo và biên soạn lịch sử Đảng bộ cơ sở
- Thẩm định
Chủ trì hoặc tham gia thẩm định các chương trình, kế hoạch, đề án của các cơ quan Đảng, chính quyền, các đoàn thể huyện và cơ sở có liênquan đến lĩnh vực tư tưởng - văn hoá, khoa giáo và lịch sử Đảng
- Hướng dẫn, kiểm tra
Trang 13+ Giúp cấp uỷ, Ban Thường vụ cấp uỷ tổ chức nghiên cứu quán triệt,hướng dẫn triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng; kiểm tra các tổ chứcĐảng, các ban, ngành, đoàn thể huyện và cơ sở trong việc thực hiện các nghịquyết, chỉ thị của Trung ương và Tỉnh uỷ về công tác tư tưởng - văn hoá, khoagiáo và lịch sử Đảng.
+ Tổ chức phổ biến thông tin thời sự, chính sách theo hướng dẫn củaTrung ương, tỉnh và thực hiện sự chỉ đạo của cấp uỷ Ban Thường vụ cấp uỷcho cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ
+ Tổ chức mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên từ huyện đến cơsở; hướng dẫn và kiểm tra nội dung thông tin của các phương tiện thông tinĐài Truyền thanh, hoạt động thông tin cổ động, văn hóa - thông tin, khoa giáotrên địa bàn huyện
+ Hướng dẫn và chỉ đạo tuyên truyền các ngày lễ lớn, các phong tràothi đua yêu nước trong nội bộ Đảng và nhân dân
+ Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác khoa giáo,nghiệp vụ công tác nghiên cứu dư luận xã hội, nghiệp vụ công tác sưu tầm vàbiên soạn lịch sử Đảng bộ cơ sở, ngành… cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơsở
+ Sưu tầm, biên soạn, bổ sung lịch sử Đảng bộ huyện, địa chí huyện;hướng dẫn sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ xã, lịch sử ngành; đưa lịch sửđịa phương vào giảng dạy ở các trường phổ thông, nhằm phát huy truyềnthống cách mạng của quê hương Bến Tre Đồng Khởi anh hùng; giáo dụctruyền thống cách mạng của địa phương
+ Chỉ đạo và tham gia tổng kết thực tiễn, phát hiện và nhân rộngnhững mô hình mới, nhân tố mới trên địa bàn huyện Tổng kết kinh nghiệmcông tác tuyên giáo cơ sở và định kỳ có báo cáo Ban Thường vụ cấp uỷ, BanTuyên giáo Tỉnh uỷ
Trang 14- Tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở, cán bộ khoa học kỹ thuật trong địa bàn huyện.
+ Đề xuất với cấp uỷ, Ban Thường vụ cấp uỷ về cơ chế chính sáchđào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, quản lý và đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộtuyên giáo, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trong huyện
+ Tham gia ý kiến trong việc bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán
bộ trong khối tuyên giáo và Ban Tuyên giáo cơ sở
+ Phối hợp với các Ban Đảng của cấp uỷ, tham gia công tác xây dựngĐảng đối với các cơ sở, đơn vị và các ngành trong khối tuyên giáo; xây dựngđội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực khoa giáo
- Thực hiện các nhiệm vụ do Ban Thường vụ cấp uỷ uỷ nhiệm
+ Chủ trì, chỉ đạo định hướng chính trị, tư tưởng trong hoạt động củacác cơ quan: Đài Phát thanh, Phòng Văn hoá - Thông tin thể thao, giúp đỡ vàtạo điều kiện cho các ngành này hoạt động theo đúng định hướng chính trị củaTrung ương, tỉnh và cấp uỷ địa phương
+ Chủ trì, chỉ đạo nội dung giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhànước; các chương trình bồi dưỡng, đào tạo ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị
và hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn
+ Lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính trị, tư tưởng, lãnh đạo công tácchuyên môn của khối khoa giáo thực hiện theo chủ trương, nghị quyết củaĐảng và cấp uỷ (Giáo dục, Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em, Y tế, thể dụcthể thao, khoa học công nghệ và môi trường, Hội Đông y), định hướng chínhtrị cho hoạt động của khối
1.1.3 Vị trí, vai trò của cán bộ tuyên giáo cấp huyện
“Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những
tư tưởng của giai cấp thống trị”.[,tr.625] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập,
Trang 15Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4 Để biến hệ tư tưởng của mìnhthành hệ tư tưởng thống trị trong một chế độ xã hội, giai cấp thống trị nàocũng phải tổ chức việc truyền bá hệ tư tưởng trong quảng đại quần chúng.Việc truyền bá này, một mặt xuất phát từ yêu cầu xác lập địa vị thống trị của
hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội, mặt khác xuất phát từ yêu cầu độngviên, cổ vũ quần chúng tham gia hoạt động thực tiễn nhằm xây dựng và bảo
vệ chế độ đương thời
Hệ tư tưởng tự nó không xâm nhập vào ý thức quần chúng nếu khôngthông qua các công tác tuyên truyền, giáo dục Kể từ khi xã hội loài ngườiphân chia thành giai cấp đối kháng, hệ tư tưởng xuất hiện thì đồng thời cũnghình thành tầng lớp những nhà tư tưởng những cán bộ tuyên truyền Đội ngũnày lấy việc truyền bá hệ tư tưởng cho một giai cấp làm nghề nghiệp củamình Xã hội càng phát triển, đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng càngphức tạp thì yêu cầu về số lượng và chất lượng đối với đội ngũ này càng cao,tính chuyên nghiệp của nghề này càng sâu
Từ kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người và từ quá trình truyền bá
lý luận khoa học vào phong trào công nhân, C.Mác đã khẳng định: “Muốnthực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thựctiễn”[31,tr.181].Trong điều kiện lịch sử cụ thể của cách mạng đang ở thời kỳĐảng chưa nắm chính quyền, C.Mác và Ph.Ăngghen rất quan tâm đến việcxây dựng một đội ngũ những nhà tuyên truyền, cổ động, truyền bá tư tưởngcộng sản; lãnh đạo, tổ chức các phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản, trên
cơ sở đó, kết hợp với phong trào công nhân để lập ra những chính đảng củagiai cấp công nhân Những nhà tuyên truyền, cổ động đó chính là những cán
bộ cách mạng chuyên nghiệp của Đảng trong thời kỳ hoạt động bí mật
Đội ngũ cán bộ tuyên giáo nói chung, đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấphuyện nói riêng giữ vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển và
Trang 16truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa Thông qua hoạt động của đội ngũ này
mà hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển và được truyền bá rộngrãi trong quần chúng, trở thành yếu tố chi phối, thống trị trong đời sống tinhthần xã hội
