1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về dân số và các vấn đề an sinh xã hội ở huyện thuỷ nguyên

54 958 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 443 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1: Lý do chọn đề tàiTrong những năm gần đây, cũng như các nước đang phát triển ở châu Á,châu Phi; chúng ta đang phải đối mặt với hiện tượng tăng dân số quá nhanh cùngvới nhữn

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1: Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, cũng như các nước đang phát triển ở châu Á,châu Phi; chúng ta đang phải đối mặt với hiện tượng tăng dân số quá nhanh cùngvới những tác động của nó mang lại đã biến nước ta trở thành một trong số nướcđông dân vào loại cao nhất thế giới Sự gia tăng nhanh của dân số như vậy đãlàm cản trở lớn đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội, hạn chế việc nâng cao chấtlượng dân số; đồng thời nó làm nảy sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xãhội như thiếu việc làm, tệ nạn mại dâm, ma tuý, tội phạm thanh thiếu niên giatăng Tuy nhiên, tốc độ gia tăng dân số có chiều hướng giảm trong những nămgần đây (trung bình gần 0,1%/năm) điều đó đã có những tác động tích cực đếnphát triển kinh tế-xã hội mà trực tiếp là ảnh hưởng đến việc nâng cao đời sốngvật chất, tinh thần của nhân dân

Thế giới hiện có khoảng 1,8 tỉ người trong độ tuổi 10-24 tuổi (chiếm 1/4dân số thế giới), ở châu Á tỉ lệ dân số trong độ tuổi từ 10-24tuổi (chiếm 28%vào năm 2010) cao hơn tỉ lệ trung bình trên thế giới Việt Nam bước vào thời kì

“cơ cấu dân số trẻ” với tỉ lệ thanh thiếu niên cao nhất trong lịch sử, nhóm dân số

từ 10-24tuổi, chiếm gần 40% dân số Với dân số trên 90triệu người, Việt Nam lànước đông dân thứ 14 trên thế giới, thứ 8 châu Á và thứ 3 khu vực ĐNA Chính

vì vậy sự quan tâm đến các vấn đề an sinh xã hội ngày càng có ý nghĩa quantrọng đối với sự ổn định và phát triển của toàn xã hội

Thuỷ Nguyên_ huyện ven đô nằm ở phía Bắc của thành phố, là huyện códân số đông nhất của Hải Phòng, với dân số trung bình là 318.377 người (năm2013), tỉ lệ gia tăng dân số là 1,32% (năm 2013) Do những năm qua Đảng vànhà nước ta rất quan tâm và chú trọng đến vấn đề dân số nên huyện ThuỷNguyên đã và đang có những cải thiện đáng kể đặc biệt ở những xã vùng sâuvùng xa Nền kinh tế của huyện Thuỷ Nguyên đang từng bước đi lên trong quátrình CNH-HĐH của đất nước, vì vậy mà nguồn nhân lực lao động cần phải cóchất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng Bên cạnh đó, huyệnThuỷ Nguyên còn phải có những chính sách chăm lo đến đời sống nhân dân:

Trang 2

giáo dục, y tế, nhà ở, môi trường, giải trí Có quan tâm đến vấn đề an sinh xãhội cho nhân dân thì nền kinh tế của huyện mới vững và từng bước phát triểnkịp với tốc độ phát triển của thành phố cũng như của đất nước.

Đây là một bài toán khó cho Đảng bộ và nhân dân trong huyện cũng nhưThành phố Trước thực tế trên, với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mìnhvào sự phát triển kinh tế của Hải Phòng nói chung và huyện Thuỷ Nguyên nói

riêng, tôi chọn đề tài : “ Tìm hiểu về dân số và các vấn đề an sinh xã hội ở huyện Thuỷ Nguyên” Bài nghiên cứu là một bức tranh toàn cảnh về một số vấn

đề ASXH và ảnh hưởng của hệ thống ASXH tới vùng nông thôn với một mức

độ nhất định Từ đó giúp cho thành phố có căn cứ xây dựng các chính sách,phương hướng hoạt động phù hợp nhằm tăng cường ASXH, cải thiện đời sống,xóa đói giảm nghèo đưa huyện Thủy Nguyên phát triển bề vững trong nền kinh

tế thị trường chung của thành phố và của đất nước

2: Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1: Mục đích

Trên cơ sở lí luận về dân số và an sinh xã hội đề tài phân tích, đánh giáthực trạng dân số và các vấn đề an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay, tìm ranhững thuận lợi và khó khăn trong vấn đề dân số và an sinh xã hội Từ đó đềxuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những khó khăn và cải thiệnnguồn lao động có chất lượng để nền kinh tế của huyện từng bước phát triểntheo xu thế chung của đất nước

2.2: Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ thực hiện những nội dung sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về dân số và các vấn đề an sinh xã hội

- Phân tích được tình hình gia tăng dân số, thực trạng các vấn đề an sinh

xã hội ở huyện Thuỷ Nguyên

- Chỉ ra một số giải pháp hợp lí nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

và chăm lo các vấn đề ASXH ở huyện Thuỷ Nguyên

Trang 3

4: Phương pháp nghiên cứu

4.1: Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lí số liệu

Thu thập tài liệu thứ cấp từ các nghiên cứu về dân số và các vấn đềASXH ở huyện Thuỷ Nguyên Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về pháttriển kinh tế, hệ thống ASXH, xóa đói giảm nghèo Những thông tin cơ bảncủa huyện, hoạt động của hệ thống ASXH do các cơ quan nhà nước, các nghiêncứu của cá nhân, tổ chức về phát triển kinh tế

5: Cấu trúc đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng phụ lục và các danh mục tài liệutham khảo, đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của dân số và các vấn đề an sinh xã hội

Chương 2: Hiện trạng về dân số và các vấn đề an sinh xã hội ở huyện Thuỷ Nguyên

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và chăm lo các vấn đề an sinh xã hội ở huyện Thuỷ Nguyên

Trang 4

Chương I

Cơ sở lý luận của dân số và các vấn đề an sinh xã hội

1.1: Cơ sở lý luận của dân số

1.1.1: Khái niệm về dân số

Dân số là số lượng và chất lượng của một cộng đồng dân cư cư trú trongmột vùng lãnh thổ (hành tinh, khu vực, châu thổ, quốc gia…) tại một thời điểmnhất định

