Khả năng tích hợp với tiếng Việt 65.

Một phần của tài liệu Luận văn: DẠY - HỌC TRUYỆN CƯỜI TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO HƯỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC pptx (Trang 67 - 141)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.2 Khả năng tích hợp với tiếng Việt 65.

Cũng giống như phân môn Làm văn, khi dạy các bài Tiếng Việt Hoạt động giao tiếp; Văn bản; Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt… chúng ta có thể sử dụng văn bản truyện cười để khám phá.

Trước hết ở bài Tam đại con gà GV có thể tổ chức cho HS sử dụng văn bản truyện cười tích hợp với các bài Hoạt động giao tiếp; Văn bản; Đặc điểm ngôn ngữ sinh hoạt … tìm hiểu: Hoạt động giao tiếp trong văn bản này diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau ntn? HS trao đổi thảo luận và trả lời: Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa anh học trò và học trò, bố của học trò; cương vị bề trên - dưới

Vẫn văn bản truyện cười này, có thể dùng làm dẫn chứng cho bài

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Vì lời thoại của các nhân vật, … là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày đậm chất dân gian: Dủ dỉ là con dù dì; Sáo sậu là cậu sáo đen; mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt (lối báng bổ cả thần thánh) …

Ngược lại, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp trong văn bản này, HS sẽ phát hiện được các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ. Đồng thời văn bản được xây dựng theo kết cấu đặc trưng của truyện cười - kịch tính. Từ cách kể chuyện rất ngắn gọn, lược bỏ các chi tiết thừa không cần thiết, đến cách xây dựng mâu thuẫn gây cười qua những tình huống truyện bất ngờ … đều nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.

Ngoài ra, GV có thể sử dụng văn bản truyện cười này yêu cầu HS trả lời: Truyện Tam đại con gà đề cập đến vấn đề gì? vấn đề đó có được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản không? HS tranh luận và trả lời …

Về cơ bản, truyện cười Tam đại con gà có thể tích hợp với phần kiến thức Tiếng Việt ở những nội dung (như đã nêu). Vậy còn truyện cười Nhưng

nó phải bằng hai mày thì khả năng tích hợp với phần tiếng Việt ntn?

GV có thể sử dụng văn bản truyện cười này dạy bài Hoạt động giao tiếp yêu cầu xác định các vấn đề: nhân vật giao tiếp; hoàn cảnh giao tiếp; nội dung giao tiếp …

GV gợi dẫn: Với văn bản này, ngoài việc sử dụng phương tiện chủ yếu là ngôn ngữ còn có sự kết hợp với phương tiện nào khác? HS sẽ dễ dàng tìm được trong văn bản đó là cử chỉ và hành động nhiều nghĩa khi thầy lí trả lời với câu vừa hỏi, vừa xin, vừa nhắc của Cải “Cải vội xòe năm ngón … về con mà! Thầy lí … bằng hai mày”.

GV gợi dẫn: Trong truyện, tác giả dân gian có sự kết hợp hai kiểu

“ngôn ngữ”, hãy chỉ ra và phân tích giá trị biểu cảm, biểu ý của nó?

Đấy là kiểu ngôn ngữ cử chỉ và ngôn ngữ nói; ngôn ngữ nói là để cho mọi người nghe thấy rằng thầy lí xử đúng người, đúng tội: “Ngô phải gấp hai” nên Cải đáng bị đánh đòn; ngôn ngữ cử chỉ là ngôn ngữ mật, chỉ có hai người biết là thầy lí và Cải khi thầy xòe ra năm ngón tay đáp lại cú xòe năm ngón

tay của Cải rồi tiếp tục đưa năm ngón tay nữa đè lên, thì chúng ta mới biết có sự ăn khớp giữa hai kiểu “ngôn ngữ” đó.

Hơn nữa, nếu đọc kĩ HS sẽ dễ dàng nhận ra văn bản tự sự này mang đậm mầu sắc dân gian thể hiện ở cách xưng hô trong lời thoại của các nhân vật, và mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, GV có thể tổ chức HS sử dụng kiến thức văn bản truyện cười này để khai thác bài Thực hành các biện pháp tu từ. Đó là cách “chơi chữ” độc đáo trong câu trả lời của thầy lí với Cải: “Tao biết mày phải … nhưng nó lại phải … bằng hai mày”. Trong câu nói có hai từ “phải”; từ phải thứ nhất mang nghĩa lẽ phải, người phải (cái đúng, người đúng đối lập với cái sai, người sai); còn từ “phải”thứ hai là chỉ điều phải làm, nhất thiết phải có. Hai lần phải; phải bằng hai; quan hệ giữa số lượng và chất lượng vừa có lí vừa vô lí.

