1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu thực trạng và vai trò của hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp

46 966 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 422 KB

Nội dung

Tìm hiểu thực trạng và vai trò của hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp

Trang 1

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với tiến trình hội nhập, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá(CNH,HĐH) đất nước nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn nóiriêng đã tạo cho nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta có bướcchuyển biến sâu sắc Cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển dịch theohướng giảm tỷ trọng lao động và hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp, tăngtỷ trọng lao động và hàng hoá trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng và dịchvụ thương mại Nền sản xuất nông nghiệp truyền thống, lạc hậu đã dầnchuyển sang nền nông nghiệp hàng hoá, nhiều loại nông sản đã có vị trí trênthị trường quốc tế như: gạo, tiêu, cà phê…

Những thông tin, kiến thức của nền nông nghiệp thế giới cũng như củanền nông nghiệp trong nước sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự pháttriển của hệ thống sản xuất nông nghiệp, tác động trực tiếp đến người mỗinông dân Trong khi đó, trình độ người nông dân còn hạn chế dẫn đến hạn chếtrong việc tiếp cận và ứng dụng các thông tin và kiến thức về nông nghiệp.Đặc biệt là các kiến thức và thông tin về tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, về thịtrường và về các chính sách phát triển nông nghiệp của nhà nước.

Xã Hưng Thuỷ là xã nằm phía nam của huyện Lệ Thuỷ, tỉnh QuảngBình, là một xã nghèo bãi ngang thuộc chương trình 135 của chính phủ Sinhkế của đại đa số người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên,sản xuất nông nghiệp ở đây có quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, trìnhđộ sản xuất còn lạc hậu, năng suất thấp, sản phẩm không có sức cạnh tranhtrên thị trường hoặc thiếu thị trường tiêu thụ do người dân thiếu các nguồnthông tin kiến thức về nông nghiệp Vấn đề cấp thiết hiện nay đối với địaphương là phải xây dựng được một hệ thống kiến thức thông tin về nôngnghiệp sao cho người dân có thể tiếp cận, trao đổi, khai thác các thông tinkiến thức từ nhiều nguồn khác nhau

Vì vậy cần có những nghiên cứu để đánh giá thực trạng và vai trò của hệthống thông tin và kiến thức nông nghiệp hiện có tại địa phương, từ đó sẽhình thành những cơ sở thực tiễn để đề ra phương hướng và giải pháp giải

Trang 2

quyết vấn đề trên Đó cũng chính là lý do tôi tiến hành đề tài: Tìm hiểu thựctrạng và vai trò của hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp trong sảnxuất của người dân xã Hưng Thuỷ - huyện Lệ Thuỷ - tỉnh Quảng Bình.1.2 Mục tiêu nghiên cứu

 Mô tả hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp của người dânxã Hưng Thuỷ.

 Vai trò của hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp trong hoạtđộng sản xuất nông nghiệp của người dân qua sự nhìn nhận, đánh giá củangười dân và chính quyền địa phương.

 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và các giải pháp choviệc phát triển hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp cho người dân.

Trang 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Thông tin

Thông tin (Information) là những ý tưởng, những kiến thức, những sựkiện con người có thể hiểu biết về nó nhờ có sự trao đổi với nhau hoặc do conngười nhận biết bằng các giác quan Thông tin là điều kiện tất yếu tạo thànhtri thức của con người [3, 14].

Thông tin là phương tiện con người dùng để giao tiếp và phát triển cộngđồng Thông tin thúc đẩy sự phát triển xã hội, xã hội càng phát triển nhu cầuthông tin càng cao Việc tận dụng các nguồn thông tin sẳn có để áp dụng vàosản xuất, vào đời sống giúp con người rút ngắn thời gian tìm hiểu, nghiên cứuvà thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh hơn [3, 15].

Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam đòihỏi tăng cường thông tin chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới đếnnông dân để nông dân áp dụng vào sản xuất nâng cao dân trí và đời sống.

* Tầm quan trọng của thông tin

Theo truyền thống, những bức thông điệp của Khuyến nông thường dựavào kinh nghiệm của nông dân hoặc những kết quả của công tác nghiên cứukhoa học nông nghiệp Ở nhiều nước, chính sách của nhà nước là rất quantrọng đối với việc đưa ra các quyết định của nông dân, ví dụ những chính sáchvề thuế, chính sách về giá cả

* Nguồn thông tin

Là yếu tố khởi xướng việc thực hiện quá trình truyền thông tin, yếu tốđó có thể là một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức Khi sử dụngthông tin cần quan tâm đến độ tin cậy, sự tín nhiệm và tính chính xác, mớimẻ, hấp dẫn của thông tin [3, 15].

Người nông dân sử dụng nhiều nguồn khác nhau để thu thập thông tin vàkiến thức cho việc quản lý nông trại của họ Những nguồn này bao gồm:

 Ở những người nông dân khác

 Những tổ chức Khuyến nông của nhà nước

 Những tư nhân buôn bán vật tư, cung cấp tín dụng và thu mua nôngsản

Trang 4

 Những công ty của nhà nước, văn phòng tiếp thị và nhà làm chínhsách

 Những tổ chức của nông dân và các thành viên của nó

 Các tạp chí nông nghiệp, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, và cácphương tiện thông tin đại chúng khác