Dân số luôn biến động theo thời gian và không gian Những biến động vềdân số có ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.Nhằm đảm bảo sự kiểm soát nhất định đối với các vấn đề dân số của một quốcgia thì quốc gia đó thường có những điều tra dân số để làm cơ sở đánh giá, nhậnđịnh và đưa ra những chính sách đối với vấn đề dân số của quốc gia mình

1.1.2: Quy mô dân số

Quy mô dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ tại một thờiđiểm nhất định

Quy mô dân số thường xuyên biến động qua thời gian và không gian lãnhthổ Quy mô dân số có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo các biến số cơ bản nhất baogồm: sinh, chết và di dân

Quy mô dân số không chỉ được xác định thông qua thống kê dân sốthường xuyên và dự báo dân số

Quy mô dân số là cơ sở để đưa ra các nhận định đánh giá và định hướngcho tình hình ổn định và phát triển của dân số ở mỗi quốc gia

1.1.3: Mật độ dân số

Mật độ dân số là một phép đo dân số trên đơn vị diện tích hay đơn vị thể tích

Nó thường được áp dụng cho các sinh vật sống nói chung và con người nói riêng

Mật độ dân số sinh học là một phép đo sinh học thông thường và đượcnhững người bảo vệ môi trường sử dụng hơn những con số tuyệt đối

Mật độ dân số thấp có thể làm giảm khả năng sinh sản Điều này thường đượcgọi là hiệu ứng Allee, đặt theo tên W.C.Allee người đầu tiên phát hiện ra nó

Trang 5

Mật độ dân số con người: mật độ dân số là số người trên đơn vị diệntích( có thể gồm hay không gồm các vùng canh tác hay các vùng có tiềm năngsản xuất) thông thường nó được tính theo vùng thành phố, quốc gia, một đơn vịlãnh thổ hay toàn bộ thế giới.

1.1.4: Gia tăng dân số

Tốc độ gia tăng dân số là mức gia tăng dân số của một vùng lãnh thổ quốcgia, là tổng tăng cơ học và tăng tự nhiên

Tăng cơ học = nhập cư - xuất cư

Tăng tự nhiên= số sinh – số tử

Kết cấu xã hội của dân số phản ánh những khía cạnh xã hội của dân cư ởmột lãnh thổ nhất định Đây là việc phân chia dân số theo các tiêu chuẩn khácnhau như lao động, trình độ văn hoá

Chất lượng dân số là tập hợp những đặc trưng về năng lực của một quần

cư, một cộng đồng, một đất nước được thực hiện qua hệ thống các chỉ tiêu: cơcấu tuổi, thể lực, trí lực, mức sống và ý thức xã hội… trong việc thực hiệnnhững chức năng xã hội nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xãhội của toàn bộ dân số nói chung và sự phát triển của chính bản thân mỗi quốcgia mỗi người nói riêng

Trang 6

Theo các nhà khoa học trên thế giới cho rằng: chất lượng dân số bao gồmtrình độ giáo dục, cơ cấu và trình độ nghề nghiệp-xã hội, tính năng động, mứcsống, tình trạng sức khoẻ, chất lượng dân số thay đổi theo thời gian, có mối quan

hệ mật thiết với trình độ phát triển kinh tế- xã hội-môi trường

Ở Việt Nam, chất lượng dân số được hiểu cụ thể hơn, đó là về cơ cấu tuổi,giới tính, sức khoẻ sinh sản, tình trạng sức khoẻ trẻ em, tình trạng thể lực, trình

độ học vấn nghề nghiệp của dân cư một vùng lãnh thổ nhất định hay của nướcnói chung với một cơ cấu dân số hợp lí

1.1.8: Già hoá dân số

Theo T.S Dương Quốc Trọng- Tổng cục trưởng tổng cục Dân số- KHHGĐ:

“Già hóa dân số” hay còn gọi là giai đoạn “dân số đang già” khi tỉ lệngười từ 65tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số trở lên hoặc khi tỉ lệ người từ60tuổi trở lên chiếm 10% tổng số dân trở lên Giai đoạn “dân số già” còn gọi là

“dân số đã già” khi dân số từ 65tuổi trở lên chiếm từ 14% tổng dân số trở lên

Một khái niệm khác nữa là “dân số siêu già” khi tỉ lệ người từ 65tuổi trởlên chiếm từ 21% dân số trở lên

Ở Việt Nam: từ năm 2007, số người trong độ tuổi lao động tăng gấp đôi

độ tuổi phụ thuộc như vậy chúng ta chính thức bước vào giai đoạn “dân sốvàng” Giai đoạn dân số vàng này, theo các nhà khoa học thì nó kéo dài khoảng

3 0năm

Trang 7

1.2: Cơ sở lý luận về an sinh xã hội

1.2.1: khái niệm về an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội

An sinh xã hội (ASXH) là một khái niệm được nêu trong điều 22 củatuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền phát biểu rằng: “Mội người, như một thànhviên của xã hội có quyền được ASXH và quyền được thực hiện thông qua nỗ lựcquốc gia và hợp tác quốc tế và phù hợp với tổ chức các nguồn lực của mỗi quốcgia các quyền kinh tế xã hội và văn hoá không thể thiếu cho nhân phẩm củamình và sự phát triển tự do nhân cách của mình” Nói một cách đơn giản điềunày có nghĩa là các bên tham gia kí kết thoả thuận rằng xã hội trong đó có mộtngười sinh sống có thể giúp họ phát triển và vận dụng tối đa tất cả những lợi thế(văn hoá, công việc, phúc lợi xã hội) được cung cấp cho họ trong quốc gia đó

ASXH cũng có thể chỉ là các chương trình hoạt động của chính phủ nhằmthúc đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ đảm bảo quyềntiếp cận các nguồn lực đầy đủ về thực phẩm và nơi trú ẩn, và tăng cường sứckhoẻ và phúc lợi cho người dân nói chung và các phân đoạn có khả năng dễ bịtổn thương như trẻ em, người già, người bệnh và người thất nghiệp Các dịch vụcung cấp ASXH thường được gọi là các dịch vụ xã hội

ASXH có thể chỉ BHXH (Bảo hiểm xã hội) nơi người dân được lợi íchhay dịch vụ trong sự công nhận những đóng góp cho một chương trình bảohiểm Những dịch vụ này thường bao gồm sự chu cấp lương hưu, bảo hiểm tàntật, phúc lợi cho những người còn sống và bảo hiểm thất nghiệp

Theo ILO, đó là : sự bảo vệ mà xã hội thực hiện đối với các thành viêncủa mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại sự cùng quẫn

về kinh tế và xã hội dẫn đến sự chấm dứt hay giám sát đáng kể về thu nhập do

ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất việc làm, mất sức lao động, tuổi giàhoặc cái chết; những dịch vụ về chăm sóc y tế và những quy định về hỗ trợ đốivới những gia đình có con nhỏ gặp khó khăn trong cuộc sống

Như vậy, có thể hiểu ASXH bao quát một phạm vi rất rộng lớn và có tácđộng đến rất nhiều người ASXH có thể ảnh hưởng cả khi một con người cụ thể

Trang 8

chưa được sinh ra và có thể cả khi người đó mất đi Nó ảnh hưởng đến cuộcsống hằng ngày của mọi người.

