MỞ ĐẦU Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát mà nước ta đã lựa chọn trong thời kì đổi mới. Nó vừa mang tính chất chung của kinh tế thị trường, vừa c
Trang 1Đề tài:
"Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay"
MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tếtổng quát mà nước ta đã lựa chọn trong thời kì đổi mới Nó vừa mangtính chất chung của kinh tế thị trường, vừa có những đặc thù, được quyếtđịnh bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội Đây là sự vậndụng sáng tạo những kinh nghiệm trong nước và thế giới về phát triểnkinh tế thị trường, là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng trong quá trình lãnhđạo nhân dân xây dựng đất nước Đảng ta đã xác định một cách nhấtquán kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế nhiềuthành phần, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo Qua đề tài:“Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướngXHCN ở nước ta hiện nay”, chúng ta có thể xác định một cách rõ ràng vànhất quán về vị trí, vai trò kinh tế của Nhà nước trong quá trình pháttriển kinh tế Hơn nữa, ta có thấy được những mặt tích cực và hạn chếcủa vấn đề, có thể đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò quảnlý kinh tế của Nhà nước trong đề tài trên Em cũng xin gửi lời cảm ơnchân thành đến GS_TS Phạm Quang Phan đã giúp đỡ em thực hiện đề tàinày.
Trang 2I.Tính tất yếu khách quan vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước
Trước kia, với quan điểm “Bàn tay vô hình” và nguyên lý “ Nhànước không can thiệp” vào nền kinh tế, A.Smith(1723-1790) cho rằngphát triển kinh tế cần tuân theo nguyên tắc tự do, sự hoạt động của nềnkinh tế là do qui luật khách quan tự phát phân phối Thị trường vậnđộng là do quan hệ cung cầu … Song trên thực tế cho thấy rằng: nềnkinh tế muốn phát triển nhanh đòi hỏi đất nước phải có cơ sở hạ tầnghiện đại Người ta thấy rằng: nền kinh tế phát triển càng cao, xã hội hoámở rộng, càng cần có sự quản lý của Nhà nước Vào đầu những năm 30của thế kỉ XX, tình trạng khủng hoảng kinh tế xảy ra liên tục Quanđiểm “ Bàn tay nhà nước” ra đời, theo Keynes và trường phái của ôngthì sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế sẽ khắc phục khủnghoảng, thất nghiệp, tạo ra sự ổn định kinh tế Nhưng những chấn độnglớn trong nền kinh tế, khủng hoảng, thất nghiệp vẫn xảy ra Dẫn đếnxuất hiện tư tưởng phối hợp “Bàn tay vô hình” và “Bàn tay nhà nước”.Và các nhà kinh tế đã thừa nhận: nền kinh tế hiện đại muốn phát triểnphải dựa vào cơ chế thị trường và sự quản lý của Nhà nước.
Trong hoàn cảnh của nước ta: Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏqua giai đoạn tư bản chủ nghĩa – giai đoạn tạo ra cơ sở vật chất của chủnghĩa xã hội, do đó trình độ phát triển lực lượng sản xuất của nước ta cònthấp và lạc hậu cho sự phát triển Tình trạng này dẫn đến khuynh hướngtư bản chủ nghĩa là điều không tránh khỏi, do đó Nhà nước cần phải vữngmạnh về mọi phương diện để huy động mọi tiềm năng cho sản xuất, pháttriển khoa học, tiến bộ xã hội Kèm theo sự lạc hậu về kĩ thuật, nước ta
Trang 3còn phải trải qua một loạt các bước quá độ với tính chất phức tạp của conđường đi lên chủ nghĩa xã hội, cần phải có một Nhà nước không nhữngcó quyết tâm, trung thành với con đường giải phóng nhân dân lao độngmà còn phải có kiến thức đầy đủ để xác định những mục tiêu, biện phápthích hợp với từng bước quá độ.
