1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệp định về nông nghiệp AOA (repaired)

13 629 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 211,5 KB

Nội dung

HIỆP ĐỊNH VỀ NÔNG NGHIỆP “AOA – Agreement on Agriculture

Trang 1

HIỆP ĐỊNH VỀ NÔNG NGHIỆP

“AOA – Agreement on Agriculture”

GVHD : TRẦN VĂN ĐỨC

1 Phạm Đoàn Khang 35101026636

2 Nguyễn Thị Phương Thúy 35101021912

3 Nguyễn Thị Lan Phương 35101027953

4 Phạm Kim Khang 35101021796

5 Bùi Đông Hải Vân 35101026909

6 Nguyễn Khương Nhi 35101026830

Trang 2

NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

I Nội dung chính của Hiệp định nông nghiệp (AoA)

1.1 Hoàn cảnh ra đời

I.2 Mục tiêu

I.3 Nội dung Hiệp định

I.3.1 Mở của thị trường I.3.2 Hỗ trợ trong nước I.3.3 Trợ cấp xuất khẩu

II Những cam kết của Việt Nam theo AOA

2.1 Cam kết đa phương

2.2 Cam kết mở cửa thị trường nông sản

2.3 Cam kết về trợ cấp nông sản

III AOA tác động đối với Việt nam

3.1 Cơ hội

3.2 Thách thức

IV.Câu hỏi trắc nghiệm về AoA

Trang 3

I NỘI DUNG CHÍNH CỦA HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP - AoA

1.1 Hoàn cảnh ra đời:

Nông nghiệp là một lĩnh vực nhạy cảm trong cơ cấu kinh tế của mỗi nước

+ Là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động

+ Lĩnh vực sản xuất này chịu nhiều tác động từ thiên nhiên

+Các nước đều cố gắng đảm bảo tự túc lương thực

+Các nước muốn thông qua nông nghiệp để bảo vệ “những giá trị không đếm được”, ví dụ như bảo vệ môi trường, bảo tồn cộng đồng và cảnh quan nông thôn

 hầu hết các nước đều có khuynh hướng bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp của nước mình

==>lĩnh vực bị bóp méo thương mại nhiều nhất  Hiệp định Nông nghiệp của WTO được thông qua tại thời điểm kết thúc Vòng đàm phán Uruguay vào cuối năm 1994

1.2 Mục tiêu

+ cải cách thương mại nông sản và làm cho các chính sách nông nghiệp có định hướng thị

trường hơn

+ về lâu dài, nâng cao khả năng dự báo và an ninh cho các quốc gia nhập khẩu cũng như xuất khẩu

1.3 Nội dung Hiệp định:

+ Mở cửa thị trường nông nghiệp

+ Hỗ trợ trong nước

+ Trợ cấp xuất khẩu

- Mở cửa thị trường là gì?: các hạn chế thương mại ảnh hưởng tới nhập khẩu

- Hỗ trợ trong nước là gi??: trợ cấp trong nước và các chương trình khác, bao gồm các biện

pháp nhằm nâng hoặc đảm bảo giá sản xuất và thu nhập của nông dân

- Trợ cấp xuất khẩu là gì??: các khoản trợ cấp được sử dụng để tạo khả năng cạnh tranh giả

tạo trong xuất khẩu

1.3.1 Mở cửa thị trường:

Bãi bỏ các biện pháp phi thuế quan  thuế hóa ràng buộc mức thuế sau khi đã thuế hóa cắt giảm mức thuế

 Các nước phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi phải cắt giảm thuế quan trung bình 36% trong thời gian 6 năm (tức là đến ngày 1-1-2001) Thuế suất đối với mỗi sản phẩm phải ít giảm nhất 15%

 Các nước đang phát triển phải cắt giảm thuế quan trung bình 24% trong thời gian 10 năm

Trang 4

(tức

 là từ ngày 1-1-2005) Thuế suất đối với mỗi sản phẩm phải giảm ít nhất 10%

 Các nước kém phát triển không có nghĩa vụ phải giảm thuế quan đối với hàng nông sản

CAM KẾT:

Mức cam kết hiện tại về mở cửa thị trường:

Thuế suất trong hạn ngạch rất thấp, còn thuế suất ngoài hạn ngạch bằng thuế suất sau khi đã thuế quan hoá

Mức cam kết tối thiểu về mở cửa thị trường:

Hạn ngạch thuế quan ở mức ít nhất bằng 3% lượng tiêu thụ trong nước thời kỳ 1986-1988

Các nước phát triển phải tăng lên 5% vào cuối năm 2000, còn các nước đang phát triển thì thời hạn là 2004

Để thực hiện với những quy định này, ta có được hỗ trợ gì không?

