Phan Mot:
UU DAI TRONG GIAI DOAN TIEN GATT VA NGUYEN TAC MFN
Phần Một giới thiệu chung về việc sử dụng các ưu đãi thương
mại từ trước khi có Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT-1947) và những nỗ lực phản đối ưu đãi thông qua việc thực hiện nghĩa vụ chung về đối xử tối huệ quốc (MEN hoặc
điều khoản MEN) Lịch sử của các bước phát triển pháp lý bắt đầu trong thời chiến và kéo dài đến cả các phiên họp của ITO về
Hiến chương Havana năm 1948 và xuyên suốt tới khi thắng
nhất lần cuối lời văn cho Điều khoản XXIV của Hiệp định GATT - Điều khoản quy định những ngoại lệ khu vực đầu tiên.!
Trong thời hiện đại, chúng ta coi việc sử dụng ưu đãi giữa các lãnh thể là sự vi phạm đầu tiên quy tắc chung về đối xử tối huệ
quốc Tuy nhiên, trong phần lớn thế kỷ trước, các ưu đãi mang
tính phân biệt đối xử giữa các nước lại là tiêu chí của chính sách
1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại mà các bên có thé tu do
tham gia ký kết, ngày 30-10-1947, 61 Stat A3, T1.A.S Số 1700, 55 Hiệp ước
Liên hợp quốc series 187; Nghị định thư về việc áp dụng tạm thời Hiệp định
chung về thuế quan và thương mại (1947), 55 U.N.T.§ 308 Điều I đoạn I
GATT quy định về quy chế tối huệ quốc như sau: “Đối vi moi khoản thuế quan
và khoản thu thuộc bất kỳ loại nào được áp dụng hoặc có liên quan đến nhập khẩu hoặc xuất khẩu, hoặc áp dụng đổi với việc chuyển tiền quốc tế dễ thanh toán hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu, và đối với phương pháp đánh thuế hoặc
áp dụng phụ thu, đối với mọi luật lệ và thủ tục trong xuất nhập khẩu, và liên quan tới mọi vấn đề liên quan đến đoạn 2 và 4 của Điều III, mọi lợi thế, biệt
đãi, đặc quyền hoặc miễn trừ mà bắt kỳ bên ký kết nào dành cho bất kỳ sản
phẩm nào xuất xứ từ hoặc được giao tới bất kỳ nước nào khác sẽ phải được áp dụng ngay lập tức và vô điều kiện cho sản phẩm tương tự xuất xứ từ hoặc giao
Trang 2ã2
ngoại giao kinh tế quốc tế Trong khi các điều khoản MEN được
quy định trong nhiều hiệp định thương mại song phương thì lại không có một khung khổ đa biên nào để áp dụng nó và điều khoản này thực tế đã được một số áp dụng có điều kiện Điều
khoản MEN của GATT đã tính đến các khía cạnh được dự thảo
trong các hiệp ước song phương trước đó, nhưng do bản chất đa biên và vô điều kiện nên điều khoắn này đã không thể hiện được các tập quán cũ trước đây giữa các quốc gia thương mại.? Nói đúng hơn, điều khoản MEN của GATT là một sự xa rời mạnh mẽ mang tính quyết định so với thực tiễn trước đây
Mục đích của việc nghiên cứu lại quá trình lịch sử ở đây là để từ đó thấy rõ những yêu tô đã xác lập lại nguyên tắc MFN trong
các quy định của GATT về các ngoại lệ ưu đãi khu vực Trong
phần này, một số nội dung được nhắn mạnh, trong đó có việc
công nhận vai trò của điều khoản MEN của GATT trong việc xoá bỏ hệ thống ưu đãi thời kỳ chiến tranh Việc này được thực hiện
bằng cách đặt ra yêu cầu cao về thương mại nội bộ đối với các
liên minh thuế quan, như đã thoả thuận ở Geneva (1947) và đối
với các khu vực thương mại tự do như đã bể sung vào Hiến chương Havana (1948) Đó là những gì mà ngày nay chúng ta
gọi là các yêu cầu của Điều khoản XXIV:8 GATT Rõ ràng là trên `9 Chúng ta có thế thấy nguyên tắc MEN hoặc các nghĩa vụ tương tự được
quy định ở nhiều điều khoản khác của GATT, trong đó có Điều khoản HI:7, IV,
V: 2,5, 6, X:1, XVII:1 và XX:j John H Jackson, World Trade Law and the Law
of GATT, Céng ty Mitchie, Charlottesville, Virginia, 1969, tr.255 Jackson đã
mô tả Đãi ngộ MEN và đãi ngộ quốc gia (Điều II của GATT) là “hai loại tiêu chí "bình đẳng kinh tế " Ngoài những lập luận kinh tế đối với MFN, ông
cũng mô tả các chính sách “chính trị” lý giải điều khoản này là “Không có
MEN, các chính phủ có thể sẵn sàng hơn trong việc hình thành các khối và
nhóm thương mại Những nhóm đặc biệt này có thé gay ra thù oán, hiểu làm và tranh chấp vì những nước đó tị bỏ sót' không được hưởng các ưu đãi không bằng lòng với vị thế yếu hơn cia minh”, John HJackson, Equality and
Discrimination in International Economic Law, Nién gidm vé tinh hinh thé giới, 1983, tr.225 và 232
Trang 3thực tế, diễn giải thuật ngữ trong điều khoản này là để xác định phạm vi pháp lý của nguyên tắc MEN trong GATT Cả hai điều
khoản này đều có thể hạn chế đáng kế các chính sách thương
mại của các bên ký kết, cho nên cách những nhà soạn thảo xem
xét các quy định này như thế nào là quan trọng, đặc biệt khi các quy định trong đoạn 8 còn mơ hồ, tối nghĩa
Trong phần rà sốt này, các u tơ của lịch sử hướng về hành vi trong khu vực được nhấn mạnh, vừa liên quan đến những ưu
đãi tích cực ảnh hưởng tới bên thứ ba như Hoa Kỳ về vẫn đề ưu
đãi cho Khái thịnh vượng chung, vừa là những ưu đãi tiêu cực
có thể được áp dụng giữa các thành viên trong khu vực Về các bên thứ ba, những lập luận về sự tác động tiêu cực được trình bày rất nhiều trong bài bình luận về việc mất cơ hội tiếp cận các nguồn lực và thị trường Lịch sử cũng ghi lại những mỗi nguy
hiểm của ưu đãi tiêu cực giữa các đối tác Từ đây có thể đưa ra
khuyến nghị rằng các quy tắc rút cục được xác định của GATT đã tạo ra không chỉ một cơ chế đảm bảo sự mở rộng của thương
mại thế giới thông qua việc dành cho nhau các ưu đãi trên cơ sở MEN Ngoài ra, tựu trung lại thì các điều khoản này có thể tác động tới chính các thành viên trong khu vực Mấu chỗt của việc xem xét này là mức độ phạm vi thương mại quy định giữa các
thành viên trong khu vực, yêu cầu thương mại mở rộng và các
biện pháp hạn chế nào có thế tiếp tục được thực hiện giữa các
đôi tác như vậy Nhìn chung, vẫn đề này hoàn toàn tập trung ở các yêu cầu của đoạn 8 trong Điều khoản XXIV của GATT
Những nhược điểm của Điều khoản XXIV và những kẽ hở để
lách trong cách giải thích điều khoản này qua thực tiễn thực thi GATT van thường được đề cập Ngược lại, quá trình soạn thảo trước đây cho thấy ý định hình thành một “con đường hẹp nhất trong tat cả các con đường có thể” cho các hệ thống ưu đãi trong tương lai Các quy định về khu vực thương mại tự do trong Hiến
Trang 4
khoản mới về MEN không phải để bị lu mờ bởi việc đưa thêm
khả năng mới vào Vì các quy định của WTO phản ánh các đề xuất do các bên tích cực nhất trong việc đề xướng MEN trong đó
có Hoa Kỳ, những quy định trong Hiến chương Havana cuối
cùng mở rộng đối với các khu vực thương mại tự do không được
hiểu là giảm bớt nghĩa vụ MEN mới
Trang 5Chương IL
UU DAI TRONG THOI KY CHIEN TRANH THE GIOI VA NGUYEN TAC MFN
“Tôi cho rằng nêu Chính phủ Anh và Hoa Kỳ không chấp
nhận làm mọi việc trong phạm vi quyền lực của họ để đẩy
mạnh hơn nữa sự khôi phục các chính sách thương mại tự do, họ có thể phải chịu thua và nhận ra rằng một trong những
yêu tố lớn nhất gây ra tình trạng bi thảm toàn cầu hiện nay sẽ tiếp tục khơng thể kiểm sốt được trên thế giới thời kỳ hậu
chién ” Sumner Welles, (1947) 1.1 Giới thiệu
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày về bối cảnh lịch sử của việc xác lập lại nguyên tắc đa biên về tối huệ quốc tiếp sau thời
kỳ Chiến tranh thê giới thứ hai Mục đích là nhằm xác định các
mục tiêu pháp lý của những quy định sau này về khu vực trong GATT cho phép ngoại lệ MEN Vì vậy, trong chương này tác giả sẽ điểm lại một số sự kiện liên quan tới việc sử dụng các ưu đãi trong thương mại quốc tế thời kỳ chiến tranh, và đặc biệt khi việc sử dụng này cuối cùng có thể hoặc được phép hoặc bị cắm bởi những quy định mới về MEN Ở đây, khái niệm “chủ nghĩa dân tộc về kinh tế” được đặt lên hàng đầu xuyên suốt cả thập kỷ
trước khi nế ra Chiến tranh thế giới thứ hai Công cụ chính để
thực hiện chiến lược này là các ưu đãi khu vực, cả tích cực và
tiêu cực
Trang 6
hiện hành và việc lập lại nguyên tắc MEN đã nổi lên là vấn đề
trước tiên trong các cuộc thảo luận giữa những nhà hoạch định
chính sách thời hậu chiến Lý do chấm dứt ưu đãi bằng cách sử dụng MEN xuất phát từ sự đan xen nhiều mối quan ngại về
kinh tế, chính trị và pháp luật Về mặt kinh tế, đa phân thảo
luận có đặc điểm thiên về chủ nghĩa trọng thương khi các tác
động mang tính loại trừ bên ngoài của ưu đãi theo để chế Anh trở thành trung tâm của vấn đề trong chừng mực liên quan tới
Hoa Kỳ Tuy nhiên, cả hai nước đều thống nhất là không lấy
Hiệp ước Versailles và các kinh nghiệm trong thời kỳ chiến tranh làm cơ sở để thảo luận về Hiến chương Đại Tây Dương
Mục tiêu là tạo ra niềm tin vào MEN ngay từ đầu và chuẩn bị một bộ quy tắc hỗ trợ việc áp dụng MEN
12_ Công ước Paris (1916) và các ưu đãi trong thời kỳ
chiến tranh
Trong thời kỳ kế hoạch hoá khi kết thúc Chiến tranh thế giới
thứ nhất, các nước đồng minh không có sự thống nhất ý kiến về vẫn đề đặt ra nguyên tắc MEN Nói chính xác hơn, không khí chung ở Versailles và chính những gì diễn ra tại hội nghị này đã
được coi là một hành động không công nhận MEN.? Hirschman
3 Những tập quán được nói tới bao gồm việc mở rộng xuất khẩu nhanh
chóng và có trọng điểm so với các nước khác, việc áp đụng cạnh tranh không công bằng trong thương mại, đáng chú ý là việc phá giá một cách có chủ dich
hàng xuất khẩu, ý định phá hoại những ngành công nghiệp mang tính cạnh
