9 đ đó :))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-*** -TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG 10 NĂM GẦN ĐÂY
Tên nhóm: Nhóm 7 Lớp tín chỉ: TMA301.1 Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Huyền Phương
Hà Nội, tháng 02 năm 2019
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU ii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG NGÀNH HÀNG CÁ TRA VIỆT NAM 3
1.1 Đặc điểm chung 3
1.1.1 Đặc điểm của ngành hàng cá tra Việt Nam 3
1.1.2 Thực trạng xuất khẩu cá tra của Việt Nam 4
1.2 Thực trạng xuất khẩu cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ 5
CHƯƠNG 2: CÁC CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA MỸ LÊN MẶT HÀNG CÁ TRA VIỆT NAM NHẬP KHẨU VÀO MỸ 8
2.1 Biện pháp thuế quan 8
2.2 Biện pháp phi thuế quan 12
2.2.1 Dán nhãn cá da trơn 12
2.2.2 Thay đổi trong mức thuế chống bán phá giá 12
2.2.3 Chương trình thanh tra cá da trơn Mỹ (Farmbill) 13
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA MỸ LÊN MẶT HÀNG CÁ TRA VIỆT NAM NHẬP KHẨU VÀO MỸ 15
3.1 Cơ hội cho Việt Nam 15
3.2 Thách thức cho Việt Nam 16
3.2.1 Thách thức từ thuế chống bán phá giá 16
3.2.2 Thách thức từ chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ (Farmbill).18 KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Trong thời đại hội nhập phát triển nhanh như ngày nay, việc đẩy mạnhgiao lưu thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu hàng hóa dịch vụ nóiriêng đã trở thành mục tiêu hàng đầu của nước ta trong những năm gần đây.Với lợi thế địa hình gần biển với đường bờ biển kéo dài, Việt Nam đangmang trong mình lợi thế về phát triển, sản xuất, xuất khẩu thủy hải sản tớicác quốc gia trên toàn thế giới Tận dụng được lợi thế này, ngành sản xuất vàxuất khẩu thủy sản trong những năm qua đã đem về cho đất nước một lượngngoại tệ lớn để tái đầu tư, phục vụ cho hiện đại hóa – công nghiệp hóa đấtnước
Trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, chúng takhông thể không nhắc tới cá tra – một loại mặt hàng chủ lực của ngành thủysản Việt Nam Cùng với các thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam nhưĐức, Anh, ASEAN, thì thị trường Mỹ là một thị trường béo bở đầy tiềmnăng nhưng cũng nhiều rủi ro đối với ngành thủy sản Việt Nam, đòi hỏingành nói riêng ngày càng có những sự thay đổi và cải tiến về chất lượnghơn nữa để đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính này
Trong quá trình xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ, mặc dù Việt Nam
đã vấp phải rất nhiều những khó khăn và rào cản thương mại từ phía Mỹnhưng Việt Nam trong những năm gần đây luôn đạt được thành tựu nhất
định, chính vì lý do này nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Hoạt
động xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong 10 năm gần đây”.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu
cá tra của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm gần đây Cùng với
đó là tìm hiểu về những rào cản thương mại từ phía Mỹ, bao gồm những ràocản thuế quan và rào cản phi thuế quan Từ những khó khăn đó sẽ mang tớitác động gì đối với ngành thủy sản nói chung và xuất khẩu cá tra nói riêng
Trang 5của Việt Nam Liệu rằng những khó khăn từ thị trường Mỹ chỉ đem lạinhững bất lợi cho cá ba tra của Việt Nam hay không?