Chỉ một ít nông dân có thể liên hệ trực tiếp với các nhà nghiên cứu, nhấtlà ở các nước đang phát triển, nơi mà số nhà nghiên cứu tính trên số nông dâncòn ít, giao thông khó khăn và có một khoảng cách xã hội giữa họ Nghiêncứu chỉ thực sự có tác động đến sản xuất nông nghiệp khi có những người làmcông tác thông tin giữa các nhà nghiên cứu với nông dân Việc thông tinnhững vấn đề, những kinh nghiệm và tình hình thực tế của nông dân cho cácnhà nghiên cứu cũng là điều quan trọng để nắm được những kết quả nghiêncứu có thực sự thích hợp và quan trọng cho sự phát triển của nông nghiệp haykhông Sự phát triển của những kỹ thuật có ích trong một hoàn cảnh nào đó sẽyêu cầu một sự tổng hợp những kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau Sự tổnghợp này thường phó mặc cho nông dân, mặc dù các nhà nghiên cứu vàKhuyến nông đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đó Việc tổng hợplà một phần quan trọng trong công việc của những người làm nghiên cứu hệthống nông nghiệp (FSR), những người đang cố gắng kết hợp những thông tintrong nghiên cứu của các chuyên ngành khác nhau với những thông tin về tiếntriẻn thị trường và các chính sách của nhà nước Những nhà nghiên cứuchuyên ngành thường không muốn các thông tin của họ kết hợp với các thôngtin từ những nguồn khác trước khi nó trở nên có giá trị đối với việc giúp đỡnông dân đưa ra quyết định[2, 28 - 29]

2.2 Kiến thức

* Kiến thức của nông dân

Rất nhiều kiến thức nông nghiệp được phát triển từ những thí nghiệmđơn giản mà người nông dân thực hiện, ví dụ khi trồng một cây trồng mới ởđịa phương họ, hoặc khi họ thay đổi lịch bón phân Họ cũng đã cố gắng điềuchỉnh những khuyến cáo của Khuyến nông phù hợp với tình hình nông hộ củahọ Các nhà nghiên cứu và Khuyến nông có thể hợp tác với nhau bằng việcgiúp cho người nông dân làm tốt các thí nghiệm này và bằng việc giúp họ rút

Trang 5

ra những kết luận chính xác từ những kết quả thu được Sự hợp tác này sẽ làmtăng chất lượng của các thông tin và làm giảm đi xác suất nông dân từ chốilàm theo một khuyến cáo nào đó Họ cũng có thể học được ngay từ những thínghiệm của mình rằng một quan điểm hay một kỹ thuật nào đó không có tácdụng vì họ đã mắc sai lầm trong khi thí nghiệm Những thí nghiệm do nôngdân làm thường nảy sinh các thông tin về sự cần thiết của lao động và tiềnvốn của các mùa vụ khác nhau cho các kỹ thuật mới, và khả năng đáp ứngnhu cầu về nguồn lực này Những thông tin như vậy là cực kỳ quan trọng choviệc phát triển các kỹ thuật thích hợp[2, 31].

Những kiến thức có giá trị mà nông dân có được, hay còn gọi là nhữngkiến thức cổ truyền, thường bị các nhà nghiên cứu lãng quên, mặc dù nhữngthông tin đó có thể khá quan trọng cho những khuyến cáo của một vùng nàođó và cũng rất quan trọng cho việc phát triển một hệ thống nông nghiệp bềnvững.

2.3 Sự nghiên cứu về AKIS trên thế giới.

Hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp (Agricultural Knowledge andInformation System - AKIS) là: Các cá nhân, các mạng lưới hoạt động, các cơquan và những mối tương tác và liên kết giữa họ thu hút hay quản lý việc nảysinh, chuyển đổi, chuyển giao, lưu giữ, hồi phục, tổng hợp, truyền bá và sửdụng những kiến thức và thông tin, và cùng phối hợp hành động để cải thiệnđáng kể sự phù hợp giữa kiến thức và môi trường và kỹ thuật được sử dụngtrong nông nghiệp.[2, 27]

AKIS đã được hình thành từ cuối những năm 1970 bởi các chuyên giaKhuyến nông hàng đầu thế giới do họ nhận thấy được sự không thích hợp, sựhạn chế của luồng thông tin/kiến thức một chiều từ trung tâm nghiên cứu đếnnông dân (Nagel 1979) Giữa những năm 1980, Bunting (1986) and Röling(1987) đã có những bước tiến xa hơn, hai ông đã nhắm vào những chức năngkhác nhau của những nhà nghiên cứu, những người làm công tác Khuyếnnông và sự phối hợp giữa họ Bản chất của AKIS là sự kết hợp giữa ba hệthống kiến thức, chúng được xem như là một phần của hệ thống kiến thứcnông nghiệp tổng hợp (sơ đồ 1) [12].

Trang 6

AKIS được mở rộng dựa trên cơ sở của các tổ chức bao gồm các tổ chứccung cấp nguồn kiến thức nông nghiệp và tất cả các bên liên quan trong việcsản sinh và phổ biến kiến thức nông nghiệp Cơ sở của AKIS được dựa trêncác khái niệm về hệ thống kiến thức nông nghiệp AKIS được mong đợi cóthể xúc tiến, đẩy mạnh mối liên kết giữa các tổ chức nông nghiệp trong mộtvùng và giữa các vùng với nhau, đồng thời nó thúc đẩy mối liên kết giữa cáckhâu, mắt xích trong hệ thống Vào cuối những năm 1990, bản chất của AKISđược xem xét lại Nó không gói gọn trong sự phát triển nông nghiệp mà đượcxét rộng ra trên cơ sở sự phát triển nông thôn (rural development (RD)), vìvậy xuất hiện cụm từ AKIS/RD Đến năm 2000, FAO và WB đã cùng nhau