tranh ở những nước khác nhằm ngăn cắn họ tiền hành cơng nghiệp hố và việc xuất khẩu tư bản và nhân sự để giành sự kiểm soát hoặc thống trị về tài chính
đỗi với các doanh nghiệp chủ chết nước ngoài Theo Hirschman, Dức đã chuẩn
bị cho vòng tiếp theo của chiến tranh kinh tế và thương mại, hoặc ít ra thì cũng
được coi là sẽ hành động nhu vay Albert O.Hirschman, National Power and the Structure of Foreign Trade,Nxb Trường Đại học California, Berkeley,
1945 (bản bồ sung năm 1980), tr.54
Trang 7đã trích dẫn lời nói đầu của Hội nghị kinh tế Paris 1916 để làm dẫn chứng cho tâm trạng trên giữa các đồng mình như sau:
“Đại diện của chính phủ các nước đồng minh tuyên bố rằng, sau khi buộc các chính phủ này giao tranh quân sự thay vì tất cả những nỗ lực để tránh xung đột, các Đề chế của vùng Trung Âu ngày nay đang hợp lực với các đồng minh của họ chuẩn bị cho một cuộc chiến về kinh tế Điều này không chỉ tồn tại qua việc tái thiết hoà bình, mà tại thời điểm đó còn đạt tối đa về phạm vi và mức độ của nó."é
1.2.1 Cóc quy định uề MEN trong Hiệp ước Versoilles
Khi nhận ra rằng chiến tranh kinh tế sẽ tiếp tục sau khi tạm ngừng xung đột quân sự, các đồng minh đã chấp nhận nhiều
kỹ xảo có tính viện cớ của Chính phi Ditc Hirschman kết
luận rằng:
“Lần lượt chúng ta gặp được tất cả các chính sách cơ bản của chủ nghĩa dân tộc về kinh tê mà chúng ta đã trở nên quá quen thuộc với
nó trong suốt thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh Đó là: hạn chế tiếp
cận nguyên liệu thô và các nguồn tài nguyên, đối xử ưu dai va su
phân biệt đối xử, những hạn chế đối với các hoạt động của người nước ngoài, luật pháp về chống bán phá giá, các mức phí vận chuyển khác nhau, sự tự cấp tự túc, không chỉ đổi với những ngành
nghề chính mà cả trên quy mô thực tế là phổ biến thông qua trợ
cấp, thuế quan, các quy định cấm, v.v Xem qua bảng này của
4, A.O.Hirschman, Sdd, tr.60-61, trich ty H.W.V.Termperly, A History of the Peace Conference of Paris, tap V, London, 1921, tr.367 Jacob Viner cho
rằng mặc dù hiệp định này ở Paris chủ yếu hướng tới các cường quốc ở Trung
tâm, nhưng ngày càng có nhiều sự thất vọng về nguyên tắc MEN Điều này
được thể hiện bằng việc duy trì các quan hệ ưu đãi trong một thời gian giữa các cường quốc châu Âu Điều này được chứng minh bằng việc duy trì quan hệ ưu đãi trong một thời gian giữa các cường quốc châu Âu với các cường quốc ở
Trang 8
Pandora cũng làm tăng mối nghi ngờ về việc liệu những biện pháp này có phải được áp dụng chỉ là để tự vệ hay không."5
Cách tiếp cận này ở Versailles đã mâu thuẫn với cách tiếp cận
của Hoa Kỳ như đã nêu tại điểm thứ ba trong bài phát biểu Mười
bốn điểm của Tổng thống Wilson về một hệ thống thời kỳ hậu
chiến trên cơ sở không phân biệt đối xử Theo Young, hai quan
điểm này trở nên mâu thuẫn trong các phần về kinh tế của bản
Hiệp ước Versailles cuối cùng Theo Hirschman, điều này được thể hiện bằng sự thoả hiệp trong Điều khoản 264 và 265, theo đó Đức phải dành MEN cho các nước đồng minh, nhưng “không quy định bất kỳ điều gì về chính sách thương mại của các nước đồng
minh” Được biết, sự thoả hiệp tồi tệ nhất có thể đã xảy ra “kết
hợp nguyên tắc toàn bộ chủ quyền về kinh tế và các tập quán hạn chế và phân biệt đối xử." John Maynard Reynes cũng xác định
điểm này như là trọng tâm trong các quy định kinh tế
“Các điều khoản kinh tế khác bất đầu bằng nhiều quy định phù hợp với tỉnh thần của điểm thứ ba trong bài phát biếu Mười bốn điểm nếu là có đi có lại Đối với hàng xuất nhập khẩu liên quan đến thuế quan, các quy định, lệnh cấm, Đức tự ràng buộc trong năm năm phải dành đãi ngộ tối huệ quốc cho các nước đồng minh và các nước liên kết, nhưng bản thân Đức lại không được hưởng ưu đãi như vậy”
5 A.O.Hirschman, Sởd, tr.6-61 (phần chữ in nghiêng bổ sung), tham khảo
“Những nghị quyêt của Hội nghị Kinh tễ Paris của các nước đồng minh, tháng
6-1916, Các hiện pháp tạm thời và cố định của các nước đồng minh” Toàn bộ
lời văn nghị quyết này được in lại trong tác phẩm của Hirsehman, Sởd,
tr.163-165
6 A.O.Hirschman, Sdd, tr.66 Điểm 3 trong bài phát biểu Mười bốn điểm
“trong chừng mực nhiều nhất có thể, đỡ bò tất cả các hàng rào kinh tế và thiết
lập sự bình đẳng trong các điều kiện thương mại giữa tất cả các nước ủng hộ hoà bình và cùng hợp tác để gìn giữ hoà bình”,
7 J.M.Keynes, The Economic Consequences of the Peace, Harper va Row, New York, 1920 (An phẩm năm 1971), tr 62 va 102 Tuy nhién, Keynes
không quy kết những khó khăn của hoà bình cho các quy định về kinh tế mà
Trang 9122 Túc động của các quy định trong Hiệp ước Versailles đôi uới chính sách ngoại giao của Đúc
Tác động của sự thiếu cân bằng này là không rõ ràng, nhưng tác động này được cho là đã làm cho Đức giảm bớt gánh nặng các
thuộc địa của mình để triển khai một chiến lược ngoại giao
hướng tới các nước láng giềng nhô bé hơn nhằm thực hiện chính sách song phương và ưu đãi.Š Condliffe cho biết chiến lược này mô tả những gì hiện nay chúng ta gọi là một hệ thống khu vực “một trục - nhiều que” Thuật ngữ này cũng được áp dụng đối với trường hợp lạm dụng độc quyền
“Thực tế, họ đang thiết lập một hệ thống thương mại mới trong đó trung tâm là nền kinh tế quân sự Đức - một hệ thống song phương mà ở đó tất cả mọi hoạt động đều phải xuất phát từ trung tâm Hệ thống này được lập ra không phải để mở rộng chuyển thành hệ
thống đa biên mà ở đó tất cả các nước thương mại lớn có thể hợp
tác Hệ thống này được thiết lập để thay thế và xoá bỏ hệ thống
thương mại thế giới do Anh tạo dựng nên và Hoa Kỳ đang cô gắng khôi phục Có thể hiểu rõ nhất khi so sánh các biện pháp này với
các biện pháp mà các tập đoàn độc quyền lớn áp dụng thông qua việc thâm nhập theo chiều ngang và chiều dọc để triệt tiêu thương mại của các nước cạnh tranh với họ”?
cho các quy định về bồi thường thiệt hại Ngược lai, Jacob Viner cho thấy một động cơ kép trong các quy định kinh tế, để thực hiện sự phân biệt đối xử với
các cường quốc trung tâm cũng như để hình thành một hệ thống bảo hộ chống lại các bên trung lập, đặc biệt là với vị thé được coi là cạnh tranh của Hoa Kỳ J.Viner, xem chú thích 4, tr.24-27 Vì vậy, các ưu đãi của châu Âu trong thời kỳ chiến tranh cũng nhằm tránh áp lực thương mại của Hoa Kỳ và điều khoản
MEN có điều kiện
8 Nhu da trich dan trong Asher Isaacs, More Recent Commercial Policies in Europe, tt cuốn International Trade, R.D.Irwin, Inc., Chicago, 1948,
trong Andrew J.Kress, The Economics of Diplomacy Trung Dai hoc
Georgetown, Washington, D.C, 1949, tr.360-407, tai tr.377 9 A Isaacs, Sdd, tr.378, trich tit ngudn cha Condiliffe
CHUONG 1: UU BAI TRONG THO! KY CHIEN TRANH THE GIO! VA NGUYEN TAC MFN
Trang 10
Hirschman đã nỗ lực chứng minh tại sao các bên đồng minh
lại không thể kiểm soát được sự phát triển của chủ nghĩa dân
tộc về kinh tế trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh, khiến cho
Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm lớn do không sẵn sàng giảm các hàng rào thương mại của mình Điều này đã đặt các nước đồng minh vào thế khó khăn khi tiến hành “chiến tranh thương mại tự do” với Hoa Kỳ mà không tiếp cận được các thị trường của Hoa Kỳ Ngoài ra, ông cũng đề cập sự sớm giải tán của các cơ quan thời chiến tranh; người Hoa Kỳ đã thất bại khi đánh giá mức độ lo ngại của các nước đồng minh về mỗi de doa thống trị
kinh tế; và cuối cùng là sự gạt bỏ đi ý nghĩ rằng bất kỳ nước nào “cũng có thể sử dụng các quan hệ thương mại vì mục đích quyền
lực quốc gia” của người Anh và Hoa Kỳ.!?
Michael Heilperin cũng phản ánh những biện pháp đối phó
của các nước với chính sách song phương của Đức Ông đã trích
dẫn lời cha Howard Ellis - người đã mô tả mối quan hệ giữa “chủ nghĩa song phương” và “chủ nghĩa ưu đãi”, trong đó
“Cần phải nhắn mạnh rằng quyền lực này của bên nợ tài khoắn
vãng lai trong một mỗi quan hệ song phương nào đó không thể áp đặt lên một nước cụ thể trừ khi thương mại song phương của hai nước bị tách khỏi phần còn lại trong thương mại của nước đó.”1
1.2.3 Sự phát triển của “chủ nghĩa dân tộc uề binh tế”
Trong vòng 20 năm sau khi kết thúc Hội nghị hoà bình Versailles, tác động của các chính sách trong thời kỳ giữa hai
10 A.O.Hirschman, chú thích 3, tr 68 Không có ý cho rằng sự thiểu hiểu
biết đã chị phối chính sách khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai
11 Howard S.Ellis, Bilateralism and the Future of International trade, Essay in International Finance, sé 5, Trutmg Dai hoe Princeton, 1945, tr.10,
trich din trong M.A.Heilperin, The Trade of Nations, Longmans, London va New York, 1946, tr114 “Chiến thuật 'cô lập và thông tri’, rat duge ap dung
trong hoan canh nay” Heilperin, Sdd, tr.115
Trang 11
cuộc chiến tranh đã lên đến mức độ báo động khi chính những
chính sách này được coi là nguyên nhân gây ra đại suy thoái kinh tế, Theo William Culbertson, “Chúng ta đã chứng kiến từ Chiến tranh thê giới thứ nhất sự phục hồi chưa từng thấy của
chủ nghĩa trọng thương Nỗi lo sợ cộng với các tổn thất kinh tế,
sự bất ổn xã hội, sự huỷ diệt các tầng lớp, chiến tranh và những
tin đồn chiến tranh đã khôi phục mạnh mẽ các chính sách của
chủ nghĩa trọng thương như những chính sách trong thời kỳ của
Colbert, Frederick Đại đế và Cromwell ”.!
