1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

16 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 73,03 KB

Nội dung

Qua việc làm rõ những câu hỏi cho các vấn đề ở trên, bài viết này thảo luận một số vấn đề lý luận về cánh đồng mẫu lớn và đánh giá thực trạng và lợi nhuận mang lại từ mô hình điển hình c

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN

LÝ THUYẾT CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

AN GIANG

GV hướng dẫn: GS, TS HOÀNG THỊ CHỈNH

Lớp Cao học: Kinh tế và Quản lý công (An Giang) Khóa: 2014 - 2016

Nhóm 3:

1 Nguyễn Thị Thanh Loan

2 Nguyễn Thị Mỹ Linh

3 Trần Công Kha

4 Huỳnh Hồng Anh

5 Lê Thanh Tuyền

Trang 2

TP HCM Tháng 3/2016

Trang 3

MỤC LỤC

1 Mở đầu 1

2 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về “Cánh đồng mẫu lớn” 1

2.1 Khái niệm “Cánh đồng mẫu lớn”: 1

2.2 Tính tất yếu “Cánh đồng mẫu lớn”: 3

2.3 Vai trò của “Cánh đồng mẫu lớn”: 4

2.4 Điều kiện để phát triển “Cánh đồng mẫu lớn”: 4

3 Thực trạng triển khai mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ở An Giang 6

3.1 Thực trạng hoạt động động mô hình ở An Giang, giai đoạn 2011-2012: 6

3.2 Hiệu quả từ mô hình liên kết cánh đồng mẫu lớn tại An Giang: 8

4 Những khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ở An Giang 9

4.1 Một số vấn đề khó khăn: 9

4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” 11

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 4

1 Mở đầu

Từ lâu nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã quen cách sản xuất truyền thống theo kiểu nhỏ lẽ manh múng nên hiệu quả mang lại không cao Mô hình

“Cánh đồng mẫu lớn” lần đầu tiên xuất hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long do Tập đoàn Lộc Trời triển khai thí điểm từ năm 2011 Qua kết quả thực hiện của nó đã mang lại nhều giá trị lợi nhuận cao nên mô hình cánh đồng mẫu đã được nhân rộng

ở 12 tỉnh khu vực đông bằng sông Cửu Long và lan rộng khắp cả nước Theo Nghị quyết số 21 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, năm 2011 đã khẳng định: Xây dựng cánh đồng mẫu lớn là một trong những giải pháp quan trọng lâu dài góp phần tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững Hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn đã được Bộ NN&PTNT phát động, triển khai sâu rộng và được các tỉnh, thành trong cả nước hưởng ứng mạnh

mẽ Đây được coi là hướng đi quan trọng trong sản xuất lúa gạo nói riêng, sản xuất trồng trọt nói chung

Liên quan đến “Cánh đồng mẫu lớn” do đây là một mô hình còn khá mới

mẻ đối với nước ta nên, có hàng loạt các câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp và nông dân: “Cánh đồng mẫu lớn” là gì? Hiệu quả của “Cánh đồng mẫu lớn” như thế nào? Điều kiện nào để xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn”? Làm thế nào phát triển được “Cánh đồng mẫu lớn” trong nông nghiệp? Qua việc làm rõ những câu hỏi cho các vấn đề ở trên, bài viết này thảo luận một số vấn đề lý luận về cánh đồng mẫu lớn và đánh giá thực trạng và lợi nhuận mang lại từ mô hình điển hình cánh đống mẫu lớn qua 4 năm thực hiện đồng thời đề xuất một số giải pháp để phát triển cánh đồng mẫu lớn cho nông nghiệp tỉnh An Giang

2 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về “Cánh đồng mẫu lớn”

2.1 Khái niệm “Cánh đồng mẫu lớn”:

“Cánh đồng mẫu lớn” lần đầu tiên xuất hiện ở tỉnh An Giang, là tên gọi của cánh đồng lúa được nông dân trồng cùng một loại giống xác nhận Nông dân được doanh nghiệp cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vận chuyển sản phẩm đến nhà máy, sấy khô và bao tiêu Quy trình sản

Trang 5

xuất này đã cho năng suất và lợi nhuận cao hơn so với canh tác trên cánh đồng nhỏ.