công bố tài liệu: AKIS/RD: “Strategic vision and guiding principles”, và khái

niệm AKIS/RD được cộng nhận một cách rộng rãi Một AKIS có hiệu quảđược thừa nhận như sự đáp lại: “công nghệ, kiến thức và thông tin cần thiếtcho người dân nông thôn; giúp cho họ đạt được những am hiểu để đưa ranhững quyết định giúp cho việc quản lý nông trại, gia đình, cộng đồng tốt hơn(FAO/WB, 2000)”.AKIS được xem như là diện mạo của nông thôn, nó khôngchỉ bao gồm nông nghiệp, sự phát triển và mở rộng hệ thống này là sự kế thừamột tầm nhìn chiến lược và nguyên lý phát triển hệ thống AKIS/RD Sau khixuất bản tài liệu AKIS/RD, FAO đã triệu tập nhiều cuộc hội thảo vềAKIS/RD ở 10 nước khác nhau (từ năm 2000 đến năm 2003), và tiếp theo đếnnăm 2004, đã được sự uỷ quyền của 10 nước trong việc nghiên cứu AKIS/RD[12].

AKIS là một sự đổi mới phương pháp trong quá trình tiếp cận các tổchức xã hội Nó gắn kết các tổ chức, những người liên quan trong mối liên kết

Nhà nghiên cứu

Nông dânKhuyến

nông

Trang 7

nông nghiệp bao gồm những mối liên kết bà con thân thuộc và sự tương tácgữa họ; những nảy sinh trong quá trình hình thành, biến đổi, lưu trữ, phục hồi,tổng hợp, phổ biến và sử dụng thông tin và kiến thức[11].

2.4 Sự nghiên cứu AKIS ở Việt Nam

Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về AKIS BộNông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với đại sứ quánCanada vừa tiến hành dự án Thông tin thị trường nông nghiệp Việt Nam(VAMIP) Theo VAMIP, có trên 80% hộ sản xuất bán hàng trực tiếp chothương lái, dưới 10% hộ tiêu thụ thông qua hợp tác xã, 8% hộ mang sản phẩmbán trực tiếp tại các chợ địa phương Lý do là nông dân sản xuất tin tưởng vàothương lái hơn các thông tin từ ti vi, đài báo,… hầu hết hộ sản xuất các sảnphẩm nông nghiệp đều ở nông thôn nên không được tiếp xúc với nhiều nguồnthông tin, nếu có nguồn thông tin nào đó thì cũng không có ích với họ.[5]

Đa phần nông dân của chúng ta hiện vẫn đang canh tác theo cách thứctruyền thống, dù nhiều năm nay chúng ta đã áp dụng những tiến bộ khoa họckỹ thuật trong canh tác nông nghiệp Tuy nhiên, hiệu quả của việc này vẫnchưa phát huy hết và đem lại lợi ích cho nông dân Lý do lớn nhất của việcnày là nông dân đang bị thiếu thông tin Vì vậy, việc thiết lập hệ thống thôngtin đến với nông thôn là yêu cầu cần thiết và cấp bách trong bối cảnh này.

Chi phí mà Nhà nước dành cho Khuyến nông mỗi năm lên đến hơn 100tỉ đồng, tuy nhiên chỉ có 3% trong khoản kinh phí này dành cho việc thông tinKhuyến nông, đây là khoản kinh phí quá ít ỏi cho một cường quốc về xuấtkhẩu nông sản như Việt Nam.[5]

Hệ thống thông tin nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu được chuyển tảiqua các kênh truyền hình quốc gia và địa phương Tuy nhiên, thực tế thông tinvẫn còn dàn trải và không tập trung vào lợi ích thiết thực của nông dân Mộtông chuyên gia nông nghiệp trên đài truyền hình không thể nói tất cả về mọilĩnh vực trong nông nghiệp Điều này vừa không chuyên nghiệp và thiếuthuyết phục Chưa kể một phần quan trọng mà nhà đài không để ý đến là việcnông dân ba miền Bắc, Trung, Nam không thể nghe và hiểu được cùng mộtgiọng nói mà phát thanh viên chuyên về nông nghiệp nói.(Bùi Chí Bửu, việntrưởng viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam)[5].

Trang 8

Vấn đề chuyển tải thông tin cho nông dân hiệu quả, cũng được các doanhnghiệp trong ngành cà phê đem ra “mổ xẻ” Thông tin chuyển tải cho nôngdân muốn hiệu quả, phải là thông tin trực quan Đơn giản, khi đưa ra mộtthông tin về Khuyến nông, 90% lượng thông tin mà nông dân nhận biết là lợiích thiết thực đối với họ, họ mới ghi nhận và thực hành những hướng dẫn này.(Đặng Lê Nguyên Vũ, tổng giám đốc công ty cà phê Trung Nguyên)[5].

Ngoài ra thông tin phải đồng bộ, chuyên sâu và xuyên suốt, từ đài truyềnhình, phát thanh cho đến tài liệu in ấn về nông nghiệp Cụ thể, nhà đài khiphát một chương trình về Khuyến nông, phải nói rõ nơi nào bán tài liệu nàyđể nông dân mua về Doanh nghiệp nông sản hoạt động trong ngành nghề,hoàn toàn có thể phối hợp với đài để mua tài liệu phát miễn phí cho nông dân.Những trung tâm Khuyến nông ở các địa phương ở xã huyện cũng cần pháthuy tốt vai trò của mình thông qua việc liên kết với doanh nghiệp, các cơquan truyền thông để chuyển tải thông tin thiết thực đến người nông dân.

Nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin kiến thức nôngnghiệp mà đặc biệt là thông tin về thị trường và giá cả nông sản cho mọi đốitượng mà tập trung chủ yếu vào nông dân, Trung tâm Tin học Bộ NN&PTNTđã triển khai dự án xây dựng mạng lưới thông tin thị trường nông nghiệp, mộttrong những mục tiêu quan trọng của dự án là giúp hoạt động sản xuất gắn vớithị trường, hàng hóa làm ra phải phù hợp với tín hiệu của thị trường Điều nàysẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trườngthế giới, đồng thời mở rộng chủng loại hàng hóa xuất khẩu(TS Đặng KimSơn, Giám đốc Trung tâm Tin học Bộ NN&PTNT)[].

Bước đầu tiên, dự án lựa đã chọn 3 tỉnh để thực hiện thí điểm trong năm2004, gồm Vĩnh Long, ĐăkLăk và Lào Cai; sau đó, mở rộng phạm vi lên 10tỉnh trong năm 2005 và 20 tỉnh năm 2006 Những tỉnh này phải đảm bảo cáctiêu chí như: lãnh đạo địa phương phải hiểu được giá trị của thông tin thịtrường và tích cực ủng hộ; sẵn sàng xây dựng chương trình và đóng góp mộtphần tài chính, nhân lực và tạo thuận lợi cho việc thu thập, xử lý cũng nhưcung cấp, phổ biến thông tin đến người dân.

Tuy nhiên, đã nảy sinh nhiều vướng mắc khi triển khai thực hiện thuthập thông tin Đó là khả năng phân tích hạn chế nên dự báo thông tin về giá

Trang 9

cả thị trường chưa tốt Hầu hết thông tin thu thập được mới đơn thuần là tingiá cả, chưa được tổng hợp, đánh giá, xử lý để có những dự báo chính xác,tránh thiệt thòi cho nông dân Mạng lưới cộng tác viên cung cấp thông tin cònmỏng (Trịnh Tiến Bộ, Trưởng phòng Đào tạo và Kiểm nghiệm, SởNN&PTNT ĐăkLăk) Hệ thống đang rất thiếu những địa chỉ cung ứng vềgiống, đại lý thu mua, cơ sở chế biến Hay nông dân cũng đói thông tin vềthời điểm thu hoạch của các loại nông sản trong nước cũng như nước ngoài đểlựa chọn thời gian trồng, thu hái thích hợp, tránh rớt giá Việc triển khai hệthống thông tin nông nghiệp không đơn giản chỉ là cung cấp thông tin về giácả hàng hóa, mà còn là kênh quan trọng giúp họ nâng cao hiểu biết kỹ thuật,từ đó sản xuất sản phẩm có giá thành hạ, cạnh tranh Không những thế, đâycòn là một trong những điều kiện thuận lợi để thực hiện xúc tiến thươngmại(Ngô Long Bồi, Trưởng phòng KHCN, Sở NN&PTNT Vĩnh Long)[].

2.5 Vai trò và sự phân tích AKIS.

Quan điểm của AKIS là người nông dân sử dụng rất nhiều nguồn khácnhau để thu thập kiến thức và thông tin mà họ cần cho sản xuất nông nghiệpvà quản lý nông hộ của hộ Những kiến thức mới không chỉ do cơ quan khoahọc tạo ra, mà còn do nhiều tác nhân khác tạo ra và phát triển lên Điều nàyrất có ích khi phân tích xem tất cả những nguồn này bổ sung và hỗ trợ lẫnnhau như thế nào, hoặc giữa chúng có mâu thuẫn gì hay không Nông dân sửdụng những nguồn nào để thu thập kiến thức và thông tin, và làm thế nào đểnhững nguồn đó có được thông tin và kiến thức ấy AKIS cũng phân tíchnhững luồng thông tin từ người dân này tới các người dân khác, tới các nhànghiên cứu, người làm chính sách và các nhà doanh nghiệp khác

* Sự phân tích AKIS

Phân tích AKIS cho một vùng hay một lĩnh vực nào đó của nông nghiệplà rất quan trọng để phát hiện ra những lỗ hổng đang kìm hảm sự phát triểncủa nông nghiệp, cũng như những sự chồng chéo đang làm lãng phí nguồn lựcvà có thể gây ra những mâu thuẩn không đáng có Phân tích AKIS có thể làtrách nhiệm của dịch vụ Khuyến nông Các tổ chức của nông dân cũng đóngmột vai trò có giá trị trong tiến trình này bằng việc làm rõ các thông tin cần

Trang 10

thiết của các thành viên và khuyến khích các cơ quan nghiên cứu, các tổ chứcKhuyến nông và các tác nhân khác cung cấp những thông tin đó.

Thông tin nông nghiệp có thể được kết hợp trong những sản phẩm kỹthuật như thuốc trừ sâu, máy móc hoặc hạt giống và những bước đệm choviệc sử dụng chúng Những cái đó được Bennett (1990) gọi là những kỹ thuật.Những thông tin và kỹ năng khác thường không được kết hợp trong một sảnphẩm, như việc dự tính dự báo sâu bệnh, thời vụ làm cỏ hay thời vụ luân canhcây trồng, Những việc này gọi là những thao tác (kỹ thuật canh tác) Cáccông ty thương mại có thể thu được lợi nhuận từ việc bán và cung cấp nhữngthông tin về công nghệ, nhưng những thông tin về kỹ thuật canh tác thì chỉđược các dịch vụ Khuyến nông cung cấp với nguồn tài chính lấy từ thuế hoặcdo nông dân đóng góp[2, 31 - 32].

