- Đối thủ cạnh tranh gay gắt.
3.2.7. Một số giải pháp khác
- Hình thành bộ phận marketing để tìm kiếm các nguồn cầu về sản phẩm của công ty, các gói thầu và xây dựng hình ảnh công ty.
Giải pháp này là một trong những chiến lược quan trọng không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn nhằm xây dựng uy tín và hình ảnh của công ty ngày càng rộng khắp, được nhiều nhà đầu tư ưu ái và quan tâm. Trong cơ cấu tổ chức ta thấy công ty chưa có bộ phận marketing riêng biệt mà vẫn do phòng kế hoạch đảm nhận tạo gánh nặng cho nhân viên trong phòng này gây ra tình trạng ách tắc công việc, hoạt động không hiệu quả. Cho nên, công ty muốn thực hiện hoạt động marketing một cách đồng bộ có hện thống thì phải lập được một bộ phận riêng biệt với những công việc như sau:
+ Tìm kiếm thông tin đầy đủ về thị trường xây dựng, thông tin về các đối thủ cạnh tranh xem xét tiềm lực và tìm hiểu các động thái của chủ đầu tư để có cơ hội tốt tham gia đấu thầu.
+ Để phục vụ tốt cho công tác lập giá dự thầu thì bộ phận này sẽ phải tìm kiếm thông tin về thị trường giá các loại nguyên vật liệu, thị trường sức lao động, thị trường vốn…
- Về giá dự thầu
Giá dự thầu là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với bên mời thầu cũng như dự thầu. Bên mời thầu sẽ dựa vào giá dự thầu để chọn ra ai là người được nhận gói thầu. Với tâm lý của các chủ đầu tư sẽ chọn giá dự thầu nào hợp lý với công trình cần xây dựng nhất. Vì thế doanh nghiệp cần phải đưa ra mức giá thầu hợp lý vừa đảm bảo không vượt giá trần do chủ đầu tư đưa ra,
vừa phải đảm bảo thấp hơn giá dự thầu của đối thủ cạnh tranh và công ty không bị thua lỗ khi dành được công trình này.
+ Xây dựng một quy trình làm việc chặt chẽ và hiệu quả trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Ban giám đốc dự án phải luôn giám sát các phòng kế hoạch, phòng tài chính để đưa ra các biểu đơn giá chi tiết một cách chính xác nhất sau đó tổng hợp duyệt lên đơn giá dự thầu.
+ Phải giám sát thực tế công trình chuẩn bị tham dự thầu để đưa ra mức giá phù hợp.
- Mở rộng quan hệ liên kết, liên doanh với các nhà thầu mạnh trong tham gia đấu thầu
Liên kết, liên doanh là hình thức nâng cao năng lực của các nhà thầu bằng việc hợp tác giữa họ. Đây là hình thức nhanh chóng, ít tốn kém mà có thể giúp cho doanh nghiệp tích lũy được kinh nghiệm kỹ thuật, công nghệ và năng lực đấu thầu, vì vậy công ty cần phải chủ động tăng cường công tác liên kết này. Mỗi một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng đối với từng loại công trình. Hiện nay, đối với những gói thầu đòi hỏi kỹ thuật thi công cao, phức tạp mà công ty chưa đủ năng lực, kinh nghiệm để giành gói thầu đó mà chỉ có thể thầu phụ. Khối lượng đối với gói thầu mà mình đóng vai trò là thầu phụ sẽ ít, giá cả thị trường thường bị các nhà thầu chính bắt chẹt, không được chủ động trong công việc, và khi hoàn thành công trình thì chủ đầu tư chỉ nhìn nhận sự đóng góp phần lớn của thầu chính. Chính vì vậy, công ty nên tiến hành liên kết đấu thầu, đây sẽ là cơ hội để công ty tích lũy kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, năng lực thi công…đối với những công trình phức tạp mà không phải tốn bất kỳ chi phí học hỏi nào. Việc liên kết này là tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi giữa các nhà thầu và muốn liên kết thuân lợi thì công ty cần có các điều kiện như: Công ty cần thu thập được thông tin đầy đủ, chính xác về chủ đầu tư và các nhà thầu tham dự cùng; đánh giá đúng mục đích và những toan tính của các nhà thầu. Để liên doanh, liên kết công ty có thể thực hiện các giải pháp sau:
+ Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị, luôn giúp đỡ nhau khi cần để tạo ra sự tin tưởng, tạo nền tảng để thực hiện liên kết.