BHXH, đây là một bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống ASXH có thể nóikhông có BHXH thì không thể có một nền ASXH vững mạnh BHXH ra đời vàphát triển từ khi cuộc cách mạng công nghệ xuất hiện ở châu ÂU BHXH nhằmđảm bảo cuộc sống cho những công nhân cụng nghiệp và gia đình họ trước nhữngrủi ro ốm đau, tai nạn, mất việc làm,… làm giảm hoặc mất thu nhập Tuy nhiên,cũng do tính lịch sử và phức tạp của vấn đề, khái niệm BHXH đến nay cũng chưathống nhất và gần đây có xu hướng hoà nhập giữa BHXH với ASXH Khi đề cậpđến vấn đề chung nhất, người ta dùng khái niệm SOCIAL SECURITY và vẫn dịch

là BHXH, nhưng khi đi vào cụ thể từng chế độ thì BHXH được hiểu theo nghĩa của

từ SOCIAL INSURANCE Tuy nhiên, sự hoà nhập này không có nghĩa là 2 thuậtngữ này là một Theo nghĩa hẹp, cụ thể, có thể hiểu BHXH là sự đảm bảo thay thếhoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm một phầnthu nhập từ nghề nghiệp hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành và sử dụngmột quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm gúp phầnđảm bảo An toàn đời sống của người lao động và gia đình của họ, đồng thời gópphần đảm bảo ATXH

1.2.2: Khái niệm về người già neo đơn

Người già neo đơn là những người khoảng từ 60tuổi trở lên, không cònngười thân hay bị con cái bỏ rơi, phải sống một mình, không nơi nương tựa,cuộc sống của người này thường rất khó khăn, họ phải tự lo liệu mọi thứ

1.2.3: Khái niệm về tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành

vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡthuần phong mĩ tục, lối sống lành mạnh tiến bộ trong xã hội, có thể gây nhữnghậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân gia đình và xã hội

Các loại tệ nạn:

Tệ nạn ma tuý: là khái niệm dùng để chỉ tình trạng nghiện lệ thuộc vào

ma tuý, các tội phạm về ma tuý và các hành vi trái phép về ma tuý

Trang 9

Tệ nạn mại dâm: là hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện tình trạng các cánhân dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân và tiền bạc, lợi ích vật chất haycác lợi ích khác để trao đổi với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu tình dục (đối vớinhững người mua dâm) hoặc nhu cầu về tiền bạc (đối với người bán dâm).

Tệ nạn cờ bạc: là hiện tượng cờ bạc trái pháp luật, biểu hiện tình trạng các

cá nhân tổ chức và tham gia các trò chơi cờ bạc dưới mọi hình thức, gây ranhững hậu quả xấu tác động tiêu cực tới trật tự kỉ cương, an toàn xã hội

Các tệ nạn khác: say rượu và nghiện rượu; đua xe trái phép; nghiện chơigame;…

Trang 10

Chương II Hiện trạng về dân số và các vấn đề an sinh xã hội

ở huyện Thuỷ Nguyên

2.1: Khái quát chung

2.1.1: Vị trí địa lí và địa hình :

*Vị trí địa lí:

Thuỷ Nguyên ở phía Bắc Thành phố Hải Phòng, có giới hạn địa lý từ 20052'đến 21001' vĩ độ Bắc và 106031' đến 106046' kinh độ Đông Thuỷ Nguyên là mộthuyện ven biển của Thành phố Hải Phòng thuộc vùng châu thổ sông Hồng đượcbao bọc 4 mặt bởi sông và biển Huyện Thuỷ Nguyên có 35 xã và 2 thị trấn vớitổng diện tích tự nhiên là 24.279,9 ha, chiếm 15,6% diện tích thành phố

Huyện Thuỷ Nguyên nằm ở vị trí tiếp giáp giữa 2 vùng địa lý tự nhiên lớn:vùng ĐBSH và vùng đồi núi Đông Bắc Vị trí địa lý của Thuỷ Nguyên rất thuậnlợi, nối thành phố Hải Phòng với vùng công nghiệp phía đông - bắc của vùngKTTĐ Bắc bộ Thuỷ Nguyên nằm trên trục giao thông quốc lộ 10 nối các tỉnhduyên hải Bắc Bộ (Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh ) với thànhphố Hải Phòng Hiện nay Thuỷ Nguyên đó được xác định sẽ là vùng kinh tế độnglực, một trung tâm du lịch sinh thái quan trọng của Thành Phố Hải Phòng, ngoài

ra trên địa bàn Thuỷ Nguyên sẽ hình thành khu đô thị mới của Thành phố trongtương lai Đây là một trong những yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cho ThuỷNguyên phát triển mạnh trong giai đoạn từ nay tới năm 2020 Trong phát triểnkinh tế, ngoài việc chịu ảnh hưởng trực tiếp của thành phố Hải Phòng, huyện cònchịu ảnh hưởng gián tiếp của việc phát triển vùng kinh tế trọng điểm cũng nhưtuyến động lực ven biển Bắc bộ

*Địa hình:

Về địa hình Thuỷ Nguyên ở vào vị trí chuyển tiếp của 2 vùng địa lý tựnhiên lớn Một số xã ở phía Bắc và Đông Bắc huyện có núi đá vôi và đồi đất thấp,địa hình không bằng phẳng, mang đặc điểm của vùng bán sơn địa, các xã phíaNam có địa hình bằng phẳng hơn, mang đặc điểm của vùng đồng bằng