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là hoạt động tự giác và sáng tạo củahàng chục triệu quần chúng Đảng Cộng sản, thông qua đội ngũ đảng viêntrong toàn Đảng và đội ngũ cán bộ tuyên giáo đưa tinh thần tự giác vào giaicấp công nhân, vào quảng đại quần chúng nhân dân lao động Nhờ có trình độ
tự giác trong hành động của quần chúng ngày càng cao, ý thức xã hội chủnghĩa ngày càng ăn sâu bám rễ vào quần chúng và trở thành lực lượng vậtchất thúc đẩy tiến trình phát triển và đổi mới xã hội
Cán bộ tuyên giáo đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựngĐảng Thông qua việc phát triển lý luận cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng cho quầnchúng và đảng viên, cán bộ tuyên giáo góp phần vào việc nâng cao trình độgiác ngộ của quần chúng về Đảng, giúp họ hiểu rõ vai trò, sứ mệnh của Đảngtrong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; góp phần giáo dục bản lĩnh chínhtrị, phẩm chất đạo đức cách mạng cho đảng viên Nhờ đó đội ngũ của Đảngđược phát triển, số lượng, chất lượng đảng viên được nâng cao, sự vững mạnh
về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng được tăng cường
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn: “Cán bộ là cái gốccủa mọi công việc”[47,tr.269], “Công việc thành công hoặc thất bại đều docán bộ tốt hay kém”[47,tr.269] Hiệu quả công tác tư tưởng phụ thuộc vàochất lượng, trình độ am hiểu sâu sắc về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ,vững vàng về bản lĩnh chính trị, giàu nhiệt tình cách mạng của đội ngũ cán bộcông tác tuyên giáo
Trang 17Đội ngũ cán bộ tuyên giáo các thế hệ của Đảng đã góp phần bồidưỡng các thế hệ con người Việt Nam, những chiến sĩ cộng sản thành lớpngười “gan vàng dạ sắt”, dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh cách mạng.Hiện nay, họ đang góp phần tích cực xây dựng những thế hệ con người ViệtNam mới, đủ sức gánh vác sứ mệnh lịch sử mà đất nước giao phó.
1.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện của tỉnh Bến Tre và tiêu chí đánh giá
1.2.1 Quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện
- Chất lượng
Theo Đại từ điển tiếng Việt: Chất lượng: Cái làm nên phẩm chất, giátrị của con người, sự vật Cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật nàykhác sự vật kia [60, tr.331]
Từ điển Bách Khoa Việt Nam cho rằng: Chất lượng là phạm trù triếthọc biểu hiện những thuộc tính, bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính
ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với sự vật khác [57,tr.419]
Từ điển Triết học chỉ rõ: Chất lượng (chất) là tính qui định bản chấtcủa sự vật, tính qui định những đặc điểm và tính cách vốn có của sự vật; dotính qui định đó, sự vật là sự vật như nó đang tồn tại, chứ không phải là sự vậtkhác; tính qui định đó phân biệt sự vật ấy với sự vật khác [58,tr.150]
- Đội ngũ: Trong Đại từ điển Tiếng Việt đưa ra khái niệm như sau:
1.Tổ chức gồm nhiều người tập hợp lại thành một lực lượng 2 Tập hợp sốđông người cùng chức năng, nghề nghiệp [60 ,tr.659]
Từ sự phân tích ở trên có thể hiểu: Chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện là tổng hợp các thuộc tính, đặc trưng của tập hợp những người cán bộ tuyên giáo cấp huyện, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ đó hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trang 18Chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo được tạo nên bởi nhiều yếu tố,bao gồm số lượng cán bộ, cơ cấu cán bộ, cấu trúc bộ máy, cơ chế tổ chức,điều hành,…Chất lượng của đội ngũ cán bộ tuyên giáo được cấu thành từ chấtlượng của mỗi cán bộ tuyên giáo Đó là trình độ lý luận chính trị và tri thứckhoa học, trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, về phẩm chất chính trị và đạođức.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ tuyên giáo đòi hỏi trước hết phải có
một số lượng hợp lý Tính hợp lý được biểu hiện ở sự tinh giản tới mức tối
ưu, đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, trong đó mỗi cá nhân phát huyhết năng lực của mình, có thể đảm đương tốt nhất công việc được giao, đảmbảo cho bộ máy vận hành thông suốt và đạt hiệu quả cao Một đội ngũ cán bộquá đông sẽ gây ra sự trì trệ trong công việc, trong điều hành bộ máy, gây ra
sự dư thừa và lãng phí nhân lực, và do đó thiếu sự thúc đẩy tính tích sự củamỗi cá nhân
Tính hợp lý về số lượng còn biểu hiện ở sự cân đối và phù hợp vớiđiều kiện, hoàn cảnh kinh tế- xã hội của đất nước, phù hợp với yêu cầu côngviệc của từng cấp, từng lĩnh vực Trong điều kiện nền kinh tế nước ta cònnghèo, thu nhập quốc dân còn thấp, một đội ngũ cán bộ quá đông sẽ là gánhnặng cho nền kinh tế đất nước, đời sống của cán bộ khó có điểu kiện được cảithiện, được nâng cao Chính vì vậy, tinh giản bộ máy, giảm biên chế đang làvấn đề bức xúc hiện nay
Chất lượng cán bộ tuyên giáo phải có cơ cấu hợp lý Đó là sự cân đối,
phù hợp giữa cán bộ lãnh đạo và chuyên viên, sự cân đối về giới tính, độ tuổicủa các thế hệ cán bộ,…
Sự hợp lý trong cơ cấu cán bộ sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp, bảo đảm
sự chuyển tiếp, hỗ trợ nhau, tạo ra sự phong phú, hài hòa và đa dạng trong độingũ cán bộ tuyên giáo Một cơ cấu hợp lý sẽ tạo ra tính năng động của bộ
Trang 19máy, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động Cơ cấu hợp lý là yếu tốquan trọng tạo nên chất lượng cán bộ tuyên giáo.
Trong điều kiện hiện nay, xây dựng cơ cấu cán bộ tuyên giáo cần kếthợp chặt chẽ việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ với việc sử dụng tốt số cán bộ hiện
có, số cán bộ có kinh nghiệm, số cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có trình độchuyên môn Việc xây dựng cơ cấu cán bộ tuyên giáo phải trên cơ sở khoahọc, gắn với yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan ban tuyên giáo
Chất lượng của đội ngũ cán bộ tuyên giáo là sự tổng hợp chất lượng của từng người cán bộ tuyên giáo Mỗi một cán bộ mạnh, có đủ đức, đủ tài sẽ
tạo nên chất lượng và sức mạnh tổng hợp của toàn đội ngũ cán bộ tuyên giáo
Chất lượng của mỗi cán bộ tuyên giáo được biểu hiện ở bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ở trình độ được đào tạo về chuyên môn, trình độ về lý luận chính trị và tri thức khoa học.
