• Lý do chọn đề tài: Năm 2007 đánh dấu năm đầu tiên Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Tham gia hội nhập kinh tế cũng góp phần mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp xây lắp trong nước. Để mở rộng thị trường xây lắp sang các nước khác trong khu vực thì doanh nghiệp xây lắp Việt Nam cần nhanh chóng nâng cao năng lực xây lắp của mình bởi áp lực cạnh tranh quốc tế sẽ rất gay gắt. Việc hội nhập cũng vừa là tạo cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Là một doanh nghiệp lớn của ngành xây dựng Tổng công ty phát triển nhà và đô thị Hà Nội với công ty con là Công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội đã và ngày càng đoàn kết, cùng cố gắng một lòng tập trung xây dựng trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh đa ngành nghề. Trong đó mục tiêu của toàn thể Công ty là quyết tâm xây dựng trở thành một nhà thầu mạnh, có khả năng làm tổng thầu nhiều công trình trên cả nước. Vấn đề đặt ra là cần có những mục tiêu, định hướng giải pháp cụ thể như thế nào để nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp. Qua quá trình thực tế tại Công ty em đã được tìm hiểu các qui trình đấu thầu xây lắp của Công ty được diễn ra như thế nào và kết quả đấu thầu trong những năm vừa qua. Dựa trên những kiến thức đã được học trong những năm vừa qua em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội. Dựa trên những tài liệu tham khảo em đã định hình và xây dựng được một số những giải pháp nhằm đóng góp vào quá trình nâng cao năng lực đấu thầu cho Công ty. Lượng kiến thức bao la, trong quá trình tìm kiếm em đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin. Chính vì thế có thể những biện pháp sau đây em đưa ra chưa thật đầy đủ. Song em hy vọng với những thông tin em tìm kiếm và đưa ra được sẽ có một đóng góp nào đó cho Công ty trong công cuộc nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp. Chính vì thế em đã chọn tên đề tài là: Nâng cao năng lực đấu thầu tại Công ty cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội. • Mục đích nghiên cứu: Phân tích, đánh giá tình hình đấu thầu xây lắp tại Công ty ( điểm mạnh và điểm yếu). Đưa ra các giải pháp và kiến nghị. • Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu năng lực đấu thầu của Công ty, các dự án đã đấu thầu xây lắp và các dự án sắp đấu thầu xây lắp. • Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các giải pháp nhằm đẩy mạnh năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty. • Kết quả dự kiến: Đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp cho Công ty. Đề tài này bao gồm 3 chương chính: Chương I: Lý thuyết chung về đấu thầu và năng lực đấu thầu xây lắp. Chương II: Đánh giá năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội. Trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài này em đã được giúp đỡ hết sức tận tình của thầy giáo THS : Bùi Đức Tuân. Thầy đã giúp đỡ em định hình được kết cấu của một bài đề tài hết sức lô-gic, giúp em tiếp cận vấn đề một cách khoa học. Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề thực tập này. Em cũng xin chân thành cảm ơn phòng Kế hoạch- Tổng hợp và toàn thể ban lãnh đạo Công ty đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình em đến thực tập tại Công ty và hoàn thành tốt bài chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn !!!
Trang 1LỜI CAM KẾT
Sinh viên: Trần Thị Bình Minh
Lớp: Kinh tế phát triển
Khóa: 47_B_QN
Khoa: Kế hoạch & phát triển.
Em xin cam đoan bài đề tài này là do em tự tìm tài liệu và tự làm dưới sựhướng dẫn của thầy giáo THS: Bùi Đức Tuân Trong quá trình làm đề tài “
Nâng cao năng lực đấu thầu tại Công ty cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội” em đã được sự đồng ý và giúp đỡ cung cấp số liệu từ
phía Công ty Cố phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội
Ký tên:
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU VÀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP 4
1 Tổng quan về đấu thầu xây lắp: 4
1.1 Khái niệm về đấu thầu xây lắp: 4
2 Đấu thầu xây lắp: 4
2.1 Khái niệm đấu thầu xây lắp: 4
2.1.2 Qui trình đấu thầu: 5
2.1.3 Nội dung cụ thể của việc chuẩn bị hồ sơ thầu: 8
2.1.4 Việc lập hồ sơ dự thầu: 9
2.1.5 Tổng hợp bộ hồ sơ dự thầu: 9
2.1.6 Kiểm tra hoàn chỉnh đóng quyển và phê duyệt 9
2.1.7 Trình bày hồ sơ dự thầu: 10
2.1.8 Nộp hồ sơ dự thầu: 10
2.1.9 Tham dự mở thầu: 11
2.1.10 Nhận thông báo kết quả đấu thầu: Gồm hai trường hợp 11
2.1.11 Tổ chức thực hiện: 12
2.2 Sự khác nhau giữa đấu thầu xây lắp và các hình thức đấu thầu khác: 12
2.3 Các hình thức đấu thầu xây lắp: 13
II Năng lực đấu thầu xây lắp: 15
1 Khái niệm năng lực đấu thầu xây lắp: 15
2 Các bộ phận cấu thành: 16
Trang 32.1 Năng lực tài chính: 16
2.2 Năng lực kinh nghiệm thi công: 21
2.3 Năng lực nhân sự: 23
2.4 Năng lực máy móc và ứng dụng khoa học kỹ thuật: 26
2.5 Năng lực cung ứng: 27
III Sự cần thiết trong việc nâng cao năng lực đấu thầu trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam: 30
1 Xây lắp là một ngành đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế: 30
2 Nhu cầu xây lắp ngày càng cao ở Việt Nam: 32
3 Những yêu cầu mới đặt ra cho ngành xây lắp trong nước, khi Việt Nam tham gia hội nhập: 34
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ HÀ NỘI 36
I Giới thiệu chung về Công ty: 36
II Lịch sử hình thành Công ty: 37
III Chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức 40
A Chức năng, nhiệm vụ 40
B Cơ cấu tổ chức 41
IV Hoạt động chính của Công ty: 43
A.Lĩnh vực hoạt động chính 43
B.Thị trường sản phẩm_thị trường đầu ra: 44
C Sản phẩm mặt hàng của Công ty: 44
V Kết quả hoạt động của ba năm (2006, 2007, 2008): 45
1 Bảng cân đối tài chính: 45
2 Công tác báo cáo và thi đua khen thưởng: 46
3 Công tác tổ chức năm 2008 47
Trang 44 Công tác sản xuất kinh doanh: 47
II Phân tích bộ phận cấu thành năng lực của Công ty: 48
1 Phân tích năng lực tài chính: 48
2 Phân tích máy móc, thiết bị: 51
3 Phân tích năng lực nhân sự, năng lực tư vấn: 62
III Đánh giá năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty: 67
1 Qúa trình thực hiện đấu thầu của Công ty: 67
2 C«ng t¸c lËp hå s¬ dù thÇu x©y l¾p cña C«ng ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội: 69
2 Đánh giá công tác đấu thầu trong Công ty: 73
3 Những điểm mạnh và điểm yếu trong năng lực đấu thầu của Công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội: 75
3.1 Điểm mạnh: 76
3.2 Điểm yếu: 77
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ HÀ NỘI 79
I Định hướng nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty: 79
1 Cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực đấu thầu xây lắp của Công ty 79
1.1 Cơ hội: 79
1.2 Thách thức: 82
2 Định hướng nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty: 84
2.1 Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới: 84
2.2 Quan điểm nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty: 85
II Các giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu: 87
1 Nâng cao năng lực tài chính: 87
1.1 Phát động phong trào mua trái phiếu trong Công ty: 88
Trang 51.2 Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính tốt hơn: 89
1.3 Nâng cao công tác đào tạo cán bộ và bồi dưỡng sử dụng cán bộ công nhân viên hiệu quả: 90
1.4 Đầu tư đổi mới và nâng cấp các thiết bị máy móc khoa học kỹ thuật: 92
1.5 Xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn phương pháp lập giá dự thầu 92
1.6 Tăng cường hoạt động Marketing với mục tiêu quảng bá hình ảnh Công ty đến chủ đầu tư 94
1.7 Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thông tin thị trường: 95
1.8 Tăng cường và phát huy hơn nữa các mối liên doanh liên kết: 96
III Kiến nghị với nhà nước: 96
1.Thúc đẩy việc tăng cường quản lý đầu thầu: 96
2 Xây dựng và ban hành các quy chế văn bản liên quan đến đấu thầu 97
3 Thiết lập hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng: 98
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 6+ CNHĐ : Công nghệ hiện đại.
+ ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
+ VINACONEX : Tổng công ty xuất khẩu xây dựng Việt Nam
+ ACFTA: Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á
+ HANCORP: Tổng công ty xây dựng Hà Nội
+ VINASHIN: Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam
+ ODA: Nguồn vốn viện trợ không hoàn lại
Trang 7+ T’3: Tỉ suất nợ phải trả.
