1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty kinh doanh vật liệu xây dựng Nam Thắng

71 285 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 455,5 KB

Nội dung

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường thì công tácxây dựng chiến lược kinh doanh có ý nghĩa quyết định đến mọi hoạt động củadoanh nghiệp.. Do vậychỉ có nắm vữn

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗisinh viên, không những củng cố lại kiến thức đã học mà còn vận dụng các kiếnthức đó vào thực tiễn Hơn nữa đồng thời giúp sinh viên nâng cao kiến thức lýluận, phương pháp làm việc một cách hiệu quả đáp ứng nhu cầu thực tiễn

Từ những cơ sở đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Banchủ nhiệm khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, tôi đã tiến hành thực tập tốtnghiệp tại Công ty Kinh doanh vật liệu xây dựng Nam Thắng từ ngày 27/12/2010

đến ngày 27/05/2011 với đề tài: “ Tìm hiểu công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty kinh doanh vật liệu xây dựng Nam Thắng”

Để hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâusắc tới Ban chủ nhiệm khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy

và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Bùi Kim Anh đã hướng dẫn tậntình và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian hoàn thành chuyên đề

Qua đây tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc, Phòng kếtoán, Phòng kinh doanh Công ty Kinh doanh vật liệu xây dựng Nam Thắng đã tạođiều kiện thuận lợi, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập tốtnghiệp

Mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu nhưng do thời gian cũng nhưkiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhậnđược những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo để đề tài của tôi được hoàn thiệnhơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Phạm Thị Hoài Thu

Trang 2

PHẦN I : MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường cạnh tranh, hầu hết mọihoạt động kinh doanh của công ty đều phải có chiến lược phát triển rõ ràng Mộtdoanh nghiệp muốn thành công chắc chắn phải biết mình đang làm gì? Mình sẽlàm gì? Và nếu làm như vậy thì kết quả sẽ là gì? Để trả lời được những câu hỏitrên đòi hỏi phải có những kiến thức nhất định chứ không phải bằng cảm tính mộtcách chủ quan

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường thì công tácxây dựng chiến lược kinh doanh có ý nghĩa quyết định đến mọi hoạt động củadoanh nghiệp Một chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ đảm bảo cho các hoạt độngcủa doanh nghiệp diễn ra một cách liên tục, đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệpđứng vững và phát triển trên thị trường

Mặt khác, môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động luôn luônbiến động, thị trường luôn vận động theo những quy luật vốn có của nó Do vậychỉ có nắm vững các xu thế vận động của thị trường, dựa trên chiến lược kinhdoanh để đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp với sự thay đổi củathị trường nói riêng và của môi trường kinh doanh nói chung thì doanh nghiệp mới

có cơ hội để thành công trong lĩnh vực mình hoạt động

Trong một doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng như Công ty “Kinh

doanh vật liệu xây dựng Nam Thắng” việc cần phải có một chiến lược kinh doanh

và phát triển rõ ràng là một nhu cầu cấp thiết và là điều kiện tiên quyết sống còncủa công ty

Chính vì những lý do trên, cho nên việc tiếp xúc với những kiến thức về

chiến lược kinh doanh là vô cùng cần thiết đối với “Công ty kinh doanh vật liệu

xây dựng Nam Thắng” Nhận thức được tầm quan trọng của việc có một chiến

Trang 3

lược kinh doanh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Tìm hiểu công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Kinh doanh vật liệu xây dựng Nam Thắng”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Chuyên đề được nghiên cứu với mục đích mang lại một kiến thức khái quát

về quá trình xây dựng một chiến lược kinh doanh ở một doanh nghiệp vừa và nhỏ.Qua đó, bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng một chiến lược kinhdoanh hiệu quả hơn tại Công ty

1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của Công

ty Kinh doanh vật liệu xây dựng Nam Thắng.

Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty kinh doanh vật

liệu xây dựng Nam Thắng, địa chỉ: Số 14 Tân Linh – Phường Trần Phú – Thành

phố Bắc Giang – Tỉnh Bắc Giang

Phạm vi thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ ngày 27/12/2010 tới27/5/2011

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để đáp ứng mục tiêu và nội dung cần nghiên cứu của đề tài, tôi đã chọn địa

điển nghiên cứu là Công ty Kinh doanh vật liệu xây dựng Nam Thắng chuyên kinh

Trang 4

doanh hang vật liệu xây dựng Là một Công ty đã tồn tại khá lâu trong ngành nghềnày song muốn đứng vững và phát triển mạnh hơn nữa thì cần phải tìm ra đượcchiến lược kinh doanh hợp lý, dựa trên cơ sở phân tích công tác xây dựng chiếnlược kinh doanh của Công ty bằng các phương pháp nghiên cứu hợp lý.

Chuyên đề sử dụng các phương pháp sau:

1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu điều tra

Tài liệu thu thập để sử dụng trong nghiên cứu gồm 2 loại: Tài liệu thứ cấp

và tài liệu sơ cấp

- Tài liệu thứ cấp: bao gồm nguồn tài liệu được tập hợp từ sách báo, tạp chí,website liên quan, các báo cáo, các tài liệu có sẵn ở công ty… Từ các nguồn tàiliệu này tôi sẽ thu thập các thông tin, số liệu về tình hình kinh doanh và sử dụngvốn của Công ty

- Tài liệu sơ cấp:

Thu thập thông qua tham khảo, trao đổi với một số cán bộ tại công ty ởphòng kế hoạch, phòng kế toán

* Nội dung điều tra:

+ Thực trạng kinh doanh hàng vật liệu xây dựng tại Công ty: Các thương hiệu và chủng loại sản phẩm, tình hình cung ứng sản phẩm, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

+ Các nội dung của quá trình xây dựng chiến lược của Công ty

1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu

1.4.2.1 Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Đây là phương pháp được sử dụng thườngxuyên trong nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế, xã hội Sau khi thu thập được số liệu,

Trang 5

tiến hành thống kê những số liệu thu thập được bao gồm cả những số liệu sơ cấp

và thứ cấp Sau đó dùng những phương pháp trong thống kê để đưa ra những kếtluận Đồng thời sử dụng Excel để xử lý số liệu phục vụ cho việc phân tích đánhgiá các kết quả kinh doanh của Công ty

- Phương pháp biến động dãy số theo thời gian : Căn cứ vào những số liệu

đã thóng kê được tiến hành sắp xếp theo dãy số thời gian từ quá khứ đến hiện tại

Để từ đó thấy được xu hướng phát triển tương lai và đưa ra những kết luận chínhxác Trong đề tài sử dụng phương pháp này để phân tích xu hướng biến động củatài sản, nguồn vốn, kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm 2008, 2009, 2010.1.4.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Dùng các chỉ số về nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận để đánh giá số liệu, từ

đó phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng tài sản… của Côngty

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được dùng để so sánh số liệugiữa các năm, so sánh giữa lý thuyết và thực tế, từ đó xác định được tình hình thựchiện chiến lược của Công ty

- Phương pháp quy nạp : Phương pháp phân tích từ những vấn đề nhỏ rồi điđến kết luận

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có nhiềukinh nghiệm trong xây dựng chiến lược kinh doanh ở các Phòng tổng hợp, phòngtài chính kế toán, phòng kinh doanh trong Công ty Có thể giúp dự báo được cácmối lo ngại trong tương lai có thể xảy đến với Công ty, dự báo vai trò tác động củacác yếu tố như vốn, công nghệ, trình độ quản lý, lao động

1.4.2.3 Mô hình SWOT minh họa

Hiện nay các Công ty thường sử dụng các công cụ phân tích kinh tế- xã hội,trong đó phổ biến nhất là sử dụng bảng phân tích ma trận SWOT

Trang 6

Bảng ma trận SWOT của doanh nghiệp

Ma trận SWOT Cơ hội (O) Nguy cơ (T)

