1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phần Kỹ thuật điện sông Đà

110 431 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

1.1.Tính cấp thiết của đề tàiNgày nay việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một bước đi chiến lược tất yếu và cũng là con đường mà tất cả các nước muốn xây dựng một nền kinh tế công nghiệp hiện đại đều phải hướng tới. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại”.Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố đóng vai trò quyết định. Để tồn tại và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các Công ty tập đoàn xuyên quốc gia. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn có hai mặt. Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường. Mặt khác cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đang phát triển nhanh nhiều công trình khoa học công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người. Do đó, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường phát triển nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế kỹ thuật của chủ đầu tư. Trong xây dựng, đấu thầu là khâu vô cùng quan trọng, kết quả đấu thầu quyết định khối lượng công ăn việc làm được nhận của doanh nghiệp. Vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh, trước hết các doanh nghiệp cần hoàn thiện năng lực đấu thầu của chính doanh nghiệp.Tiền thân là một công ty nhà nước trực thuộc tổng công ty sông Đà, được cổ phần hóa năm 2007, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp điện, thí nghiệm hiệu chỉnh và đưa vào vận hành các hệ thống điện, Công ty đã ít nhiều khẳng định vị thế của mình trên thị trường xây lắp điện Việt Nam. Tuy nhiên, với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thêm vào đó là nền kinh tế thế giới suy giảm dẫn tới khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam, Công ty cũng bộc lộ rất nhiều hạn chế và yếu kém nên khả năng tồn tại và khẳng định vị thế trên thị trường còn thấp (đặc biệt là so với các doanh nghiệp nước ngoài), số lượng dự án nhận thầu của Công ty còn ít và nhỏ lẻ, tỷ lệ thắng thầu ngày càng giảm, doanh thu và lợi nhuận từ năm 2012 cho tới nay liên tục giảm sút. Trước tình hình đó, việc tìm thêm những dự án mới và giải bài toán làm thế nào để nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp điện là vấn đề cấp thiết. Nhằm giúp Công ty chủ động nắm bắt cơ hội, tháo gỡ những khó khăn hiện tại, tôi xin lựa chọn: “Nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phần Kỹ thuật điện sông Đà” để làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn này.1.2.Mục tiêu nghiên cứuLuận văn được thực hiện với mong muốn đưa ra được các đề xuất để nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty Cổ phần kỹ thuật điện sông Đà về xây lắp điện. Qua đó, Công ty có thể tìm kiếm nhiều hơn cơ hội việc làm, nâng cao và ổn định doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty.Luận văn hướng tới các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:Tổng hợp các lý thuyết về đấu thầu và năng lực đấu thầu xây lắp của doanh nghiệpPhân tích thực trạng năng lực đấu thầu xây lắp tại công ty cổ phần kỹ thuật điện sông Đà. Từ đó, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.Đề xuất giải pháp và kiến nghị để nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp tại Công ty cổ phần Kỹ thuật điện sông Đà.1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài:Đề tài nghiên cứu năng lực đấu thầu trong lĩnh vực xây lắp điện. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:+ Về không gian: là tại công ty cổ phần kỹ thuật điện sông Đà. + Về thời gian: là các số liệu thực tiễn khảo sát trong 5 năm từ 2010– 2014. Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020.1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu:Luận văn sử dụng phương pháp phân tích mô tả là phương pháp nghiên cứu chính. Phương pháp thu thập dữ liệu: được tiến hành thông qua phương pháp định tính Tác giả tiến hành phỏng vấn 5 nhân viên chuyên phụ trách các công việc liên quan đến công tác đấu thầu. Các nhân viên này chủ yếu ở 2 phòng là phòng kinh tế kế hoạch và kỹ thuật tư vấn. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành tại văn phòng làm việc trong thời gian khoảng 3045 phút và được ghi chép tổng hợp cụ thể với từng đối tượng theo danh sách đã được xác định trước. Các cuộc phỏng vấn này nhằm mục đích phân tích sâu hơn về những thuận lợi và khó khăn ở những khía cạnh có liên quan và dự kiến những giải pháp cần điều chỉnh để nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty.Nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận vănLuận văn sử dụng cả nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp, cụ thể:Nguồn dữ liệu thứ cấpMột số quy định, nguyên tắc, tiêu chuẩn của Nhà nước về hoạt động đấu thầu.Các cuốn sách, giáo trình, tài liệu viết về hoạt động đấu thầu, về cách thức nâng cao chất lượng công tác đấu thầu.Tài liệu giới thiệu về công ty: lịch sử hình thành, chiến lược phát triển, các quy chế, chính sách liên quan tới dịch vụ khách hàng...Các báo cáo của Công ty về danh mục dự án đấu thầu và các nhà thầu trong các năm; Báo cáo của Công ty về hướng phát triển trong những năm tới ; Báo cáo công bố của các đối thủ cạnh tranh; Báo cáo nội bộ doanh nghiệp,..Báo cáo dự báo về thị trường xây lắp trong tương lai của Chính phủ. Nguồn dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phỏng vấn đội ngũ lãnh đạo, cán bộ phòng Kinh tế kế hoạch và phòng Kỹ thuật tư vấn tại Công ty. Phương pháp xử lý số liệu Dữ liệu thứ cấp: Các tài liệu nhận được sẽ được chuyển dưới dạng excel nếu là những con số và chuyển dưới dạng word nếu là những thông tin còn lại để tiến hành phân tích, so sánh và tổng hợp rút ra kết luận. Dữ liệu sơ cấp: Các nội dung của phỏng vấn được ghi chép theo từng nội dung cụ thể để dễ dàng hơn trong việc thống kê, phân tích.1.5.Kết cấu của luận vănNgoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm 04 chương:Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận vănChương 2: Khái về năng lực đấu thầu xây lắp của doanh nghiệpChương 3: Thực trạng năng lực đấu thầu xây lắp tại CTCP Kỹ thuật điện sông ĐàChương 4: Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp tại CTCP Kỹ thuật điện sông Đà.

Trang 2

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác và sự trung thực củacác thông tin trong bản luận văn này Các số liệu và kết quả nghiên cứu của luậnvăn chưa từng được ai công bố Đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củatôi dưới sự hướng dẫn của TS Đỗ Thị Đông.

Tác giả

Hoàng Thu Hương

Trang 3

Luận văn này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ và hỗ trợnhiệt tình của các Thầy Cô giáo và các đồng nghiệp.

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn và sự biết ơn sâu sắc tới TS Đỗ Thị Đông

Cô đã luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Thứ hai, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trong Khoa Quản trị Kinhdoanh đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để học viên hoàn thành tốt luận văn của mình Cuối cùngg, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo công ty cổ phần Kỹthuật điện sông Đà, các anh, chị, các bạn đồng nghiệp trong Công ty đã nhiệt tìnhcung cấp thông tin để tôi hoàn thành được luận văn này

Trân trọng cảm ơn!

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ i

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Kết cấu của luận văn 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP 5

2.1 Khái quát về đấu thầu và năng lực đấu thầu 5

2.1.1 Đấu thầu và vai trò của đấu thầu 5

2.1.2 Năng lực đấu thầu 14

2.1.3 Năng lực đấu thầu trong lĩnh vực xây lắp điện 15

2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu của doanh nghiệp 15

2.2.1 Nhân tố nội bộ doanh nghiệp 15

2.2.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 20

2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực đấu thầu 22

2.3.1.Tỷ lệ/hệ số trúng thầu 22

2.3.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ 23

2.3.3 Kinh nghiệm và năng lực thi công 24

2.3.4 Năng lực tài chính 25

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CTCP KỸ THUẬT ĐIỆN SÔNG ĐÀ 32

3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Kỹ thuật điện sông Đà 32

3.1.1 Thông tin chung về Công ty 32

3.1.2 Cơ cấu tổ chức 34

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2014 35

3.2 Thực trạng năng lực đấu thầu của Công ty 37

Trang 5

3.2.3 Kinh nghiệm và năng lực thi công 41

3.2.4 Năng lực tài chính 46

3.3 Thực trạng nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu của Công ty 50

3.3.1 Nhân tố nội bộ Công ty 50

3.3.2 Nhân tố bên ngoài Công ty 53

3.4 Các hoạt động nhằm nâng cao năng lực đấu thầu của công ty trong thời gian qua 58

3.5 Đánh giá năng lực đấu thầu của Công ty 59

3.5.1 Những kết quả đạt được 59

3.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 59

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA CTCP KỸ THUẬT ĐIỆN SÔNG ĐÀ 62

4.1 Phương hướng phát triển trong thời gian tới 62

4.1.1 Nhận định chung về thị trường xây lắp thời điểm hiện tại và chiến lược phát triển ngành điện đến năm 2020 62

4.1.2 Phương hướng phát triển của Công ty 69

4.2 Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty 71

4.2.1 Tiến hành tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh chủ động tiếp cận nguốn vốn đối với các tổ chức tín dụng giải quyết khó khăn về vốn 71