+ T4: Tài sản nợ ngắn hạn
+Kt: Khả năng thanh toán
+Nt: Nhu cầu thanh toán
+Tn: Số tiền cần phải thanh toán ngay
+Tt: Số tiền cần phải thanh toán
Trang 8DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cụng ty 41
Bảng 2 : Bảng cõn đối tài chớnh 45
Bảng 3: Thống kờ mỏy múc, thiết bị kỹ thuật của Cụng Ty 53
Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Cụng ty trong ba năm 2006, 2007, 2008: .61 Bảng 5 thống kờ số lao động trong Cụng ty năm 2005 64
Bảng 6: Lao động năm 2007 65
Bảng 7 : Lao động - tiền lơng 66
Bảng 8 : Sơ đồ thực hiện Công tác Đấu thầu 68
Bảng 9: Bảng tớnh giỏ chi tiết: 71
Bảng 10: Bảng tổng hợp kinh phớ dự thầu: 72
Bảng 11: Bảng tổng hợp kinh phớ đấu thầu: 72
Trang 9LỜI NÓI ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Năm 2007 đánh dấu năm đầu tiên Việt Nam chính thức là thành viên của
Tổ chức Thương mại Thế giới WTO Tham gia hội nhập kinh tế cũng gópphần mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp xây lắp trong nước Để mởrộng thị trường xây lắp sang các nước khác trong khu vực thì doanh nghiệpxây lắp Việt Nam cần nhanh chóng nâng cao năng lực xây lắp của mình bởi
áp lực cạnh tranh quốc tế sẽ rất gay gắt Việc hội nhập cũng vừa là tạo cơ hộicũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam Là một doanh nghiệplớn của ngành xây dựng Tổng công ty phát triển nhà và đô thị Hà Nội vớicông ty con là Công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội đã
và ngày càng đoàn kết, cùng cố gắng một lòng tập trung xây dựng trở thànhmột tập đoàn kinh tế mạnh đa ngành nghề Trong đó mục tiêu của toàn thểCông ty là quyết tâm xây dựng trở thành một nhà thầu mạnh, có khả năng làmtổng thầu nhiều công trình trên cả nước Vấn đề đặt ra là cần có những mụctiêu, định hướng giải pháp cụ thể như thế nào để nâng cao năng lực đấu thầuxây lắp Qua quá trình thực tế tại Công ty em đã được tìm hiểu các qui trìnhđấu thầu xây lắp của Công ty được diễn ra như thế nào và kết quả đấu thầutrong những năm vừa qua Dựa trên những kiến thức đã được học trongnhững năm vừa qua em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Nâng cao năng lực đấuthầu xây lắp của Công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội.Dựa trên những tài liệu tham khảo em đã định hình và xây dựng được một sốnhững giải pháp nhằm đóng góp vào quá trình nâng cao năng lực đấu thầucho Công ty Lượng kiến thức bao la, trong quá trình tìm kiếm em đã gặp rấtnhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin Chính vì thế có thể những biện
Trang 10pháp sau đây em đưa ra chưa thật đầy đủ Song em hy vọng với những thôngtin em tìm kiếm và đưa ra được sẽ có một đóng góp nào đó cho Công ty trongcông cuộc nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp
Chính vì thế em đã chọn tên đề tài là: Nâng cao năng lực đấu thầu tại Công ty cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội.
Mục đích nghiên cứu:
Phân tích, đánh giá tình hình đấu thầu xây lắp tại Công ty ( điểm mạnh
và điểm yếu) Đưa ra các giải pháp và kiến nghị
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu năng lực đấu thầu của Công ty, các dự án đã đấu thầu xâylắp và các dự án sắp đấu thầu xây lắp
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu các giải pháp nhằm đẩy mạnh năng lực đấu thầu xây lắp củaCông ty
Kết quả dự kiến:
Đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp choCông ty
Đề tài này bao gồm 3 chương chính:
Chương I: Lý thuyết chung về đấu thầu và năng lực đấu thầu xây lắp Chương II: Đánh giá năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần
kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của
Công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội
Trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài này em đã được giúp đỡ hếtsức tận tình của thầy giáo THS : Bùi Đức Tuân Thầy đã giúp đỡ em địnhhình được kết cấu của một bài đề tài hết sức lô-gic, giúp em tiếp cận vấn đề
Trang 11một cách khoa học Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ em hoàn thànhbài chuyên đề thực tập này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn phòng Kế hoạch- Tổng hợp và toàn thểban lãnh đạo Công ty đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình emđến thực tập tại Công ty và hoàn thành tốt bài chuyên đề thực tập này
Em xin chân thành cảm ơn !!!
Trang 12CHƯƠNG I
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU VÀ NĂNG LỰC
ĐẤU THẦU XÂY LẮP
1 Tổng quan về đấu thầu xây lắp:
1.1 Khái niệm về đấu thầu xây lắp:
Đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầucủa bên mời thầu trên cơ sỡ cạnh tranh giữa các nhà thầu Trong cuộc đấuthầu các nhà thầu sẽ cạnh tranh gay gắt với nhau để dành được quyền cungứng hàng hóa, dịch vụ cho bên mời thầu và từ đó thu lợi nhuận cho mình Đấuthầu thực chất là quá trình nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai chủ thể tham gianhằm thực hiện một dự án đạt hiệu quả tốt nhất Tâm lý của người mua làmuốn mua được hàng hóa đạt yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật với giá thấpnhất, còn người bán muốn dành được quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ đóvới giá đủ bù đắp chi phí và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể Thôngqua việc đấu thầu người mua có thể có quyền lựa chọn người bán phù hợp vớinhững yêu cầu mà mình đặt ra: chi phí hợp lý, tiết kiệm nhân lực, công nghệ
kỹ thuật hiện đại, đảm bảo chất lượng và tiến độ thời gian
Từ ngày 01/04/2006 ở Việt Nam đã chính thức ban hành Luật đấu thầu:
“Đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bênmời thầu để thực hiện các gói thầu thuộc các dự án thuộc trên cơ sỡ đảm bảotính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”
2 Đấu thầu xây lắp:
2.1 Khái niệm đấu thầu xây lắp:
Đấu thầu xây lắp là một hình thức đấu thầu khác của đấu thầu: Đấu thầuxây lắp là quá trình chọn lựa nhà thầu phù hợp thực hiện công việc xây lắpcác công trình đáp ứng các yêu cầu của dự án đầu tư Trong đó xây lắp bao
Trang 13gồm các công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình ,hạng mục công trình, cải tạo và sữa chữa lớn Ngoài việc lựa chọn nhà thầu đểthực hiện công việc xây lắp các công trình chủ đầu tư có thể tiến hành đấuthầu để thực hiện các công việc khác như tuyển chọn tư vấn, mua sắm hànghóa hay đấu thầu tuyển chọn đối tác thực hiện dự án.