+ Thực hiện liên minh để giảm thiểu những rủi ro bằng các hình thức liên doanh tham dự thầu hoặc xin thầu phụ.
Tuy nhiên, không phải liên doanh tràn lan và không có mục đích. Khi tiến hành liên doanh, liên kết công ty cần xác định rõ mục tiêu của mình là cần làm tăng khả năng về vồn hay công nghệ, xác định rõ những khó khăn và lợi nhuận nhằm lựa chọn đối tác phù hợp đảm bảo lợi ích của hai bên.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu hồ sơ và khảo sát thực địa.
Công tác nghiên cứu hồ sơ và khảo sát lục địa là rất cần sau khi công ty nhận được hồ sơ mời thầu hay khi đã trúng gói thầu nào đó. Nhiều trường hợp, trong quá trình thi công mới phát hiện ra bản vẽ thiết kế không phù hợp với vị trí đó hay tính toán chi phí chưa sát sao…khiến công ty bị phát sinh thêm nhiều chi phí, phải gánh chịu. Để xảy ra vấn đề này phần lớn là do trong quá trình lập hồ sơ dự thầu không kiểm tra kỹ khối lượng, chưa đến khảo sát địa hình… Chính vì vậy, để điều này không xảy ra, công ty nên cử nhân viên khảo sát địa hình tuyến, kiểm tra lại vị trí khối lượng bản vẽ. Nếu có sự sai lệch, không phù hợp thì những người này sẽ báo cáo nên quản lý dự án và người này trình lên ban giám đốc để phản ánh ngay với chủ đầu tư bằng các phương tiện liên lạc có thể có. Xử lý được lỗi này càng sớm sẽ tạo điều kiện phát triển cho công ty, hạn chế được chi phí cho chủ thầu cũng như chủ đầu tư.
- Chú trọng đến hoạt động phân tích rủi ro khi xây dựng kế hoạch dự án.
Rủi ro là điều tất yếu có thể xảy ra đối trong lĩnh vực xây dựng. Khi ra giá dự thầu, những công ty xây dựng có kinh nghiệm lâu năm sẽ để ý đến vấn đề này.
Trong quá trình quản lý dự án, bên đấu thầu thường xuất hiện các yếu tố ngẫu nhiên tiêu cực, ảnh hưởng mạnh đến tiến độ thi công và chất lượng của công trình. Chính vì vậy, công ty cần nghiên cứu, đánh giá, phân loại, tìm ra phương hướng giải quyết quản lý các rủi ro này. Công ty có thể lựa chọn các phương pháo giải quyết rủi ro như sau:
+ Công ty phải dự trù được sự biến động của giá cả các yếu tố đầu và nguồn lao động.
+ Đưa ra kế hoạch dự phòng đối phó với mọi rủi ro khi nó xảy ra như: thời tiết, vị trí công trình…
+ Trước khi ký kết hợp đồng, nhà đầu tư và bên tham gia thầu cần cân nhắc để chuyển giao các rủi ro cho công ty bảo hiểm và công ty nên phân bổ các rủi ro trong hợp đồng.
Ngày xưa, các chủ đầu tư thường đặt vấn đề giá dự thầu của bên tham gia đấu thầu làm thước đo chính để chọn lựa nhà thầu. Nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã để ý, xem xét nhiều khía cạnh hơn để có một công trình đạt chuẩn, chất lượng bởi khi được giao công trình, một số chủ đầu tư không hài lòng hoặc thời gian sử dụng bị hạn chế, mau hư hỏng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, công ty còn phải cân nhắc đến chất lượng sản phẩm do mình làm ra, không được làm loa qua, sơ sài tránh những rủi ro xấu có thể xảy ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của công ty. Việc kiểm tra chất lượng phải bắt dầu từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khi nghiệm thu bàn giao lại cho chủ đầu tư. Một công trình đảm bảo chất lượng tức là công trình đó có đúng thiết kế, định mức tiêu chuẩn của công trình.
Hiện nay hiệu quả của việc áp dụng các quy trình quản lý chất lượng được cả thế giới thừa nhận. Hòa cùng xu thế đó, việc áp dụng hệ thống quản trị chất lượng và được chứng nhận phù hợp theo tiêu chuẩn đã và đang được coi là một trong những biện pháp giúp các doanh nghiệp xây dựng nâng cao vị thế của mình. Đây là một vấn đề cấp thiết vì nó là bằng chứng để quảng cáo, nâng cao uy tín, lòng tin đối với các chủ đầu tư; làm nền tảng để cải tiến, giảm chi phí và nâng cao sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.