1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tieu luan mon kinh te hoc quan ly doanh nghiep

24 881 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 74,98 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆPĐỀ TÀI: NHỮNG BÀI HỌC VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TỪ THẤT BẠI CỦA TẬP ĐOÀN VINASHIN NĂM 2010 GV hướng dẫn: PGS, TS... Theo thống kê của Vietnam

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

NHỮNG BÀI HỌC VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TỪ THẤT BẠI CỦA TẬP ĐOÀN VINASHIN NĂM 2010

GV hướng dẫn: PGS, TS Nguyễn Hồng Nga

Lớp Cao học: Kinh tế và Quản lý công (An Giang) Khóa: 2014 - 2016

Trang 2

TP HCM Tháng 11/2015

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN: MỞ ĐẦU 2

1 Đặt vấn đề 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

PHẦN II: NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN VINASHIN 5

1.1 Khái quát về tập đoàn kinh tế Vinashin 5

1.2 Quá trình hình thành 6

1.3 Sự phát triển 7

CHƯƠNG 2 VỤ VIỆC VỠ NỢ CỦA VINASHIN NĂM 2010 9

2.1 Tổng quan vụ việc 9

2.2 Những hậu quả từ vụ việc 10

CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN VỤ VIỆC 12

3.1 Nguyên nhân khách quan 12

3.2 Nguyên nhân chủ quan 13

CHƯƠNG 4 BÀI HỌC QUẢN TRỊ RÚT RA TỪ VINASHIN 17

4.1 Bài học về vấn đề phân cấp 17

4.2 Bài học về công tác quản lý vốn và đầu tư – tránh đầu tư dàn trải, mất kiểm soát 17

4.3 Bài học về công tác kiểm tra, giám sát các tập đoàn của các cơ quan chức năng 18

4.4 Bài học về năng lực quản lý 19

PHẦN III: KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

PHẦN: MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong thời kỳ đổi mới và định hướng phát triển theo nền kinh tế thịtrường nhiều thành phần và tự do thương mại của nước ta hiện nay Sau khiđạt được những thành công đáng kể từ việc hội nhập WTO, Việt Nam đã tiếpnối con đường phát triển đất nước ngày càng lớn mạnh hơn Trong năm 2015,Việt Nam sẽ ký kết 4 Hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm: FTA ViệtNam - Liên minh Kinh tế Á - Âu được xếp vào nhóm những FTA thế hệ mới,cùng với FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu(EU) cũng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã mở ranhiều cơ hội về xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu thương mại giữa Việt Nam

và các nước

Việc hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong thời gianqua đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, vấn đề đặt ra làdoanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội và tiềm ẩn những thách thức gì,Nhà nước hỗ trợ gì giúp doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường, hộinhập quốc tế, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu này Trước sức ép cạnh tranhgay gắt trong bối cảnh toàn cầu hóa thì chỉ có các doanh nghiệp mạnh, có đủnăng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài mới có thể trụ được.Đây chính là thời điểm thanh lọc các doanh nghiệp yếu, thiếu sức cạnh tranhtrên thị trường Do vậy, hiệp định mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ítthách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ

Theo thống kê của Vietnam Report về Top 500 doanh nghiệp tăngtrưởng nhanh nhất Việt Nam trong 3 năm công bố trở lại đây, tương ứng vớicác giai đoạn 2008-2011, 2009-2012, 2010-2013, khối doanh nghiệp FDI cótốc độ tăng trưởng doanh thu kép khá cao, chỉ đứng sau khối doanh nghiệp tưnhân trong nước, cho thấy vai trò quan trọng của các doanh nghiệp FDI trongviệc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

1

Trang 5

Theo kết luận của Ủy ban Kinh tế Quốc hội năm 2013: "Tình trạngcác doanh nghiệp buộc phải cắt giảm công suất, hoạt động cầm chừng vẫnkéo dài đến nay".Tổng số doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động là60.438 doanh nghiệp, cao gần bằng với khoảng 64.906 doanh nghiệp là sốlượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số doanh nghiệp tạm ngừnghoạt động đã quay trở lại vào trong 8 tháng đầu năm 2013.