Chủ nghĩa dân tộc là một mối nguy hiểm trong bắt kỳ giai đoạn nào và trở nên ngày càng nguy hiểm hơn khi có thể làm
cho các công cụ chính sách thương mại phục vụ cho mình Chính
mối liên hệ giữa chủ nghĩa dân tộc và các công cụ chỉnh sách
thương mại đã làm cho thuật ngữ “chủ nghĩa dân tộc về kinh tế”
được sử dụng phỗ biễn trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh và ngay trước Chiến tranh thế giới thứ hai
Sự đánh giá rủi ro trong việc kết hợp các công cụ thương mại với các chính sách ngoại giao quốc gia có lẽ đã không được đánh
giá cao khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất Khi Chiến
tranh thế giới thứ hai bắt đầu, những tác động ngày càng tăng của các chính sách này và tác động làm gia tăng căng thẳng giửa
các cường quốc không thế không khiến Hoa Kỳ chú ý tới vị thế
tương đối của mình khi bị cô lập Trong thời kỳ kế hoạch hoá cho Chiến tranh thê giới thứ hai có thể thấy một tuyên bô mạnh mẽ
hơn các quy định ban đầu về không phân biệt đối xử trong bài
phát biểu Mười bến điểm Nếu chủ nghĩa dân tộc về kinh tế đòi
hỏi phải có môi trường cho phép phân biệt đối xử trong thương
mại thì chính sách đúng đắn là phải thay đổi môi trường này để
xoá bổ các điều kiện đối với tập quán phân biệt đối xử
12, “Tôi muốn nhấn mạnh ở đây rằng vấn đề của chính sách thương mại
ngày nay nếu nhìn bao quát hơn là một phần của vấn đề chủ nghĩa dân tộc ”,
William S.Culbertson, Reciprocity, McGraw-Hill Co., New York, 1937, tai bản trong A.J.Kress, xem chú thích 8 ở trên, tr.18-19
Trang 1262
1.3 Vấn đề về MEN trước các cuộc đàm phán tại
Geneva (1947)
Những thách thức mà các nhà hoạch định thời hậu chiến gặp phải trong những năm đầu thập niên 1940 cũng tương tự như thách thức mà các nước đồng minh phải đối mặt năm 1916, khi
“nỗi sợ hãi trước sự xâm lược về kinh tế và sự ngăn chặn
không cho điều đó tái diễn là mối quan tâm chính của các sứ giả hoà bình sắp tới.”!?Tuy nhiên, định hướng cơ bản của các thoả thuận khác xa với lúc bắt đầu quá trình này khi Hoa Kỳ
và Anh đảm nhận vai trò hoạt động chính trị xã hội nhiều hơn
trong việc đặt ra các điều kiện cuối cùng ngay cả khi đang có xung đột quân sự Vì vậy, phần lớn tài liệu về sự khôi phục các điều kiện đa biên đối với thương mại là các bài bình luận của
Anh và Hoa Kỳ, đáng chú ý là cuốn Ngoại giao bảng Anh -
đôla của Richard Gardner.!* Mục đích của mục này là từ cuốn
sách này và những cuốn sách khác rút ra những khía cạnh của các cuộc đàm phán và các thoả thuận sắp tới nhằm giải quyết
các hệ thống ưu đãi khi có nguyên tắc mới là không phân biệt
đôi xử
1.3.1 Không phân biệt đỗi xử là mục tiêu trọng tâm
Qua tác phẩm trên của Gardner, có thể thấy rõ rằng những nhà
hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã coi việc khôi phục lại nguyên tắc không phân biệt đối xử là trọng tâm chính sách về
13 A,O.Hirschman, xem chú thích 3 ở trên, tr.71
14 Richard N.Gardner, Sterling-Dollar Diplomacy in Current Perspective, Nxb Trung Dai hoc Columbia, New York , An phẩm năm 1980 Vì những nước này ở vị trí lãnh đạo trong thời kỳ chiến tranh nên các sự kiện tập trung vào các cuộc đàm phán của họ để khôi phục quan hệ thương mại bình thường, trong đó có việc áp dụng sự không phân biệt đổi x, Gardner thuật lại các sự kiện xuyên suất hội nghị Savannah và Bretton Woods về các
khía cạnh tiền tệ và thương mại
Trang 13các thoả thuận kinh tế thời hậu chiến.! Hơn nữa, theo ông, động cơ của việc này (ít ra là trong bước đầu) là mong muốn hạn chế các tập quán của chủ nghĩa dân tộc về kinh tế và việc sử
dụng một số công cụ thương mại Ông kết luận rằng “Những
nhà hoạch định của Hoa Kỳ thời kỳ hậu chiến đã cùng quyết tâm từ bỏ hoàn toàn di sản của chủ nghĩa dân tộc về kinh tế và chủ nghĩa biệt lập về kinh tê "18
Những người ủng hộ chính sách này có thể đưa ra rất nhiều
quan điểm trước đó của Hoa Kỳ ủng hộ sự không phân biệt đối
xử Quan điểm này bắt đầu rất sớm từ thời Washington Trong bài diễn văn chia tay nổi tiếng của mình, ông viết “nắm tay bình
đẳng và vô tư, không tìm kiếm mà cũng không ban phát đặc ân
hoặc ưu đãi” Quan điểm này lại được thể hiện trong tuyên bố của John Hay về việc mở cửa cho Trung Quốc vào đầu thế kỷ XX và cuối cùng là điểm thứ ba trong bài phát biểu Mười bến điểm
của Wilson là “cố gắng dỡ bỏ tắt cả các hàng rào kinh tế và tạo
sự bình đẳng trong các điều kiện thương mại ."
15 Ở nội dung này, Gardner đã trích dẫn lời của nhiều nhà bình luận
*“Pasvolsky đã cảnh báo rằng sự không sẵn sàng từ bỏ các chính sách chiến
tranh kinh tế có thế gây ra môi nguy hiểm lớn nhất mà chúng ta có thể phải đối mặt sau chiến tranh Cũng như vậy, White cho rằng: “Tương tự như việc
không thế phát triển được một hội quốc liên có hiệu quả đã dẫn tới hai cuộc
chiến tranh tàn phá trong cả một thế hệ và từ đó, việc thiếu sự hợp tác chặt chẽ về kinh tế giữa các quốc gia hàng đầu trong thập kỷ tới tất yếu sẽ dẫn tới chiến tranh kinh tế và từ đó sẽ mở màn và khơi dậy chiến tranh quân sự thậm
chí trên quy mô lớn hơn” R.Gardner, Sởd, tr.8
16 Gardner đã chỉ ra rằng mục tiêu thực hiện không phân biệt đối xử
không phải là yêu tố duy nhất của chủ nghĩa đa biên trong công tác hoạch định
chính sách của Hoa Kỳ, nhưng so với các yêu tô khác, việc giảm bớt các hàng rào thương mại và việc tái thiết kinh tế (cho vay), sự không phân biệt đối xử là quan trọng nhất R.Gardner, Sđd, tr.12 Vì vậy, xu hướng của chính sách
này là ủng hộ một điều khoản mạnh mẽ về không phân biệt đối xử và cố gắng
quy dinh ky bat kỳ ngoại lệ nào của điều khoản đó
17 R.Gardner, Sdd, tr.16-17
CHUONG 1: UU BAI TRONG THO! KY CHIẾN TRANH THÊ GIỚI VÀ NGUYÊN TÁC MEN
Trang 14Trong khi việc khôi phục lại nguyên tắc không phân biệt đối xử là trên hết và đang được ưu tiên trong chính sách của Hoa Ky thì ở Vương quốc Anh, mong muốn quay trở về hệ thống
thương mại tự do ngày càng tăng.!Š Tuy nhiên, có một sự khác
biệt lớn giữa Anh và Hoa Kỳ Anh cho rằng việc cắt giảm hàng
rào thương mại giữa các đối tác lớn cần được đặt lên ưu tiên hàng đầu và đặc biệt ưu tiên đối với Hoa Kỳ.! Khi sự khác biệt
này giảm dần qua các cuộc đàm phán thì người ta cho rằng lý do
mà Hoa Kỳ đưa ra để khẳng định sự không phân biệt đối xử
thiên về chủ nghĩa trọng thương Nguyên nhân góp phần dẫn tới sự thay đổi này là xu hướng sau này coi sự ưu đãi thuộc địa của đồng minh chính của Hoa Kỳ là đối tượng chính chịu ảnh hưởng của việc khôi phục nguyên tắc không phân biệt đối xử, đặc biệt
khi quan điểm này ngày càng bảo vệ cho vấn đề hàng rào thương mai cua Hoa Ky
1.3.2 Su xudt hién van dé uu dai thudc dia
Trong những thời kỳ trước, chế độ Ưu đãi Đề quắc của Anh đã
được Hoa Kỳ coi là một chỉ báo tốt nhất về chính sách mở cửa
Tuy nhiên, hệ thống ưu đãi trong Khối thịnh vượng chung đã trở
thành điểm gây tranh cãi khi Hiệp định Ottawa năm 1932 đã mở rộng các ưu đãi để đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế Cordell Hull có quan điểm riêng khác với quan điểm của Hoa Ky trong việc khôi phục lại nguyên tắc MEN nên quan điểm hay
được đề cập của ông về những mặt tiêu cực của Khối thịnh 18 “Trong những năm đầu của chính phủ thời kỳ chiến tranh, việc thiết
lập lại một chế độ như vậy đã trở thành mục tiêu chính của Anh tương tự như
việc hoạch định chính sách của Hoa Kỳ ” R.Gardner, Sđở, tr.27
19 Có hai lý do, thứ nhất là việc duy trì các quan hệ kinh tế đặc biệt giữa
các thành viên trong Khối thịnh vượng chung của Anh và thứ hai là nhu cầu
thực tiễn phải gia tăng xuất khẩu của Anh sau thời chiến để bù đắp những
mắt mát về ngoại hối do chiến tranh gay ra R Gardner, Sdd
Trang 15vượng chung đã tạo ra mối quan hệ giữa nguyên tắc MEN va su
chấm dứt hệ thống ưu đãi đặc biệt này Theo Gardner: “Đỉnh điểm của chiến lược chống lại chế độ Ưu đãi Đế quốc này là khi Hull được bầu làm Ngoại trưởng Trước cuộc Đại suy thoái về kinh tễ, các nhà sản xuất Hoa Kỳ đang lo lắng trồng chờ vào thị trường nước ngoài Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, Hiệp định Ottawa ra đời không chỉ làm tăng các ưu đãi mà Đề chế dành cho Anh, mà còn mở ra một hệ thống toàn diện các ưu đãi mà Vương quốc Anh cho Đề chế hưởng.”?9
Rõ ràng, Khối thịnh vượng chung đã trở thành vấn đề trung
tâm nếu ta xem xét những sửa đổi, bố sung trong Hiệp định
Ottawa mà Hull hết sức quan tâm H.P.Whidden đã mô tả
những thay đổi chính được thực hiện như sau:
“Đề đáp lại những ưu đãi mới hoặc ngày càng tăng ở các lãnh thổ tự
trị đối với các sản phẩm của Anh, chủ yếu là tư liệu sân xuất, Ảnh
đã cam kết đánh thuê đối với hàng nhập khẩu nước ngồi (khơng
phải hàng nhập khẩu từ Đề chế) kiểm soát việc nhập khẩu thịt
bằng hạn ngạch .; không giảm các mức thuế mà Anh mới áp đặt cho hàng ngoại nhập xuống đưới 10% và tiếp tục chấp nhận miễn
thuế nhiều sản phẩm nhập khẩu từ các lãnh thổ tự trị.”?!
