1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ LỊCH SỬ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA WTO

10 505 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 594,81 KB

Nội dung

Lịch sử hình thành Tổ chức Thương mại Thế giới WTOWTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization ­ tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương m

Trang 1

Tên đề tài: 

LỊCH SỬ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC 

HOẠT ĐỘNG CỦA WTO

Giáo viên hướng dẫn: TS.Trần Văn Đức

Nhóm 14:

1 Nguyễn Minh Châu K094040657

2 Nguyễn Thị Thu Hồng K094040684

3 Lê Bảo Ngọc K094040713

4 Đỗ Hồng Nhân K094040716

5 Lâm Thoại Nhân K094040717

6 Thi Trần Thục Nhi K094040719

7 Nguyễn Thành Tài K094040741

8 Lâm Phan Bảo Thơ K094040749

9 Trần Thị Thủy K094040752

10 Võ Ngọc Thiên Tú K094040772

 

Trang 2

I Lịch sử hình thành Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

WTO  là  chữ  viết  tắt  của  Tổ  chức  Thương  mại  Thế  giới  (World  Trade  Organization) ­ tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa  các quốc gia trên thế giới, đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các  hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại.  Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại 

để tiến tới tự do thương mại. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang  được các nước đàm phán và ký kết

WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương  mại quốc tế của tổ chức tiền thân, GATT ­ Hiệp định chung về Thuế quan Thương  mại.  GATT  ra  đời  sau  Chiến  tranh  Thế  giới  lần  thứ  II,  khi  mà  trào  lưu  hình  thành  hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra  sôi nổi, điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thường được biết đến  như là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay

Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế  nhằm điều tiết các lĩnh vực về công ăn việc làm, thương mại hàng hóa, khắc phục tình  trạng  hạn  chế,  ràng  buộc  các  hoạt  động  này  phát  triển,  23  nước  sáng  lập  GATT  đã  cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến  chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là  chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành  các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý những biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp  dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục  tiêu tự do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn  việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên

Công việc chuẩn bị cho hiến chương này đã được các quốc gia tiến hành trong  năm 1946 và 1947. Từ tháng 4 đến tháng 10/1947, các nước đã tiến hành một hội nghị   chuẩn bị toàn diện. Tại hội nghị này, bên cạnh việc tiếp tục triển khai các công việc  liên quan đến hiến chương thành lập ITO, các nước còn tiến hành đàm phán để giảm 

và ràng buộc thuế quan đa phương. Trong vòng đàm phán đầu tiên, các nước đã đưa 

ra được 45.000 nhân nhượng thuế quan có ảnh hưởng đến khối lượng thương mại giá  trị khoảng 10 tỷ USD, tức là khoảng 1/5 tổng giá trị thương mại thế giới. Các nước  cũng nhất trí áp dụng ngay lập tức và "tạm thời" một số quy tắc thương mại trong Dự  thảo  Hiến  chương  ITO  nhằm  bảo  vệ  giá  trị  của  các  nhân  nhượng  nói  trên.  Kết  quả  trọn gói gồm các quy định thương mại và các nhân nhượng thuế quan được đưa ra 

Trang 3

trong  Hiệp  đinh  chung  về  Thuế  quan  và  Thương  mại  (GATT).  Theo  dự  kiến,  Hiệp  định GATT sẽ là một hiệp định phụ trợ nằm trong Hiến chương ITO. Hiến chương  thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thỏa thuận tại Hội nghị  Liên  Hiệp  Quốc  về  thương  mại  và  việc  làm  ở  Havana  từ  11/1947  đến  23/4/1948,  nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên đến thời điểm cuối năm 

1947  việc  hình  thành  lập  Tổ  chức  thương  mại  Quốc  tế  (ITO)  đã  không  thực  hiện  được

 Chiến tranh Thế giới II vừa kết thúc, các nước đều muốn sớm thúc đẩy tự do  hoá thương mại, và bắt đầu khắc phục những hậu quả của các biện pháp bảo hộ còn  sót lại từ đầu những năm 1930. Do vậy, ngày 23/10/1947, 23 nước đã ký "Nghị định  thư về việc áp dụng tạm thời" (PPA), có hiệu lực từ 1/1/1948, thông qua nghị định thư  này, Hiệp định GATT đã được chấp nhận và thực thi. 

