Khái niệm - Hiệp định SPS là Hiệp định về áp dụng các biện biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của tổ chức thương mại quốc tế WTO - Hiệp định SPS ghi nhận nhu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA QUẢN TRỊ KINH TẾ QUỐC TẾ
QUẢN TRỊ KINH TẾ QUỐC TẾ
HIỆP ĐỊNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT
(HIỆP ĐỊNH SPS) CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
Lớp : 12 QT 201 – Nhóm 2
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lưu Tiến Dũng
Trang 3MỤC LỤC
Lời mở đầu Trang 4
I Tổng quan về Hiệp Định SPS Trang 5
1 Khái niệm Trang 5
2 Ai thực hiện và giám sát Hiệp định SPS? Trang 5
3 Các nguyên tắc chính của Hiệp Định SPS Trang 6
4 Ai là người được hưởng lợi? Trang 9
5 Các điều khoản và phụ lục của Hiệp định SPS Trang 10
II Thực trạng thực hiện Hiệp Định SPS Trang 24
1 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng an toàn, vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam
Trang 26
2 Cơ quan quản lý tại Việt Nam Trang 26
3 Hàng rào về an toàn thực phẩm, động thực vật của nước ngoài đối với Việt Nam Trang 27
4 Các vụ kiện về vệ sinh an toàn mà Việt Nam gặp phải Trang 27
III Kiến nghị Trang 29Tài liệu tham khảo Trang 30
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh,chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường, ngoài ra thựcphẩm còn giúp con người hoạt động và làm việc, Như vậy, nếu nguồn thực phẩm không hợp
vệ sinh, sức khỏe con người sẽ bị đe dọa
Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điệu kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến,bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, antoàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng Vì vậy, vệ sinh an toàn thựcphẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thựcphẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng
Do đó, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm nhằn vào việc bảo vệ sức khỏa cho chính bạn vàsức khỏe cộng đồng, hơn nữa nó còn bảo vệ an toàn cho công việc kinh doanh của bạn
Trang 5I TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH SPS
1 Khái niệm
- Hiệp định SPS là Hiệp định về áp dụng các biện biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của tổ chức thương mại quốc tế (WTO)
- Hiệp định SPS ghi nhận nhu cầu tự bảo vệ mình của các nước thành viên WTO trước các rủi ro qua xâm nhập của sâu hại và dịch bệnh, nhưng đồng thời cũng tìm cách giảm thiểu bất kỳ tác động tiêu cực nào của các biện pháp SPS tới thương mại
- Các khía cạnh của Hiệp định SPS
Khía cạnh sức khỏe: bảo vệ sức khỏe con người và động thực vật thông qua các biện pháp kiểm soát rủi ro liên quan tới hàng nhập khẩu
Khía cạnh thương mại: các thành viên WTO không được sử dụng các biệnpháp SPS không cần thiết, thiếu cơ sở khoa học, tùy tiện hoặc là các biện pháp tạo nên những hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế
- Hiệp định SPS của WTO có hiệu lực từ ngày 01/01/1995
2 Ai thực hiện và giám sát Hiệp định SPS?
- Các thành viên WTO thực hiện Hiệp định SPS
- Ủy ban về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (gọi tắt là Ủy ban SPS) mà tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia và chịu trách nhiệm giám sát Hiệp định SPS
- Ủy ban SPS là một diễn đàn tư vấn, nơi các thành viên WTO nhóm họp thường xuyên để thảo luận về các biện pháp SPS cũng như ảnh hưởng của chúng tới thương mại, xem xét việc thực thi Hiệp định SPS và tìm cách hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra
3 Các nguyên tắc chính của Hiệp Định SPS
Trang 6Các nguyên tắc chính là tính hài hòa, tính tương đương, mức độ bảo vệ phù hợp (ALOP), mức đánh giá rủi ro, điều kiện của vùng và tính minh bạch được đề cập đến trong các Điều khoản cụ thể của Hiệp định SPS.