Từ những cơ hội và thách thức lớn như giai đoạn hiện nay ở ViệtNam, chúng ta nhìn lại những thất bại lớn như các tập đoàn: Vinashin,Vinaline, ở những giai đoạn đầu hội nhập để rút ra nhiều bài học về quản lýdoanh nghiệp, tạo tiền đề phát triển đất nước cho tương lai Trong phạm vinghiên cứu môn học chúng tôi tìm hiểu các nguyên nhân thất bại của tập đoànVinashin để rút ra những bài học kinh nghiệm về quản lý doanh nghiệp Xuấtphát từ những thắc mắc trên, với phạm vi một tiểu luận nhỏ, nhóm chúng tôi

chọn đề tài: “Những bài học về quản trị doanh nghiệp từ thất bại của tập đoàn Vinashin năm 2010” để tiến hành nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Cung cấp một cái nhìn tổng quát về tập đoàn kinh tế Vinashin nóichung và một cái nhìn cụ thể về vụ vỡ nợ của Vinashin năm 2010 nói riêng

- Xác định nguyên nhân thất bại và những bài học kinh nghiệm vềQuản trị doanh nghiệp rút ra từ vụ việc vỡ nợ của tập đoàn kinh tế Vinashin

để ứng vào thực tế hiện nay

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Nguyên nhân do đâu mà từ một Tập đoàn kinh tế hùng mạnh,Vinashin đã rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ như vậy?

- Liệu Vinashin có khả năng được phục hồi để tránh cho ngành côngnghiệp đóng tàu Việt Nam phải làm lại từ đầu?

- Và trên hết là những bài học về quản trị mà các doanh nghiệp cần rút

ra sau vụ vỡ nợ của Vinashin là gì?

2

Trang 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Môn học Kinh tế và quản lý doanh nghiệp

- Áp dụng kiến thức phân tích vụ việc vỡ nợ của tập đoàn Vinashinnăm 2010 từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý doanh nghiệp

5 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp (Báo, Tạp chí, Các báocáo của Chính Phủ, Các bài nghiên cứu về vụ việc vỡ nợ của Vinashin củacác chuyên gia…)

6 Kết cấu tiểu luận

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Câu hỏi nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN VINASHIN

CHƯƠNG 2 VỤ VIỆC VỠ NỢ CỦA VINASHIN NĂM 2010

CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN VỤ VIỆC

CHƯƠNG 4 BÀI HỌC QUẢN TRỊ RÚT RA TỪ VINASHIN

PHẦN III: KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

3

Trang 7

PHẦN II: NỘI DUNGCHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN VINASHIN

1.1 Khái quát về tập đoàn kinh tế Vinashin

Được kì vọng rất nhiều và đầu tư cũng không ít, Vinashin đã bước đầuđạt được những thành công, thương hiệu Vinashin được công nhận trêntrường Quốc Tế, đội ngũ lao động có trình độ cao, năng lực hiện đại, cơ sởvật chất ngành công nghiệp đóng tàu dần được hoàn thiện… những thành tựu

to lớn đó được kì vọng sẽ góp phần đáng kể cho mục tiêu phát triển kinh tếBiển của Việt Nam, nhằm tận dụng tối đa những lợi thế của một quốc gianhiều Biển Đảo Tuy vậy, vào những năm 2008-2010 cùng với sự lao dốc củakinh tế thế giới nói chung, ngành công nghiệp đóng tàu nói riêng, con tàuVinashin cũng bộc lộ những yếu kém nghiêm trọng của mình, đặc biệt làtrong công tác quản trị doanh nghiệp Đến tháng 6 năm 2010, tổng tài sản củaTập đoàn Vinashin khoảng 104.000 tỷ đồng nhưng tổng số nợ là 86.000 tỷđồng1, vốn điều lệ thấp lại sử dụng vốn dàn trải nên tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ

sở hữu gần 11 lần, rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, đứngtrước nguy cơ phá sản, sản xuất đình đốn, công nhân chuyển việc, bỏ việc gần17.000 người, mất việc gần 5.000 người

Tập đoàn Kinh tế Vinashin (Vinashin Business Group, viết tắt làVINASHIN) là một tập đoàn kinh tế chuyên về hoạt động đóng tàu do Nhànước nắm quyền sở hữu chi phối Tập đoàn được thành lập ngày 15/05/2006trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy ViệtNam

Tập đoàn Vinashin ra đời mang theo những hoài bão lớn cho ngànhcông nghiệp tàu thủy Việt Nam Với sự quyết tâm và đầu tư mạnh mẽ củachính phủ, Vinashin lúc bấy giờ được mệnh danh là “Cú đấm thép” của nềnkinh tế Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu vào ngày Vinashin chuyểnđổi thành mô hình tập đoàn: “Vinashin phải là nòng cốt của ngành công

4

Trang 8

nghiệp tàu thủy Việt Nam” Còn ông Phạm Thanh Bình, lúc bấy giờ là chủtịch HĐQT Vinashin tự hào nói: “Trên bản đồ ngành công nghiệp đóng tàuthế giới đã xuất hiện một chấm đỏ mới: Việt Nam”.