Người cán bộ tuyên giáo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiênđịnh với mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, là người tiêu biểucho lý tưởng cách mạng, có lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và nhândân, trung thành với lý tưởng của giai cấp và dân tộc Bất luận trong hoàncảnh nào họ cũng phải là người cầm lái giữ vững định hướng xã hội chủnghĩa Trong điều kiện hiện nay, phẩm chất chính trị của người cán bộ tuyêngiáo phải được đặt lên hàng đầu, là tiêu chuẩn quan trọng quyết định chấtlượng của mỗi người cán bộ
Người cán bộ tuyên giáo phải thực sự là người có đạo đức cách mạng,đạo đức Hồ Chí Minh Đạo đức cách mạng của người cán bộ tuyên giáo đó làlòng trung thành với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, kiên định mục tiêuđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu hết mình vì sự nghiệp cáchmạng của Đảng và dân tộc Nó được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm và gắnliền với hiệu quả hoạt động, nói đi đôi với làm, mang lại lợi ích thiết thực cho
Trang 20nước, cho dân, gắn liền với trách nhiệm của mỗi cá nhân, phải thật sự tận tâm,tận lực phụng sự Tổ quốc, là “công bộc”, là “đầy tớ” của dân, trung thành,dám đấu tranh cho lẽ phải, công bằng Người cán bộ có đạo đức cách mạng làngười luôn nghiêm khắc với bản than, không tham nhũng, kiên quyết đấutranh chống tham nhũng, có lối sống mẫu mực, phù hợp với chuẩn mực của
xã hội, luôn biết hy sinh lợi ích cá nhân, đặt lợi ích của dân tộc, của tập thểlên trên lợi ích cá nhân Tóm lại, yêu cầu đạo đức cách mạng của người cán
bộ tuyên giáo trong giai đoạn hiện nay là phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính,chí công, vô tư Đây là tiêu chuẩn quan trọng để lựa chọn, cất nhắc, đề bạt cán
bộ Chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo được thể hiện, được tạo thành từphẩm chất đạo đức của mỗi người cán bộ tuyên giáo
Về trình độ, năng lực, trong bất cứ thời kỳ nào, đây cũng là nhân tốquan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả công việc, là tiêu chí quantrọng đánh giá chất lượng cán bộ tuyên giáo Yêu cầu về trình độ kiến thức vànăng lực của người cán bộ tuyên giáo trong giai đoạn hiện nay phải toàn diện,vừa rộng, vừa sâu Phải giỏi về chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực phụ trách
Đó là đòi hỏi của cuộc sống hiện nay, của sự nghiệp công nghiệp hóa và củakinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1.2.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Bến Tre
1.2.2.1 Về số lượng cán bộ tuyên giáo cấp huyện của tỉnh Bến Tre
Căn cứ Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban chấp hànhTrung ương Đảng (khóa IX) về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lýluận trong tình hình mới; Kết luận Hội nghị Trung ương lần thứ 12 về tăngcường công tác tư tưởng trong tình hình hiện nay; Căn cứ Hướng dẫn liên ban
số 2631-HDLB/TTVH-KH-TC ngày 24/01/2003 của Ban Tư tưởng – Vănhóa Trung ương, Ban Khoa giáo Trung ương, ban Tổ chức Trung ương về
Trang 21chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy;Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bến Tre đã ban hànhhướng dẫn liên ban số 10-HDLB/BTGTU-BTCTU, ngày 11/5/2006 về chứcnăng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ban tuyên giáo Huyện ủy, Thị xã ủycho phép biên chế của ban tuyên giáo cấp huyện từ 7 đến 8 đồng chí, theo cácphương án sau:
* Phương án 1:
- Trưởng ban (là Uỷ viên Thường vụ);
- Phó Trưởng ban Thường trực (là cấp uỷ viên);
- Phó Trưởng ban phụ trách khoa giáo;
- Trưởng ban (là Uỷ viên Thường vụ);
- Phó Trưởng ban Thường trực (là cấp uỷ viên);
- Phó Trưởng ban phụ trách khoa giáo;
- Cán bộ văn phòng;
- Cán bộ tuyên truyền; Cán bộ huấn học;
- Cán bộ khoa giáo;
- Cán bộ lịch sử Đảng
1.2.2.2 Về cơ cấu đội ngũ
Được xây dựng theo phương hướng đồng bộ, chuyên sâu và chuyênmôn hóa Số lượng chuyên viên phải chiếm tỷ trọng lớn Số cán bộ lãnh đạo ởcấp huyện phải ít hơn số chuyên viên Trong số cán bộ phải có sự bổ sungcho nhau về ngành nghề, về độ tuổi, về tỷ lệ cán bộ nữ Ban tuyên giáo huyện
Trang 22có 5 lĩnh vực công tác: tuyên truyền, huấn học, khoa giáo, văn hóa-văn nghệ,lịch sử Đảng thì cơ cấu cần phải đủ số lượng cần thiết, phù hợp với yêu cầucông tác của từng lĩnh vực.