a Tính hài hòa
- Các nước thành viên WTO có toàn quyền quyết định biện pháp SPS riêngcủa mình miễn là phù hợp với các điều khoản trong Hiệp định SPS Tuy nhiên, trong nguyên tắc về tính hài hòa, các nước thành viên WTO được khuyến khích xây dựng các biện pháp SPS riêng của mình dựa trên nhữnghướng dẫn, khuyến nghị và tiêu chuẩn quốc tế hiện có Ủy ban SPS tạo điều kiện và giám sát việc hài hòa hoá với các tiêu chuẩn quốc tế
- Có ba tổ chức chính xây dựng tiêu chuẩn quốc tế được đề cập đến một cách cụ thể trong Hiệp định SPS, các tổ chức này thường được nói đến như là ‘ba chị em’ (Three Sisters)
Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế (IPPC) qui định về sức khoẻ thực vật
Tổ Chức Thú y Thế giới (OIE) qui định về sức khoẻ động vật
Ủy ban dinh dưỡng Codex (Codex) qui định về an toàn thực phẩm
- Các nước thành viên WTO được khuyến khích tham gia tích cực vào ba
tổ chức này vì chúng mở ra các diễn đàn khác cho chuyển giao hỗ trợ kỹ thuật
b Tính tương đương
- Hiệp định SPS yêu cầu các nước nhập khẩu là thành viên WTO chấp nhậncác biện pháp SPS của các nước xuất khẩu là thành viên WTO là tương đương, nếu nước xuất khẩu chứng minh được một cách khách quan cho nước nhập khẩu thấy rằng những biện pháp đó đạt được mức độ bảo vệ phù hợp (ALOP) của nước nhập khẩu Cụ thể là, công nhận tương đương thông qua việc tham vấn song phương và trao đổi các thông tin kỹ thuật
c Mức độ bảo vệ phù hợp
Trang 7- Theo Hiệp định SPS, mức độ bảo vệ phù hợp (ALOP) là mức độ bảo vệ
mà quốc gia thành viên WTO cho là phù hợp để bảo vệ đời sống hay sức khỏe con người cũng như động thực vật trong phạm vi lãnh thổ của mình
- Điều quan trọng là cần phải phân biệt rõ ràng giữa mức độ bảo vệ phù hợp được một thành viên WTO thiết lập với các biện pháp SPS Mức độ bảo vệ phù hợp có một mục tiêu bao quát Các biện pháp SPS được thiết lập nhằm đạt mục tiêu này Theo trật tự lô-gích thì trước tiên phải xác định mức độ bảo vệ phù hợp sau đó mới xây dựng các biện pháp SPS
- Mỗi thành viên WTO đều có quyền quyết định mức độ bảo vệ phù hợp cho riêng mình Tuy nhiên, khi đưa ra quyết định đó các nước thành viên WTO phải tính đến mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực tới thương mại Ngoài ra, các thành viên WTO buộc phải áp dụng nhất quán khái niệm về mức độ bảo vệ phù hợp; tức là họ phải đảm bảo “không áp dụng tùy tiện
và thiếu căn cứ” dẫn đến “hậu quả là sự phân biệt đối xử hay vô hình trung hạn chế thương mại quốc tế”
d Đánh giá rủi ro
- Hiệp định SPS yêu cầu các thành viên WTO khi xây dựng các biện pháp SPS của mình trên cơ sở đánh giá rủi ro, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể Trong việc thực hiện các đánh giá rủi ro, các thành viên WTO được yêu cầu xem xét đến các biện pháp kỹ thuật được các tổ chức quốc tế liên quan xây dựng như đã trình bày ở trên
