1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực đấu thầu trong xây dựng của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1

59 425 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 152,54 KB

Nội dung

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở với nhiều thành phần kinh tế cùng nhau hoạt động, điều đó cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp, các công ty phải làm gì đó để tăng khả năng cạnh tranh tạo chỗ đứng riêng cho mình. Một trong những ngành kinh tế có tác động mạnh vào kinh tế nước ta chính là ngành xây dựng. Xây dựng là chủ đề rộng, gồm những hình thức xây dựng đa dạng: công trình mới, hoàn thiện, nâng cấp, mở rộng công trình đã có... Ở nước ta nhu cầu xây dựng là vô hạn, nhưng nguồn kinh phí cho nó lại là hữu hạn.Để có được sự thỏa mãn cao từ các nhà đầu tư, chất lượng công trình cao cùng với giá cả hợp lý thì nhất thiết phải có hoạt động đấu thầu. Hoạt động đấu thầu sẽ giúp cho các chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của mình. Hoạt động đấu thầu ra đời nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đối với nước ta, đấu thầu đã thực sự trở thành một phương thức đặc thù và là hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp xây dựng. Trong bối cảnh như hiện nay của nền kinh tế, đầu tư công giảm, ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn. Điều này kéo theo số lượng dự án nhận thầu của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 bị hạn chế và khá nhỏ lẻ, tỷ lệ thắng thầu khi tham gia dự thầu cũng càng ngày càng giảm. Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 đã và đang tham gia rất nhiều ngành nghề kinh doanh như xây dựng các công trình giao thông, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. Trong suốt thời gian hoạt động, công ty đã phần nào khẳng định được vị trí của mình, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Đây có thể nói là lĩnh vực mang lại nguồn thu lớn nhất cho công ty, giúp cho công ty có sự phát triển như ngày hôm nay. Tuy nhiên trong quá trình phát triển và mở rộng thị trường như hiện nay đã đặt ra nhiều thách thức, áp lực cạnh tranh không nhỏ đối với công ty. Chính vì vậy, vấn đề mà công ty đang rất chú trọng chính là làm thế nào để nâng cao năng lực đấu thầu trong xây dựng của công ty để tạo chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế đầy biến động như hiện nay. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc thắng thầu đối với sự tồn tại và phát triển của công ty, em nhận thấy vấn đề trên là rất cần thiết đối với công ty, do đó em đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực đấu thầu trong xây dựng của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1”.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà MỤC LỤC SV: Trần Khánh Linh Lớp: Quản lý kinh tế 53A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà BẢNG CHỮ VIẾT TẮT KÝ HIỆU CHÚ THÍCH DA Dự án NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách Nhà Nước QL Quốc lộ SXKD Sản xuất kinh doanh XD Xây dựng XL Xây lắp SV: Trần Khánh Linh Lớp: Quản lý kinh tế 53A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà DANH MỤC BẢNG, HÌNH SV: Trần Khánh Linh Lớp: Quản lý kinh tế 53A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở với nhiều thành phần kinh tế cùng nhau hoạt động, điều đó cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp, các công ty phải làm gì đó để tăng khả năng cạnh tranh tạo chỗ đứng riêng cho mình. Một trong những ngành kinh tế có tác động mạnh vào kinh tế nước ta chính là ngành xây dựng. Xây dựng là chủ đề rộng, gồm những hình thức xây dựng đa dạng: công trình mới, hoàn thiện, nâng cấp, mở rộng công trình đã có Ở nước ta nhu cầu xây dựng là vô hạn, nhưng nguồn kinh phí cho nó lại là hữu hạn. Để có được sự thỏa mãn cao từ các nhà đầu tư, chất lượng công trình cao cùng với giá cả hợp lý thì nhất thiết phải có hoạt động đấu thầu. Hoạt động đấu thầu sẽ giúp cho các chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của mình. Hoạt động đấu thầu ra đời nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đối với nước ta, đấu thầu đã thực sự trở thành một phương thức đặc thù và là hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp xây dựng. Trong bối cảnh như hiện nay của nền kinh tế, đầu tư công giảm, ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn. Điều này kéo theo số lượng dự án nhận thầu của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 bị hạn chế và khá nhỏ lẻ, tỷ lệ thắng thầu khi tham gia dự thầu cũng càng ngày càng giảm. Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 đã và đang tham gia rất nhiều ngành nghề kinh doanh như xây dựng các công trình giao thông, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. Trong suốt thời gian hoạt động, công ty đã phần nào khẳng định được vị trí của mình, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Đây có thể nói là lĩnh vực mang lại nguồn thu lớn nhất cho công ty, giúp cho công ty có sự phát triển như ngày hôm nay. Tuy nhiên trong quá trình phát triển và mở rộng thị trường như hiện nay đã đặt ra nhiều thách thức, áp lực cạnh tranh không nhỏ đối với công ty. Chính vì vậy, vấn đề mà công ty đang rất chú trọng chính là làm thế nào để nâng cao năng lực đấu thầu trong xây dựng của công ty để tạo chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế đầy biến động như hiện nay. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc thắng thầu đối với sự tồn tại và phát triển của công ty, em nhận thấy vấn đề trên là rất cần thiết đối với công ty, do đó em đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực đấu thầu SV: Trần Khánh Linh 4 Lớp: Quản lý kinh tế 53A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà trong xây dựng của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1”. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về năng lực đấu thầu trong xây dựng của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng năng lực đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần đầu thư thương mại và xây dựng giao thông 1. Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1. Trong quá trình thực tập tại công ty em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo cũng như các cán bộ nhân viên đã giúp đỡ em nhiều về mặt thực tế cũng như cung cấp số liệu để e hoàn thành bài viết. Và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn của cô giáo Đỗ Thị Hải Hà đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Do thời gian và nhiều kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh em xin khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo giúp bài viết của em được hoàn thiện hơn. SV: Trần Khánh Linh 5 Lớp: Quản lý kinh tế 53A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát chung về đấu thầu 1.1.1. Khái niệm về đấu thầu Công tác đấu thầu là một trong những công cụ quan trọng để chọn ra nhà thầu từ đó có được một dự án như ý tưởng. Đấu thầu là phương thức tổ chức quá trình cạnh tranh giữa người bán nhằm tối đa lợi ích của người mua. Đây là phương thức mua bán khá thông dụng và có hiệu quả được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Theo luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu từ có sử dụng đất trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”. 1 Bên mời thầu là các chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư có dự án cần đấu thầu. Nhà thầu là các tổ chức kinh tế có đầy đủ điều kiện và có tư cách pháp nhân để tham gia đấu thầu. 1.1.2 Khái niệm đấu thầu xây dựng Đấu thầu xây dựng (hay gọi là đấu thầu thi công xây lắp) là phương thức cạnh tranh được áp dụng rộng rãi với các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đấu thầu xây dựng là cuộc cạnh tranh công khai giữa các nhà thầu với cùng một điều kiện cơ bản nhằm dành được công trình (hay dự án) xây dựng do chủ đầu tư mời thầu, xét thầu và chọn thầu theo các quy định về đấu thầu của nhà nước. 1.1.3. Vai trò của đấu thầu xây dựng Có thể nói đấu thầu nói chung và đấu thầu xây dựng nói riêng là một trong những phương thức kinh doanh có hiệu quả cao, và điều này đã được khẳng định không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Đấu thầu góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là trong ngành xây dựng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nhà thầu, chủ đầu tư và nền kinh tế quốc dân. - Đối với các nhà thầu: 1 Luật đấu thầu 43/2013/QH13 SV: Trần Khánh Linh 6 Lớp: Quản lý kinh tế 53A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà Hoạt động đấu thầu đã giúp nhà thầu có được môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát huy tối đa tính chủ động, năng động trong