3 Nhiệm vụ của đề tài
Một là, đưa ra cái nhìn tổng quan về ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra
của Việt Nam
Hai là, tìm hiểu các chính sách đối với cá tra của Việt Nam từ thị
trường Mỹ
Ba là, tìm hiểu các tác động của các chính sách đó đối với việc xuất
khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Mỹ
4 Cấu trúc bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của bài tiểu luận gồm có
3 chương như sau:
Chương 1: Đặc điểm chung ngành hàng cá tra Việt Nam;
Chương 2: Các chính sách thương mại của Mỹ lên mặt hàng cá tra Việt Nam nhập
khẩu vào Mỹ;
Chương 3: Tác động của các chính sách đối với sản phẩm cá tra Việt Nam xuất
khẩu sang thị trường Mỹ
Chúng em xin chân thành cảm ơn những hướng dẫn của TS Vũ HuyềnPhương Bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, chúng em hy vọng nhận được sựgóp ý của cô để hoàn thiện hơn
Trang 6CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG NGÀNH HÀNG CÁ TRA VIỆT
NAM1.1 Đặc điểm chung
1.1.1 Đặc điểm của ngành hàng cá tra Việt Nam
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của TháiBình Dương Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, cũng là nơiphát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ –Thái Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện Đặc biệt,nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợiphát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản Sản lượng thủy sảnViệt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bìnhquân là 9,07 %/năm Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạtđộng nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liêntục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77 %/năm, đóng góp đáng
kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, cả năm 2017, tổng sản lượngthủy sản đạt hơn 7,28 triệu tấn, tăng 5,6% so với năm 2016, bao gồm sảnlượng thủy sản khai thác đạt gần 3,42 triệu tấn, tăng 5,7%; sản lượng thủysản nuôi trồng trên 3,86 triệu tấn, tăng 5,5%; diện tích nuôi trồng 1,1 triệu
ha Tỉ trọng sản lượng nuôi trồng chiếm 53,0% tổng sản lượng (năm 2016 là54,2%)
Trong những năm qua, ngành hàng cá tra có sự phát triển nhanh chóng,đóng góp lớn cho phát triển ngành thuỷ sản nói chung cũng như vào pháttriển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng Chỉ trongthời gian ngắn diện tích nuôi thả tăng trên 10 lần, sản lượng đạt trên 1,4 triệutấn Đây là ngành kinh tế quan trọng, thu hút trên 200.000 lao động, hơn 70
cơ sở chế biến phi lê cá tra đông lạnh, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,79 tỉ USDvào năm 2017
Sản lượng cá tra thương phẩm tăng vượt bậc, từ 23.250 tấn năm 1997tăng lên 1.150.500 tấn trong năm 2013, tăng hơn 50 lần Sản lượng cá tranăm 2017 đạt 1,25 triệu tấn với diện tích khoảng 6.078 ha
Trang 7Ngành cá tra đang từng bước hoàn thiện liên kết giữa doanh nghiệp vànông dân, cùng với việc thực hiện quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm,tạo ra chuỗi sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao là tiền đề vững chắc để mặthàng cá tra vượt qua các “rào cản kỹ thuật”, xâm nhập các thị trường khótính
1.1.2 Thực trạng xuất khẩu cá tra của Việt Nam
Cá tra là mặt hàng chủ lực chiếm số lượng lớn (khoảng 25,2%) trongxuất khẩu thủy sản ở Việt Nam chỉ sau tôm Mặt hàng thủy sản này chiếmđến 95% thị phần cá tra thế giới, nhờ đó giúp Việt Nam tăng giá trị kimngạch xuất khẩu cho ngành thủy sản Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủysản (VASEP) cho biết, bức tranh xuất khẩu cá tra Việt Nam trong 20 nămqua (kể từ năm 1998 – giai đoạn cá tra Việt Nam bắt đầu chập chững tìmđường xuất khẩu) có nhiều biến chuyển rất rõ nét, trong đó có sự gia tăng cả
về khối lượng và giá trị xuất khẩu, sự đa dạng sản phẩm và thị trường xuấtkhẩu