Ngược lại, khi dạy văn bản truyện cười này lại có thể dùng kiến thức các bài Tiếng Việt và Làm văn (như trên) để tìm hiểu. Như vậy, qua Văn có thể luyện tập tiếng Việt, và qua tiếng Việt có thể giúp HS hiểu sâu hơn về Văn.

Tóm lại, qua hai văn bản truyện cười này, HS biết khai thác phân tích từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm là đã sử dụng kiến thức của tiếng Việt. HS biết hướng nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và biết nhận xét, bình giá về vấn đề đề cập là đã sử dụng kiến thức của văn học. Và từ sự kết hợp kiến thức của hai phân môn trên HS biết sắp xếp, diễn đạt câu văn, ý văn, hiểu thêm về cách hành văn tự sự; nắm được kết cấu của bài văn tự sự dân gian (truyện cười). Cũng từ hai phân môn Văn và tiếng Việt, có thể giúp HS thực hành viết đoạn văn, bài văn tự sự (bài làm văn số 3) theo yêu cầu đề ra.

2.3. Tổ chức dạy - học truyện cƣời theo hƣớng tích cực.

Ở mục 2.2 luận văn đã trình bày khả năng tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích hợp với hai phân môn Làm văn và tiếng Việt. Vậy việc tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích cực sẽ diễn ra ntn?

2.3.1. Tổ chức HS đọc văn bản truyện cƣời.

Tổ chức HS đọc văn bản (cảm thụ bước đầu về tác phẩm qua vỏ âm thanh). Theo GS.Phan Trọng Luận thì “có nhiều phương pháp dùng cho hoạt động này: đọc diễn cảm, đọc thầm, đọc to, đọc phân vai; sáng tạo lời nói, ý nghĩ nhân vật thay cho tác giả; miêu tả nhân vật, phong cách …”

Qua những phương pháp đó HS từng bước thâm nhập vào tác phẩm, tái hiện hình tượng, nắm bắt tình tiết … và qua đó tác phẩm Văn được hiện lên với những gì sinh động nhất. Ở đây luận văn trình bày phương pháp đọc diễn cảm và đọc diễn cảm trong truyện cười.

2.3.1.1. Đọc diễn cảm.

Đọc diễn cảm là một hoạt động rất quan trọng trong giờ học TPVH nói chung và giờ học truyện cười nói riêng. Bởi qua phần đọc, người đọc bước đầu cảm thụ được những cảm xúc, nội dung, tư tưởng … bao hàm của tác phẩm.

Có nhiều cách đọc diễn cảm: Đọc to trên lớp, đọc theo nhân vật, đọc trước khi phân tích bài học, đọc xen kẽ với lời giảng, đọc sau giờ học để gây ấn tượng hoàn chỉnh về tác phẩm. Và, đọc diễn cảm như GS. Phan Trọng Luận đã nói “Nó vừa là lao động sáng tạo vừa là phương pháp. Chính vì thế đòi hỏi người đọc phải chú ý đến mặt sáng tạo và mặt phương pháp”.

I.A.Rez: “Đây là phương pháp đặc biệt nhất đối với văn học, với tư cách là một môn học” (Phương pháp luận dạy văn học – Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp – Hà Nội – 1998.tr53).

Nói như GS. Phan Trọng Luận thì đọc diễn cảm là phải “đọc đúng - đọc hay … Đọc đúng là trung thành với nội dung, ý nghĩa văn bản. Đọc hay là biết phối hợp lao động đọc của mình, biết phát huy ưu thế về chất giọng, biết khắc phục những nhược điểm về phát âm, độ cao thấp và sức âm vang của ngôn từ, về ngừng nghỉ trong ngắt nhịp để làm chủ giọng đọc, kỹ thuật phù hợp với giọng điệu cảm xúc của nhà văn và nghĩa của văn bản” [14;93]

Như vậy, đọc diễn cảm đòi hỏi người đọc luôn luôn phải chú ý đến từ, câu, nhịp điệu kích thích tưởng tượng hoạt động, gây xúc động tình cảm đối với người nghe. Và muốn đọc được diễn cảm thì yêu cầu trước hết là phải hiểu tác phẩm. Hiểu tác phẩm mới có thể hiểu được tâm trạng suy nghĩ, giọng điệu của nhân vật và giọng kể của tác giả … Từ chỗ hiểu mới có thể đặt mình vào trong tác phẩm, đặt mình vào vai trò, hoàn cảnh, tâm trạng … của nhân vật và đặt được mình vào góc nhìn của tác giả. Khi đã nhập mình, đã hóa thân vào nhân vật, nói lên được tiếng nói của tác giả thì khi đó người đọc sẽ lột tả được sâu sắc tình cảm, cảm xúc, những diễn biến tinh tế của nhân vật trong tác phẩm và của cả tác giả. Và đến khi đó “đọc” đã trở thành “đọc diễn cảm”.