Tiến hành phân tích AKIS như vậy trước khi bắt đầu một dự án mới làrất cần thiết và cực kỳ quan trọng Tuy nhiên những nhà đầu tư cho các dự ánthường không tăng cường hệ thống đang có sẳn mà tìm cách phát triển một hệthống, một tổ chức mới, trùng lặp với các yếu tố của hệ thống này và có xuhướng thất bại hoàn toàn ngay sau khi hết nguồn đầu tư.

* Vai trò của AKIS

Sự phân tích AKIS thường chỉ ra rằng vai trò truyền thống của các tổchức Khuyến nông là chuyển giao kỹ thuật được tạo ra ở các cơ quan nghiêncứu đến với nông dân Tuy nhiên ở hầu khắp các nước phát triển vai trò chínhcủa họ là học hỏi kinh nghiệm của các nông dân tiên tiến nhất để dạy lại chonhững nông dân khác cách cải thiện việc quản lý nông trại của họ Ngoài rasự phân tích AKIS còn chỉ ra rằng vai trò của các tổ chức Khuyến nông còncó thể là để:

- Giúp nông dân thí nghiệm các kỹ thuật mới hay hệ thống canh tác mới.- Thu được những thông tin thích hợp từ các nguồn thông tin khác nhau.- Đánh giá và giải thích những thông tin này trong các tình huống của họ.- Học hỏi những kinh ngiệm của họ.

McDermott đã chỉ ra rằng sử dụng AKIS một cách khoa học và hiệu quảgiúp việc sử dụng thông tin một cách hiệu quả, tạo ra những kỹ thuật tốt nhấtcho một tình hình cụ thể nào đó thông qua việc tổng hợp thông tin từ các nhà

Trang 11

nghiên cứu, Khuyến nông và nông dân khác Tuy nhiên quá trình tổng hợpnày thường không được chú ý đúng mức AKIS giúp xóa mờ sự phân địnhgiữa các nhà nghiên cứu, Khuyến nông và nông dân vì họ đã tham gia vàomột quá trình học hỏi để phát hiện ra những cách để cải tiến những hoạt độngnông nghiệp Trong tiến trình đó, mỗi nhóm đều có thể học hỏi được từ nhữngngười tham dự kia[2,33].

AKIS tạo ra một mạnh lưới thông tin gồm nhiều tác nhân khác nhau vàcần thiết, trong đó thông tin của mỗi nhóm đều có thể được tổng hợp lại Vaitrò của mạng lưới hoạt động này có thể được thực hiện với những thông tin vềkỹ thuật sản xuất, cũng như đối với việc phát triển các mối quan hệ hiệu quảhơn với thế giới bên ngoài, đặc biệt là thị trường.

Trang 12

PHẦN 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Hưng Thuỷ

 Đặc điểm tự nhiên: Vị trí địa lý

 Địa hình, đất đai

 Đặc điểm kinh tế, xã hội

 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi Tình hình sản xuất ngành trồng trọt Tình hình nuôi trồng thuỷ sản Các ngành nghề dịch vụ khác Cơ sở hạ tầng

3.1.2 Mô tả hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp của người dân

 Các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nôngnghiệp ở địa phương.

 Các nguồn thông tin kiến thức.

 Thông qua các kênh thông tin/phương tiện truyền thông. Loại thông tin người dân được tiếp cận.

3.1.3 Vai trò của hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp trong hoạt độngsản xuất nông nghiệp của người dân

 Sự phản hồi thông tin của người dân

Trang 13

3.1.4 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển hệthống thông tin kiến thức về nông nghiệp cho người dân ở địa phương.

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

 Người dân tham gia sản xuất nông nghiệp tại xã Hưng Thuỷ. Các thương lái thu mua hàng nông sản.

 Các hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp, cung cấp dịch vụ đầu vàocho nông nghiệp.

 Nhóm trưởng, hội trưởng của các tổ chức dựa và cộng đồng(nhóm sở thích, nhóm dùng chung nước sạch…)

 Cán bộ Khuyến nông xã, huyện.

 Cán bộ địa phương ( cán bộ xã, thôn, xóm, cụm,…).

3.2.2 Phạm vi nghiên cứu

 Về nội dung: Sản xuất nông nghiệp là hoạt động sinh kế chủ yếucủa người dân xã Hưng Thuỷ nhưng trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo Vì vậytrong phạm vi đề tài này tôi chỉ tiến hành nghiên cứu hệ thống thông tin kiếnthức nông nghiệp của những người dân có hoạt động sản xuất trồng trọt.

 Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu ở hai thôn ĐấuTranh và Thắng Lợi là hai thôn có cơ cấu cây trồng mang tính đại diện choxã.

 Về thời gian: Đề tài được tiến hành trong thời gian 18 tuần, từngày 05/01/2009 đến ngày 09/05/2009.

3.3 Phương pháp thu thập thông tin

Để thực hiện các mục tiêu cụ thể đã đặt ra của nghiên cứu, một sốphương pháp đã được sử dụng như sau:

 Thu thập và phân tích số liệu thứ cấp ở cấp chính là xã HưngThủy , thông qua các báo cáo thực hiện nhiệm vụ KT - XH, QPAN các năm2005 đến 2008 và các tài liệu liên quan khác.