công việc tìm kiếm cơ hội tham gia đấu thầu. Cũng nhờ đấu thầu đã thúc đẩy nhà đầu tư phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt như tổ chức quản lý, đào tạo phát triển tay nghề của đội ngũ cán bộ, đầu tư năng lực , …từ đó góp phần nâng cao năng lực đấu thầu của chính họ. Đồng thời thông qua các cuộc đấu thầu dù thắng hay trượt sẽ giúp các nhà thầu tích lũy kinh nghiệm, tiếp thu được những kiến thức, công nghệ mới, tiên tiến hiện đại. - Đối với chủ đầu tư Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư sẽ lựa chọn nhà thầu có khả năng đáp ứng cao nhất yêu cầu đặt ra, tiết kiệm được nguồn vốn. Việc áp dụng đấu thầu trong xây dựng sẽ giúp cho công tác quản lý vốn đầu tư được hiệu quả hơn, hạn chế khắc phục tình trạng thất thoát vốn đầu tư ở các khâu trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác đấu thầu sẽ giúp chủ đầu tư chủ động trong việc lựa chọn đối tác tránh lệ thuộc vào một nhà thầu duy nhất, dễ dẫn đến tình trạng độc quyền. Mỗi nhà thầu thường có một điểm mạnh của riêng mình nên đối với từng công trình, chủ đầu tư sẽ chọn cho mình một nhà thầu thực hiện gói thầu đó. Ngoài ra trong quá trình đấu thầu, từ khâu chuẩn bị tổ chức, xét thầu, thương thảo hợp đồng, giám sát công trình…đều đòi hỏi đội ngũ cán bộ của chủ đầu tư phải có trình độ chuyên môn, quản lý cao để lựa chọn đươc nhà thầu tốt nhất và tổ chức giám sát nhà thầu trong suốt quá trình thực hiện dự án đảm bảo chất lượng và tiến độ. - Đối với nhà nước Thông qua đấu thầu công tác quản lý trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản của nhà nước ngày càng được nâng cao, nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả, hạn chế đươc thất thoát lãng phí. Đấu thầu giúp nhà nước tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời qua đó có đủ thông tin thực tế và khoa học để đánh giá đúng năng lực thực sự của chủ đầu tư và của nhà thầu. 1.1.4. Hình thức trong đấu thầu Hình thức đấu thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu dựa trên số lượng nhà thầu tham gia, tính chất của công trình để phân chia. Trong luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013, lựa chọn nhà thầu bao gồm có các hình thức sau: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào SV: Trần Khánh Linh 7 Lớp: Quản lý kinh tế 53A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, tham gia thực hiện của cộng động. Trong hoạt động đấu thầu xây dựng ở nước ta, hình thức đấu thầu chủ yếu được sử dụng gồm: - Đấu thầu rộng rãi: Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia, các thông tin liện quan đến dự án được công khai và mang tính cạnh tranh cao. Chủ đầu tư phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu và ghi rõ điều kiện, thời gian tham dự thầu để các nhà thầu nắm rõ thông tin. Quá trình xét thầu được thực hiện công khai và nhà thầu nào có giá thầu hợp lý thuộc phạm vi giá của chủ đầu tư dự kiến và thỏa mãn yêu cầu thì sẽ được chọn. Hình thức này được gọi là không thành công khi không có người dự thầu hoặc không có nhà thầu nào đưa ra điều kiện chấp nhận được, khi đó sẽ tổ chức thầu lại. - Đấu thầu hạn chế: là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu có đủ năng lực tham dự. Thông thường đó là khả năng về tài chính, chuyên môn của nhà thầu phù hợp với yêu cầu của công trình. Danh sách các nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận. Hình thức đấu thầu hạn chế chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong những điều kiện sau: + Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế. + Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. + Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi. + Việc xét thầu và công nhận trúng thầu giống như hình thức đấu thầu rộng rãi. - Chỉ định thầu: là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để đàm phán ký kết hợp đồng, đây là trường hợp đặc biệt. Khi thực hiện chỉ định thầu phải lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ theo quy trình thực hiện do Chính Phủ quy định. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động xây dựng thì có trường hợp chủ đầu tư là cá nhân hay tổ chức không chịu sự điều chỉnh của Luật đấu thầu. Họ có thể lựa chọn cho mình một nhà thầu nào đó thông qua uy tín, thương hiệu hoặc đã từng thi công công trình nào đó của bản thân chủ đầu tư. Đây thực chất là một kiểu cạnh tranh trong xây dựng, mà trong đó nếu bên tham gia đấu thầu có lợi thế về mọi mặt so với các đối thủ cạnh tranh khác. 1.1.5. Các phương pháp đấu thầu SV: Trần Khánh Linh 8 Lớp: Quản lý kinh tế 53A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà 1.1.5.1. Đấu thầu một túi hồ sơ Phương thức này được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần. 1.1.5.2. Đấu thầu hai túi hồ sơ Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần, trong đó đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá và sau đó là đề xuất về tài chính. 1.1.5.3. Đấu thầu hai giai đoạn Phương thức này được áp dụng cho các hình thức đấu thầu rộng rãi và hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự: - Giai đoạn 1: Các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật, phương án tài chính, nhưng chưa có giá dự thầu, trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn 2. - Giai đoạn 2: Bên nhà thầu tham gia nộp đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính và biện pháp đảm bảo dự thầu. 1.1.6. Trình tự thực hiện đấu thầu. Công tác dự thầu là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Ta có thể nhận thấy, công tác dự thầu là bước khởi đầu cho toàn bộ quá trình kinh doanh tiếp theo, nó liên quan đến sự sống còn của công ty. Sau đây là quy trình thực hiện đấu thầu trong xây dựng: Bước 1: Thu thập tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu. Bước 2: Tham gia sơ tuyển. Bước 3: Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu. Bước 4: Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu. Bước 5: Tiếp nhận và thông báo kết quả đấu thầu. SV: Trần Khánh Linh 9 Lớp: Quản lý kinh tế 53A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà 1.2. Năng lực đấu thầu trong xây dựng 1.2.1. Khái niệm năng lực đấu thầu trong xây dựng Nói đến năng lực đấu thầu của một doanh nghiệp tức là nói đến nội lực bên trong của doanh nghiệp, đó là năng lực tài chính, công nghệ, nhân lực… Trong qua trình tham gia đấu thầu và thực thi công trình, doanh nghiệp sử dụng tổng hợp toàn bộ các năng lực đó để tạo ra lợi thế cho mình trước các đối thủ cạnh tranh. Năng lực đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp là toàn bộ những năng lực tài chính, thiết bị công nghệ, nguồn nhân lực, tổ chức quản lý…mà doanh nghiệp có thể sử dụng tạo ra lợi thế của mình so với doanh nghiệp khác trong quá trình dự thầu. 1.2.2. Yếu tố cấu thành năng lực đấu thầu trong xây dựng 1.2.2.1. Năng lực tổ chức quản lý Như ta đã biết “ Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động” 2 .Nói đến năng lực tổ chức quản lý trong đấu thầu xây dựng tức là nói đến trình độ của ban lãnh đạo, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước… Một doanh nghiệp muốn đạt được thành công thì nhất thiết phải có đội ngũ tổ chức quản lý giỏi. 1.2.2.2. Năng lực tài chính Tài chính là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động SXKD. Tính chất đặc thù của ngành xây dựng là yêu cầu vốn lớn để mua sắm tài sản, do vậy năng lực tài chính có ảnh hưởng quyết định tới các hoạt động của công ty đặc biệt là công tác đấu thầu. Nếu công ty có năng lực tài chính cao thì có thể tham dự đấu thầu nhiều công trình và những công trình có giá trị lớn vì những công trình có giá trị lớn yêu cầu tiền bảo lãnh dự thầu cao, tiền đầu tư thi công tốn kém đồng thời đảm bảo được khả năng thanh toán. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xây dựng muốn tăng khả năng thắng thầu của doanh nghiệp thì họ phải tạo được mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng, NHTM để đảm bảo có được nguồn tài chính vững chắc. Khi doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh thì họ sẽ đưa ra quyết 2 Giáo trình Quản lý học(2012), trang 39 SV: Trần Khánh Linh 10 Lớp: Quản lý kinh tế 53A [...]... XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG SỐ 1 2 .1 Khái quát về công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 2 .1. 1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2 .1. 1 .1 Giới thiệu chung về công ty Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 Tên giao dịch: Transport contruction and investment trading joint stock company no 1 Tên viết... dựng giao thông 1 giai đoạn 2 012 – 2 014 : Bảng 2 .1: Doanh thu và lợi nhuận của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 giai đoạn 2 012 – 2 014 STT 1 2 3 ( Đơn vị: 1. 