Trong thời gian đó, Hiến chương ITO vẫn tiếp tục được thảo luận. Cuối cùng,  tháng 3/1948, Hiến chương ITO đã được thông qua tại Hội nghị về Thương mại và  Việc  làm  của  Liên  hiệp  quốc  tại  Havana.  Tuy  nhiên,  quốc  hội  của  một  số  nước  đã  không  phê  chuẩn  Hiến  chương  này.  Đặc  biệt  là  Quốc  hội  Mỹ  rất  phản  đối  Hiến  chương Havana, mặc dù Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò rất tích cực trong việc nỗ lực  thiết lập ITO. Tháng 12/1950, Chính phủ Mỹ chính thức thông báo sẽ không vận động  Quốc hội thông qua Hiến chương Havana nữa, do vậy trên thực tế, Hiến chương này  không còn tác dụng. Và mặc dù chỉ là tạm thời, GATT trở thành công cụ đa phương  duy nhất điều chỉnh thương mại quốc tế từ năm 1948 cho đến tận năm 1995, khi Tổ  chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời

Trong 48 năm tồn tại, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan  

điểm/Tên

Trang 4

1961 (Vòng 

Dillon)

1964­

1967

Geneva (Vòng  Kenedy)

Thuế quan và các biện pháp chống bán phá  giá

62

1973­

1979

Geneva  (Vòng  Tokyo)

Thuế  quan,  các  biện  pháp  phi  quan  thuế,  các hiệp định "khung"

102

1986­

1994

Geneva (Vòng  Uruguay)

Thuế  quan,  các  biện  pháp  phi  quan  thuế,  dịch  vụ,  đầu  tư,  sở  hữu  trí  tuệ,  giải  quyết  tranh  chấp,  hàng  dệt,  nông  nghiệp,  thành  lập WTO, v.v

123

Có thể nói, trong 48 năm tồn tại của mình, GATT đã có những đóng góp to lớn  vào việc thúc đẩy và đảm bảo thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại thế giới. Số lượng  các  bên  tham  gia  cũng  tăng  nhanh.  Cho  tới  trước  khi  Tổ  chức  Thương  mại  Thế  giới  (WTO) được thành lập vào ngày 1/1/1995, GATT đã có 124 bên ký kết và đang tiếp nhận 

25 đơn xin gia nhập. Nội dung của GATT ngày một bao trùm và quy mô ngày một lớn:  bắt đầu từ việc giảm thuế quan cho tới các biện pháp phi thuế, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu 

tư, và tìm kiếm một cơ chế quốc tế giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các quốc  gia. Từ mức thuế trung bình 40% của năm 1948, đến năm 1995, mức thuế trung bình của  các nước phát triển chỉ còn khoảng 4% và thuế quan trung bình của các nước đang phát  triển còn khoảng 15%. 

Mặc dù đã đạt được những thành công lớn, nhưng đến cuối những năm 80, đầu 90,  trước những biến chuyển của tình hình thương mại quốc tế và sự phát triển của khoa học­

kỹ thuật, GATT bắt đầu tỏ ra có những bất cập, không theo kịp tình hình

­ Thứ nhất, những thành công của GATT trong việc giảm và ràng buộc thuế quan 

ở mức thấp cộng với một loạt các cuộc suy thoái kinh tế trong những năm 70 và 80 đã  thúc đẩy các nước tạo ra các loại hình bảo hộ phi quan thuế khác nhau để đối phó với  hàng  nhập  khẩu;  hoặc  ký  kết  các  thoả  thuận  song  phương  dàn  xếp  thị  trường  giữa  các  chính phủ Tây Âu và Bắc Mỹ, đồng thời nhiều hình thức hỗ trợ và trợ cấp mới đã xuất 

Trang 5

hiện trong thời gian này. Những biến đổi này có nguy cơ làm giảm và mất đi những giá  trị mà việc giảm thuế quan mang lại cho thương mại quốc tế. Trong khi đó, phạm vi của  GATT không cho phép đề cập một cách cụ thể và sâu rộng đến các vấn đề này

­ Thứ hai, đến những năm 80, GATT đã không còn thích ứng với thực tiễn thương  mại  thế  giới.  Khi  GATT  được  thành  lập  năm  1948,  Hiệp  định  này  chủ  yếu  điều  tiết  thương mại hàng hoá hữu hình. Từ đó tới nay, thương mại quốc tế đã phát triển nhanh  chóng, mở rộng sang cả các lĩnh vực thương mại dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, vận  tải hàng không, vận tải biển, du lịch, xây dựng, tư vấn  và các loại hình thương mại dịch 

vụ này, cùng với các vấn đề thương mại trong đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên  quan đến thương mại đã phát triển nhanh chóng và trở thành một bộ phận quan trọng của  thương mại quốc tế

