1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần LICOGI 12

105 175 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một quy luật khắc nghiệt nhất của thị trường đó là cạnh tranh, mà đấu thầu là một hình thức tổ chức cạnh tranh. Theo đó bất kì một doanh nghiệp nào tham gia vào lĩnh vực xây dựng nếu không tiếp cận kịp với guồng quay của nó thì tất yếu sẽ bị đánh bật ra khỏi thị trường xây dựng. Thị trường xây dựng ở Việt Nam, quy chế đấu thầu ngày càng hoàn thiện, điều này buộc các doanh nghiệp xây dựng muốn tồn tại hay đồng nghĩa với việc giành thắng lợi trong đấu thầu, thì phải tự hoàn thiện mình. Cụ thể các doanh nghiệp xây dựng phải đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản: tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng; tiêu chuẩn về kinh nghiệm; tiêu chuẩn về tài chính, giá cả; tiêu chuẩn về tiến độ thi công. Bởi vậy, nhà thầu nào có khả năng bảo đảm tốt hơn các tiêu chuẩn trên, khả năng trúng thầu của nhà thầu đó sẽ cao hơn các nhà thầu khác. Ngành xây lắp là một ngành có tính chất đặc thù nên hoạt động đấu thầu trong lĩnh vực này có tính cạnh tranh giữa các nhà thầu rất cao. Thực tế cho thấy để đứng vững và chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này, bất kỳ một Công ty xây dựng nào cũng phải vận dụng hết tất cả các khả năng mình có, luôn nắm bắt những cơ hội của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian tới với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vấn đề nâng cao năng lực đấu thầu để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong tham gia đấu thầu xây lắp phải được quan tâm thực hiện. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần LICOGI 12 - Một công ty mà hoạt động xây lắp đóng vai trò chủ đạo, tôi nhận thấy vấn đề trên là rất cần thiết đối với Tổng công ty, do đó tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần LICOGI 12 ” 2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Nhìn nhận đúng đắn về thực trạng năng lực của công ty cổ phần LICOGI 12 nói chung và năng lực đấu thầu của công ty nói riêng trong thời điểm hiện tại. - Trên cơ sở phân tích thực trạng để rút ra được những hạn chế trong năng lực đấu thầu của công ty và nguyên nhân của nó. - Tìm kiếm những giải pháp phù hợp giúp công ty giải quyết những vấn đề gặp phải và nâng cao năng lực đấu thầu của mình trong lĩnh vực xây lắp. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài: Tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này với mong muốn góp một phần nào đó cho sự phát triển đi lên của Tổng công ty, đồng thời có thể thực hành những kiến thức cơ bản mà mình đã được học trong chương trình Đại học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề tập trung chủ yếu vào năng lực đấu thầu xây lắp, thuộc phạm vi nghiên cứu là công ty cổ phần LICOGI 12, đồng thời có xem xét đến các doanh nghiệp xây lắp hiện nay và cơ chế chính sách nhà nước đối với hoạt động đấu thầu. 4. Câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu Trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã đặt ra những câu hỏi để định hướng cho việc nghiên cứu của mình, các câu hỏi nhằm hướng tới những vấn đề cơ bản cần phải giải quyết của chuyên đề. Cụ thể: - Những vấn đề lý luận chung về đấu thầu xây lắp và năng lực đấu thầu xây lắp cần phải nắm được là gì? Đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp cần phải nâng cao năng lực cụ thể ở những nội dung nào? - Vai trò của việc nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp đối với công ty cổ phần LICOGI 12 là gì? - Thực trạng năng lực đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần LICOGI 12 là gì? Nguyên nhân gây ra những hạn chế về năng lực đấu thầu của công ty? - Giải pháp để giải quyết các vấn đề tồn tại và nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của công ty LICOGI 12 là gì? 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài là phương pháp điều tra thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh đối chiếu. Trong đó chủ yếu dựa vào phân tích tổng hợp dựa trên việc thu thập và sử dụng số liệu thứ cấp từ công ty. 6. Kết cấu chuyên đề Với tên chuyên đề là: “ Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần LICOGI 12”, tôi sẽ trình bày chuyên đề nghiên cứu của mình theo ba phần tương ứng với nội dung câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở trên: Chương I: Lý luận chung về đấu thầu và sự cần thiết phải nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp Chương II: Đánh giá thực trạng năng lực công tác đấu thầu của công ty cổ phần xây dựng LICOGI 12 Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần LICOGI 12 Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Vũ Thị Tuyết Mai đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo công ty cổ phần LICOGI 12, Phó phòng Kinh tế- kỹ thuật Nguyễn Tất Vinh cùng các cán bộ công nhân viên trong phòng kế hoạch công ty đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại công ty. Trong quá trình nghiên cứu do khả năng còn nhiều hạn chế, không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và mọi người để hoàn thiện tốt hơn nữa luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU……… 5

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP……… 8

I Khái niệm……… 8

1 Đấu thầu và đấu thầu xây lắp……… 8

1.1 Khái niệm và phân loại đấu thầu 8

1.1.1 Khái niệm 8

1.1.2 Phân loại đấu thầu……….10

1.2 Đấu thầu xây lắp 12

2 Năng lực đấu thầu xây lắp 13

II Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực đấu thầu xây lắp 14

1 Nhân tố khách quan 14

1.1.Nhà nước và chính trị 14

1.2 Thị trường 16

1.3 Đối thủ cạnh tranh 16

1.4 Quyền lực của nhà cung cấp 16

1.4.1 Ảnh hưởng đến mức giá đưa ra 17

1.4.2 Ảnh hưởng đến tiến độ thi công 18

1.5 Quyền lực của chủ đầu tư 18

2 Nhân tố chủ quan 20

2.1 Nguồn nhân lực 20

2.2 Tài chính 21

2.3 Máy móc thiêt bị công nghệ thi công 22

2.4 Hoạt động quảng cáo tiếp thị 23

III Các tiêu chí phân tích năng lực đấu thầu xây lắp 23

1 Năng lực tài chính 23

1.1 Khái niệm và vai trò của năng lực tài chính……… 23

1.2 Các tiêu chí sử dụng để phân tích năng lực tài chính ………24

1.2.1 Sự biến động về quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn …25

Trang 2

1.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn của nhà thầu 27

1.2.4 Tình hình rủi ro về tài chính của nhà thầu 28

2 Năng lực kinh nghiệm thi công 28

2.1 Khái niệm và vai trò của năng lực kinh nghiệm thi công 28

2.2 Các tiêu chí phân tích năng lực kinh nghiệm thi công 29

2.2.1 Các loại hình công trình có kinh nghiệm thi công 29

2.2.2 Năng lực kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ 30

3 Năng lực nhân sự 31

3.1.Khái niệm và vai trò của năng lực nhân sự 31

3.2 Các tiêu chí sử dụng để phân tích năng lực nhân sự 32

4 Năng lực máy móc thiết bị 33

4.1 Khái niệm và vai trò của năng lực máy móc thiết bị 33

4.2 Các tiêu chí phân tích năng lực máy móc kỹ thuật 33

5 Năng lực cung ứng nội bộ 34

5.1 Khái niệm và vai trò của năng lực cung ứng nội bộ 34

5.2 Các tiêu chí phân tích năng lực cung ứng nội bộ 35

6 Năng lực dự báo giá trong đấu thầu 36

6.1 Khái niệm và vai trò của năng lực dự báo giá trong đấu thầu 36

6.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực dự báo giá của nhà thầu 36

7 Tiêu thức đánh giá năng lực đấu thầu của công ty thông qua kết quả đấu thầu .36

IV Sự cần thiết phải nâng cao năng lực công tác đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần xây dựng LICOGI 12 38

1 Những đặc điểm và yêu cầu đặt ra đối với các nhà thầu xây lắp 38

2 Cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp ngày càng cao 40

3 Mục tiêu kinh doanh của công ty LICOGI 12 41

CHƯƠNG II:ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12……… 42

I Giới thiệu tổng quan về công ty 42

II Kết quả đấu thầu của công ty trong thời gian gần đây 46

Trang 3

III.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực hoạt động đấu thầu xây

lắp của công ty 47

1 Nhân tố khách quan 48

1.1 Nhà nước và chính trị 48

1.2 Thị trường xây dựng 49

1.3.Đối thủ cạnh tranh 49

1.3.1 Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng 49

1.3.2 Sự cạnh tranh của các nhà thầu hiện tại 50

1.4 Quyền lực của nhà cung cấp 52

1.5 Quyền lực của chủ đầu tư 54

2 Nhân tố chủ quan 54

2.1 Nguồn nhân lực 54

2.2 Tài chính 55

2.3 Máy móc thiết bị công nghệ thi công 55

2.4 Hoạt động quảng cáo tiếp thị 56

IV Phân tích năng lực đấu thầu xây lắp của công ty 56

1 Phân tích năng lực tài chính 56

1.1 Sự biến động về quy mô, cơ cấu tài sẩn và nguồn vốn 57

1.1.1 Quy mô, cơ cấu tài sản 57

1.1.2 Quy mô, cơ cấu nguồn vốn 61

1.2 Khả năng thanh toán của công ty 63

1.3 Hiệu quả sử dụng vốn của công ty 64

1.4 Tình hình rủi ro về tài chính của nhà thầu 67

2 Phân tích năng lực kinh nghiệm thi công 69

2.1 Các loại công trình có kinh nghiệm thi công 70

2.2 Năng lực kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ 72

3 Phân tích năng lực nhân sự 74

3.1.Quy mô nguồn nhân lực 75

3.2.Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực 76

4 Phân tích năng lực máy móc thiết bị 82

5 Phân tích năng lực cung ứng nội bộ 84

6 Phân tích năng lực dự báo giá dự thầu của công ty 86

Trang 4

7 Đánh giá năng lực đấu thầu qua kết quả đấu thầu 87

7.1 Xác suất trúng thầu 88

7.2 Lợi nhuận đạt được 89

V Đánh giá tổng hợp về năng lực hoạt động đấu thầu xây lắp của công ty 90 1 Đánh giá năng lực hoạt động đấu thầu xây lắp của công ty 90

1.1 Ưu điểm 90

1.2 Hạn chế 90

2 Nguyên nhân hạn chế năng lực đấu thầu xây lắp của công ty 91

2.1 Những nguyên nhân khách quan 91

2.2 Nguyên nhân chủ quan 92

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XẤY LẮP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12……… 93

I Mục tiêu và định hướng nâng cao năng lực hoạt động của công ty 93

1 Mục tiêu phát triển chung của công ty 93

2 Mục tiêu và định hướng nâng cao năng lực hoạt động đấu thầu của công ty .93

2.1 Mục tiêu nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp 93

2.2 Định hướng nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp 94

II Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động đấu thầu của công ty 94

1 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính 94

2 Giải pháp nâng cao năng lực nhân lực 96

3 Giải pháp nâng cao năng lực máy móc thiết bị 97

4 Giải pháp nâng cao năng lực cung ứng nội bộ 98

5 Hoàn thiện phương pháp lập giá dự toán thầu , xây dựng chính sách đặt giá cạnh tranh linh hoạt 99

6 Một số biện pháp khác 101

KẾT LUẬN………103

Trang 5

ROA : Tỉ suất lợi nhuận trên tài sản

ROE : Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

DDC : Công ty Cổ phần xây dựng công nghiệp

SC5 : Công ty Cổ phần xây dựng Số 5

HBC : Công ty Cổ phần xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình

VCG : Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt NamSD3 : Công ty cổ phần Sông Đà 3

SD9 : Công ty Cổ phần Sông Đà 9

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU

A/ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số công trình trúng thầu và giá trị công trình trúng thầu của Công

ty cổ phần LICOGI 12 từ 2007 đến 2009 48

Bảng 2.2 Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản dài hạn từ 2006 đến 2009 58