2.3.1.2.Đọc diễn cảm truyện cƣời

Trên đây là yêu cầu chung về cách đọc diễn cảm khi đọc một tác phẩm văn chương. Song đối với những TPVH thuộc thể loại tự sự dân gian (truyện cười) cũng có yêu cầu riêng khi đọc diễn cảm.

Đối với thể loại truyện cười, với đặc trưng thể loại riêng cần có sự lựa chọn cách đọc diễn cảm phù hợp. Truyện cười thuộc thể loại tác phẩm tự sự dân gian “tự sự nhỏ”, dung lượng ngắn, song trong thời gian có hạn (hai tác phẩm được học trong một tiết) thì việc đọc tác phẩm sẽ có những hạn chế. Chính vì vậy, GV nên chọn cách đọc phù hợp nhất (có thể đọc diễn cảm trước giờ học, có thể kết hợp đọc trước - giữa – sau giờ học. Khi tổ chức hướng dẫn HS đọc diến cảm tác phẩm, GV có thể tiến hành hướng dẫn theo các kiểu sau:

GV đọc một mạch toàn bộ một tác phẩm để gây ấn tượng ban đầu ở HS về tác phẩm. Hoặc GV đọc mẫu một đoạn và hướng dẫn HS đọc tiếp. Hoặc GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm để HS về nhà đọc một tác phẩm còn lại. Hoặc GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm và tổ chức cho HS đọc theo hình thức phân vai …

Và theo chúng tôi, ở giờ học truyện cười nên tổ chức hướng dẫn cho HS lựa chọn cách đọc diễn cảm, đọc đúng những đoạn văn đối thoại theo hình thức phân vai trước giờ học để gây ấn tượng ban đầu về tác phẩm là phù hợp hơn cả (truyện cười giống như một màn kịch nhỏ). Không nên vừa đọc vừa cười, song người đọc phải làm thế nào để tuy đọc đúng giọng điệu (từng chữ, từng câu có thể hiện mâu thuẫn gây cười) mà người nghe lại tự cảm thấy buồn cười và kết thúc câu chuyện thì tiếng cười lập tức “òa” ra …

Chẳng hạn đọc diễn cảm truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày,

khi thể hiện giọng nói của nhân vật thầy lí, Cải thì người đọc phải có sự thay đổi về giọng đọc sao cho phù hợp với giọng nói thể hiện tính cách rất khác nhau của các nhân vật. Riêng với nhân vật thầy lí, người đọc phải chú ý thay đổi giọng điệu khi thể hiện giọng nói – phán xét của lí trưởng với Cải “phạt một chục roi” và giọng nói – câu trả lời của lí trưởng với Cải trên công đường khi Cải đòi xét lại: “Tao biết mày phải … nhưng nó lại phải … bằng hai mày”. Đọc câu phán xét của thầy lí với Cải, người đọc chú ý để giọng đọc thể hiện được thái độ cương quyết, khi xử kiện đối với Cải. Khi đọc câu giải thích của thầy lí với Cải ở cuối truyện, cần đọc với giọng điệu thấp … làm ra vẻ chân thành, đầy hàm ý của nhân vật.

Cũng ở truyện Nhưng nó phải bằng hai màytrong khi đọc câu kết (lời lí trưởng) nên có sự kết hợp giữa lời nói và cử chỉ động tác làm bật ra ngay tiếng cười.

Hoặc khi đọc các truyện cười khác nhau, người đọc cũng cần phải lựa chọn giọng đọc phù hợp với “giọng kể” (giọng văn) của tác giả dân gian trong các truyện cười đó.

Chẳng hạn giọng đọc đối với truyện cười Tam đại con gà phải khác với giọng đọc truyện cười Hai bảy mười ba; Tuổi Sửu chứ không phải tuổi

Sau khi đọc diễn cảm xong tác phẩm, GV cần có những nhận xét phù hợp và nên cho HS phát biểu những cảm nhận chung nhất về tác phẩm.