Trong những năm gần đây, tổng giá trị xuất khẩu cá tra trung bình củaViệt Nam có nhiều biến động Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng dần từ năm
2012 đến năm 2014 (từ 1,74 tỉ USD lên 1,77 tỉ USD) nhưng thụt giảm ở năm
2015 (1,59 tỉ USD tức giảm 11,3% so với năm 2014) vì gặp khó khăn dothách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu chậm,các yêu về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm khắt khe hơn và bị bôi nhọhình ảnh làm ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm ở thị trường mục tiêu Từ năm
2016, xuất khẩu cá tra có dấu hiệu tăng trở lại nhưng vẫn ở mức không cao
và đến năm 2017 đạt 1,78 tỉ USD Nguyên nhân của sự gia tăng năm 2017chủ yếu là do thị trường Trung Quốc tăng trưởng mạnh, tăng đến 40% so vớinăm 2016, còn lại hai thị trường lớn của cá tra Việt Nam là Mỹ và EU thìvẫn ở đà tụt dốc
Hình 1.1 Xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2012 - 2017
(Nguồn: Số liệu từ VASEP)
Trang 8Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đánh giá, 2018 lànăm thành công của ngành cá tra Việt Nam khi cả người nuôi và doanh nghiệp xuấtkhẩu đều thắng lợi Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2018 đạt 2,26 tỉ USD,tăng 26,5% so với năm trước đó, xuất khẩu cá tra lần đầu tiên chạm mốc 2 tỉ USDđạt được kỉ lục mới cho ngành xuất khẩu cá tra ở Việt Nam, với tăng trưởng xuấtkhẩu từ 15,6 – 50% ở các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc mở rộng, EU,ASEAN, Nhật Nhiều chuyên gia xuất nhập khẩu đánh giá tiềm năng của xuất khẩu
cá tra vẫn được duy trì trong năm 2019 với giá trị kim ngạch xuất khẩu có thể đạt2,2 – 2,3 tỉ USD
1.2 Thực trạng xuất khẩu cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ
Mỹ luôn là một thị trường xuất khẩu quan trọng trong chiến lược pháttriển kinh tế – thương mại của Việt Nam Đây là thị trường có nhu cầu nhậpkhẩu rất lớn và đa dạng, là thị trường xuất khẩu tiềm năng mà Việt Nam cầncoi trọng và liên tục phát triển
Giá trị kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
Mỹ luôn chiếm tỉ lệ cao, trung bình khoảng 19,5% từ năm 2012 đến năm
2017 Xuất khẩu sang Mỹ tăng trung bình 4,39 tỉ USD qua mỗi năm, từ19,67 tỉ USD năm 2012 lên thành 41,61 tỉ USD năm 2017
Bảng 1.1 Trị giá hàng hóa xuất khẩu năm 2012 – 2017
(Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Thống kê)
Trang 9Năm Xuất khẩu sang Mỹ
(tỉ USD)
Tổng kim ngạchxuất khẩu(tỉ USD)
Tỉ lệ Xuất khẩu sang Mỹ sovới Tổng kim ngạch201
Năm 2017, xuất khẩu cá tra gặp nhiều thách thức ở thị trường Mỹ là dogặp rào cản lớn bởi thuế chống bán phá giá và chương trình thanh tra cá datrơn Cụ thể, trong năm này, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ra phán quyết sơ bộmức thuế chống bán phá giá lần thứ 13 (POR13) đối với cá tra phi lê đônglạnh của Việt Nam vào thị trường này Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Bên cạnh đó, Mỹ cũng mới triểnkhai chương trình giám sát cá da trơn đối với cá tra từ Việt Nam Từ tháng9/2017, nếu các nước không nộp danh sách doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ
và các chứng minh về chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia theoyêu cầu của Cục Thanh tra và An toàn thực phẩm Mỹ (FSIS) thì sẽ khôngđược tiếp tục xuất khẩu Dẫn đến việc tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra sang
Mỹ giảm gần 11,1%
Sang năm 2018, ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹphát triển cực kỳ khởi sắc Theo VASEP, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sangthị trường Mỹ năm 2018 đạt 549,4 triệu USD, tăng 59,5% so với năm 2017,
Trang 10chiếm 24,3% tổng xuất khẩu cá tra Riêng tháng 10/2018, xuất khẩu cá trasang thị trường này tăng rất mạnh 256,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 66triệu USD Với mức tăng đều đặn và lớn dần, kết thúc tháng 10/2018, thịtrường Mỹ đã trở lại ngôi vị số một của xuất khẩu cá tra Việt Nam.