Bảng 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn từ 2006 đến 2009 61

Bảng 2.4 Nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 2006 đến 2009 63

Bảng 2.5 Khả năng thanh toán của công ty năm 2006-2009 64

Bảng 2.6 Khả năng thanh toán của ngành 64

Bảng 2.7 Hiệu quả sử dụng vốn của công ty từ 2006 đến 2009 67

Bảng 2.8 ROA, ROE của một số công ty cùng ngành 68

Bảng 2.9 Các loại công trình xây dựng 71

Bảng 2.10 Các công trình lớn thi công trong giai đoạn 2005 - 2010 72

Bảng 2.11 Bảng số liệu về cán bộ kinh tế kỹ thuật của công ty 74

Bảng 2.12 Năng lực nhân sự của công ty LICOGI 12 77

Bảng 2.13 Số liệu về công nhân kỹ thuật của công ty LICOGI 12 81

Bảng 2.14 Xác suất trúng thầu của Công ty cổ phần LICOGI 12 89

Bảng 2.15.Bảng doanh thu và giá trị thực hiện các công trình trúng thầu 90

Bảng 2.16 Một số chỉ tiêu kế hoạch của công ty LICOGI 12 năm 2010 94

B/ DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng 16

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 47

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu nhân lực của công ty cổ phần LICOGI 12 năm 2007-2009 79

Biểu đồ 2.2 : Xác suất trúng thầu của Công ty cổ phần LICOGI 12 90

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Một quy luật khắc nghiệt nhất của thị trường đó là cạnh tranh, mà đấu thầu làmột hình thức tổ chức cạnh tranh Theo đó bất kì một doanh nghiệp nào tham giavào lĩnh vực xây dựng nếu không tiếp cận kịp với guồng quay của nó thì tất yếu sẽ

bị đánh bật ra khỏi thị trường xây dựng

Thị trường xây dựng ở Việt Nam, quy chế đấu thầu ngày càng hoàn thiện,điều này buộc các doanh nghiệp xây dựng muốn tồn tại hay đồng nghĩa với việcgiành thắng lợi trong đấu thầu, thì phải tự hoàn thiện mình Cụ thể các doanhnghiệp xây dựng phải đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản: tiêu chuẩn kỹ thuật, chấtlượng; tiêu chuẩn về kinh nghiệm; tiêu chuẩn về tài chính, giá cả; tiêu chuẩn về tiến

độ thi công Bởi vậy, nhà thầu nào có khả năng bảo đảm tốt hơn các tiêu chuẩn trên,khả năng trúng thầu của nhà thầu đó sẽ cao hơn các nhà thầu khác

Ngành xây lắp là một ngành có tính chất đặc thù nên hoạt động đấu thầutrong lĩnh vực này có tính cạnh tranh giữa các nhà thầu rất cao Thực tế cho thấy đểđứng vững và chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này, bất kỳ một Công ty xây dựngnào cũng phải vận dụng hết tất cả các khả năng mình có, luôn nắm bắt những cơ hộicủa môi trường kinh doanh Tuy nhiên trong thời gian tới với môi trường cạnh tranhngày càng gay gắt thì vấn đề nâng cao năng lực đấu thầu để nâng cao khả năng cạnhtranh của công ty trong tham gia đấu thầu xây lắp phải được quan tâm thực hiện.Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần LICOGI 12 - Một công ty

mà hoạt động xây lắp đóng vai trò chủ đạo, tôi nhận thấy vấn đề trên là rất cần thiết

đối với Tổng công ty, do đó tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần LICOGI 12 ”

2 Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài:

- Nhìn nhận đúng đắn về thực trạng năng lực của công ty cổ phần LICOGI

12 nói chung và năng lực đấu thầu của công ty nói riêng trong thời điểm hiện tại

- Trên cơ sở phân tích thực trạng để rút ra được những hạn chế trong nănglực đấu thầu của công ty và nguyên nhân của nó

- Tìm kiếm những giải pháp phù hợp giúp công ty giải quyết những vấn đềgặp phải và nâng cao năng lực đấu thầu của mình trong lĩnh vực xây lắp

Trang 8

Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài: Tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này vớimong muốn góp một phần nào đó cho sự phát triển đi lên của Tổng công ty, đồngthời có thể thực hành những kiến thức cơ bản mà mình đã được học trong chươngtrình Đại học.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề tập trung chủ yếu vào năng lực đấuthầu xây lắp, thuộc phạm vi nghiên cứu là công ty cổ phần LICOGI 12, đồng thời

có xem xét đến các doanh nghiệp xây lắp hiện nay và cơ chế chính sách nhà nướcđối với hoạt động đấu thầu

4 Câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu

Trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã đặt ra những câu hỏi đểđịnh hướng cho việc nghiên cứu của mình, các câu hỏi nhằm hướng tới những vấn

đề cơ bản cần phải giải quyết của chuyên đề Cụ thể:

- Những vấn đề lý luận chung về đấu thầu xây lắp và năng lực đấu thầu xâylắp cần phải nắm được là gì? Đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắpcần phải nâng cao năng lực cụ thể ở những nội dung nào?

- Vai trò của việc nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp đối với công ty cổ phầnLICOGI 12 là gì?

- Thực trạng năng lực đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần LICOGI 12 làgì? Nguyên nhân gây ra những hạn chế về năng lực đấu thầu của công ty?

- Giải pháp để giải quyết các vấn đề tồn tại và nâng cao năng lực đấu thầuxây lắp của công ty LICOGI 12 là gì?

5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài là phươngpháp điều tra thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh đối chiếu.Trong đó chủ yếu dựa vào phân tích tổng hợp dựa trên việc thu thập và sử dụng sốliệu thứ cấp từ công ty

6 Kết cấu chuyên đề

Với tên chuyên đề là: “ Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của công

ty cổ phần LICOGI 12”, tôi sẽ trình bày chuyên đề nghiên cứu của mình theo baphần tương ứng với nội dung câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở trên:

Chương I: Lý luận chung về đấu thầu và sự cần thiết phải nâng cao

Trang 9

Chương II: Đánh giá thực trạng năng lực công tác đấu thầu của công ty

ty đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại công ty Trong quá trình nghiêncứu do khả năng còn nhiều hạn chế, không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mongđược sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và mọi người để hoàn thiện tốt hơn nữaluận văn của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 10

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP

I Khái niệm

1 Đấu thầu và đấu thầu xây lắp

1.1 Khái niệm và phân loại đấu thầu

1.1.1 Khái niệm

Đối với ở Việt Nam, khái niệm đấu thầu còn nhiều mới mẻ, nó bắt đầu xâmnhập vào nước ta từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX Xuất phát từ nền kinh tế thịtrường cạnh tranh việc mua bán diễn ra đều có sự cạnh tranh, mạnh mẽ, thuật ngữ

"đấu giá" được chúng ta biết đến nhiều hơn Chúng ta hiểu "đấu giá" là hình thức cómột người bán và nhiều người mua Trên cơ sở người bán đưa ra một mức giá khởiđiểm (giá ban đầu), sau đó để cho người mua cạnh tranh với nhau trả giá và ngườibán sẽ quyết định giá bán cho ngươì mua nào trả giá cao nhất Một số người lại có

sự nhầm lẫn và quy đồng "đấu giá" và "đấu thầu" là một Nhưng đối với thực tiễnhoạt động và hình thức thể hiện thì "đấu thầu" lại là hình thức có một người mua vànhiều người bán cạnh tranh nhau Người mua sẽ lựa chọn người bán nào đáp ứngmột cách tốt nhất các yêu cầu của người mua đặt ra Theo điều 3 Quy chế Đấu thầuban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ thì

"đấu thầu" là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của ban mời thầu.Đấu thầu có các đặc điểm sau:

- Đấu thầu là hoạt động mua bán

- Đấu thầu chỉ tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường khi có sự xuấthiện và phát triển của cạnh tranh

Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm đấu thầu, cũng để nghiên cứu các phầnsau chúng ta cần phải làm rõ một số khái niệm có liên quan chặt chẽ với khái niệmđấu thầu

- "Nhà thầu" là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu.Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân Nhà thầu

là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mau sắmhàng hoá; là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn, là nhà đầu tư trong đấuthầu lựa chọn đối tác đầu tư Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân

Trang 11

Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (điều 3, Quy chế Đấu thầu, trang11).

- "Bên mời thầu" là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp phápcủa chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu(Điều 3, Quy chế Đấu thầu, trang 10)

- "Gói thầu" là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án, được chiatheo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và đảm bảotính đồng bộ của dự án, có quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án.Trong trường hợp mua sắm gói thầu cá thể là một hoặc một loại đồ dùng, trang thiết

bị hoặc phương tiện Gói thầu được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng (khigói thầu được chia thành nhiều phần) (Điều 3, Quy chế Đấu thầu, trang 11)

- "Tư vấn" là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về biến thức, kinh nghiệmchuyên môn cho bên mời thầu và việc xem xét, quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn

bị và thực hiện dự án (Điều 3,Quy chế Đấu thầu, trang 12)

Nói đến đấu thầu là nói đến một quá trình lựa chọn tức là việc đấu thầu phảituân thủ theo trình tự, thủ tục nhất định Điều này chỉ tạo ra cho đấu thầu một sựkhắc biệt hẳn so với các hình thức khác thường gặp trong mua bán thông thường.Khái niệm đấu thầu được hiểu khác nhau dưới góc độ của từng chủ thể tham gia đấuthầu:

- Theo quan niệm của chủ đầu tư thì đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhàthầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu (chủ thầu) trên cơ sở cạnh tranhgiữa các nhà thầu

- Theo quan niệm của nhà thầu, đấu thầu là một cuộc cạnh tranh gay gắt giữacác nhà thầu để nhận được dự án cung cấp sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ bênmời thầu nhằm thu lợi nhuận cho các nhà thầu

Như vậy đấu thầu thực chất là quá trình nhằm thỏa mãn nhu cầu của cả haichủ thể cơ bản tham gia vào quá trình đấu thầu để thực hiện một dự án sao cho cóhiệu quả nhất

1.1.2 Phân loại đấu thầu

Để phân loại đấu thầu ta có 3 căn cứ phân loại là: lĩnh vực hoạt động của dự

án đem đấu thầu; hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu Cụ thể nhưsau:

a Căn cứ vào lĩnh vực của dự án

Trang 12

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của dự án đem thầu người ta chia đấu thầuthành các loại đấu thầu tuyển chọn tư vấn, đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị, đấuthầu xây lắp, đấu thầu dự án Cụ thể:

- Đấu thầu tuyển chọn tư vấn: Đấu thầu tuyển chọn tư vấn là quá trình đấuthầu nhằm tuyển chọn một công ty hoặc một cá nhân tư vấn có kinh nghiệmchuyên môn để thực hiện các công việc có liên quan trong quá trình chuẩn bị đầu tư

và thực hiện đầu tư

- Đấu thầu mua săm vật tư thiết bị: là quá tình lựa chọn nhà thầu cung cấpnhững loại vật tư thiết bị phù hợp đáp ứng các yêu cầu của dự án đầu tư

- Đấu thầu xây lắp: là quá trình lự chọn nhà thầu phù hợp, thực hiện các côngviệc xây dựng và lắp đặt các công trình đáp ứng trong các yêu cầu của dự án

- Đấu thầu dự án: là quá trình lựa chọn các đối tác phù hợp, có khả nưng tổchức thực hiện toàn bộ những công việc có liên quan đến dự án từ chuẩn bị đầu tư

và xây dựng, cung ứng vật tư thiết bị, xây dựng và lắp đặt, thu xếp các nguồn vốn,

b Căn cứ vào hình thức lựa chọn nhà thầu

Căn cứ vào hình thức lựa chọn nhà thầu, đấu thầu được chia làm các loạiđấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu Cụ thể:

- Đấu thầu rộng rãi: là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầutham gia Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đạichúng và ghi rõ các điều kiện, thời gian dự thầu Đối với những gói thầu lơn, phứctạp về công nghệ và kỹ thuật, bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhàthầu có đủ tư cách và năng lực tham gia dự thầu Đặc điểm của hình thức đấu thầunày là không hạn chế số lượng, được thông báo rộng rãi trong phạm vi một vùng,địa phương hay liên vùng, hay quốc tế

- Đấu thầu hạn chế: la hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một sốnhà thầu có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu Đặc điểm của loạihình đấu thầu này là chỉ có một số ít nhà thầu tham dự , yêu cầu sử dụng nguồn vốnlớn và có các yêu cầu đặc biệt về tiến độ thực hiện dự án

- Chỉ định thầu: hình thức này chỉ áp dụng cho các dự án có tính chất nghiêncứu thử nghiệm, cấp bách do thiên tai địch họa, hay có liên quan đến bí mật an ninhquốc gia Một số dự án tỏng loại này thường do Thủ tướng chính phủ quyết định và

Trang 13

cho phép Các dự án được chỉ định thầu hay gói thầu thường có giá trị nhỏ Đối vớicác gói thầu lớn phải thông qua Thủ tướng chính phủ.

