Nguyên tắc tích hợp 34.

Một phần của tài liệu Luận văn: DẠY - HỌC TRUYỆN CƯỜI TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO HƯỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC pptx (Trang 36 - 44)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2.1 Nguyên tắc tích hợp 34.

Nguyên tắc tích hợp trong dạy học Ngữ văn không đơn thuần là sự “lắp ghép” hay “ghép nối” một cách máy móc giữa các môn học mà là sự kết hợp chúng một cách nhuần nhuyễn. Từ việc sử dụng tri thức và kỹ năng của Tiếng việt để giải mã Văn bản, từ việc giải mã Văn bản đến việc tạo lập Văn bản, đồng thời có kiến thức về hai môn còn lại. Khi chúng ta chọn kiểu văn bản để tổ chức dạy học và lấy loại thể để xây dựng chương trình cho phân môn Văn đã thể hiện nguyên tắc tích hợp. Bởi kiểu văn bản và loại thể văn học có sự tương đồng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn: Tác phẩm nghị luận của văn học và văn bản nghị luận của Làm văn là trùng nhau, văn bản biểu cảm ở Làm văn lại tương đồng với tác phẩm trữ tình của phân môn Văn … Như vậy, việc tích hợp nội dung dạy học của ba phân môn có cơ sở chung là nền tảng ngôn ngữ và văn bản tạo điều kiện thuận lợi để chúng đắc lực bổ sung cho nhau, làm sáng tỏ giá trị của nhau. Chính vì vậy, trong quá trình tổ chức dạy học, khi dạy một văn bản văn học GV cần hướng dẫn HS khai thác tối đa yếu tố ngôn ngữ. Từ đó các em nhìn nhận rõ được ý nghĩa, vai trò, tác dụng của học tiếng Việt trong việc biểu hiện nội dung của tác phẩm. Trên cơ sở đó, khi khám phá vẻ đẹp của tác phẩm, đặc trưng của một thể loại nhất định các em sẽ biết cách thức, phương pháp tiếp cận tác phẩm theo thi pháp thể loại. Làm được như vậy là chúng ta đã tích hợp Văn với phương pháp dạy Làm văn kiểu bài phân tích, bình giảng văn học.

Trong giờ học tiếng Việt, nguyên tắc tích hợp thể hiện khi cung cấp một đơn vị kiến thức ngôn ngữ như mối liên hệ với các tác phẩm đã học và đang học, quan hệ giữa yếu tố tiếng Việt trong văn cảnh cụ thể của tác phẩm, với việc vận dụng một cách thành thạo nghe, hiểu, đọc hiểu, nói và viết đúng

tiếng Việt, đúng ngữ pháp. Trong Làm văn, văn bản văn học là ngữ liệu được khai thác theo những yêu cầu của việc rèn luyện kỹ năng Làm văn. Như vậy, một lần nữa, TPVH ấy lại được phân tích, soi sáng dưới góc độ của việc xây dựng bố cục, kết cấu các ý, các đoạn diễn đạt thành văn và trình bày để đạt mục đích của một kiểu văn bản. Khi tạo lập kiểu văn bản rõ ràng HS cần phải tổng hợp các kiến thức, kỹ năng tiếng Việt. Ngược lại kỹ năng giao tiếp và thực hành của tiếng Việt và Làm văn sẽ giúp các em nghe hiểu, đọc hiểu văn bản một cách tốt hơn. HS sẽ có khả năng cảm thụ TPVH, trình bày ý kiến lĩnh hội được bằng việc thuyết trình một cách có hiệu quả. Từ đó viết đúng các kiểu văn bản thường gặp trong văn học và trong đời sống.

Trong thực tế, sự tồn tại độc lập của từng phân môn là điều không thể phủ nhận. Do vậy, tích hợp mà vẫn tôn trọng không làm mất đi nét đặc thù của từng phân môn. Điểm mấu chốt của dạy học tích hợp là tìm ra những nét tương đồng, điểm gặp nhau, hay nói khác đi là yếu tố đồng quy giữa ba phân môn để tích hợp được thể hiện sâu sắc, cụ thể từng đơn vị kiến thức của bài học của từng vấn đề, từng thời điểm.

Ở ba cấp học: Tiểu học, THCS, THPT đều có đầy đủ ba phân môn và đều được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp, nhưng có sự khác nhau ở mức độ tuỳ theo yêu cầu phân loại của từng cấp học. Ở cấp Tiểu học, HS tập trung học tiếng Việt là chủ yếu, còn văn học là ngữ liệu để dạy tiếng, cho nên mục đích tích hợp dựa trên bốn chức năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết - Đến cấp THCS, trục chương trình được nâng cao hơn là các kiểu văn bản, văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm, văn bản lập luận, văn bản thuyết minh, văn bản nhật dụng.