- Lý do mà các thành viên WTO tiến hành đánh giá rủi ro là để quyết định các biện pháp SPS cần áp dụng cho một mặt hàng nhập khẩu nhằm đạt được mức độ bảo vệ phù hợp của mình Tuy nhiên, những biện pháp SPS
mà một nước thành viên WTO áp dụng không được hạn chế thương mại nhiều hơn so với yêu cầu nhằm đạt được mức độ bảo vệ phù hợp riêng và phải xem xét tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn về mặt kinh tế Hiểu đúngnghĩa, việc đánh giá rủi ro thực chất là quá trình thu thập các chứng cứ khoa học và các yếu tố kinh tế liên quan về những rủi ro xảy ra với việc cho phép nhập khẩu một mặt hàng nào đó Nước thành viên nhập khẩu có
Trang 8thể tìm kiếm thông tin về các vấn đề như sâu hại hay dịch bệnh hại có liênquan đến hàng hóa được phép nhập, nếu như chúng xuất hiện tại nước xuất khẩu Câu hỏi có thể đặt ra ở đây là: sâu hại hay dịch bệnh đã xảy ra
ở nước bạn hay chưa? Các loại sâu hại và bệnh dịch đã được phòng trừ chưa? Chúng chỉ xuất hiện ở diện hẹp tại một số vùng trong nước bạn có phải không? Các biện pháp áp dụng nhằm đảm bảo các sản phẩm xuất khẩu không nhiễm sâu hại, dịch bệnh và các chất gây ô nhiễm khác có hiệu quả như thế nào?Các nước thành viên WTO có thể áp dụng tạm thời các biện pháp SPS trong điều kiện chưa có đầy đủ chứng cứ khoa học để hoàn tất việc đánh giá rủi ro Tuy nhiên, trong những trường hợp như vậy thì các thành viên WTO buộc phải tìm cách thu thập, bổ sung những thông tin cần thiết cho mục tiêu đánh giá rủi ro trong khoảng thời gian thích hợp
e Điều kiện khu vực
- Các đặc điểm SPS của một vùng địa lý – là toàn bộ lãnh thổ một nước, một vùng đất của một nước hay nhiều phần của nhiều nước - được gọi là điều kiện khu vực trong Hiệp định SPS Điều kiện khu vực có thể ẩn chứacác rủi ro cho đời sống hay sức khỏe con người và ộng thực vật
- Do vậy, Hiệp định SPS yêu cầu các nước thành viên WTO phải áp dụng các biện pháp SPS phù hợp với điều kiện khu vực, nơi xuất xứ của các sản phẩm (Nước xuất khẩu) và với điều kiện khu vưc nơi các sản phẩm được chuyển đến (Nước nhập khẩu) Đặc biệt, các thành viên WTO phải thừa nhận khái niệm về vùng phi dịch hại/bệnh hại cũng như vùng ít dịch hại/bệnh hại
- Các nước thành viên WTO xuất khẩu công bố các vùng không có dịch hạihay ít dịch hại cần phải chứng minh cho các nước thành viên WTO nhập khẩu biết là những vùng đó duy trì được tình trạng của vùng không có dịch hại hay ít nhiễm dịch hại
f Tính minh bạch
Trang 9- Nguyên tắc chính về tính minh bạch trong Hiệp định SPS là yêu cầu các nước thành viên WTO phải cung cấp thông tin về các biện pháp SPS và thông báo những thay đổi về các biện pháp SPS của mình Các nước thành viên WTO cũng được yêu cầu công bố các quy định về SPS của mình Những thông báo này cần được thực hiện thông qua một Cơ quan thông báo của quốc gia Mỗi nước thành viên WTO cũng cần chỉ định một đầu mối quốc gia cung cấp các thông tin liên quan nhằm giải đáp những thắc mắc về SPS của các nước thành viên WTO khác Một cơ quan