c Căn cứ vào phương thức đấu thầu

Căn cứ vào phương thức đấu thầu người ta chia thành các loại như đấu thầumột phong bì, đấu thầu hai phong bì, đấu thầu hai giai đoạn, chào hàng cạnh tranh,mua sắm trực tiếp, giao thầu trực tiếp hoặc tự làm Cụ thể:

- Đấu thầu một túi hồ sơ (một phong bì) là loại đấu thầu mà tất cả các hồ sơtham dự thầu, các đề xuất kỹ thuật và tài chính …được đặt trong một phong bì

- Đấu thầu hai túi hồ sơ (hai phong bì) là loại đấu thầu mà trong đó các đềxuất kỹ thuật và tài chính được đặt trong hai túi hồ sơ riêng biệt nhưng được nộp tạicùng một thời điểm Trong hình thức đấu thầu này, các đánh giá kỹ thuật được làmtrước, các đánh giá tài chính được thực hiện sau và nhà thầu được xếp hạng thứ nhất

về kỹ thuật sẽ được mời vào để mở túi hồ sơ tài chính và thương thảo hợp đồng.Nếu nhà thầu đó không đáp ứng được thì mời đến nhà thầu thứ hai…

- Đấu thầu hai giai đoạn chỉ áp dụng đối với các dự án lớn, phức tạp về côngnghệ và kỹ thuật hoặc dự án thuộc chìa khóa trao tay Giai đoạn một, các nhà thầunộp đề xuất kỹ thuật Giai đoạn hai, các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu hoàn chình baogồm cả các đề xuất kỹ thuật và tài chính

- Chào hàng cạnh tranh chỉ áp dụng đối vói những gói thầu mua sắm vật tưthiết bị có quy mô đơn giản và nhỏ Mỗi gói thầu mua sắm vật tư thiết bị có qui môđơn giản và nhỏ Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 bản chào giá của ba nhà thầu khácnhau

- Mua sắm trực tiếp chủ yếu áp dụng trong việc bổ sung đơn hàng mua sắmvật tư thiết bị mà trước đó đã được tổ chúc đấu thầu

- Giao thầu trực tiếp là loại hình đấu thầu cần phải chọn nhà thầu có độ tincậy cao để xem xét thương thảo hợp đồng Loại này chỉ áp dụng đối với trường hợpchỉ định thầu Trong trường hợp nhà thầu được chọn không đáp ứng các yêu cầucủa chủ đầu tư thì có quyền kiến nghị chọn nhà thầu khác

- Tự làm là hình thức chủ đầu tư tự sủ dụng các lực lượng của mình để thựchiện khối lượng xây lắp được giao Hình thức này chủ yếu chỉ áp dụng trong cáccông trình sửa chữa cải tạo có quy mô nhỏ hay các công trình chuyên ngành đặcbiệt

1.2 Đấu thầu xây lắp

Trang 14

Như đã nói ở trên đấu thầu xây lắp là quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp,thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực xây dựng và lắp đặt các công trình đáp ứngtrong các yêu cầu của dự án.

Thực chất của đấu thầu trong xây lắp là việc ứng dụng phương pháp xét hiệuquả kinh tế trong việc lựa chọn tổ chức thi công xây dựng Đây cũng là một biệnpháp quản lý kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng, và là một phương pháp áp dụng phổbiến nhất để tranh giành hợp đồng xây dựng giữa các nhà thầu muốn xây dựng côngtrình

Chúng ta có thể tóm tắt nội dung cơ bản của đấu thầu xây lắp như sau:

- Chủ đầu tư ( thường gọi tắt là bên A là người có nhu cầu xây dựng côngtrình) đưa ra các yêu cầu của mình về dự án và thông báo cho các nhà thầu

-Các nhà thầu ( thường gọi là bên B) căn cứ vào yêu cầu của chủ đầu tư sẽđưa ra các phương pháp thi công xây lắp và trình bày các năng lực của mình để chủđầu tư xem xét, đánh giá và tổ chức lựa chọn

Như vậy, trong đấu thầu xây lắp ta thấy tồn tại ba quan hệ cạnh tranh: cạnhtranh giữa chủ đầu tư với các nhà thầu; cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau vàcạnh tranh giữa nhà thầu với nhà cùng cấp Nổi bật nhất là cạnh tranh giữa các nhàthầu Để đạt thành công trong đấu thầu thì các nhà thầu buộc phải phát huy tối đanăng lực của mình đáp ứng yêu cầu mời thầu Đồng thời, thông qua việc tổ chứcđấu thầu thúc đẩy các chủ đầu tư và các nhà thầu phải tính toán hiệu quả kinh tếnhằm tiết kiệm vốn đầu tư, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và thời gian xâydựng công trình, nhanh chóng đưa vào sử dụng

Nói tóm lại chúng ta cần phải có một cách nhìn nhận đúng đắn về đấu thầutrong xây lắp Nó không phải là một thủ tục thuần tuý, trên thực tế đây là một côngnghệ hiện đại, một hệ thống các giải pháp cho những vấn đề không thể bỏ qua trong

sự phối hợp giữa các chủ thể trực tiếp liên quan đến các quá trình xây dựng, cungứng thiết bị và mục đích là đảm bảo cho quá trình này thực hiện với kết quả tối ưuxét theo quan điểm tổng thể: tối ưu về chất lượng, kỹ thuật và tiến độ, về tài chính,đồng thời hạn chế tối đa những diễn biến căng thẳng về quan hệ và phương hại uytín của các bên hữu quan

2 Năng lực đấu thầu xây lắp

Khi nói về năng lực đấu thầu ( hay năng lực cạnh tranh trong đấu thầu) của

Trang 15

công nghệ, quảng cáo, tổ chức quản lý, đội ngũ nhân viên…của doanh nghiệp vàviệc sử dụng các nội lực đó để phục vụ cho các cuộc đấu thầu khác nhau tạo ra lợithế hơn hẳn các doanh nghiệp khác Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau vềnăng lực đấu thầu của doanh nghiệp nhưng tựu chung lại đều đề cập đến hai vấn đề

cơ bản là chiếm lĩnh thị trường và thu lợi nhuận Như vậy,năng lực đấu thầu ( haynăng lực cạnh tranh trong đấu thầu ) của doanh nghiệp là toàn bộ năng lực và việc

sử dụng các năng lực đó để tạo ra lợi thế của doanh nghiệp so vơi các đối thủ khácnhằm duy trì vị trí của doanh nghiệp trên thị trường và thu được hiệu quả cao nhấttrong kinh doanh

Trên cơ sở khái niệm năng lực đấu thầu ta có thể hiểu năng lực đấu thầu xâylắp là toàn bộ năng lực và việc sử dụng các năng lực đó để tạo ra lợi thế của doanhnghiệp o vơi các đối thủ khác nhằm duy trì vị tri của doanh nghiệp trên thị trường

và thu được hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực xây lắp

Thực tế trong nền kinh tế thị trường, hoạt động đấu thầu ngày càng sôi động,cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt Để đứng vững và mở rộng thịphần đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải không ngừng nâng cao năng lực đấuthầu

II Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực đấu thầu xây lắp

Có thể tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu của doanhnghiệp xây dựng theo sơ đồ sau:

Trang 16

Sơ đồ 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu của doanh

nghiệp xây dựng

1 Nhân tố khách quan

1.1.Nhà nước và chính trị

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước như ở nước

ta thì Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cảcác doanh nghiệp một cách trực tiếp hay gián tiếp Hệ thống pháp luật của Nhànước chi phối hoạt động của doanh nghiệp Hiện nay trên thị trường xây dựng hoạtđộng của các doanh nghiệp xây dựng phải dựa theo Luật xây dựng, các nghị định vàvăn bản hướng dẫn đặc thù, ngoài ra còn có các quy định về khung giá, mức giá,những quy định về thuê mướn, cho vay, quảng cáo, bảo vệ môi trường…các chế tàibắt buộc doanh nghiệp phải tuân thủ

Chính sách của Nhà nước hoặc của Chính phủ có thể tạo cơ hội hoặc gây rabất lợi cho doanh nghiệp Chẳng hạn Luật xây dựng tại điều 100 khoản 2, quy địnhđấu thầu hạn chế trong hoạt động xây dựng: “ Đối với dự án đầu tư xây dựng côngtrình, công trình sử dụng vốn nhà nước thì không cho phép 2 doanh nghiệp trở lênthuộc cùng một tổng công ty, tổng công ty cùng với công ty thành viên, công ty mẹ

và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanhcùng tham gia đấu thầu một gói thầu”, quy định này nhằm làm hạn chế các doanhnghiệp khi dự thầu Hoặc quy chế đấu thầu ban hành kèm nghị định 88/1999/NĐ-

Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng

Quyền lực của chủ đầu tư

Nguồn nhân lực

Tài chính Máy móc

thiết

bị công nghệ

Trang 17

CP ngày 01/09/1999 tại điều 10 – Quy định điều kiện đấu thầu quốc tế và ưu đãinhà thầu: “Nhà thầu nước ngoài khi tham gia dự thầu đấu thầu quốc tế tại Việt Namhoặc phải liên doanh với nhà thầu Việt Nam hoặc phải cam kết sử dụng nhà thầuphụ Việt Nam”… tức là tạo thêm ưu đãi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thamgia đấu thầu quốc tế.

Những bộ phận của nhân tố chính trị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp là hệ thống pháp luật và hoạt động của các cơ quan quản lýNhà nước Hoạt động của các cơ quan Chính phủ và Luật pháp có tác động trực tiếpđến tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi các nhàquản lý doanh nghiệp phải quan tâm, nắm vững thông tin Luật pháp, các thủ tụchành chính và các quy định khác của Chính phủ tỏng kinh doanh đấu thầu

Tuy vậy nếu chỉ tuân thủ các quy định hiện hành vẫn chưa đủ mà doanhnghiệp cần phải tính đến việc phản hồi thông tin, kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổsung hoặc đưa ra các quy định mới phù hợp hơn, tự mình gây ảnh hưởng đối vớicác quy định có thể được ban hành Hơn nữa, việc tự mình đặt ra và làm theo cácquy định còn cần thiết hơn so với các quy định của Nhà nước

sự thành công hay thất bại của một dự án được đưa ra đấu thầu trong xây lắp

Khi phân tích ảnh hưởng của thị trường đến năng lực đấu thầu của công tythường ta sẽ chú ý đến vấn đề giá cả thị trường nói chung và thị trường xây dựngnói riêng (bao gồm giá cả máy móc thiết bị, giá cả vật tư ) và những tác động của nótới năng lực đấu thầu của công ty, trong đó chịu tác động trực tiếp nhất là năng lực

dự báo giá và năng lực máy móc thiết bị

1.3 Đối thủ cạnh tranh

Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng đối với các doanhnghiệp do nhiêu nguyên nhân Các đối thủ cạnh tranh nhau quyết định tính chất và

Trang 18

mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành ưu thế trên thị trường Mức độ cạnh tranhphụ thuộc vào mối tương tác của số doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, tốc độ tăngtrưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định hoặc chi phí dự trữ chiếm tỷ trọng lớn, sự

đa dạng hóa của các đối thủ cạnh tranh, hàng rào cản trở rút lui

Hiện nay trên thị trường xây dựng có rất nhiều doanh nghiệp cả trong vàngoài nước cùng tham gia, làm tăng tính chất và quy mô cạnh tranh trong ngành,làm giảm mức lợi nhuận doanh nghiệp Nếu trên thị trường có một số doanh nghiệpdẫn đầu thì cạnh tranh gay gắt chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp yếu thế hơn Trongđấu thầu xây dựng, các doanh nghiệp có năng lực đấu thầu cao ( các doanh nghiệp ở

vị trí dẫn đầu ) thường sử dụng phương thức cạnh tranh bằng giá dự thầu, chấtlượng công trình, tiến độ thi công công trình để giành được hợp đồng

1.4 Quyền lực của nhà cung cấp

Hoạt động xây lắp có đặc điểm là phụ thuộc lớn vào tiến độ cung cấp nguyênvật liệu cho thi công Trong hoạt động đấu thầu xây lắp của một công ty xây dựng,vấn đề đầu vào có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trên các mặt:

1.4.1 Ảnh hưởng đến mức giá đưa ra

Nếu công ty xây dựng có nguồn đầu vào ổn định thì trước hết việc tính giácủa công ty sẽ thuận lợi hơn công ty luôn biết rõ giá cả của từng loại nguyên vậtliệu, tình hình lên xuống giá cả trên thị trường Như vậy khi tính giá cho thực hiệncông trình sẽ có quyết định chính xác dùng loại vật liệu nào, với giá cả bao nhiêu làhợp lý nhất Ngược lại, nếu công ty không có nguồn cung cấp đầu vào ổn định,thường xuyên, công ty sẽ không nắm rõ thông tin về các loại nguyên vật liệu cầnthiết cho cho thực hiện thi công (thông tin về giá cả, chất lượng, đặc tính của mỗiloại nguyên vật liệu sẽ phù hợp với công trình nào ) thì khi tính giá sẽ gặp phải sựlúng túng; phải sử dụng đơn giá của Nhà nước với giá rủi ro cao hơn vì đơn giá củaNhà nước thường không thể sát với giá cả thực tế ở tất cả các địa phương Như vậy,

sẽ không có gì đảm bảo mức giá đưa ra là mức giá hợp lý nhất, điều này sẽ làmgiảm khả năng cạnh tranh của công ty

Qua phân tích trên ta thấy rằng, hiển nhiên nhà cung cấp nguyên vật liệu cóthể gây ảnh hưởng đến mức giá cạnh tranh của công ty một công ty xây dựng Ởđây có nhiều khía cạnh cần được xét đến: Thứ nhất, nếu do tình trạng chung của nềnkinh tế đang gặp khó khăn hoặc do bản thân nhà cung cấp gặp khó khăn trong hoạt

Trang 19

một cách ổn định Thứ hai, bản thân nhà cung cấp vì lợi ích của mình có thể sẽ thayđổi mức giá cung cấp theo chiều hướng tăng lên Công ty bị đặt trước sự lựa chọnmột trong hai con đường: tiếp tục mua hàng với giá cao hoặc tìm nguồn cung cấpkhác Nếu công ty lựa chọn con đường thứ nhất thì khi lập dự toán giá dự thầu sẽcho kết quả giá chào thầu quá cao so với các nhà thầu khác, như vậy sẽ làm giảm sựcạnh tranh của mình Nếu lựa chọn con đường thứ hai công ty sẽ đối đầu với rủi ro:một là sử dụng đơn giá của Nhà nước, có thể giá đó không phù hợp với tình hìnhthực tế; hai là tìm nguồn cung cấp của nhà cung cấp khác thông qua bảng giá chàothầu của nhà cung cấp, công ty sẽ không nắm rõ chất lượng của nhà cung cấp mớinày, đồng thời giá của họ cũng có thể là giá cao; thứ ba không tránh khỏi trườnghợp các nhà cung cấp liên kết với nhau để gây sức ép giá cả đối với công ty Tómlại, xét về mặt giá cả cạnh tranh, sự ảnh hưởng của nhà cung cấp đối với công ty cóthể diễn ra vì nhiều lý do khách quan nhiều hơn lý do chủ quan.

1.4.2 Ảnh hưởng đến tiến độ thi công

Đối với lĩnh vực xây dựng, tiến độ thực hiện công trình phụ thuộc vào tiến

độ cung cấp vật tư Nếu công ty có các nguồn cung cấp đầu vào ổn định, luôn đảmbảo kịp thời khi cần thiết thì sẽ đảm bảo được tiến độ thi công, không những rútngắn được tiến độ thi công trên thực tế mà còn rút ngắn tiến độ ngay từ khi lập đềxuất trong hồ sơ dự thầu

Ngược lại, nếu như công ty không có cơ sở để đảm bảo nguồn cung cấpnguyên vật liệu ổn định, mà phải đi mua ngoài của những nhà cung cấp mới lập mốiquan hệ lần đầu tiên, chắc chắn công ty sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ và nhữngkhó khăn ban đầu Điều này dẫn đến giá không phải là giá cạnh tranh nhất và sẽ làmgiảm sức cạnh tranh của công ty Trong giai đoạn thi công, nếu nguồn vật tư khôngđược cung cấp thường xuyên và ổn định, tiến độ thi công bị ảnh hưởng và có thểkhông được đản bảo như trong hợp đồng ký kết Nếu như công trình hoàn thànhchậm hơn so với tiến độ đặt ra ban đầu, uy tín của công ty sẽ bị giảm xuống Đây làđiều tối kỵ bởi khi công ty mất uy tín với khách hàng thì trong công trình đấu thầutiếp sau đó, sức cạnh tranh của công ty sẽ bị giảm sút Khách hàng sẽ không tintưởng vào tiến độ thi công do công ty đề xuất có thể đánh giá tiến độ đó là khôngphù hợp, là không khả thi và có xu hướng lựa chọn nhà thầu khác Đây là trườnghợp hết sức khó khăn trong công ty, nếu công ty đề xuất thời gian thi công dài thì sẽlàm giảm sức cạnh tranh của công ty, nếu rút ngắn tiến độ thi công thì chủ đầu tư

Trang 20

không tin tưởng Thế mới biết chữ “tín” đối với khách hàng là quan trọng như thếnào.

Hơn nữa, trên thị trường xây dựng, danh tiếng của nhà cung cấp cũng có ảnhhưởng rất lớn đến chủ đầu tư do có sự liên quan đến chất lượng công trình Tạođược mối quan hệ tốt với nhà cung cấp có danh tiếng sẽ là lợi thế mạnh của doanhnghiệp

Như vậy, ta có thể thấy sự ảnh hưởng của các nhà cung cấp có khả năng tolớn làm giảm sức cạnh tranh của công ty khi tham gia đấu thầu Vì vậy điều cầnthiết là công ty phải đảm bảo hoạt động của mình có nguồn cung cấp đầu vào ổnđịnh Trên thực tế, công ty có những đơn vị làm thầu phụ trong các công trình đấuthầu cung cấp nguyên vật liệu, nguyên liệu thi công tạo thành một chu kỳ khép kín

từ sản xuất vật liệu, thi công, hoàn thiện, điện nước,

1.5 Quyền lực của chủ đầu tư

Như ở phần trước đã phân tích, hoạt động đấu thầu có đặc điểm là nhà thầuphải phục tùng thực hiện những yêu cầu của chủ đầu tư, công ty tham gia đấu thầucũng phải phục tùng những gì mà chủ đầu tư yêu cầu Các yêu cầu này được thểhiện trong hồ sơ mời thầu thông qua bản vẽ, bản tiên lượng, thiết kế công trình, sơ

đồ tổ chức mặt bằng và các yêu cầu khác thể hiện bằng văn bản Nếu nhà thầukhông đáp ứng được yêu cầu đó thì khả năng nhà thầu được lựa chọn là rất thấp.Tuy nhiên các yều cầu của chủ đầu tư phần lớn là về đặc điểm, tính chất, tiêu chuẩncủa công trình, Những đặc điểm này liên quan đến khả năng của nhà thầu có đápứng được hay không, nếu những yêu cầu của chủ đầu tư phù hợp thế mạnh của nhàthầu thì nhà thầu sẽ đáp ứng được một cách dễ dàng và đạt được sự hoàn hảo, làmhài lòng chủ đầu tư, tăng sức cạnh tranh của nhà thầu trong gói thầu đó Ngược lạinếu năng lực của nhà thầu không phù hợp với lĩnh vực của chủ đầu tư yêu cầu thìbiện pháp mà nhà thầu đưa ra, giá chào hàng, tiến độ thi công không mang tínhcạnh tranh cao, không đảm bảo thắng lợi trong đấu thầu Hoặc nếu nhà thầu có thểđáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư nhưng khả năng đáp ứng không tốt bằngcác nhà thầu khác thì khả năng cạnh tranh của nhà thầu cũng sẽ giảm xuống

Tóm lại, khả năng thứ nhất mà chủ đầu tư có thể ảnh hưởng đến sức cạnhtranh hay năng lực đấu thầu của nhà thầu được xét đến ở đây là sự thích ứng, sự phùhợp giữa năng lực của nhà thầu với những yêu cầu của chủ đầu tư Sự phù hợp hay

Trang 21

việt, tối ưu của những phương án do nhà thầu đề xuất, (về phía tài chính, về kỹthuật) và làm tăng hay giảm sức cạnh tranh của nhà thầu trong tham gia đấu thầu

Khả năng thứ hai mà chủ đầu tư có thể tác động đến sức cạnh tranh hay nănglực đấu thầu của nhà thầu khi tham gia đấu thầu là mối quan hệ giữa chủ đầu tư vớinhà thầu Xét về khía cạnh này, sự cạnh tranh diễn ra ngay cả khi chuẩn bị pháthành hồ sơ mời thầu Thật vậy, trong một dự án đấu thầu kể cả đấu thầu mở rộnghay đấu thầu hạn chế thì số nhà thầu tham dự không phải quá nhiều, thường chỉ giớihạn trong 10 nhà thầu trở xuống (trừ những dự án quốc tế có tính chất quan trọng),

do đó có sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để được tham gia dự thầu Việc loại bỏ cácđối thủ khác tham gia đấu thầu sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của nhà thầu xét vềkhía cạnh nào đó Trên thực tế có một số công trình khi tham gia dự thầu, nhà thầunhờ có quan hệ tốt với chủ đầu tư nên đã được mời dự thầu và được mua hồ sơ sớmhơn so với các đối thủ khác, như vậy sức cạnh tranh của nhà thầu sẽ được tăng lên.Trong quá trình đấu thầu, mối quan hệ với chủ đầu tư cũng có ảnh hưởng lớn đếnkhả năng cạnh tranh của nhà thầu, thường thì chủ đầu tư lựa chọn những nhà thầuquen thuộc, đã từng có quan hệ làm ăn với mình, như vậy sẽ đảm bảo hơn Do đó,nếu nhà thầu là đơn vị quen thuộc với chủ đầu tư thì khả năng trúng thầu sẽ lớn hơn

so với các nhà thầu khác

Khi nói đến quan hệ giữa chủ đầu tư với nhà thầu trong hoạt động đấu thầu

ta không thể bỏ qua các đối thủ của nhà thầu có quan hệ tốt với chủ đầu tư Trongtrường hợp này, nhà thầu sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh với đơn vị đó bởi chủđầu tư sẽ có sự ưu tiên cho đơn vị này mặc dù giải pháp đề ra của cả hai bên là cóthể tương tự, xấp xỉ nhau nhưng chủ đầu tư sẽ có sự ưu tiên cho nhà thầu quen biết.Hoặc có thể nhờ mối quan hệ của mình với chủ đầu tư mà nhà đầu tư có thể cóđược các thông tin cần thiết khác có lợi cho quá trình đấu thầu, trong khi đó nhàthầu lại không thể có được những thông tin này đây là một bất lợi trong cạnh tranh

Nói tóm lại, khả năng cạnh tranh của nhà thầu có thể bị ảnh hưởng bởi kháchhàng xét trên góc độ sự phù hợp khả năng của nhà thầu với yêu cầu của chủ đầu thịtrường: Mối quan hệ giữa nhà thầu với chủ đầu tư và quan hệ của đối thủ cạnh tranhvới chủ đầu tư trong đấu thầu xây lắp Khách hàng của nhà thầu rất đa dạng yêu cầu

ở mọi lĩnh vực khác nhau, vì vậy nhà thầu cần không ngừng nâng cao năng lực củamình, đồng thời tăng cường đẩy mạnh mối quan hệ với các cơ quan, các ngành, cáccấp để tìm kiếm sự ủng hộ khi nhà thầu tham gia đấu thầu

Trang 22

2 Nhân tố chủ quan

2.1 Nguồn nhân lực

Con người là nhân tố cơ bản của sản xuất – kinh doanh, đặc biệt đối với mộtdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Số lượng và chất lượng nguồnnhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đấu thầu của nhà thầu Chủ đầu tưthường đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp tham gia đấu thầu ở cac cấp độ:Ban giám đôc; Cán bộ quản lý cấp doanh nghiệp; Cán bộ quản lý trung gian, đốccông và công nhân Cụ thể là:

- Ban giám đốc doanh nghiệp: Đây là cấp độ nhân lực cao nhất của doanhnghiệp, quyết định đến sự thành bại của đơn vị trong kinh doanh Khi đánh giá bộmáy lãnh đạo người ta thường quan tâm đến các tiêu thức như kinh nghiệm lãnhđạo, trình độ, các hoạt động của doanh nghiệp, phẩm chất kinh doanh và các mốiquan hệ… Sâu xa hơn nữa là tinh thần đoàn kết, đồng lòng của nhân viên, của ekiplãnh đạo, uy tín của Ban lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp, điều này làm tăngsức mạnh của chính doanh nghiệp và tạo sự tín nhiệm đối với chủ đầu tư