Cũng sau khi đọc diễn cảm văn bản, người đọc (HS) có thể tham khảo hệ thống câu hỏi sau mỗi văn bản (SGK cả hai bộ). Đây là hệ thống câu hỏi khuyến khích người đọc tích cực động não suy nghĩ, lựa chọn phương án trả lời trên cơ sở nhiều giả thiết xuất hiện từng lúc.

Những câu hỏi đó có tính chất định hướng cho HS tự học, đồng thời gợi mở về một hệ thống hoạt động chiếm lĩnh kiến thức mà GV sẽ tổ chức cho HS thực hiện trong giờ dạy - học truyện cười nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất của phương pháp dạy học tích cực.

2.3.2. Tổ chức HS khám phá nội dung truyện cƣời.

Như đã biết, nội dung truyện cười Việt Nam vốn dễ hiểu, có thể đọc lên là hiểu ngay (hai truyện cười được chọn trong SGK là những truyện như thế). Cho nên khi dạy - học truyện cười cũng có rất nhiều cách thức tổ chức HS khám phá nội dung. Sau đây là một số cách khám phá tiêu biểu.

2.3.2.1. Truyện TAM ĐẠI CON GÀ

▪ Có người tổ chức HS khám phá như sau:

- Truyện cười Tam đại con gà chỉ có một nhân vật chính là anh học trò dốt chữ làm thầy đồ. Các nhân vật khác không nổi rõ, chỉ làm nền cho nhân vật chính hoạt động. Do đó khi phân tích cần chú ý điểm này.

- Truyện cười này tạo ra các tình huống để nhân vật tự bộc lộ bản chất của mình. Đây cũng là điểm đặc sắc so với nhiều truyện cười khác.

Tổ chức dạy học.

- Phân tích mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật thầy đồ.

+ Đặc điểm trong truyện này là mâu thuẫn trái tự nhiên trong nhân vật chính được nói ra ngay từ đầu câu chuyện. Bản chất “dốt” của thầy đồ đã dược khẳng định. Toàn bộ câu chuyện chứng minh cho định đề này.

+ Sự khác biệt đôi chút giữa định đề và quá trình chứng minh. Đầu tiên tác giả dân gian đưa ra một chân lý khá phổ biến: “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ” để khẳng định thày đồ này dốt nhưng lại khoe mình là giỏi. Mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là dốt > < khoe giỏi khi thể hiện bản chất của nhân vật thầy đồ, vấn đề có khác đi một chút.

+ Dốt đến mức chữ tối thiểu trong sách cũng không biết. + Dốt nhưng lại tự cho mình là giỏi (sau khi khấn thổ công). + Khi biết mình dốt thì tìm cách chống chế (giấu dốt).

→ Mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là dốt >< giấu dốt. Càng ra sức che đậy thì bản chất dốt nát càng bị lộ tẩy.

- Ý nghĩa phê phán của truyện.

Truyện phê phán thói giấu dốt - một tật xấu có thật trong một bộ phận nhân dân. Ý nghĩa phê phán đó toát lên từ hành động tức cười của một anh thầy đồ đã dốt mà lại muốn giấu dốt, nhưng càng cố tình che dấu một cách liều lĩnh thì sự dốt nát càng lộ ra một cách ngây ngô. Thày đồ dạy trẻ → hậu quả khôn lường.

Đằng sau sự phê phán đó - ngầm ý khuyên răn mọi người nhất là người đi học không nên dấu dốt, mạnh dạn học hỏi.

Truyện cười Tam đại con gà kể về một anh học trò dốt nhưng lúc nào

“cũng lên mặt văn hay chữ tốt”, lại cả gan nhận lời đi dạy trẻ. Điều đáng cười nhất của anh ta là khi bị phát hiện liền tìm cách giấu dốt. Truyện cười này đã lật tẩy thói xấu đó bằng nghệ thuật gây cười đặc sắc.

Tổ chức dạy học.

- Tiếp xúc bước đầu với tác phẩm. + Đọc văn bản.

+ Khái niệm truyện cười.

. Nhắc lại khái niệm truyện cười.

. Đặc điểm thi pháp (đặc trưng) của truyện cười. - Tìm hiểu đối tượng xấu được đưa ra cười cợt, phê phán.

Gợi dẫn 1:Loại người nào trong xã hội, sự việc xấu nào trong cuộc sống đã trở thành đối tượng của sự cười cợt, phê phán ở truyện Tam đại con .

Yêu cầu:

Truyện cười Tam đại con gà kể về một “anh học trò học hành dốt nát”

Một phần của tài liệu Luận văn: DẠY - HỌC TRUYỆN CƯỜI TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO HƯỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC pptx (Trang 67 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)