1.2.2.3 Về chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Bến Tre
- Về trình độ lý luận chính trị và tri thức khoa học
Cần xác định mặt bằng về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán
bộ tuyên giáo cấp huyện hiện nay là phải từ trung cấp lý luận chính trị trở lên.Đây là cơ sở để họ có sự hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước; những đặc điểm về tình hình kinh tế trong nước và quốc tế Từ đó hìnhthành cho bản thân thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng,phương pháp luận đúng đắn, củng cố niềm tin vững chắc vào mục tiêu, lýtưởng, vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vào sự nghiệpđổi mới của Đảng, nâng cao năng lực tư duy, năng lực lực hoạt động thựctiễn, có ý thức tự giác và hoạt động tích cực trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ được phân công
Có những hiểu biết cần thiết về những quan điểm tư tưởng khác nhau
và đấu tranh không khoan nhượng với quan điểm tư tưởng đi ngược lợi íchgiai cấp, lợi ích dân tộc và trái với hệ tư tưởng Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, có dũng khí đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, khôngdao động trước sự tấn công của kẻ thù tư tưởng, trước âm mưu “diễn biến hòabình” của các thế lực thù địch
Nền tảng kiến thức văn hóa phải đủ rộng, tổng hợp, trước hết là kiếnthức tổng hợp về lĩnh vực chính trị - xã hội, kiến thức về giáo dục con người.Hiểu biết về thế giới hiện đại, về đất nước, xã hội và con người Việt Nam trênphương diện truyền thống, tâm lý, văn hóa…Hiểu biết sâu sắc nền tảng khoa
Trang 23học giáo dục, lý luận nhận thức, hiểu biết các quá trình tư tưởng diễn ra trong
xã hội, những quy luật của hoạt động tư tưởng, quy luật và cơ chế tác động đểhình thành ý thức xã hội
- Về phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống
Trước hết là bản lĩnh chính trị và sự kiên định chính trị Trong bốicảnh xã hội phức tạp, rất nhiều luồng tư tưởng khác nhau, nhiều ý kiến khácnhau thì người cán bộ tuyên giáo, bằng trí tuệ của mình, bằng tấm lòng củamình, phải biết tìm ra trong bộn bề cái phức tạp ấy, cái đúng về bản chất để tựthuyết phục mình, rồi mới thuyết phục người khác Việc kịp thời cung cấpthông tin là rất cần thiết, nhưng vấn đề là trong những thông tin đó, cán bộcung cấp thông tin cần phân tích thế nào là đúng và định hướng công tác nhưthế nào, định hướng dư luận ra sao Điều đó đòi hỏi bản lĩnh, sự kiên định.Nếu chỉ nghe dư luận rồi vội vàng nghe theo, tin vào cái đó và dao động thìthuyết phục ai? Định hướng cho ai? Cho nên bản lĩnh và sự kiên định là cực
kỳ quan trọng, là phẩm chất số một, đòi hỏi ở người làm công tác tuyên giáo
Thứ hai, sự nhạy bén và sắc bén Trong bối cảnh bùng nổ thông tin và
đang có sự phân hóa về mặt tư tưởng thì sự nhạy bén, phát hiện sớm vấn đề,
dự báo vấn đề là rất quan trọng Nhưng nhạy bén thôi thì còn chưa đủ, mà cầnphải sắc bén Đây là thời đại đấu tranh tư tưởng quyết liệt, đấu tranh nội bội,đấu tranh với kẻ thù, muốn đấu tranh được thì phải rất sắc bén, lập luận sắcbén thì mới thắng được
Thứ ba, sự say mê Phải coi tuyên giáo là một nghề, mà đã là nghề
muốn giỏi thì phải say mê Nghề này đòi hỏi phải tích lũy từng bước một.Phải đọc, phải suy ngẫm, phải rút kinh nghiệm, phải rèn luyện để nâng caotrình độ Nghề này không thể ăn sổi ở thì được, không thể vội vàng được, màphải kiên trì, phải say mê, mà đã say mê, kiên trì thì nhất định thành công
Trang 24Phải coi tuyên giáo như một nghề, thật sự là một nghề, một nghề caoquý, một nghề với những đòi hỏi rất cao và quyết tâm phấn đấu là rất quantrọng
Thứ tư, có đạo đức và lối sống lành mạnh, giàu lòng nhân ái, gần gũi
nhân dân, tôn trọng tập thể, trung thực, thẳng thắn, khiêm tốn, quyết đoán, cósức quy tụ và đoàn kết mọi người Có trách nhiệm cao trong công tác, nói điđôi với làm Biết phát hiện cái mới, cổ vũ cái mới phát triển và kiên quyết đấutranh chống các tệ nạn xã hội, các hiện tượng tiêu cực, lạc hậu cản trở quátrình phát triển của xã hội, của con người
- Về năng lực chuyên môn nghiệp vụ
Thứ nhất, có năng lực tổng hợp trên cơ sở phân tích những vấn đề của
thực tiễn làm cơ sở cho hoạt động tham mưu, đề xuất và tham gia xử lý nhữngvấn đề được phân công phụ trách
Thứ hai, phải nắm rất vững đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước và địa phương Đó là yêu cầu bắt buộc Tất nhiên, không thể nắm toàn
bộ chi tiết, song với những chủ trương, đường lối, quan điểm lớn thì phải nắmsâu, nhất là các quan điểm, đường lối thuộc lĩnh vực được phân công phụtrách Muốn đề xuất đường lối, chủ trương, quan điểm thì phải biết đã cóđường lối, chủ trương, quan điểm nào-từ tổng kết, đánh giá tình hình, đi đến
đề xuất cần đưa ra những cái mới, bỏ đi cái đã lỗi thời
Thứ ba, có khả năng nói và viết tốt Ai cũng phải viết, lãnh đạo giao
cho chuyên viên viết báo cáo (tuần, tháng, quý, nửa năm, một năm, báo cáochuyên đề…) Người làm công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục cũnggiống như người đi truyền đạo Việc thuyết phục quần chúng, vận động quầnchúng quan trọng vô cùng Thuyết phục phải bằng trí tuệ, lòng chân thành,phải nói những điều chính mình rung động, chính mình trăn trở thì mới có sứcthuyết phục
Trang 25Thứ tư, có năng lực sử dụng các phương tiện thông tin tuyên truyền
đại chúng, nhất là sử dụng các phương tiện hiện đại, để tác động đến ý thứcquần chúng Có khả năng giúp cấp ủy chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, phối hợphoạt động của các cơ quan thông tin tuyên truyền đại chúng
Thứ năm, có năng lực tham mưu, giúp cấp ủy ướng dẫn, triển khai,
chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình học tập lý luận chính trị chocác đối tượng
Thứ sáu, có năng lực tham mưu, giúp cấp ủy hướng dẫn, triển khai
việc thực hiện đường lối, chủ trương và những định hướng tư tưởng của Đảngtrong lĩnh vực văn hóa-văn nghệ, khoa giáo, nghiên cứu lịch sử Đảng ở địaphương
Thứ bảy, có năng lực độc lập nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn,
nhất là năng lực nghiên cứu phân tích, phê phán, tổng kết các vấn đề chính trị
và tư tưởng – chính trị, khả năng nắm bắt, hướng dẫn dư luận xã hội, pháthiện, lý giải những khuynh hướng tư tưởng phát sinh trong đời sống xã hội vàtrong các tầng lớp dân cư khác nhau
1.3 Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Bến Tre
1.3.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước
1.3.1.1 Bối cảnh quốc tế
Hòa bình, hợp tác vẫn là xu hướng lớn của sự phát triển Toàn cầuhóa và hội nhập quốc tế chi phối tất cả các quốc gia, tạo nên các thời cơ vàthách thức cho mỗi nước, đặc biệt là các nước đang phát triển Tình hình thếgiới có nhiều diễn biến phức tạp, tiểm ẩn nhiều rủi ro, bất trắc khó lưởng.Chiến tranh giữa các nước lớn ít có khả năng xảy ra, nhưng căng thẳng tôngiáo, dân tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp lật đổ,khủng bố quốc tế vẫn diễn ra nhiều nơi Tranh chấp lãnh thồ, biển đảo tiếp tục
Trang 26diễn ra gay gắt; xuất hiện các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống có thểgây tác hại nghiêm trọng, trước hết là tội phạm công nghệ cao trên các lĩnhvực tài chính, tiền tệ, viễn thông, sinh học, môi trường.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ,thu hút sự tham gia ngày càng nhiều quốc gia thúc đẩy quá trình hình thành xãhội thông tin và nền kinh tế tri thức Sau khủng hoảng, kinh tế thế giới đangphục hồi nhưng còn nhiều rủi ro, bất trắc Quá trình cơ cấu lại kinh tế trên quy