Từ mô hình ở An Giang, “cánh đồng mẫu lớn” đã được nhân rộng ra ở hàng chục tỉnh thành trong cả nước, từ cây lúa, phong trào này đã được nhân rộng sang các cây trồng khác Vậy “Cánh đồng mẫu lớn”là gì? Về bản chất, “Cánh đồng mẫu lớn” là tên gọi của nông dân Nam Bộ, thể hiện rằng đó là một cánh đồng trồng một hay vài loại giống cây trồng với diện tích lớn, có cùng thời vụ và quy trình sản xuất, gắn sản xuất với đảm bảo cung ứng về số lượng và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường cánh đồng mẫu lớn thể hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung quy mô lớn Vì vậy, có thể xem cánh đồng mẫu lớn có những đặc trưng cơ bản sau đây:

- Là cánh đồng trồng cây hàng năm như lúa, rau, màu Đặc điểm này giúp phân biệt với các vườn cây cao su, cà phê hay chè

- Diện tích trồng cây trồng đó trên cánh đồng phải “lớn” “Mẫu lớn” là cụm

từ nông dân Nam bộ dùng để chỉ diện tích cánh đồng có thể từ vài ba chục đến hàng trăm hécta Không có một quy định cụ thể về diện tích cho một cánh đồng mẫu lớn Quy mô diện tích của cánh đồng khác nhau theo đặc điểm kinh tế-tự nhiên và xã hội của mỗi địa phương, nhưng phải đủ lớn để sử dụng hợp lý và hiệu quả công trình thủy lợi, máy làm đất, máy xạ, hệ thống sấy phơi và cung cấp hàng hóa cho thị trường Có một số người quan niệm rằng, “mẫu lớn” là “làm mẫu” trên quy mô

“lớn” Cách giải thích này thiên về quan điểm của những người chỉ đạo và nhân rộng mô hình hơn là từ phía nông dân Theo quan điểm này, từ “mẫu” ở đây được hiểu là hình mẫu trên các phương diện tổ chức sản xuất trên quy mô lớn, cùng áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, cùng thời vụ sinh trưởng và phát triển, gắn sản xuất với thị trường

- Cánh đồng có thể có một hay nhiều hộ canh tác Đặc điểm này nói lên rằng, cánh đồng có thể do một chủ (do kết quả của tích tụ và tập trung ruộng đất) nhưng cũng có thể do nhiều hộ canh tác trên cánh đồng đó Bình quân một hộ có từ 1-2 ha ở Đồng bằng sông Cửu Long và 0,4-0,5 ha ở đồng bằng sông Hồng Vì thế, một cánh đồng mẫu lớn có thể là sự tập hợp từ 30 đến 50 hộ sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và hàng trăm hộ ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng trở lên

Trang 6

- Cánh đồng sản xuất cùng một (hoặc hai) loại giống cây trồng để phù hợp với nhu cầu thị trường thường là giống xác nhận cấp 1 hoặc cấp 2 Đặc điểm này đòi hỏi, để có cánh đồng mẫu lớn thì cánh đồng đó phải là sản xuất ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt Để có sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt phải đồng nhất về giống và chất lượng giống, tạo ra sự sinh trưởng đồng đều về thời vụ, tiện cho áp dụng một quy trình kỹ thuật tiên tiến trong các khâu làm đất, tưới nước, gieo

xạ, bảo vệ thực vật, thu hoạch, phơi, sấy, chế biến và tiêu thụ

- Có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân Doanh nghiệp nắm vững nhu cầu thị trường, đặt hàng cho nông dân, cung cấp đầu vào, hướng dẫn

kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm Nông dân thực hiện các khâu theo quy trình hướng dẫn

và bán sản phẩm cho doanh nghiệp Đặc điểm này được kể ra cuối cùng nhưng lại là quan trọng nhất Chỉ có sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân tring chuổi giá trị rõ ràng và minh bạch thì mới có thể tạo ra cánh đồng mẫu lớn

- Có hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao Đặc trưng này là cuối cùng nhưng lại

là quan trọng nhất Cánh đồng mẫu lớn phải có đảm bảo đồng đều về năng suấ, năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt Do đó, thu nhập trên một đơn vị diện tích, đồng vốn đầu tư phải cao Lợi ích của nông dân, của nhà daonh nghiệp được đảm bảo Với nghĩa đó, cụm từ ”mẫu lớn” còn thể hiện làm mẫu về hiệu quả sản xuất

2.2 Tính tất yếu “Cánh đồng mẫu lớn”:

Vệc xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” là đòi hỏi tất yếu của phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa Hiện nay, ruộng đất trong nông nghiệp Việt Nam phân tán và manh mún Cả nước hiện có 12,6 triệu hộ nông dân Bình quân mỗi hộ có 2,2 lao động, canh tác trên 0,4-1,2 ha Số hộ có diện tích dưới 0,5 ha chiếm tới 61,2% Nhiều nơi ở đồng bằng sông Hồng và miền Trung chỉ dưới 0,3 ha/hộ, cá biệt có xã quy mô đất sản xuất dưới 0,1 ha/hộ Sự phân tán và manh mún như vậy sẽ cản trở

sự phát triển nông nghiệp hiện đại và hiệu quả Để phát triển được nông nghiệp hàng hóa cần thiết phải có sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn Vì vậy, việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn là tất yếu và là cụ thể hóa của chủ trương xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản

Trang 7

phẩm thông qua hình thức hợp đồng với quy mô sản xuất lớn Hơn nữa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn thực hiện nội dung cơ bản của xây dựng nông thôn mới là đổi mới tổchức sản xuất, phát triển kinh tế và góp phần thực hiện nghị quyết 26 của Trung ương về Phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn

2.3 Vai trò của “Cánh đồng mẫu lớn”:

Về lý luận, cánh đồng mẫu lớn tuân theo nguyên lý ”Kinh tế của quy mô” (Economize of scale) của sản xuất nông nghiệp “Cánh đồng mẫu lớn” có vai trò quan trọng cho phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa:

- Gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ, gắn sản xuất với thị trường Sản xuất trên quy mô thể hiện sự liên kết giữa người chế biến và tiêu thụ sản phẩm Việc sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn để đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thị trường về nông phẩm

- Do sản xuất trên quy mô lớn, nên tạo điều kiện ứng dụng được quy trình sản xuất tiên tiến để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Chỉ trên cơ sở quy mô lớn mới phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi, cơ giới hóa khâu làm đất, gieo cấy, áp dụng công nghệ sau thu hoạch và chế biến

- Tạo điều kiện cho nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất Do ưu thế kinh tế của quy mô, sản xuất trên quy mô lớn, với sự ứng dụng của công nghệ tiên tiến, nông dân có cơ hội tiết kiệm được chi phí (giống, nhiên liệu, chi phí làm đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật, gặt đập và phơi sấy), trên cơ sở

đó, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất

- Giúp nông dân sản xuất nhỏ liên kết nhau lại, hình thành kinh tế hợp tác

để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông dân sản xuất nhỏ Việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn góp phần thúc đẩy liên kết của nông dân với nông dân, liên kết của nông dân với doanh nghiệp, tạo ra vùng sản xuất chuyên canh tập trung

- Góp phần làm cho nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững

2.4 Điều kiện để phát triển “Cánh đồng mẫu lớn”:

Để phát triển được cánh đồng mẫu lớn, cần phải có các điều kiện sau đây:

Trang 8

- Phải có quy hoạch sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Đây cũng là điều kiện cơ bản đảm bảo cho cánh đồng mẫu lớn thành công Chỉ trên cơ

sở chủ động về thủy lợi, tưới tiêu, ngăn lũ thì sản xuất lúa trên quy mô lớn mới được đảm bảo và ổn định

- Phải có sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp mua đầu ra và cung cấp đầu vào Điều kiện này là cơ bản và quyết định Chỉ có trên cơ sở liên kết giữa doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu, với nông dân mới có thể hình thành nên cánh đồng mẫu lớn Dựa theo nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp hợp đồng với nông dân về loại giống lúa cần sản xuất, lượng lúa cần mua, thời gian cần thu mua Trên cơ sở đó, nông dân tổ chức sản xuất theo một quy trình thống nhất, để tạo

ra sản lượng lúa với chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường Sự liên kết này còn thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp với nông dân trong chỉ đạo và hướng dẫn kỹ thuật để đảm bảo sản xuất lúa đạt chất lượng Cánh đồng mẫu lớn là khởi điểm của chuỗi giá trị nông 3 nghiệp mà trong đó có sự tham hữu hiệu của danh nghiệp cung cấp đầu vào, nông dân sản xuất, doanh nghiệp tiêu thụ đầu ra

- Diện tích đủ lớn cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tương đối đồng nhất về chất đất, đặc điểm địa hình cho canh tác Điều kiện này là tương đối dễ với các vùng đồng bằng, nhất là Nam bộ và sẽ là khó khăn với các vùng canh tác trên đất dốc, vùng đồng bằng địa hình không bằng phảng, không đồng nhất về chất đất

- Thống nhất về quy trình sản xuất và hình thức liên kết

- Được đầu tư về cơ sở hạ tầng hệ thống kênh mương, máy móc, sấy, phơi phục vụ cho sản xuất tập trung - Có sự liên kết giữa nông dân với nông dân Để hình thành cánh đồng mẫu lớn, các nông dân cần phải có sự liên kết với nhau hình thành nên “nhóm liên gia”, “tổ hợp tác”, “nhóm nông dân cùng sở thích” để hợp tác trong các khâu làm đất, tưới nước, chăm sóc, bảo vệ thực vật và thu hoạch Sự liên kết giữa nông dân với nông dân sẽ làm tăng “sức mặc cả” của nông dân khi đàm phán hợp đồng với doanh nghiệp và đảm bảo cho nông dân làm đúng quy trình sản xuất, tăng cao chất lượng và giảm chi phí