Bối cảnh lịch sử thế giới trong giai đoạn hiện nay cũng đặt ra nhiềuthách thức to lớn Điều kiện quốc tế hoá nền kinh tế thế giới mở ra chochúng ta những cơ hội về vốn, kĩ thuật và kinh nghiệm quản lý để phụcvụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tuy nhiên đây cũngchính là con đường mà những thế lực thù địch có dã tâm lợi dụng đểchống lại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của ta Vì vậy, nếu khôngcó một Nhà nước vững mạnh và có tài trí thì khả năng mất độc lập tự chủvà bị lệ thuộc dưới những hình thức mới có thể trở thành hiện thực.
Quá trình phát triển của nước ta từ khi giải phóng đến nay đã cho thấynước ta tất yếu phải phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vậnhành theo cơ chế thị trường và mở cửa ra bên ngoài Nền kinh tế này đãthể hiện những mặt mạnh không thể phủ nhận của mình nhưng khôngphải lúc nào nó cũng thống nhất với những yêu cầu mang tính địnhhướng của chủ nghĩa xã hội, thậm chí đối lập với những định hướng ấy.Hai khả năng phát triển chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội đều tồn tạikhách quan Vai trò Nhà nước ta ở đây là phải giải quyết thành công mâuthuẫn giữa hai con đường, giành thắng lợi cho con đường xã hội chủnghĩa trên lĩnh vực kinh tế, giũ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, đưanền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, mọi Nhà nước dù thuộc chế độchính trị nào cũng đều phải can thiệp, quản lý nền kinh tế ấy trong mộtgiới hạn nhất định Đây là vai trò có tính tất yếu khách quan của Nhà
Trang 4nước, nó gắn với những nhiệm vụ mới mẻ và khó khăn phát sinh trongtừng giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội của nước ta.
II Các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướngXHCN ở Việt Nam
Trong nền sản xuất hàng hoá phát triển theo định hướng xã hội chủnghĩa, kế hoạch và thị trường đều được xem là những công cụ điều tiếtkinh tế khách quan mặc dù chúng là hai cơ chế hoạt động theo nhữngnguyên tắc khác nhau Trong mối quan hệ này, thị trường vừa được coi làcăn cứ, vừa được coi là đối tượng của kế hoạch và phát triển theo sự điềutiết và định hướng của kế hoạch vĩ mô Kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vậnđộng theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo nhữngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Nó có những đặc trưng cơ bản sau:
1.Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường:
Đây cót thể coi là một trong những tiêu thức để phân biệt nền kinh tếthị trường ở nước ta với nền kinh tế thị trường khác, nó nói đến mục đíchchính trị, mục tiêu kinh tế – xã hội mà Nhà nước và nhân dân ta đã chọnlàm định hướng chi phối sự vận động, phát triển nền kinh tế.
Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là giảiphóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nướcđể thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật chất kĩthuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội, cải thiệntừng bước đời sống nhân dân Chúng ta thực hiện theo tư tưởng của chủtịch Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng lấy sản xuất gắn liềnvới cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và
Trang 5công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp, gắn liền với xoá đóigiảm nghèo.
2 Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tếNhà nước giữ vai trò chủ đạo
Trong nền kinh tế nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản là sở hữutoàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân Từ đó hình hành nên nhiềuthành phần kinh tế, nhiều tổ chức sản xuất kinh doanh: kinh tế nhà nước,kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tưbản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó kinh tế nhànước luôn giữ vai trò chủ đạo Các thành phần kinh tế nói trên là nhữngbộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xãhội , nó trở thành tất yếu đối với nước ta Chỉ có như vậy chúng ta mớikhai thác được mọi nguồn lực kinh tế, nâng cao được hiệu quả kinh tế,phát huy được mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế vào phát triểnchung nền kinh tế của đất nước nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăngcủa nhân dân.
Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tínhnguyên tắc, là sự khác biệt có tính bản chất giữa kinh tế thị trường tư bảnchủ nghĩa Nó được quyết định bởi định hướng xã hội chủ nghĩa của nềnkinh tế vì mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương ứng vớinó, kinh tế nhà nước với kinh tế tập thể tạo nền tảng cho chế độ xã hộimới – xã hội chủ nghĩa ở nước ta Mặt khác, cần nhận thức rõ ràng rằngmỗi thành phần kinh tế trong thời kì quá độ có bản chất kinh tế – xã hộiriêng, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng, do đó các thànhphần kinh tế bên cạnh sự thống nhất còn có những sự khác biệt và mâuthuẫn, đưa đến những hướng phát triển khác nhau Nhờ có vai trò chủ đạocủa mình, thành phần kinh tế nhà nước mới có thể xây dựng và phát triển
Trang 6nền kinh tế theo đúng các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước, đảmbảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3 Trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiềuhình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động làchủ yếu
Thu nhập đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc sản xuất kinhdoanh của chủ thể kinh tế và đời sống dân cư Tăng thu nhập là điều kiệnđể mở rộng tích luỹ, tăng đầu tư tạo ra các nguồn lực cần thiết cho nềnkinh tế Quy mô của thu nhập lớn sẽ quyết định sức mua hàng hoá vàdịch vụ, quyết định quy mô tích luỹ và tiêu dùng trong từng thời kì.
Thời kì quá độ ở nước ta tồn tại nhiều chế độ sở hữu, mỗi chế độ cónguyên tắc (hình thức) phân phối tương ứng với nó tạo ra sự đa dạng vềhình thức phân phối thu nhập: phân phối theo lao động, theo vốn hay tàisản đóng góp, phân phối theo giá trị sức lao động hoặc phân phối thôngqua các quỹ phúc lợi tập thể và xã hội Sự phân phối này là một nội dungrất quan trọng của quan hệ sản xuất, phản ánh kết quả của quan hệ sởhữu, làm cho quan hệ sở hữu được thực hiện về mặt kinh tế Nhà nước đãban hành những chính chách để điều tiết phân phối thu nhập bao gồm:chính sách thuế, chính sách phân phối lợi nhuận, chính sách lãI suất,chính sách tiền lương, tiền công, chính sách bảo hiểm xã hội…
Phân phối theo lao động là hình thức phân phối thu nhập chủ yếuđược thực hiện ở nước ta, là hình thức phân phối thu nhập hợp lý nhất,công bằng nhất trong các hình thức phân phối đã có trong lịch sử Nó làđặc trưng bản chất của nền kinh tế thị trường, được thực hiện về mặt kinhtế của chế độ công hữu với những tác động rất tích cực như: Thúc đẩy
Trang 7mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng suất lao động,xây dựng được thái độ lao động đúng đắn, củng cố kỉ luật lao động, thúcđẩy mọi người nâng cao trình độ, tác động mạnh đến đời sống vật chất vàvăn hoá của người lao động… Mặt khác, như trên đã đề cập, mục tiêuphát triển của nước ta là xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, con người được giải phóng khỏiáp bức, bóc lột, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tự do, có điều kiện đểphát triển toàn diện Mỗi bước tăng trưởng kinh tế ở nước ta được xácđịnh phải gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và côngbằng xã hội Việc phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội và tập thểdo đó cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này.
4 Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nói đến cơ chế thị trường là nói đến một cơ chế tự vận động của thịtrường theo quy luật nội tại vốn có của nó mà A.Smith gọi là “Bàn tay vôhình” ở đây tồn tại một loạt quy luật kinh tế chi phối hoạt động của cácchủ thể kinh tế cũng như của toàn bộ nền kinh tế như quy luật giá trị, quyluật cung_cầu, quy luật lợi nhuận, quy luật lưu thông tiền tệ Chúng cóvai trò quyết định đối với việc phân phối nguồn lực kinh tế vào cácngành, các lĩnh vực kinh tế Chính vì vậy kinh tế thị trường tạo điều kiệnđể thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất, văn hoá và sự phát triểntoàn diện của con người.