­ Thứ ba, trong một số lĩnh vực của thương mại hàng hoá, GATT còn có những lỗ  hổng cần phải được cải thiện. Ví dụ, trong nông nghiệp và hàng dệt may, các cố gắng tự 

do hoá thương mại đã không đạt được thành công lớn. Kết quả là còn rất nhiều ngoại lệ  với các quy tắc chung trong hai lĩnh vực thương mại này

­ Thứ tư, về mặt cơ cấu tổ chức và cơ chế giải quyết tranh chấp, GATT cũng tỏ ra  không thích ứng với tình hình thế giới. GATT chỉ là một hiệp định, việc tham gia mang  tính chất tuỳ ý. Thương mại quốc tế ở những năm 80 và 90 đòi hỏi phải có một tổ chức  thường trực, có nền tảng pháp lý vững chắc để đảm bảo thực thi các hiệp định, quy định  chung của thương mại quốc tế. Về hệ thống giải quyết tranh chấp, GATT  chưa có một cơ  chế điều tiết thủ tục tố tụng chặt chẽ,  không đưa ra một thời gian biểu nhất định, do đó,  các vụ việc tranh chấp thường bị kéo dài, dễ bị bế tắc. Để thúc đẩy hoạt động thương mại  quốc tế một cách hiệu quả, rõ ràng hệ thống này cần phải được cải tiến

Những yếu tố trên, kết  hợp với một số nhân tố khác đã thuyết phục các bên tham  gia GATT cần phải có nỗ lực để củng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa biên. Từ  năm 1986 đến 1994, Hiệp định GATT và các hiệp định phụ trợ của nó đã được các nước  thảo luận sửa đổi và cập nhật để thích ứng với điều kiện thay đổi của môi trường thương  mại thế giới. Hiệp định GATT 1947, cùng với các quyết định đi kèm và một vài biên bản  giải  thích  khác  đã  hợp  thành  GATT  1994.  Một  số  hiệp  định  riêng  biệt  cũng  đạt  được  trong các lĩnh vực như Nông nghiệp, Dệt may, Trợ cấp, Tự vệ và các lĩnh vực khác; cùng  với GATT 1994, chúng tạo thành các yếu tố của các Hiệp định Thương mại đa phương về  Thương mại Hàng hoá. Vòng đàm phán Uruguay cũng thông qua một loạt các quy định  mới điều chỉnh thương mại Dịch vụ và Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến thương mại. 

Trang 6

Một trong những thành công lớn nhất của vòng đàm phán lần này là cuối vòng đàm phán  Uruguay, các nước đã cho ra Tuyên bố Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế  giới (WTO), bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995

II Các nguyên tắc hoạt động của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Được tổng hợp từ 29 văn bản pháp luật riêng biệt và 25 tuyên bố bổ sung khác  thành 5 nguyên tắc cơ bản định hướng hoạt động cho WTO gồm:

1 Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử (non discrimination):

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO, được thể hiện qua hai hình thức là  đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (National Treatment)

a Hình  thức  đối  xử  tối  huệ  quốc  (MFN)  quy  định  một  thành  viên  phải  đối  xử 

bình đẳng với tất cả các thành viên khác, tức là mỗi nước thành viên sẽ dành 

sự ưu đãi của mình đối với sản phẩm của các nước thành viên khác, không có  nước nào dành lợi thế thương mại đặc biệt cho bất cứ một nước nào khác hay  phân biệt đối xử chống lại nước đó (trên cơ sở bình đẳng và phân chia lợi ích  mậu dịch ở mọi lĩnh vực). Riêng các nước đang phát triển và các nước có nền  kinh tế thấp kém có thể hưởng lợi ích từ điều kiện thương mại thuận lợi nhất ở  bất cứ nơi nào mỗi khi các điều kiện thương mại được đưa ra đàm phán

Ngày nay, qui chế “tối huệ quốc” được hiểu như là sự bình thường hóa quan 

hệ thương mại bình thường vĩnh viễn

b Hình thức đối xử quốc gia (NT) quy định phải dành cho hàng hoá, dịch vụ và 

doanh nghiệp nước ngoài sự đối xử bình đẳng như dành cho hàng hoá, dịch vụ 

và doanh nghiệp trong nước. 