Trang 11

Do vậy về đặc điểm sinh thái, Thuỷ Nguyên có thể được chia thành nhiềutiểu vùng khác nhau như: Tiểu vùng núi đá vôi xen kẽ thung lũng; Tiểu vùng đồinúi xen kẽ đồng bằng; Tiểu vùng cửa sông ven biển; tiểu vùng đồng bằng, Vớiđặc điểm về địa hình như vậy, Thuỷ Nguyên có nhiều điều kiện để phát triển mộtnền kinh tế tổng hợp với nhiều loại sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao

2.1.2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a: Đặc điểm khí hậu

Khí hậu Thuỷ Nguyên mang những đặc tính chung của khí hậu miền bắcViệt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do gần biển nên Thuỷ Nguyêncòn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa đồng bằng ven biển với vùngđồi núi Đông Bắc

Nhiệt độ trung bình cả năm đạt từ 23 - 240C Độ ẩm tương đối trung bìnhhàng năm biến động từ 88 - 92% cùng với lượng mưa bình quân hàng năm là1.200 – 1.400 mm

Thuỷ Nguyên nằm sát biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ gió bão từThái Bình Dương, hàng năm có khoảng 4 đến 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ

bộ trực tiếp, tốc độ gió có khi lên tới cấp 11 - 12

b: Đặc điểm về thuỷ văn và tài nguyên nước

Thuỷ Nguyên có 4 con sông lớn chảy qua đó là: Sông Kinh Thầy, sôngCấm, sông Đá Bạc, sông Bạch Đằng Ngoài bốn con sông lớn trên, Thuỷ Nguyêncòn có sông Giá là con sông chứa nước ngọt rất lớn của huyện

Do đặc điểm của hệ thống sông chảy qua huyện là cuối nguồn nên lượngphù sa ít, khả năng bồi tụ vùng ven biển, cửa sông chậm Hiện nay vùng đất venbiển huyện Thuỷ Nguyên đang có cốt đất thấp, thường xuyên bị ngập nước và

có hiện tượng xâm thực vào đất liền gây nhiễm mặn khá rõ Vào mùa đôngnguồn nước của các sông thường bị nhiễm mặn, nguồn nước ngọt chủ yếu củahuyện dựa vào hồ sông Giá, kênh Hòn Ngọc và các ao, hồ, đầm, ruộng trũng

Trang 12

c: Tài nguyên đất

* Về diện tích và cơ cấu sử dụng đất:

Thuỷ Nguyên là huyện có diện tích đất tự nhiên lớn thứ hai trong số cácquận, huyện của thành phố Hải Phòng, chiếm 15,6% tổng diện tích tự nhiên toànthành phố và chỉ sau huyện Cát Hải (32.230 ha) Tổng diện tích đất tự nhiên củahuyện Thuỷ Nguyên ở năm 2013 là 24.279,9 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệpcủa huyện có 9890ha bao gồm cả đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 40,7%diện tích đất toàn huyện

Trong tổng diện tích đất tự nhiên thì diện tích hiện đang được khai thác đưavào sử dụng là 23360,7ha, chiếm 96,2% và còn 3,8% diện tích đất chưa sử dụng

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Thuỷ Nguyên

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Thuỷ Nguyên

Trong những năm qua tình hình sử dụng đất ở Thuỷ Nguyên đã biến độngmạnh, đặc biệt trong những năm gần đây, trong đó đất thổ cư có biến độngnhưng không lớn, sự biến động ở đây chỉ tập trung vào đất nông nghiệp và đấtchuyên dùng Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện đã giảm mạnh từnăm 2000 trở lại đây, trong đó tập trung vào diện tích trồng cây hàng năm Năm

2008 diện tích đất nông nghiệp của huyện có 9.973 ha thì đến năm 2013 chỉ còn8.116,1ha

Trong những năm gần đây, Thành phố Hải Phòng nói chung và ThuỷNguyên núi riêng đã có tốc độ phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng tương đốimạnh, nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp, tuyến giao thông được xây dựng mới và

Trang 13

cải tạo nâng cấp Diện tích đất dành cho việc phát triển công nghiệp, giao thông,xây dựng đã tăng đột biến từ 8.129,43ha (năm 2008) lên 9.057 ha (năm 2013).

Mặc dù đã có những cố gắng nhiều trong việc chỉ đạo phát triển sản xuất thâmcanh tăng vụ nhưng trong những năm qua, diện tích gieo trồng trên toàn huyện cũngtăng không đáng kể, hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng từ 2,0 - 2,1 lần

* Về tính chất đất

Đất của huyện Thuỷ Nguyên chủ yếu là đất được bồi đắp do hệ thốngsông Thái Bình và sông Hồng; khu vực phía Bắc của huyện là vùng đất có thànhphần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, tại khu vực phía tây đất có thành phần cơgiới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình Vùng đất giữa huyện có thành phần chủ yếu

là thịt nhẹ và cát pha, khu vực phía nam của huyện cũng là đất phù sa nhưng cóthành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, một số nơi ven biển, cửasông đất có hiện tượng bị nhiễm chua, mặn

d: Tài nguyên biển

Là huyện ven biển, Thuỷ Nguyên có hàng ngàn ha diện tích bãi triều đểphục vụ phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, mặt khác đây cũng chính là vùng cóđiều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế biển trong đó ngành đóng sửa tàuthuyền trong tương lai sẽ là thế mạnh của huyện

e: Tài nguyên rừng

Thuỷ Nguyên là huyện ven biển nên rừng của huyện chủ yếu là rừng ngậpmặn, rừng phòng hộ bảo vệ đê và bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái ven biển.Diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, tổng diện tích dùng vào phát triển lâm nghiệp

và diện tích đất có khả năng phát triển lâm nghiệp là 1704ha

Trang 14

- Khó khăn: mạng lưới giao thông chưa được nâng cấp đồng bộ điều này gâykhó khăn cho việc vận chuyển hàng hoá giao lưu kinh tế Đất đai tuy phong phú, đadạng nhưng đang bị thu hẹp về diện tích và bị thoái hoá đất nhanh Hệ thống cơ sởvật chất kĩ thuật, hệ thống dịch vụ tuy đã được hình thành nhưng chưa đồng bộ, trangthiết bị, máy móc, vừa thiếu vừa lạc hậu Công nghệ chế biến của các cơ sở chếbiến nông sản hầu hết thuộc thế hệ cũ, công suất nhỏ

Những thuận lợi và khó khăn đây chính là những động lực; đồng thời cũng lànhững trở ngại trong quá trình phát triển kinh tế của huyện