mô toàn cầu làm thay đổi tương quan lực lực giữa các nhóm nước, giữa cáctrung tâm kinh tế Phát triển bền vững trở thành đòi hỏi cấp thiết đối với tất cảcác nước; cạnh tranh về kinh tế- thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên,năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượngcao…giữa các nước ngày càng gay gắt Cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới
vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội tiếp tục phát triển Phong trào cánh tảđược mở rộng Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có dấu hiệu phụchồi và phát triển mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức Những vấn đề toàncầu, cấp bách như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiên tai dịch bệnh,
…tiếp tục diễn biến phức tạp đòi hỏi sự phối hợp, hợp tác rộng rãi của cộngđồng quốc tế
Khu vực châu Á- Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam
Á tiếp tục là khu vực phát triển năng động, có vai trò và vị thế ngày càng lớntrên trường quốc tế Tuy nhiên, ở những khu vực này vẫn tiểm ẩn nhiều điểmnóng, nhiều nguy cơ, nhân tố đe dọa hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển
1.3.1.2 Bối cảnh trong nước
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 25 năm đổi mới đãtạo ra sức mạnh tổng hợp, thế và lực của nước ta lớn mạnh hơn nhiều so vớitrước Việc ra khỏi tình trạng nước kém phát triển đã làm cho vị thế của ViệtNam tăng lên, chính trị - xã hội ổn định, khối đại đoàn kết toàn dân được củng
Trang 27cố vững chắc, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan hệ đối ngoại mởrộng, đa phương hóa, đa dạng hóa; đất nước đứng trước nhiều cơ hội lớn đểđẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc
tế Mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệptheo hướng hiện đại có ý nghĩa lịch sử Tuy nhiên, nước ta vẫn phải đối mặtvới những thách thức, nguy cơ không thể xem thường Chất lượng phát triểnkinh tế-xã hội còn thấp, chưa bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế vớivới thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, giữa nâng caođời sống vật chất với phát triển văn hóa, đạo đức tinh thần giữa các vùngmiền, các tầng lớp nhân dân Phân hóa, phân cực giàu nghèo có xu hướngngày càng gia tăng Trật tự an toàn xã hội có biểu hiện đáng lo ngại; tình hìnhthoái hóa, biến chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn nghiêm trọng.Các thế lực thù địch tăng cường hoạt động “diễn biến hòa bình”, chống phá tavừa tinh vi, vừa trắng trợn trên các lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôngiáo; thiên tai, dịch bệnh, tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu diễn biếnphức tạp…Đây là những thách thức, nguy cơ lớn đối với đất nước trongnhững năm tới
Bối cảnh quốc tế và trong nước nói trên sẽ thường xuyên tác động đến
tư tưởng cán bộ, đảng viên, nhân dân theo cả hai chiều thuận, nghịch, đặt ratrước công tác tuyên giáo những yêu cầu ngày càng cao, các nhiệm vụ ngàycàng nặng nề
1.3.2 Yêu cầu của sự nghiệp cách mạng
Nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân ta trong giai đoạn cáchmạng hiện nay là đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Đây là nhiệm vụ rất tolớn và nặng nề Bên cạnh thuận lợi, chúng ta phải đương đầu với không ít khó
Trang 28khăn và thách thức Cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp trên thế giới vàtrong nước đang diễn ra gay go, quyết liệt, phức tạp Cách mạng khoa học vàcông nghệ đang phát triển như vũ bão Trong khi đó trình độ nhận thức, trình
độ trí tuệ của chúng ta còn nhiều hạn chế Không ít vấn đề lý luận và thực tiễnchưa được tổng kết hoặc chưa đủ sáng tỏ, chưa có lời giải đáp thỏa đáng chonên còn những ý kiến khác nhau, cả những vấn đề cụ thể cũng như một số vấn
đề cơ bản Đó là chưa kể các thế lực thù địch đang tìm mọi cách tấn công pháhoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân, ra sức xuyên tạc lịch sử, vu cáoĐảng và Nhà nước, tấn công vào hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính trịcủa Đảng
Trước tình hình đó vấn đề lớn đặt ra đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm côngtác tư tưởng của Đảng phải luôn luôn vững vàng trước mọi biến động của lịch
sử, giữ vững sự thống nhất, làm cho các quan điểm đường lối, tiếng nói địnhhướng của Đảng chi phối toàn xã hội Đội ngũ làm công tác tư tưởng phải hếtsức năng động, sáng tạo, có phương pháp xem xét, nhìn nhận, định hướng kịpthời những vấn đề tư tưởng cho cán bộ, nhân dân Cán bộ làm công tác tưtưởng phải phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm trong công tác, trung thựctận tuỵ, ham học hỏi, luôn luôn thể hiện lời nói đi đôi với việc làm, bằng hànhđộng của mình để làm cơ sở cho việc tuyên truyền giáo dục có hiệu quả.Trong khó khăn và thử thách của mọi nhiệm vụ, đội ngũ làm công tác tưtưởng phải thể hiện tính tổ chức và kỷ luật cao; lối sống đạo đức trong sánglành mạnh; đặt lợi ích chung trên những tính toán quyền lợi cá nhân Đó chính
là những yếu tố làm tăng thêm sức mạnh, niềm tin của cán bộ, nhân dân vào
sự lãnh đạo của Đảng nói chung vào đội ngũ làm công tác Tuyên giáo nóiriêng
1.3.3 Yêu cầu của công tác tuyên giáo trong thời kỳ mới
Trang 29Công tác tuyên giáo của Đảng luôn được xác định là một bộ phận cấuthành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng, làlĩnh vực trọng yếu để xây dựng bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, tuyêntruyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cáchmạng, là cơ sở để khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng vềchính trị, lý luận, trí tuệ, văn hoá và đạo đức, thể hiện vai trò đi trước, mởđường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Hiện nay, trước bối cảnh mới của tình hình quốc tế và trong nướccùng những diễn biến phức tạp về tư tưởng trong Đảng và ngoài xã hội đặt ranhững yêu cầu mới cho công tác tuyên giáo và sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnhvực tư tưởng
Thứ nhất, nhiệm vụ của công tác tuyên giáo ngày càng cao và khó
hơn so với trước Bởi vì trong thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, Việt Nam phải hoàn thành sứ mệnh quan trọng là đưađất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010 và cơ bản trở thànhnước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Nhiệm vụ nặng nề đóđặt ra cho công tác tuyên giáo sứ mạng quan trọng là làm chuyển biến nhậnthức, tư tưởng và huy động sức mạnh toàn dân tộc để xây dựng và phát triểnđất nước Nó đòi hỏi một sự phấn đấu cao hơn, một sự đổi mới mạnh mẽ hơn
cả về nội dung, phương pháp và hình thức
Thứ hai, chúng ta sẽ phải đối đầu với những thử thách gay gắt hơn,
quyết liệt hơn rất nhiều so với trước trên lĩnh vực tư tưởng Quá trình hộinhập sâu, rộng và trực tiếp vào đời sống kinh tế quốc tế cùng với sự bùng nổcủa công nghệ thông tin, nhất là Internet ngày càng phổ biến, sự cọ xát, đấutranh tư tưởng sẽ diễn ra hàng ngày Các trào lưu, khuynh hướng tư tưởng sẽxâm nhập vào đất nước ta, tác động trực tiếp vào tư tưởng, tâm lý, tình cảm,lối sống của con người Việt Nam Do đó, yêu cầu bảo vệ trận địa tư tưởng,
Trang 30giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đặt ra một cách trực tiếp, tiếp Tình hình đó,đòi hỏi công tác tuyên giáo phải nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục.Việc dùng biện pháp kinh tế hay hành chính để ngăn chặn các làn sóng vàtrào lưu, khuynh hướng tư tưởng và văn hóa là không thể Điều quan trọng làthông qua công tác tuyên giáo giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân vữngvàng, không dao động trước sự du nhập ồ ạt của các trào lưu, các khuynhhướng ấy.