2.1.2 Qui trình đấu thầu:
a Sơ đồ:
Trang 14Nhận yêu cầu
Xem xét sơ bộ
Chỉ định trưởng dự án
Lập Kh chuẩn
bị hồ sơ thầu
Kiểm tra KH
Trúng thầu
Ký hợp đồng
Lưu
hồ sơ, phân tích nguyê
Gửi y/c thông
báo mời thầu
Trang 15b Mô tả:
Nhận yêu cầu: Tất cả các yêu cầu về đấu thầu do Công ty nhận đượcthông qua mọi hình thức ( qua báo chí, truyền hình, khách hàng đặt trướchoặc qua fax) đều được chuyển đến phòng kế hoạch Cán bộ phòng kế hoạchđơn vị tổng hợp ghi các yêu cầu về cơ sỡ tiếp nhận yêu cầu khách hàng vàbáo cáo phòng kế hoạch – tổng hợp Công ty, phòng KHTH Công ty có tráchnhiệm vào sổ theo dõi Công ty và cùng với XN giải quyết nếu cần
Xem xét:
- Giai đoạn 1, XN hoặc trưởng các đơn vị chức năng tiến hành xem xétyêu cầu khách hàng về:
+ Tìm hiểu các thông tin và dự án chuẩn bị đấu thầu
+ Tiến hành phân tích xem năng lực của Công ty và các XN xem có phùhợp với công việc chuẩn bị mời thầu và tính khả năng thực thi thực hiện dự ánkhông Năng lực của các XN được thống kê và ghi theo biểu mẫu BM_72_03.Kết quả được giám đốc các XN hoặc trưởng phòng KHTH XN ký xác nhậnvào sổ theo dõi dự thầu (BM72 _01)
+ Nếu xét thấy Công ty không thể tham gia đấu thầu, nếu cần giám đốcđơn vị hoặc trưởng phòng KHTH gửi thông báo từ chối đấu thầu cho kháchhàng
+ Nếu Công ty có khả năng thực hiện đấu thầu và thi công dự án thìgiám đốc quyết định cho tiến hành lập hồ sơ dự thầu
+ Nếu công tác đấu thầu do Công ty nhận được phòng KHTH giao lạicho XN thực hiện công tác chuẩn bị hồ sơ thầu, khi giao phòng KHTH phảighi vào sổ theo dõi Công Ty
Chỉ định trưởng dự án: Giám đốc Công ty giao phòng KHTH chủ trìđánh giá năng lực của XN và giao XN thực hiện
Lập KH chuẩn bị hồ sơ dự thầu của XN và giao XN thực hiện XN
Trang 16được giao lập hồ sơ dự thầu chịu trách nhiệm lập kế hoạch chuẩn bị hồ sơ dựthầu (BM 72_06) Trong kế hoạch phải nêu rõ :
+ Nội dung cần thực hiện
+ Người thực hiện
+ Thời gian hoàn thành
Sau khi hoàn thành XN nộp hồ sơ thầu về phòng KHTH phê duyệt, kiểmtra phòng KHTH trình GĐ duyệt kế hoạch và kết hợp các phòng ban liênquan để thực hiện
Thực hiện kế hoạch chuẩn bị hồ sơ thầu:
2.1.3 Nội dung cụ thể của việc chuẩn bị hồ sơ thầu:
+ Mua hồ sơ dự thầu: Sau khi nhận thông báo mời thầu phòng KHTHhoặc XN tiến hành mua hồ sơ dự thầu theo địa chỉ như trong mời thầu hoặcthông báo mời thầu:
*Nội dung thực hiện hồ sơ thầu:
_ Đơn dự thầu
_ Thông tin chung
_ Hồ sơ kinh nghiệm
_ Giải pháp kỹ thuật và biện pháp thi công
_ Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông
_ Sơ đồ tổ chức hiện trường
_ Điều kiện thanh toán thương mại
_ Các tài liệu khác nếu hồ sơ mời thầu yêu cầu
Trang 17* Phòng KHTH có nhiệm vụ:
_ Bảo lãnh dự thầu
_ Số liệu tài chính
_ Bản báo cáo các quyết toán tài chính
* Phòng tổ chức hành chính : _ Cấp các tài liệu về tư cách pháp lý cócông chứng gồm đăng ký hành nghề, giấy quyết định thành lập doanh nghiệp _ Cấp văn bằng chứng chỉ của các cá nhân chủ chốt thực hiện dự án
2.1.4 Việc lập hồ sơ dự thầu:
Do cán bộ đơn vị làm trực tiếp Yêu cầu:
+ Nhân viên lập các tài liệu dự thầu được phải là chuyên gia am hiểuđược lĩnh vực được phân công soạn thảo
+ Phần giá dự thầu được xây dựng trên cơ sỡ yêu cầu của hồ sơ về khốilượng hoặc đơn giá
Trường hợp đặc biệt do yêu cầu về chất lượng và tiến độ lập hồ sơ phòngKHTH có thể đề nghị giám đốc Công ty phê duyệt cho phép thuê chuyên gia.Trong quá trình lập hồ sơ dụ thầu nếu các đặc điểm trong hồ sơ mời thầuchưa rõ hoặc cần khảo sát các thông tin để làm hồ sơ phòng KHTH hoặc XNliên hệ với bên mời thầu để tìm hiểu nếu cần tham khảo, khảo sát để đảm bảochất lượng của hồ sơ
2.1.5 Tổng hợp bộ hồ sơ dự thầu:
2.1.6 Kiểm tra hoàn chỉnh đóng quyển và phê duyệt.
Các tài liệu của hồ sơ dự thầu sau khi hoàn thành được trưởng dự ánhoặc phòng KHTH phối hợp với trưởng các đơn vị liên quan kiểm tra, soát vàtrình giám đốc ký phê duyệt phải có ủy quyền của giám đốc
Đóng bộ hồ sơ dự thầu: Sau khi đã được giám đốc ký phê duyệt XN tiếnhành sao các bản sao với số lượng bản sao qui định với hồ sơ mời thầu( Thông thường từ 3 đến 4 bộ ) Các bộ bản sao và gốc được đóng riêng thành
Trang 18từng bộ và ngoài bìa phải ghi rõ bản gốc hoặc bản sao Nếu XN thực hiệnphải nạp phòng KHTH một bộ bản sao để lưu giữ.
2.1.7 Trình bày hồ sơ dự thầu:
+ Hồ sơ dự thầu được đánh thành quyển
+ Hồ sơ được sắp xếp các tài liệu theo đúng thứ tự các tài liệu của hồ sơmời thầu: danh mục tài liệu: _ Đơn dự thầu
_ Bảo lãnh dự thầu
_ Tài liệu về pháp lý
_ Tài liệu về năng lực
_ Biện pháp thi công
Tiến hành niêm phong hồ sơ bằng giấy niêm phong có đóng dấu củaCông ty
Bảo mật hồ sơ : Hồ sơ dự thầu chỉ những người được phân công thựchiện biết được số liệu
Trang 19mời thầu Khi nộp hồ sơ cần lập biên bản giao hồ sơ.
+ Gửi qua đường bưu điện: Áp dụng trong trường hợp nơi gửi ở xa mờithầu cho phép Việc gửi qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phátnhanh có đảm bảo
2.1.9 Tham dự mở thầu:
Công ty và XN cử đoàn tham gia dự hội nghị mở thầu có mặt tại địađiểm và đúng thời gian theo hồ sơ thông báo mời thầu
Thành phần đoàn gồm: Giám đốc Công ty hoặc XN làm trưởng đoàn và
có thể tham dự gồm: Trưởng dự án, cán bộ phòng KHTH, phụ trách đơn vị dựkiến thi công
Trường hợp giám đốc Công ty không có mặt khi của người thay thế phải
có giấy ủy quyền hoặc giấy giới thiệu
Giám đốc Công ty hoặc người được ủy quyền biên bản mở thầu và cáctài liệu khác khi không thành lập đoàn tham gia mở thầu thông báo cho bênmời thầu biết ( theo fax hoặc theo đường bưu điện)
2.1.10 Nhận thông báo kết quả đấu thầu: Gồm hai trường hợp
* Không trúng thầu: Phòng KHTH&XN lưu hồ sơ tiến hành phân tíchnguyên nhân và đề ra biện pháp cải tiến
Các đề xuất cải tiến được thành lập văn bản và do G và Công Ty phêduyệt
* Trúng thầu: Sau khi nhận được thông báo trúng thầu, trưởng phòngKHTH tiến hành liên hệ với bên mời thầu để thương thảo hoàn thiện hợpđồng Sau khi thống nhất các nội dung chi tiết của hợp đồng tiến hành kí kếthợp đồng
Phòng KHTH là người thảo hợp đồng Giám đốc Công ty là người đạidiện cho Công ty ký hợp đồng
Hợp đồng được trình bày theo mẫu của hồ sơ mời thầu: Hợp đồng được
Trang 20gửi cho các đơn vị sau thuộc Công ty, bao gồm: phòng KHTH, phòng KT-TCXN.