4.2.2 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho CBCNV .73

4.2.3 Hợp lý hóa việc quản lý và sử dụng máy móc thiết bị thi công 75

4.2.5 Đẩy mạnh các hoạt động liên danh liên kết 80

4.2.6 Tăng cường các hình thức xúc tiến thương mại và kết hợp với các hoạt động truyền thông 80

4.3 Một số kiến nghị với Nhà nước 82

4.3.1 Đồng bộ hóa các quy chế, chính sách trong công tác đấu thầu và các lĩnh vực có liên quan, tiếp thục hoàn thiện luật đấu thầu 82

4.3.2 Cần sớm triển khai rộng đấu thầu điện tử 83

KẾT LUẬN 86

Trang 6

Hình 3.1: Mô hình cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Kỹ thuật điện sông Đà 34

BẢNG: Bảng 3.1: Bảng doanh thu thực hiện theo hạng mục giai đoạn 2010 – 2014 36

Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2014 36

Bảng 3.3: Số lượng các công trình dự thầu và trúng thầu giai đoạn 2010 – 2014 .37

Bảng 3.5: Bảng so sánh tỷ lệ doanh thu lợi nhuận giai đoạn 2010 – 2014 40

Bảng 3.6: Tổng hợp số lượng và giá trị công trình thực hiện giai đoạn 2010 – 2014 .42

Bảng 3.7: Số lượng cán bộ kỹ thuật và cán bộ chuyên môn phân theo chuyên ngành và học vấn 43

Bảng 3.8: Số lượng lao động trực tiếp theo chuyên ngành giai đoạn 2010 – 2014 45

Bảng 3.9: chỉ số khả năng thanh toán công ty cổ phần KTĐ Sông Đà 2010 – 2014 .46

Bảng 3.10: Bảng chỉ số hiệu quả hoạt động CTCP KTĐ Sông Đà giai đoạn 2010 – 2014 46

Bảng 3.11: Bảng các chỉ số về khả năng sinh lời công ty CP KTĐ Sông Đà giai đoạn 2010- 2014 47

Bảng 3.12: Bảng các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính công ty CP KTĐ Sông Đà giai đoạn 2010- 2014 47

Bảng 3.13: Bảng tổng hợp nguồn vốn vay của công ty cổ phần Kỹ thuật điện sông Đà 2010 – 2014 48

Bảng 3.14: Bảng tổng hợp các nguồn vốn trong thanh toán của DN 49

Bảng 4.1 Khối lượng lưới điện truyền tải dự kiến xây dựng theo từng giai đoạn 68

Bảng 4.2 Các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2015 – 2019 70

Trang 7

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ giá trị các công trình trúng thầu 38 Biểu đồ 3.3: Số lượng nhân viên gián tiếp theo trình độ giai đoạn 2010 - 2014 44

Trang 9

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngày nay việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một bước đi chiến lược tấtyếu và cũng là con đường mà tất cả các nước muốn xây dựng một nền kinh tế côngnghiệp hiện đại đều phải hướng tới Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay,Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế vớiphương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại”

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệplà yếu tố đóng vai trò quyết định Để tồn tại và đứng vững trên thị trường các doanhnghiệp cần phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ với các doanh nghiệp trong nước màcòn phải cạnh tranh với các Công ty tập đoàn xuyên quốc gia Đối với các doanhnghiệp, cạnh tranh luôn có hai mặt Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệpkhông đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường Mặt khác cạnh tranh buộccác doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức sản xuất kinhdoanh của mình để tồn tại và phát triển Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cuộc cáchmạng khoa học kỹ thuật công nghệ đang phát triển nhanh nhiều công trình khoa họccông nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của conngười Do đó, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hộinhập là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trườngphát triển nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế kỹ thuật của chủ đầu

tư Trong xây dựng, đấu thầu là khâu vô cùng quan trọng, kết quả đầu thầu thể hiệnđánh giá của nhà đầu tư đối với khả năng của doanh nghiệp Vì vậy, để tăng khảnăng cạnh tranh, trước hết các doanh nghiệp cần hoàn thiện năng lực đấu thầu củachính doanh nghiệp

Tiền thân là một công ty Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty sông Đà, đượccổ phần hóa năm 2007, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp điện, thí nghiệm hiệuchỉnh hệ thống điện, Công ty đã ít nhiều khẳng định vị thế của mình trên thị trườngxây lắp điện Việt Nam Tuy nhiên, với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay,

Trang 10

thêm vào đó là nền kinh tế thế giới suy giảm dẫn tới khó khăn cho nền kinh tế ViệtNam, Công ty cũng bộc lộ rất nhiều hạn chế và yếu kém nên khả năng tồn tại vàkhẳng định vị thế trên thị trường còn thấp (đặc biệt là so với các doanh nghiệp nướcngoài), số lượng dự án nhận thầu của Công ty còn ít và nhỏ lẻ, tỷ lệ thắng thầu ngàycàng giảm, doanh thu và lợi nhuận từ năm 2012 cho tới nay liên tục giảm sút Trướctình hình đó, việc tìm thêm những dự án mới và giải bài toán làm thế nào để nângcao năng lực đấu thầu xây lắp điện là vấn đề cấp thiết Nhằm giúp Công ty chủ động

nắm bắt cơ hội, tháo gỡ những khó khăn hiện tại, tôi xin lựa chọn: “Nâng cao năng

lực đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phần Kỹ thuật điện sông Đà” để làm đề tài

nghiên cứu cho bản luận văn này

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài như sau:

 Tổng hợp các lý thuyết về đấu thầu và năng lực đấu thầu xây lắp củadoanh nghiệp

 Phân tích thực trạng năng lực đấu thầu xây lắp tại Công ty cổ phần kỹthuật điện sông Đà Từ đó, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và ng

 Nguyên nhân của những hạn chế đó

 Đề xuất giải pháp và kiến nghị để nâng cao năng lực đầu thầu xây lắp tạiCông ty cổ phần Kỹ thuật điện sông Đà

Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu là năng lực đấu thầu trong lĩnh vực xây lắp điện

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi về không gian:

Tại công ty cổ phần kỹ thuật điện sông Đà

Phạm vi về thời gian:

Các số liệu thực tiễn khảo sát trong 5 năm từ 2010– 2014 Các giải phápđược đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020

Kết cấu luận văn:

Không kể phần mở đầu, kết cấu luận văn bao gồm 04 chương như sau:

Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn bao gồm 04 chương:

Trang 11

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực đấu thầu của doanh nghiệp

Chương 3: Thực trạng năng lực đấu thầu của CTCP Kỹ thuật điện sông Đà Chương 4: Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của CTCP Kỹ thuật

điện sông Đà

Chương 1 Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan

đến đề tài luận văn

Khái quát các vấn đề nghiên cứu đã thực hiện của các tác giả, từ đó luận vănxác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của đề tài

Tác giả có nghiên cứu qua một số đề tài nghiên cứu như:

Một số luận văn, luận án có liên quan đến đề tài

a) Hoàng Lê Minh, “Công tác đấu thầu trong các dự án xây lắp, lắp đặt tại

công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật viễn thông”, luận văn thạc sỹ - Đại học Bưu chính

viễn thông, 2010

b) Phạm Phú Cường, “Nghiên cứu mô hình hoạch định chiến lược cạnh

tranh trong đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp xây dựng giao thông”, luận án tiến

sỹ - Đại học GTVT

c) Ngô Thị Lợi, “Hoàn thiện đấu thầu xây lắp tại Công ty Điện lực Sóc

Sơn”, luận văn thạc sỹ - Đại học Kinh tế quốc dân, 2011

d) Nguyễn Hồng Liên, “Nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp các công trìnhtruyền tải điện tại Công ty cổ phần xây lắp điện 1”, luận văn thạc sỹ - Đại học kinhtế quốc dân, 2012

Các bài báo liên quan đến luận văn

a) Nguyễn Ngọc Sơn, “Cơ chế cạnh tranh và sự thông đồng trong đấu thầu

theo luật cạnh tranh”, tạp chí KHPL số 2(33)/2006

b) TS Phạm Sỹ Liêm, “Nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà thầu xây

Trang 12

dựng”, tham luận tại hội thảo “Nhà thầu Việt Nam tại sao thua trên sân nhà?”, 2011

c) Nguyễn Anh Tuấn, đề tài khoa học “Nghiên cứu tình hình thực hiện tổng

thầu và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng”, viện kinh tế xây dựng – bộ

xây dựng, 2011

Nội dung đề cập của các công trình nghiên cứu:

- Hệ thống hóa lý luận về đấu thầu, năng lực đấu thầu, cạnh tranh trong đấuthầu và các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp

- Phân tích khả năng cạnh tranh của các công ty cụ thể dựa trên hệ thống lýthuyết đã nêu, nêu ra những thành tựu đã đạt được đồng thời phân tích nguyên nhâncủa những hạn chế

- Nêu phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn, đề xuấtgiải pháp cải thiện năng lực tài chính, máy móc, thiết bị và nhân lực nhằm nâng caokhả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty

.Các vấn đề tồn tại và hướng nghiên cứu

Mặc dù có khá nhiều công trinh nghiên cứu về năng lực đấu thầu của doanhnghiệp xây dựng nhưng các công trình này vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:

- Một số công trình nghiên cứu ra đời trước khi các văn bản quy định vềđấu thầu bổ sung, sửa đổi, những giải pháp được đề xuất đã không còn mang tínhứng dụng cao Vì vậy, cần có những đề tài nghiên cứu cập nhật được quy định pháplý mới nhất nhằm đảm bảo tính ứng dụng của đề tài

- Các công trình nghiên cứu về doanh nghiệp cụ thể hầu như chỉ có thể ápdụng vào đơn vị đó chứ không thể áp dụng vào đơn vị khác

- Nền kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động, ảnh hưởng tới xuhướng phát triển của ngành xây dựng nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nóiriêng Vì vậy, các đề tài nghiên cứu cần được cập nhật trong từng giai đoạn ngắncho phụ hợp với các mục tiêu ngăn hạn nhằm thích ứng với biến động thất thườngcủa thị trường

Do vậy, luận văn tiếp tục tiến hành nghiên cứu về đề tài này với mong muốn

Trang 13

khắc phục những tồn tại nói trên và tìm ra giải pháp có thể vận dụng vào thực tiễntại công ty cổ phần Kỹ thuật điện sông Đà.