Trước khi tái việc tái cơ cấu hoàn tất, Tập đoàn hoạt động theo môhình công ty mẹ - công ty con Gồm công ty mẹ là Tập đoàn công nghiệp tàuthủy Việt Nam, 24 công ty con, 6 công ty liên kết và 10 liên doanh

Ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn gồm:

- Đóng mới và sửa chữa tàu thủy

- Công nghiệp phụ trợ ngành đóng tàu

Tiền thân của tập đoàn là Tổng Công ty 91 được thành lập vào ngày

31 tháng 1 năm 1996 Căn cứ vào Quyết định số 69/TTg ngày 31 tháng 1 năm

1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng Công ty Công nghiệptàu thủy Việt Nam

Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số103/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoànkinh tế, đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước chi phối, trên cơ sở sắp xếp tổchức lại Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam

Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyếtđịnh số 104/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Côngnghiệp tàu thủy Việt Nam Theo Quyết định này, Công ty mẹ - Tập đoànCông nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại cơ quanquản lý, điều hành và các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng

5

Trang 9

Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Sự kiện này đánh dấu chính thức sự

ra đời của tập đoàn Vinashin3

- Bước đầu, đã hình thành được cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng vàkhá đồng bộ của ngành công nghiệp đóng tàu biển với 28 nhà máy đóng tàuđang hoạt động có trình độ công nghệ tiên tiến, sản phẩm tàu biển được thếgiới công nhận về chất lượng, có thương hiệu, uy tín trong ngành đóng tàu thếgiới

- Đội ngũ lao động trên 70.000 người, trong đó trình độ đại học, trênđại học 12.500 người, công nhân kỹ thuật trên 55.000 người với tay nghề khá,

có hơn 5.000 người đạt chứng chỉ quốc tế Đã thiết kế được phần công nghệ,bước đầu thực hiện được phần thiết kế kỹ thuật cho các tàu 58.000 tấn,115.000 tấn Xây dựng được một số cơ sở sản xuất công nghiệp phụ trợ, nângcao được một bước tỷ lệ nội địa hóa trong đóng và sửa chữa tàu biển

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 1996-2007 đạt từ35%-40%/năm, đều có lãi; doanh thu thuần năm 2008 đạt gần 29.000 tỷ đồng.Tổng số đến hết năm 2009 đã đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 3.300 tỷđồng Từ chỗ vốn chủ sở hữu chỉ có hơn 100 tỷ đồng và chỉ đóng được tàu1.000 - 3.000 tấn, đến nay, vốn chủ sở hữu đã tăng lên 8.000 tỷ đồng, giá trị

6

Trang 10

tài sản 104.000 tỷ đồng, đóng được tàu hàng đến 53.000 tấn, tàu chở dầu thôđến 105.000 tấn, tàu chở ô tô đến 6.900 xe, kho nổi chứa xuất dầu…

- Đến tháng 3 năm 2009, đã có nhiều đơn hàng và thỏa thuận hợpđồng sơ bộ đóng tàu với tổng giá trị khoảng 12 tỷ USD Đã hoàn thành đóng

và bàn giao được 279 tàu trị giá trên 1,8 tỷ USD, bao gồm: 59 tàu trọng tải6.500 tấn, 15.000 tấn, 9 tàu 22.500 tấn - 34.000 tấn, 9 tàu 53.000 tấn, 6 tàucontainer, 1 tàu chở ô tô 4.900 xe, kho nổi chứa xuất dầu 150.000 tấn vànhiều loại tàu khác Trong số tàu trên, đã xuất khẩu cho các chủ tàu nướcngoài 155 tàu, trị giá trên 1,1 tỷ USD; bán cho các chủ tàu trong nước 124tàu, trị giá 700 triệu USD Ngoài ra, còn hoàn thành nhiều loại phương tiệnthủy khác phục vụ cho nhu cầu rất đa dạng của nền kinh tế và quốc phòng, anninh

- Đã hình thành được đội tàu viễn dương có tổng tải trọng khoảng 700nghìn tấn từ nguồn tự đóng mới và mua của nước ngoài, góp phần tăng thêmnăng lực vận biển của đất nước

- Chế tạo thành công thép tấm khổ lớn, cần cẩu 150 tấn, cổng trục 450tấn, máy ép thủy lực 2.000 tấn, máy uốn tôn cán được khổ 13m, sản xuất dâyhàn lõi thuốc, nắp hầm hàng, cáp điện tàu thủy, chân vịt tàu 10.000 tấn, lắpráp động cơ 8.400 mã lực… mà 5 năm trước phải nhập khẩu 100%.4

CHƯƠNG 2 VỤ VIỆC VỠ NỢ CỦA VINASHIN NĂM 2010

Trang 11

năm 2010 Vụ việc không chỉ gây nên tổn thất cho riêng tập đoàn mà còn trựctiếp gây tổn hại cho cả nền kinh tế.