Phòng KTTC làm ban bảo lãnh hợp đồng
2.1.11 Tổ chức thực hiện:
Sau khi ký hợp đồng phòng KHTH chỉ đạo XN tiến hành tổ chức thicông dự án theo qui trình (QT 751_01, QT 751_02)
Lưu trữ: Sổ nhận yêu cầu khách hàng, khách hàng làm hồ sơ dự, hồ
sơ dự thầu kể cả trúng thầu hoặc không trúng thầu được lưu trữ tại phòngKHTH thời gian là 3 năm
Sổ thống kê về hoạt động kinh tế được lưu trữ tại phòng chức năng vớithời gian là 3 năm
2.2 Sự khác nhau giữa đấu thầu xây lắp và các hình thức đấu thầu khác:
Yếu tố cơ bản để so sánh và phân biệt được giữa đấu thầu xây lắp vớicác hình thức đấu thầu khác đó chính là mục đích của chủ đầu tư hay chínhxác hơn là hàng hóa hoặc dịch vụ mà chủ đầu tư mong muốn nhận được khitiến hành đấu thầu
Mỗi hình thức đấu thầu đều đóng một vai trò khác nhau như:
+ Đấu thầu chọn nhà tư vấn: Là quá trình đấu thầu nhằm tuyển chọn mộtCông ty hoặc một cá nhân tư vấn có kinh nghiệm chuyên môn để thực hiệncác dịch vụ tư vấn có liên quan trong quá trình chuẩn bị và thực hiện đầu tư + Đấu thầu tuyển chọn đối tác thực hiện dự án: Là quá trình lựa chọn đốitác phù hợp, có khả năng tổ chức thực hiện toàn bộ các công việc có liên quancủa dự án từ chuẩn bị đầu tư và xây dựng cung ứng vật tư thiết bị xây dựng vàlắp đặt, thu xếp các nguồn vốn…
Như vậy nắm rõ được mục đích của mình, các chủ đầu tư sẽ lựa chọnhình thức đấu thầu khác nhau Nếu chủ đầu tư có nhu cầu mua sắm hàng hóa
Trang 21dịch vụ, họ sẽ tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hóa để có cơ hội lựa chọn nhàthầu chất lượng đáp ứng được yêu cầu cung cấp hàng hóa…
Ngoài yếu tố khác nhau là mục đích đấu thầu, giữa đấu thầu xây lắp vàhình thức đấu thầu chọn nhà tư vấn còn một số đặc điểm khác nữa là:
Hình thức Hình thức lựa
chọn nhà thầu
Đk khi trúng thầu Năng lực nhân sự
Đấu thầu xây lắp Bên mời thầu có
thể áp dụng tất cảcác hình thức
Phải nạp bảolãnh dự thầu &
bảo lãnh thựchiện hợp đồng
Kinh nghiệm vànăng lực tàichính được chútrọng hơn
Đấu thầu chọn
nhà tư vấn
Bên mời thầukhông phái ápdụng hình thứcđấu thầu rộng rãi
Không phải nạpbảo lãnh nhưngphải có bảo hiểmtrách nhiệm nghềnghiệp
Năng lực về nhân
sự được chútrọng hơn nănglực tài chính
2.3 Các hình thức đấu thầu xây lắp:
Để phân loại các hình thức đấu thầu xây lắp ta có thể phân loại theo một
số căn cứ sau:
►Căn cứ vào hình thức lựa chọn nhà thầu: Bao gồm đấu thầu rộng rãi
và đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu
Đấu thầu rộng rãi: Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượngnhà thầu tham gia Bên mời thầu có nhiệm vụ công khai thông báo trên cácphương tiện thông tin đại chúng bằng các hình thức như: truyền hình, radio,báo chí, tờ rơi…trong đó thông báo rõ các điều kiện, địa điểm và thời gian
dự thầu Đồng thời bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhàthầu có nhu cầu tham gia đấu thầu Trong hồ sơ mời thầu đặc biệt không
Trang 22được nêu lên một số điều kiện để hạn chế sự tham gia của các nhà thầu dẫnđến mất đi tính cạnh tranh công bằng Đối với một số gói thầu lớn mang tầm
cỡ quốc gia hay quốc tế đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật cao, bên mời thầuphải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực và tư cách thamgia dự thầu
Đấu thầu hạn chế: Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mờimột số nhà thầu có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu Loạihình đấu thầu này áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Theo hình thức yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài đối với nguồn vốn
sử dụng cho gói thầu
+ Gói thầu có yêu cầu cao về khoa học công nghệ
Khi tiến hành hình thức đấu thầu hạn chế tối thiểu phải mời được nămnhà thầu được xác định là có năng lực và kinh nghiệm tham gia đấuthầu.Trường hợp có ít hơn năm nhà thầu chủ đầu tư phải có thẩm quyền xemxét, quyết định cho phép tiếp tục đấu thầu hạn chế hay áp dụng hình thức đấuthầu khác
Chỉ định thầu: Được áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia, dự án cấp bách vì lợi ích quốcgia…
+ Gói thầu do yêu cầu của các tổ chức tài trợ nước ngoài
+ Sự cố bất khả kháng do thiên tai dịch họa, sự cố cần khắc phục ngay.+ Gói thầu có giá gói thầu xây lắp nhỏ hơn 1 tỷ đồng thuộc dự án pháttriển, trường hợp thấy cần thiết thì có tổ chức đấu thầu
►Căn cứ vào phương thức đấu thầu: bao gồm đấu thầu một túi hồ sơ vàđấu thầu hai giai đoạn
Đấu thầu một túi hồ sơ: Là phương thức đấu thầu mà tất cả các hồ sơtham dự thầu các đề xuất kỹ thuất và tài chính được đặt trong một túi hồ sơ
Trang 23Việc mở thầu được tiến hành một lần Phương thức đấu thầu này được ápdụng đối với các hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầumua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu EPC.
Đấu thầu hai giai đoạn: Được áp dụng đối với hình thức đấu thầurộng rãi, hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, EPC có kỹ thuật,công nghệ mới, phức tạp và đa dạng Trình tự đấu thầu hai giai đoạn như sau:+ Giai đoạn một: Theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhàthầu sẽ nạp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá thầu.+ Giai đoạn hai: Theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai cácnhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạnhai bao gồm: đề xuất về kỹ thuật, tài chính, giá dự thầu và biện pháp đảmbảo dự thầu
Như vậy với phần I, chúng ta đã nắm rõ được khái niệm của đấu thầuxây lắp là gì, quy trình và nội dung đấu thầu dự án ra sao Đồng thời qua cáckhái niệm về các hình thức đấu thầu chúng ta cũng đã có cơ sỡ để phân biệtđược các hình thức đấu thầu xây lắp với nhau Tìm ra được các điểm khácnhau cơ bản giữa các hình thức để có thể giúp chủ đầu tư có lựa chọn phù hợpcác hình thức đấu thầu và đảm bảo chất lượng và lợi nhuận của mình
Tiếp sau đây chúng ta sẽ tiếp tục sang phần II, trong phần này chúng ta
sẽ tìm hiểu về khái niệm và các yếu tố cấu thành năng lực đấu thầu xây lắp
II Năng lực đấu thầu xây lắp:
1 Khái niệm năng lực đấu thầu xây lắp:
Năng lực đấu thầu xây lắp là năng lực của các nhà thầu tham gia vào cáchoạt động xây lắp các công trình dân dụng, giao thông, hệ thống các côngtrình thủy lợi, thủy điện và trong đó còn có các công trình xây dựng khác trêntoàn bộ lãnh thổ đất nước
2 Các bộ phận cấu thành:
Trang 24Yếu tố chính của năng lực đấu thầu xây lắp bao gồm: yếu tố tài chính vàyếu tố kinh nghiệm thi công của nhà thầu Và đây cũng chính là hai yếu tố màbên mời thầu dùng làm tiêu chuẩn để lựa chọn nhà thầu xây lắp Bên cạnh haiyếu tố trên còn có một số tiêu chuẩn khác quan trọng như: yếu tố năng lựcnhân sự, năng lực khoa học công nghệ thiết bị.
2.1 Năng lực tài chính:
Muốn làm bất cứ hoạt động kinh tế nào thì vấn đề đầu tiền đặt ra của bất
cứ doanh nghiệp nào đó là vấn đề về tài chính Năng lực tài chính được xem
là một yếu tố cốt lõi, yếu tố quan trọng không thể thiếu được của bất cứ hoạtđộng nào Và trong hoạt động xây lắp cũng vậy, bất kỳ nhà thầu nào muốnthắng thầu thì điều quan trọng trước tiên phải chứng minh cho bên mời thầuthấy khả năng tài chính của mình như thế nào, và với năng lực tài chính nhưthế thì mình đầy đủ khả năng để thực hiện gói thầu đó Để thực hiện một côngtrình hay một công việc nào đó thì đòi hỏi chi phí gồm cả ba loại: chi phínhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí trang thiết bị- kỹ thuật, ngoài ratrong quá trình thi công còn phát sinh nhiều chi phí khác như: sữa chữa trangthiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí cung cấp chỗ ở tạm chocông nhân…Những khoản chi trả trên đòi hỏi nhà thầu phải có một năng lựctài chính ổn định và mạnh thì mới có thể trang trải cho việc chi trả, giải quyếtcác vấn đề phát sinh khi thực hiện hợp đồng
Với một nhà thầu lớn họ không chỉ đảm nhận một gói thầu mà họ thườngđảm nhận nhiều công trình, nhiều công việc khác nhau với một lượng vốn lớnthì họ đã gặp không ít khó khăn trong việc chi trả các chi phí đó Mặc dùnguồn vốn của họ tuy lớn song việc huy động các nguồn vốn từ các tổ chứckhác cũng khá quan trọng, đặc biệt là huy động được nguồn vốn từ các tổchức tín dụng Tuy nhiên việc thuyết phục được các tổ chức này đồng ý chocác nhà thầu vay vốn để thực hiện các công trình thì các nhà thầu phải khẳng
Trang 25định được năng lực tài chính của mình Theo chế độ luật pháp của Việt Namban hành thì hiện nay một nhà thầu muốn vay vốn thực hiện công trình thìphải đảm bảo được có ít nhất là 30% giá trị gói thầu.