Chương 2 Khái quát về năng lực đấu thầu của Doanh nghiệp

Khái quát về đấu thầu và năng lực đấu thầu:

“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mờithầu để thực hiện các gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh,công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”

Năng lực đấu thầu trong lĩnh vực xây lắp điện.

Năng lực đấu thầu xây lắp điện là toàn bộ nguồn lực về tài chính, máy móc

thiết bị, tổ chức quản lý, công nghệ thi công công trình, trình độ lao động kết hợpvới quá trình xử lý thông tin và chiến lược cạnh tranh trong công tác đấu thầu xâylắp điện của Công ty

Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu của doanh nghiệp

Nhân tố nội bộ doanh nghiệp

- Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, then chốt, có vai trò đặc biệt quan trọngtrong mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp thể hiện ở:

Số lượng và trình độ về cán bộ và công nhân trong doanh nghiệp

Đồng thời, là khả năng huy động lực lượng công nhân kịp thời về số lượngvà chất lượng để phục vụ cho quá trình thi công công trình

- Hoạt động Marketing: Sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp xâydựng chủ yếu là sự so sánh về thành tích, về thương hiệu

- Khả năng liên danh, liên kết:

- Trình độ và công tác tổ chức lập hồ sơ dự thầu: Đây là công việc hết sứcquan trọng vì khả năng cạnh tranh trong đấu thầu phụ thuộc trực tiếp vào trình độ lập hồ

Trang 14

sơ dự thầu

- Các mối quan hệ cá nhân: Các cán bộ, chủ doanh nghiệp có các mối

quan hệ càng rộng, càng thân thiết với các đối tượng có liên quan đến hoạt động đấuthầu thì việc đấu thầu càng thuận lợi, khả năng thắng thầu càng lớn

Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Cùng với các nhân tố bên trong như đã phân tích ở phần trên, thì các yếu tố

bên ngoài cũng có ảnh hưởng rất lớn, đó là các nhân tố sau: Môi trường pháp lý;

Chủ đầu tư; Đối thủ cạnh tranh; Các nhà cung cấp vật tư…

Các chỉ tiêu đánh giá năng lực đấu thầu bao gồm: Tỷ lệ/hệ số trúng thầu; Cơ

sở vật chất, kỹ thuật công nghệ; Kinh nghiệm và năng lực thi công: Bao gồm dự án

và vùng địa lý đã từng thi công; Số lượng và trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ

thi công; Năng lực tài chính.

Chương 3

Thực trạng năng lực đấu thầu xây lắp của CTCP

Kỹ thuật điện sông Đà

Khái quát chung về CTCP Kỹ thuật điện sông Đà

Tiền thân là một công ty Nhà nước, Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Điện Sông Đà được

cổ phần hóa từ năm 2007 Hai lĩnh vực chính mà Công ty tập trung chính là kinhdoanh xây lắp và thí nghiệm hiệu chỉnh hệ thống điện Tổng kết suốt quá trình hoạtđộng, Công ty đã có những thành tựu nhất định Tuy nhiên, từ năm 2012 trở lại đây,Công ty đã có những dấu hiệu giảm sút về kinh doanh

Đánh giá năng lực đấu thầu của Công ty

Khi nói về thành công về năng lực của Công ty, trước hết, công ty có đội ngũ

cán bộ quản lý có kinh nghiệm, các kỹ sư và công nhân có trình độ chuyên môn,bậc thợ tương đối cao, tài sản cố định được đầu tư và có thể đảm bảo phục vụ chohoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian lâu dài, chất lượng, tiến độ thi côngluôn được đảm bảo so với yêu cầu chủ đầu tư

Hạn chế lớn nhất của CTCP Kỹ thuật điện sông Đà là năng lực tài chính, số

Trang 15

lượng lao động gián tiếp đang lớn hơn so với nhu cầu thực tế, việc sắp xếp, bố trícông việc giữa các phòng ban còn có những điểm chưa hợp lý, hoạt độngMarketing còn nghèo nàn, manh mún, nhỏ lẻ và kém hiệu quả, công tác lập hồ sơdự thầu còn thủ công và chưa được đầu tư đúng mức.

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong năng lực đấu thầu củaCông ty: đó là do nguồn vốn nhỏ, các công tác đầu tư về đào tạo năng lực nhân sự,hoạt động marketing chưa được quan tâm đúng mức, kinh nghiệm tham gia liêndanh liên kết còn hạn chế,…

Chương 4 Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của CTCP

Kỹ thuật điện sông Đà

Dựa vào kết quả của việc phân tích thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao chất lượng công tác đấu thầu của CTCP Kỹ thuật điện sông Đà như sau:

Tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp để giải quyết khó khăn về vốn

- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hiện có của doanh nghiệp + Quản lý chặt chẽ các dòng thu/chi của các công trình

+ Tận dụng tối đa máy móc thiết bị tạm thời nhàn rỗi

- Tiêu chuẩn hóa CBCNV

- Xây dựng cơ chế trả lương thích đáng

- Có biện pháp tích cực hơn trong công tác tuyển dụng

Hợp lý hóa việc quản lý và sử dụng máy móc thiết bị thi công

- Thực hiện tốt việc quản lý, bảo dưỡng, tu sửa định kỳ Đối với máy móc

cũ, lạc hậu, hiệu quả kém cần phải có kế hoạch quản lý hoặc nhượng bán

- Xây dựng kế hoạch tài chính để đối mới máy móc thiết bị để đáp ứng kỹ

Trang 16

thuật của công trình.

Nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị bằng cách xây dựng biểu thời giansử dụng máy móc thiết bị từ đó giảm thời gian máy chờ tăng số giờ sử dụng máy móc

Nâng cao hiệu quả công tác chuẩn bị hồ sơ thầu

- Tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin về hoạt động đấu thầu

- Nâng cao chất lượng công tác phân tích đưa ra quyết định tham gia dự thầu

- Quy trình hóa công tác lập hồ sơ thầu

- Giải pháp về giá dự thầu

Đẩy mạnh các hoạt động liên danh liên kết

Tăng cường các hình thức xúc tiến thương mại và kết hợp với các hoạt động truyền thông

KẾT LUẬN

Trang 18

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một bước đi chiến lược tấtyếu và cũng là con đường mà tất cả các nước muốn xây dựng một nền kinh tế côngnghiệp hiện đại đều phải hướng tới Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay,Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế vớiphương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại”

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp là yếu tố đóng vai trò quyết định Để tồn tại và đứng vững trên thị trườngcác doanh nghiệp cần phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ với các doanh nghiệptrong nước mà còn phải cạnh tranh với các Công ty tập đoàn xuyên quốc gia Đốivới các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn có hai mặt Quá trình cạnh tranh sẽ đào thảicác doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường Mặtkhác cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng trong hoạt độngtổ chức sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển Đặc biệt trong giaiđoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đang phát triển nhanhnhiều công trình khoa học công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản phẩm tốt, đápứng nhu cầu mọi mặt của con người Do đó, việc nâng cao khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp trong điều kiện hội nhập là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp

Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trườngphát triển nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế kỹ thuật của chủ đầu

tư Trong xây dựng, đấu thầu là khâu vô cùng quan trọng, kết quả đấu thầu quyếtđịnh khối lượng công ăn việc làm được nhận của doanh nghiệp Vì vậy, để tăng khảnăng cạnh tranh, trước hết các doanh nghiệp cần hoàn thiện năng lực đấu thầu củachính doanh nghiệp