Thứ ba, ở trong nước, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với sự hội nhậpngày càng trực tiếp vào kinh tế thế giới, bên cạnh những yếu tố tích cực, sẽxuất hiện một xu thế khách quan là sự phân hóa về thu nhập, tiến tới sự phânhóa về lợi ích và sự phân hóa về xã hội Nếu chúng ta không có một giải phápthật sự khoa học để giải quyết sẽ hình thành các nhóm xã hội khác nhau Mà
sự hình thành các nhóm lợi ích khác nhau, các nhóm xã hội khác nhau chính
là tiền đề để hình thành các khuynh hướng và xu thế tư tưởng khác nhau Đây
là một thách thức lớn đối với vấn đề củng cố khối đại đoàn kết, sự đồngthuận xã hội Công tác tuyên giáo phải có trách nhiệm điều hòa các mối quan
hệ xã hội, tạo nên sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc
Thứ tư, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước
ngày càng điên cuồng, quyết liệt và tinh vi hơn Trong đó, chúng luôn coi tưtưởng, lý luận là những trận địa tiến công, là khâu đột phá bởi tấn công ĐảngCộng sản trước hết là tấn công vào tư tưởng, lý luận Cho nên cuộc đấu tranh
ý thức hệ, đấu tranh tư tưởng trong những năm tới sẽ ngày càng gay gắt vàkhó khăn, phức tạp hơn so với những năm qua
1.3.4 Yêu cầu của thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương
Bến Tre xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010 trong điềukiện tình hình trong nước và quốc tế có nhiều chuyển biến, những khó khăn
Trang 31và thuận lợi đan xen, tác động lẫn nhau đòi hỏi các ngành và huyện thị phảitận dụng thời cơ, nắm bắt những thuận lợi, đồng thời dự báo trước các khókhăn, các mặt không thuận lợi để kịp thời có giải pháp phù hợp, hạn chếnhững tác động bất lợi đến phát triển kinh tế.
Dự báo tình hình thế giới những năm tới sẽ có nhiều thuận lợi, nhưngvẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức Chính trị, an ninh thế giới diễnbiến phức tạp, sẽ tác động nhất định đến quan hệ kinh tế trong nước và quốc
tế Các cơ chế chính sách mới của Trung ương và của tỉnh, đặc biệt là Chiếnlược phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang có những tácđộng tích cực đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước nói chung vàcủa tỉnh Bến Tre nói riêng Ở Bến Tre, nhờ thành tựu của hơn 20 năm đổimới, nhất là trong năm năm qua, đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho bướcphát triển những năm tiếp theo Những kinh nghiệm thành công và chưa thànhcông vừa qua là bài học cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện trongđiều kiện mới Trong những năm tới, hệ thống giao thông đường bộ Bến Tre
sẽ hoà nhập với các tỉnh trong khu vực; hạ tầng các khu, cụm công nghiệpđược triển khai xây dựng hoàn chỉnh,… là những điều kiện thuận lợi lớn đểBến Tre thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước, đẩy nhanh tốc độ phát triểnkinh tế-xã hội tỉnh nhà Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, BếnTre vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: thời tiết ngày càng diễn biếnphức tạp, nắng nóng, nước mặn xâm nhập, cúp điện thường xuyên ảnh hưởngđến sản xuất, đời sống người dân; khoảng cách giàu nghèo ngày càng dãn xa;
cơ cấu kinh tế chưa chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa; nền kinh tế còn nặng thuần nông, thu nhập của đại bộ phận nông dânthấp do các mặt hàng nông sản giá cả không ổn định, khó khăn trong việc giảiquyết đầu ra, trong khi các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuấttăng cao; tình hình dịch bệnh, ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi trên địa
Trang 32bàn tỉnh; tình trạng tập trung đông người khiếu kiện về đất đai vẫn chưa giảiquyết dứt điểm; nạn trộm cắp, hàng giả, hàng kém chất lượng chưa được ngănchặn hiệu quả; các nguồn lực đầu tư vẫn còn rất hạn hẹp; tích luỹ trong nhândân còn thấp, khả năng huy động rất hạn chế, trong khi đó khả năng thu hútđầu tư từ bên ngoài còn nhiều khó khăn; chất lượng nguồn nhân lực, nhất làđội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học kỹ thuật còn thiếu; tỷ lệ và chấtlượng lao động qua đào tạo còn thấp…
Trước tình hình đó, sự đồng thuận, nhất trí trong nội bộ Đảng và nhândân tỉnh nhà là yêu cầu vô cùng bức thiết, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợpthực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài, vượt quanhững khó khăn tỉnh nhà đang vấp phải Chính những lúc này, sự xuất hiệnnhiều vấn đề tư tưởng là không tránh khỏi Hơn lúc nào hết, trên lĩnh vựccông tác tư tưởng, nhiệm vụ đặt ra hiện nay rất nặng nề Vì vậy, việc nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo nói chung, đội ngũ cán bộ tuyên giáocấp huyện nói riêng trở thành vấn đề vô cùng quan trọng để có thể đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương
Đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện của tỉnh Bến Tre nhìn chungthời gian qua đã thực hiện khá tốt chức năng, nhiệm vụ của mình tại địaphương: tham mưu giúp cấp uỷ lãnh chỉ đạo kịp thời trong từng thời điểm,giữ vững trận địa chính trị, tư tưởng; tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sựđồng thuận trong nhân dân, giữ vững niềm tin vào sự nghiệp cách mạng, sựlãnh đạo của Đảng, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàuđẹp
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ này cũng còn một số mặt cần phải quantâm khắc phục như: về trình độ, năng lực chưa đồng bộ, khả năng phát hiện,nắm bắt, đề xuất, xử lý những vấn đề đột xuất, nổi cộm diễn ra trên địa bàncòn yếu, đa số chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, phần lớn cán bộ tuyên
Trang 33giáo được tuyển từ các lĩnh vực khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt,
sự thiếu hụt và theo biên chế đã được phân bổ,… Từ đó, đã ảnh hưởng rất lớnđến hiệu quả công tác tư tưởng trên địa bàn
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, chúng tôi nêu ra những vấn đề lý luận của việc nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện hiện nay Chúng tôi đãgiải thích một số thuật ngữ liên quan đến đề tài của luận văn; đã nêu ra các
Trang 34tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh BếnTre.