Vậy các yếu tố có tác động ảnh hưởng đến năng lực xây lắp đó là:
► Sự biến động về qui mô tài sản, cơ cấu của tài sản và nguồn vốn:Việc phân tích sự biến động về qui mô tài sản, cơ cấu tài sản và nguồnvốn rất quan trọng, việc làm đó sẽ giúp các nhà thầu đánh giá được kết quảcủa mình trong một giai đoạn từ 3 năm đến 5 năm Qua đó nhà thầu sẽ chủđộng nắm bắt được trạng thái tài chính của mình chính xác nhất và từ đó cónhững dự tính cho tương lai trong việc khắc phục những rủi ro và nắm bắtđược những cơ hội cho những tiềm năng về tài chính trong tương lai của nhàthầu Việc phân tích sự biến động đó được lấy từ số liệu của các giai đoạn từ
3 đến 5 năm và dựa trên việc so sánh giá trị cuối năm với giá trị đầu năm củacác chỉ tiêu phản ánh qui mô, tài sản của nhà thầu như: các khoản đầu tư tàichính ngắn hạn và dài hạn, các khoản phải thu, các khoản phải chi, tiền, cáchoạt động bất động sản…
Khi thực hiện việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn nhà thầu có thểđánh giá được tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của mìnhđang trong tình trạng như thế nào Hoạt động này được thực hiện thông quaviệc so sánh và tính toán sự thay đổi của các yếu tố chi tiêu phản ánh nguồnvốn như: nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, vốn chủ sỡ hữu
►Tính đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh:
Hoạt động này giúp nhà thầu có thể xem xét và đánh giá được khả năng
tự tài trợ cũng như huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của nhà thầu Hoạtđộng này được xem xét thông qua các chỉ tiêu cụ thể sau:
+ Tỉ suất tự tài trợ tổng quát: T1 = NV1 / Σ NV
+ Tỉ suất tự tài trợ cho tài sản ngắn hạn ( dài hạn ): T2 = NV1 / TSNH
Trang 26( TSDH ).
Trong đó: NV1 = TSNH ( TSDH ) / N1
Kết quả thu được từ việc tính toán chỉ tiêu này cho thấy trong 100 đồngtài sản thì có bấy nhiêu đồng vốn chủ sỡ hữu Nếu kết quả tính toán đượccàng cao cho thấy nguồn bù đắp bằng vốn chủ sỡ hữu cho tài sản ngắn hạn( dài hạn ) của nhà thầu càng lớn Việc đó đồng thời cũng phản ánh rủi ro vềtài chính của nhà thầu càng thấp
►Tỉ suất tự tài trợ cho tài sản cố định: T3 = NV1 / TSCĐ
Ý nghĩa của chỉ tiêu này là trong 100 đồng tài sản cố định có bao nhiêuđồng vốn chủ sỡ hữu
Khi kết quả thu được mà càng lớn thì chứng tỏ khả năng trang trải vốncho đầu tư tài sản, và có kế hoạch mở rộng qui mô, việc nâng cao năng lựcsản xuất cho nhà thầu càng cao
►Thời gian thu hồi vốn đầu tư bằng nguồn tự tài trợ:
Chỉ tiêu này biểu hiện mối quan hệ giữa tổng số vốn đầu tư với mức lãithu được từ vốn đầu tư và khấu hao tài sản cố định bằng vốn đầu tư Nếu kếtqủa thu được từ việc tính toán trên càng nhanh và càng cao thì thời hạn thuhồi vốn càng ngắn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn càng cao và ngược lại
►Phân tích khả năng thanh toán của nhà thầu:
Việc phân tích khả năng thanh toán của nhà thầu sẽ giúp nhà thầu tìm ranguyên nhân của sự ngưng trệ các khoản công nợ nhằm làm chủ tình hình tàichính Công việc này có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp xây lắp.Tình hình khả năng thanh toán của nhà thầu được tính toán và phân tíchthông qua các chỉ tiêu như qui mô và cơ cấu các khoản phải thu cũng nhưphải trả Các khoản đó bao gồm các khoản thu ngắn hạn và dài hạn như: thucủa khách hàng, phải thu nội bộ, trả trước cho người bán, …Muốn thực hiệnđược việc này trước hết cần phải so sánh tổng số các khoản phải thu cuối năm
Trang 27so với đầu năm cả tương đối lẫn tuyệt đối Công việc này được xem xét vàđánh giá dưới góc độ biến đổi chung của các khoản phải thu Nếu cuối nămtổng các khoản phải thu giảm đi so với đầu năm chứng tỏ nhà thầu đã cố gắnghoàn thành việc thu hồi các khoản phải thu, sử dụng vốn một cách hiệu quảhơn và đồng thời giảm bớt những khó khăn cho nhà thầu.
Bên cạnh các khoản phải thu nhà thầu còn có các khoản phải trả đó làbao gồm các khoản sau: các khoản vay ( ngắn hạn, dài hạn ), phải trả ngườibán, phải trả công nhân viên, tạm ứng của khách hàng, tiền thuế,…
Trước khi tiến hành thực hiện việc phân tích các khoản phải trả, việc cầnlàm trước tiên là so sánh các khoản phải trả cuối năm so với đầu năm kể cả sốtương đối và cả số tuyệt đối Kết quả thu được nếu tổng số các khoản phải trảthấp hơn thì chứng tỏ nhà thầu đã hoàn thành việc thanh toán các khoản nợmột cách nhanh chóng, làm giảm bớt lượng vốn đi chiếm dụng Việc làm nàychứng tỏ nhà thầu đã rất cố gắng và tạo ra sự uy tín cho mình trong việc thanhtoán và tín dụng Các khoản chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số các khoản phảitrả và đáng chú ý bao gồm các khoản như: phải trả người bán, phải trả côngnhân viên, tiền thuế, vay dài hạn, vay ngắn hạn và các khoản phải nạp khác…Nếu nhà thầu giải quyết được các khoản nợ này một cách tương đối và nhanhchóng thì những khoản nợ tồn đọng khác sẽ giảm đi nhiều và tình hình tàichính của nhà thầu nhìn chung tương đối khả quan và vấn đề uy tín của nhàthầu ngày càng cao hơn
Ta có thể đi tìm hiểu một số chỉ tiêu điển hình như:
+ Tỉ suất nợ phải trả: T3 = Σ( N1/ NV )
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng nguồn vốn của nhà thầu thì
có bao nhiêu đồng phải trả
+ Tỉ trọng nợ ngắn hạn so với các khoản nợ phải trả của nhà thầu:
T4 = N1 / Σ N1
Trang 28Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy tình hình chiếm dụng vốn của nhà thầuvới các doanh nghiệp khác, ngoài ra nó còn phản ánh cứ 100 đồng nợ phải trảcủa nhà thầu thì có bao nhiêu đồng nợ ngắn hạn.
+ Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp: ( Hk)
Hk = Kt / Nt.
Khi ta thực hiện việc so sánh hệ số này với 1công việc này sẽ cho phép
ta đánh giá được khả năng thanh toán hay khả năng tài chính của nhà thầuđang ở trạng thái nào Nếu xấu thì chúng ta sẽ có biện pháp khắc phục kịpthời, và nếu tốt, khả quan thì cần phải phát huy hơn nữa
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: ( Hn ):
Hn = Σ Tn / Tt
Khi tiến hành hoạt động này chúng ta cần phải kết hợp giữa các khoảnphải thu với các khoản phải trả để từ đó có cơ sỡ để rút ra kết quả chính xácnhất về tình hình khả năng thanh toán của nhà thầu
+ Hiệu quả sử dụng vốn của nhà thầu:
Để thực hiện bất kỳ một hoạt động kinh tế nào thì các doanh nghiệp, haynhà thầu đều cần phải sử dụng nguồn vốn Việc phân phối và sử dụng nguồnvốn như thế nào có hiệu quả hay không sẽ có tác động trực tiếp tới tình hìnhsản xuất kinh doanh của nhà thầu Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn như thếnào có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
* Hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp: Nó phản ánh cứ một đồng vốn bìnhquân nhà thầu bỏ ra trong một kỳ kinh doanh thu được về bao nhiêu đồng kếtquả đầu ra Nếu chỉ tiêu này cao điều đó chứng tỏ nhà thầu có hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của nhà thầu càng cao Nó được tính bằng cách: Lấy tỉ
lệ giữa kết quả đầu ra với tổng nguồn vốn bình quân của nhà thầu
* Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu:
Trang 29Chỉ tiêu này sẽ cho biết cứ một đồng tiền của chủ sỡ hữu được dùng vàoviệc sản xuất kinh doanh trong kỳ thì nhà thầu thu được về bao nhiêu là lợinhuận Kết quả thu được nếu hiệu quả sử dụng vốn càng cao chứng tỏ tỉ suấtnày càng cao.