Trang 19

Tiền thân là một công ty nhà nước trực thuộc tổng công ty sông Đà, được cổphần hóa năm 2007, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp điện, thí nghiệm hiệu chỉnhvà đưa vào vận hành các hệ thống điện, Công ty đã ít nhiều khẳng định vị thế củamình trên thị trường xây lắp điện Việt Nam Tuy nhiên, với môi trường cạnh tranhgay gắt như hiện nay, thêm vào đó là nền kinh tế thế giới suy giảm dẫn tới khó khăncho nền kinh tế Việt Nam, Công ty cũng bộc lộ rất nhiều hạn chế và yếu kém nênkhả năng tồn tại và khẳng định vị thế trên thị trường còn thấp (đặc biệt là so với cácdoanh nghiệp nước ngoài), số lượng dự án nhận thầu của Công ty còn ít và nhỏ lẻ,

tỷ lệ thắng thầu ngày càng giảm, doanh thu và lợi nhuận từ năm 2012 cho tới nayliên tục giảm sút Trước tình hình đó, việc tìm thêm những dự án mới và giải bàitoán làm thế nào để nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp điện là vấn đề cấp thiết.Nhằm giúp Công ty chủ động nắm bắt cơ hội, tháo gỡ những khó khăn hiện tại, tôi

xin lựa chọn: “Nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phần Kỹ

thuật điện sông Đà” để làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn này.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn được thực hiện với mong muốn đưa ra được các đề xuất để nângcao năng lực đấu thầu của Công ty Cổ phần kỹ thuật điện sông Đà về xây lắp điện.Qua đó, Công ty có thể tìm kiếm nhiều hơn cơ hội việc làm, nâng cao và ổn địnhdoanh thu cũng như lợi nhuận của công ty

Luận văn hướng tới các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

 Tổng hợp các lý thuyết về đấu thầu và năng lực đấu thầu xây lắp củadoanh nghiệp

 Phân tích thực trạng năng lực đấu thầu xây lắp tại công ty cổ phần kỹ thuậtđiện sông Đà Từ đó, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó

 Đề xuất giải pháp và kiến nghị để nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp tạiCông ty cổ phần Kỹ thuật điện sông Đà

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Đề tài nghiên cứu năng lực đấu thầu trong lĩnh vực xây lắp điện

Trang 20

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

+ Về không gian: là tại công ty cổ phần kỹ thuật điện sông Đà

+ Về thời gian: là các số liệu thực tiễn khảo sát trong 5 năm từ 2010– 2014.

Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích mô tả là phương pháp nghiên cứu chính

- Phương pháp thu thập dữ liệu: được tiến hành thông qua phương pháp

định tính

Tác giả tiến hành phỏng vấn 5 nhân viên chuyên phụ trách các công việc liênquan đến công tác đấu thầu Các nhân viên này chủ yếu ở 2 phòng là phòng kinh tếkế hoạch và kỹ thuật tư vấn Các cuộc phỏng vấn được tiến hành tại văn phòng làmviệc trong thời gian khoảng 30-45 phút và được ghi chép tổng hợp cụ thể với từngđối tượng theo danh sách đã được xác định trước Các cuộc phỏng vấn này nhằmmục đích phân tích sâu hơn về những thuận lợi và khó khăn ở những khía cạnh cóliên quan và dự kiến những giải pháp cần điều chỉnh để nâng cao năng lực đấu thầucủa Công ty

-Nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận văn

Luận văn sử dụng cả nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp, cụ thể:

-Nguồn dữ liệu thứ cấp

 Một số quy định, nguyên tắc, tiêu chuẩn của Nhà nước về hoạt động đấu thầu

 Các cuốn sách, giáo trình, tài liệu viết về hoạt động đấu thầu, về cáchthức nâng cao chất lượng công tác đấu thầu

 Tài liệu giới thiệu về công ty: lịch sử hình thành, chiến lược phát triển,các quy chế, chính sách liên quan tới dịch vụ khách hàng

 Các báo cáo của Công ty về danh mục dự án đấu thầu và các nhà thầutrong các năm; Báo cáo của Công ty về hướng phát triển trong những năm tới ; Báocáo công bố của các đối thủ cạnh tranh; Báo cáo nội bộ doanh nghiệp,

 Báo cáo dự báo về thị trường xây lắp trong tương lai của Chính phủ

Trang 21

- Nguồn dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phỏng vấn đội ngũ lãnh

đạo, cán bộ phòng Kinh tế kế hoạch và phòng Kỹ thuật tư vấn tại Công ty

- Phương pháp xử lý số liệu

- Dữ liệu thứ cấp: Các tài liệu nhận được sẽ được chuyển dưới dạng excel

nếu là những con số và chuyển dưới dạng word nếu là những thông tin còn lại đểtiến hành phân tích, so sánh và tổng hợp rút ra kết luận

- Dữ liệu sơ cấp: Các nội dung của phỏng vấn được ghi chép theo từng nội

dung cụ thể để dễ dàng hơn trong việc thống kê, phân tích

1.5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn bao gồm 04 chương:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn Chương 2: Khái về năng lực đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp

Chương 3: Thực trạng năng lực đấu thầu xây lắp tại CTCP Kỹ thuật điện

sông Đà

Chương 4: Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp tại CTCP

Kỹ thuật điện sông Đà

Trang 22

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP

2.1 Khái quát về đấu thầu và năng lực đấu thầu

2.1.1 Đấu thầu và vai trò của đấu thầu

2.1.1.1 Khái niệm

Đấu thầu là quá trình chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu.Trong điều 4, khoản12 luật đấu thầu Việt Nam ban hành ngày 26/11/2013 cógiải thích: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bênmời thầu để thực hiện các gói thầu thuộc các dự án quy định tại điều 1 của luật nàytrên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”

- Những khái niệm có liên quan

a Bên mời thầu: là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực

hiện hoạt động đấu thầu (luật đấu thầu – điều 4, khoản 3)

b Bên nhà thầu: là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài có năng

lực pháp luật dân sự, đối với cá nhân còn có năng lực hành vi dân sự để ký kết vàthực hiện hợp đồng Năng lực pháp luật và năng lực hành vi nhân sự của nhà thầutrong nước xét theo pháp luật Việt Nam, đối với các nhà thầu nước ngoài được xéttheo pháp luật của nước nơi nhà thầu mang quốc tịch Nhà thầu phải đảm bảo sựđộc lập về tài chính của mình

Nhà thầu có thể là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấptrong đấu thầu mua sắm hàng hóa, là nhà tư vấn (có thể là một cá nhân) trong đấuthầu tuyển chọn tư vấn, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư

Nhà đấu thầu có thể tham gia dự thầu độc lập (gọi là nhà thầu độc lập)hoặc liên danh với các nhà thầu khác (gọi là nhà thầu liên danh) Trường hợpliên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên tham gia liên doanhvề trách nhiệm chung và riêng đối với công việc thuộc gói thầu và phải cóngười đứng đầu liên danh

Trang 23

- Nhà thầu có thể phân loại: nhà thầu chính và nhà thầu phụ

Nhà thầu chính: là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứngtên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu lựa chọn (sau đây gọi là nhà thầutham gia đấu thầu) Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầuđộc lập Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trongmột đơn vị dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh (Khoản 12, điều 4, luật đấu thầu2005)

Nhà thầu phụ: là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ

sở thỏa thuận hoặc hợp đồng được kí với nhà thầu chính Nhà thầu phụ không phảilà nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu

c Các đối tượng tham gia gián tiếp

Ngoài bên mua và bên bán là các đối tượng tham gia trực tiếp đấu thầu còncó một bộ phận thứ 3 gián tiếp tham gia vào hoạt động đấu thầu, bao gồm:

o Cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát;

o Tổ chức, công ty kiểm toán độc lập;

o Công luận, các cơ quan báo chí;

o Sự tham gia của cộng đồng với vai trò giám sát

d Khái niệm gói thầu

Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự án mua sắm; gói thầu có thểgồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượngmua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho từng thời kỳ đối với mua sắm thườngxuyên (khoản 22, điều 3, luật đấu thầu 2013)

Gói thầu hỗn hợp: là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP);

cung cấp hàng hóa và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế,cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xâylắp (chìa khóa trao tay) (khoản 23, điều 3, luật đấu thầu 2013)

Gói thầu quy mô nhỏ: Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi

tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xâylắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng

Trang 24

2.1.1.2 Phân loại

a Căn cứ vào đối tượng đấu thầu

+ Đấu thầu mua sắm hàng hóa

Theo quy định tại điều 3 nghị định 88/1999/NĐ-CP thì “hàng hóa” ở đâyđược hiểu là máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặcthiết bị kẻ), bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyênliệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng (thành phẩm, bán thành phẩm) Bên mờithầu có thể soạn thảo các điều kiện đấu thầu kèm với thư mời thầu gửi cho các hãng(các công ty) đã được lựa chọn Dựa vào đơn chào hàng của các hãng này bên mờithầu sẽ lựa chọn nhà thầu thích hợp nhất cho mình

+ Đấu thầu xây dựng công trình

Là hình thức đấu thầu thực hiện những công việc thuộc quá trình xây dựngvà lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình.Trong loại hình đấu thầu này,các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu (giá cả, kỹ thuật, tiến độ, uy tín) được coitrọng hơn cả, người có giá chào thấp nhất chưa chắc đã trúng thầu.Cũng trong loạihình này, người ta đề cao vai trò của người tư vấn, của vấn đề bảo lãnh thực hiệnhợp đồng, bảo hành công trình Do các công trình xây dựng có thể có giá trị rất lớn,

vì thế việc quản lý cũng chặt chẽ hơn, tổ chức tốt họat động đấu thầu sẽ tiết kiệmđược một khoản đáng kể cho chủ đầu tư