Trang 9

- Có hoạt động hiệu quả của cơ quan quản lý chuyên ngành trong cung cấp các dịch vụ công (thủy lợi, bảo vệ thực vật và khuyến nông, khuyến thương) để giúp cho doanh nghiệp và nông dân triển khai thực hiện tốt hợp đồng

3 Thực trạng triển khai mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ở An Giang

3.1 Thực trạng hoạt động động mô hình ở An Giang, giai đoạn 2011-2012:

Từ tháng 3 năm 2011 trên địa bàn tỉnh An Giang đã triển khai những mô hình “ Cánh đồng mẫu lớn” theo tiêu chí của Bộ NN&PTNT và đã đem lại thành công cho tỉnh về mặt chất lượng và hiệu quả sản xuất của nông dân và doanh nghiệp Cánh đồng mẫu lớn đã thể hiện ở kết quả của nền sản xuất nông nghiệp theo

cơ chế kế hoạch hóa tập trung Mọi quyết định sản xuất theo kế hoạch của “nhà nước” dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và tín hiệu thị trường, điều hành của nền kinh tế tập trung dưới hai hình thức sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước

Cánh đồng mẫu lớn thể hiện tư tưởng thay đổi phát triển nông nghiệp hướng cung cầu của thị trường và sự nhạy bén của các doanh nghiệp và nông dân trong tỉnh Với những ưu điểm, giảm chi phí, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và ổn định đầu ra sản phẩm, mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" đã và đang cho thấy hiệu quả

và phương thức tổ chức sản xuất liên kết "4 nhà" góp phần thay đổi tư duy sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn, phục vụ đắc lực “Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh”

Bảng 1: Thống kê thực hiện “Cánh đồng mẫu lớn” ở An Giang

Năm 2011 (ha)

Năm 2012 (ha)

Năm 2013 (ha)

Năm 2014 (ha)

Trang 10

Tỉ lệ % so GTGT 1,1% 3.7% 5,3% 7,9%

Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn An Giang

Trong năm 2012 Tổng diện tích triển khai cánh đồng mẫu lớn là 22.950 ha., tăng 16.300 ha so với năm bắt đầu 2011, chiếm tỷ lệ 3,7% tổng diện tích gieo trồng năm 2012 Đến năm 2013 diện tích cánh đồng mẫu lớn là 34.000 ha với 8 doanh nghiệp tham gia chiếm 5,3% tổng diện tích gieo trồng Sang năm 2014 diện tích cánh đồng mẫu lớn là 50.600 ha tăng 20.600 ha so với năm 2013 với gần 20 doanh nghiệp tham gia chiếm 7,9% tổng diện tích gieo trồng Địa bàn triển khai tập trung vào các xã thuộc huyện Thoại Sơn, huyện Châu Thành, Huyện Châu Phú, huyện Tịnh Biên.Đây là những nơi có điểu kiện thuận lờ về giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, hệ thống thủy lợi nội đồngđảm bảo phục vụ tưới tiêu Các hộ tham gia thường có diện tích lớn và trung bình phổ biến là trên 1 ha ( 10.000m2) diện tích sản xuất lúa

Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đang làm cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp cung ứng giống vật tư nông nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh lương thực để cùng hổ trợ tham gia chia sẽ trách nhiệm, quyền lợi cho các vùng nguyên liệu theo mô hình “ Cánh đồng mẫu lớn, Cánh đồng lớn” thông qua hợp đồng cụ thể giữa doanh nghiệp kinh doanh lương thực và người nông dân thông qua HTX và THT thành liên kế dọc và hợp đồng cụ thể giữa doanh nghiệp kinh doanh lương thực và doanh nghiệp cùng cung ứng đầu vào hình thành liên kết ngang

Hiện thì các công ty chủ lực của tỉnh tham gia mạnh mẽ vào mô hình CĐL như: Công ty Angimex-Kitoku, Tập đoàn Lộc Trời( tiền thân là Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ thực vật An Giang), Công ty Afiex, Công ty Khiêm Thanh, Công ty Angimex, Công ty toàn cầu… về hình thức liên kết thì các công ty tùy heo tình hình tài chính mà có các hình thức khác nhau Nhưng nhìn chung đều có những đặc điểm sau :

- Công ty tổ chức sản xuất với nông dân qua đại diện nhóm tổ chức Hợp tác

xã và Tổ hợp tác nông dân ngay trước khi nông dân chuẩn bị xuống giống và sự hổ trợ của cấp chính quyền hình thành liên kế bền vững

Ngày đăng: 06/08/2018, 16:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w