►phân tích về các nguyên nhân gây ra rủi ro về tài chính của nhà thầu: Khi các doanh nghiệp hay các doanh nghiệp xây lắp thực hiện cáchoạt dộng kinh tế theo cơ chế thị trường thì đều chủ động trong việc đưa racác quyết định sử dụng vốn của mình Chính vì vậy trách nhiệm của họ rất lớntrong việc xảy ra các rủi ro là rất lớn
Rủi ro về tài chính có thể được phân tích dựa vào một số chỉ tiêu sau:+ Hệ số nợ trên tổng tài sản: Là tỉ lệ giữa tổng số nợ so với tổng tài sảncủa nhà thầu Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tổng tài sản hiện có sẽ cho tabiết có bao nhiêu đồng được doanh nghiệp là cho vay nợ Khi rủi ro về tàichính càng cao phản ánh hệ số này càng lớn
+ Hệ số thanh toán lãi vay: Hệ số này cho biết cứ 1 đồng lãi vay phải trảcảu nhà thầu thì thu được bao nhiêu đồng lãi trước thuế và chi phí lãi vay.Nếu ta thực hiện việc so sánh nó với 1 thì ta sẽ thu được kết quả là tình hìnhtài chính và rủi ro của doanh nghiệp đang trong tình trạng như thế nào Nóđược tính bằng tỉ lệ giữa lãi thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh cộng vớichi phí lãi vay so với số lãi vay phải trả
2.2 Năng lực kinh nghiệm thi công:
Việc đảm bảo chất lượng các công trình là yêu cầu quan trọng cũng như
là sự uy tín của doanh nghiệp xây lắp Để có thể lựa chọn cho mình một nhàthầu đáng tin cậy thì chủ đầu tư phải lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực đảmbảo để thực hiện hợp đồng Hầu hết các công trình đều có tính chất cố định vànơi sản xuất gắn liền với nới tiêu thụ và nó đồng thời phụ thuộc vào điều kiệnkhí tượng thủy văn, địa hình Chính vì thế nhà thầu xây lắp khi có các điều
Trang 30kiện thuận lợi tương tự như trên sẽ tiến hành hoạt động xây lắp được dễ dànghơn Khi biết rõ được tình hình các điều kiện về khó khăn và thuận lợi nhàthầu sẽ có thể tiết kiệm được chi phí, đảm bảo được tiến độ thời gian và chấtlượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Một số yêu cầu cho năng lực kinh nghiệm thi công của nhà thầu đó là:
► Đối với nhà thầu chính:
+ Nhà thầu được lựa chọn phải là nhà thầu đã có kinh nghiệm thi côngxây lắp ít nhất là 1 công trình tương tự hoặc 3 công trình cùng loại
+ Nhà thầu phải có trách nhiệm đảm nhận công việc chính và thực hiện50% công việc theo hợp đồng khi ký kết với chủ đầu tư
+ Yêu cầu đối với nhà thầu là phải có đủ chuyên môn, nghiệp vụ và côngnhân lành nghề, đáp ứng được yêu cầu của việc thi công các công trình
+ Phải có đủ số người đáp ứng được các yêu cầu xây lắp, phải có tráchnhiệm và có kỹ luật để làm chỉ huy trưởng thi công và phụ trách kỹ thuậtthi công
+ Yêu cầu đối với chỉ huy trưởng là phải trình độ đại học trở lên và đã cókinh nghiệm, đã từng làm chỉ huy trưởng của một công trình cùng loại, cùngcấp Đã là cán bộ kỹ thuật thi công các công trình tương tự trong thời gian ítnhất 3 năm
►Đối với nhà thầu là tổng thầu:
+ Yêu cầu đối với tổng thầu thiết kế: Đã có kinh nghiêm làm tổng thầuthiết kế 1 công trình tương tự hoặc đã từng làm tổng thầu chính thiết kế 2công trình tương tự
+ Đối với tổng thầu xây lắp: Đã có kinh nghiệm làm tổng thẩu xây lắpmột công trình tương tự hay thầu chính xây lắp hai công trình tương tự
+ Riêng đối với tổng thầu thiết kế và xây lắp thì: Đã từng được bổ nhiệmlàm tổng thầu thiết kế xây lắp 1 công trình tương tự
Trang 31+ Đối với tổng thầu chìa khóa trao tay thi yêu cầu đã làm tổng thầu củachìa khóa trao tay một dự án tương tự hoặc đã từng có kinh nghiệm làm tổngthầu thiết kế xây lắp 1 dự án tương tự.
Tóm lại khi quyết định lựa chọn một nhà thầu để thực hiện dự án củamình chủ đầu tư đề ra những yêu cầu khá cao cho các doanh nghiệp xây lắp.Nếu các doanh nghiệp xây lắp đảm bảo được hai yếu tố: Năng lực tài chính,năng lực kinh nghiệm thi công thì sẽ có rất nhiều khả năng và cơ hội để thắngthầu
2.3 Năng lực nhân sự:
Để thực hiện được các hoạt động kinh tế thì nhân tố con người có vai tròrất lớn Dù một doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính cao nhưng trình độchuyên môn của ban quản lý và trình độ tay nghề của công nhân viên cònthấp thì chưa thể đảm bảo được thành công và sự tồn tại của công ty được.Quan trọng hơn yếu tố kinh nghiệm thi công có được chủ đầu tư đánh giá caohay không chính là phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của các thành viêntrong doanh nghiệp đó
Năng lực nhân sự mạnh hay yếu được thể hiện dựa trên các yếu tố, baogồm: qui mô, cơ cấu nguồn nhân lực và chính sách đào tạo tuyển dụng
+ Thứ nhất là sự biến động theo thời gian của nhân tố qui mô và cơ cấunguồn nhân lực
Cơ sỡ để chủ đầu tư đánh giá và đưa ra nhận định ban đầu về năng lựcxây lắp trong Công ty như thế nào đó là dựa trên qui mô nguồn nhân lực Nếuxét thấy một nhà thầu trong nhiều năm có qui mô nguồn nhân lực tăng dần và
có một nguồn nhân lực dồi dào thì chủ đầu tư sẽ có thể có cơ sỡ để quyết định
có nên lựa chọn nhà thầu đó hay không Song chừng đó thôi vẫn chưa đủ đểđánh giá chất lượng nhân sự của nhà thầu mà chúng ta sẽ phải đi phân tíchthêm cơ cấu của nguồn nhân sự như sau:
Trang 32Cơ cấu nguồn nhân lực gồm ba bộ phận:
►Bộ phận thứ nhất: Công nhân kỹ thuật là lực lượng trực tiếp đảm nhậnnhiệm vụ thi công, là lực lượng được đào tạo về chuyên môn có tay nghềchuyên sâu về thi công, góp phần quyết định tới năng suất và chất lượng thicông của các công trình
►Bộ phận thứ hai: Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật Là lực lượng đượcđào tạo từ trình độ cao đẳng, đại học trở lên, có chuyên môn về nghiệp vụquản lý kinh tế và kỹ thuật Là lực lượng gián tiếp trong quá trình tạo ra năngsuất lao động cho công ty Lực lượng này đóng vai trò quyết định trong việcứng dụng khoa học công nghệ vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh vànâng cao năng suất lao động
►Bộ phận thứ ba: Cán bộ lãnh đạo Là những người giữ vai trò cao nhất
trong công ty, là những người có quyền đưa ra các quyết định và tạo ra cácchính sách quan trọng trong công ty Có thể nói thành công của công ty haythất bại đều phụ thuộc vào những chính sách, đường lối mà họ đề ra
Trong ba bộ phận này thì bộ phận thứ nhất, bộ phận lực lượng công nhân
kỹ thuật chiếm đa số, đứng thứ hai là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật Về mặtchất lượng thì số nếu số công nhân kỹ thuật tăng dần qua các năm thì thựcchất đây là một tín hiệu đáng mừng đối với các chủ đầu thầu Bởi vì như thếcho thấy đội ngũ trực tiếp của nhà thầu đang tăng lên Muốn đánh giá chínhxác chất lượng của đội ngũ công nhân kỹ thuật hay không, các chủ đầu tư tínhtoán dựa trên trong cơ cấu công nhân kỹ thuật thì có số công nhân lành nghềcông nhân bậc cao chiếm bao nhiêu % trong tổng số công nhân kỹ thuật cótay nghề và bậc cao
Còn đối với đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ lãnh đạo, vai trò của họ rấtquan trọng được thể hiện thông qua các chính sách chất lượng của nhà thầu.Điều khác biệt giữa công nhân kỹ thuật với đội ngũ cán bộ quản lý đó là công
Trang 33nhân kỹ thuật là lao động trực tiếp còn cán bộ quản lý là lao động gián tiếp.Đội ngũ cán bộ quản lý có nhiệm vụ tính toán, cân đối, huy động cũng như sửdụng các đầu vào cần thiết như tài chính, nhân lực, nguồn nguyên vật liệu,máy móc thiết bị… để phục vụ cho việc thi công công trình một cách hiệuquả nhất Chính những cán bộ quản lý này là người quản lý đến việc dảm bảochất lượng, tiến độ thi công cũng như hiệu quả kinh tế của một dự án xây lắp.Điểm khác biệt để so sánh với hai bộ phận trên đó là đối với đội ngũ cán bộlãnh đạo thì là bao gồm những người có trình độ chuyên môn và được đàotào, là những người có kinh nghiệm thi công trực tiếp cũng như trong quản lýtoàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