+ Đấu thầu tuyển chọn nhà tư vấn

Là hình thức đấu thầu nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kinhnghiệm chuyên môn cho bên mời thầu trong việc xem xét, quyết định, kiểm tra quátrình chuẩn bị và thực hiện dự án Trong một số công trình, dự án, các dịch vụ tưvấn đước tính chung vào giá công trình, còn đại bộ phận chúng được tách thành cáchợp đồng riêng biệt (hợp đồng thiết kế, hợp đồng thuê chuyên gia…)

Do tính chất đặc biệt của dịch vụ tư vấn nên người ta thường coi trọng kinh

nghiệm và năng lực nhà thầu hơn là giá cả (điều 20 mục 8 và 9 của quy chế đấu

thầu 88/1999)

+ Đấu thầu dự án hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án

Trang 25

Loại đấu thầu này cũng rất phổ biến ở Việt Nam và các nước trên thế giới.Khi một dự án có từ hai đối tác trở lên thì việc lựa chọn ai là người thực hiện dự ánsẽ không dễ dàng Điển hình của loại hợp đồng nói trên đối với ngành dầu khí ViệtNam đó là các hợp đồng phân chia sản phẩm mà Tổng công ty Dầu khí Việt Namký với nhiều hãng dầu khí nước ngoài như Shell (Hà Lan), Mobill, Unocal (Mỹ)…

b Căn cứ vào hình thức lựa chọn nhà thầu:

- Đấu thầu mở rộng (open bidding hay international competitive)

Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầutham gia (điều 20, luật đấu thầu 2013)

Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu áp dụng trong đấu thầu

- Đấu thầu hạn chế (limited bidding)

Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhàthầu có đủ kinh nghiệm và năng lực tham dự (điều 21, luật đấu thầu 2013)

Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau:

 Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu

 Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn sử dụng cho gói thầu

 Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có dính đặc thù, gói thầucó tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứngyêu cầu của gói thầu

Quy trình đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế thực hiện qua 2 giai đoạn sau:

 Giai đoạn chuẩn bị đấu thầu : thực hiện 4 công việc chủ yếu

+ Lập danh sách nhà thầu

+ Chuẩn bị và lập hồ sơ mời thầu

+ Phê duyệt hồ sơ mời thầu

+Mời thầu thông qua hình thức thông báo mời thầu hoặc gửi thư mời thầu

 Giai đoạn xét chọn thầu:

+ Đánh giá hồ sơ dự thầu theo 2 bước

+, Đánh giá sơ bộ: thường đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu

+, Đánh giá chi tiết về mặt kỹ thuật, tài chính và tổng hợp các đánh giá

Trang 26

+ Đàm phán hợp đồng:

 Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu

 Thương thảo hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

 Hình thức này có ưu điểm là các nhà thầu tham gia đấu thầu là nhữngngười thực sự có đủ năng lực về mọi mặt, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chủ đầu

tư Công tác tổ chức đấu thầu cũng tốn ít thời gian và chi phí hơn so với tổ chức đấuthầu rộng rãi Tuy nhiên, do hạn chế số lượng nhà thầu nên cũng hạn chế một phầnsự đa dạng trong cạnh tranh giữa các nhà thầu Đây là hình thức được áp dụng ởnhiều ngành, địa phương do vậy hiệu quả đạt được không cao, đây cũng là kẽ hở dễtạo ra hiện tượng tiêu cực

- Chỉ định thầu (Single bidding)

Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói

thầu dễ thương thảo hợp đồng.(điều 22 – Luật đấu thầu 2013)

Hình thức này chỉ được áp dụng trong những điều kiện đặc biệt sau:

 Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, sự cố cần khắc phục ngay thì chủdự án (người được người có thẩm quyền giao trách nhiệm quản lí và thực hiện dựán) được phép chỉ định ngay một đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công việc kịpthời Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày quyết định chỉ định thầu, chủ dự án phảibáo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền nếu phát hiện việc chỉ địnhthầu sai với quy định thì phải kịp thời xử lý

 Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;

 Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia, dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia,

an ninh, an toàn năng lượng do thủ tướng chính phủ quyết định khi thấy cần thiết

 Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộngcông suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từmột nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà cung cấp khác do phải đảm bảotính tương thích của thiết bị, công nghệ

 Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu tronghạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính Phủ phù hợp hợp vớiđiều kiện kinh tế xã hội từng thời kỳ

Trang 27

Quy trình thực hiện chỉ định thầu qua 5 giai đoạn:

 Lập và phát hành hồ sơ yêu cầu

 Chuẩn bị hồ sơ đề xuất

 Đánh giá, xem xét hồ sơ đề xuất và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu

 Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu

 Thương thảo hoàn thiện và kí hợp đồng

 Lưu ý: trường hợp xét thấy không cần thiết chỉ định thầu thì phải đấuthầu Nghiêm cấm việc tùy tiện chia dự án thành nhiều gói thầu để chỉ định thầu

 Khi chỉ định thầu thì chủ dự án phải làm rõ 3 nội dung sau đây:

o Lý do chỉ định thầu

o Kinh nghiệm và năng lực về mặt kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được đềnghị chỉ định thầu

o Gía trị và khối lượng đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩmquyền phê duyệt làm căn cứ cho chỉ định thầu (riêng gói thầu xây lắp phải có thiếtkế và dự toán được phê duyệt theo quy định)

Trong trường hợp cần khắc phục ngay hậu quả thiên tai, sự cố thì chủ dự áncần xác định khối lượng và giá trị tạm tính, sau đó phải lập đầy đủ hồ sơ, dự toánđược trình duyệt theo quy định để làm cơ sở cho việc thanh quyết toán

- Chào hàng cạnh tranh

Hình thức này ở Việt Nam áp dụng cho các gói thầu mua sắm hàng hóa cógiá trị trong hạn mức là 500 triệu đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, phi tư vấn vàdịch vụ công, không quá 1 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗnhợp, mua thuốc, vật tư y tế và sản phẩm công Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chàohàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu.Việcgửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách trực tiếp, fax, bưu điện hoặc cácphương tiện khác

- Mua sắm trực tiếp

Hình thức mua sắm trực tiếp được áp dụng trong các trường hợp bổ sung hợpđồng cũ đã thực hiện xong (dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều

Trang 28

kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa hoặc khối lượng công việcmà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không vượt mức giáđơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó Trước khi kí hợp đồng, nhà thầu phải chứngminh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu.(Điều 24 – Luậtđấu thầu 2013).

- Tự thực hiện (tự thầu)

Hình thức này chỉ áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lựcthực hiện trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước.(Điều 25 – Luật đấu thầu 2013)

- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Hình thức này được áp dụng ở Việt Nam đối với các ngành hết sức đặc biệtmà nếu không có những quy định riêng thì không thể đấu thầu được Cơ quan quảnlý ngành phải xây dựng được quy trình thực hiện đảm bảo các mục tiêu của quy chếđấu thầu và có ý kiến thỏa thuận của Bộ kế hoạch và đầu tư để trình thủ tướngChính phủ quyết định.(Điều 26 – Luật đấu thầu 2013)

c Căn cứ vào phương thức áp dụng

+ Đấu thầu 1 túi hồ sơ (1phong bì)

Khi dự thầu theo phương thức này, nhà thầu cần nộp các đề xuất về kỹ thuật,tài chính giá bỏ thầu và những điều kiện khác trong một túi hồ sơ chung Phươngthức này được áp dụng với đấu thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp

+ Đấu thầu 2 túi hồ sơ (2 phong bì)

Khi dự thầu theo phương thức này, nhà thầu cần nộp những đề xuất về kỹthuật và đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm Túihồ sơ đề xuất về kỹ thuật sữ được xem xét trước để đánh giá, xếp hạng Các nhàthầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá đểđánh giá Phương thức này chỉ áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn

+ Đấu thầu 2 giai đoạn

Phương thức này áp dụng cho các trường hợp sau:

 Các gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên

Trang 29

 Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bịtoàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp, đặc biệt phức tạp.