Chương 1 cũng đã chứng minh và khẳng định việc: việc nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Bến Tre là yêu cầu bứcthiết hiện nay
Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TUYÊN GIÁO
CẤP HUYỆN Ở TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY
Trang 352.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Bến Tre
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích
tự nhiên là: 2.321,6 km², dân số 1.354.589 người, mật độ 583 người/km² BếnTre được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sacủa 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông
Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km)
Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ vớiruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dảirừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre
có hình rẽ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hìnhnan quạt xòe rộng ở phía đông Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giớichung là sông Tiền, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh VĩnhLong, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông, vớichiều dài bờ biển là 65 km
Bến Tre với vị trí địa lý như một ốc đảo, bốn bề sông nước, ngăn cáchvới các tỉnh bên ngoài đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế-xã hộicủa Bến Tre suốt thời gian qua, cho đến đầu năm 2009 cây cầu Rạch Miễu-công trình thế kỷ, là niềm mong ước của bao thế hệ người dân trong tỉnh,được đưa vào sử dụng gối đầu lên hai bờ sông Tiền, tạo điều kiện giúp chonhững tiềm năng kinh tế - văn hoá - xã hội của Bến Tre được khơi dậy và pháttriển mạnh mẽ Chính điều đó đã gây không ít khó khăn cho việc nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Bến Tre thời gian qua
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội
- Đặc điểm về kinh tế
Trang 36Trong nhiệm kỳ qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh,qua gần 4 năm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh phấn đấu thựchiện cơ bản đạt được những chỉ tiêu đã đề ra, kinh tế không ngừng phát triểnbền vững Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 9,38%/năm GDP bình quânđầu người từ 461 USD năm 2005 tăng lên 887 USD trong năm 2009 Hộnghèo hiện nay còn 10,15%, phấn đấu trong năm 2010 giảm chỉ còn 9% theotiêu chuẩn mới, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Số lao động qua đào tạo đạt gần 40%,giải quyết việc làm 30.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 700 người .
Về nông nghiệp, phát huy thế mạnh kinh tế vườn, chủ trương chungcủa tỉnh là chuyển dịch cơ cấu theo hướng nâng cao hiệu quả, chất lượng, đãhình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái như bưởi da xanh, sầu riêng,chôm chôm, măng cụt, với tổng diện tích 36.000 ha Cây dừa, diện tích tănglên hiện nay có gần 49.000 ha, sản lượng tăng từ năm 2005 đạt 259 triệu trái,đến năm 2009 lên gần 400 triệu trái, đạt hiệu quả hơn khi người dân trồng xencây ca cao trong vườn dừa…Riêng nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản giá trịkinh tế rất cao, với diện tích lên đến 42.650 ha, sản lượng tôm, cá ước khoảng131.200 tấn, so với năm 2005 bình quân tăng 15,68%/năm Đánh bắt thủysản, từ 825 tàu năm 2005 lên 1.350 tàu hiện nay, xây dựng mới 3 cảng cá ở 3huyện biển (Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú), tạo điều điện thuận lợi hơn chongư dân trong việc mua bán sản phẩm sau mỗi chuyến đi biển, sản lượngđánh bắt hàng năm đạt 82.000 tấn, tăng bình quân 2% năm
Từ đầu nhiệm kỳ, công nghiệp được xác định mũi nhọn đột phá và là
vị trí động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giá trị sản xuất tăng bình quân
5 năm 2006-2010 là 15,78%/năm; kinh tế dân doanh tăng bình quân27,57%/năm, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 43,17%/năm Các khucông nghiệp Giao Long, An Hiệp… được xây dựng và đi vào hoạt động, tínhđến tháng 8/2009 đã có 24 dự án được cấp giấy phép hoạt động, vốn đầu tư
Trang 37trên 3.866 tỷ đồng, trong đó vốn FDI khoảng 159 triệu USD Trong thời giantới, tỉnh sẽ dành 1.500 ha để xây dựng các khu công nghiệp.