►Chính sách đào tạo, tuyển dụng:
Một chính sách không thể thiếu trong việc đánh giá năng lực nhân sự đó
là chính sách đào tạo và tuyển dụng Chính sách này rất cần thiết không chỉđối với các doanh nghiệp kinh tế mà nó còn rất quan trọng đối với nhà thầuxây lắp Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng cao để phục vụ cho việcthi công các công trình, mỗi nhà thầu xây lắp đều áp dụng cho mình mộtchính sách đào tạo riêng và việc đào tạo đó phải tùy thuộc vào điều kiện củatừng doanh nghiệp như thế nào Với lợi thế của Việt Nam là có một nguồnnhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ Một nhà thầu có thể lựa chọn cho mìnhmột nguồn lao động phổ thông giá rẻ ngay tại địa phương nơi thực hiện cáccông trình, hoặc kết hợp liên kết với các trung tâm đào tạo nghề để đào tạo ramột nguồn công nhân có tay nghề ngay tại địa phương để phục vụ cho nhucầu của mình Nếu nhà thầu nào có đủ khả năng thì có thể mở riêng cho mìnhmột trung tâm đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu cho riêng mình Bên cạnh đóchính sách đào tạo nghề còn được thể hiện qua việc đào tạo nội bộ cácchương trình, mục tiêu đào tạo hay chất lượng đào tạo hàng năm của nhàthầu
Trang 34Chính sách đào tạo tuyển dụng, sẽ tốt hơn nếu có các chính sách đãi ngộmột cách hợp lý đối với công nhân khi nhận vào làm việc tại công ty Nên cócác chính sách thu hút nhân tài cũng như đặt ra các mục tiêu tuyển dụng nhân
sự và cam kết về chính sách nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Tóm lại, muốn đánh giá chất lượng của một doanh nghiệp hay năng lựcnhân sự của một nhà thầu xây lắp, chủ đầu tư có thể đưa ra rất nhiều tiêu chí
để lựa chọn Điển hình trong số đó là phân tích sự biến động về qui mô, cơcấu nguồn nhân lực và các chính sách đào tạo tuyển dụng các doanh nghiệp
Sự kết hợp giữa phân tích các chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng sẽ giúpcác chủ đầu tư có cái nhìn chính xác nhất về năng lực nhân sự của một nhàthầu xây lắp
2.4 Năng lực máy móc và ứng dụng khoa học kỹ thuật:
Năng lực máy móc thiết bị khoa học kỹ thuật giữ vai trò quyết định trongviệc thực hiện các yêu cầu về chất lượng và tiến độ do chủ đầu tư đưa ra Nhàthầu có máy móc thiết bị hiện đại thì có thể có điều kiện tăng năng suất laođộng gấp nhiều lần, tiết kiệm được chi phí và thời gian một cách đáng kể,đồng thời đảm bảo được chất lượng
Năng lực máy móc thiết bị khoa học kỹ thuật được thể hiện qua qui môcủa lực lượng máy móc thiết bị đó Nếu nhà thầu có một lực lượng máy mócdồi dào và hiện đại thì sẽ có điều kiện đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư hơn vàđồng thời có thể cùng một lúc tham gia nhiều công trình Song vấn đề ở đâykhông phải là có càng nhiều máy móc thiết bị thì càng tốt mà vấn đề cốt lõi ởđây là sử dụng sao cho có hiệu quả nhất Yếu tố quyết định ở đây đó là việcnhà thầu sử dụng đúng, đủ và kịp thời máy móc thiết bị của mình Một nhàthầu có lực lượng máy móc tinh nhuệ, đồng bộ chắc chắn sẽ làm việc hiệu quảhơn là việc huy động thật nhiều thiết bị nhưng không cùng nằm trong cùngmột dây chuyền thiết bị, công nghệ phối hợp không ăn khớp
Trang 35Bên cạnh đó, yếu tố giúp các nhà thầu giảm giá thành, đảm bảo chấtlượng công trình và rút ngắn thời gian đó là việc tiếp thu ứng dụng KHCNhiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh Việc ứng dụng KHCN có thểđược nhà thầu triển khai trên một số lĩnh vực sau đây đó là:
►Ứng dụng KHCN vào trong sản xuất kinh doanh:
Việc một doanh nghiệp hay một nhà thầu xây lắp có thể hạ giá thành sảnphẩm hay không phụ thuộc vào việc họ có áp dụng được KHCN vào trong sảnxuất kinh doanh hay không Không những thế việc áp dụng KHCN còn giúpcho doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra thân thiệnvới môi trường hơn Hiện nay, công nghệ mới đang được áp dụng trong sảnxuất nhiều loại sản xuất nguyên vật liệu như trong việc áp dụng sản xuất ximăng, sắt thép, gạch ngói…
►Ứng dụng KHCN vào trong thi công xây dựng:
Trong quá trình thi công nếu nhà thầu xây lắp áp dụng tốt KHCN thì sẽtăng năng suất thi công hơn, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chấtlượng Nhà thầu xây lắp có thể áp dụng KHCN vào trong việc hàn tự động vàbán tự động vào việc hàn các đường ống áp lực và các hạn mục khác nhằmgiảm thời gian thi công
► Ứng dụng KHCN vào trong quản lý:
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện việc quản lý trên mạngthông tin nội bộ Việc làm đó sẽ giúp các doanh nghiệp kiểm soát được, chia
sẽ, bảo mật thông tin một cách tiện lợi hơn, bên cạnh đó doanh nghiệp có thểrút ngắn thời gian tính toán hơn Trong việc áp dụng các phần mềm về kếtoán, phần mềm quản lý dự án hoặc là việc lập dự án công trình cũng giúpdoanh nghiệp chuẩn hóa và tăng hiệu quả hoạt động quản lý
2.5 Năng lực cung ứng:
Các nhân tố thể hiện năng lực cung ứng đó là bao gồm: Nhân lực, nguồn
Trang 36nhiên vật liệu, máy móc thiết bị các dịch vụ tư vấn thiết kế…Đối với một nhàthầu xây lắp nếu duy trì được nguồn cung cấp ổn định các đầu vào này vớichất lượng cao và chi phí thấp sẽ đảm bảo được tiến độ cũng như hiệu quảkinh tế của công trình một cách tốt nhất.
Năng lực cung ứng của công trình được phân tích thông qua các nhân tốsau đây:
►Năng lực cung ứng nhân lực:
Nhà thầu có thể đáp ứng các nhu cầu này bằng nhiều cách khác nhaunhư: Thu hút các nguồn lao động từ các địa phương nơi mà công trình đangthi công, hoặc điều động nguồn lao động từ các công trình khác về hỗ trợthêm Việc tuyển nhân lực từ địa phương vào làm việc hoặc ký hợp đồngcung cấp nhân lực đối với các trường đào tạo cũng rất cần thiết Nếu trongthời gian ngắn thì việc điều động lực lượng lao động từ các công trình khác làrất cần thiết song nếu trong thời gian dài thì việc nhà thầu cần phải xây dựngmột chính sách tuyển dụng và đặc biệt là chính sách đào tạo dài hơn Để thựchiện được việc đó nhà thầu có thể ký hợp đồng liên kết với các trung tâm đàotạo nghề, các trường đại học, cao đẳng để đảm bảo được một nguồn cung cấpđược ổn định và có chất lượng cao Ngoài ra nhà thầu cũng có thể mở ra choriêng mình một trung tâm đào tạo nghề, để có thể chủ động hơn trong việcđáp ứng nhu cầu về nhân lực
Và đó cũng chính là tiêu chí mà chủ đầu tư dùng để đánh giá năng lựccủa một nhà thầu xây lắp
►Năng lực cung ứng máy móc thiết bị:
Việc có một bộ phận riêng dùng để cung ứng máy móc thiết bị trong mộtcông ty là rất cần thiết và đối với một tập đoàn kinh tế lớn thì việc có một đơn
vị chuyên cung ứng máy móc thiết bị là có thể thực hiện được Chính nhờ cóđơn vị này mà việc phụ trách cung ứng máy móc thiết bị được diễn ra một
Trang 37cách nhanh chóng hơn, kịp thời và đảm bảo chất lượng, tiến độ thời gian.Riêng đối với các doanh nghiệp kinh tế trong nước nói chung và các doanhnghiệp xây lắp nói riêng thì việc xây dựng cho riêng mình một đơn vị cungứng máy móc thiết bị thì khó có thể thực hiện được Chính vì vậy việc nhàthầu xây lắp cần tạo cho mình một mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấpmáy móc thiết bị là rất cần thiết Nó được thực hiện thông qua việc ký kết hợpđồng hợp tác kinh doanh, xây dựng mối liên kết kinh tế để đáp ứng các nhucầu của mình Để đánh giá năng lực cung ứng thiết bị của nhà thầu xây lắp thìviệc làm đầu tiên của các chủ đầu tư đó là việc thương xuyên xem xét đối táccung ứng thiết bị khoa học kỹ thuật của nhà thầu đang trong tình trạng nhưthế nào để từ đó có thể đưa ra quyết định lựa chọn được một nhà thầu có nănglực nhất.