Lên THPT do tư duy lứa tuổi đã có sự phát triển mạnh lên việc dạy tích hợp cần được vận dụng linh hoạt: Thực hiện giảm tải, tính hàn lâm về tri thức nhưng không hạ thấp yêu cầu học vì đây là cấp học cuối cùng của nhà trường

phổ thông. Cấp học này nhằm mục tiêu kép: Vừa chuẩn bị cho HS ra trường bước vào đời, vừa chuẩn bị cho một bộ phận chuẩn bị học cao hơn. Nội dung học vấn phổ thông một mặt khép lại, bổ sung và hoàn chỉnh những nguồn tri thức đã được học ở cấp dưới, mặt khác cần sự nâng cao và phân hoá triệt để hơn. Vì vậy, ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Làm văn vẫn có mối liên hệ chặt chẽ hỗ trợ nhau, nhưng tính độc lập của từng phân môn ở cấp học này cũng cao hơn.

Về đại thể, một cái nhìn vượt lên các phân môn riêng rẽ, liên kết thống nhất chúng tại những điểm “đồng quy” đưa đến sự tích hợp trong từng thời điểm (tích hợp ngang). Còn cái nhìn đào sâu vào mối quan hệ nội tại của hệ thống phân môn tại một điểm “đồng tâm” là tích hợp theo từng vấn đề (tích hợp dọc). Tích hợp ngang hình thành ở HS năng lực chiếm lĩnh trí thức một cách linh hoạt, tổng hợp. Tích hợp dọc giúp HS có năng lực chiếm lĩnh trí thức một cách có hệ thống từ cũ đến mới, từ cái đã biết đến cái sẽ biết: “Ở sách Ngữ văn 10, quan điểm tích hợp được vận dụng linh hoạt phần nhiều là tích hợp dọc” [20;46].

Dạy học theo hướng tích hợp là kết hợp cả hai hướng trên để từ đó các em tích cực, chủ động, tự tin chiếm lĩnh kiến thức môn học một cách khoa học và sáng tạo.

Tích hợp theo từng thời điểm – tích hợp ngang:

Tích hợp ngang là sự tích hợp trong một bài học, một tiết học. Nghĩa là từ một văn bản văn học chúng ta khai thác, sử dụng những tri thức nào của tiếng Việt và Làm văn để phục vụ hiệu quả cho qúa trình đọc hiểu văn bản văn học đó. Ngược lại khi dạy học Tiếng việt, Làm văn chúng ta sẽ chọn ngữ liệu nào trong văn bản văn học cho phù hợp với nội dung bài học, và có sự liên kết giữa các phân môn để chúng có sự phối hợp, tác động qua lại và có sự

hỗ trợ nhau. Chẳng hạn, khi giảng Bình ngô đại cáo cần tích hợp với các tri thức, kỹ năng tiếng Việt và Làm văn.

- Kỹ năng tiếng Việt:

Sử dụng từ ngữ chính xác, giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm.

+ Phân tích ý nghĩa nhan đề “Bình ngô đại cáo” (chữ Hán): “Bình” là đẹp, bằng, phá tan; “Ngô” chỉ quân Minh vì khi nhà Minh lên lấy tên hiệu chung, bọn xâm lược Trung Quốc. “Cáo” : Trên báo cho kẻ dưới biết; “đại cáo”: báo cáo rộng khắp, đây là loại văn hành chính dùng nhiều trong thượng thư, để nhà Vua công bố một chính lệnh trước công chúng. Vì vậy, khi phân tích ý nghĩa nhan đề “Bình Ngô đại cáo” (chữ Hán) cần làm bật tác dụng biểu đạt, biểu cảm của từ Ngô dùng để chỉ giặc Minh: Trong dân gian từ

“Ngô” dùng để chỉ giặc phương Bắc có từ thời Tam Quốc nước Ngô của Tôn Quyền đã từng mang quân xâm lược phương Nam. Sau này từ “Ngô” chỉ người phương Bắc nói chung với ý coi thường, khinh bỉ. Chu Nguyên Chương khởi nghiệp ở đất Ngô, sau trở thành Minh Thành Tổ. Nhân dân ta dùng chữ Ngô để chỉ giặc Minh. Vì thế gợi lên được sự khinh bỉ và lòng căm thù của nhân dân ta đối với giặc phương Bắc đã có từ ngàn xưa, để rồi dồn lên đầu kẻ thù trước mắt là giặc Minh xâm lược.