2.2: Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.1: Khái quát kinh tế chung

a: Quy mô cơ cấu kinh tế huyện Thuỷ Nguyên

- Tổng giá trị sản xuất các ngành đạt 12.865,9 tỷ đồng, bằng 99,1% kếhoạch, tăng: 14% so với năm 2013 Trong đó ngành nông nghiệp - thủy sản tăng3,1%; ngành công nghiệp – xây dựng tăng 17,6%; ngành dịch vụ tăng, 16,3% sovới năm 2013

-Tỷ trọng các ngành: Nông nghiệp – thủy sản 20,1%; công nghiệp - xâydựng 46,4%; dịch vụ 33,5%

- Toàn thành phố năm 2012, tổng giá trị sản xuất các ngành đạt 255.659,1

tỷ đồng, trong đó: Nông nghiệp - thủy sản là 19.469,9 tỷ đồng, chiếm 7,61%;Công nghiệp – xây dựng là 148.608,6 tỷ đồng, chiếm 58,13%; Dịch vụ là87.580,6 tỷ đồng, chiếm 34,26%

* Nông nghiệp thủy sản và phát triển nông thôn

- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp – thủy sản đạt 2.592 tỷ đồng, bằng97,1% kế hoạch, tăng 3,1% so với năm 2013

+ Trồng trọt: Diện tích gieo cấy lúa cả năm đạt 13.121 ha, bằng 100,5%

kế hoạch, giảm 1,8%, trong đó : diện tích gieo thắng, gieo sạ 3.934 ha, chiếm30% diện tích; năng suất đạt 63,32 tạ/ha, bằng 101,2% kế hoạch (cao nhất từtrước tới nay) tăng 1,5%; sản lượng đạt 83.086 tấn, bằng 101,8% kế hoạch, giảm0,2% so với năm 2013 Diện tích rau các loại đạt 1.743 ha, bằng 102,5% kếhoạch, tăng 6,1 % ; sản lượng đạt 36.107 tấn, bằng 100,9% kế hoạch, tăng 4,9%

Trang 15

so với năm 2013 Toàn thành phố năm 2012, diện tích gieo lúa cấy cả năm đạt79,2 nghìn ha; năng suất lúa đạt 61,9 tạ/ha; sản lượng đạt 490 nghìn tấn bằng101,2% kế hoạch.

Năm 2012, bình quân lương thực có hạt của Hải Phòng đạt262,0kg/người Trong đó huyện Thủy Nguyên bình quân lương thực đạt273,3kg/người, cao hơn mức bình quân của thành phố là 11,3kg/người Nhưng

so với một số huyện của Hải Phòng thì bình quân lương thực đầu người củaThủy Nguyên còn thấp Huyện An Lão bình quân lương thực đạt 449,4kg/người;Kiến Thụy đạt 453,0kg/người; Tiên Lãng đạt 645,7kg/người; Vĩnh Bảo đạt714,0kg/người

+ Chăn nuôi: Tổng số đàn lợn đạt 84.182 con, bằng 99,6% kế hoạch, giảm1,7%;tổng đàn trâu, bò đạt 3.123 con, bằng 91,9% kế hoạch, giảm 11 9,8%;đàn gia cầm đạt 1.110.000 con, bằng 96,5% kế hoạch, giảm 1,4% ; sản lượngthịt hơi đạt 22.006 tấn, bằng 98,7% kế hoạch, tăng 0,2% so với năm 2013

+ Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.887 ha, bằng 102% kếhoạch, tăng 0,9%; sản lượng nuôi trồng đạt 7.614 tấn, bằng 105% kế hoạch,giảm 11,4%; sản lượng đánh bắt đạt 23.314 tấn, bằng 106,9% kế hoạch, tăng20,5% so với năm 2013 Đóng mới 22 tàu cá; thành lập 20 tổ đoàn kết sản xuấttrên biển

- Hoàn thành xây dựng các vùng sản xuất tập trung: Vùng rau sạch xãThủy Đường (30 ha), dưa tại xã Kỳ Sơn (80 ha), thâm canh 04 vụ (lúa xuân - lúamùa cực sớm - bí xanh - su hào) tại xã Minh Tân, Kênh Giang (khoảng 70 ha)…

- Huyện đã đầu tư, xây dựng các công trình cải thiện vệ sinh môi trường,đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch nông thôn (trên địa bàn huyện hiện có 65nhà máy nước; 1.500 bể khí Biogas cung cấp chất đốt, bảo vệ môi trường

- Trong năm huyện đã hoàn thành chỉ đạo đại hội điểm 3 hợp tác xã vàđánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thônmới và phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới" năm

2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015

* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khoa học công nghệ

Trang 16

- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng đạt 5.964,2 tỉ đồng,

bằng 99,5% kế hoạch, tăng 17,6% so với năm 2013 Trong đó, giá trị sản xuấtngành công nghiệp đạt 2.787,5 tỷ đồng, bằng 101,2% kế hoạch, tăng 17,2%; giátrị sản xuất ngành xây dựng đạt 3.176,7 tỷ đồng, bằng 98% kế hoạch, tăng17,9% so với năm 2013

- Các sản phẩm chủ yếu: Đá các loại đạt 1,66 triệu m3 bằng 9,76% kếhoạch tăng 9,1%, vôi củ đạt 401.500 tấn, bằng 89,7% kế hoạch, tăng 5%, đúckim loại đạt 60.510 tấn bằng 113,5% kế hoạch, tăng 33%, may mặc đạt 16,6triệu sản phẩm, bằng 100% kế hoạch, tăng 18,6% ; xi măng đạt 88.000 tấn, bằng101,1% kế hoạch, tăng 4,1% ; gạch đất nung, đạt 146 triệu viên, bằng 96,8% kếhoạch, tăng 12% so với năm 2013

- Triển khai thực hiện nghiệm thu nhiệm vụ khoa học của thành phố

“Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ tổ chức lễ hội chiến thắng Bạch Đằng”của Ban Tuyên giáo Huyện ủy; nghiệm thu các đề tài khoa học và công nghệthực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các xã:Lưu Kiếm, Đông Sơn, An Lư; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tiếnhành xác lập, bảo hộ quản lý, khai thác và phát triển quyền sở hữu công nghiệp,nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề, sản phẩm đặc thù,đặc sản theo Ọuyết định số 1862/QD-UBND ngày 25/9/2013 của Ủy ban nhândân thành phố về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ thànhphố Hải Phòng đến năm 2020 Triển khai áp dụng hệ thống quản lí chất lượngtheo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện

* Hoạt động dịch vụ

- Giá trị ngành dịch vụ đạt 4.309,7 tỷ đồng, bằng 99,9% kế hoạch, tăng16,3% với năm 2013 Trong đó, ngành dịch vụ vận tải đạt 1.604 tỷ đồng, bằng95% kế hoạch, tăng 10,5% ; ngành dịch vụ thương mại đạt 1.926,7 tỷ đồng,bằng 104,4% kế hoạch, tăng 20,2% ; dịch vụ khác đạt 779 tỷ đồng, bằng 99,9%

kế hoạch, tăng 19,6%

b: Về cơ cấu kinh tế

Trang 17

Cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo hướng tích cực là tăng dần tỷtrọng của các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngànhnông nghiệp trong cơ cấu GDP

Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng GDP của huyện đạt bình quântrên 10% năm Trong những năm gần đây tỷ trọng đó đã có sự chuyển biến tíchcực đến năm 2014 GDP của huyện đạt 14%

Về cơ cấu ngành:

Năm 2014 tỉ trọng ngành nông nghiệp – thủy sản chiếm 20,1%, tốc độtăng là 3,1% trong tổng giá trị GDP như vậy tỉ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp

có xu hướng giảm nhanh từ năm 2008 đến 2011 giảm 5,2%

Ngành Công nghiệp – Xây dựng công nghiệp - xây dựng tuy gặp nhiềukhó khăn song vẫn phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt mức 17,6%chiếm 46,4% trong tổng GDP

Dịch vụ chiếm 33,5% trong tổng GDP tăng 16,3%

Bên cạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu trong nội bộngành đã thay đổi theo chiều hướng tích cực

Thuỷ Nguyên - khởi nguồn của dựng xây, của những tín hiệu mới đangngày một khởi sắc Mảnh đất này, chẳng bao lâu nữa, sẽ trở thành một trung tâm

đô thị hành chính của Thành phố Cảng Trong thời gian tới, khi quy hoạch củathành phố được triển khai, Thuỷ Nguyên sẽ hứa hẹn nhiều điều bất ngờ, đột phátrong tốc độ phát triển kinh tế và văn hoá - xã hội

Năm 2014, bám sát sự chỉ đạo của thành phố và Huyện ủy, cùng với sự nỗlực phấn đấu của các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, tình hình kinh tế - xã hội,chính trị, an ninh trật tự trên địa bàn huyện ổn định, có chuyển biến tích cực vàđạt nhiều kết quả, nổi bật là công tác chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dânhuyện đối với việc thực hiện chủ đề năm đã đề ra “Tăng cường kỷ cương – Đổimới mô hình tăng trưởng – Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới” Tổng giá trịsản xuất các ngành đạt 12.865,9 tỷ đồng, bằng 99,1% kế hoạch, tăng 14% so vớinăm 2013 Sản xuất công nghiệp – xây dựng và một số sản phẩm mũi nhọn củahuyện như đúc kim loại, may mặc tăng trưởng cao so với cùng kỳ và hoàn thành

Trang 18

vượt mức kế hoạch cả năm Thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 298,4 tỷ đồngbằng 118,2% kế hoạch Các chủ trương phát triển nông nghiệp của thành phốđều được huyện chủ động tiếp cận và thực hiện có hiệu quả như chương trình

“Cánh đồng mẫu lớn”, vùng sản xuất tập trung được triển khai rộng rãi Côngtác cải cách thủ tục hành chính và gửi nhận văn bản qua thư điện tử kết hợp vớitin nhắn được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện trong giải quyết công việc Cácchế độ chính sách đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội được thựchiện đẩy đủ, kịp thời, đảm bảo an sinh xã hội

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội huyện cònnhững yếu kém cần sớm khắc phục: tốc độ tăng trưởng của ngành nông – lâm –thủy sản và ngành dịch vụ không đạt kế hoạch đề ra Tình hình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khả năng tiếp cận vốn tín dụng củacác doanh nghiệp còn hạn chế Sản xuất đá, vôi, xi măng, dịch vụ vận tải… giảmsút; nhu cầu thị trường nội địa yếu nên sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm; côngtác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất, giảiphóng mặt bằng các dự án và tiến độ triển khai Chương trình mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới còn chậm; thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, đặc biệt

là nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuế đất

2.2.2: Quy mô dân số

Dân số của huyện năm 2013 là 318.377 người và chiếm 16,8% dân sốtoàn thành phố (Dân số toàn Hải Phòng là 1.894.086 người_ Theo Bản đồ dân sốViệt Nam năm 2013) Mật độ dân số huyện đạt 1311 người/km² cao hơn so vớimức trung bình của thành phố là 1245 người/km² Dân cư ở huyện Thuỷ Nguyênđược phân bố khá đồng đều, thị trấn Núi Đèo là nơi tập trung đông dân cư caonhất trong huyện là 4193 người; nơi tập trung dân cư thấp nhất là 413 ngườithuộc xã Gia Minh Dân cư ở xã Gia Minh tập trung thấp là vì chủ yếu dân từcác xã khác đến khai hoang làm kinh tế mới, xã được thành lập năm 1983, hoạtđộng kinh tế chưa được sôi nổi

Thuỷ Nguyên là huyện lớn nhất với dân số trên 31 vạn người, trong đó sốphụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) là 83.236 người Năm 2014 tỉ suất sinh

Trang 19

giảm 1,5‰ so với năm 2013, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,99%, giảm 0,2%

so với năm 2013

Tuy nhiên, công tác Dân số – kế hoạch hoá gia đình huyện còn một số tồntại; tỉ lệ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại còn rất thấp; số sinh con thứ 3 trởlên ở nhiều đơn vị còn tăng so với kì cùng; tỉ số giới tính khi sinh cao 110 bétrai/100 bé gái còn sống

Bảng 2: Tình hình dân số huyện Thuỷ Nguyên thời kì 2008-2013

6 Mật độ dân số 1246người/km2 1262người/km2 1331người/km2

- Đông nhất 4073người/km2 3975người/km2 4193người/km2

- Thấp nhất 381người/km2 395người/km2 413người/km2

Nguồn: Niêm giám thống kê Thuỷ Nguyên

Trong những năm qua (từ 2008-2013), tỉ lệ dân thành thị so với dân sốtrung bình của huyện hầu như ít thay đổi qua từng năm (chỉ dao động trongkhoảng 5,0-6,0%) Đây là chỉ tiêu phản ánh trình độ đô thị hoá của huyện còn ởmức thấp so với các nơi khác của vùng đồng bằng sông Hồng, mặc dù ThuỷNguyên là huyện có điều kiện để đô thị hoá trên địa bàn