Hình 1.2 Xuất khẩu cá tra sang Mỹ năm 2018
Hơn 1 năm trước đây, ngành cá tra Việt Nam đã phải đối diện với nhiềuthách thức khi phải đối mặt với thuế chống bán phá giá, hàng rào kỹ thuật(chương trình thanh tra cá da trơn) của Mỹ, chiến dịch truyền thông bôi nhọ
từ thị trường EU Nhưng từ giữa sau năm 2018 đến nay, cá tra liên tục đónnhận tin tốt từ các thị trường Mỹ và giá trị xuất khẩu tăng trưởng vượt bậccho thấy cá tra đang ở giai đoạn hoàng kim sau thời gian khó khăn
Trang 11CHƯƠNG 2: CÁC CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA MỸ
LÊN MẶT HÀNG CÁ TRA VIỆT NAM NHẬP KHẨU VÀO MỸ2.1 Biện pháp thuế quan
Biểu thuế nhập khẩu HTS (Harmonized Tariff Schedule) hiện hành của
Mỹ được ban hành trong Luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm
1988 và có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1989 Hệ thống thuế quan nhập khẩucủa Mỹ được xây dựng trên cơ sở Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hànghóa (Harmonized Commodity Descriptions and Coding Systerm – gọi tắt là
Hệ thống hài hòa) do Tổ chức Hải quan Thế giới (World CustomsOrganization – WCO) sáng lập
Các mã số của Hệ thống hài hòa được gọi là mã HS (HS code), được sửdụng để phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thếgiới Cấu trúc của một mã HS thường gồm 8 số hoặc 10 số Trong đó, 6 sốđầu mang tính quốc tế (theo thứ tự được quy định là Chương – Nhóm – Phânnhóm) và các chữ số tiếp theo được gọi là phân nhóm phụ, mang tính quốcgia Biểu thuế nhập khẩu hiện hành của Mỹ áp dụng mã HS gồm 10 số.Việt Nam không nằm trong số các nước được hưởng mức thuế quan ưuđãi của Mỹ khi xuất khẩu các mặt hàng cá tra sang thị trường Mỹ Các sảnphẩm cá tra của Việt Nam khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ sẽ phải chịu mứcthuế nhập khẩu dao động từ 0% - 10% / kg
Bảng 2.1 Biểu thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng cá tra của Việt Nam
nhập khẩu vào thị trường Mỹ năm 2019
Trang 12(Nguồn: Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ – Harmonized Tariff Schedule 2019 Basic Edition) Lưu ý:
- Cá tra thuộc bộ Cá da trơn
Trang 13Mã số hàng hóa
tính
Mức thuế Nhóm/
Phân
nhóm
(quốc tế)
Phân nhóm
0302.72 Cá da trơn, tươi hoặc ướp lạnh, ngoại trừ phi-lê cá, các loại thịt cá khác
thuộc nhóm 0304, và nội tạng cá ăn được thuộc phân nhóm 0302.91 và0302.99:
1100 Đã đánh vảy (có hoặc không có đầu, nội tạng và/hoặc vây đã
được loại bỏ, ngoài ra không xử lý gì thêm), đóng thành các góihàng với tổng trọng lượng mỗi gói từ 6,8 kg trở xuống
kg 3% Miễn thuế(1)
0,6 % (HànQuốc)
0303.24 Cá da trơn, đông lạnh, ngoại trừ phi-lê cá, các loại thịt cá khác thuộc
nhóm 0304 và nội tạng cá ăn được thuộc phân nhóm 0302.91 và0302.99:
Miễn thuế
0020 Các loài cá thuộc chi Cá tra, trong đó có cá tra nuôi và cá basa kg
0304.62 Phi-lê cá da trơn, đông lạnh: Miễn thuế
0020 Các loài cá thuộc chi Cá tra, trong đó có cá tra nuôi và cá basa kg
0305.52 0000 Cá sấy khô, trừ nội tạng cá ăn được, có thể muối hoặc không, nhưng
không hun khói; bao gồm các loài cá rô phi, cá da trơn, cá chép, lươn,
cá rô sông Nile và cá quả
kg Miễn thuế
0305.64 Cá, đã ướp muối hoặc đang ngâm nước muối, không sấy khô hoặc hun
khói, trừ nội tạng cá ăn được; bao gồm các loài cá rô phi, cá da trơn, cá