000 đồng) Chỉ tiêu 2 012 2 013 2 014 Doanh thu 559.538.920 600 .15 9 .15 0 614 .720.023 Lợi nhuận trước thuế 13 .11 8.879 16 .698.845 17 .645.009 Lợi nhuận sau thuế 10 .687.650 12 .380. 210 13 .920 .14 0 (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của phòng... các gói thầu từ các chủ dự án 2.4 .1. 2 Chỉ tiêu xác suất trúng thầu Chỉ tiêu này sẽ đánh giá được tình hình và năng lực tham dự thầu của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 trong thời gian qua như thế nào Nó là một thước đo khách quan để công ty và các chủ đầu tư nhìn nhận xem xét công tác đấu thầu của mình Bảng 2.8: Xác suất trúng thầu của công ty cổ phần đầu tư thương mại và SV:... lượng công nhân Số lượng cán bộ kỹ sư, cao đẳng và công nhân ngày càng tăng do công ty mở rộng phạm vi hoạt động Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông số 1 đã có một cơ cấu trình độ lao động hợp lý Sau đây ta sẽ phân tích rõ hơn về cơ cấu công nhân của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 vào năm 2 012 Bảng 2.5 : Tổng số lượng công nhân thi công trên các công. .. duyệt phương án chuyển công ty Vật tư giao thông 1, đổi đơn vị hạch toán thuộc tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 thành Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và xây dựng Giao thông 1 Với tên viết tắt là: Trico Ra đời trong giai đoạn xây dựng cầu Chương Dương lịch sử (19 82), Công ty đã từng bước phát triển về các mặt kỹ thuật, quản lý, công nghệ, dịch vụ thương mại, đầu tư và đã dành được uy tín... chính của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 giai đoạn 2 012 - 2 014 (Đơn vị: 10 00 đồng) STT Danh mục Năm 2 012 Năm 2 013 Năm 2 014 1 Tổng tài sản 477.9 91. 586 5 21. 927 .10 0 598.524.780 2 Tài sản cố định 15 0.677. 817 16 0.322 .15 0 17 0.364 .12 9 3 Tài sản lưu động 327. 313 .769 3 61. 604.950 428 .16 0.6 51 4 Tổng nguồn vốn 477.9 91. 586 5 21. 927 .10 0 598.524.780 5 Tổng nợ phải trả 335.988. 210 3 61. 896.832... công ty Như đã phân tích ở năng lực tài chính, công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 có lượng tài sản cố định lớn cũng đồng nghĩa với số lượng thiết bị, máy móc hiện đại của công ty nhiều Dưới đây là bảng tổng hợp số lượng thiết bị chính của công ty Trico tính đến năm 2 014 : Bảng 2.6: Danh mục xe, máy, thiết bị hiện có của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1. .. án T2/2 012 – T 11/ 2 013 Tên cơ quan ký hợp đồng Công ty Đầu tư phát triển hạn tầng IDICO (IDICO-IDI) T5/2 012 – Ban QLCDA 31/ 12/2 014 Đường thủy nội địa phía nam 20/4/2 012 – BQLDA 15 /12 /2 014 NMTĐ Sơn La Tập đoàn Điện Lực VN 10 /4/2 013 – Công ty 11 /2 015 TNHH một thành viên Phát triển khu CNC TP.HCM T12/2 013 – Công ty đầu T12/2 016 tư và phát triển đường cao tốc VN (VEC) T12/2 013 – Ban QLDA7 T12/2 015 Lớp:... cho công ty Không những ở Hà Nội mà địa bàn hoạt động của công ty kéo dài từ Bắc vào Nam với các công trình hàng trăm tỷ đồng Qua lĩnh vực xây dựng, công ty đã tăng lợi nhuận hằng năm của mình lên mức đáng kể, tạo sự phát triển vững mạnh cho công ty trên thị trường xây dựng 2.3 Thực trạng năng lực đấu thầu trong xây dựng của công ty giai đoạn 2 012 – 2 014 2.3 .1 Năng lực quản lý của công ty Công ty cổ phần. .. hoạch 2.2.3 Kết quả hoạt động đấu thầu trong xây dựng của công ty Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 có lịch sử hoạt động lâu dài với phạm vi hoạt động trải dài từ Bắc vào Nam Lĩnh vực hoạt động chính của công ty đó là xây dựng Hiện nay, công ty đã và đang thi công những công trình có quy mô lớn với giá trị hợp đồng rất cao thông qua hoạt động đấu thầu, từ đó tạo được chỗ đứng . trạng năng lực đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần đầu thư thương mại và xây dựng giao thông 1. Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây. 1 2 .1 Khái quát về công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1. 2 .1. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2 .1. 1 .1 Giới thiệu chung về công ty - Tên công ty: Công ty cổ. nhau của công ty. Sau đây là sơ đồ tổ chúc hoạt động của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1: Sơ đồ 2 .1: Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao

Ngày đăng: 21/07/2015, 08:27

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w