Hiệp định cũng cung cấp hai biện pháp quan trọng nhằm hỗ trợ cho các nước trong quá trình thuế hóa và cam kết thuế Đó là quyền tự vệ đặc biệt (SSG-Special Safegarard) và hạn nghạch thuế quan (TRQ-Tariff Rate Quota)

 TRQ là hệ thống thuế 2 mức, tức là một mức thuế thấp sẽ được áp dụng cho một lượng hàng nhập khẩu nhất định (trong phạm vi hạn ngạch), nếu lượng hàng nhập khẩu vượt quá mức hạn ngạch này sẽ phải chịu mức thuế MFN thông thường

Biện pháp tự vệ đặc biệt (Special Safeguard) là một cơ chế trong Hiệp định Nông nghiệp

dành cho các nước thành viên đã chuyển các biện pháp phi thuế quan sang bảo hộ bằng

thuế quan Nó cho phép các nước thành viên đánh thuế bổ sung các sản phẩm nông nghiệp

nếu khối lượng hàng nông sản nhập khẩu vượt quá mức độ cho phép hoặc giá cho phép

SSG đảm an toàn cho các nước nhập khẩu trong trường hợp nhu cầu nhập khẩu gia tăng

sử dụng một cách công khai

Hộp hổ phách (Amber Box)

Hộp Xanh lá (Green Box)

Hộp hổ phách: Tất cả các biện pháp hỗ trợ trong nước được xem là bóp méo sản xuất và thương

mại

Gồm: các biện pháp trợ giá, hoặc trợ cấp trực tiếp tới khối lượng sản xuất

Trang 5

Tổng hỗ trợ gộp (AMS) là tổng giá trị các trợ cấp hộp hổ phách AMS được tính toán bằng tổng

của trợ cấp trong nước thuộc diện cắt giảm dành cho từng mặt hàng nông sản cộng với số trợ cấp chung không dành riêng cho một mặt hàng nào

AMS= trợ cấp mặt hàng A + trợ cấp mặt hàng B +…+ trợ cấp chung

Loại trừ mức tối thiểu: nhỏ hơn hoặc bằng 5% (10% cho những nước đang phát triển) không

đưa vào AMS=> không bị cắt giảm

Hộp xanh lơ (Blue box)

Những biện pháp hỗ trợ này cũng được miễn khỏi cam kết cắt giảm mặc dù có thể có ảnh hưởng

bóp méo sản xuất và thương mại nhưng chỉ ở mức tối thiểu

Đây là “Hộp hổ phách có điều kiện” Các điều kiện được thiết kế để hạn chế bóp méo thương mại

Hộp xanh lá cây (Green box):

+ được chính phủ chi trả trực tiếp, không mang tính bóp méo thương mại

+ được hoàn toàn loại trừ khỏi cam kết cắt giảm

+ Các trợ cấp này bao gồm bảo vệ môi trường và các chương trình phát triển vùng

1.3.3 Trợ cấp xuất khẩu:

các khoản chi trả của Chính phủ hoặc các khoản lợi tài chính có thể định lượng khác được  cung cấp  các nhà sản xuất trong nước hoặc các công ty xuất khẩu  để hỗ trợ việc xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ của họ

Là một hình thức trực tiếp bóp méo thương mại nông sản.

Nhưng vẫn đươc áp dụng <= = > AoA hạn chế, ràng buộc

*Trợ cấp xuất khẩu, tính theo cả khối lượng xuất khẩu được trợ cấp

và chi tiêu ngân sách cho trợ cấp này, phải được khống chế

AoA trên mức cơ sở đã cam kết

*Các nước phải cam kết cắt giảm lượng hỗ trợ xuất khẩu dựa trên

mức cơ sở đã cam kết,

Các loại trợ cấp xuất khẩu có trong cam kết cắt giảm gồm:

Trang 6

Các nước phát triển

6 năm (1995 – 2000)

Các nước đang phát triển

10 năm (1995 – 2004)