có thể thực hiện cả hai chức năng là thông báo và hỏi đáp
4 Ai là người hưởng lợi?
- Hiệp định SPS hỗ trợ chương trình nghị sự của WTO thúc đẩy tự do hoá thương mại toàn cầu và hiện thực hóa lợi ích cho tất cả các nước phát triển vàđang phát triển là thành viên của WTO
- Hiệp định SPS thừa nhận quyền của các nước thành viên WTO trong việc bảo vệ đời sống và sức khỏe con người, động vật hay thực vật, miễn là thỏa mãn một số yêu cầu cụ thể
- Hiệp định này là tạo nên một nền thương mại tự do và bình đẳng
- Các nhà xuất khẩu và nhập khẩu nông sản tại tất cả các nước thành viên WTO đều được hưởng lợi từ những quy định được thiết lập trong Hiệp định SPS Đóng góp một phần vào hệ thống thương mại toàn cầu vận hành theo điều luật của WTO, Hiệp định SPS phát huy chức năng bảo đảm tối đa rằng thương mại nông sản được hoạt động thông suốt, tự do và dễ dự báo Đặc biệt, Hiệp định SPS đưa ra một mục tiêu cơ bản để đánh giá những biện phápSPS thiếu căn cứ gây cản trở đến thương mại Ngoài ra, người tiêu dùng cũngđược hưởng lợi từ nguồn thực phẩm và các mặt hàng nông sản an toàn và giá
cả cạnh tranh Các nước đang phát triển hưởng lợi thông qua hỗ trợ kỹ thuật nhằm cải tiến hệ thống kiểm dịch và an toàn thực phẩm của mình, bao gồm
cả việc nâng cao năng lực về chẩn đoán dịch hại, phân tích, thanh tra, cấp chứng chỉ, quản lý thông tin và thông báo Nâng cao năng lực SPS giúp mở rộng thị trường quốc tế cho các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển
Trang 10- Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho việc quản lý ngành nông nghiệp hàng hoá vì lợi ích chung của người sản xuất và người tiêu dùng trong nước.
5 Các điều khoản và phụ lục trong Hiệp định SPS
2 Theo mục đích của Hiệp định này, các định nghĩa sẽ được hiểu theo quy định củaphụ lục A
3 Các phụ lục là một phần thống nhất của Hiệp định
4 Không có điều gì trong Hiệp định này có thể ảnh hưởng tới quyền của các thành viêntheo Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại liên quan đến các biện pháp vệ sinhđộng thực vật không thuộc phạm vi của Hiệp định này
Điều 2
Các quyền và nghĩa vụ cơ bản
1 Các thành viên có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh động thực vật cần thiết để bảo
vệ sức khoẻ, cuộc sống con người và động thực vật, nhưng các biện pháp đó phải phù hợp vớicác quy định của Hiệp định này
2 Các thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp bảo đảm vệ sinh động thực nàochỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết để bảo vệ sức khoẻ, cuộc sống con người và độngthực vật dựa trên các cơ sở khoa học và không được duy trì khi không còn những căc cứ khoahọc thích hợp, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 điều 5
3 Các thành viên phải đảm bảo rằng các biện pháp bảo đảm vệ sinh động thực vật củamình không được phân biệt đối xử khác nhau huặc không công bằng giữa các thành viên cócùng điều kiện Các biện pháp vệ sinh động thực vật không được áp dụng theo cách thức cóthể tạo ra sự cạnh hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế
3 Các biện pháp bảo đảm vệ sinh động thực vật phù hợp với các quy định liên quan củaHiệp định này sẽ được thừa nhận là đúng theo các nghĩa vụ của các thành viên phù hợp theoHiệp định GATT 1994 liên quan đến việc sử dụng các biện pháp vệ sinh động thực vật, đặcbiệt các quy định tại điều XX(b)