Trang 14

 Phỏng vấn sâu cán bộ địa phương và một số người am hiểu cộngđồng như: Cán bộ Khuyến nông xã, trưởng thôn, hội trưởng hội nông dân, hộitrưởng chi hội phụ nữ

 Điều tra nông hộ theo phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc Mẫuđược chọn ngẩu nhiên gồm 15 hộ sản xuất nông nghiệp.

 Phỏng vấn bán cấu trúc các đối tượng khác gồm: các thương lái,hộ thu gom nông sản; các hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp.

 Thảo luận nhóm- Mục đích:

Xác định các nguồn thông tin kiến thức về nông nghiệp mà người dânđịa phương có thể tiếp cận.

Đánh giá vai trò, hiệu quả của các nguồn thông tin, kênh thông tin qua sựbình chọn của người dân.

Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho việc phát triểnhệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp ở địa phương.

- Các bước tiến hành:

+ Chọn người tham gia: 15 người đã được lựa chọn tham gia vàobuổi thảo luận nhóm (tối 02/04/2009) Với 6 đại diện của thôn Đấu Tranh, 6đại diện của thôn Thắng Lợi (trưởng thôn, chi hội trưởng chi hội nông dânthôn, chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn, 3 người dân tham gia sản xuất nôngnghiệp), 1 người thu gom nông sản, 1 người kinh doanh vật tư nông nghiệp ởđịa phương và cán bộ Khuyến nông xã.

+ Tiến hành thảo luận:

 Xác định các nguồn thông tin kiến thức về nông nghiệp màngười dân địa phương có thể tiếp cận, nội dung (loại) thông tin nhận đượctrong mỗi nguồn.

 Thảo luận vai trò, hiệu quả của các nguồn thông tin Xếpthứ tự ưu tiên các nguồn/kênh thông tin với các tiêu chí:

 Sự phù hợp của thông tin với nhu cầu người dân. Sự sẳn có phương tiện tiếp nhận thông tin của người

 Phạm vi thông tin.

Trang 15

 Tần suất truyền tin.

 Độ chính xác của thông tin

Sử dụng công cụ phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, điểmyếu, cơ hội và thách thức của người dân địa phương trong việc phát triển hệthống thông tin kiến thức về nông nghiệp.

3.4 Phương pháp xử lý số liệu

- Dùng phương pháp định tính và định lượng để tổng hợp thông tin.- Xử lý thông tin trên phần mềm Excel.

Trang 16

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tình hình cơ bản của xã Hưng Thủy

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Hưng Thủy là một xã bãi ngang nằm phía Nam huyện Lệ Thủy tỉnhQuảng Bình, cách thị trấn Kiến Giang (Lệ Thủy) 12 Km về phía Đông Nam,với hình tam giác thế chân kiềng.

- Phía Bắc giáp xã Cam Thủy

- Phía Đông giáp xã Hải Thủy (Ngư Thủy Trung)- Phía Tây giáp xã Tân Thủy

- Phía Nam giáp xã Sen Thủy

Xã nằm vị trí tương đối thuận lợi, có đường quốc lộ 1A đi ngang qua và trênđịa bàn xã có một chợ đầu mối nên việc giao lưu, buôn bán và thông tin liênlạc với bên ngoài tương đối thuận lợi.

4.1.1.2 Địa hình và đất đai.

Xã Hưng Thủy có địa hình tương đối đơn giản Toàn xã có địa hình bằngphẳng, không có đồi núi rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nôngnghiệp Hiện trạng sử dụng đất đai của xã thể hiện:

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất xã Hưng Thuỷ (Đơn vị tính: ha)

Trang 17

Nguồn: Kế hoạch phát triển Hưng Thuỷ giai đoạn 2005 - 2010

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 1184,79 ha trong đó đất dùngcho nông nghiệp là 504,06 ha chiếm 42,54% Theo xu hướng chung ở xãHưng Thuỷ diện tích đất nông nghiệp ngày càng được mở rộng tuy nhiên bìnhquân đất nông nghiệp/đầu người không tăng mà còn có xu hướng giảm do sựgia tăng dân số và do các nguyên nhân khác Xã hội ngày càng phát triển, dânsố ngày càng gia tăng, nhu cầu sử dụng đất đai của con người để làm nhà, đấtcho các công trình, đất sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp ngày càng giatăng Do đó diện tích đất nông nghiệp một phần cũng bị thu hẹp, một phần lấytừ quỹ đất chưa sử dụng của địa phượng.

4.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội

4.1.2.1 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi

Chăn nuôi là một hoạt động sản xuất phụ nhưng nguồn thu nhập đem lạicho các hộ nông dân tương đối lớn chủ yếu trang trải các chi phí sinh hoạthàng ngày Lợn và trâu, bò là gia súc chủ yếu trong xã Tổng đàn lợn nuôi là4.590 con, bình quân: 3 con/hộ và có khoảng 85% hộ nuôi lợn Đàn Trâu có267 con, đàn bò có 855 con trong đó 10% là sử dụng cho cày kéo, 90% nuôikinh doanh để tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình Đàn gà có 19.500 con,đàn vịt có 7.150 con (Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT - XH, QPANnăm 2008)

Lao động tham gia vào chăn nuôi lợn chủ yếu là nữ, còn nuôi trâu và bòlà nam giới Trong đó khoảng 80 % là nam trong độ tuổi lao động còn 20%người chưa đến tuổi lao động hoặc hết tuổi lao động tham gia hoạt động này.Công tác phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm luôn được chútrọng Ý thức của người dân ngày càng dược nâng cao trong công tác phòngtrừ dịch bệnh, đồng thời kết hợp với công tác kiểm tra nên trong năm 2008trên địa bàn xã đã không có dịch bệnh xảy ra

4.1.2.2 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt

Trồng trọt là ngành sản xuất quan trọng và cũng là hoạt động chính manglại thu nhập và ổn định cho cuộc sống của người dân xã Hưng Thuỷ.