chép, lươn, cá rô sông Nile và cá quả:
1000 Đóng thành các gói hàng với tổng trọng lượng mỗi gói từ 6,8 kg
1604.19 Cá đã chế biến hoặc bảo quản, nguyên con hoặc cắt thành miếng
(nhưng không băm nhỏ); trừ cá hồi, cá trích nước lạnh, cá trích dầu, cá
Trang 14trích xương, cá trích kê, cá trích cơm, cá ngừ đại dương, cá ngừ vằn, cángừ ba chấm, cá nục hoa, cá cơm, cá chình, vây cá mập:
2200 Trừ cá ngừ bonito, cá cam Nhật Bản, cá minh thái; đóng bao bì
kín khí, không ngâm trong dầu ăn
kg 4% Miễn thuế(1)
0,8 % (HànQuốc)
3200 Trừ cá ngừ bonito, cá cam Nhật Bản, cá minh thái; đóng bao bì
kín khí, ngâm trong dầu ăn
kg 4% Miễn thuế(2)
0,8 % (HànQuốc)
Lát cá tẩm bột hoặc các sản phẩm tương tự; phi-lê cá hoặc cácphần khác của cá, được tẩm vụn bánh mì, tráng bằng bột hoặcchế biến tương tự:
4100 Không nấu chín và không ngâm trong dầu ăn kg 10% Miễn thuế(1)
2 % (HànQuốc)
1,5 % (HànQuốc)
Khác
6100 Ngâm trong dầu ăn và vận chuyển dưới dạng hàng rời
hoặc đóng thành các gói hàng với tổng trọng lượng mỗigói lớn hơn 7 kg
kg Miễn thuế
1,2 % (HànQuốc)
Trang 152.2 Biện pháp phi thuế quan
2.2.1 Dán nhãn cá da trơn
Giữa tháng 12/2009, ông John Connelly, Chủ tịch Hiệp hội Thuỷ sản Mỹ(NFI) đã kiến nghị Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nênđưa ra tên chung mà thị trường Mỹ ưa thích nhất để áp dụng chung cho các sảnphẩm cá tra của Việt Nam xuất vào Mỹ
Cá tra Việt Nam lúc này vẫn đang chờ cơ quan chức năng của Mỹ kết luậnxem sản phẩm này có phải là cá da trơn hay không 7 năm trước, Bộ Nông nghiệp
Mỹ yêu cầu Quốc hội nước này ban hành luật cấm sản phẩm cá nhập từ Việt Namđược gắn nhãn “cá da trơn” Cá da trơn ở Mỹ được bán rất đắt, trên 25 USD/kg.Năm 2002 trở về trước, cá tra vào thị trường Mỹ, được thương lái Mỹ gắn nhãn cá
da trơn, nhưng giá bán lại rẻ hơn nhiều Người dân Mỹ rất ưa chuộng sản phẩm cátra, basa của Việt Nam vì ngon không kém các loại cá da trơn của Mỹ, mà giá lại rẻchỉ bằng 1/5 lần Vì lo cá của Việt Nam “đánh bạt” cá da trơn Mỹ, nên Bộ Nôngnghiệp Mỹ yêu cầu không cho phép gọi cá này là cá da trơn
Người nuôi cá da trơn ở Mỹ đang yêu cầu áp các quy định an toàn khắt khehơn đối với loại cá nhập từ Việt Nam Từ đó nảy sinh hàng loạt trớ trêu với tên gọi,gợi nhớ những vụ kiện để tôm được gọi là cua
Tuy nhiên, mặc dù thành công trong việc ngăn cản cá tra Việt Nam được đóngnhãn cá da trơn, người nuôi cá ở Mỹ đã không thể ngăn cản loại cá từ Việt Nam nàyxuất hiện trong bữa ăn của người dân nước này Người nuôi cá da trơn Mỹ cho rằngloại cá thịt trắng nhập từ châu Á đang đe doạ ngành công nghiệp nuôi cá da trơn trịgiá 400 triệu USD của Mỹ Chính vì lo ngại, nước Mỹ đưa ra đạo luật chống bánphá giá, áp ngưỡng giá sàn đối với chủng loại cá da trơn Bộ Nông nghiệp Mỹ vẫntìm mọi cách ngăn cản cá của Việt Nam, bằng hành động ngược với trước kia, là đòixếp cá của nước ta vào nhóm cá da trơn để áp thuế chống bán phá giá
2.2.2 Thay đổi trong mức thuế chống bán phá giá
Một khi được gọi là cá da trơn, cá tra Việt Nam lập tức vướng vào rào cảnthuế chống bán phá giá Có thể nói hiếm có mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam
mà bị áp các mức thuế chống bán phá giá thay đổi chóng mặt như mặt hàng cá tra