Trang 11Điều 3
Hài hoà hoá
1 Để hài hoà các phương pháp vệ sinh động thực vật trong phạm vi cơ bản có thể, cácthành viên phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị quốc tế đã có, ngoạitrừ những trường hợp khác được quy định trong Hiệp định này, đặc biệt trong điều 3
2 Các phương pháp vệ sinh động thực vật phù hợp với các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặckhuyến nghị quốc tế được cho là cần thiết để bảo vệ sức khoẻ, cuộc sống con người và độngthực vật và được cho là phù hợp với những quy định liên quan trong Hiệp định này và Hiệpđịnh GAAT 1994
3 Các thành viên phải áp dụng và duy trì những phương pháp vệ sinh động thực vật màkết quả đạt được ở mức cao hơn so với mức đạt được thông qua các phương pháp dựa trên cáctiêu chuẩn Quốc tế liên quan, nếu có các căn cứ khoa học hoặc khi kết quả của các mức độ vệsinh động thực vật một thành viên xác định phù hợp với những quy định liên quan từ khoản 1đến khoản 4 của điều 5 Mặc dù vậy, tất cả các phương pháp đưa đến quả là mức độ bảo vệđộng thực vật khác với mức độ có thể đạt được dựa trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyếnnghị Quốc tế đều không trái với các quy định của Hiệp định
4 Các thành viên phải tham gia tích cực trong phạm vi nguồn lực của mình vào các tổchức quốc tế, các cơ quan trực thuộc có liên quan, đặc biệt là Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩmQuốc tế, Văn phòng kiểm dịch Quốc tế và các tổ chức quốc tế và khu vực hoạt động trongkhuôn khổ Công ước bảo vệ thực vật Quốc tế, để thúc đẩy trong phạm vi các tổ chức Quốc tế
đó việc xây dựng và rà soát theo định kỳ các tiêu chuẩn, các hướng dẫn và các khuyếnnghị quốc tế về mọi khía cạnh của các biện pháp vệ sinh động thực vật
5 Uỷ ban về các biện pháp vệ sinh động thực vật quy định trong khoản 1 và khoản 4điều 12 (đề cập đến trong Hiệp định này là "Uỷ ban" ) sẽ ban hành thủ tục để giám sát quátrình hài hoà Quốc tế và các nỗ lực hợp tác trong vấn đề này với các tổ chức Quốc tế liên quan
Điều 4
Bình đẳng, công bằng
1 Các thành viên sẽ chấp nhận các biện pháp vệ sinh động thực vật tương đương củacác thành viên khác bình đẳng, thậm chí khác với các biện pháp của họ hoặc các biện phápđược sử dụng bởi các thành viên khác trong quan hệ thương mại đối với cùng một sản phẩm,nếu thành viên xuất khẩu chứng minh được một cách khách quan cho các thành viên nhậpkhẩu rằng các phương pháp đó tương ứng với phương pháp bảo vệ vệ sinh động thực vật củathành viên nhập khẩu Để đạt được mục đích này, sự đánh giá hợp lý phải được đưa ra theoyêu cầu, để thành viên nhập khẩu kiểm tra, đánh giá và tiến hành thủ tục liên quan khác
2 Các thành viên, theo yêu cầu sẽ tiến hành tham vấn với mục đích đạt được các thoảthuận song phương và đa phương trong việc thừa nhận sự tương ứng của các phương pháp vệsinh động thực vật cụ thể
Trang 12Điều 5
Đánh giá rủi ro và xác định mức độ bảo vệ động- thực vật phù hợp
1 Các Thành viên đảm bảo rằng các biện pháp vệ sinh động- thực vật của mình dựatrên việc đánh giá, tương ứng với thực tế, các rủi ro đối với cuộc sống sức khoẻ con người,động vật, hoặc thực vật, có tính đến các kỹ thuật đánh giá rủi ro do các tổ chức quốc tế liênquan xây dựng nên