 

WTO cho phép có ngoại lệ về đối xử MFN và NT nhưng phải theo đúng quy định  của WTO

2 Nguyên tắc tạo điều kiện, thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế ngày càng 

thuận tiện và tự do hơn đối với hàng hoá và dịch vụ thông qua đàm phán dỡ 

bỏ rào cản giữa các quốc gia

Trang 7

Tức là mỗi nước phải thiết lập được lộ trình cắt giảm thuế, loại bỏ các biện  pháp phi thuế quan, xử lý các hành vi gây lệch lạc thương mại như trợ cấp, phá  giá,… thông qua các vòng đàm phán song phương và đa phương để tạo thuận lợi  cho việc thực hiện tiến trình tự do hóa thương mại. Các nước thành viên phải có  nghĩa vụ tạo môi trường lành mạnh, công khai, bình đẳng giữa các sản phẩm sản  xuất trong nước mình và sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu

3 Nguyên tắc xây dựng môi trường kinh doanh có thể dự đoán trước 

Được  thể  hiện  qua  việc  các  nước  thành  viên  không  được  thay  đổi  các  chính  sách , pháp luật về kinh tế một cách tuỳ tiện, đặc biệt là hàng rào thương mại,  gây trở ngại cho các nhà doanh nghiệp và nhà nhập khẩu khi thực hiện các kế  hoạch, các chính sách thương mại của mình.      

4 Nguyên tắc tạo ra môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh công bằng

Các nước thành viên phải cam kết giảm dần đi đến cắt bỏ các biện pháp cạnh  tranh không bình đẳng (như trợ giá, tài trợ xuất khẩu), phải chống bán phá giá, 

từ bỏ các biện pháp ưu đãi, đặc quyền đặc lợi trong hoạt động thương mại, kể 

cả ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước

5 Nguyên tắc chấp nhận dành một số ưu đãi thương mại cho các nước đang 

phát triển hoặc chậm phát triển

Chẳng  hạn  như  ưu  đãi  về  thuế  nhập  khẩu  hàng  hóa  của  các  nước  đang  phát  triển  (hay  chậm  phát  triển)  vào  thị  trường  nội  địa  của  các  nước  công  nghiệp  phát triển (theo qui định “Hệ thống ưu đãi thuế quan tổng quát” – Genenalized  Systems of preference). Các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển được 

ưu  đãi  không  phải  thực  hiện  đầy  đủ  nghĩa  vụ  của  WTO  như  các  nước  công  nghiệp phát triển, được kéo dài lộ trình thời gian điều chỉnh, sửa đổi các chính  sách thương mại, kinh tế để phù hợp dần với các qui định của WTO

Trang 8

III Việt Nam gia nhập WTO (phần này chỉ thuyết trình ý chính khi chiếu video 

clip)

­ Việt Nam được phê chuẩn kết nạp WTO: 7/11/2006

Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO 30 ngày sau khi  Quốc hội Việt Nam phê chuẩn việc gia nhập 

­ Những cơ hội mang lại cho Việt Nam khi gia nhập WTO

1 Được hưởng ngay thành quả của GATT & WTO sau gần 60 năm tồn tại (thuế  nhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan…)

2 Mang lại động lực cho cải cách nền kinh tế

­ Xây dựng hệ thống luật pháp đầy đủ mang chuẩn mực quốc tế để phát triển  kinh tế thị trường 

­ Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế 

­ Giảm thiểu các biện pháp hành chính can thiệp vào kinh doanh của doanh  nghiệp 

­ Thay đổi tư duy kinh tế ­ từ kinh tế Nhà nước sang kinh tế tư nhân làm  động lực cơ bản phát triển 

­ Chuyển kinh tế Nhà nước sang hoạt động thị trường 

Lưu ý: vào WTO không phải là mục tiêu mà là phương tiện để cải cách nền  kinh tế 

3 Doanh nghiệp có môi trường kinh doanh thuận lợi để phát triển 

­ Không bị phân biệt đối xử 

­ Được quyền tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước 

­ Được quyền tiếp cận với thông tin

­ Ít bị hành vì thủ tục hành chính 

­ Hạ tầng cơ sở kinh doanh tốt hơn 

4 Việt Nam thêm hấp dẫn đầu tư nước ngoài vì: 

­ Môi trường kinh doanh mang chuẩn mực quốc tế 

­ Không bị phân biệt đối xử: MFN, NT

­ Thủ tục đầu tư và thuế tương tự như các doanh nghiệp Việt Nam

­ Được quyền tự do kinh doanh theo cơ chế thị trường 

5 Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp có điều kiện giảm vì:

­ Thuế nhập khẩu giảm, mua nguyên vật liệu, máy móc sẽ rẻ hơn 

­ Cạnh tranh lớn thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư công nghệ, máy móc, quản lý  chi phí để giảm giá 

­ Chi phí thủ tục hành chính ít hơn (vì đơn giản hóa thủ tục hành chính nhà  nước là mục tiêu của WTO)

Trang 9

­ Tham nhũng ít hơn (giảm chi phí dưới bàn)

­ Giảm chi phí tiếp cận với thông tin ( cơ chế chính sách của Nhà nước; thị  trường…)

­ Ít chi phí hơn vì cơ sở hạ tầng phát triển tốt hơn (Bỏ tài trợ trực tiếp Nhà  nước sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng)

6 Xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn

­ Vì năng lực cạnh tranh tốt hơn (vì cạnh tranh cao dẫn tới sản phẩm tốt hơn;  giá hạ hơn)

­ Xuất khẩu sang 149 nước sẽ được hưởng MFN và NT

­ Ngành xuất khẩu dệt may không còn quy định bằng hạn ngạch 

­ Dễ dàng hơn khi tiếp cận thông tin thị trường nước nhập khẩu (vì WTO yêu  cầu mỗi nước thành viên công khai hóa chính sách thương mại của mình)

7 Hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn: do phát triển nhiều nhà cung cấp, sự lựa chọn của  doanh nghiệp và người dân nhiều hơn rẻ hơn 

8 Doanh nghiệp có điều kiện bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn trên thị trường quốc 

tế 

9 Doanh nghiệp phát triển mạnh và bền vững hơn vì giảm tài trợ “đèn đỏ” khiến  doanh nghiệp phải tự phát huy nội lực 

10 Đời sống nhân dân được cải thiện:

­ Nhiều công ăn việc làm hơn 

­ Nhiều hàng hóa dịch vụ hơn để thỏa mãn 

­ Điều kiện học tập, chữa bệnh, du lịch văn hóa tốt hơn 

11 Tư nhân hóa và cổ phần hóa: Việt Nam phải báo cáo thường niên cho WTO về  tiến độ cổ phần hóa chừng nào còn duy trì chương trình này 

™ Những thách thức Việt Nam gặp phải khi gia nhập WTO:

1 CẠNH TRANH KHỐC LIỆT 

(Vì Việt Nam phải dành cho các nước khác quy chế tối huệ quốc và NT trong  hoạt động thương mại và đầu tư): 

+ Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước (vì mọi doanh nghiệp đều  phải năng động, tăng lực cạnh tranh của mình)

+ Cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực và các nước khác)

2 NHIỀU CHI PHÍ KINH DOANH SẼ TĂNG THÊM

+ Chi phí xây dựng thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Trang 10

+ Chi phí quảng cáo tiếp thị tăng.

+ Chi phí đầu tư cho nâng cao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực

+ Chi phí xây dựng các tiêu chuẩn Quản trị chất lượng của doanh nghiệp: ISO –  9000; ISO – 14000; HACCP; GMP…

3. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH PHỨC TẠP HƠN

+ Phải nắm luật lệ kinh doanh trong nước

+ Phải nắm luật lệ quốc tế

+ Nắm thông tin toàn cầu

+ Môi trường kinh doanh đa văn hóa

+ An ninh kinh tế phải nâng cao

+ Thương trường là chiến trường

4. HÀNG RÀO BẢO HỘ MẬU DỊCH MẤT ĐI

+ Thuế nhập khẩu giảm

+ Hàng rào phi thuế bãi bỏ

+ Doanh nghiệp nhà nước bị giảm sự bảo trợ của nhà nước: mất đi sự độc quyền  trong nhiều lĩnh vực

5. KHI XUẤT KHẨU GẶP NHIỀU RÀO CẢN TINH VI Ở NƯỚC NHẬP  KHẨU

+ Hàng rào kỹ thuật: vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, tiêu chuẩn quản trị  ISO, HACCP…

+ Thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa

+ Chống tài trợ

+ Chống bán phá giá

6. TÀI  TRỢ XUẤT KHẨU  VÀ SẢN XUẤT THAY THẾ HÀNG NHẬP  KHẨU SẼ BỊ BỎ

Ngày đăng: 03/07/2015, 07:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w