20 Theo Hull, những hiệp định này gây ra “tốn thất lớn nhất, về thương
mại, mà nước này phải chịu từ khi tôi tham gia chính trường” R.Gardner, Sảd, tr.19, trích dẫn bản tường trình về các phương tiện và cách thức tại Quốc
hội, Buổi diều trần về H.J.Res.407, phiên họp thứ nhất Quốc hội lần thứ 76, 1940, tập ¡, tr.38 “Chiến dịch chống lại sự phân biệt đối xử tập trung đặc biệt vào những tập quán ưu đãi ở Đề chế Anh." R.Gardner, Sdd, tr.18
21, Howard P.Whidden, Preferences and Discriminations in International Trade, Uỷ ban về Chính sách quốc tế, Quỹ Carnegie Endowment đối với Hoà
bình quốc tế, New York, 1945, tr.5-30, in lại trong A.J.Kress, chú thích 8 ở trên,
tr 21-22 “Trong hầu hết các trường hợp Vương quốc Anh là một trong những bên tham gia thoả thuận này và không phải tất cả các nước trong Cộng đồng chung dành ưu dãi cho tất cả những nước khác trong Khối thịnh vượng chung” Kenneth W.Dam, The GATT: Law and International Economie Organization, Nxb Trường Đại học Chicago, 1970 (đang tái bản, 1977), tr.42
CHUONG 1: UU DAI TRONG THO! KY CHIẾN TRANH THẺ GIỚI VÀ NGUYÊN TẮC MFN
Trang 16
Vì vậy, những thay đổi
*“ „đã bố sung đáng kế vào mạng lưới các hàng rào thương mại những hạn chế đối với thương mại quốc tế và nếu được duy trì trong
thời hậu chiến thì sẽ tạo ra trở ngại nghiêm trọng cho việc khôi phục thương mại đa biên dựa trên sự đối xử bình đẳng ” Vì vậy,
Hiệp định Ottawa “ đã đánh dấu quá trình mở cửa ở hầu như tất cả các lãnh thổ phụ thuộc trên thế giới "2?
1.3.3 Sự khác biệt giữa chủ nghĩa bảo hé va su uu đãi
Mặc dù thay đối chính trong Hiệp định Ottawa là dựng lên hàng
rào bảo hộ đối với hàng hoá của nước thứ ba, theo quan điểm của Hoa Kỳ điều này là bất lợi, nhưng có sự khác biệt giữa những
mức độ bảo hộ mang tính ngăn cấm với việc sử dụng các ưu đãi trong thương mại quốc tê như đã thấy trong Khối thịnh vượng
chung sau Hiệp định Ottawa Năm 1925, Culbertson đã giải thích sự khác biệt giữa sự ưu đãi và chủ nghĩa bảo hộ như sau:
“Bảo hộ thị trường nội địa vì lợi ích của các ngành công nghiệp trong nước là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc Mục tiêu là đa dạng
hoá đời sống kinh tế của một quốc gia và tạo nhiều cơ hội cho cá
nhân phát huy tài năng của mình (trích dẫn từ Báo cáo uề các nhà sản xuất của Alexander Hamilton, 1791) Các hàng rào này không hề mang tính tấn công Còn sự ưu đãi là biểu hiện của chủ nghĩa đề quốc hiện đại Trái ngược với chính sách bảo hộ, sự ưu đãi mang tính tấn công Đỉnh cao của chính sách này được thể hiện trong
32 H.P.Whidden, Sdd, tr.19 Tac dong cua Ottawa đối với thương mại Hoa
Kỳ những năm 1930 và vì vậy ông cũng ghi nhận tác động trực tiếp trong nước
đối với các lợi ích kinh tế trong kế hoạch thời kỳ hậu chiến “Tuy nhiên, xu
hướng thương mại song phương trong những năm 1930 tăng lên bởi Hiệp định
Ottawa thực tế là hàng nhập khẩu của Anh vào Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong
suốt cả thập kỷ, trong khi hàng nhập khẩu từ các nước thuộc địa và phụ thuộc tiếp tục tăng” Culbertson đã phân loại hệ thông có trước Ottawa là “mở cửa”,
William 3.Culbertson, International Economic Policies, D.Appleton, New York, 1925, tr.303, tái bản ở Kress, chú thích 8 ở trên, tr.270-275
Trang 17
chính sách đồng hoá của Pháp Chính sách ưu đãi mở rộng tầm kiểm sốt hệ thơng kinh tế của nước này sang các khu vực mới (ví
dụ như khu vực Đông Dương) khi nước này có quyền lực chính trị
đặt ra các điều kiện ưu đãi ”?
Culbertson đã lường trước được tranh chấp sau này giữa Hoa
Kỳ và Anh, đồng thời ông dường như cũng đã nhận ra mục đích
chính trị của các ưu đãi là nhằm mở rộng tầm kiểm soát của hệ
thống kinh tế một nước so với nước khác Tranh chấp sau này
chủ yếu là về tác động loại trừ khi mở rộng tầm kiểm soát như vậy (ít ra là theo quan điểm của Hoa Kỳ).?*
1.3.4 Thảo luận uề Hiến chương Đại Tủy Dương (1941)
Việc khôi phục lại nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế đã trở thành trọng tâm trong mối quan hệ giữa Anh và Hoa Kỳ - cái mà Gardner trích dẫn là “định nghĩa đầu tiên về chủ nghĩa đa biên” từ Hiến chương Đại Tây Dương
tháng 8-1941, tuyên bố chung về các nguyên tắc của Tổng thống Roosevelt và Thủ tướng Churchill.?
23 “Không may thay, hai chính sách này thường được một số tác giả và nhà nghiên cứu về luật pháp quốc tế của Anh coi là không thể tách rời và đều được khen hoặc chế”, W,8.Culbertson, Sđd, tr.185-186, cũng được trích dẫn
trang Gardner, chú thích 14 ở trên, tr.18
24 “Chang hạn, một hiệp định có đi có lại đặc biệt giữa Nam Phi và Oxtraylia cũng chịu sự phản đối tương tự như hiệp định có đi có lại đặc biệt
giữa Hoa Kỳ và Pháp Người ta không hy vọng các nước bị loại trừ chấp nhận
điều hoang tưởng/bịa đặt của đề chế khi biện hộ cho việc loại họ ra khỏi những khu vực rộng lớn trên bề mặt trái đất Sự kiểm soát của Anh đã được khoan
dung vì một chính sách thương mại phóng khoáng/tự do, những sinh viên quan
hệ quốc tế cẩn thận đã quan Lâm theo dõi sự tăng trưởng của ưu đãi đề quốc”
W.8.Culbertson, Sđở, tr.192 Vì vậy, theo Culbertson, không có sự phân biệt
xem các hiệu ứng/tác dộng loại trừ cô mặt ở đâu
95 Gardner đề cập MEN như được quy định trong Điều VII của Hiệp định tương hỗ năm 1949 dược đàm phán giữa Hoa Kỳ và Anh, “ xoá bỗ tất cả các hình thức phan biệt dối xử trong thương mại quốc tế và cắt giảm thuế quan
Trang 18Vẫn đề tranh cãi về lời văn trong phần kinh tế của tuyên bố liên quan tới việc sử dụng cụm từ “cơ hội tiếp cận bình đẳng không phân biệt đối xử” Quy định này do Sumner Welles -
người thay mat cho Cordell Hull va Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tham
gia các cuộc đàm phán - soạn thảo Văn bản của Welles là sự đáp
lại dự thảo đề xuất ban đầu của Churchill, nên quan điểm của
Welles được Anh rất quan tâm vì nó có ảnh hưởng đổi với Hiệp ước Ottawa 1932 và hệ thông ưu đãi trong Khối thịnh vượng
chung Đề xuất trái ngược với ý kiến trên của Churchill là không
nêu rõ sự phân biệt đối xử và ràng buộc chủ thế chịu trách
nhiệm vào cụm từ “tôn trọng chính đáng những nghĩa vụ hiện
nay của họ” Phản ứng của Cordell Hull trước quy định của Hiên chương Đại Tây Dương cho thấy ông - đại diện cho Bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ - rất cơi trọng vấn đề này,
“ vì điều đó có nghĩa là Anh sẽ tiếp tục duy trì các ưu đãi thuế quan của mình - điều mà tôi đã phản đối trong tám năm Ông
Churchill khăng khăng cho phép việc này Sau khi Welles đưa ra
một lập luận mạnh mẽ hơn Tổng thống đã nhượng bộ”.?6
Tuy nhiên, Welles sưu tầm và khôi phục một quan điểm có phần
hơi khác khi ông đưa ra lý do cho một nội dung chung để có được
sự ủng hộ của cả hai bên Điều này nhằm vào các khía cạnh mang tính chính trị và mang tính lợi dụng từ thực tiến chính sách thương mại thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh
“Tôi cho rằng như thể là bắt buộc chúng tôi phải nhất trí coi chính sách đúng đắn mang tính xây dựng trong kinh tế thể giới như là yếu tố cơ bản trong việc tạo ra một thê giới mới tốt đẹp hơn và
rằng trừ khi thông qua một hiệp định dựa trên nền tảng chính sách
đó của hai chính phủ thì sẽ không có trở ngại nào đối với việc tiếp
tục các chính sách hiện tại của Đức trong việc tranh thủ các chính
26 Cordell Hull, The Memoirs of Cordell Hull, Macmillan, New York,
1948, tr 975-976
Trang 19sách thương mại và tài chính nhằm đạt được mục đích chính trị”? Ý kiến này có thể là chú thích cuối cùng được lưu lại của một
nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ khi liên hệ sự không phân
biệt đối xử với chủ nghĩa đân tộc về kinh tế trong thời kỳ giữa
hai cuộc chiến tranh Khi điều khoản MEN phát triển trong quá
trình chuẩn bị soạn thảo Hiệp định tương trợ lẫn nhau và đến tận giai đoạn chuẩn bị thành lập ITO, đến Geneva năm 1947,
tất cả những tài liệu sẵn cô cho thấy chính sách của Hoa Rỳ chỉ
hướng đến việc xóa bỗ hệ thống ưu đãi trong Khối thịnh vượng
chung của Ánh
13.5 Bối cảnh chính sách Hoa Kỳ
Nếu có sự thay đổi trong định hướng chính sách của Hoa Kỳ thì
có thể là do tình hình chính trị nội bộ của nước này Khi Hoa Kỳ bước ra khỏi cuộc chiến tranh, chính quyền Truman đã phải đối 27 “Tôi cho rằng vấn đề ở đây không phải là về cách trình bày mà là về
một nguyên tắc quan trọng Tôi đã cho rằng Chính phủ Anh và Hoa Kỳ không thể chấp nhận làm mọi thứ trong phạm vi quyền lực của họ để đẩy mạnh hơn nữa việc chấm dứt cuộc chiến hiện nay, sự khôi phục lại các chính sách thương mại tự do, họ có thể cũng phải chịu thua và nhận ra rằng một trong
những yếu tổ lớn nhất gây ra tình trạng bi thâm toàn cầu hiện nay sẽ tiếp tục không thể kiểm soát được trên thé giới thời kỳ hậu chiến .” R.Gardner,
xem chú thích 14 ở trên, tr.45, trích dẫn từ Sumner Welles, Where are we
Heading?, London, 1947, tr.13-14 Điều khoản được thống nhất lần cuối như sau: "tôn trọng chỉnh đáng những nghĩa vụ hiện hành, giúp tất cả các nước dù lớn hay nhỏ, thắng hay bại, có thể tăng khả năng tiếp cận bình đẳng đối
với thương mại và nguyên liệu thô trên thế giới để phát triển kinh tế ”
R.Gardner, Sdd, tr.45 Ngược lại, dự thảo trước của Welles lại viết, “Thứ tư là, họ sẽ có găng thúc đẩy mối quan hệ kinh tế có lợi cho nhau giữa họ thơng
qua việc xố bé bat ky su phan biét đối xử nào ở Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc
ở Vương quốc Anh đối với việc nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào xuất xứ từ nước khác và họ sẽ cố gắng tạo điều kiện giúp tat ca các dân tộc có thể tiếp