- Cán bộ quản lý cấp doanh nghiệp: Để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu củađội ngũ cán bộ quản lý chủ đầu tư thường tiếp cận trên các khía cạnh:

+ Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, tác phong làm việc, sự amhiểu về kinh doanh và pháp luật của từng thành viên trong ekip quản lý

+ Cơ cấu về các chuyên ngành đào tạo phân theo trình độ sẽ cho biết khảnăng chuyên môn hóa cũng như khả năng đa dạng hóa của doanh nghiệp Thôngthường, cơ cấu cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân lành nghề có chuyênmôn về lĩnh vực chính mà doanh nghiệp đang kinh doanh phải chiếm ít nhất 60%tổng số lao động, bởi điều này liên quan đến chất lượng và kỹ thuật công trình

- Cán bộ quản lý trung gian, đốc công và công nhân: Đây là đội ngũ laođộng trực tiếp tạo nên sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp trên các khía cạnh nhưchất lượng công trình và tiến độ thi công Người phụ trách đơn vị phải có trình độquản lý (tổ chức điều phối lao động, thiết bị hợp lý, tránh lãng phí nhằm hạ thấp giáthành, tăng lợi nhuận nhưng phải đảm bảo chất lượng), am hiểu sâu về công việc

mà đơn vị đang thực hiện, biết chăm lo cho quyền lợi của người lao động…mới tạo

ra sự ủng hộ, lòng nhiệt thành từ phía người lao động Tuy nhiên, lãnh đạo đơn vịgiỏi cũng chưa đủ mà cần có một đội ngũ lao động chuyên sâu, có khả năng sáng

Trang 23

tiếp thực hiện những ý tưởng , chiến lược và chiến thuật kinh doanh của đội ngũlãnh đạo cấp trên, những người tạo nên chất lượng công trình và năng lực đấu thầucho doanh nghiệp.

2.2 Tài chính

Trước hết, chúng ta phải thừa nhận rằng năng lực tài chính có ảnh hưởng rấtlớn khả năng thắng thầu của nhà thầu, có vai trò quyết định đối với sức cạnh tranhcủa doanh nghiệp Năng lực tài chính của nhà thầu thể hiện ở quy mô tài sản nguồnvốn tự có, khả năng huy động tài sản nguồn vốn khác nhau, hiệu quả quản lý và sửdụng tài sản nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh Mặt khác, để đánh giá khả năngtài chính của doanh nghiệp xây dựng cần xem xét cơ cấu vốn cố định, vốn lưu độngvới các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ thi công Đối với chủ đầu tư, khi xem xét, đánhgiá năng lực các nhà thầu tham gia dự thầu thì vấn đề vốn của nhà thầu sẽ được họrất quan tâm Đặc biệt là khả năng tài chính và khả năng huy động các nguồn vốnđược nhà thầu trình bày trong hồ sơ thầu khi tham gia dự thầu

Khác với các loại hình sản xuất khác, thời gian xây dựng một sản phẩm(công trình xây dựng) thường kéo dài và có qui mô lớn Do vậy cần phải huy độngkhối lượng vốn lớn để đảm bảo công trình được thực hiện liên tục Để có đủ vốnphục vụ cho sản xuất, doanh nghiệp phải vay từ các Ngân hàng và phải chịu lãisuất Do đó sẽ rất khó khăn khi cùng một lúc doanh nghiệp thực hiện nhiều côngtrình Mặt khác, không phải bao giờ khi thực hiện công trình xong và bàn giao đưavào sử dụng cũng được chủ đầu tư thanh toán ngay, mà thực tế có rất nhiều côngtrình sau một thời gian dài chủ đầu tư mới thanh toán cho nhà thầu Điều này dẫntới bị ứ đọng vốn lưu động, gây ra khó khăn lớn cho doanh nghiệp khi cần huy độngvốn cho công trình tiếp theo Bên cạnh đó, với yêu cầu của chủ đầu tư là phải cómột khoản tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng (từ 10 - 15 % tổng giá trị hợp đồ côngtrình khi trúng thầu) Bởi vậy mọi doanh nghiệp xây dựng nói chung khi có nănglực tài chính mạnh sẽ rất thuận lợi trong cạnh tranh Doanh nghiệp có khả năng tàichính dồi dào có thể tham gia đấu thầu nhiều công trình khác nhau, có nhiều cơ hội

để đầu tư trang thiết bị cho thi công nhằm đáp ứng kịp thời quy trình công nghệhiện đại, đồng thời sẽ tạo được niềm tin với các tổ chức tài chính tín dụng và nhàcung cấp vật tư hàng hóa

Như vậy, năng lực tài chính mạnh tác dụng tích cực đến quá trình đấu thầu.Trước hết, nó giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong

Trang 24

điều kiện giới hạn về vốn Thứ hai, nó tạo niềm tin nơi chủ đầu tư về khả năng quản

lý hiệu quả đồng vốn được giao Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là yếu tốquyết định đến khả năng huy động các nguồn tài chính từ bên ngoài cho quá trìnhkinh doanh của doanh nghiệp

2.3 Máy móc thiêt bị công nghệ thi công

Thiết bị máy móc là bộ phận quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanhnghiệp Nó đại diện cho trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất hiện có, giúp chodoanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Mức độ cơ giới hóa trong xây dựng được chủ đầu tư đánh giá cao, bởi nó cóliên quan nhiều đến chất lượng và tiến độ thi công công trình Ưu thế về máy mócthiết bị và công nghệ thể hiện qua các đặc tính: tính hiện đại, tính đồng bộ, tính hiệuquả, tính đổi mới Năng lực máy móc thiết bị và trình độ công nghệ ảnh hưởng rấtnhiều đến cá mặt hoạt động của doanh nghiệp Yếu tố kỹ thuật này quyết định việclựa chọn tính toán các giải pháp hợp lý trong tổ chức thi công, bố trí con người vàthiết bị một cách hài hòa, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, rút ngắn tiến độ thi công, tiếtkiệm chi phí xây dựng, hạ giá thành công trình, góp phần nâng cao năng lực đấuthầu của doanh nghiệp

2.4 Hoạt động quảng cáo tiếp thị

Trong nền kinh tế thị trường để bán được hàng hóa không thể thiếu khâuquảng cáo tiếp thị Không giống như các doanh nghiệp công nghiệp đưa sản phẩmcủa mình ra thị trường để khách hàng chọn Doanh nghiệp xây dựng phải dựa vàodanh tiếng, uy tín của mình để khiến cho khách hàng tìm đến để yêu cầu sản xuấtsản phẩm cần thiết Do vậy danh tiếng là nhân tố quyết định năng lực đấu thầu củadoanh nghiệp xây dựng

Danh tiếng thành tích, kinh nghiệm thi công của doanh nghiệp có tác độngrất lớn đến khả năng trúng thầu dự án bởi mối quan tâm hàng đầu của chủ đầu tư làchất lượng và tiến độ công trình Hoạt động quảng cáo tạo ra hình ảnh tôt đẹp, giúpcho doanh nghiệp phát triển thị trường, khẳng định phạm vi ảnh hưởng của mìnhđến sự lựa chọn của các chủ đầu tư

III Các tiêu chí phân tích năng lực đấu thầu xây lắp

Năng lực đấu thầu xây lắp của một công ty được cấu thành bởi các năng lực:năng lực tài chính, năng lực kinh nghiệm thi công, năng lực nhân sự, năng lực máy

Trang 25

Như vậy để phân tích năng lực đấu thầu xây lắp của một công ty ta sử dụng các tiêuchí để phân tích các năng lực bộ phận đồng thời sử dụng tiêu chí kết quả đấu thầucủa công ty để thấy rõ hơn hiệu quả của công tác đấu thầu Ta đi vào chi tiết củatừng loại tiêu chí như sau;

1 Năng lực tài chính

1.1 Khái niệm và vai trò của năng lực tài chính

Năng lực tài chính của một doanh nghiệp là khả năng đảm bảo về nguồn lựctài chính cho doanh nghiệp Một doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính là doanhnghiệp có khả năng đảm bảo vốn cho doanh nghiệp tiến hành các họat động đầu tư,họat động sản xuất kinh doanh hướng tới việc đạt đựơc mục tiêu tối đa hóa lợinhuận, hướng tới tối đa hóa giá trị doanh nghiệp

Năng lực tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định năng lựcphát triển nói chung của một doanh nghiệp cũng như của một cá nhân Tài chínhkhông chỉ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế mà còn là động lực để conngười cố gắng làm việc tích cực và hiệu quả hơn trong xã hội Năng lực tài chính

có mối quan hệ ràng buộc, quyết định tới các năng lực khác của doanh nghiệp Đặcbiệt là đối với một doanh nghiệp mà lĩnh vực hoạt động chủ yếu là đấu thầu xây lắpthì càng đòi hỏi cần tài chính mạnh, tài chính là một chỉ tiêu quan trọng để các chủđầu tư xem xét trong quá trình duyệt hồ sơ dự thầu Do tính chất các công trình xâylắp đòi hỏi vốn lớn và kỹ thuật cao nên năng lực tài chính là bộ phận quan trọnghình thành nên năng lực của nhà thầu xây lắp Như chúng ta đã biết để thực hiệnmột công trình xây lắp phải bỏ ra trước nhiều khoản chi phí khác nhau như chi phígiải phóng mặt bằng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy mócthiết bị và một số công trình còn có cả chi phí xây dựng nhà tạm…Một nhà thầu dùmạnh đến đâu cũng khó có thể đáp ứng được những chi phí phát sinh khi thực hiệnnhất là khi nhà thầu đó không chỉ tham gia một công trình, hạng mục khác nhau do

đó cần lượng vốn lớn và chứng minh năng lực tài chính là hết sức quan trọng đốivới nhà thầu khi tham gia đấu thầu Theo quy định hiện nay thì một nhà thầu muốnvay vốn thực hiện công trình cần đảm bảo ít nhất 30% giá trị gói thầu

Phân tích năng lực tài chính giúp cho chủ đầu tư nhận biết được thực trạngtình hình tài chính của nhà thầu tham gia dự thầu, có đạt yêu cầu về mặt tài chínhhay không? Còn đối với nhà thầu, phân tích năng lực tài chính hàng năm và các giaiđoạn là hết sức quan trọng, giúp cho doanh nghiệp xác định được những vấn đề tồn

Trang 26

tại cần khắc phục, cũng như những thế mạnh cần phát huy để không ngừng nângcao năng lực tài chính của mình, từ đó tăng khả năng thắng thầu và uy tín của doanhnghiệp.

1.2 Các tiêu chí sử dụng để phân tích năng lực tài chính

Khi phân tích năng lực tài chính của một nhà thầu ta thường phân tích cácyếu tố: Sự biến động về quy mô, cơ cấu của tài sản và nguồn vốn; khả năng thanhtoán của nhà thầu; hiệu quả sử dụng vốn của của nhà thầu; tình hình rủi ro về tàichính của nhà thầu Chúng ta sử dụng các số liệu tổng hợp của doanh nghiệp trongBáo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và Bảng cân đối kế toán hàng nămcủa doanh nghiệp cùng với hệ thống chỉ tiêu tương ứng với từng yếu tố tài chínhdưới đây làm căn cứ để phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp

1.2.1 Sự biến động về quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Khi phân tích sự biến động về quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn ta xemxét các chỉ tiêu sau:

Thứ nhất, quy mô, cơ cấu tài sản: Được phân tích bằng cách so sánh giá trị

đầu năm với các giá trị cuối năm của các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu tài sảncủa nhà thầu như: tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn, các khoảnphải thu…Chỉ tiêu này giúp nhà thầu cũng như chủ đầu tư đánh giá được thực trạng,kết quả tài sản của nhà thầu cũng như dự tính những rủi ro hay tiềm năng tài chínhtrong tương lai của nhà thầu

Thứ hai, quy mô, cơ cấu nguồn vốn: Sự biến động (tăng hay giảm) của tổng

số nguồn vốn cuối năm so với đầu năm và so với các năm trước liền kề là một trongnhững chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng tổ chức, huy động vốn trong nămcủa nhà thầu Tuy nhiên, do vốn của nhà thầu tăng, giảm do nhiều nguyên nhânkhác nhau nên sự biến động của tổng số nguồn vốn chưa thể hiện đầy đủ tình hìnhtài chính của nhà thầu, do đó khi phân tích, cần kết hợp với việc xem xét cơ cấunguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn để có nhận xét phù hợp

Phân tích nguồn vốn giúp cho nhà thầu và chủ đầu tư xem xét, đánh giá khảnăng tài trợ cũng như hoạt động vốn cho sản xuất kinh doanh của nhà thầu Nộidung này có một số chỉ tiêu cần xem xét:

- Tỉ suất tài trợ tổng quát: là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa nguồnvốn chủ sở hữu với tổng nguồn vốn

Trang 27

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độclập về mặt tài chính của nhà thầu Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốncủa nhà thầu, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần Trị số của chỉ tiêu càng lớn,chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tàichính của nhà thầu càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khảnăng tự bảo đảm về mặt tài chính của nhà thầu càng thấp, mức độ độc lập về tàichính của nhà thầu càng giảm.