 Dự án thực hiện theo hợp đông chìa khóa trao tay

Quá trình thực hiện phương thức này như sau:

Giai đoạn thứ nhất: các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ

thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụthể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhàthầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình

Giai đoạn thứ 2: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn

thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoànchỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nộidung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu

- Các loại hợp đồng cho từng gói thầu:

Thông thường có 3 phương thức thực hiện hợp đồng trong đấu thầu Việc lựachọn để thực hiện một trong ba phương thức này căn cứ vào tính chất, quy mô vàthời gian thực hiện của từng gói thầu

+Hợp đồng trọn gói: là hợp đồng thực hiện theo giá khoán gọn Đối với các

gói thầu có điều kiện xác định rõ khối lượng, số lượng, thời gian thì áp dụng theophương thức này Trong quá trình thực hiện hợp đồng không được thay đổi giá cả

đã thỏa thuận, tức giá trúng thầu là giá thanh toán hợp đồng Đối với dự án Nhànước phải được người có thầm quyên quyết định đầu tư phê duyệt bằng văn bản.Trường hợp có những phát sinh hợp đồng nhưng không do nhà thầu gây ra thì sẽđược người có thẩm quyền xem xét, quyết định

+ Hợp đồng chìa khóa trao tay: là hợp đồng bao gồm toàn bộ các công việc

thiết kế, cung cấp thiết bị và xây lắp của một gói thầu được hiện thông qua một nhàthầu Chủ đầu tư có trách nhiệm tham gia giám sát quá trình thực hiện, nghiệm thuvà nhận bàn giao khi nhà thầu hoàn thành toàn bộ công trình theo hợp đồng đã ký.Phương thức này áp dụng đối với những dự án thực hiện theo hình thức đấu thầutoàn bộ dự án, chủ đầu tư không có khả năng quản lý

Trang 30

+ Hợp đồng có điều chỉnh giá: là hợp đồng áp dụng cho những gói thầu mà

tại thời điểm ký kết hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng vàkhối lượng hoặc có biến động lớn về giá cả do chính sách của Nhà nước thay đổi và

hợp đồng có thời gian thực hiện trên 12 tháng.Việc thực hiện hợp đồng có điều

chỉnh giá phải tuân theo quy định tại điều 7 của quy chế đấu thầu ban hành theonghị định 88/CP (1/9/1999)

2.1.1.3 Vai trò

Đối với nền kinh tế

Đấu thầu là một hoạt động của nền kinh tế thị trường, tuân theo các quy luậtkhách quan của thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá cả, giá trị Công tácđấu thầu đóng góp có vai trò quan trọng trong các hoạt động của kinh tế thị trường,

cụ thể, vai trò của đấu thầu thể hiện cơ bản qua các mặt sau:

a Là công cụ quan trọng của kinh tế thị trường, giúp người mua (BMT) vàngười bán (nhà thầu) gặp nhau thông qua cạnh tranh;

b Đấu thầu có sự tham gia của yếu tố nước ngoài, góp phần kích thích thịtrường trong nước phát triển, chống được sự độc quyền tự nhiên Các chủ đầu tư,BMT cũng có thêm kiến thức, thông tin và trở thành những người mua ngày mộtthông thái hơn Bên cạnh đó, hoạt động đấu thầu góp phần tạo động lực cho sự pháttriển nhờ tăng cường sự công khai, minh bạch, công bằng, hiểu quả và thúc đẩycạnh tranh các hoạt động mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà nước cho các côngtrình công cộng;

c Là một công cụ quan trọng giúp các chính chủ quản lý chi tiêu, sử dụngcác nguồn vốn của Nhà nước sao cho có hiệu quả và chống thất thoát, lãng phí;

d Tạo điều kiện để thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tậptrung bao cấp, cơ chế “xin”, “cho” sang cơ chế cạnh trạnh;

e Thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế, khắc phục những nhược điểm củanhững thủ tục hành chính nặng nề;

Trang 31

Nếu xét dưới góc độ của các bên liên quan trong hoạt động đấu thầu

- Đối với bên mời thầu (chủ dự án đầu tư)

Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư sẽ lựa chọn được các nhà thầu có khả năngđáp ứng được tốt nhất các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, tiến độ đặt ra của công trình.Trên cơ sở đó, giúp cho chủ đầu tư vừa sử dụng hiệu quả, tiết kiệm vốn đầu tư đồngthời vẫn đảm bảo được chất lượng cũng như tiến độ công trình

Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư cũng sẽ nắm bắt được quyền chủ động, quảnlý có hiệu quả và giảm thiểu được các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện dựán đầu tư do toàn bộ quá trình tổ chức đấu thầu và thực hiện kết quả đấu thầu đượctuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật và sau khi chủ đầu tư đã có sự chuẩnbị kỹ lưỡng, đẩy đủ về mọi mặt

Để đánh giá đúng các hồ sơ dự thầu đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiện côngtác đấu thầu của chủ đầu tư phải tự nâng cao trình độ của mình về các mặt nên việcáp dụng phương thức đấu thầu còn giúp cho chủ đầu tư nâng cao trình độ và nănglực của cán bộ công nhân viên

- Đối với bên nhà thầu

Thắng thầu đồng nghĩa với việc mang lại việc làm cho cán bộ công nhânviên, nâng cao uy tín của nhà thầu trên thương trường, thu được lợi nhuận, tích lũythêm kinh nghiệm trong thi công, quản lý và đào tạo được đội ngũ cán bộ, côngnhân kỹ thuật

Đấu thầu giúp các nhà thầu có cơ hội để tìm kiếm công trình và phát huy caonhất khả năng của mình do hoạt động đấu thầu tổ chức dựa theo nguyên tắc côngkhai và bình đẳng

2.1.2 Năng lực đấu thầu

Năng lực

Có rất nhiều định nghĩa về năng lực Tuy nhiên, tựu chung lại, năng lực đượccoi là sự kết hợp của các khả năng, phẩm chất, thái độ của một cá nhân hoặc tổ chứcđể thực hiện một nhiệm vụ có hiệu quả

Trang 32

Năng lực đấu thầu

Năng lực đấu thầu là toàn bộ nguồn lực về tài chính, máy móc thiết bị, tổchức quản lý, công nghệ thi công công trình, trình độ lao động kết hợp với quá trình

xử lý thông tin và chiến lược cạnh tranh trong công tác đấu thầu của công ty

2.1.3 Năng lực đấu thầu trong lĩnh vực xây lắp điện.

Đấu thầu xây lắp là loại hình đấu thầu thực hiện dự án nhằm lựa chọn nhà thầu thực

hiện các công việc xây lắp của dự án Như vậy, có thể hiểu đấu thầu xây lắp là quátrình mua bán đặc biệt, sản phẩm là các công trình về điện Trong lĩnh vực xây lắp,các nhà thầu chủ yếu cạnh tranh với nhau bằng giải pháp kỹ thuật, chất lượng côngtrình và giá cả, đặc biệt giải pháp thực hiện luôn là yếu tố quan trọng để giành thắnglợi Tuy nhiên, với các trường hợp yêu cầu về kỹ thuật không cao thì giá cả lại làyếu tố quan trọng giúp nhà thầu thắng thầu

Theo đó, năng lực đấu thầu xây lắp điện là toàn bộ nguồn lực về tài chính, máy móc

thiết bị, tổ chức quản lý, công nghệ thi công công trình, trình độ lao động kết hợpvới quá trình xử lý thông tin và chiến lược cạnh tranh trong công tác đấu thầu xâylắp điện của Công ty

2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu của doanh nghiệp

2.2.1 Nhân tố nội bộ doanh nghiệp

Các nhân tố bên trong là các nhân tố phát sinh từ trong lòng doanh nghiệp có ảnhhưởng đến việc củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là:

2.2.1.1 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, then chốt, có vai trò đặc biệt quan trọngtrong mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp thể hiện ở:

Trước hết đó là số lượng về cán bộ và công nhân trong doanh nghiệp Mộtdoanh nghiệp cần phải có đủ các phòng ban chức năng, cán bộ cần thiết cũng như làsố lượng công nhân trên từng công trường

- Yếu tố tiếp theo là về trình độ (trình độ lãnh đạo và trình độ bậc thợ)

(i) Cán bộ quản trị cấp cao (ban giám đốc) là những người có vai trò quan

Trang 33

trọng trong việc xây dựng chiến lược, điều hành và quản lý mọi hoạt động củadoanh nghiệp Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào cácquyết định của họ Khi đánh giá bộ máy lãnh đạo chủ đầu tư thường quan tâm đếncác tiêu thức như kinh nghiệm lănh đạo, trình độ quản lý doanh nghiệp, phẩm chấtkinh doanh và các mối quan hệ và xa hơn nữa là khả năng xây dựng một tập thểđoàn kết, vững mạnh, thúc đẩy mọi người hết mình cho công việc Điều này sẽ giúpdoanh nghiệp tăng thêm sức mạnh, tăng thêm năng lực cạnh tranh.