cận các thị trường và nguyên liệu thô một cách bình đẳng để phát triển kinh
Trang 20
mặt với một Quốc hội mới theo chủ nghĩa bảo hộ của Đảng Cộng hoà Sự không phân biệt đối xử tiếp tục là trọng tâm trong chính
sách của Hoa Kỳ, nhưng lý lẽ mà chính quyền này đưa ra để giải
thích cho sự không phân biệt đối xử ở Quốc hội phải chuyển
sang phản ánh yêu cầu về lợi ích kình tế của Hoa Kỳ, đặc biệt
là khi những yêu cầu này bị loại khôi các thị trường của Anh Về dòng lưu chuyển thương mại, chắc chắn rằng hệ thông của Anh dựng lên nhiều hàng rào đối với Hoa Kỳ hơn là những thị trường Trung Đông Bất kể những ảnh hưởng xấu nào do những chính sách Trục này gây ra đều dần dần bớt quan trọng vì những nước này đã bị đánh bại trong bất kỳ hoàn cảnh nào Tương tự, mối
đe doạ mới của chủ nghĩa xã hội nhà nước - Heilperin gọi đó là
“chủ nghĩa dân tộc mới về kinh tế”- mới vừa nổi lên như một mỗi quan tâm khi hình thành chính sách đa biên
Vì vậy, mặc dù sự không phân biệt đối xử vẫn là trọng tâm trong chính sách của Hoa Kỳ, nhưng cơ sở duy nhất để chính phủ có thể duy trì sự ủng hộ trong nước sau chiến tranh là gắn kết chính sách với những lợi ích thương mại thu được từ việc chấp nhận và thực thi sự không phân biệt đối xử đó Yêu cầu khẩn thiết này sẽ phải dựa trên những tác động mang tính loại trừ của hệ thông ưu đãi trong Khối thịnh vượng chung của Anh, vì cuối cùng những quy định mới sẽ thách thức hệ thống này
Khi sắp kết thúc quá trình phê duyệt nguyên tắc MEN, việc dỡ bỏ hệ thống ưu đãi trong Khối thịnh vượng chung đã trở thành yêu cầu có điều kiện để Quốc hội ủng hộ quá trình ITO
Mái liên hệ giữa MEN và Khối thịnh vượng chung cũng là yếu tô quan trọng dẫn tới việc mắt đi sự ủng hộ của Quốc hội đối với tiến trình ở Geneva Điều này được thể hiện qua cam kết của
*chính quyền trước Quốc hội rằng các nhà thương thuyết của Hoa Kỳ sẽ dỡ bỏ hệ thông ưu đãi Khối thịnh vượng chưng ở các
cuộc đàm phán tại Geneva Nêu không thể dỡ bỏ được hệ thống
này, chính quyền thừa nhận trong bản tường trình công khai trước Quốc hội rằng việc ủng hộ Hiến chương ITO cũng chang
Trang 21có ý nghĩa gì Cuối cùng, vì Anh không chịu từ bỏ quan điểm của mình nên chính quyền Hoa Kỳ không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận rằng các cuộc đàm phán Hiến chương thành lập ITO đã không đạt được mục đích đề ra.”8
1.3.6 Chấm dứt hệ thông ưu đãi trong Khôi thịnh uượng chung
Khi cần có sự nhất trí của Hoa Kỳ và Anh về việc hình thành một thể chế thương mại đa biên sau chiến tranh thì mối bất hoà
giữa họ xoay quanh những ưu đãi trong Khái thịnh vượng chung
đã ngày càng tăng khiến họ ít quan tâm tới việc đó Tuy nhiên, khi cuộc tranh luận đã chuyển sang giai đoạn đàm phan ITO thi trọng tâm lại chuyển sang một khía cạnh khác vì việc lý giải
điều khoản MEN có xu hướng chỉ phân ánh những trường hợp
tranh luận được đề cập nhiều Từ đó cũng dễ hiểu tại sao các
nhà bình luận có xu hướng coi mục đích của nguyên tắc này cũng tương tự như các mục tiêu thương mại của các bên tham gia GATT khi nỗ lực mở rộng thương mại thế giới Có thể tìm hiểu sự phát triển của nguyên tắc MEN trong GATT qua các giai
đoạn lịch sử sau này để thấy rằng nguyên tắc này được coi như
một đảm bảo cơ hội tiếp cận thị trường đối với các bên ký kết GATT Do vậy, nguyên tắc MEN thường không đi kèm với các ý định của chủ nghĩa trọng thương
Điều này trái ngược với một vai trò lớn hơn của nguyên tắc
này là củng cố hệ thống thương mại đa biên Vì hệ thông này là nhằm xoá bò các tiểu hệ thống song phương và ưu đãi, nên cách
28 R.Gardner, Sdd, tr.349-350 Mac dia Gardner khong cố gắng xem xét
cùng một ván đề Trong phần trình bày của ông, cuộc tranh luận chính trị nội
bộ không cá đấu hiệu gì cho thấy rằng mục đích của điều khoản này nhằm
phục vụ một mục Liêu chính trị lớn hơn là tái lập sự đối xử công bằng trong hệ thống thương mại hoặc có gắng hạn chế việc sử đụng chính sách thương mại mang tính chính trị Trong khi các nhà hoạch định chính sách có thể đã duy
trì sự lựa chọn này thì lập luận trong nước đối với nguyên tắc này dường như
Trang 22hiểu về nguyên tắc này đã trở nên thích hợp khi cô gắng tách
biệt mỗi quan hệ giữa điều khoản MEN cuối cùng và các ngoại
lệ MEN - rút cuộc được thống nhất dành cho những trao đổi ưu
đãi nhất định Vì vậy, tuỳ thuộc vào quan điểm của từng người
về mục đích của nguyên tắc MEN, những ngoại lệ khu vực quy
định trong Điều khoản XXIV của GATT sau này có lẽ đã cho phép nhiều hệ thống ưu đãi, với điều kiện là không dẫn tới
những tác động loại trừ thương mại của các bên khác Nói cách
khác, các quy định này đáng lẽ là nhằm giảm bớt sự trao đối ưu đãi như vậy để nguyên tắc MEN có thể được áp dụng nhiều nhất
đối với thương mại của tất cả các thành viên
1.4 Phân loại các hệ thống ưu đãi trong thời kỳ giữa
hai cuộc chiến tranh
Hệ thống ưu đãi trong Khối thịnh vượng chung không phải là hệ thống ưu đãi duy nhất trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến
tranh phải chịu tác động của điều khoản không phân biệt đối
xử vì thường có ngoại lệ ưu đãi khác của MEN Vấn đề là nên nhìn nhận hệ thống khác như thế nào để quyết định nên dùng điều khoản MEN để ngăn cản hoặc chấp nhận những tập quán
ưu đãi nào.”
14.1 Các loại hình ưu đãi của Whidden
Nhằm điều chỉnh nguyên tắc MEN đa biên mới xuất hiện cho
phù hợp với hệ thông khu vực hiện có, năm 1945 Whidden đã khảo sát các hệ thống ưu đãi trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến 29 Vì MEN được quy định như một điều khoản trong nhiều hiệp định thương mại song phương nên các phân tích pháp lý liên quan tới việc mô tả
những điều kiện theo đó MEN có thể hoặc không thể được tuân thủ khi một
Trang 23tranh và sau đó bổ sung đánh giá xem những hệ thông nào cần
được điều chỉnh để giảm bớt nghĩa vụ MEN.?? Ông đã chia
thành các loại ưu đãi sau:
Giao dịch biên mậu Hoa Ky và phần lớn các nước khác
thường công nhận một vùng ngoại lệ 10 dặm dọc khu vực
biên giới, ở đó nếu từ chối ngoại lệ thì sẽ gây khó khăn cho
thương mại vùng biên Một ví dụ đơn giản là khi biên giới hải quan di qua mét thanh phé.*!
Liên mình thuê quan, công nhận tập quán chuẩn trong các
hiệp định thương mại song phương của Hoa Kỳ xác nhận những ngoại lệ về các thuận lợi dành cho một bên đã (hoặc sắp) tham gia Hên minh thuế quan Như vậy, MEN sẽ được
dành cho một lãnh thổ mới thành lập
Đồng hoá thuê quan, trong đô khu vực chính quốc và các
thuộc địa của nước đó phải được coi như một thực thể duy
nhất Ví dụ của Whidden là hệ thống của Pháp gồm các thuộc địa của nước này, đặc biệt là Madagaxca, Goađdơlúp,
Máctiních và khu vực Đông Dương Š2
Uu dai thuc dan**
30 Van dé 1a, déi vdi loai thoả thuận nào thì các bên không tham gia thoả
thuận sẵn sàng từ bỏ khiếu nại yêu cầu đổi xử công bằng đối với thương mại của họ? H.P.Whidden, Preferences and Discriminations ím International Trade,
Uỷ ban về Chính sách quốc té, Carnegie Endowment vi hoa binh quéc té, New
York, 1945, tr.5-30, tai ban trong A.J.Kresa, chi thich 8 ở trên
31 H.P Whidden, Sdd, tr.9
32 Whidden đã ghi nhận sự chỉ trích của Haight - người đã mô tả những
hệ thống này về cơ bản là ưu đãi trong việc chuyển hướng dòng thương mại quốc tế vốn thường xuyên đến các nước thuộc địa để ủng hộ chính quốc
H.PWhidden trích dẫn tir FAHaight, A History of French Commercial
Policies, Macmillan, New York, 1941, tr.248 Co sé cua sy chi trich nay 1a viée
tách biệt thuộc địa ra khỏi đồng thương mại quốc tế chung mà sẽ cạnh tranh
với các nhà sản xuất của chính quốc 33 Như tranh luận trong phần trước
Trang 24
Céc uu dai khu vue va cau lạc bộ thué thap Whidden phan biét
nhóm này với loại hình ưu đãi thực dân qua các nghiên cứu sâu
về các tuyên bồ của châu Âu trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh và các thoả thuận được hình thành ở Mỹ Latinh
Nhằm tách biệt thái độ của Anh và Hoa Kỳ đối với những thoả thuận như vậy, ông đã kết luận rằng đường như chưa có một tập quán thống nhất nào công nhận hoặc không công nhận ưu đãi như các ngoại lệ MEN Tuy nhiên, ông đã xác định rằng có xu hướng chấp nhận các thoả thuận khi các nước liên quan có môi quan hệ lịch sử nào đó gắn bó từ trước hơn là trong thời điểm
hiện tại.?? Trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh, Whidden
đưa ra ba ví dụ trong đó cho thấy nhiều nước có găng tạo ra một
công thức quy ước để giảm bớt các hàng rào thương mại và ở đó các thành viên khác công nhận những ưu đãi này mà không viện
dẫn nguyên tắc MEN Tương tự, Jacob Viner cũng cho rằng,
những nỗ lực này nhìn chung xuất phát từ Hội nghị kinh tế
Geneva năm 1927 và nhằm tôn trọng nguyên tắc trong báo cáo
năm 1939 của Uỷ ban Kinh tế của Hội Quốc liên Điều này “cho
thấy việc cho phép ngoại lệ đổi với điều khoản MEN trong
trường hợp các hiệp ước đa biên có chung một đặc điểm ”°
34 H.PWhidden, xem chú thích 30 ở trên, tr.14-15 Đối với các thoả thuận
của châu Âu, òng tập trung vào công ước Oslo nam 1930 va thoa thuan Baltic năm 1934 Một ví dụ tiêu biểu nhất được thừa nhận bởi cả hai cường quốc là nhóm Baltie dành cho nhau những nhượng bộ thuế quan ưu đãi trong thời kỳ
1924 và 1939 "Trong trường hợp này, các cường quốc đã sẵn sàng chấp nhận miễn trừ MEN trong các thoá ước thương mại được ký kết bởi các nước thành
viên của nột nhóm nước vốn đã liên kết với nhau qua các mối quan hệ dân tộc,