- Tỉ suất tài trợ cho tài sản ngắn hạn: là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỉ lệgiữa nguồn vốn chủ sở hữu vơi tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng trang trải tài sản ngắn hạn bằng vốn chủ sởhữu Chỉ tiêu này càng cao cho thấy nguồn bù đắp bằng vốn chủ sở hữu cho tài sảnngắn hạn của nhà thầu càng lớn, điều này đồng nghĩa với rủi ro về tài chính của nhàthầu càng thấp và khả năng quay vòng vốn để sinh lời nhanh mang lại hiệu quả kinhdoanh cao hơn

- Tỉ suất tài trợ cho tài sản dài hạn: là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỉ lệgiữa nguồn vốn chủ sở hữu với tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sởhữu Nếu trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, số vốn chủ sở hữu của nhà thầucàng có thừa khả năng để trang trải tài sản dài hạn và do vậy, nhà thầu sẽ ít gặp khókhăn trong thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn Điều này tuy giúp nhà thầu tựbảo đảm về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao do vốn đầu tưchủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng vào kinh doanh quay vòng để sinh lợi

- Tỉ suất tài trợ cho tài sản cố định: chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỉ lệ giữanguồn vốn chủ sở hữu với tài sản cố định Tỉ suất này càng lớn thì càng chứng tỏkhả năng trang trải vốn cho việc đầu tư tài sản cố định mở rộng quy mô năng lựcsản xuất của nhà thầu càng cao

1.2.2 Khả năng thanh toán của nhà thầu

Khả năng thanh toán của nhà thầu là muốn nói đến khả năng chi trả cho cáckhoản nợ của nhà thầu, nó góp phần phản ánh mức độ an toàn tài chính của doanhnghiệp

Khi phân tích khả năng thanh toán của nhà thầu ta xem xét các chỉ tiêu sau:

Thứ nhất, tỉ suất nợ phải trả: là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa nợ

phải trả với tổng nguồn vốn

Trang 28

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của nhà thầu là từ đi vay.Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của nhà thầu Tỷ số này mà quá nhỏ,chứng tỏ nhà thầu vay ít Điều này có thể hàm ý nhà thầu có khả năng tự chủ tàichính cao Song nó cũng có thể hàm ý là nhà thầu chưa biết khai thác đòn bẩy tàichính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay Ngược lại, tỷ sốnày mà cao quá hàm ý nhà thầu không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để

có vốn kinh doanh Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của nhà thầu cao hơn

Thứ hai, hệ số khả năng thanh toán tổng hợp: là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ

tỉ lệ giữa tổng tài sản và tổng số nợ phải trả

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán chung của nhà thầu trong kỳ báocáo Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, nhà thầu có bảo đảm trangtrải được các khoản nợ phải trả hay không Nếu trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năngthanh toán tổng quát" của nhà thầu luôn lớn hơn hoặc bằng 1, nhà thầu bảo đảmđược khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại; trị số này nhỏ hơn 1, nhà thầukhông bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ Trị số của “Hệ số khả năngthanh toán tổng hợp” càng nhỏ hơn 1, nhà thầu càng mất dần khả năng thanh toán

Thứ ba, hệ số khả năng thanh toán nhanh: là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ tỉ

lệ giữa số tiền có thể dùng thanh toán ngay với tổng số tiền cần thanh toán

Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tức thời (thanh toánngay) các khoản nợ ngắn hạn của nhà thầu bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,tiền đang chuyển) và các khoản tương đương tiền Nếu trị số của chỉ tiêu “Hệ sốkhả năng thanh toán nhanh” quá nhỏ, nhà thầu có thể gặp khó khăn trong việc thanhtoán công nợ - nhất là nợ đến hạn - vì không đủ tiền và tương đương tiền Khi trị sốcủa chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” lớn hơn hoặc bằng 1, mặc dầu nhàthầu bảo đảm thừa khả năng thanh toán nhanh song do lượng tiền và tương đươngtiền quá nhiều nên sẽ phần nào làm giảm hiệu quả sử dụng vốn; từ đó, làm giảmhiệu quả kinh doanh

1.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn của nhà thầu

Hiệu quả sử dụng vốn của nhà thầu muốn nói đến khả năng sử dụng nguồnlực tài chính của nhà thầu trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình nhằm thulợi nhuận

Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn của nhà thầu ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

Trang 29

Thứ nhất, hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp: là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ tỉ

lệ giữa kết quả đầu ra với nguồn vốn bình quân của nhà thầu

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu suất sử dụng vốn của nhà thầu, trị số của nó càngcao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của nhà thầu càng cao

Thứ hai, tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu thể hiện mối quan

hệ tỉ lệ giữa tổng lợi nhuận sau thuế với tổng nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữucủa nhà thầu tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận dành cho cổ đông Nếu tỷ số nàymang giá trị dương, là nhà thầu làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là nhà thầu làm

ăn thua lỗ Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn của nhà thầu càng cao,đặc biệt nếu vốn chủ sở hữu càng lớn thì tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càngnhỏ

Thứ ba, tỉ lệ lợi nhuận trên vốn vay: là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ tỉ lệ

giữa tổng lợi nhuận sau thuế với tổng nguồn vốn vay

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn nhà thầu đi vay để dùng vào sản xuấtkinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng caothì hiệu quả sử dụng vốn vay của nhà thầu càng lớn

1.2.4 Tình hình rủi ro về tài chính của nhà thầu

Nói đến tình hình rủi ro về tài chính của nhà thầu là ta xem xét tổng hợp cácyếu tố về khả năng thanh toán, quy mô nguồn vốn – tài sản của nhà thầu và hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp

Để phân tích tình hình rủi ro về tài chính của doanh nghiệp ta sử dụng cácchỉ tiêu:

Thứ nhất, hệ số nợ trên tổng tài sản: là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ tỉ lệ

giữa tổng số nợ với tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro về tài chính của nhà thầu vì nó cho thấytài sản của nhà thầu có đủ bù đắp nợ hay không Trị số của nó càng lớn thì mức độrủi ro về tài chính càng cao

Thứ hai, hệ số thanh toán lãi vay: là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa

lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với chi phí lãi vay

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng trả lãi của nhà thầu Trị số của chỉ tiêu nàynếu lớn hơn 1 thì nhà thầu hoàn toàn có khả năng trả lãi vay Nếu nhỏ hơn 1 thì

Trang 30

chứng tỏ nhà thầu đã vay quá khả năng của mình hoặc hoạt động kinh doanh kémhiệu quả nên lợi nhuận thu được không đủ để trả lãi vay.

2 Năng lực kinh nghiệm thi công

2.1 Khái niệm và vai trò của năng lực kinh nghiệm thi công

Khi xem xét năng lực kinh nghiệm thi công tức là ta đi xem xét đến số nămnhà thầu đi vào hoạt động, số lượng và chất lượng các công trình mà nhà thầu từngtham gia xây dựng, số lượng và năng lực công tác của các cán bộ, nhân viên chủchốt đảm bảo phù hợp với yêu cầu của gói thầu mà nhà thầu đang tham gia dự thầu.Như vậy năng lực kinh nghiệm ở đây bao gồm cả năng lực kinh nghiệm của tổ chức

và năng lực kinh nghiệm của các cá nhân

Năng lực kinh nghiệm của nhà thầu có vai trò rất quan trọng, góp phần lớnvào việc chủ đầu tư xem xét đánh giá nhà thầu có phù hợp với yêu cầu hay không?Nhà thầu càng có bề dày kinh nghiệm, càng khẳng định được uy tín và vị thế củamình trong ngành thì khả năng giành thắng lợi càng lớn Điều này xuất phát từ đặcđiểm đặc biệt của ngành xây dựng: môi trường làm việc khắc nghiệt, phụ thuộcnhiều vào yếu tố môi trường như khí hậu, địa chất…do đó cần phải có nhiều kinhnghiệm để lường trước được các trường hợp xẩy ra Một nhà thầu có nhiều kinhnghiệm trong các lĩnh vực công trình xây lắp có tính chất yêu câu kỹ thuật cao sẽ cónhiều thuận lợi khi tiến hành hoạt động xây lắp thực tế và khi đó nhà thầu sẽ hiểu rõđiều kiện thi công các công trình, biết được điều kiện thuận lợi, khó khăn để thựchiện đảm bảo đủ tiến độ và quan trọng là chất lượng công trình theo yêu cầu củachủ đầu tư Khi đó, nhà thầu nào càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xâydựng sẽ càng tạo được niềm tin nơi chủ đầu tư và cơ hội trúng thầu sẽ cao hơn

2.2 Các tiêu chí phân tích năng lực kinh nghiệm thi công

Khi phân tích năng lực kinh nghiệm thi công của một nhà thầu ta sẽ căn cứtrên các tiêu chí về số lượng và loại hình công trình mà nhà thầu đã thực hiện thicông xây lắp; lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ và công nghệ kỹ thuật; trình độ vàkinh nghiệm của chỉ huy trưởng thi công và người phụ trách kỹ thuật…để đánh giáxem nhà thầu đó có đảm bảo được yêu cầu về kinh nghiệm thi công công trình xâylắp hay không? Cụ thể:

2.2.1 Các loại hình công trình có kinh nghiệm thi công

Khi phân tích khía cạnh này ta sử dụng các tiêu chí:

Trang 31

Thứ nhất, các loại hình công trình đã thi công và số năm kinh nghiệm thi

công các loại công trình này của công ty Tiêu chí này thể hiện được tính đa dạngcác lĩnh vực hoạt động của công ty cũng như số năm kinh nghiệm có ý nghĩa lớntrong việc nâng cao uy tín của công ty trong thị trường xây dựng

Thứ hai, số lượng công trình tương tự hoặc số lượng công trình cùng loại cấp

thấp hơn liền kề với công trình đang dự thầu và số năm kinh nghiệm thi công cácloại hình công trình này của công ty Tiêu chí này được xem xét đối với nhà thầutrong đấu thầu một công trình giúp cho chủ thầu có thể đánh giá được xem nhà thầunày có khả năng lường trước những vấn đề có thể gặp phải trong thi công công trìnhnhằm nâng cao chất lượng công trình hay không

Thứ ba, loại hình và quy mô cũng như mức độ quan trọng của công việc mà

nhà thầu từng đảm nhận trong các công trình đã thi công: có thể nhà thầu là tổngthầu xây dựng ( tức là nhà thầu thực hiện toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộcông việc của dự án đầu tư xây dựng công trình) ; nhà thầu chính ( tức là nhà thầuthực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng côngtrình); hoặc nhà thầu phụ ( tức là nhà thầu thực hiện một phần công việc của nhàthầu chính hoặc tổng thầu xây dựng)

2.2.2 Năng lực kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ

Khi phân tích năng lực kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ của công ty chúng taxem xét các tiêu chí sau:

Thứ nhất, số lượng và cơ cấu cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ công

nghệ kỹ thuật cũng như số năm kinh nghiệm công tác của họ

Thứ hai, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, và công nhân kỹ thuật, số

năm kinh nghiệm trong thi công các loại hình công trình của công ty nói chung vàcác loại hình công trình có tính chất tương tự hay cùng loại với công trình đang đấuthầu Tiêu chí này giúp cho chủ đầu tư đánh giá được xem nhà thầu có khả năng đề

cử được các chỉ huy trưởng thi công và người phụ trách hoạt động hiệu quả và cóthỏa mãn được yêu cầu về năng lực kinh nghiệm thi công hay không