Mặt mạnh (S) Phối hợp S/O Phối hợp S/TMặt yếu (W) Phối hợp W/O Phối hợp W/T

S (strengths) : Các mặt mạnh

O (Opportunities) : Các cơ hội

T (Threats) : Các nguy cơ

W (Weaknesses) : Các mặt yếu

Để xây dựng ma trận SWOT, trước tiên cần kể ra các mặt mạnh, mặt yếu,

cơ hội và nguy cơ được xác lập bằng ma trận phân loại theo thứ tự ưu tiên Tiếp đótiến hành so sánh một cách có hệ thống từng cấp tương ứng giữa các yếu tố để tạo

ra cấp phối hợp

Phối hợp S/O thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu với các cơhội của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần sử dụng những mặt mạnh, cơ hội củamình để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, không ngừng mở rộng thị trường.Phối hợp W/O là sự kết hợp các mặt yếu của doanh nghiệp với các cơ hội Sự kếthợp này mở ra cho doanh nghiệp khả năng vượt qua mặt yếu bằng việc tranh thủcác cơ hội

Phối hợp S/T là sự kết hợp các mặt mạnh với các nguy cơ, cần chú ý đếnviệc sử dụng các mặt mạnh để vượt qua các nguy cơ

Phối hợp W/T là sự kết hợp giữa mặt yếu và nguy cơ của doanh nghiệp Sựkết hợp này đặt ra yêu cầu doanh nghiệp cần có biện pháp để giảm bớt mặt yếutránh nguy cơ bằng cách đặt ra các chiến lược phòng thủ

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang 7

2.1 Một số vấn đề chung về nội dung nghiên cứu

2.1.1 Chiến lược Kinh doanh và vai trò của chiến lược kinh doanh

2.1.1.1 Khái niệm Chiến lược Kinh doanh

Thuật ngữ chiến lược xuất hiện cách đây khá lâu nó có nguồn gốc từ tronglĩnh vực quân sự và bắt nguồn từ nước Hy Lạp cổ đại Chiến lược ra đời và pháttriển gắn liền với các cuộc chinh phạt của các đế quốc và nó được coi như là mộtnghệ thuật để giành phần thắng trong cuộc chiến

Phân tích chiến lược kinh doanh là phân tích, tìm hiểu và đưa ra con đường

cơ bản, phác họa quỹ đạo tiến triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đó là kếhoạch mang tính toàn diện, tính phối hợp và tính thống nhất được rèn giũa kỹlưỡng nhằm dẫn dắt đơn vị kinh doanh đảm bảo mục tiêu của đơn vị kinh doanh.Chiến lược kinh doanh là việc ấn định các mục tiêu cơ bản của đơn vị kinh doanh,lựa chọn phương tiện và cách thức hành động, phân bổ các nguồn lực thiết yếu đểthực hiện mục tiêu kinh doanh

Chiến lược của một doanh nghiệp thể hiện những nội dung như:

- Phương hướng hoạt động của doanh nghiệp: Nơi mà doanh nghiệp cốgắng vươn tới trong dài hạn

- Thị trường, quy mô của doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải cạnh tranh trênthị trường nào và những loại hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường

- Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: Những nhân tố từ môi trườngbên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 8

- Các nhà góp vốn của doanh nghiệp: Những giá trị và kỳ vọng nào mànhững người có quyền hành trong và ngoài doanh nghiệp cần là gì.

* Các quan điểm kinh doanh của doanh nghiệp:

Theo quan điểm truyền thống khái niệm chiến lược được hiểu như sau:

“ Chiến lược là việc nghiên cứu tìm ra một vị thế cạnh tranh phù hợp trong mộtngành công nghiệp, một phạm vi hoạt động chính mà ở đó diễn ra các hoạt độngcạnh tranh.” – theo Micheal Porter Chiến lược theo quan điểm của ông nhấn mạnhtới góc độ cạnh tranh

Theo Alfred Chandler, một giáo sư thuộc trường đại học Harvard: “Chiếnlược là việc xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, nhữngchương trình hành động cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thựchiện các mục tiêu đó”