kinh tế hoặc chính trị Tương tự, Hoa Kỳ công nhận những ưu đãi trao dỗi
trong Hiệp định năm 1937 với Séc và Slôvakia là ngoại lệ MEN của điều khoản khu vực Đanuýp về các thoả thuận ưu đãi hàng nông sản
35 H.P.Whidden, Sđd, tr.13-14, cũng chỉ ra rằng công thức Oslo cuối cùng
đã bị sụp đồ vì sự bất đồng ý kiến sau Hội nghị Ottawa năm 1932 sửa đối ưu
đãi hệ tháng Khôi Thịnh vượng chung và thuế quan bảo hộ của Anh năm 1931
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI KHU VỰC TRONG GATT/WTO: ĐIỀU KHOẢN
Trang 251.4.2 Cae loại hình ưu ddi cha Viner
Trong nghiên cứu về liên minh thuế quan xuất bản năm 1950, Jacob Viner ciing rà soát lại các hệ thông ưu đãi được các nước
áp dụng trong thời kỳ chiến tranh Ông đã trình bày chỉ tiết về
mối quan hệ giữa các ưu đãi này và nguyên tắc MEN trong
những thoả thuận song phương trước đó và sau này trong dự thảo Hiến chương Havana để thành lập ITO Viner chủ yếu quan tâm tới liên minh thuế quan và luận điểm của ông vẫn được đề cập nhiều khi cho rằng nếu tư duy về mặt kinh tế thì
không nên có một ngoại lệ MEN chung đối với các liên minh thuế
quan Chúng ta không xem xét khía cạnh này trong nghiên cứu của Viner ở đây lúc này Đúng hơn là, nghiên cứu của Viner cũng có giá trị trình bày nguồn gốc của các hệ thống ưu đãi và đặc biệt
là việc đối xử trước đây đổi với các liên minh thuế quan như thế
nào thông qua miễn trừ MEN thì sau đó cũng cần đổi xử như
vậy đối với các khu vực thương mại tự do bằng cách quy định ngoại lệ
Theo giải thích của ông, định nghĩa liên minh thuế quan đã quy định xoá bỏ thuê quan giữa các thành viên nên luôn luôn
nảy sinh vấn đề phải tuân thủ điều khoản MEN 38
“Tuy nhiên, người ta thường cho rằng nghĩa vụ MEN không bao
gồm quan hệ thương mại giữa các thành viên trong liên minh thuế quan Vì tính chất đặc trưng của các liên minh thuế quan nên các
liên minh thuế quan đã trở thành một thể thắng nhất trong quan
hệ với các nước bên ngoài, chỉ phục vụ mục đích thuế quan và thậm
chí không vì mục dich nào kháe."9
36, Jacob Viner sử dụng định ughĩa về liên minh thué quan bao gồm: 1) xố
bỏ hồn Lồn thuế quan giữa các lãnh thổ thành viên; 2) thiết lập thuế quan
Trang 26
Mặc dù ông đã đưa ra một số trường hợp khi một thôa thuận khu vực hoàn chỉnh bị bác bỏ hoặc có thể bị bác bỏ vì được coi là
giống như một liên minh thuế quan, nhưng trong thực tiễn, các
nước thường chấp nhận việc thành lập thỏa thuận giữa các nước
không viện dẫn MEN Từ thực tiễn này,
“Việc liên minh thuế quan thường được coi là tuân thủ MEN nên ngày càng có nhiều các liên minh thuê quan được thành lập thay vì các hình thức thoả thuận ưu đãi khác.”?8
Từ đây chắc chắn sẽ dẫn tới những tranh luận về các hình thức thoả thuận ưu đãi khác và việc xem xét các thoả thuận theo điều khoản MEN Viner đã chỉ ra rằng mong muốn trốn tránh tính nghiêm ngặt của điều khoản MEN cộng thêm với sự không sẵn
sàng hoàn thiện các liên minh thuế quan đầy đủ đã khiến các bên “xây dựng chuẩn mực của các hình thức linh hoạt khác hoặc ngoại lệ đối với nguyên tắc MEN”.*®
Ơng xác định có ba loại hình ưu đãi được áp dụng trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh Đó là Ưu đãi Đế quốc đặc trưng
bởi các quan hệ chính trị; các thoả thuận khu vực đặc trưng bởi
sự gần gũi; và các thoả thuận nhiều bên đặc trưng bởi số lượng các bên tham gia.*? Đối với mỗi loại hình ưu đãi, Ưu đãi Đề quốc
phát triển như là một ngoại lệ MEN tới mức mà các lãnh thổ đều
thuộc chủ quyền chung Ở đây, một số tác giả đã đưa ra khái niệm đồng hoá thuế quan tức là “các nước thuộc địa cũng phải
thực thi các mức thuê quan nhập khẩu của nước mẹ, thương
38.J.Viner, Sđở, tr.14
39 Điểm này sau này được đề cập trong văn bản nguyên tắc khi nói tới vai trò của khu vực thương mại tự do J.Viner, Sdd, tr.15
40 J.Viner, Sở, tr.15 Trong từ điển các từ đồng nghĩa có các từ sau đây
có thể thay thế cho từ “sự gần gũi”: sự ở gần, sự thân mật, sự tiếp giáp Vì vậy,
loại hình này có về có quan hệ chặt chẽ nhất với đặc trưng biện đại của các
thoá thuận thương mại “khu vực”
Trang 27
mại giữa hai nhóm này là thương mại tự do ”*! Viner không
đánh đồng hoàn toàn hai loại ưu đãi này mà cho rằng:
“Tuy nhiên, đa số các ưu đãi đề quốc đều mang hình thức khác với sự đồng hoá thuế quan Trong một số trường hợp, những ưu đãi này là sản phẩm được phát triển trong vài thế kỷ và thậm chí trong một,
để chế mà các hình thức và mức độ ưu đãi giữa các thuộc địa là khác nhau.”*2
Viner phân loại riêng “các thoả thuận khu vực” là thoả thuận thương mại quy định các ngoại lệ MEN đối với những nước cụ
thể Tuy nhiên, vì những ưu đãi như vậy liên quan tới MEN,
“Việc đưa vào những điều khoản như vậy thường phản ánh ft nhiều suy đoán cảm tính mong muốn về mặt lý thuyết các quan hệ kinh
tế gần gũi hơn với những nước mà cỏ hoặc có thể phát triển những
quan hệ tình cảm đặc biệt gần gũi và quan hệ lợi ích xuất phát từ
các môi quan hệ dân tộc, hoặc văn hoá, hoặc lịch sử chính trị” Loại hình cuối cùng là các hiệp định nhiều bên liên quan tới báo
cáo năm 1929 của Uỷ ban Kinh tế của Hội Quốc liên như đã đề 4I Ví dụ, trường hợp của Pháp và một số thuộc địa của Pháp, Hoa Kỳ và
Puéctô Ricô, Nhật Bản và Đài Loan “Nhìn từ góc độ kinh tê, có ít hoặc không
có sự khác biệt giữa đồng hoá thuế quan và một liên minh thuế quan, sự khác biệt chủ yếu là khi có sự đồng hoá thuế quan trong một để chế thì nước mẹ
luôn luôn áp đặt mà không phải đàm phán thuế quan và thuế quan được hình
thành nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của nền kinh tế nước mẹ mà
không quan tâm tới lợi ích hoặc mong muốn của các nước thuộc địa” J.Viner,
Sửa, tr L6- L7
42 Nhận xét cuối cùng của ông về mối quan hệ giữa sự đồng hoá thuế quan
và liên minh thuế quan là sự đồng hoá thuế quan cá thể được cơi là hình thức ưu đãi thực dân nghiêm ngặt nhất, ông cho rằng luật pháp Hoa Kỳ còn khuyết
một điểm là cho phép trừng phạt đối với các ưu đãi thực dân chứ không cho
phép trừng phạt đối với đồng hố thuế quan Ơng cho rằng điều này là vì Hoa Tỳ thiên vị các liên minh thuế quan J.Viner, Sđd, tr.17
43 J.Viner, Sdd, tr.19, đưa ra ví dụ như thoả thuận “Balkan”, “Bắc Âu” hoặc “Trung Mỹ”
Trang 28| ! i | i ! |
cập ở phần trên trong đó khuyến nghị sử dụng các công ước cắt
giảm thuế quan nhiều bên để cải thiện tình hình kinh tế thế
giới Về nguyên tắc, ưu đãi dưới hình thức này sẽ mở rộng cho các nước khác quan tâm muốn tham gia trên cơ sở trao đổi có đi
có lại.**
15 Kết luận Chương
Gardner cho biết, để kêu gọi sự ủng hộ Tuyên bỗ chung Đại Tây Duong năm 1941, Tổng thống Roosevelt đã phát biểu rằng tuyên
bố này là cần thiết để gửi đi tín hiệu tới cả bên thắng trận và bên bại trận rằng các nguyên tắc thời hậu chiến không phải là
sự lặp lại Công ước Versailles và rằng có hy vọng là chu trình
này có thể bị phá vỡ Như vậy, quyết định nhằm đi đến một tuyên bố chung này trước hết liên quan chặt chẽ tới hồi ức về
giai đoạn 1916-1917.45 Hãng thông tấn hàng đầu ở Anh cũng
được coi là một ví dụ khi đã xem xét tuyên bô của Hiến chương này trong bối cảnh rộng hơn này Vì vậy, Hiễn chương này được
44 Hội Quốc liên, Hội nghị Tiền tệ và Kinh tế, Dự thảo Chương trình nghị
sự, Geneva, 1933, trích trong J.Viner, Sđd, chú thích 30, tr.34 “Mặt khác,
trong điều khoản nhiều bên, sự nhắn mạnh trực tiếp hoặc gián tiếp vào tính không loại trừ của thoả thuận này và vào số lượng lớn các nước được hy vọng là thành viên của một thoả thuận sắp tới J.Viner, Sđd, tr.22 Quan điểm của Whidden khác vì ông gộp cả các hiệp định nhiều bên và khu vực lại với nhau Quan điểm của Viner cho thấy tính chính xác về pháp lý cao hơn nếu ai đó cho rằng một câu lạc bộ thuê quan thấp nhiều bên sẽ mở cho các nước không phải là thành viên trên cơ sở có đi có lại trong khi một thoả thuận khu vực thì không Một thuật ngữ hiện đại là “chủ nghĩa khu vực mở” dường như là một sự áp dụng tạm thời khái niệm về câu lạc bộ thuế thấp,
45 “Rõ rằng là ông nhớ tới kinh nghiệm không may của Woodrow Wilson,
người đã soạn thảo một tuyên bố đơn phương về mục đích của chiến tranh Hoa Ky trong Chiến tranh thế giới thứ nhất mà không dé ý tới các hiệp ước bí mật đã được các đồng mình của Hoa Kỳ ký kết.” R,Gardner, chú thích 14 ở trên, tr.41
Trang 29coi là đã tiên liệu về “một thể giới hội nhập và không phải là các
hệ thống độc lập và loại trừ nhau”.*É
Trong khuôn khổ các mối quan hệ kinh tế quốc tế rộng lớn, những tuyên bố này đã phản ánh nhất quán một mục tiêu lớn cần đạt được Có lẽ Richard Gardner cũng đã hiểu rằng mục tiêu
lớn này không còn nhất quán khi kết luận rằng khá là không may khi một vấn đề như Ứu đãi Đề quốc được nêu lên một cách
trực tiếp và rằng “những tranh cãi về điều này đã được biết đến rất nhiều trong lịch sử Hội nghị Đại Tây Dương”.*” Để hiểu được việc áp dụng MEN sau này đối với các hệ thống ưu đãi, cũng có
thể là không may khi sự tranh luận về ưu đãi để quốc có lẽ đã làm giảm bớt việc đánh giá những gì mà điều khoản không phân
biệt đối xử mong muốn đạt được
46 Như đã trình hày ở phần trước
47 R.Gardner, Sdd, tr.53
CHƯƠNG 1: UU BAI TRONG THO! KY CHIEN THANH THÊ GIỚI VÀ NGUYÊN TAC MEN
Trang 31Chuong 2
DAM PHAN TRONG ITO VE MOT NGOAI LE KHU VUC
“ theo ngôn ngữ luật ở mức chính xác nhất có thể được, mục tiêu chính của việc soạn thảo các điều khoắn về liên minh hải quan hay khu vực thương mại tự do là nhằm định ra các điều kiện mà các tổ chức khu vực này phải đáp ứng như những thoả thuận ưu đãi, từ đó không bị cấm theo điều khoản tối hué quéc ” Kenneth Dam, (1970)