Thuế

- Bình quân cắt giảm cho tất

cả sản phẩm nông nghiệp

- Tối thiểu cho từng sản phẩm

36%

15%

24%

10%

Hỗ trợ trong nước

- Tổng AMS(*) (1986 – 1988) 20% 13%

T

rợ cấp xuất khẩu

- Trị giá trợ cấp

- Số lượng trợ cấp (giai đoạn cơ

sở 1986 – 1990)

36%(**)

21%

24%

14%

 trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất hàng xuất khẩu,

 nhà nước bán lượng dự trữ nông sản với giá thấp hơn giá nội địa,

 tài trợ các khoản xuất khẩu nông sản,

trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị nông sản (không áp dụng với các nước đang phát triển), ưu đãi về cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu (không áp dụng với

các nước đang phát triển),

 và trợ cấp cho các sản phẩm nông nghiệp nếu chúng được sử dụng để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu

(*) AMS: Tổng hỗ trợ gộp (tham khảo thêm ở câu 23)

(**) Trị giá trợ cấp - % của tổng chi ngân sách cho trợ cấp; Số lượng trợ cấp: % của tổng

Tóm lại:

Nguyên tắc của Hiệp định:

là chỉ bảo hộ bằng thuế quan để đảm bảo tính minh bạch, có thể lường trước được

Cam kết 100% số dòng thuế hàng nông sản;

Chuyển các biện pháp phi thuế quan sang thuế

Yêu cầu: Cắt/giảm: Thuế, Hỗ trợ trong nước, trợ cấp xuất khẩu

Biện pháp hỗ trợ: cho các nước trong quá trình thuế hóa và cam kết thuế: Quyền tự vệ đặc biệt (SSG-Special Safegarard) và Hạn nghạch thuế quan (TRQ-Tariff Rate Quota)

Trang 7

II NHỮNG CAM KẾT CỦA VIỆT NAM THEO AOA

2.1 Cam kết đa phương

Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thương mại nhà nước (DN có đặc quyền trong

XNK)

Mặt hàng thuốc lá điếu, xì gà: chỉ có DN đầu mối được nhập khẩu - VINATABA

 Hoạt động theo tiêu chí thương mại

 Nhà nước không can thiệp vào hoạt động của DN

Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

 DN & cá nhân nước ngoài được kinh doanh XK, NK tất cả các mặt hàng nông sản như DN

& cá nhân VN kể từ khi gia nhập WTO (trừ xuất khẩu gạo, đến năm 2011, thuốc lá điếu,

xì gà thuộc doanh nghiệp thương mại nhà nước)

 Được đăng ký quyền XNK tại VN mà không cần có hiện diện

 Quyền NK (không bao gồm quyền phân phối): được nhập khẩu hàng hóa và bán cho DN,

cá nhân có quyền phân phối ở VN

 Tuân thủ Hiệp định SPS kể từ thời điểm gia nhập

 Tuân thủ Hiệp định TBT kể từ thời điểm gia nhập

2.2 Cam kết mở cửa thị trường nông sản

Cam kết thuế quan của Việt Nam

 Nông sản: 23,5%  20,9%, 3- 5 năm

 Sản phẩm chế biến giảm nhiều hơn sản phẩm thô

 Nhóm giảm nhiều: thịt, sữa, rau quả chế biến, thực phẩm chế biến, quả có múi

 Nhóm giảm ít: gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều

Trang 8

Bảng cam kết thuế suất với WTO

Hạn chế định lượng hàng nhập khẩu

 Không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu

Xóa bỏ lệnh cấm nhập khẩu với thuốc lá điếu, xì gà

Xóa bỏ chế độ cấp phép nhập khẩu tùy ý với đường

Áp dụng hạn ngạch thuế quan: thuốc lá nguyên liệu, trứng, đường, muối

Việt Nam sẽ xây dựng một cơ chế quản lý mặt hàng nông nghiệp thông thoáng, minh bạch, đúng quy định WTO dựa trên cơ sở tiêu chuẩn chất lượng, cho phép tự do nhập khẩu hàng chất lượng tốt Những mặt hàng tiêu chuẩn kém, ảnh hưởng an toàn vệ sinh sẽ bị kiểm soát chặt chẽ khi nhập khẩu

2.3 Cam kết về trợ cấp nông sản

Trợ cấp xuất khẩu:

Bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản từ khi gia nhập, bảo lưu S&D (được trợ cấp giảm chi phí tiếp thị và trợ cấp cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu)

Trợ cấp trong nước:

Được tự do áp dụng “Hộp xanh” và “Chương trình phát triển”