Thương mại, dịch vụ và du lịch sau khi có cầu Rạch Miễu có bướcchuyển biến mạnh mẽ Năm 2009, tổng mức bán lẽ hàng hóa ước đạt 12.471
tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2008 Về xuất khẩu, chỉ trong năm 2009 đạtgần 200 triệu USD
- Đặc điểm về văn hóa-xã hội
Các hoạt động trên lĩnh vực văn hoá, xã hội trên địa bàn tỉnh từngbước nâng lên về chất Công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ansinh xã hội, có nhiều tiến bộ, góp phần ổn định đời sống nhân dân; lĩnh vực
y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình, văn hóa, giáo dục, thể dục-thể thao tiếp tụcphát triển, các công trình xây dựng kiên cố hóa trường, lớp học được đẩynhanh tiến độ thi công; công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia có sự tậptrung và đạt kết quả cao; công tác xây dựng đời sống văn hóa được quan tâm;công tác xã hội hóa không ngừng được chú trọng
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của tỉnhnhà tiếp tục được duy trì và phát triển Đến nay có 163/164 xã/phường/thịtrấn hoàn thành xây dựng 100% ấp/khu phố văn hóa; 102/164 xã, phường đạtdanh hiệu xã, phường văn hóa, tỷ lệ 62,19%; 320.851 hộ gia đình văn hóa, tỷ
lệ 92%; 976 ấp, khu phố văn hóa; 2.016 cơ quan, đơn vị văn hóa Phong tràoxây dựng đời sống văn hóa được phát triển sâu rộng, chất lượng ngày càngđược nâng lên Các hoạt động văn hóa, văn nghệ với nhiều hội thi, hội diễn,liên hoan được tổ chức phục vụ các sự kiện lớn của địa phương, có đông đảongười tham gia
Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gươngBác Hồ vĩ đại”, phong trào thể dục thể thao quần chúng được hưởng ứng tíchcực Số người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao chiếm tỷ lệ trên
Trang 3827,5%; số gia đình thể thao được công nhận chiếm tỷ lệ trên 24,5%; hơn1.650 câu lạc bộ, điểm thể dục thể thao, trong đó công nhận đạt chuẩn 595câu lạc bộ
Toàn tỉnh hiện còn 35.139 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,15%; 16.973 hộcận nghèo, tỷ lệ 4,9% Trong dịp tết hằng năm, các đối tượng chính sách, các
hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội trong tỉnh đều được thăm viếng và tặngquà; đã cấp 106.056 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, kinh phí 47,725 tỷđồng; vận động đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa đạt 5,87 tỷ đồng, xây dựng
233 nhà tình nghĩa cho gia đình đối tượng chính sách; vận động 59.158 hộcận nghèo tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện với tổng số tiền là10.382.229.000 đồng
Năm học 2009-2010, qui mô mạng lưới trường, lớp học được đầu tư,nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho con em vùng sâu, vùng khó khăn đượcđến trường Toàn tỉnh có 2.174 trẻ vào nhà trẻ, số trẻ vào mẫu giáo 35.906 trẻ,riêng trẻ 5 tuổi đến trường là 19.073 trẻ Huy động 98.236 học sinh tiểu họcđến lớp, tỷ lệ huy động trong độ tuổi đạt 99,31%, trong đó trẻ 6 tuổi vào lớp 1
là 20.740 trẻ Tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ngày là 45,6% Học sinh trung học cơ
sở là 73.124 học sinh; trung học phổ thông là 38.847 học sinh Tỉ lệ học sinh
bỏ học cấp TH là 0,03; cấp THCS là 0,88%, cấp THPT là 1,67%
Công tác phổ cập giáo dục đạt kết quả tốt, toàn tỉnh có 164/164 xã,phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi; 164/164,phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS; 17/164 xã phường đạt chuẩn phổcập giáo dục Trung học, chiếm tỷ lệ 10,37%
Kinh tế- xã hội đang trên đà phát triển, các lĩnh vực đời sống xã hộingày càng được nâng cao, là điều kiện để đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấphuyện ở tỉnh Bến Tre ngày càng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinhthần, từ đó có thể an tâm công tác
Trang 392.1.3 Đặc điểm đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Bến Tre hiện nay
Về số lượng, tổng số cán bộ tuyên giáo ở 9 huyện, thành phố trựcthuộc tỉnh Bến Tre hiện có là 57 người, trong đó 9 trưởng ban, 18 phó ban Sovới số cán bộ biên chế, vẫn còn thiếu 05 biên chế của 3/9 ban tuyên giáohuyện ủy Tỷ lệ cán bộ nam chiếm 65%, nữ là 35%
Về trình độ học vấn, có 3,50% cán bộ tuyên giáo đạt trình độ sau đạihọc, trình độ đại học là 61,40%, cao đẳng là 21,06%, trung học là 5,27% và8,77% chưa qua đào tạo nghiệp vụ Hiện có 12 đồng chí đang theo học đạihọc (gồm 5 đ/c chưa qua đào tạo, 3 cao đẳng, 3 trung cấp) và 1 đ/c đang họccao học
Về trình độ lý luận chính trị: có 49,2% đạt trình độ cử nhân và caocấp, trung cấp là 17,5%, sơ cấp là 15,8% và 17,5% chưa học qua đào tạo
Về trình độ vi tính: có 45,61% đạt chứng chỉ A, chứng chỉ B là5,26%, còn lại chưa có chứng chỉ
Về trình độ ngoại ngữ: có 24,56% đạt chứng chỉ A, chứng chỉ B là10,53%, chứng chỉ C là 3,51%
Về tuổi đời dưới 30 tuổi chiếm 29,82%, từ 31 đến 45 tuổi chiếm36,85%, từ 46 đến 55 tuổi chiếm 31,58%, trên 55 tuổi chiếm 1,75%
- Thâm niên công tác của cán bộ tuyên giáo như sau: từ 1-5 nămchiếm 36,84%, 6-10 năm là 28,07 % và 35,09% có thâm niên công tác tuyêngiáo từ 11 năm trở lên
- Về nguồn hình thành: đội ngũ cán bộ tuyên giáo huyện của tỉnh BếnTre được hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau Từ sinh viên mới ratrường, điều động cán bộ từ ngành giáo dục, đài truyền thanh, các Ban Đảnghuyện, từ cán bộ cấp ủy cấp dưới…
Trang 40- Trình độ đào tạo, năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộtuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Bến Tre rất phong phú, đa dạng Trình độ đào tạocủa đội ngũ vừa phong phú về chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ, vừa đadạng loại hình đào tạo Sự đa dạng này tạo nên những khác biệt về năng lựccông tác của mỗi đồng chí cán bộ tuyên giáo huyện
- Đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Bến Tre phong phú vềthế hệ, lứa tuổi và sự trải nghiệm thực tiễn, họ có những thế mạnh khácnhau.Có người có kinh nghiệm hoạt động trong ngành tuyên giáo lâu năm, cóngười vừa chập chững vào nghề; có người trẻ, có người đã già Mỗi thế hệ,mỗi lứa tuổi, sự trải ngiệm khác nhau dẫn tới khả năng thế mạnh và tiềm năngcủa từng mỗi cán bộ khác nhau
- Đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Bến Tre có tâm lý, tìnhcảm, hoàn cảnh gia đình và cuộc sống không hoàn toàn giống nhau Ngoàinhững nét tâm lý truyền thống, phong tục tập quán, vùng, miền, trong đội ngũvẫn có sự khác nhau do sự quy định của tính không thuần nhất của điểm xuấtphát, lứa tuổi, trình độ, môi trường công tác,…
- Đội ngũ bán bộ tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Bến Tre có thành phầngia đình và con đường trở thành người cán bộ tuyên giáo khác nhau
2.1.4 Điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật của cơ quan tuyên giáo các huyện, thành phố ở tỉnh Bến Tre
Nhìn chung, các cơ quan tuyên giáo các huyện, thành phố vẫn chưađược trang bị đầy đủ những phương tiện kỹ thuật để hoạt động.Qua khảo sátthực tế cho thấy hầu như ban tuyên giáo cấp huyện không có phòng tư liệu màchủ yếu chỉ được trang bị tủ sách, với một số ấn phẩm in là báo, tạp chí vàsách nhưng số lượng không nhiều Bình quân số lượng báo và tạp chí là 6loại Số lượng đầu sách dao động trong khoảng từ 60 đến 150 đầu sách,