Tuy nhiên kinh tế thị trường cũng có những mặt trái của nó, trước hếtlà tình trạng khủng hoảng và thất nghiệp_căn bệnh nan giải của kinh tếthị trường, thêm vào đó là
Trang 8Tình trạng ô nhiễm môi trường bởi những mục tiêu lợi nhuận cá nhântàn phá tự nhiên Cuối cùng là tình trạng độc quyền xoá bỏ tự do cạnhtranh làm cho nền kinh tế mất tính hiệu quả Tất cả những hạn chế đó đềuđòi hỏi có sự can thiệp của Nhà nước.
Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường theo nguyên tắc kết hợp kếhoạch với thị trường Kế hoạch là sự điều chỉnh có ý thức của chủ thểquản lý đối với nền kinh tế, còn cơ chế thị trường là sự điều tiết của bảnthân nền kinh tế Kế hoạch và thị trường cần kết hợp với nhau nhằm tậndụng những ưu điểm của cả hai phương tiện này: Đó là khả năng tậptrung nguồn lực cho những mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo cân bằngtổng thể, gắn mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội ngay từ đầu của kếhoạch và tính nhanh nhậy, năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế,đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội của cơ chế thị trường Sựkết hợp này được thực hiện ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô ở tầm vi mô, thịtrường là cơ sở để đề ra kế hoạch sản xuất ra sản phẩm gì, sản xuất nhưthế nào, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào Còn ở tầm vĩ mô, tuy thịtrường không là căn cứ duy nhất quyết định kế hoạch của Nhà nước songđể có một kế hoạch vĩ mô tổng thể không thể thoát ly khỏi thị trường Từđó ta có thể thấy được mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường trong sựnghiệp phát triển kinh tế hiện nay.
5 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là nềnkinh tế mở, hội nhập
Đây là đặc điểm phản ánh rõ nét sự khác biệt giữa nền kinh tế nước tahiện nay với nền kinh tế đóng, khép kín trước đổi mới, nó phù hợp với xuhướng hội nhập của nền kinh tế nước ta trong điều kiện toàn cầu hoá kinhtế.
Trang 9Sự tác động mạnh của cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật đã dẫn đếnsự phát triển của mỗi quốc gia trong sự phụ thuộc với các quốc gia khácbởi nó thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế giữa các nước nhằm thu hútvốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của cácnước để khai thác các tiềm lực và thế mạnh của nước ta Đây là conđường rút ngắn để nước ta có thể phát triển nền kinh tế thị trường hiệnđại.
Nhận thức được đặc điểm này, từ khi đổi mới đến nay, nước ta đã mởrộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá,gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới, thực hiệnnhững thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế nhựng vẫn đảm bảo độc lậpchủ quyền và lợi ích của quốc gia và dân tộc Trong thời gian tới phươnghướng này vẫn tiếp tục được coi là phương hướng chủ yếu và hiệu quảnhất để phát triển nền kinh tế, đồng thời cần có những đổi mới cho phùhợp với hoàn cảnh mới của thế giới.
III Mục tiêu và chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước:
1.Mục tiêu:
Hệ thống các mục tiêu kinh tế vĩ mô có vai trò rất quan trọng trongquản lý kinh tế vĩ mô Đó chính là mức độ trạng thái của nền kinh tế màchủ thể quản lý (nhà nước) mong muốn đưa hệ thống quản lý đạt tới trêncơ sở đánh giá, phân tích tất cả các yếu tố nội sinh và ngoại sinh Hệthống mục tiêu kinh tế vĩ mô chính là những mục tiêu cụ thể hoá các mụctiêu chung của toàn bộ xã hội (phát triển, ổn định, công bằng) Các nhàkhoa học và quản lý thường cho rằng trong quản lý kinh tế vĩ mô có bốnmục tiêu cơ bản sau: tăng trưởng, việc làm, ổn định thị trường và cânbằng cán cân thanh toán.
Trang 10Mỗi một mục tiêu kinh tế vĩ mô lại có một loạt các mục tiêu cụ thể(các chỉ tiêu) kèm theo, các chỉ tiêu này mang tính định lượng rõ rệt vànhiều khi một chỉ tiêu có quan hệ nhiều mục tiêu vĩ mô.