2 Khi đánh giá rủi ro, các Thành viên sẽ tính đến các chứng cứ khoa học đã có; cácquá trình và phương pháp sản xuất liên quan; các phương pháp thanh tra, lấy mẫu và thửnghiệm liên quan; tính phổ biến của một số bệnh hay loài sâu nhất định; các khu vực không cósâu hay không có bệnh; các điều kiện sinh thái và môi trường liên quan; và kiểm dịch hoặc xử
lý khác
3 Khi đánh giá rủi ro đối với cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, động vật hoặc thựcvật và xác định biện pháp áp dụng để có mức bảo vệ động- thực vật phù hợp khỏi rủi ro đó,các Thành viên phải tính đến các yếu tố kinh tế liên quan: khả năng thiệt hại do thua lỗ trongsản xuất hay tiêu thụ khi có sâu hoặc bệnh xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền; chi phí của vieckiểm tra hay loại bỏ sâu bệnh trên lãnh thổ của Thành viên nhập khẩu; và tính hiệu quả về chiphí của các phương cách hạn chế rủi ro
4 Các Thành viên, khi xác định mức bảo vệ động- thực vật phù hợp, sẽ tính đến mụctiêu giảm tối thiểu tác động thương mại bất lợi
5 Với mục tiêu nhất quán trong việc áp dụng khái niệm mức bảo vệ động - thực vậtphù hợp chống lại các rủi ro đối với cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, động vật hoặc thựcvật, mỗi Thành viên sẽ tránh sự phân biệt tuỳ tiện hoặc vô căn cứ về mức bảo vệ được xem làtương ứng trong những trường hợp khác, nếu sự phân biệt đó dẫn đến sự phân biệt đối xử hoặchạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế Các thành viên sẽ hợp tác tại Uỷ ban nêu tại cácđoạn 1, 2 và 3 của điều 12 để định ra hướng dẫn giúp đưa điều khoản này vào thực tế Trongkhi định ra những hướng dẫn đó, Uỷ ban sẽ xem xét mọi yếu tố liên quan, kể cả tính chất đặcbiệt của các rủi ro về sức khoẻ con người mà người ta có thể tự mắc vào
6 Không phương hại đến đoạn 2 của điều 3, khi thiết lập hay duy trì các biện pháp vệsinh động - thực vật để có mức độ bảo vệ động - thực vật cần thiết, các thành viên phải đảmnhững biện pháp đó không gây hạn chế thương mại hơn các biện pháp cần có để đạt được mứcbảo vệ động - thực vật cần thiết, có tính đến tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế
7 Trong trường hợp chứng cứ khoa học liên quan chưa đủ, một thành viên có thể tạmthời áp dụng các biện pháp vệ sing động - thực vật trên cơ sở thông tin chuyên môn sẵn có, kể
cả thông tin từ các tổ chức quốc tế liên quan cũng như từ các biện phấp vệ sinh động - thực vật
do các thành viên khác áp dụng
Trang 13Trong trường hợp đó, các thành viên sẽ phải thu thập thông tin bổ sung cần thiết để có
sự đánh rủi ro khách quan hơn và rà soát các biện pháp vệ sinh động - thực vật một cách tươngứng trong khoảng thời gian hợp lý
8 Khi một thành viên có lý do để tin rằng một biện pháp vệ sinh động thực - vât nào đó
do một thành viên khác áp dụng hay duy trì làm kìm hãm hoặc có khả năng kìm hãm xuấtkhẩu của mình và biện pháp đó không dựa trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn hay khuyến nghịquốc tế liên quan, hoặc các tiêu chuẩn, hướng dẫn hay khuyến nghị quốc tế liên quan, hoặc cáctiêu chuẩn, hướng dẫn hay khuyến nghị đó không tồn tại, thành viên duy trì biện pháp đó cóthể được yêu cầu và phải giải thích lý do của các biện pháp vệ sinh động - thực vật đó
2 Các thành viên thừa nhận các khái niệm khu vực không có sâu - bệnh và khu vực có