+ Khi khẳng định độc lập dân tộc, bản dịch cố gằng lột tả tính chất hiển nhiên, vốn có từ lâu đời của nước Đại Việt độc lập, tự chủ bằng các từ ngữ:

“Từ trước”,“vốn xưng”, “đã lâu”, “đã chia”, “cũng khác” (nguyên văn chữ Hán): “Duy ngã”, “thực vi”, “Kí thù”,

Như vậy, qua đọc hiểu văn bản có thể luyện tập tiếng Việt, và qua tiếng Việt có thể giúp HS hiểu sâu về Văn bản đọc hiểu.

Dạy học TPVH theo cách tích hợp là rèn luyện cho HS luôn có thói quen biết liên hệ, so sánh, gắn kết nội dung tri thưc của tác phẩm đang học với những tác phẩm khác có chung chủ đề, hoặc có một nét tương đồng nào

đó. Thao tác này giúp HS có cái nhìn mở rộng, xuyên thấu và nắm kiến thức một cách tổng hợp, có hệ thống về sáng tác của cùng một tác giả.

- Kỹ năng về Làm văn:

Kết hợp rèn luyện kỹ năng tổ chức kết cấu luận điểm, luận chứng trong một bài văn chính luận và vận dụng yếu tố biểu cảm và miêu tả trong văn nghị luận:

+ Kết cấu bài: Đại Cáo bình Ngô rất tiêu biểu cho kết cấu bài Văn chính luận. Phần mở đầu nêu nguyên lý, chân lí làm cơ sở lý luận, làm chỗ dựa để triển khai lập luận trong những phần tiếp theo. Phần thứ hai soi tiền đề đã được thừa nhận ở phần đầu vào thực tế để chỉ ra đúng, sai, chính nghĩa và phi nghĩa. Đối với thế lực phi nghĩa thì lên án, tố cáo (bản cáo trạng tội ác giặc Minh). Đối với phía chính nghĩa thì khẳng định, ngợi ca (bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn). Phần cuối cùng rút ra kết luận trên cơ sở tiền đề và thực tiễn (khẳng định chính nghĩa chiến thắng, kỷ nguyên mới độc lập dân tộc đã mở ra, những bài học lịch sử).

+ Bài Bình Ngô đại cáo là áng văn chính luận nhưng giàu sắc thái chương hình tượng. Tác giả thường sử dụng hình ảnh để biểu đạt cảm xúc, tư tưởng; diễn tả tình cảnh thê thảm của người dân vô tội và tố cáo tội ác của kẻ thù bằng hình ảnh: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ dưới hầm tai vạ”. Khi thuật lại quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tác giả sử dụng văn tự sự, lúc khắc hoạ các trận đánh tác giả sử dụng cả văn miêu tả, …

Rõ ràng là qua Văn HS hiểu thêm về cách hành văn chính luận, nắm được kết cấu của bài văn chính luận. Điều đó sẽ giúp HS viết đoạn văn, bài văn chính luận từ TPVH bằng việc cho các em làm các bài tập về nhà hoặc làm bài tập, có trong Hướng dẫn học bài (Phan Trọng Luận (Chủ biên) 2006,

SGK Ngữ văn 10 tập 2 tr.28). Khi làm bài HS sẽ phải vận dụng kiến thức từ

cả ba phân môn. Như vậy, bài văn sẽ đánh giá được kết quả lĩnh hội kiến thức và kỹ năng vận dụng kết hợp của HS về bộ môn, đáp ứng được yêu cầu phát huy tiềm năng sáng tạo, năng lực tổng hợp và khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn.

Dạy truyện cười theo nguyên tắc tích hợp, nghĩa là chúng ta có thể sử dụng văn bản truyện cười để dạy các bài Làm văn tự sự Lập dàn ý; Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu; Miêu tả và biểu cảm, … các bài Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp; Văn bản; Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt …Ngược lại, khi dạy văn bản truyện cười chúng ta lại dùng kiến thức Làm văn và Tiếng Việt (như trên) để tìm hiểu truyện cười.

