1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản lý công

20 187 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 198,36 KB

Nội dung

Do đó, tỉnh An Giang luôn không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, thực hiện nhiều chính sách mới của Đảng bộ, ngành đề ra vừa phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của vùng và vừa tuân

Trang 1

Tiểu luận môn

QUẢN LÝ CÔNG

ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU - CHI NGÂN SÁCH

TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

GV hướng dẫn: PGS, TS Nguyễn Văn Trình Học viên: Trần Công Kha

Lớp Cao học: Kinh tế và Quản lý công (An Giang) Khóa: 2014 - 2016

Trang 2

TP HCM Tháng 4/2016

Trang 3

MỤC LỤC

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2

2.1 Các khái niệm 2

2.2 Nguyên tắc phân cấp NSNN 2

2.2.1 Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách 3

2.2.2 Chi ngân sách nhà nước 4

3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU – CHI NGÂN SÁCH TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 6

3.1 Khái quát tình hình kinh tế, xã hội tỉnh An Giang 6

3.1.1 Đặt điểm địa lý - tự nhiên 6

3.1.2 Thuận lợi và thách thức của tỉnh An Giang 6

3.1.3 Tình hình kinh tế, xã hội trong tỉnh giai đoạn 2011-2015 8

3.2 Thực trạng quản lý thu – chi ngân sách tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 8 3.2.1 Kết quả thu ngân sách: 8

3.2.2 Kết quả chi ngân sách: 8

3.3 Ưu điểm và hạn chế trong việc quản lý Ngân sách tỉnh 9

4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG 13

4.1 Quan điểm phát triển 13

4.2 Định hướng chỉ tiêu kinh tế 13

4.3 Kiến nghị giải pháp 14

5 KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 4

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong 4 vùng kinh tế trọng điểm của quốc

gia, là khu vực phát triển kinh tế động lực ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam, gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 16 tháng 4 năm 2009

Theo đề án đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm này sẽ là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước.1

An Giang là một trong tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao trong vùng, theo thống

kê năm 2014 là khoảng 8% so với cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 9% 2và so với

cả nước 6%3 Với những điều kiện thuận lợi về truyền thống kinh tế nông nghiệp lâu đời và vị trí địa lý phù hợp, An Giang vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trung bình qua các giai đoạn định hướng phát triển của tình nhà ở mức trên 8% từ năm 2001 đến nay Nhưng bên cạnh đó, tình hình kinh tế, xã hội, vấn đề biến đổi khí hậu trong nước

và thế giới đang diễn biến phức tạp, tạo ra nhiều thách thức cũng như cơ hội phát triển cho tỉnh về nhiều mặt Do đó, tỉnh An Giang luôn không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, thực hiện nhiều chính sách mới của Đảng bộ, ngành đề ra vừa phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của vùng và vừa tuân thủ theo chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước

Trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, ngân sách nhà nước được xem là một trong những mắt xích quan trọng của tiến trình đổi mới Trong thời gian qua, hội nhập với những tiến trình đổi mới, lĩnh vực ngân sách nhà nước đạt được những thành tích đáng kể; song lĩnh vực này vẫn tồn tại một số vấn đề còn mang dấu ấn của cơ chế cũ hoặc chưa được giải quyết thỏa đáng cả về mặt lý luận và thực tiễn Nhà nuớc có thể thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội thành công khi có nguồn tài chính đảm bảo Điều này phụ thuộc vào việc quản lý các nguồn thu của Ngân sách Nhà nước

1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Vùng_kinh_tế_trọng_điểm_đồng_bằng_sông_Cửu_long

2 http://www.thesaigontimes.vn/124766/Chuyen-gia-VCCI-DBSCL-tang-truong-cao-nhung-van-nhieu-bat-on.html

3 Tổng cục thống kê 2014.

Trang 5

(NSNN) Để huy động đầy đủ nguồn thu vào ngân sách nhằm thực hiện chi tiêu của nhà nước thì những hình thức thu ngân sách phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh

tế - xã hội của địa phương và đất nước

Cùng với quá trình quản lý thu NSNN thì việc quản lý chi NSNN cũng có vị trí rất quan trọng trong quản lý điều hành NSNN góp phần ổn định phát triển kinh tế

-xã hội của đất nước, nhất là trong điều kiện đất nước hội nhập kinh tế thế giới Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý thu, chi NSNN vẫn còn nhiều hạn chế bất cập với tình hình thực tế của địa phương và đất nước, cần phải tiếp tục điều chỉnh, bổ sung Do đó, trong giới hạn nghiên cứu môn học Quản lý kinh tế đô thị, tôi tiến hành

tìm hiểu thực tế với đề tài “Phân tích tình hình quản lý thu – chi ngân sách tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015” để hiểu rỏ thêm vấn đề và đề xuất giải pháp nâng cao

hiệu quả quản lý ngân sách ở địa phương

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.1 Các khái niệm

- Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, nó phản ánh những mặt nhất định của các quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội trong điều kiện còn tồn tại quan hệ hàng hóa - tiền tệ và được sử dụng như một công cụ thực hiện các chức năng của Nhà nước Điều này có nghĩa là sự ra đời và tồn tại của NSNN gắn liền với sản xuất hàng hóa, với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước

- Theo Luật NSNN đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002 có hiệu lực thi hành từ năm

ngân sách 2004, cho rằng: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà

nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

2.2 Nguyên tắc phân cấp NSNN

Dựa trên những nguyên tắc cơ bản như sau:

Thứ nhất, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống NSNN;

Thứ hai, phân cấp thực hiện đồng bộ giữa phân cấp quản lý kinh tế - xã hội với

tổ chức bộ máy hành chính Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp chính

Trang 6

quyền nhà nước trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng cấp;

Thứ ba, đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW, đồng thời đảm bảo tính độc lập,

tự chủ của NSĐP phù hợp với chỉ đạo cấp trên và điều kiện cụ thể của địa phương;

Thứ tư, đảm bảo tính công bằng, tính minh bạch trong phân cấp.

2.2.1 Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách

- Nguồn thu của ngân sách trung ương.

- Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%:

* Thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu;

* Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

* Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu;

* Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;

* Các khoản thuế và thu khác từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu; khí, kể

cả thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài, tiền thuê mặt đất, mặt nước;

* Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ Quỹ dự trữ tài chính của trung ương, thu nhập từ vốn góp của ngân sách trung ương;

* Các khoản phí và lệ phí, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ;

* Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của các đơn

vị do các cơ quan trung ương trực tiếp quản lý;

* Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

* Các khoản thu hoàn vốn, thanh lý tài sản, các khoản thu khác của doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật;

* Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu theo quy định của pháp luật;

* Thu kết dư ngân sách trung ương;

Trang 7

* Thu chuyển nguồn từ ngân sách trung ương năm trước sang ngân sách trung ương năm sau;

* Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;

* Các khoản thu khác của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật

- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:

* Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng từ hoạt động xổ số kiến thiết

* Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập của các đơn vị hạch toán toàn ngành và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiết thiết

* Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

* Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước, không

kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

* Phí xăng, dầu

2.2.2 Chi ngân sách nhà nước

- Chi thường xuyên:

* Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa -thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục - thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp xã hội khác;

* Các họat động sự nghiệp kinh tế;

* Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội;

* Hoạt động của các cơ quan nhà nước;

* Hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam;

* Hoạt động của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội

Trang 8

Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;

* Trợ giá theo chính sách của nhà nước;

* Phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước;

* Hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội;

* Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;

* Trợ cấp cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

* Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật

- Chi đầu tư phát triển:

* Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn;

* Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết

có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

* Chi bổ sung quỹ dự trữ nhà nước;

* Chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước;

- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật:

* Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay

* Chi viện trợ của NSTW cho các Chính phủ và tổ chức ngoài nước

* Chi cho vay của NSTW

* Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết câu hạ tầng thuộc ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật NSNN

* Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo quy định

* Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới

Trang 9

* Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.

3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU – CHI NGÂN SÁCH TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

3.1 Khái quát tình hình kinh tế, xã hội tỉnh An Giang

3.1.1 Đặt điểm địa lý - tự nhiên

An Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 3536.7 km², phía đông và phía bắc giáp tỉnh Đồng Tháp gần 107,628 km² đứng thứ 4 trong khu vực đồng bằng sông cửu long về diện tích sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An, phía tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km, phía nam

và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang đường biên giới khoảng 69,789 phía đông nam giáp thành phố Cần Thơ chiều dài đường biên giới gần 44,734 km4

Theo cục Thống kê tỉnh An Giang dân số trung bình 2.155.757 người, mật độ dân số 610 người/km2, trong đó tỷ lệ giới tính nam chiếm 49.51% và nữ chiếm 50.49% (Cục Thống kê An Giang, 2015)

3.1.2 Thuận lợi và thách thức của tỉnh An Giang

* Thuận lợi:

An Giang được xác định là tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ đã có quy hoạch sẽ từng bước ban hành những

cơ chế, chính sách để thúc đẩy cho vùng kinh tế trọng điểm phát triển; một số công trình giao thông quan trọng được Trung ương đầu tư (cầu Cao Lãnh, cầu Long Bình, cầu Long Bình ) là tiền đề để tỉnh khai thác và phát huy nội lực

Trong xu thế hội nhập, An Giang tiếp giáp với Campuchia có cửa khẩu quốc

tế, quốc gia đường bộ và đường thủy, là cửa ngõ, là cửa ngõ của trục Đông - Tây thông thương giữa đồng bằng sông Cửu Long và các nước Đông Nam Á tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ và kinh tế biên mậu Trong tương lai gần, Việt Nam sẽ tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế

4 https://vi.wikipedia.org/wiki/An_Giang

Trang 10

ASEAN (AEC) sẽ mở ra cho tỉnh có nhiều cơ hội và thị trường, nhất là các mặt hàng chủ lực trong nông nghiệp

Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, tài nguyên nước và đất phong phú cùng với kinh nghiệm canh tác, khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học - công nghệ và sự nhạy bén với thị trường của nông dân tạo ra thế mạnh về nông nghiệp với hai sản phẩm mang tầm quốc gia là lúa và cá tra… là lợi thế so sánh để An Giang phấn đấu trở thành trung tâm nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long

Nhiều di tích văn hóa, lịch sử, cùng với cảnh quan đa dạng, phong phú so với các tỉnh trong khu vực; mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có chất lượng và truyền thống thể thao thành tích cao là tiền đề để trở thành một trong những trung tâm văn hóa, thể thao và du lịch của vùng

Huy động nguồn lực xã hội đầu tư một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh An Giang (nhà máy may mặc, giày tại Bình Hòa, nhà máy chế biến rau quả Bình Long ); cơ sở

hạ tầng nông thôn từng bước được xây dựng và hoàn thiện theo chuẩn nông thôn mới Các chính sách phát triển lĩnh vực nông nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vùng nông thôn; cơ chế liên kết vùng và hỗ trợ đầu tư phát triển vùng kinh tế trọng điểm là những điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển trong giai đoạn tới

* Thách thức:

Một số nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (đất đai, khoáng sản, tài sản công, trình độ, kỹ thuật canh tác, quản lý…) đã được khai thác tối đa, nên thời gian gần đây tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh chậm lại; nhiều chỉ tiêu quan trọng đạt ở mức trung bình, có chỉ tiêu thấp hơn bình quân khu vực, trong khi nhu cầu phát triển nhanh để theo kịp mức trung bình của cả nước Ngược lại, một số lĩnh vực (du lịch, kinh tế biên giới…) thiếu quan tâm đầu tư đúng mức nên phát triển chưa tương xứng tiềm năng

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đúng mức, làm hạn chế tốc độ phát triển

Nông nghiệp là thế mạnh nhưng vẫn còn sản xuất nhỏ và phân tán, đất đai manh mún, chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chất lượng, sức cạnh tranh của sản

Trang 11

phẩm còn yếu; ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều thách thức; một số lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều do biến đổi khí hậu

Thu nhập của nông dân còn thấp so với bình quân thu nhập chung Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng thiếu bền vững, hộ nghèo trong đồng bào dân tộc còn cao

3.1.3 Tình hình kinh tế, xã hội trong tỉnh giai đoạn 2011-2015

Theo báo cáo đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 2011-2015 trong tỉnh An Giang, cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt 8.63% (theo giá so sánh 1994) và giá trị tuyệt đối tăng thêm được 8.640 tỷ đồng (giai đoạn 2006-2010 chỉ tăng được 6.473 tỷ đồng), GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 39,274 triệu đồng (tăng 17,336 triệu đồng so năm 2010, trong khi

đó giai đoạn 2006-2010 chỉ tăng được 13,134 triệu đồng so năm 2005); cơ cấu kinh tế

đã có sự chuyển dịch đáng kể, theo hướng tích cực, nhất là đối với khu vực dịch vụ (chuyển dịch được 6,94%, tăng từ 53,35% vào năm 2010 lên 60,29 % vào năm 2015) Khu vực nông nghiệp chuyển dịch mạnh nhất giảm 8,43% so năm 2010 (từ 35,53% năm 2010 xuống còn 27,10% năm 2015), riêng khu vực công nghiệp - xây dựng chỉ chuyển dịch tăng được 0,39% so năm 2010

3.2 Thực trạng quản lý thu – chi ngân sách tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015

3.2.1 Kết quả thu ngân sách

Theo Báo cáo tình hình thu – chi ngân sách tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 cho thấy tổng thu ngân sách qua các năm đều tăng dần với tỷ lệ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 12,39% nhưng thấp hơn so Nghị quyết đề ra (12,5%) Nguồn thu tập trung từ nguồn kinh tế trên địa bàn tỉnh, nếu tính cả giai đoạn thì thu từ KT địa bàn trung bình là 26.162.708 triệu đồng chiếm hơn 56% so với tổng thu là 46.689.124 triệu đồng

Mặt khác, khả năng thực hiện thu ngân sách tỉnh tính cả giai đoạn là 26.162.708 triệu thấp hơn hơn so với kế hoạch 5 năm do Nghị quyết Đảng bộ đề ra là 31.263.000 triệu đồng(*) ((*)Báo cáo Đảng bộ An Giang, 2015) Do đó tỷ lệ thực hiện thu ngân sách so với kế hoạch chỉ đạt 83,42% (Sở Tài chính An Giang, 2015)

Ngày đăng: 06/08/2018, 16:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w