ít sâu - bệnh Việc xác định các khu vực đó phải dựa trên các yếu tố như: địa lý, hệ sinh thái,giám sát kiểm dịch, và tính đến hiệu quả của việc kiểm tra vệ sinh động - thực vật
3 Các thành viên xuất khẩu tuyên bố các khu vực trong lãnh thổ của mình là khu vựckhông có sâu - bệnh hoặc khu vực ít sâu - bệnh cần phải cung cấp bằng chứng cần thiết đểchứng minh một cách khách quan với thành viên nhập khẩu rằng các khu vực này là hoặc sẽduy trì, khu vực không có sâu bệnh hoặc khu vực ít sâu sâu bệnh Để làm việc này, khi có yêucầu, thành viên nhập khẩu sẽ được tiếp cận hợp lý để thanh tra, thử nghiệm và tiến hành cácthủ tục liên quan khác
Điều 7
Minh bạch chính sách
Các thành viên sẽ thông báo những thay đổi trong các biện pháp vệ sinh động - thực vật
và cung cấp thông tin về các biện pháp vệ sinh động - thực vật của mình theo các điều khoảncủa Phụ lục B
Điều 8
Kiểm tra, thanh tra và thủ tục chấp thuận
Trang 14Các thành viên sẽ tuân thủ các điều khoản của Phụ lục C về hoạt động kiểm tra, thanhtra và thủ tục chấp thuận, kể cả các hệ thống quốc gia chấp thuận sử dụng phụ gia thực phẩmhoặc đặt ra dung sai cho tạp chất trong thực phẩm, đồ uống và thức ăn động vật, và mặt khácđảm bảo các thủ tục của họ không trái với các điều khoản của Hiệp định này
Điều 9
Trợ giúp kỹ thuật
1 Các thành viên nhất trí tạo thuận lợi cho việc dành trợ giúp kỹ thuật cho các thànhviên khác, đặc biệt là các thành viên đang phát triển, thông qua quan hệ song phương hoặc quacác tổ chức quốc tế thích hợp Sự trợ giúp đó có thể trong các lĩnh vực công nghệ xử lý,nghiên cứu và cơ sở hạ tầng, kể cả việc thành lập các cơ quan kiểm sát quốc gia, nhận tư vấn,vốn tín dụng và trợ cấp, kể cả vì mục đích cung cấp các trình độ kỹ thuật, việc đào tạo và cácthiết bị để cho phép các nước đó thích nghi và phù hợp với, các biện pháp vệ sinh động thựcvật cần thiết để đạt dược mức độ phù hợp trong việc bảo vệ động thực vật trong thị trườngxuất khẩu của họ
2 Khi cần có sự đầu tư cơ bản để cho thành viên xuất khẩu là các nước đang phát triểnhoàn thành các yêu cầu vệ sinh động thực vật của một thành viên nhập khẩu, thành viên nhậpkhẩu sẽ xem xét việc trợ giúp ký thuật như cho phép thành viên là các nước đang phát triểnduy trì và mở rộng thị trường của họ tiếp cận các cơ hội cho các sản phẩm liên quan
Điều 10
Các đối xử đặc biệt và khác biệt
1 Trong việc soạn thảo và ứng dụng các phương pháp vệ sinh động thực vật, các thànhviên phải xem xét đến các nhu cầu đặc biệt của các thành viên đang phát triển, đặc biệt là cácthành viên chậm phát triển
2 Nếu mức bảo vệ động - thực vật phù hợp cho phép áp dụng dần dần các biện pháp vệsinh động - thực mới, thời gian dài hơn để thích ứng sẽ được dành cho sản phẩm có nhu cầucủa thành viên đang phát triển để duy trì cơ hội phát triển của họ
3 Để xem xét và đảm bảo rằng các thành viên là các nước đang phát triển đều có thểtuân theo các điều khoản của Hiệp định này, Uỷ ban được phép khi có yêu cầu, dành cho cácnước đó những ngoại lệ trong trời gian nhất định, cụ thể đối với toàn bộ hay một phần các điềukhoản thuộc Hiệp dịnh này, có xem xét đến khả năng tài chính, thương mại và các nhu cầuphát triển của họ
4 Các thành viên phải khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên đangphát triển tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế liên quan
Điều 11
Tư vấn và giải quyết tranh chấp