Bước vào năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm chokinh tế thế giới suy giảm mạnh, hàng loạt định chế tài chính, tập đoàn kinh tếlớn trên thế giới có bề dày hoạt động cả trăm năm bị sụp đổ; nền kinh tế nước

ta bị ảnh hưởng rất lớn, thị trường xuất khẩu thu hẹp, sản xuất khó khăn, tốc

độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và giảm thấp; Tập đoàn Vinashin chịu tácđộng hết sức nặng nề, đặc biệt về thị trường và nguồn vốn

Ngân hàng thắt chặt cho vay, các dự án đầu tư đang triển khai thiếuvốn không hoàn thành được để đưa vào sản xuất Nhiều hợp đồng đóng tàu đã

ký không tiếp tục vay được vốn để hoàn thành đúng tiến độ

Ngành vận tải viễn dương bị đình đốn, các chủ tàu đã hủy hợp đồng

và các thỏa thuận đóng tàu trị giá hơn 8 tỉ USD Riêng trong năm 2010 số hợpđồng đóng tàu có nguy cơ bị hủy lên tới trên 700 triệu USD

Mặt khác, do công tác dự báo còn nhiều bất cập nên việc lập kế hoạchphát triển sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư không chính xác Các dự ánđầu tư quá nhiều, dàn trải, vượt khả năng cân đối tài chính, có dự án chưa thậtcần thiết, nên nhiều dự án chỉ được phân bổ vốn chưa đến 50% tổng mức đầu

tư Vốn điều lệ còn hạn chế, vốn tự có trong nhiều dự án rất thấp, có dự ánđầu tư bằng 100% vốn vay Do vậy, hầu hết các dự án đầu tư đều triển khai

dở dang, như các dự án giải phóng mặt bằng khu công nghiệp, dự án đóng tàuxuất khẩu, những dự án này chưa đưa vào sử dụng nhưng vẫn phải trả lãi Đầu

tư cho phát triển đội tàu trong đó có những tàu mua của nước ngoài quá cũ,hoạt động kém hiệu quả Phát triển nhanh nhiều doanh nghiệp, góp vốn rangoài ngành sản xuất kinh doanh chính quá rộng, cho vay và bảo lãnh cho cáccông ty liên kết vay, nhiều đơn vị làm ăn không hiệu quả, không trả được nợ,không kiểm soát được Việc sử dụng vốn không hiệu quả nêu trên đã gây hậuquả nặng nề về tài chính đối với Tập đoàn Vinashin

8

Trang 12

Để giải quyết khó khăn nêu trên, Tập đoàn Vinashin đã phải vay nợmới để trả nợ cũ, vay ngắn hạn trả dài hạn, thậm chí lấy vốn lưu động để chiđầu tư Kết quả là từ năm 2009 Tập đoàn Vinashin kinh doanh thua lỗ Đếntháng 6 năm 2010, tổng tài sản của Tập đoàn Vinashin khoảng 104.000 tỷđồng nhưng tổng số nợ là 86 nghìn tỷ đồng (trong đó có hai khoản nợ lớn là

750 triệu USD nợ nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh và 600 triệu USDVinashin tự vay nước ngoài Trong nước, Vinashin đang vay của 10 ngânhàng lớn mà chủ yếu là ngân hàng thương mại Nhà nước), vốn điều lệ thấplại sử dụng vốn dàn trải nên tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu gần 11 lần, rơivào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phásản, sản xuất đình đốn, công nhân chuyển việc, bỏ việc gần 17.000 người, mấtviệc gần 5.000 người

Gặp nhiều khó khăn cũng như mắc phải nhiều sai lầm nêu trên, tuyvậy trong nhiều năm Tập đoàn đã báo cáo không trung thực về tình hình tàichính của doanh nghiệp, một trong nhiều biểu hiện đó là Năm 2009 lỗ 1.600

tỷ đồng nhưng lại báo cáo lãi 750 tỷ đồng, quý 1 năm 2010 thua lỗ vẫn báocáo lãi gần 100 tỷ đồng Cùng với đó là việc phát hiện vi phạm có dấu hiệu tộiphạm nhưng không được xử lý, ngăn chặn kịp thời, điển hình là "qua 11 lầnthanh tra, kiểm toán cho thấy những sai phạm như đầu tư dàn trải tràn lan trênnhiều lĩnh vực không liên quan đến chức năng của tập đoàn, kém hiệu quả,thua lỗ nặng nề; tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản; sản xuất kinhdoanh đình trệ; tình hình nội bộ diễn biến phức tạp" đã góp phần làm nghiêmtrọng thêm những hậu quả mà Vinashin gây ra

2.2 Những hậu quả từ vụ việc

- Gây thất thoát hơn 4 tỷ USD vốn Nhà Nước (gấp 4 lần gói kích cầucủa Chính phủ trong nỗ lực phục hồi kinh tế trong cơn khủng hoảng suy thoái

2008, gấp 3 lần tổng mức đầu tư cho chương trình xóa đói giảm nghèo cảnước)5

9

Ngày đăng: 27/05/2016, 09:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w