►Năng lực cung ứng nguyên liệu và nhiên liệu:
Trong việc thi công xây lắp các công trình thì yếu tố đầu vào được nhàthầu đưa vào sử dụng nhiều nhất chính là các nguyên liệu và nhiên liệu Nếunhà thầu xây lắp duy tri được nguồn cung cấp các đầu vào này ổn định thì sẽđảm bảo được chất lượng, tiến độ thi công cũng như giảm giá thành, nâng caohiệu quả xây lắp Nếu mối quan hệ giữa các nhà thầu xây lắp với các nhàcung ứng tốt thì khả năng cung ứng cũng tốt và ngược lại
►Năng lực cung ứng các dịch vụ:
Khi thực hiện bất kỳ hoạt động kinh tế nào thì doanh nghiệp đều cần sửdụng các dịch vụ, và đối với nhà thầu xây lắp cũng không ngoại lệ Họ cũngcần sử dụng các dịch vụ như: vận tải, tư vấn, dịch vụ thiết kế, thi công…Cácdịch vụ này tuy không phải trực tiếp đứng ra thi công song nó hỗ trợ không nhỏcho việc đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công các công trình Để được cungứng các dịch vụ này tốt hơn việc giữ và thực hiện các mối quan hệ giưa nhàthầu với các đơn vị cung ứng dịch vụ trên thị trường cũng hết sức quan trọng
Trang 38III Sự cần thiết trong việc nâng cao năng lực đấu thầu trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam:
Trong cuộc chiến cạnh tranh gay gắt trên thị trường xây lắp các nhà thầuxây lắp cần phải nâng cao năng lực của mình trên mọi mặt Trong đó bao gồmcác mặt chính như: Năng lực tài chính, nhân lực, máy móc thiết bị….Đặc biệttrong thời kỳ hội nhập với khu vực và thế giới như ngày này thi việc nâng caonăng lực đấu thầu xây lắp được đặt ra rất cần thiết đối với các doanh nghiệpxây lắp Sau đây là một số lý do để chứng minh sự cần thiết đó:
1 Xây lắp là một ngành đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế:
Lĩnh vực hoạt động xây lắp không giống với các lĩnh vực hoạt động kinh
tế khác mà nó các đặc thù riêng Chính vì nó có những đặc thù riêng biệt đócho nên yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp cũng có rất nhiều điểm khácbiệt Sau đây chúng ta sẽ đi phân tích và tìm hiểu các điểm khác biệt đó:
+ Thứ nhất các sản phẩm của hoạt động xây lắp thường có quy mô lớn,kết cấu phức tạp
+ Thời gian sử dụng của các sản phẩm xây lắp thường là trong một thời giandài và chất lượng sản phẩm của nó có tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt độngsau này của các ngành nghề, các địa phương sử dụng sản phẩm xây lắp
+ Thông thường chu kỳ của một hoạt động xây lắp thường kéo dài hơn
tự nhiên Các hoạt động này thường diễn ra vất vả và nặng nhọc hơn
+ Các nhà quản lý thường gặp khó khăn trong việc tổ chức qui trình hoạtđộng xây lắp, bởi vì qui trình của nó thường rất phức tạp
Trang 39Tổng hợp tất cả các đặc điểm trên của hoạt động xây lắp cho thấy nó đãảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các nhà thầu xây lắp như thế nào Việcđảm bảo để đáp ứng các yêu cầu về vốn lớn cho việc hoàn thành các côngtrình là một thách thức đồi với các nhà thầu xây lắp Tại sao lại như vậy cũngbởi vì do chu kỳ của một hoạt động xây lắp thường là kéo dài Chính vì thế
mà nhu cầu về vốn lưu động của các doanh nghiệp xây lắp này thường nhiềuhơn các doanh nghiệp hoạt động kinh tế khác Việc cung cấp đầy đủ và kịpthời các nguồn vốn lưu động thường là rất lớn, để có thể đáp ứng được nhucầu cung cấp nguồn ngyên vật liệu, nhiên liệu, máy móc, nhân lực một cáchkịp thời, liên tục và đảm bảo tiến đô Mặt khác, trong hoạt động xây lắp cầnphải sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị lớn cũng như là một đặc điểm củacác nhà thầu xây lắp Bên cạnh đó, thông thường địa điểm tiến hành hoạtđộng xây lắp thường là không cố định do đó các nhà thầu xây lắp phải thựchiện một khối lượng công việc rất lớn và luôn phải duy trì một khối lượngnhân lực lớn để đáp ứng nhu cầu khi cần thiết nếu khi nhà thầu đồng thựchiện hợp đồng ở nhiều địa điểm khác nhau Đồng thời tính chất phức tạp củahoạt động xây lắp cũng đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xây lắp Điều
đó đòi hỏi các nhà thầu xây lắp cần có một hệ thống đội ngũ cán bộ, côngnhân viên có trình độ tay nghề và chuyên môn cao
Qua sự phân tích trên ta cũng nhân thấy rằng để tham gia vào hoạt độngnày các nhà thầu xây lắp phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố như: Năng lực tàichính, nhân lực, máy móc thiết bị……Sản phẩm của các hoạt động xây lắpthường có mặt khắp mọi nơi trên cả nước và thế giới Nó được tồn tại trên cácđịa phương khác nhau, trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau,công trình văn hóa, chính trị cho đến vấn đề về an ninh…Chính vì sản phẩmcủa hoạt động xây lắp quan trọng như thế cho nên việc đảm bảo chất lượngcho các công trình là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả trong mọi
Trang 40hoạt độngc cảu đất nước Nếu một chủ đầu tư chọn một nhà thầu kém nănglực dẫn đến việc xây dựng các công trình kém chất lượng hoặc không hoànthành đúng như tiến độ trong hợp đồng thì sẽ gây thiệt hại rất lớn không chỉcho chủ đầu tư mà cho cả toàn xã hội.
Chính những yêu cầu trên cho nên việc nâng cao năng lực đấu thầu xâylắp của các nhà thầu xây lắp hiện nay là rất quan trọng và cần thiết Nó có tácđộng không chỉ đến nền kinh tế chung của cả nước mà nó còn tác động rất lớnđến toàn xã hội Chỉ có việc ngày càng nâng cao năng lực đấu thầu xây lắpcủa mình các doanh nghiệp mới có thể đảm bảo tốt chất lượng các công trìnhxây lắp, đem lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế và phúc lợi cho toàn xã hội
2 Nhu cầu xây lắp ngày càng cao ở Việt Nam:
Việc Việt Nam tham gia hội nhập với các nước trong khu vực và thếgiới, đặc biệt là năm 2007 Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chứcthương mại thế giới Đó chính là cơ hội rất lớn của các doanh nghiệp kinh tếtrong nước, nó không chỉ là cơ hội cho các ngành nghề kinh doanh khác mà
nó còn là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam
Khi hội nhập việc tăng cường mở rộng giao lưu văn hóa, buôn bán vớicác nước bạn là rất cần thiết, chính vì thế mà việc cải tạo các cơ sỡ hạ tầnggiao thông trong nước được nhà nước ta rất quan tâm Việc nâng cấp, cải tạocác công trình giao thông, cầu cống, sân bay, tàu biển này sẽ giúp cho việcgiao lưu trao đổi được dễ dàng hơn Và đây cũng chính là cơ hội rất tốt chocác doanh nghiệp xây lắp trong nước, việc dành được các hợp đồng xây lắp làrất có thể Để có thể đáp ứng được nhu cầu này thì bản thân các doanh nghiệpxây lắp trong nươc phải khẳng định được năng lực của mình Chính vì thếviệc năng cao năng lực đấu thầu xây lắp của các nhà thầu xây lắp là rất quantrọng Bên cạnh đó các nhà thầu cũng nên tích cực mở rộng năng lực xây lắpcủa mình để đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới giao thông càng lớn tại