Về mặt quản lý, các mục tiêu (và các chỉ tiêu kèm theo) được nhànước hoạch định ở cấp quốc gia trong các kế hoạch dài hạn, trung hạn vàngắn hạn ở cấp địa phương những mục tiêu này cũng được lựa chọnhoạch định trong các kế hoạch phát triển tùy theo yêu cầu của quản lý.
Sau đây sẽ xem xét các mục tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu
* Giải quyết việc làm cho lực lượng lao động Mục tiêu này còn đượcgọi là mục tiêu "toàn dụng nhân lực" Lực lượng lao động của quốc gia lànguồn lực quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và phát triển Giải quyếtviệc làm cho lực lượng lao động vừa có tác dụng thúc đẩy tăng trưởngvừa giải quyết công bằng và ổn định xã hội Ngược lại, nếu không giảiquyết việc làm đầy đủ cho lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp quá caosẽ trở thành gánh nặng xã hội, gây nên những hậu quả kinh tế - xã hộixấu, rất khó giải quyết.
Vì vậy, nâng cao trình độ, kỹ năng lao động và cung cấp các cơ hộilàm việc cho những người có đủ khả năng, có nhu cầu làm việc là mộtnhân tố chủ yếu làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập của người laođộng và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước ý nghĩa quan trọng củamục tiêu toàn dụng nhân lực chính là cho phép một quốc gia có khả năngtiến tới mức sản lượng lớn nhất có thể có của nền kinh tế Tất nhiên, gắnvới sản lượng mong muốn ấy là không gây ra tình trạng gia tăng lạmphát.
Các chỉ tiêu phục vụ mục tiêu giải quyết việc làm bao gồm: số lượngviệc làm mà nền kinh tế sẽ giải quyết trong một thời kỳ kế hoạch (1 năm,
Trang 115 năm) phân bổ theo khu vực kinh tế và các nhóm ngành; tỷ lệ thấtnghiệp ở khu vực thành thị, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.
Mục tiêu giải quyết việc làm được xác định căn cứ vào nhu cầu việclàm tăng thêm của lực lượng và nhu cầu sử dụng lao động của các khuvực kinh tế do đầu tư và sản xuất tăng Đối với các nước đang phát triểncó tháp dân số trẻ như Việt Nam, đây là mục tiêu có sức ép rất lớn nhưngrất cần phải giải quyết Về tỷ lệ thất nghiệp, với một mức độ vừa phải(2% đến 5% tuỳ theo từng điều kiện) thường được coi là tỷ lệ thất nghiệptự nhiên Do đó, với mức thất nghiệp tự nhiên nền kinh tế được coi làtoàn dụng nhân lực.
Ở các nước đang phát triển có tỷ trọng lao động trong khu vực nôngnghiệp lớn, ngoài thất nghiệp hữu hình, cần đặc biệt chú ý đến việc sửdụng thời gian lao động Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động có vai trò rấtquan trọng trong các kế hoạch phát triển của quốc gia cũng như các địaphương.
* Kiểm soát lạm phát ở mức vừa phải Đây là mục tiêu ổn định kinhtế, bảo đảm nền kinh tế không bị xáo trộn do lạm phát, bảo đảm ổn địnhmôi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và góp phần ổn định kinh tế -xã hội.
Chỉ tiêu chung chủ yếu để đánh giá lạm phát là mức tăng mức giáchung trong nền kinh tế.
Lạm phát được coi là căn bệnh kinh niên mà mọi quốc gia phải đốiđầu Lạm phát cao có tác hại trên nhiều mặt, cả kinh tế, xã hội, cả chínhtrị lẫn tâm lý, cả đối nội và đối ngoại Mức độ lạm phát quá cao hay quáthấp hoặc giảm phát đều ảnh hưởng và tác động mạnh tới sản xuất, tiêudùng, tới sự tăng trưởng kinh tế và sự ổn định kinh tế - xã hội Do vậy,khống chế, kiểm soát và ổn định lạm phát ở mức chấp nhận được hoặc ở
Trang 12mức vừa phải được coi là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô chủyếu Chẳng hạn, đối với các quốc gia nhỏ và trung bình đang phát triển,lạm phát ở mức dưới 10%/năm thường được coi là lạm phát chấp nhậnđược, có tác động kích thích sản xuất phát triển.