2.1 Giới thiệu
Chương này liên hệ nghĩa vụ MEN với ngoại lệ Điều XXIV của
GATT dành cho các khu vực thương mại tự do Do vậy, mục tiêu của chương không phải là thảo luận toàn bộ các khía cạnh pháp
lý của Điều khoản miễn trừ này
Như Viner đã lưu ý, các tế chức khu vực được hình thành dưới hình thức lãnh thể liên minh hải quan từ lâu đã được
hưởng miễn trừ MEN trong các thoả thuận song phương Thực
tiễn trong các điều ước đó đã được chuyển tiếp sang Geneva và
được duy trì thông qua Hội nghị Havana và Hiến chương ITO cuỗi cùng Các hệ thông ưu đãi một phần, như các hệ thông để quốc/thuộc địa đã bị thách thức bởi nguyên tắc MEN mới ra
đời Chúng ta sẽ thấy rằng các bên tham gia Hội nghị Havana cũng đã tìm cách để duy trì một số đặc quyền nhất định cho các
thoả thuận trong tương lai giữa các nước đang phát triển Tài
Trang 32
trong & Havana, dan téi việc cân nhắc đưa ra ngoại lệ khu vực
thương mại tự do, và bổ sung cho các điều khoản khác cùng được đưa ra vì các ưu tiên tái thiết và phát triển kinh tế Do vậy, cuộc
tranh luận về việc hệ thông ưu đãi nào sẽ được tiếp tục duy trì sau khi MEN có hiệu lực, và hệ thống mới nào sẽ được phép
thiết lập, thực chất là một cuộc đàm phán về phạm vỉ áp dụng
của bản thân điều khoản MEN mới này, Kết quả ở Havana đem
lại một trình tự pháp lý và thể chế để các thành viên tham gia vào các ưu đãi trong tương lai, với các mức độ giám sát về mặt tổ chức khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ trao đổi ưu đãi và mục tiêu của các ưu đãi đó Chương này và Phần này sẽ kết thúc với việc xem xét tỗng thể các quy định của Diều XXIV cuối cùng đã duoc dua vao GATT
Ca Whidden va Viner déu khong nhac toi một hệ thông có tên gọi là “khu vực thương mại tự do”, và chúng ta phải tự xác định
xem hệ thông nào trong số các hệ thống mà họ mô tả, nếu có, được các nhà soạn thảo luật sau này xét đến khi đưa ra một
ngoại lệ MEN của GATT dành cho các khu vực thương mại tự
do Để xác định điều này, cần xem xét quan điểm của từng tác
giả Mục tiêu của Whidden là mô tả những nét chính của những thoả thuận đã tần tại trước đó và sau đó lập luận rằng hầu hết,
số này không đáng được hưởng miễn trừ MEN Mục tiêu của Viner là xây dựng một lập luận kinh tế cho thấy rằng các liên mỉnh hải quan thực chất không có tác đụng tích cực với phúc lợi
của toàn thể giới, và đo vậy không nên được hưởng quyền miễn
trừ MEN về pháp lý chỉ căn cứ vão tiêu chuẩn định nghĩa Như thế, ông không đưa ra nhận xét rõ ràng nào về khả năng của các hệ thông cấp thấp hơn đáp ứng những yêu cầu mới Tuy nhiên, ông vẫn kết luận tổng quát là dự thảo Hiến chương Havana dành quá nhiều miễn trừ MFN cho các hiệp định khu vực vì quá
nhiều lý đo Ông chỉ chấp nhận phần nào nhận định cho rằng
Hiến chương này sẽ có tác động quan trọng tới tương lai của các
Trang 33hệ thống khu vực.! Kất luận nghiêm khắc hơn của Whidden
giống với cái mà sau mà được coi là đề xuất của Bộ Ngoại giao Mỹ về ngoại lệ MEN trong đàm phán Geneva,
“Ro ràng nguyên tắc đối xử bình đẳng đòi hỏi phải xoá bỏ những ưu
đãi thương mại giữa các nước láng giềng nếu những ưu đãi này
không tự động tạo thành các liên minh hải quan hoàn chỉnh.”? Khi Wbidden suy ngẫm về vai trò mà các hệ thống ưu đãi có thé
có trong Liên minh Tay Au thời hậu chiến, ông chỉ thiên về việc thành lập một, liên minh hải quan hoàn chỉnh mà ông mô tả là sẽ có được lý do biện minh vững vàng hơn về mặt kinh tế Khi
đưa ra luận điểm này trong bài xã luận của tờ London
Economist tháng 3-1944, Whidden đã dự đốn về những phản
đơi về mặt kinh tế đổi với bat kỳ một hệ thống ưu đãi hoàn chỉnh
1, Jacob Viner, The Customs Union Issue, Carnegie Endowment, 1950,
tr 120 Ong dé cập ngoại lệ MEN cho các liên minh hải quan khơng tồn điện
(không có quy định về phân bố nguồn thu và xử lý các sản phẩm không có
xuất xứ trong liên minh), các khu vực thương mại tự do, và các hiệp định khu
vực nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, theo Điều 15 của Hiến chương, có nhan
đề “Các hiệp định ưu đãi để phát triển kinh tế và tái thiết" Không có điều
khoản này, những khả năng thành lập tố chức khu vực sẽ chỉ bao gồm liên minh hải quan, khu vực thương mại tự do, các hiệp định tạm thời để hình thành những tổ chức này, và quy định miễn trừ 2⁄3 của Hiệp định chung
9 H.P Whidden, Preferences and Discriminations in International Trade,
Uy ban Chinh s4ch quéc té, Carnegie Endowment vi hoa binh quéc té, New York, 1945, các trang 5-30, in lai trong Economics of Diplomacy, Ed AJ Kress, Georgetown University, Washington, 1949, tr.18; va trich dan Haberler, G., The Political Economy of Regional or Continental Blocks (Ed Seymour £ Haris), McGraw Hill, New York, 1943 Theo dé ang dé xudt rằng bên cạnh liên minh hải quan, khi cần thiết, một tế chức chính sách thương mại
quốc tế sẽ áp dụng những tiêu chuẩn tối thiểu sau đây để cho phép thiết lập
các thoả thuận ưu đãi tạm thời và ngoại lệ: được triển khai bằng việc giảm thuế và không tăng thuế với bên ngoài; biên độ ưu đãi không bị ràng buộc (không ảnh hưởng tới việc giảm thuế với bên ngoài); ưu đãi giới hạn ở những mặt hàng quan trọng; và ưu đãi được đưa ra nhằm tăng hiệu quả sản xuất và cân đối nền kinh tế
Trang 34nào Quan điểm phản đối cho rằng những thiệt hại mà một liên
minh hải quan gây ra với các nước ngoài khỗi lớn hơn so với
thiệt hại gây ra bởi một thoả thuận khu vực, vì “sự phân biệt đối
xứ đối với các nước ngoài khối đạt đến mức tới hạn trong trường hop dau” Theo quan diém cia Whidden, mét liên mình hải quan được xem là có lợi cho các nước ngoài khối vi lién minh nay sé tăng sức mua của mình nhờ sản xuất hiệu quả hơn.Š
2.2 Các quy định của Havana về các hệ thống ưu đãi
trong tương lai
Đề xuất của nước Anh và nước Mỹ đúng như thoả thuận giữa họ trong quá trình chuẩn bị cho Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Việc làm (1946).! Thoả hiệp này cho phép giữ nguyên
trạng các ưu đãi được liệt kê trong các phụ lục đính kèm, bao gồm cả các ưu đãi của Khối thịnh vượng chung, và cuối cùng
được đưa vào Điều I:2 của GATT: Tất cả những ưu đãi mà các
3 H.P, Whidden, Sdd, tr.18, mét diém phan déi bằng cơ sở kinh tế được Viner nêu ra trong phần góp ý của ông năm 19ã0 Tuy nhiên, Viner đã không phản đối một ngoại lệ MEN rộng hơn cho các thoả thuận khu vực khơng tồn diện, điều đó chỉ ra rằng nhìn chung theo luận thuyết của ông, Hiến chương
Havana đã có quá nhiều kẽ hở với MEN Khái niệm các hệ thông ưu đãi không
hạn chế thành viên, như trong hiệp định Montevideo, cũng đã không được Whidden coi là có thế phù hợp với MEN, và những đề xuất của Hoa Kỳ sau này không có bất kỳ ngoại lệ nào cho các hiệp định có đi có lại mở
4 Bến văn kiện sau có thê được trích dẫn trong chương này: 1) dự thảo đầu tiên cha Hoa Ky (thang 9-1946) “Hiên chương dự kiên cho một Tổ chức Thương mại quốc tê của Liên hợp quốc”, 2) dự thảo hién chương được sửa đối tại phiên họp London của uÿ ban chuẩn bị cho Hội nghị quốc tế về Thương mại và Việc làm, tháng 10 —
11-1946, “Dự thảo London, 1946”; 3) tiếp tục sửa đổi bởi Uỷ ban chuẩn bị Hội nghị, tháng 4 — 8-1947 ở Geneva, “Dự thảo Geneva, 1947"; và 4) Hiễn chương được sửa
đổi tại Havana, tháng 11-1947 ~ tháng 3-1948, “Hiến chương Havana”
5 Karin Kock, International Trade Policy and the GATT, 1946-1947,
Almavist & Wiksell, Stockholm, 1969, tr 114 Trong Hiến chương Havana, điều khoản MEN được đặt trong Điều 16 của chương IV
Trang 35
hệ thống liệt kê trong phụ lục đưa ra trong tương lai sẽ phải tuân thủ MEN Bên cạnh đó, nước Mỹ đệ trình dự thảo các đề
xuất mà sau này trở thành Điều XXIV của GATT Các điều
khoản này đi theo mô hình được xây dựng theo các thoả thuận MEN song phương của nước Mỹ ký kết theo Luật Hiệp định Thương mại có đi có lại của Mỹ Như vậy, quan điểm mở của Mỹ
đã thừa nhận dành ngoại lệ MEN cho việc thiết lập các liên
mỉnh hái quan.Ê
Cả Dam và Jackson đều cho rằng mục tiêu chính mà nước Mỹ theo đuổi khi xây dựng Hiến chương [TO và GATT la di bd các ưu đãi và các hệ thống ưu đãi, đặc biệt là hệ thống của hối thịnh vượng chung được thiết lập bằng thoả thuận
Ottawa 1932.” Viner thì cho rằng nước Mỹ có nhiều mục tiêu:
khôi phục lại nguyên tắc MEN, thúc đẩy cắt giảm thuê, xoá bộ
những ưu đãi trong nội bộ hệ thống để chế thông qua một cơ chế đa phương, và dỡ bỏ các hàng rào thương mại chính thức ngồi thuế Ơng cho rằng những mục tiêu này thể hiện trong dự thảo đầu tiên Mặc dù một số ưu đãi hiện hành đã được liệt kê và công nhận là những ngoại lệ được phép của nguyên tắc chung MEN trong Điều ï của GATT, nguyên bản Văn kiện cuối cùng Geneva đã không công nhận việc dành ngoại lệ MEN cho bất kỳ thoả thuận khu vực nào trừ những thoả thuận nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động biên mậu hoặc các liên minh hải
quan Theo Dam, đề xuất của nước Mỹ chỉ cấu thành một đoạn
ngắn cho phép dành ngoại lệ cho liên minh hải quan.” Jackson
chắc chắn đã bất được ý tưởng chung của các nhà soạn thảo
6 Kenneth W Dam, The GATT; Law and International Economic Organization, The University of Chicago Press, 1970, (Midway Reprint,
1977), tr 124
7 K Dam, Sdd, tr 42; John H Jackson, World Trade Law and the Law of GATT, the Mitchie Company, Charlottesville, Virginia, 1969, tr.577
8 d Viner, cha thích 1 ở trên, tr 10
Trang 36
của Mỹ về các ngoại lệ Ông đã viết, “ ngay cả nước Mỹ cũng đã công nhận tính hợp pháp của một ngoại lệ dành cho các én