(ii) Cán bộ quản trị cấp trung gian là những người đứng dưới quản trị viên caocấp và đứng trên quản trị viên cấp cơ sở Ở vị trí này họ vừa quản trị các quản trị viêncấp cơ sở thuộc quyền, vừa điều khiển các nhân viên khác Chức năng của họ là thựchiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp bằng cách phối hợp thực hiện cáccông việc nhằm dẫn đến hoàn thành mục tiêu chung Để đánh giá năng lực trình độcủa đội ngũ cán bộ cấp này chủ đầu tư thường xem xét trên các mặt:

+ Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, thâm niên nghề nghiệp, tácphong làm việc, sự am hiểu về kinh doanh và pháp luật

+ Cơ cấu về các chuyên ngành đào tạo phân theo trình độ qua đó cho biếttrình độ chuyên môn hoá và khả năng đa dạng hóa của doanh nghiệp Thường thìđội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản trị và công nhân lành nghề có chuyên môn vềlĩnh vực chính của doanh nghiệp phải chiếm tỷ trọng ít nhất là 60%

(iii) Các chuyên viên, đây là một trong những khác biệt so với các ngànhkhác Họ là những người không làm quản lý mà chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn đơnthuần Đó là những kỹ sư, cử nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinhdoanh như lập dự toán, giám sát thi công và vai trò của họ cũng rất quan trọng.Chẳng hạn như cá nhân người kỹ sư giám sát thi công có quyền quyết định mọi vấnđề trong quá trình thi công một hạng mục mà họ được phân công, quyết định của họcó ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình

(iv) Cán bộ quản trị cấp cơ sở, công nhân là đội ngũ các nhà quản trị ở cấpcuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị một doanh nghiệp Thôngthường họ là những đốc công, tổ trưởng, trưởng ca Nhiệm vụ của họ là hướng dẫn,

Trang 34

đôn đốc, điều khiển công nhân hoàn thành các công việc hàng ngày theo tiến độ kếhoạch để đưa đến hoàn thành mục tiêu chung của cả doanh nghiệp Đây là đội ngũquản trị viên lãnh đạo lực lượng lao động trực tiếp, tạo nên sức mạnh tổng hợp củadoanh nghiệp qua khía cạnh như chất lượng, tiến độ thi công Và cuối cùng là là độingũ lao động với trình độ tay nghề cao, có khả năng sáng tạo trong công việc, họchính là những người thực hiện những ý tưởng, chiến lược của các quản trị cấp cao,tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

(v) Một vấn đề mà chủ đầu tư quan tâm là khả năng huy động lực lượng côngnhân kịp thời về số lượng và chất lượng để phục vụ cho quá trình thi công côngtrình Đây là việc rất khó vì khác với các ngành sản xuất khác trong ngành xâydựng, nhu cầu sử dụng công nhân tuỳ thuộc vào tiến độ thi công, số lượng không ổnđịnh, có khi chỉ cần vài chục công nhân nhưng có khi phải huy động hàng trăm,thậm chí hàng ngàn công nhân vào phục vụ dự án

Ngoài ra, một DN muốn phát triển mạnh hơn nữa thì cán bộ lãnh đạo chủchốt cần phải đoàn kết nhiệt tình và phải đưa ra được các chính sách, nội quy cụ thểnhằm khen thưởng, khuyến khích học tập, làm việc những thành viên trong DN đểđạt được kết quả cao hơn nhằm tạo thành một ê kíp năng động, hiệu quả và tự chủtrong mọi tình huống

2.2.1.2 Hoạt động Marketing

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Marketing là một công cụ cạnh tranhđóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, tăng doanh thu, hiệu quả củadoanh nghiệp Một doanh nghiệp nếu xây dựng được chiến lược marketing và biếtcách sử dụng nó trong những tình huống, thời điểm thích hợp thì sẽ giúp doanhnghiệp đó giữ được ưu thế trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh

Trong lĩnh vực xây dựng, do đặc thù sản phẩm của các doanh nghiệp ngànhnày là không thể đưa sản phẩm ra thị trường cho khách hàng lựa chọn như cácngành công nghiệp khác được mà chủ yếu dựa vào danh tiếng, thương hiệu, chấtlượng của của những công trình đã thi công để khách hàng xem xét và tìm đến yêucầu sản xuất sản phẩm Sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp xây dựng chủ

Trang 35

yếu là sự so sánh về thành tích, về thương hiệu Thành tích và thương hiệu củadoanh nghiệp càng lớn thì khả năng trúng thầu của doanh nghiệp càng cao Do đótrước khi đấu thầu nếu làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thị sẽ nâng cao mức độ tincậy của chủ đầu tư với doanh nghiệp, từ đó góp phần vào việc nâng cao khả năngtrúng thầu.

2.2.1.3 Khả năng liên danh, liên kết

Khả năng liên danh, liên kết là sự kết hợp giữa hai hay nhiều pháp nhân kinhtế để tạo thành một pháp nhân mới nhằm tăng sức mạnh tổng hợp về năng lực kinhnghiệm, tài chính và thiết bị công nghệ, giúp doanh nghiệp phát huy điểm mạnh,khắc phục điểm yếu nâng cao năng lực cạnh tranh

Đối với những dự án, công trình có quy mô lớn, những yêu cầu kỹ thuật đôikhi vượt quá khả năng của doanh nghiệp thì để tăng khả năng trúng thầu các doanhnghiệp thường liên danh, liên kết với nhau để tăng năng lực của mình trên thịtrường Đây là một trong những giải pháp quan trọng và phù hợp nhất, qua đódoanh nghiệp có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về công nghệ, mức độ phứctạp cũng như quy mô của công trình, của dự án

2.2.1.4 Trình độ và công tác tổ chức lập hồ sơ dự thầu

Đây là công việc hết sức quan trọng vì khả năng cạnh tranh trong đấu thầuphụ thuộc trực tiếp vào trình độ lập hồ sơ dự thầu Nhà thầu có thể bị loại ngay từvòng đầu do hồ sơ không đảm bảo yêu cầu Do đó chất lượng hồ sơ thầu là mộttrong những tiêu chí cơ bản quyết định nhà thầu có trúng hay không Việc tổ chứclập hồ sơ dự thầu đòi hỏi phải trải qua các bước sau:

Trước tiên là nghiên cứu hồ sơ mời thầu, đây là bước quan trọng nhất quyếtđịnh sự thành công hay thất bại của nhà thầu khi tham gia đấu thầu, vì vậy công việcnày đòi hỏi phải tiến hành một cách tỷ mỷ, nghiêm túc, đầy đủ các nội dung trong hồ

sơ mời thầu Yêu cầu phải nắm được tính chất, quy mô, phạm vi đấu thầu, mức độphức tạp về kỹ thuật, các yêu cầu về tiến độ thi công, thời hạn hoàn thành, nguồn vốnđầu tư, phương thức thanh toán, các thông tin về cơ quan tư vấn, giám sát,

Đồng thời tiến hành tìm hiểu môi trường đấu thầu, khảo sát hiện trạng

Trang 36

mặt bằng thi công, lập phương án thi công, xây dựng giá dự thầu Việc tìmhiểu môi trường đấu thầu bao gồm việc tìm hiểu các điều kiện về thi công, vịtrí địa lý, điều kiện địa hình địa chất, giao thông vận tải, thông tin liên lạc,điều kiện cung ứng vật tư, nguyên liệu, giá cả thị trường, khả năng khai thácnguyên vật liệu tại chỗ, lao động phổ thông, khả năng về cung cấp lương thực,thực phẩm, môi trường thiên nhiên và các điều kiện kinh tế xã hội của dự án những điều kiện này ảnh hưởng trực tiếp đến phương án thi công và giá thànhcông trình Vì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu rất ngắn nên để khảo sát và xửlý hàng loạt số liệu, thông tin nói trên đòi hỏi nhà thầu phải có một đội ngũcán bộ lập hồ sơ dự thầu có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và am hiểukỹ càng tất cả các lĩnh vực.

Công việc cuối cùng, sau khi tiến hành điều tra, khảo sát, xử lý tất cả các vấnđề có liên quan là công tác xác định giá dự thầu, đây là công việc quan trọng, phứctạp quyết định đến việc trúng thầu, do đó công việc này đòi hỏi phải do một bộ phậnchuyên nghiệp thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng và kịp thời của các bộphận chuyên môn khác

2.2.1.5 Các mối quan hệ cá nhân

Quan hệ và việc tạo các hệ thống quan hệ thành công trong giao dịch kinhdoanh là điều tối cần thiết Khi kinh doanh, giao thương, ảnh hưởng do mối quan hệtạo ra luôn luôn rất quan trọng, nhất là ở khâu cân nhắc và đi tới quyết định

Đấu thầu cũng là một trong những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp cũng chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các mối quan hệ cá nhân Các cán

bộ, chủ doanh nghiệp có các mối quan hệ càng rộng, càng thân thiết với các đốitượng có liên quan đến hoạt động đấu thầu thì việc đấu thầu càng thuận lợi, khảnăng thắng thầu càng lớn

Với đặc điểm nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, các mối quan hệcá nhân đặc biệt quan trọng trong xã hội Việt Nam nói chung và hoạt động sản xuấtkinh doanh tại Việt Nam nói riêng Do vậy, bên cạnh việc chú trọng việc phát triển

Trang 37

các yếu tố bên trong ở trên, doanh nghiệp cũng cần phải chú ý việc phát triển đếncác mối quan hệ cá nhân để tăng khả năng thắng thầu.