Trang 18

Bảng 2: Cơ cấu cây trồng của xã Hưng Thuỷ

Năng suất(tạ/ha)

Sản lượng(tấn)

Người dân địa phương chủ yếu sử dụng các giống lúa như: Giống lúaKhang Dân, giống lúa Lai Trung Quốc, giống lúa X21, giống lúa Xuân Mai(vụ hè thu) nên năng suất đạt tương đối cao Nguồn giống chủ yếu mua từcác công ty giống cây trồng (Được thực hiện dưới hình thức người dân đăngký giống tại trưởng thôn, sau đó trưởng thôn làm việc trực tiếp với công tygiống)

4.1.2.3 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản.

Tổng diện tích ao hồ đạt 22 ha và trên 30 ha cá lúa Hàng năm nuôi thảtrên 80 vạn cá giống, thu trên 85 tấn cá thịt Các giống cá chủ yếu là trắm cỏ,

Trang 19

rô phi, trê lai, chép, mè Nuôi trồng thuỷ sản là một trong những nguồn thunhập chính của người dân và đã tạo được nhiều công ăn việc làm Ước tínhthu nhập về nuôi trồng thuỷ sản trên 2,5 tỷ đồng/năm.

4.1.2.4 Ngành nghề dịch vụ và các nghề phụ khác

Trên địa bàn xã hiện có trên 353 hộ làm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụthương mại Lực lượng này đóng góp gần 30% tổng thu nhập của xã Các hoạtđộng buôn bán và dịch vụ quy mô tương đối lớn, không chỉ phục vụ nhu cầuđịa phương mà còn đáp ứng nhu cầu của người dân các địa phương, xã lâncận Các cửa hàng dịch vụ chủ yếu là: cửa hàng tạp hoá; cửa hàng buôn bánsắt thép, xi măng; cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp; các cửa hàng ănuống Các ngành nghề phụ khác có thợ nề, thợ kép, thợ mộc, thợ may, thợsữa chửa ô tô, xe máy, cơ khí tổng hợp ngoài ra còn có các hộ làm nghề buônbán thu mua nông sản chuyển đi nơi khác bán.

Dịch vụ và các nghề phụ khác thu hút được một số lượng lao động đángkể và tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương trong suốt thờigian rảnh rỗi sau thu hoạch Các hoạt động tạo sinh kế này đóng góp nguồnthu nhập đáng kể cho gia đình.

Lực lượng lao động đi làm xa chủ yếu là lao động trẻ độ tuổi từ 18 đến35 lực lượng này cũng mang lại nguồn thu nhập cho các hộ gia đình, tỷ lệtham gia khoảng 50% nam và 50% nữ.

4.1.2.4 Cơ sở hạ tầng

Xã Hưng Thủy cơ sở hạ tầng rất tốt để phát triển kinh tế xã hội Theo sốliệu thống kê, khoảng 99,5% các hộ gia đình sử dụng điện và nước sạch, trên90 % số hộ có ti vi, gần 80 % hộ có điện thoại Trên địa bàn xã có đường quốclộ 1A đi ngang qua nên việc đi lại của người dân khá dễ dàng Các cơ sở hạtầng khác đang trong điều kiện tốt.

Trang 20

Bảng 3 : Cơ sở hạ tầng xã Hưng Thủy

Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị Đơn vị tính Số lượng

- Số trạm biến áp- Đường dây cao thế- Đường dây hạ thế

74,428,89Các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất:

Nguồn: Thống kê của UBND xã Hưng Thuỷ năm 2008 và kế hoạch pháttriển xã Hưng Thuỷ năm 2009

Trang 21

4.2 Mô tả AKIS của người dân

4.2.1 Các cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nôngnghiệp ở địa phương (ở hai thôn khảo sát).

Quá trình nghiên cứu cho thấy rằng, có rất nhiều tổ chức, cơ quan và cánhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có mặt thường xuyên ở địaphương Chi tiết thể hiện ở bảng 4 Tìm hiểu về các cơ quan, tổ chức này làcơ sở cho việc nghiên cứu AKIS tại địa phương.

Bảng 4: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông

nghiệp có mặt thường xuyên ở hai thôn khảo sát.

Đơn vị Thôn ĐấuTranh

ThônThắng LợiKhu vực

Thương lái, người thu gom

Người kinh doanh vật tư

Các điểm kinh doanh

** Số lượng chung cho hai thôn.

+ Số lượng ít nhưng không thống kê được.

++ Số lượng nhiều nhưng không thống kê được.

Trang 22

1 Cán bộ xã bao gồm: Cán bộ KHUYếN NÔNG (2 người), cánbộ BVTV, cán bộ thú y.

2 Cán bộ thôn chủ yếu là trưởng thôn.

3 Các tổ chức quần chúng bao gồm: Hội phụ nữ, đoàn thanhniên, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi ở thôn.