*Ổn định tỷ giá hối đoái: Việc đảm bảo tỷ giá hối đoái tương đối ổnđịnh cũng là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng Tỷ giá hối đoái quácao hoặc quá thấp đều có tác động mạnh mẽ tới luồng ngoại tệ chảy vàohoặc chảy ra đối với một quốc gia Tỷ giá hối đoái tác động rất mạnh tớixuất, nhập khẩu của một quốc gia, nhất là một nước đang cần tăng cườngxuất khẩu để tăng thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu thiết bị, côngnghệ mới cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước Cùng với sự khốngchế, kiểm soát, việc duy trì và ổn định tỷ giá hối đoái thực tế trên thịtrường còn là yếu tố quan trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)đối với phát triển kinh tế quốc dân.
* Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế Trong điều kiện kinh tế mở,vai trò của cán cân thanh toán quốc tế rất quan trọng, nó nói lên tìnhtrạng lành mạnh của nền kinh tế, quy mô và mức độ mở cửa, hội nhập vàkhả năng hấp thụ, tiếp nhận các hoạt động trao đổi hàng hoá và đầu tưvới nước ngoài.
Các chỉ tiêu phục vụ mục tiêu này bao gồm: cán cân thương mại (kimngạch xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ; kim ngạch nhập khẩu hàng hoá, dịchvụ); mức thâm hụt, thặng dư cán cân thương mại và cán cân vãng lai; cácluồng vốn đầu tư vào và ra theo các kênh đầu tư trực tiếp (FDI) và tài trợphát triển chính thức (ODA): nợ nước ngoài của nhà nước, nợ nước ngoàicủa khu vực doanh nghiệp.
Trong quản lý kinh tế cán cân thanh toán có tác động mạnh tới sự pháttriển kinh tế quốc dân Duy trì cân bằng cán cân thanh toán nói chung
Trang 13cũng như cán cân thương mại, cán cân vãng lai đối với một nước kém vàđang phát triển là một khó khăn lớn Thâm hụt là khó tránh khỏi, song ổnđịnh ở một tỷ lệ thâm hụt chấp nhận được là điều cần cố gắng duy trì vàkinh nghiệm nhiều nước đã chứng minh rằng hoàn toàn có thể duy trìđược, góp phần ổn định nền kinh tế quốc dân, từng bước cải thiện quanhệ và vị thế trong nền kinh tế thế giới.
* Bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội Trong nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội là mộtmục tiêu quan trọng đồng thời cũng là một lĩnh vực thu hút sự quan tâmcủa toàn xã hội Trong điều kiện nước ta hiện nay, thực hiện công bằngvà tiến bộ xã hội vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa thểhiện bản chất, tính ưu việt của chế độ xã hội, đồng thời còn thể hiệntruyền thống "uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa là bình quân, càobằng làm mất động lực kinh tế trong phát triển sản xuất kinh doanh, màphải vừa phát huy động lực kinh tế, khuyến khích mọi người làm giàuchính đáng, vừa quan tâm đến những người có công với nước, các đốitượng đặc biệt khó khăn, những vùng căn cứ kháng chiến, vùng sâu, vùngxa…
* Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững Đây là mục tiêu quan trọngnhất đối với các quốc gia đang phát triển vì tăng trưởng kinh tế quyếtđịnh tốc độ phát triển của quốc gia, quyết định mức sống của dân cư vàtiềm lực kinh tế của đất nước Tăng trưởng kinh tế bền vững đòi hỏi tốcđọ tăng trưởng của nền kinh tế không những phải ở mức cao có thể đạtđược mà còn phải bảo đảm sự ổn định của quá trình tăng trưởng, tức làtốc độ tăng trưởng phải ổn định liên tục trong một thời kỳ dài, đồng thờibảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất, bảo vệ môi trường,tái tạo được các nguồn lực tự nhiên.