Tích hợp theo từng vấn đề - tích hợp dọc:

Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kỹ năng mới với những kiến thức và kỹ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng trục (còn gọi là vòng tròn đồng tâm), cụ thể là kiến thức, kỹ năng, bài học lớp học trước nhưng cao hơn và sâu hơn. Nếu tích hợp trong từng thời điểm (tích hợp ngang) chú ý khai thác mối quan hệ giữa văn bản đang dạy với những vấn đề của phân môn khác (như từ văn bản đang học cần chú ý tới kiến thức nào, dùng kỹ năng, phương pháp nào của Làm văn, tiếng Việt và ngược lại) thì tích hợp theo từng vần đề còn tập trung khai thác sâu rộng về mối quan hệ giữa nội dung đang dạy với các nội dung đã dạy hoặc sẽ dạy ở hai phân môn còn lại hay chính phân môn đang dạy. Nghĩa là ôn cũ, lấy cũ để củng cố phát triển, nâng cao giúp HS hiểu sâu và nhìn vấn đề một cách có hệ thống. Hướng tích hợp theo từng vấn đề tôn trọng tính chuyên môn hoá, tính độc lập của mối phân môn. Kiến thức có sự kế thừa và phát triển, cái cũ đặt nền móng cho cái mới đang dạy, cái mới đang dạy chuẩn bị cho sự tiếp thu cái mới tiếp theo. Đây không phải là một phương pháp dạy học mới, bởi từ trước tới nay, GV vẫn sử dụng liên hệ giữa kiến thức cũ và mới, chỉ có điều việc này diễn ra lẻ

tẻ, chưa mang tính chất thường xuyên của người dạy và người học. Tích hợp dọc tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong việc đưa ra những vấn đề mang tính chất liên thông, tổng quát. Đồng thời giúp HS biết liên hệ kiến thức, rèn luyện tư duy khái quát, tổng hợp và có năng lực chiếm lĩnh tri thức một cách hệ thống từ cũ đến mới, từ cái đã biết đến cái chưa biết.

Chẳng hạn, khi dạy bài Bình Ngô đại cáo ở chương trình Ngữ văn THCS lớp 8 HS đã được làm quen với Nguyễn Trãi qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” trích trong Bình Ngô đại cáo, HS đã nắm được một số kiến thức về đặc trưng cơ bản của thể Cáo, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm này, nội dung tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng yêu nước, độc lập dân tộc trong đoạn trích giảng. Vì vậy, GV cần trên cơ sở những kiến thức HS đã có truyền thụ những kiến thức mới. Đồng thời, cùng với việc tích hợp theo từng thời điểm (phần trên) để làm rõ ý nghĩa nhan đề bài Cáo. GV khi giảng đoạn 1: Sau khi nêu tư tưởng nhân nghĩa tác giả nêu chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt. GV so sánh với bài thơ “Nam quốc sơn hà” (đã được học ở lớp 7) để HS thấy được ý thức độc lập dân tộc ở “Bình Ngô đại cáo” toàn diện và sâu sắc hơn. Toàn diện vì ý thức độc lập trong “Nam quốc sơn hà” được xác định chủ yếu trên hai yếu tố: Lãnh thổ và chủ quyền. Còn đến “Bình Ngô đại cáo”, bốn yếu tố nữa được bổ sung: Văn hiến, phong tục, tập quán, lịch sử. Sâu sắc vì trong quan niệm về dân tộc Nguyễn Trãi đã ý thức được “văn hiến”, “truyền thống lịch sử” là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc.

- Lại nữa, tác giả Nam Quốc sơn hà khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc dựa vào “Thiên thư” còn Nguyễn Trãi dựa vào “Lịch sử” đó là bước tiến của thời đại nhưng đồng thời cũng là tầm cao tư tưởng Nguyễn Trãi.

Giảng đoạn 2: Đến nội dung tố cáo tội ác của giặc Minh huỷ diệt môi trường tự nhiên hủy diệt môi trường sống. GV có thể tích hợp với giáo dục môi trường cho HS.

Giảng đoạn 3: Khi phân tích hình tượng người anh hùng Lê Lợi GV có thể gợi ý cho HS so sánh nỗi lòng của Lê Lợi với nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn mà các em đã được ở THCS, … Chính cảm hứng về truyện thống dân tộc đã giúp Nguyễn Trãi khắc hoạ thành công người anh hùng Lê Lợi.

Cũng trong đoạn này, Nguyễn Trãi đã tuyên ngôn về vai trò và sức mạnh của người dân - những người mạnh lệ (mạnh: người dân cày lưu tán, lệ: người tôi tớ đi ở).

“Yết can vi kỳ, mạnh lệ chi đồ tứ tập.

Đầu giao hướng sĩ, phu tử chi bình nhất tâm”

(Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới

Một phần của tài liệu Luận văn: DẠY - HỌC TRUYỆN CƯỜI TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO HƯỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC pptx (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)