minh hải quan.”!2
Vào thời điểm đó của quá trình soạn thảo, một ngoại lệ đáng
kế với quan điểm này là đoạn văn được đưa vào Dự thảo Hiến
chương London (1946), quy định phải có đa số phiếu là 2/3, theo
đó “(C)ác thành viên thừa nhận là có thể có những tình huống ngoại lệ làm căn cứ để đưa ra các thoả thuận ưu đãi mới, mà
những thoả thuận như vậy sẽ đòi hỏi một ngoại lệ với các quy
định trong (chương về liên minh hải quan)” Theo Viner, vì Dự
thảo Geneva (1947) đưa ra khái niệm các hiệp định tạm thời
hướng tới các liên minh hải quan, (có thể giả định là) các bên bổ
sung quy định này đã đạt được một mức độ linh hoạt vừa đủ, và đoạn trích ở trên đã được loại ra khỏi chương về liên minh hải
quan Tuy nhiên, quy định này sau đó đã phát triển dưới một
hình thức có điều chỉnh và toàn diện hơn nhiều, đó là một
chương mới trong Hiến chương Havana về “Phát triển Kinh
tế".! Cũng cần xem xét điều khoản này về mặt nó soi sáng những bước tiến triển trong chương về liên minh hải quan, đặc
biệt là tới những quy định sau này về khu vực thương mại tự do
Điều khoản Phát triển này cũng cho phép duy trì các ưu đãi và
nó trở thành một vấn đề gây tranh cãi liên quan tới mức độ thoả
hiệp tổng thể giữa vai trò của các ưu đãi trong tương lai với
nghĩa vụ MEN
2.2.1 Hiến chương Hauana, Chương HH, Điều 15: Phát triển Kinh té uà Túi thiết
Đề xuất cho Dự thảo Geneva (1947) là đề xuất đầu tiên đưa ra 10 J Jackson, chú thích ở trên, tr 577, phần in nghiêng được bổ sung thêm
11 J Viner, chú thích 1 ở trên, tr 115, chú thích sô 21 của Viner
Trang 37một chương về phát triển kinh tế Đề xuất này vẫn duy trì yêu
cầu đa số là 2/3 số phiếu để thông qua
“các thoả thuận ưu đãi giữa hai hoặc nhiều nước, không dự kiến đi đến một liên minh hải quan, nhằm thực hiện các chương trình phát triển kinh tế hoặc tái thiết một hoặc nhiều nước trong số các
Điều khoản này được mở rộng hơn trong Điều 15, Dự thảo Havana, với tiêu đề “Các thoâ thuận ưu đãi vì mục tiên Phát
triển kinh tế và Tái thiết” Mặc dù vẫn giữ quy định phải được
thông qua bằng 2⁄3 số phiếu như ở trên, một phần mới đã được
bổ sung nhằm cho phép đưa ra các ưu đãi mang tính tự khai báo, Phần này là cần thiết cho các lãnh thổ láng giềng hoặc các nước thuộc cùng một "khu vực kinh tế”; và là cần thiết,
“dé đảm bảo tạo ra mệt thị trường lành mạnh và đủ lớn cho một ngành công nghiệp/hoặc nông nghiệp đang hoặc sẽ được thiết lập
hoặc tái thiết hoặc phát triển mạnh hoặc hiện đại hoá mạnh mẹ” !ắ
12 J Viner, Sdd, tr 116 Các khu vực thương mại tự do vẫn không được dưa vào chương về liên minh hải quan cho tới tận Dự thảo Havana sau này Do vậy, đoạn trích trên chỉ đề cập các liên minh hải quan
13 “Các Thành viên nhận Lhức rằng những tình huông đặc biệt, bao gồm
cả nhu cầu phát triển kinh tế hay tái thiết, có thể cho phép đưa ra những hiệp định ưu đãi mới giữa hai hay nhiều nước để thực hiện những chương trình
phát triển kinh tế hay tái thiết của một hoặc nhiều nước trong số đó” Đề xuất
dự thảo lại, Điều 15:1, E/CONE-.2/C.8/26, ngày 17-3-1948 Theo văn bản giải
thích, “Tổ chức Thương mại quốc té không cần diễn giải thuật ngữ “ khu vực kinh tế" theo hướng đời hỏi phải có sự gần gũi về mặt địa lý nếu như tổ chức
này đã thoả mãn yêu cầu phải có một mức độ hội nhập kinh tế đủ giữa các nước cô liên quan” Sảad, Bỏ sung Chương 15 Theo Hudee, Điều 15 là “không
thể chấp nhận được” với nước Mỹ trong nỗ lực sau này nhằm đưa điều này vào
GATT Robert Hudec, The GATT Legal System and Worid Trade Diplomacy (2d ed.), Butterworth, 1990, tr 56, chú thích 20
14 Havana Charter (1948), Diéu 15:4, (af) Cae diéu kién khac duge quy
Trang 38re
Không có yêu cầu nào về tính có đi có lại hay về quy định giảm thuế xuống 0% Tuy nhiên, có một điều khoản cho phép các thành viên khác, nếu tuân thủ những điều kiện đó, thì cũng có
thể trở thành thành viên của thoả thuận ưu đãi và quy định rằng các ưu đãi sẽ không được phép kéo đài hơn 10 năm Điều
15 không quy định rằng các bên tham gia vào những ưu đãi đó
phải là các nước chậm phát triển nhất hoặc kém phát triển hơn, mặc dù các điều kiện của hiệp định ưu đãi được phép đó có thể nói giếng như kiểu biện minh về một ngành công nghiệp non trẻ và tiêu đề của Điều khoản này đề cập phát triển Mặc dù quy định về 2/3 số phiếu không được áp dụng, việc giám sát của tổ
chức đối với các ngoại lệ dành cho các nước láng giềng vẫn được
duy trì trong Điều 15:4, vì ngoại lệ này vẫn tiếp tục phải tuân thủ các quy định trong các đoạn ð và 6 của Điều này Đoạn ð chỉ ra rằng Tổ chức ITO có thể,
“trong các điều kiện để thông qua, đòi hỏi giảm thuế suất MEN
không ràng buộc mà nước Thành viên đề xuất áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào, nếu như bất kỳ thành viên bị ảnh hưởng nào báo cáo rằng thuê suất đó là quá mức,*15
2.2.2 Trình tự ưu đãi dat duoc trong Havana
Theo dự kiến, các quy định tự khai báo trong Điều này nhằm cho phép mở mang một ngành công nghiệp hoặc nồng nghiệp
giữa các nước láng giềng hoặc giữa các bên có sự hội nhập về
mặt kinh tế, với giả định là nhằm tạo ra một thị trường mở rộng trong một khuôn khổ khu vực rộng lớn hơn Có về như những quy định này trong Điều khoản không dự kiến cho phép những
hệ thống ưu đãi theo nghĩa hội nhập khu vực rộng hơn mà dường như là để chấp nhận những hệ thắng đặc biệt trong một
15 E/CONF.2/GC.8/26, chú thích 13 ở trên, tr 2
Trang 39khoảng thời gian có hạn được coi là có lợi giữa các nước đang
phát triển, hay ít nhất là giữa các bên có quan hệ về mặt kinh
tế hay địa lý Do vậy, Điều 15 không nên được nhìn nhận là trùng lặp với quy định ngoại lệ dành cho khu vực thương mại tự do sau này, ít nhất là ở điểm ngoại lệ này nhằm hướng tới một
hệ thống trao đổi hoàn chỉnh và lâu dài hơn giữa các bên
Một điều quan sát được nữa là cả hai phần đều đề cập các ưu đãi và cả hai đều có mục tiêu trở thành những điều khoản trong hiến chương cuối cùng Do vậy, chúng ta nên coi là các quy định của cả hai điều khoản nhằm bổ sung cho nhau vì chúng không trùng lặp về phạm vi áp dụng mà sẽ được vận dụng để xử lý các
tình huống hoàn toàn khác nhau Do vậy, có thể kết luận là Điều
15 được coi là một cách thức để cho phép ưu đãi hạn chế giữa các nước đang phát triển, trong khi việc đưa ra ngoại lệ về khu
vực thương mại tự do là nhằm đáp ứng một khái niệm về các tổ chức khu vực mang tính hoàn chỉnh hơn Theo các chỉ tiết được
trình bày dưới đây, một điểm quan trọng để phân biệt giữa hai
điều khoản này trong Havana là Điều 15 vẫn giữ yêu cầu là miễn trừ MEN phải được thông qua với 3⁄3 số phiếu của các thành viên của Hiến chương, trừ những ưu đãi ngành cho các nước lân cận như đã lưu ý Với các thoà thuận khu vực đáp ứng khái niệm có phạm vi bao trùm hầu hết toàn bộ thương mại nêu
trong chương về liên minh hải quan, một quy trình thông qua ít khắt khe hơn đã được đưa ra, song với một cân nhắc là nếu các
Thành viên đồng thuận thì luôn luôn có thể yêu cầu điều chỉnh hiệp định khu vực đó Như vậy, đã xuất hiện một trình tự giám
sát và kiểm soát của tổ chức với các hệ thống ưu đãi Những hệ
thắng hoàn chỉnh nhất đòi hỏi mức kiểm soát bằng phiếu bầu
thấp nhất, vì không cần phải xin phép trước, song việc thiết lập
các hệ thống này phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo
nhắt về phạm vi áp dụng Những ưu đãi một phần theo quy định phát triển kinh tế và tái thiết doi hỗi phải được thông qua trước
Trang 40
cũng không đòi hỏi phải được thông qua bằng bô phiếu, song những ưu đãi này cũng sẽ để ngỏ cho các Thành viên khác đáp
ứng đủ điều kiện có thế tham gia và việc trao đối ưu đãi về bản
chất chỉ mang tính tạm thời
2.2.3 Tranh luận trong Hauana uề những ưu đãi trong tương lai
Như Jackson đã kiểm điểm lại, các quy định về khu vực thương
mại tự do và các điều khoản khác mà ngày nay chúng ta biết
đến với tên gọi Điều XXIV đã được đưa vào Hiến chương ITO Havana ở Điều 44, Phần IV với tiêu đề Chính sách Thương mại
Những quy định này thay thể cho lời văn trong Hiến chương Geneva trước đó (1947) bằng một nghị định thư đặc biệt.!8
Theo Haight, loi văn mới, kể cả những quy định về ngoại lệ khu
vực thương mại tự do lần đầu tiên được đưa vào, là do một tiểu ban kiến nghị lên và được thông qua mà không có tranh cãi
đáng kể.!”
Tuy nhiên, trước khi tiểu ban trình lên toàn thể uỷ ban, tại
Havana đã diễn ra một phiên thảo luận rộng rãi về vai trò của các hệ thông ưu đãi tương lai trong mỗi quan hệ với điều khoản MEN Theo báo cáo, thảo luận về vấn đề này trong Uỷ ban Chính sách thương mại (Uỷ ban II) đã kéo dài trong bốn phiên
16 J Jackson, chi thich 7 ở trên, trích dẫn tại chú thích 14, “Nghị dịnh
thư đặc biệt về Điều XXIV của GATT”, 1848 (Hiệp định số 7 trong Phụ lục C)
Tuy nhiên, trong tiên trinh Havana, điều khoản này được đề cập với tên gọi Điều 42, "Áp dụng Chương 1V trong Lãnh thể, Biên mậu và Liên minh Hải
quan” chứ không phải Điều 44, như số thứ tự trong Hiến chương Havana cuôi
cùng Điều này cho thầy Hiện chương đã chia Điều 42 thành ba điều riêng biệt
17 FA Haight, Customs Unions and Free Trade Areas Under GATT: A Reappraisal, Journal of World Trade Law, V 6, 36 4, 1972, các trang 391-404,
tại tr 393, trich E/CONF.2/C.3/SR.44 va 47 Quan điểm này thường được trích dẫn để hỗ trợ cho ý kiến cho rằng ngoại lệ khu vực thương mại tự do không được xem xét kỹ trong quá trình soạn thảo, và đôi khi được trích dẫn để phản
ánh chất lượng của chính quá trình soạn thảo