4 Nông dân bao gồm những người bà con thân thuộc, nhữngngười hàng xóm, bạn bè

Ngoài ra, còn có rất nhiều cơ quan, tổ chức khác mặc dù không có mặtthường xuyên ở địa phương nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc chuyểntải thông tin/kiến thức nông nghiệp cho người dân địa phương Bao gồm: Cáccán bộ Khuyến nông huyện, tỉnh; cán bộ, người đại diện của các công tythuốc BVTV, công ty phân bón, công ty (trại) giống ; cán bộ của các trường,viện nghiên cứu

4.2.2 Những nguồn thông tin nông nghiệp người dân có thể tiếp cận.

Quá trình nghiên cứu đã phát hiện nhiều mối liên kết tồn tại trong sảnxuất nông nghiệp của người dân Người nông dân ở đây có thể nhận thông tin/kiến thức nông nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau (Sơ đồ 2 và bảng 5).Nó cóthể bao gồm các nguồn sau:

Thứ nhất: Từ nông dân khác bao gồm có thể là từ bạn bè, người bà con,người thân, những người hàng xóm ) Quá trình chuyển tải thông tin/kiếnthức được thực hiện dưới hình thức nông dân truyền đạt cho nông dân.

Thứ hai: Từ những người thương lái, những người thu gom hàng hoá màchủ yếu là những người thu mua hàng nông sản ở địa phương (thu mua đầu racho sản xuất nông ngiệp) Khi những người nông dân bán sản phẩm chonhững thương lái, những người thu gom thì đồng thời họ cũng có quá trìnhtrao đổi thông tin/kiến thức mọi mặt của cuộc sống nói chung và thôngtin/kiến thức về nông nghiệp nói riêng.

Thứ ba: Từ những người kinh doanh vật tư nông nghiệp (Những ngườicung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: cung cấp giống,cung cấp phân bón, cung cấp hoá chất BVTV ) Những người này đóng mộtvai trò khá quan trọng trong việc cung cấp thông tin/kiến thức nông nghiệpcho người dân Người dân khi đến các điểm kinh doanh vật tư nông nghiệp để

Trang 23

mua các sản phẩm cần thiết như: thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, phân bón, thứcăn chăn nuôi, các laọi thuốc kích thích sinh trưởng thì họ cũng mong nhậnđược sự hướng dẫn, giới thiệu kỹ càng các thông tin về sản phẩm họ cần muanhư: Thông tin về xuất xứ (thông tin về nhà sản xuất), hạn sử dụng, cáchướng dẫn về cách sử dụng sản phẩm Những thông tin mà người dân nhậnđược từ những người cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệpthường là những thông tin rất thiết thực và bổ ích, phù hợp với nhu cầu vànguyện vọng của người dân

Thứ tư: Từ chính quyền địa phương bao gồm chính quyền xã (Cán bộkhuyến nông xã, cán bộ BVTV xã, cán bộ thú y xã) và thôn (chủ yếu làtrưởng thôn) Trong đó thông tin từ chính quyền xã chủ yếu chuyển xuống cáctrưởng thôn, sau đó trưởng thôn thông báo, phổ biến lại cho bà con nông dân

Thứ năm: Từ các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm các loại bảntin nông nghiệp trên ti vi, đài, các thông tin trên internet và các loại báo chí,tạp chí nông nghiệp Những kênh thông tin này người dân có điều kiện tiếpxúc thường ngày vì gia đình có sẳn các phương tiện tiếp nhận thông tin (tivi,đài) Các thông tin trên Internet, báo và các loại tạp chí nông nghiệp ngườidân ít có điều kiện tiếp cận vì nhiều lý do khác nhau trong đó có lý do làngười dân không biết cách tiếp cận và không có kinh phí.

Thứ sáu: Từ các tổ chức đoàn thể (tổ chức quần chúng) trong thôn, xãnhư: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hộingười cao tuổi Mặc dù các tổ chức này rất đa dạng về quy mô và loại hìnhhoạt động nhưng sự tham gia của các tổ chức này vào phát triển nông nghiệpcòn hạn chế nên nguồn thông tin mà các tổ chức này cung cấp cho người dâncòn ít.

Thứ bảy: Từ CBOs (CBOs) bao gồm: Các nhóm sở thích chăn nuôi bò,nhóm tiết kiệm tín dụng, nhóm dùng chung nguồn nước.

Thứ tám: Trực tiếp từ khuyến nông huyện Người dân rất ít khi được tiếpxúc trực tiếp với khuyến nông huyện Khuyến nông huyện chỉ về làm việc vớicán bộ địa phương sau đó cán bộ địa phương thông báo lại với người dân Chỉkhi có các chương trình, hoặc các dự án có tổ chức các lớp tập huấn cần cán

Ngày đăng: 14/11/2012, 14:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Cơ cấu cây trồng của xã Hưng Thuỷ - Tìm hiểu thực trạng và vai trò của hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp
Bảng 2 Cơ cấu cây trồng của xã Hưng Thuỷ (Trang 18)
Bảng 5: Các nguồn thông tin/kiến thức nông nghiệp người dân được tiếp - Tìm hiểu thực trạng và vai trò của hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp
Bảng 5 Các nguồn thông tin/kiến thức nông nghiệp người dân được tiếp (Trang 26)
hình thức: Nông dân trao đổi trực tiếp với  những   người   thương  lái khi họ mua  hàng  hoá   nông   sản   của  nông   dân   hoặc   trao  đổi qua điện thoại - Tìm hiểu thực trạng và vai trò của hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp
hình th ức: Nông dân trao đổi trực tiếp với những người thương lái khi họ mua hàng hoá nông sản của nông dân hoặc trao đổi qua điện thoại (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w