Tổng hỗ trợ “Hộp hổ phách” không quá 10% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp; tổng mức hộ trợ tính gộp (AMS): gần 4000 tỷ VNĐ/năm

Trang 9

III AOA TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM

3.1 Cơ hội

- Điều chỉnh hệ thống chính sách trong nước: Rà soát lại hệ thống quy phạm pháp luật phù hợp với WTO, thông lệ quốc tế tạo ra các cơ hội:

- Thu hút đầu tư, (công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực);

- Môi trường kinh doanh trong nước bình đẳng: không phân biệt đối xử;

- Tạo ra tính minh bạch trong hệ thống chính sách và điều hành;

- Chính phủ quan tâm nhiều hơn và tăng đầu tư cho nông nghiệp;

- Mở rộng thị trường: Xâm nhập thị trường trên 150 nước thành viên, chiếm trên 90% khối lượng và giá trị TM thếgiới;

- Giải quyết bất công trong thương mại thông qua WTO, đặc biệt là giải quyết tranh chấp (XK càng lớn thì tranh chấp càng nhiều);

- Nền sản xuất trong nước tự điều chỉnh phát triển để phù hợp với thị trường: đảm bảo chất lượng an toàn VSTP;

- Tạo sức ép khá lớn cho sản xuất, kinh doanh nông sản trong nước

- Các dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, xuất khẩu nông sản

Cụ thể:

- Những ngành được hưởng lợi từ WTO: Các ngành đang xuất khẩu sẽ tiếp tục có cơ hội để

mở rộng thị trường (cà phê, gạo, hồ tiêu, điều, cao su, SP gỗ vv…

- Những ngành không thay đổi: Gạo, ngô, lạc, dâu tằm, muối,

- Những ngành khó khăn hơn: chăn nuôi, mía đường, nông sản chế biến, quả ôn đới, quả có múi

3.2 Thách thức

- Phải chuyển đổi trong tư duy xây dựng chính sách, nghiên cứu và phát triển, tư duy sản xuất;

- Thay đổi cách hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, cho các vùng bất lợi, khó khăn thay vì hỗ trợ doanh nghiệp;

- Thay đổi phương thức can thiệp thị trường sang hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh

Trang 10

- Thiếu kinh phí đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân;

- Xây dựng cơ chế cảnh báo thay thế các mệnh lệnh hành chính trước đây trong điều hành

thị trường (những lệnh cấm hoặc tạm dừng NK)

- Phải nâng cao năng lực cán bộ các cơ quan quản lý Nhà nước

- Hàng loạt các doanh nghiệp không được hưởng trợ cấp XK sẽ gặp khó khăn trong những khó khăn về thị trường thế giới

- Khả năng cạnh tranh: Trình độ phát triển thấp, quy mô sản xuất hộ gia đình quá nhỏ (0,8 ha/ hộ)

- Năng suất lao động rất thấp;

- Chất lượng nông sản hàng hoá nhìn chung còn thấp, không đồng đều

- Nhiều hàng rào kỹ thuật sẽ được tạo lập khi thuế quan giảm nhằm hạn chế hàng nhập khẩu bên ngoài

- Những ngành có ít lợi thế so sánh sẽ bị sức ép nhiều hơn: mía đường, sữa, bông, chăn nuôi…

- Nông sản chế biến chịu sức ép nhiều hơn so với nông sản thô Một số ngành hàng chăn nuôi, quả ôn đới… chịu tác động của WTO

- Doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với các công ty đa quốc gia của quốc tế (cam kết

về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, quyền phân phối tại VN) (1/1/2009 mở cửa thị trường bán lẻ)

Tóm lại, ngày 7/11/2006 là một ngày đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển kinh

tế của nước ta Việc gia nhập WTO có tác động rất lớn đến các ngành kinh tế mà đặc biệt là nông nghiệp AOA đem lại nhiều cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam phát triển nhưng cung không ít thách thức và khó khăn Sau khi gia nhập WTO, tình hình tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp rất khả quan có nhiều điều đáng chú ý Để nông nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đứng vững và phát triển trong hội nhập, cần phải biết kết hợp đồng bộ các chính sách và biện pháp không chỉ của Chính phủ mà trong từng doanh nghiệp, từng hộ nông dân

Trang 11

IV CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ AOA

Dạng câu hỏi a,b,c,d

1/ Hiệp định Nông nghiệp WTO được ban hành năm nào và nội dung gồm những gì?