Trang 20

* Kết cấu dân số

- Kết cấu sinh học (theo tuổi, giới tính)

Tổng dân số của huyện thời điểm 01/04/2009 là 303.094 người Trong đó

số nam là 152.976 người và số nữ là 150.118 Như vậy, tỉ số giới tính của huyện

là 101,9 nam trên 100 nữ, trong khi tỉ số giới tính của toàn thành phố là 96,9nam trên 100 nữ Tỉ số giới tính của huyện ở trong các nhóm tuổi từ 18 đến 39tuổi cao hơn nhiều so với năm 1999 và cao hơn so với toàn thành phố Sở dĩ tỉ

số giới tính của huyện cao là do ảnh hưởng của quá trình di cư giữa nam và nữ.Huyện có nhiều khu công nghiệp đang phát triển mạnh thu hút nhiều nguồnnhân lực, đặc biệt là các ngành nghề thu hút lao động nam giới hơn là lao động

nữ giới trong đó điển hình là thị trấn Minh Đức với số dân là 11.511người, sốnam là 5.914 người và số nữ là 5.597 người; xã Ngũ Lão có số dân là 10.049người, số nữ là 4893 người; xã Tam Hưng có số dân là 7.413 người, số nam là

3885 và số nữ là 3528 người Bên cạnh đó nữ giới của huyện trong những nămgần đây có xu huớng lấy chồng là người nước ngoài nhiều nên cũng dẫn đếnviệc số nữ giảm so với trước đây

Tính đến năm 2013, dân số của huyện là 318.377 người, trong đó, số nam

là 157.561 người và số nữ là 160.817 Như vậy tỉ số giới tính của huyện là 97,9nam trên 100 nữ Có thể thấy mấy năm gần đây dân số nữ của huyện cũng đãtăng lên nhưng số nam lại giảm

Do mức độ sinh có xu hướng giảm, tuổi thọ trung bình ngày càng tănglàm cho dân số có xu hướng lão hoá với tỉ lệ dân số trẻ (dân số dưới 15 tuổi)giảm và tỉ lệ dân số già (trên 60 tuổi) ngày càng tăng Đồng thời dưới sự tácđộng tích cực của chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên mức sinh có

xu hướng giảm thể hiện ở tỉ lệ trẻ em từ 0-4 tuổi, trong năm 1999 tỉ lệ này là8,4% trong khi năm 2009 là 7,6%

Bảng số liệu dưới đây thể hiện cơ cấu dân số tại thời điểm 01/04 của haithời kì Tổng điều tra

Bảng 3: Phân bố phần trăm dân số và tỉ số giới tính chia

theo nhóm tuổi năm 1999 và 2009

Trang 21

Tỉ trọng dân số trong nhóm từ 0- 4 tuổi năm 2009 thấp hơn so với năm

1999 chứng tỏ trong 10 năm vừa qua dưới sự tác động tích cực của chính sáchdân số và kế hoạch hoá gia đình mức sinh đã giảm Tỉ trong dân số dưới 15 tuổigiảm từ 34,04% năm 1999 xuống còn 21,9% năm 2009; tỉ trọng dân số trên 60tuổi trở lên tăng từ 9,28% năm 1999 lên 9,7% năm 2009 Tuy dân số có xuhướng lão hoá nhưng dân số trong nhóm tuổi từ 15 – 59 tuổi năm 2009 là68,39% cho thấy việc giải quyết lao động việc làm, kế hoạch hoá gia đình phảitiếp tục được coi trọng trong thời gian tới

- Kết cấu dân tộc

Dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện chủ yếu là dân tộc Kinh, tỉ trọng dân

số là dân tộc Kinh qua Tổng điều tra luôn chiếm trên 99%

Trang 22

Dân số huyện Thuỷ Nguyên chủ yếu không tôn giáo Tỉ trọng số ngườikhông theo tôn giáo năm 2009 là 95,03% Tỉ trọng số người theo Phật giáo năm

2009 tăng so với năm 1999, nhưng tỉ trọng số người theo Công giáo (Thiên chúagiáo) lại giảm đi

- Kết cấu dân số theo khu vực thành thị, nông thôn

Tổng dân số huyện Thuỷ Nguyên năm 2013 là 318.377 người trong đókhu vực thành thị (gồm hai thị trấn Núi Đèo và thị trấn Minh Đức) là 16.423người và khu vực nông thôn là 301.954 người

* Chất lượng dân số

- Trình độ giáo dục

Mỗi nhân khẩu từ 5 tuổi trở lên của các hộ đều được hỏi về tình trạng đihọc là: đang đi học, đã thôi học hay chưa đi học Đi học được hiểu đó là nhữngngười đi học theo chương trình giáo dục chính quy của nước ta, không phân biệtnơi nào đó thuộc loại hình giáo dục chính quy của nước ta, không phân biệt nơi

đó thuộc loại hình giáo dục (công lập hay tư thục) nào

Tính đến ngày 1/4/2009 có 68.184 người từ 5 tuổi trở lên đang theo họcmột trường nào đó (chiếm tỉ trọng 24,35%) Có 7.857 người chưa bao giờ đi học(chiếm tỉ trọng 2,8%) Tỉ trọng chưa đi học của nữ luôn cao hơn nam trong các

kì Tổng điều tra tuy nhiên tình hình đi học đã được cải thiện đáng kể so với 10năm trước đây do chính sách phổ cập giáo dục được đẩy mạnh tại Hải Phòngtrong những năm qua

Tỉ lệ đã thôi học của dân số trong độ tuổi học sinh trung học phổ thông ởtừng độ tuổi học sinh trung học phổ thông ở từng độ tuổi: tiểu học là 16,8%;trung học cơ sở là 51,2%; trung học phổ thông là 19,58% Như vậy tỉ lệ số người

đã thôi học ở trình độ trung học cơ sở là chiếm tỉ lệ cao nhất

Bảng 4: Dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình trạng đi học hiện nay,

nhóm tuổi, giới tính, đơn vị hành chính.