Các chủ đầu tư trong quá trình đánh giá năng lực kinh nghiệm nhà thầu sẽphải sử dụng các tiêu chí trên để xem xét xem nhà thầu có thỏa mãn được các yêucầu về kinh nghiệm hay không Theo Luật đấu thầu năm 2005, yêu cầu kinh nghiệmthi công công trình xây lắp cũng phụ thuộc nhà thầu đó là nhà thầu chính hay tổngthầu xây dựng Cụ thể như sau:

Trang 32

a) Đối với nhà thầu chính

- Đã thực hiện thi công xây lắp ít nhất một công trình tương tự hoặc ba côngtrình cùng loại cấp thấp hơn liền kề; trực tiếp đảm nhận công việc chính và thựchiện 50% công việc theo hợp đồng ký với chủ đầu tư

- Phải có đủ lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ và công nghệ kỹ thuật đượcđào tạo đáp ứng yêu cầu của công tác thi công xây lắp công trình; phải có đủ sốngười đáp ứng các điều kiện năng lực để làm chỉ huy trưởng thi công và phụ trách

kỹ thuật thi công theo yêu cầu của công tác thi công xây lắp công trình

- Chỉ huy trưởng thi công phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyênngành xây dựng phù hợp với công trình đảm nhận và đáp ứng một trong các điềukiện: đã là chỉ huy trưởng thi công của một công trình cùng loại, cùng cấp; đã là chỉhuy trưởng thi công của hai công trình cùng loại, có cấp thấp hơn kiền kề; đã phụtrách kỹ thuật thi công xây lắp của hai công trình tương tự

- Người phụ trách kỹ thuật thi công phải có trình độ đại học trở lên thuộcchuyên ngành xây dựng phù hợp với chuyên môn, kỹ thuật đảm nhận và đáp ứngmột trong các điều kiện sau: đã phụ trách kỹ thuật thi công một công trình cùngloại, cùng cấp; đã phụ trách kỹ thuật thi công hai công trình cùng loại, cấp thấp hơnliền kề; đã là cán bộ kỹ thuật thi công các công trình tương tự trong thời gian ít nhất

ba năm

b) Đối với nhà thầu là tổng thầu

- Đối với tổng thầu thiết kế: đã làm tổng thầu thiết kế một công trình tương

tự hoặc nhà thầu thiết kế hai công trình tương tự

- Đối với tổng thầu xây lắp: đã làm tổng thầu xây lắp một công trình tương tựhoặc nhà thầu xây lắp hai công trình tương tự

- Đối với tổng thầu thiết kế và xây lắp: đã làm tổng thầu thiết kế và xây lắphoặc tổng thầu xây lắp một công trình tương tự

-Đối với tổng thầu EP (Engineering - Procurement – Construction: Thiết kế,cung cấp thiết bị và thi công xây dựng): đã làm tổng thầu EPC hoặc tổng thầu thiết

kế và xây lắp hoặc tổng thầu xây lắp một công trình tương tự hoặc nhà thầu chínhxây lắp ba công trình tương tự

3 Năng lực nhân sự

3.1.Khái niệm và vai trò của năng lực nhân sự

Trang 33

Năng lực nhân sự là khả năng đảm bảo về nguồn lực con người cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp xây dựng có đủnăng lực nhân sự là doanh nghiệp có khả năng đảm bảo về số lượng và chất lượngcông nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ kỹ thuật và cán bộ lãnh đạo đểđảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được thông suốt và không ngừng pháttriển.

Chúng ta có thể nói rằng trong mọi việc con người luôn là chủ thể quyếtđịnh, là yếu tố quan trọng nhất, con người quyết định sự tồn tại của xã hội và sựphát triển của nên kinh tế Vấn đề nhân sự được đặt lên hàng đầu trong bất cứ doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào và một doanh nghiệp xây dựng không thể nằmngoài nguyên tắc đó Đối với một công ty xây dựng thì năng lực nhân sự sẽ quyếtđịnh lớn đến chất lượng và tiến độ thi công của công trình, điều đó có nghĩa là nó sẽtác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và uy tín của công ty

3.2 Các tiêu chí sử dụng để phân tích năng lực nhân sự

Khi phân tích về năng lực nhân sự của một doanh nghiệp nói chung và củamột nhà thầu xây dựng nói riêng, chúng ta chủ yếu tập trung quy mô, cơ cấu nguồnnhân lực và chất lượng của nguồn nhân lực Cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy mô nhân lực: là chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động của công

ty, là chỉ tiêu khái quát giúp chủ đầu tư đưa ra nhận định ban đầu về năng lực xâylắp của nhà thầu, sự lớn mạnh về nguồn nhân lực là một minh chứng cho sự lớnmạnh của công ty

Thứ hai, cơ cấu nguồn nhân lực: Là chỉ tiêu phản ánh số lượng và tỷ trọng

của công nhân phân theo chức vụ hay lĩnh vực hoạt động để thấy rõ hơn được nănglực nhân sự cũng như quy mô của công ty Đối với nhà thầu xây lắp nguồn nhân lựcgồm có 3 bộ phận chính:

- Công nhân kỹ thuật là lực lượng lao động trực tiếp, được đào tạo về mộtnghề thi công chuyên sâu nhất định, góp phần quyết định tới năng suất và chấtlượng thi công của các công trình Ở các công ty xây dựng thì tỉ lệ công nhân kỹthuật chiếm nhiều nhất và đóng vai trò hết sức quan trọng Công nhân kỹ thuật trựctiếp thi công công trình do đó trình độ tay nghề, bậc thợ của các công nhân sẽ quyếtđịnh nhiều đến chất lượng và tiến độ thi công của công trình Hơn nữa do đặc trưngngành xây dựng là có môi trường làm việc khắc nghiệt, dễ xẩy ra tai nạn nghềnghiệp nên thái độ nghiêm túc trong thi công, đảm bảo an toàn lao động và chính

Trang 34

sách bảo hiểm cho công nhân cũng được quan tâm Số lượng công nhân kỹ thuật cónhiều biến đổi nhất so với các bộ phân khác.

- Cán bộ quản lý kinh tế và cán bộ quản lý kỹ thuật là đội ngũ quản lý laođộng gián tiếp, được đào tạo chuyên môn về nghiệp vụ quản lý kinh tế và kỹ thuật,

có vai trò quyết định trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào trong hoạt độngsản xuất kinh doanh và nâng cao năng suất lao động Đây là bộ phận chiếm tỉ lệ íthơn so với công nhân kỹ thuật tuy nhiên lại là bộ phận cốt lõi của công ty

- Cán bộ lãnh đạo là cấp quản lý cao nhất, là những người đưa ra quyết sáchquan trọng của doanh nghiệp Đây là bộ phận ít người nhưng lại cực kỳ quan trọng

vì cán bộ lãnh đạo giống như “một người cầm lái của một con tàu”, là người quyếtđịnh phương hướng kinh doanh cho doanh nghiệp, nắm trong tay mọi quyền hành

và có nhiệm vụ hết sức quan trọng

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực: là tiêu chí được phản ánh bởi trình độ

chuyên môn nghiệp vụ và hiệu quả lao động của cán bộ, công nhân trong công ty

Để thấy được chất lượng nguồn nhân lực ta sẽ xem xét các chỉ tiêu về cơ cấu nhân

sự theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ gồm: tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, công nhân kỹthuật

4 Năng lực máy móc thiết bị

4.1 Khái niệm và vai trò của năng lực máy móc thiết bị

Năng lực máy móc thiết bị của doanh nghiệp xây dựng là khả năng bảo đảm

về số lượng, chủng loại, chất lượng máy móc thiết bị và khả năng sử dụng nguồnlực máy móc thiết bị cho hoạt động xây dựng và lắp đặt của doanh nghiệp Nănglực máy móc thiết bị còn được thể hiện ở khả năng đầu tư mua mới máy móc thiết

bị, khả năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tiết kiệmchi phí cho doanh nghiệp

Trong xây dựng đòi hỏi của các công trình là tiến độ thi công, là chất lượng

và độ thẩm mỹ cao Để đáp ứng được những đòi hỏi đó lại không thể hoàn toàn dựavào sức người mà phải có sự hỗ trợ rất lớn của máy móc thiết bị Đặc biệt đối vớicông trình lớn, kỹ thuật phức tạp, yếu tố máy móc, thiết bị càng trở nên quan trọngcho quá trình tham gia đấu thầu của nhà thầu Đối với mỗi loại hình công trình thicông sẽ cần có hệ thống máy móc thiết bị chuyên dụng, đúng yêu cầu, như vậy việcnâng cao năng lực máy móc thiết bị góp phần quan trọng vào kết quả đấu thầu của

Trang 35

4.2 Các tiêu chí phân tích năng lực máy móc kỹ thuật

Khi phân tích năng lực máy móc thiết bị của nhà thầu, chúng ta thường sửdụng hệ thống các chỉ tiêu phân tích về quy mô, cơ cấu máy móc thiết bị và nănglực sử dụng máy móc thiết bị cũng như khả năng nghiên cứng và ứng dụng khoahọc công nghệ vào hoạt động của nhà thầu Cụ thể là:

Thứ nhất, quy mô và cơ cấu máy móc thiết bị, sử dụng các chỉ tiêu:

- Số lượng, chất lượng máy móc thiết bị: Doanh nghiệp có số lượng máymóc thiết bị lớn và đa dạng, chất lượng cao thì càng nhận được những ấn tượng tốtcủa chủ đầu tư, làm tăng khả năng thắng thầu của nhà thầu

- Cơ cấu máy móc thiết bị : là số lượng và tỉ lệ % từng loại máy móc thiết bịcủa nhà thầu, thể hiện tính đa dạng của hệ thống máy móc thiết bị của nhà thầu Cơcấu đa dạng, chất lượng máy móc thiết bị qua kiểm duyệt tốt, đặc biệt là phù hợpvới yêu cầu đặt ra của chủ đầu tư là một lợi thế lớn của nhà thầu

Thứ hai, năng lực sử dụng máy móc thiết bị:

- Sử dụng máy móc thiết bị và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuấtvật liệu: trong sản xuất vật liệu xây dựng, việc áp dụng công nghệ mới sẽ giúp hạgiá thành, nâng cao chất lượng sản xuất và thân thiện với môi trường Việc áp dụngcông nghệ vào sản xuất giúp cho nhà thầu giảm được giá dự thầu các công trình xâylắp mà nhà thầu muốn tham gia

- Sử dụng máy móc và ứng dụng khoa học công nghệ vào trong thi công xâydựng: giúp cho nhà thầu tăng năng suất lao động qua đó rút ngắn được thời gian thicông công trình, ngoài ra còn hạn chế được nhiều tai nạn lao động đáng tiếc xẩy ra

- Sử dụng máy móc và ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý: ứng dụngcông nghệ thông tin vào công tác quản lý là điều dễ nhận thấy ở các doanh nghiệphiện nay trong đó không thể ngoại trừ doanh nghiệp xây lắp Xây dựng được mạngnội bộ giúp doanh nghiệp kiểm soát, chia sẻ và bảo mật thông tin tiện lợi hơn, cùngvới đó là áp dụng các phần mềm quản lý, lập dự toán công trình cũng như phầnmềm kế toán giúp cho doanh nghiệp chuyển hóa và phát triển hoạt động quản lýtránh thất thoát, lãng phí không nên có

5 Năng lực cung ứng nội bộ

5.1 Khái niệm và vai trò của năng lực cung ứng nội bộ

Năng lực cung ứng nội bộ của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xâylắp là khả năng đáp ứng các nhu cầu đầu vào cần thiết cho hoạt động xây lắp như

Trang 36

đáp ứng nhân lực, đáp ứng nguyên vật liệu, máy móc tài chính hay đảm bảo tàichính…

Nhà thầu có năng lực cung ứng nội bộ tốt, sẽ linh động hơn, xử lý tốt hơntrong các tình huống khẩn cấp có thể gặp phải trong quá trình thực hiện công trình.Khi nhà thầu có thể chứng minh được năng lực cung ứng nội bộ của mình trước chủđầu tư thì sẽ rất có lợi thế trong quá trình chấm thầu

5.2 Các tiêu chí phân tích năng lực cung ứng nội bộ

Thông thường để phân tích ược năng lực cung ứng nội bộ của một nhà thầu

ta đi vào phân tích các nội dung sau:

Thứ nhất, năng lực cung ứng máy móc thiết bị: nhà thầu xây lắp phải chứng

minh cho chủ đầu tư thấy được khả năng đáp ứng máy móc thiết bị nhanh chóng,kịp thời và đảm bảo chất lượng Tức là nhà thầu phải tìm kiếm và ký hợp đồng hợptác kinh doanh, xây dựng mối liên kết với các nhà sản xuất, cung ứng máy móc thiết

bị hoặc cho thuê khi cần thiết để đáp ứng nhu cầu của mình

Thứ hai, năng lực cung ứng nguồn nhân lực: là khả năng điều động, huy

động nhân lực để hỗ trợ công trình đang thực hiện khi cần nhân lực gấp Để làmđược điều này thì đòi hỏi nhà thầu phải có một nguồn nhân lực dồi dào, có trình độtay nghề cao, có kinh nghiệm trong xây lắp và dễ dàng huy động trong tình huốngkhẩn cấp Điều này có nghĩa là nhà thầu phải có những biện pháp như hợp tác vớicác trường dạy nghề kỹ thuật, các trung tâm đào tạo để các trường cung cấp côngnhân kỹ thuật cho nhà thầu khi cần thiết hoặc có thể tự đứng ra xây dựng một trưngtâm đào tạo cho riêng mình

Thứ ba, năng lực cung ứng nguyên vật liệu: là khả năng đảm bảo được

nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, kịp thời, chất lượng tốt và giá cả hợp lýcho công trình thi công Nhà thầu có năng lực cung ứng nguyên vật liệu tốt sẽ đảmbảo được tiến độ thi công và chất lượng công trình cũng như giảm giá thành sảnphẩm, giảm được chi phí bảo quản máy móc thiết bị, chi phí cho công nhân ngoàicông trình, nâng cao hiệu quả xây lắp Chúng ta có thể thấy rằng ngay cả nhữngnhà thầu có khả năng tự sản xuất nguyên vật liệu phục vụ cho công việc xây lắpnhưng cũng không thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu cần thiết Vì vậy việc cungứng nguyên vật liệu phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ giữa nhà thầu với các nhàcung cấp khác Do đó việc quan trọng của các nhà thầu là tìm kiếm và tạo mối quan

Trang 37

hệ tốt với các nhà cung cấp để được cung cấp đầu vào kịp thời và đảm bảo chấtlượng.

Thứ tư, năng lực cung ứng dịch vụ: là khả năng của nhà thầu trong cung ứng

các dịch vụ phục vụ quá trình thi công công trình như: dịch vụ vận tải, tư vấn, thiết

kế, giám sát…Mặc dù các dịch vụ này không trực tiếp thi công công trình nhưng nógóp phần không nhỏ vào việc đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công công trình

6 Năng lực dự báo giá trong đấu thầu

6.1 Khái niệm và vai trò của năng lực dự báo giá trong đấu thầu

Năng lực dự báo giá trong đấu thầu là khả năng xác định giá bỏ thầu của nhàthầu dựa vào phương án, biện pháp tổ chức thi công và các định mức tiêu hao, đơngiá nội bộ của nhà thầu trên cơ sở căn cứ vào hệ thống định mức và đơn giá củaNhà nước, mức giá bỏ thầu này phải được chủ đầu tư chấp nhận nhưng đồng thờiphải đảm bảo đủ bù đắp chi phí và đạt được mức lãi dự kiến của doanh nghiệp xâydựng Năng lực dự báo giá của nhà thầu cao biểu hiện ở tính cạnh tranh về giá dựthầu, tức là giá dự thầu phù hợp với giá xét thầu của chủ đầu tư và thấp hơn của đốithủ cạnh tranh, trong đó giá xét thầu của chủ đầu tư thường căn cứ vào các địnhmức mà Nhà nước quy định

Trong tổng công tác cho toàn bộ hồ sơ thầu thì điểm cho giá thầu thườngchiếm tỷ lệ 50% Do đó nâng cao năng lực dự báo giá trong đấu thầu là điều hết sứcquan trọng và cần đặc biệt quan tâm

6.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực dự báo giá của nhà thầu

Khi phân tích đánh giá năn lực dự báo giá dự thầu của một nhà thầu, chúng

ta sử dụng các chỉ tiêu phân tích sau:

Thứ nhất, chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên khảo sát thị trường, thu thập

thông tin phục vụ cho công tác dự báo: xem xét khả năng khảo sát thị trường, khảnăng nắm bắt được giá cả các nguyên vật liệu trên thị trường và những quy định củaNhà nước trong tính giá bỏ thầu

Thứ hai, phương pháp và kỹ thuật dự báo giá dự thầu: xem xét phương pháp

dự báo giá mà công ty sử dụng và hiệu quả của phương pháp đó, đồng thời xem xéttính phù hợp và mức độ hiện đại của kỹ thuật dự báo giá thể hiện qua hệ thống máymóc kỹ thuật được sử dụng trong công tác dự báo

Trang 38

Thứ ba, mức độ cạnh tranh của giá bỏ thầu trên cơ sở phù hợp với giá xét

thầu của chủ đầu tư, thấp hơn đối thủ cạnh tranh và đảm bảo bù đắp chi phí, đem lạilợi nhuận cho nhà thầu

7 Tiêu thức đánh giá năng lực đấu thầu của công ty thông qua kết quả đấu thầu

Năng lực đấu thầu của công ty được thể hiện một cách khái quát qua nhữngkết quả mà công ty đã thu được trong hoạt động đấu thầu qua nhiều năm Kết quảđấu thầu qua thời gian của công ty được xem xét dựa trên các tiêu chí:

Thứ nhất, giá trị trúng thầu và số lượng công trình thắng thầu: Giá trị trúng

thầu hàng năm là tổng giá trị của tất cả các công trình (kể cả gói thầu của hạng mụccông trình) mà nhà thầu đã tham gia đấu thầu và trúng thầu trong năm, thường tínhcho 3 năm trở lên

Con số này cho ta biết khái quát nhất tình hình kết quả dự thầu của nhà thầu.Chỉ tiêu này càng lớn qua các năm chứng tỏ công tác dự thầu của nhà thầu có hiệuquả (tuy nhiên khi xem xét ta cần tính thêm chỉ tiêu giá trị trung bình một công trìnhtrúng thầu)

Thứ hai, xác suất trúng thầu (%):

Xác suất trúng thầu có thể tính theo hai cách sau:

- Theo số công trình:

Tổng số công trình trúng thầu x 100 %

Xác suất trúng thầu =

Tổng số công trình tham gia dự thầu

- Theo giá trị công trình:

Tổng giá trị trúng thầu x 100 %

Xác suất trúng thầu =

Tổng giá trị các công trình tham gia dự thầu

Xác suất trúng thầu phản ánh mức độ thành công của công ty qua những lầntham gia đấu thầu trong quá trình hoạt động So sánh xác suất theo số lượng côngtrình và xác suất theo giá trị công trình có thể cho ta thấy được quy mô công trìnhchủ yếu mà nhà thầu tham gia dự thầu và thắng thầu Xác suất trúng thầu tính theogiá trị công trình càng lớn hơn giá trị xác suất tính theo số lượng công trình thì quy

mô công trình thắng thầu càng lớn

Trang 39

Thứ ba, lợi nhuận đạt được: Để đánh giá chính xác hơn chất lượng công tác

dự thầu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta phải tính thêm chỉtiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên giá trị xây lắp hoàn thành (tính cho nhiềunăm - từ 3 đến 5 năm) Các chỉ tiêu về lợi nhuận này có giá trị càng lớn thì càngchứng tỏ là công tác đấu thầu và hoạt động sản xuất của nhà thầu càng hiệu quả

IV Sự cần thiết phải nâng cao năng lực công tác đấu thầu xây lắp của công ty

cổ phần xây dựng LICOGI 12

Nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp đóng vai trò rất quan trọng đối với sựphát triển của một doanh nghiệp xây dựng Nó xuất phát từ những yêu cầu và đặcđiểm riêng biệt của ngành; thêm vào đó là sự phát triển của ngành xây dựng với sự

ra đời của nhiều doanh nghiệp mới, từ đó làm tăng tính cạnh tranh của ngành Cácdoanh nghiệp trong ngành xây dựng muốn tồn tại và phát triển lâu dài được thì mộtđiều thiết yếu là phải tăng khả năng trúng thầu trong các gói thầu thuộc lĩnh vựchoạt động của mình, tăng uy tín để mở rộng thị trường hoạt động, để có thể làmđược điều đó thì một vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần phải không ngừng nâng caonăng lực đấu thầu Như vậy nâng cao năng lực đấu thầu còn là một mục tiêu giántiếp không thể thiếu để giúp các doanh nghiệp xây dựng đạt được mục tiêu pháttriển của mình Từ đó có thể thấy rằng đối với doanh nghiệp xây dựng mà lĩnh vựchoạt động chủ yếu là lĩnh vực xây lắp thì nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp là mộtđiều tối quan trọng Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về những yêu cầu và đặc điểmmang tính đặc thù của ngành xây lắp; tính cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của thịtrường xây dựng và mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần LICOGI 12 để có thểthấy rõ hơn sự cần thiết của việc nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp đối với sự pháttriển của công ty

1 Những đặc điểm và yêu cầu đặt ra đối với các nhà thầu xây lắp

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò rất quan trọng, là điều kiện tiênquyết cho phát triển kinh tế - xã hội và nó là sản phẩm của ngành xây dựng cơ bảnnói chung và ngành xây lắp nói riêng, một ngành có tính chất đặc thù, thu hút một

bộ phận lớn tổng vốn đầu tư của toàn xã hội Tính chất đặc thù của ngành xây lắpthể hiện rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành

Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, kiến trúc… có quy mô lớn,kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài.Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá dự toán hoặc giá thỏa

Trang 40

thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất xây lắp của hàng hóa không thểhiện rõ Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (máymóc thiết bị, người lao động,…) phải di chuyển theo địa điểm sản phẩm Đặc điểmnày làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnhhưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng… Sản phẩm xây lắp

từ khi khởi công xây dựng cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sửdụng thường kéo dài và phụ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp về kỹ thuật củatừng công trình Qúa trình tạo ra sản phẩm xây lắp ( hay chính là quá trình thi côngcông trình xây lắp ) gồm có nhiều giai đoạn với những công việc khác nhau, thườngchịu tác động trực tiếp của điều kiện môi trường như thời tiết, khí hậu, địa chất,…

Như vậy có thể tổng kết lại những đặc điểm của ngành xây lắp như sau:+ Hoạt động xây lắp được tiến hành theo đơn đạt hàng

+ Chu kỳ sản xuất của hoạt động xây lắp kéo dài

+ Địa điểm diễn ra hoạt động xây lắp thường không cố định, diễn ra ngoàitrời, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, điều kiện làm việc nặng nhọc

+ Sản phẩm xây lắp có quy mô lớn, kết cấu phức tạp

+ Sản phẩm xây lắp có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng sản phẩm cótính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động sau này của ngành, các địa phương sửdụng sản phẩm xây lắp

+ Công tác tổ chức quá trình hoạt động xây lắp thường phức tạp

Chính vì những đặc điểm trên của các công trình xây lắp nên đòi hỏi nhà đầu

tư phải tuyển chọn được nhà thầu có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm, nhân lực,máy móc thiết bị tốt, đảm bảo để thực hiện dự án của mình Điều này có nghĩa làquá trình đấu thầu xây lắp có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực xây dựng Đối vớichủ đầu tư, mục tiêu của quá trình đấu thầu là trên cơ sở quản lý quá trình thực hiệnđấu thầu tốt và theo đúng tiêu chuẩn, lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất để thicông công trình đảm bảo về chất lượng, tiến độ, giá cả Đối với doanh nghiệp xâydựng khi tham gia đấu thầu một công trình thì mục tiêu là sẽ giành được quyền thicông công trình đó trên cơ sở có tính toán xem xét các khả năng về chi phí, điềukiện thi công và các yếu tố ảnh hưởng nhằm thu lợi nhuận Để đạt được mục tiêunày thì nâng cao năng lực đấu thầu có quan trọng đối với nhà thầu xây lắp

Nền kinh tế đang ngày càng phát triển mang lại nhiều cơ hội và thách thức

Ngày đăng: 01/09/2018, 08:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w