2.2.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Cùng với các nhân tố bên trong như đã phân tích ở phần trên, thì các yếu tốbên ngoài cũng có ảnh hưởng rất lớn, đó là các nhân tố sau:

2.2.2.1 Môi trường pháp lý

Khi tham ra đấu thầu trong nước các doanh nghiệp xây lắp đều phải thựchiện các quy định chung của nhà nước về đấu thầu Tuy nhiên khi đấu thầu khuvực, quốc tế thì để tăng cường khả năng cạnh tranh cần phải có sự hỗ trợ củachính phủ về đường lối, chính sách riêng Như vậy, chính sách của Đảng vàNhà nước đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thắngthầu của các DNXD

Môi trường pháp lý bao gồm luật và các văn bản dưới luật Luật gồm có luậttrong nước và luật quốc tế, các văn bản dưới luật cũng vậy, có những quy định doChính phủ Việt Nam ban hành, có những quy định do các tổ chức quốc tế (WTO,AFTA, ASEAN) ban hành mà các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hộinhập và toàn cầu hoá phải tuân theo Mọi quy định và luật lệ trong hợp tác kinhdoanh quốc tế đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, nótác động trực tiếp đến mọi phương diện như tín dụng, thuế, chống độc quyền, bảo

hộ, ưu đãi, bảo vệ môi trường, những chính sách này khi tác động lên nền kinh tếsẽ ra cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng đồng thời cũng sẽ tăng nguy cơ cho doanhnghiệp khác

Sự ổn định của môi trường pháp lý cũng như sự ổn định chính trị sẽ là mộtnhân tố thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, làm tăng khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp đồng thời góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của quốcgia Ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi phải đối diện vớinhững thay đổi liên tục của pháp luật, dẫn đến suy yếu năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp

Trang 38

2.2.2.2.Chủ đầu tư

Chủ đầu tư (hay còn gọi là bên mời thầu) là người sở hữu vốn hoặc đượcgiao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiệndự án Vì vậy có thể xem chủ đầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm toàn diện các vấnđề liên quan đến dự án trước pháp luật, là người trực tiếp quyết định và lựa chọn hồ

sơ dự thầu của doanh nghiệp Do vậy, chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến cácdoanh nghiệp tham gia đấu thầu xây dựng

Theo Luật đấu thầu thì bên mời thầu có quyền lựa chọn nhà thầu trúnghoặc huỷ bỏ kết quả lựa chọn theo quy định của pháp luật về đấu thầu Việcbên mời thầu tự thực hiện hay lựa chọn tư vấn lập hồ sơ mời thầu, chọn tư vấnđánh giá hồ sơ dự thầu có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thắng thầu của doanhnghiệp.Họ có thể đưa ra những yêu cầu mà chỉ có một vài doanh nghiệp địnhtrước mới thắng thầu được

Trong quá trình đấu thầu, bên mời thầu có quyền yêu cầu các các bên dự thầucung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc lựa chọn nhà thầu Nếu bên mờithầu có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt sẽ tạo nêncạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu và từ đó sẽ lựa chọn ra được nhà thầu tốt nhất,ngược lại dễ tạo ra sự quan liêu, tiêu cực trong đấu thầu

2.2.2.3 Đối thủ cạnh tranh

Khi doanh nghiệp tham gia dự thầu cũng có nghĩa là doanh nghiệp phải thamgia vào cuộc cạnh tranh công khai trên thị trường, trong đó các đối thủ cạnh tranh lànhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến khả năng trúng thầu của doanh nghiệp Mức độcạnh tranh quyết liệt hay không phụ thuộc vào năng lực và số lượng nhà thầu thamgia Để giành chiến thắng thì doanh nghiệp bắt buộc phải vượt qua được tất cả các đốithủ trong tham dự cuộc đấu thầu, muốn vậy doanh nghiệp phải đảm bảo có năng lựcvượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh Do đó, yêu cầu doanh nghiệp phải coi trọngcông tác thu thập thông tin và tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong quátrình đấu thầu, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu để có biện pháp đối phó

Trang 39

2.2.2.4 Các nhà cung cấp vật tư

Cuối cùng một nhân tố nữa có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp trong đấu thầu xây dựng cần phải đề cập đó là các nhà cung ứng vật tư, thiếtbị Trong thời đại của sự phân công lao động và chuyên môn hóa cao thì không cómột doanh nghiệp nào có thể tự lo cho mình các đầu vào được Để kinh doanh đạthiệu quả thì doanh nghiệp phải tìm mua các vật tư đầu vào từ bên ngoài với điềukiện là người cung ứng phải giao hàng đúng hẹn, đúng chủng loại, đảm bảo yêu cầuvề chất lượng và giá cả phải ổn định trong thời gian dài Nếu các nhà cung cấp tănggiá hoặc giao vật liệu kém phẩm chất thì chất lượng và giá thành công trình sẽ bịảnh hưởng, dẫn đến lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp sẽ giảm, điều này đồngnghĩa với việc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút và cơ hội thắngthầu cũng giảm đi

Vì vậy, để việc cung cấp vật tư, nguyên liệu đúng hạn và đảm bảo yêu cầuchất lượng thì doanh nghiệp cần phải tiến hành lựa chọn nhà cung cấp một cách cẩnthận Tức là phải điều tra các điều kiện và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhàcung cấp đó có phù hợp với mình hay không, mặt khác không ngừng củng cố mốiquan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng, cùng nhau giải quyết những khó khăn trongquá trình thực hiện hợp đồng, tạo niềm tin cho nhau Ngoài ra, nếu có điều kiện cácdoanh nghiệp xây dựng đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựngnhư gạch, đá, xi măng như vậy doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong quá trình thicông và hiệu quả mang lại sẽ lớn hơn

2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực đấu thầu

2.3.1.Tỷ lệ/hệ số trúng thầu

Chỉ tiêu này phản ánh một cách khái quát tình hình dự thầu và kết quả đạtđược của doanh nghiệp bằng cách đánh giá hiệu quả, chất lượng của việc dự thầutrong năm, quy mô và giá trị hợp đồng trúng thầu thông qua đó có thể đánh giá nănglực của doanh nghiệp, việc đánh giá được tính bằng công thức sau:

Trang 40

TA = DAtt/DAdt x100%

Trong đó: - TA: là tỷ lệ trúng thầu theo số lần tham gia đấu thầu

- DAtt: là số lượng dự án (hay số gói thầu) trúng thầu trong năm

- DA dt: là số lượng dự án (hay số gói thầu) dự thầu trong năm

2.3.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ

Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ là yếu tố cơ bản góp phần tạo nên nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhóm này bao gồm nhà xưởng, hệ thống khotàng, hệ thống cung cấp năng lượng, kỹ thuật công nghệ thi công…Tóm lại, đây làchỉ tiêu tổng hợp của các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, biện pháp thi công và tiến

độ thi công công trình Nó đóng vai trò quan trọng trong công tác đấu thầu, là yếu tốquyết định đến chất lượng công trình, giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tếvà được thể hiện qua mức độ áp dụng các yêu cầu sau:

2.3.2.1 Năng lực về máy móc thiết bị công nghệ

Đối với doanh nghiệp xây dựng, máy móc thiết bị được xem là bộ phận chủyếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp Nó là thước đo trình

độ kỹ thuật, là thể hiện năng lực hiện có đồng thời là nhân tố quan trọng góp phầntăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu Trong quá trình chấmthầu năng lực về máy móc thiết bị được chủ đầu tư xem xét rất kỹ, bởi vì nó có tácđộng rất lớn đến chất lượng và tiến độ thi công Khi đánh giá năng lực về máy mócthiết bị và công nghệ chủ đầu tư thường đánh giá các mặt sau:

- Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ, biểu hiện ở các thông số như tên nhàsản xuất, nước sản xuất, năm sản xuất, model, công suất, giá trị còn lại của thiết bị

- Tính trạng đồng bộ của thiết bị, công nghệ, vì nếu thiết bị đồng bộ sẽ đảmbảo sự phù hợp gữa thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất; giữa chất lượng,

độ phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra

- Tính hiệu quả: Thể hiện qua việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ tác độngnhư thế nào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng huy động và phát huytối đa nguồn lực về máy móc thiết bị sẵn có phục vụ cho mục đích cạnh tranhcủa nhà thầu

Ngày đăng: 07/11/2016, 09:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8) Phan Thăng, Quản trị chất lượng, Nhà xuất bản Thống kê, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chất lượng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
12) Trung tâm nghiên cứu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, “Đánh giá hoạt động tín dụng Ngân hàng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, xử lý nợ xấu”, tạp chí tài chính 10/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá hoạt động tín dụng Ngân hàng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, xử lý nợ xấu”
1) Chính phủ (2003), Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng Khác
2) Luật các đấu thầu năm (2013), nxb. Tài chính, Hà Nội 3) Vụ quản lý đấu thầu (2003), Quy chế đấu thầu, Hà Nội Khác
6) CTCP Kỹ thuật điện sông Đà, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2010- 2014, hồ sơ thầu, tài liệu lưu hành nội bộ Khác
7) Nguyễn Đình Phan, Đặng Ngọc Sự, Quản trị chất lượng, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2012 Khác
9) Trần Bình Trọng, Phạm Quang Phan, Đào Phương Liên, Lê Thục (2002), Kinh tế chính trị học, NXB Thống kê, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w