(Đơn vị tính: Người)Đơn vị hành

chính, nhóm

Tổng dân

số 5 tuổi

Đang đihọc

Đã thôihọc

Chưa baogiờ đi học

Khôngxác định

Trang 23

tuổi và giới tính trở lên

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Thuỷ Nguyên năm 2009

Biết đọc, biết viết được hiểu là đã có khả năng đọc và viết được nhữngcâu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hay chữ viết nước ngoài Theo kếtquả của Tổng điều tra cho thấy có 229.672 người biết đọc, biết viết trên tổng số236.708 người từ 15 tuổi trở lên (chiếm tỉ lệ 97,03%)

Trang 24

Bảng 5: Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạngbiết đọc

biết viết nhóm tuổi (1/4/2009)

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Trang 25

- Cơ cấu và trình độ nghề nghiệp.

Năm 2011, huyện giải quyết việc làm cho 11.264 người đạt 102,4% kếhoạch trong đó số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 78.902 ngườichiếm 89,8% tổng số dân và đào tạo nghề được 6084 người đạt 101,4% kếhoạch

Tính đến năm 2013, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là179.678 người chiếm 56,4% tổng số dân Hiện nay, lao động của huyện chủ yếulàm việc trong các ngành kinh tế công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, số laođộng tham gia sản xuất nông nghiệp giảm dần Sở dĩ lao động tham gia lao độngsản xuất nông nghiệp giảm là tỉ lệ đất bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hoá(CNH) và chuyển đổi mục đích sử dụng

Bảng 6: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở các năm 2008-2013

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Thuỷ Nguyên

Trong cơ cấu lao động theo các ngành sản xuất ta thấy số lượng lao độngnông nghiệp qua các năm giảm dần, năm 2008 lao động nông nghiệp chiếm tỉtrọng là 39,8%, năm 2010 giảm còn 28,7% đến năm 2013 là 25% trong tổng sốlao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Các ngành công nghiệp-xâydựng chiếm 33,8% đến năm 2013 tăng lên 45% Đây cũng là ngành chiếm tỉtrọng lao động cao nhất trong các ngành kinh tế Dịch vụ tăng từ 26,4% (năm2008) lên 30% (năm 2013) Như vậy, có thể thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa huyện thay đổi đi lên theo xu hướng chung của Hải Phòng

Trang 26

Về chất lượng lao động: Lao động chủ yếu là lao động phổ thông, laođộng có tay nghề và có trình độ chiếm tỉ lệ rất nhỏ chủ yếu là giáo viên, cán bộ y

tế và cán bộ khối hành chính sự nghiệp chung của huyện

- Tình trạng sức khoẻ

Mức sinh là một nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng dân số Mứcsinh và mức độ chết chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hoá, xãhội, y tế và môi trường

+ Mức sinh

Năm 2009, toàn huyện có tổng số 83.955 phụ nữ từ 15 tuổi đến 49 tuổi vàtrong thời điểm từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 3 năm 2009 có 4.803 số trẻ emđược sinh ra, trong đó số trẻ em nam là 2.385 trẻ (chiếm tỉ trọng 49,65%) và số

nữ là 2.417 trẻ (chiếm tỉ trọng 50,35%) Mức sinh tập trung nhiều nhất thuộcphụ nữ nhóm tuổi 20-24 tuổi và 25-29 tuổi, không có phụ nữ nào ở nhóm tuổi45-49 tuổi sinh con vào thời điểm trên

Trong tổng số 83.955 phụ nữ từ 15 tuổi đến 49 tuổi thì có tổng số 119.273

số con đã sinh, trung bình 1,42 con/phụ nữ tức là bình quân mỗi phụ nữ trong độtuổi sinh đẻ sinh được 1,42 con Đây là mức sinh thấp

Khu vực thành thị là 1,3 con/phụ nữ và khu vực nông thôn là 1,43con/phụ nữ Có 116.941 trong tổng số con đã sinh hiện còn sống và 2.332 con

đã chết (chiếm 1,95%) Tỉ số giới tính khi sinh của huyện ở mức thấp hơn so vớicác huyện, quận khác (98,7 trẻ em trai/100 trẻ em gái) Số con đã sinh ra bìnhquân của mỗi phụ nữ tăng dần theo độ tuổi, 0,03 con/phụ nữ ở nhóm tuổi 15-19tuổi lên 2,75 con/phụ nữ ở nhóm tuổi 45-49 tuổi Số con đã sinh bình quân mỗiphụ nữ tập trung cao vào nhóm phụ nữ có tình trạng hôn nhân hiện tại có chồng

và goá (số con đã sinh bình quân tương ứng của hai nhóm này là 1,78 con/phụ

nữ và 1,89 con/phụ nữ)

+ Mức chết

Trang 27

Trong khoảng thời gian từ 4/2008 đến 3/2009 có 1120 người chết trong

đó có 805 nam và 315 nữ Như vậy, tỉ suất chết thô là 1,12‰ (có trung bình 1,12người chết/1000 dân) số trẻ em dưới 1 tuổi chết trong thời điểm này là 11 trẻ(thấp hơn so với 10 năm trước đây) đánh giá những điều kiện đảm bảo về chămsóc y tế các điều kiện kinh tế-xã hội Nguyên nhân chết phấn lớn là do bệnh tật(81,6%) Trong các truờng hợp chết do tai nạn thì tai nạn giao thông chiếmnhiều nhất (8,1%), không có trường hợp nào chết do tai nạn lao động có thểtrong quá trình thu thập thông tin trường hợp này đã bị bỏ sót

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Thuỷ Nguyên

Từ năm 2008 đến năm 2013 số trẻ em sinh ra tăng thêm 1546 cháu, nhưng

số người chết trong năm cũng tăng từ 1696 người lên 1877 người Từ bảng sốliệu trên so sánh thấy rằng mức sinh và mức tử dao động không lớn Có thể coidân số huyện Thuỷ Nguyên đang ở mức ổn định

2.3: Thực trạng về vấn đề chăm lo an sinh xã hội ở huyện Thuỷ Nguyên

2.3.1: Giáo dục

Tính đến năm học 2013-2014, huyện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ về côngtác giáo dục đào tạo; xây dựng 3 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng sốthành 67 trường, trong đó Tiểu học Núi Đèo đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2; tỉ lệ

đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99,9%; tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học và Caođẳng đạt 40%, trong đó trường THPT Quang Trung là 1 trong 5 trường có chấtlượng cao nhất thành phố và được vào danh sách 200 trường có chất lượng caonhất của cả nước trong kì thi Đại học và Cao đẳng năm học 2013-2014

Ngày đăng: 26/05/2016, 17:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w