a/ Hiệp định AoA được ban hành vào cuối năm 1994 gồm 3 nội dung chính: mở cửa thị trường, hổ trợ trong nước, trợ cấp xuất khẩu

b/ Hiệp định AoA được ban hành vào cuối năm 1987 gồm 3 nội dung chính: mở cửa thị trường, hổ trợ trong nước, trợ cấp xuất khẩu

c/ Hiệp định AoA được ban hành vào cuối năm 1994 gồm 3 nội dung chính: mở cửa thị trường, hổ trợ trong nước, trợ cấp cho các nước kém phát triển hơn

d/ Tất cả đều sai

Trả lời: câu a

2/ Thời gian thực hiện các cam kết cắt giảm trong Hiệp định của các nước thành viên WTO như thế nào?

a/ Tất cả các nước thành viên WTO cam kết cắt giảm được thực hiện trong cùng một

khoảng thời gian nhưng mức độ % cắt giảm là khác nhau

b/ Tất cả các nước thành viên WTO cam kết cắt giảm được thực hiện trong khoảng thời gian khác nhau nhưng cùng một mức độ % cắt giảm như nhau

c/ Tất cả các nước thành viên WTO cam kết cắt giảm được thực hiện trong khoảng thời gian khác nhau và mức độ % cắt giảm cũng khác nhau, ngoại trừ các nước kém phát

triển là không có nghĩa vụ thực hiện cam kết cắt giảm

d/ Tất cả đều sai

Trả lời: câu c

3/ Mở cửa thị trường là một trong những trụ cột chính trong hiệp định vì:

a/ Mục đích này nhằm giảm sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu và tạo điều kiện cho

phép các nhà sản xuất trong nước có thể bán sản phẩm của họ với giá cao hơn

b/ Việc tăng cường mở của thị trường thong qua cắt giảm thuế, chuyển đổi các biện

pháp phi thuế sang bảo vệ bằng thuế quan một cách minh bạch hơn và áp dụng hệ

thống hạn ngạch thuế quan

c/ Tất cả đều sai

d/ Tất cả đều đúng

Trang 12

Trả lời: câu d

4/ Nội dung nào dưới đây là đúng cho việc mở cửa thị trường Nông nghiệp?

a/ Bãi bỏ các biện pháp phi thuế quan đang áp dụng đối với sản phẩm Nông nghiệp

nhập khẩu

b/ Các nước phải cắt giảm dần mức thuế quan sau khi đã thuế hóa, yêu cầu đặt ra là các nước phát triển phải cắt giảm ít nhất 36 % mức thuế trong vòng 6 năm, c ác nước

đang phát triển phải cắt giảm ít nhất 24 % mức thuế trong vòng 10 năm,

c/ Vẫn áp dụng thuế phi thuế quan đối với sản phẩm Nông nghiệp nhưng phải được

cam kết cắt giảm theo thời gian và % đã quy định

d/ a và b đúng

Trả lời: câu d

5/ Việt Nam là một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên Thế giới sau Thái Lan Việt nam phát huy thế mạnh đó bằng cách giảm ít mức thuế nhập khẩu và hổ trợ nông dân xuất khẩu gạo đến các quốc gia khác Đây là hình thức hỗ trợ nào?

a/ Hộp Hổ phách

b/ Hộp xanh lơ

c/ Hộp xanh lá cây

d/ Tất cả đều sai

Trả lời: câu a

6/ Các biện pháp nào được coi là nhằm mục đích trợ cấp xuất khẩu

a/ Bán các loại hàng nông sản tồn kho phi thương mại cho xuất khẩu với giá thấp hơn

mức giá so sánh của các sản phẩm đó trong thị trường nội địa

b/ Các biện pháp giảm chi phí khác như trợ cấp giảm chi phí tiếp thị sản phẩm cho sản

xuất, biện pháp này có thể bao gồm các chi phí ví dụ như nâng cấp và quản lý, vận

chuyển quốc tế

c/ Trợ cấp được gắn với sản phâm thô và chế biến, cụ thể các trợ cấp đối với nông sản

như bột mì, nguyên liệu để sản xuất bánh quy xuất khẩu

d/ Tất cả đều đúng

Trả lời: câu d

Dạng câu hỏi đúng sai

Ngày đăng: 15/05/2014, 16:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng cam kết thuế suất với WTO - Hiệp định về nông nghiệp AOA (repaired)
Bảng cam kết thuế suất với WTO (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w