K.Ohamac cho rằng: "Mục đích của chiến lược kinh doanh là mang lạinhững điều kiện thuận lợi nhất cho một phía, đánh giá chính xác thời điểm tấncông hay rút lui, xác định đúng đắn gianh giới của sự thoả hiệp"

Nhìn chung các quan niệm trên về thuật ngữ chiến lược đều bao hàm vàphản ánh các vấn đề sau:

+ Mục tiêu của chiến lược

+ Trong thời gian dài hạn (3, 5, 10 năm)

+ Quá trình ra quyết định chiến lược

+ Nhân tố môi trường cạnh tranh

+ Lợi thế và yếu điểm của doanh nghiệp nói chung và theo từng hoạt độngnói riêng

Như vậy, ta thấy chiến lược của doanh nghiệp là một "Sản phẩm" kết hợpđược những gì môi trường có? Những gì doanh nghiệp có thể? Và những gì doanhnghiệp mong muốn?

Tóm lại, trong đời sống của doanh nghiệp, chiến lược là: "Một nghệ thuậtthiết kế, tổ chức các phương tiện nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn và có mối quan

hệ với một môi trường biến đổi cạnh tranh"

Trang 9

2.1.1.2 Đặc trưng của Chiến lược Kinh doanh

Chúng ta nhận thấy rằng các quan điểm về chiến lược cho đến nay vẫn chưa

có sự thống nhất, và cùng với sự vận động của nền kinh tế tư tưởng chiến lượccũng luôn vận động và thay đổi nhằm đảm bảo sự phù hợp của nó với môi trườngkinh doanh Tuy vậy, dù ở bất cứ góc độ nào, trong bất kỳ giai đoạn nào chiếnlược vẫn có những đặc trưng chung nhất, nó phản ánh bản chất của chiến lượckinh doanh của doanh nghiệp Trong đó có những đặc trưng cơ bản nhất là:

+ Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần phảiđạt tới trong từng thời kỳ và quán triệt ở mọi mặt, mọi cấp trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

+ Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh trong một quátrình liên tục từ xây dựng đến thực hiện, đánh giá kiểm tra, điểu chỉnh… tình hìnhthực hiện các mục tiêu đề ra

+ Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo huy động tối đa và phát huy tối ưuviệc khai thác và sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp (lao động, vốn, kỹthuật, công nghệ…), phát huy các lợi thế, nắm bắt các cơ hội để giành ưu thế cạnhtranh trên thị trường

+ Chiến lược là công cụ thiết lập nên mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.+ Chiến lược kinh doanh luôn có tư tưởng tấn công giành thắng lợi trênthương trường Chiến lược được hoạch định và thực thi dựa trên sự phát hiện và sửdụng các cơ hội kinh doanh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm đạt đượchiệu quả kinh tế cao

+ Chiến lược kinh doanh xác định rõ phạm vi cạnh tranh của doanh nghiệp

Rõ ràng rằng mối quan tâm lớn nhất trong việc hình thành chiến lược chính

là việc xác định rõ lĩnh vực kinh doanh nào doanh nghiệp có dự định tham gia, nóđòi hỏi các nhà lập định chiến lược phải chỉ rõ được những vấn đề như: tỷ lệ tăngtrưởng, đa dạng hóa và tiến hành các hoạt động đầu tư

Trang 10

+ Chiến lược kinh doanh tạo lập nên một mối quan hệ tương hỗ đối với các

cơ hội và thách thức từ bên ngoài công ty, điểm mạnh và điểm yếu của công ty từ

đó tạo nên thế cạnh tranh của công ty

2.1.1.3 Vai trò của Chiến lược Kinh doanh

Đặc điểm của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp Nó vừa tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũngđặt các doanh nghiệp trước các thử thách mới Nó buộc các doanh nghiệp nếumuốn tồn tại phải tìm ra một phương pháp quản lý mới, đó chính là quản trị chiếnlược Trong đó, chiến lược chính là nền tảng cơ bản của phương pháp quản lý này.Trong môi trường kinh doanh hiện đại, chiến lược ngày càng đóng vai trò quantrọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vai trò đó được thể hiện:

+ Chiến lược là công cụ thể hiện tổng hợp các mục tiêu dài hạn của tổ chức,doanh nghiệp Mục tiêu của các doanh nghiệp là các tiêu đích cụ thể mà doanhnghiệp mong muốn đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình

+ Chiến lược gắn liền các mục tiêu phát triển trong ngắn hạn ở bối cảnh dàihạn Chính chiến lược với các mục tiêu chiến lược sẽ đem lại cho các nhà quản trịmột định hướng dài hạn Và như vậy, việc giải quyết các vấn đề ngắn hạn trongkhuôn khổ của định hướng dài hạn sẽ đem lại sự phát triển vững chắc cho doanhnghiệp Các mục tiêu dài hạn cũng là cơ sở quan trọng cho các mục tiêu ngắn hạn

+ Chiến lược góp phần đảm bảo cho việc thống nhất và định hướng cáchoạt động của doanh nghiệp Chiến lược góp phần cung cấp một quan điểm toàndiện và hệ thống trong việc xử lý các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn kinh doanhnhằm tạo nên một sức mạnh cộng hưởng của toàn bộ các bộ phận, các cá nhântrong doanh nghiệp hướng tới một mục tiêu duy nhất đó là mục tiêu chung củadoanh nghiệp

+ Chiến lược giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức nắm bắt được các cơhội thị trường và tạo thế cạnh tranh trên thương trường Thống nhất quá trình hoạtđộng nhằm đạt đến các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược của doanh nghiệp, và nhưvậy sẽ thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hữu hạn có hiệu quả nhất Do

Trang 11

đó các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhanh nhất các cơ hội trên thươngtrường, tận dụng tối đa khả năng sẵn có để tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới.

+ Chiến lược kinh doanh có vai trò là xác lập có căn cứ,có cơ sở nhữngmục tiêu cho Doanh nghiệp

+ Chiến lựơc kinh doanh là cách thức phối hợp mọi nguồn lực tập trung vàogiải quyết một mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp Như vậy chiến lược kinh doanh

sẽ khai thác được những ưu thế cạnh tranh từ sự phối hợp giữa các nguồn lực

+ Chiến lược kinh doanh là đề ra được cách thức hành động hướng mụctiêu sát thực tế hơn, hiệu quả hơn Tất cả đều được phản ánh chính xác trong chiếnlược kinh doanh Do vậy, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ gắn chặt với thựctrạng của doanh nghiệp Các nhà quản trị biết được sẽ khai thác những ưu thế cạnhtranh nào, tận dụng những thời cơ nào

Những vai trò cơ bản của chiến lược kinh doanh đã khẳng định sự cần thiếtkhách quan của chiến lược trong hoạt động quản trị nói chung và quản trị kinhdoanh nói riêng trong một nền kinh tế hiện đại Vì thế việc tiếp cận và áp dụngchiến lược kinh doanh là một vấn đề rất cần thiết hiện nay

2.1.2 Nội dung của quá trình xây dựng Chiến lược Kinh doanh

2.1.2.1 Xác định mục tiêu của chiến lược

Một doanh nghiệp được lập ra do có một chủ đích Tuy vậy nhiều khi họkhông hiểu rõ nhiệm vụ của mình vì thế các công việc đã được thực hiện khôngđem lại hiệu quả cao như mong đợi Đôi khi, vì không nắm vững những mục tiêu,nhiệm vụ đặt ra các doanh nghiệp đã chọn nhầm đường, mọi thực hiện công việctiếp sau đó trở nên vô nghĩa Vì vậy trước hết các doanh nghiệp phải biết đượcnhững công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện

Xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là giai đoạn mởđầu vô cùng quan trọng trong việc thực hiện quản trị kinh doanh theo chiến lược

Các mục tiêu được xác định rõ ràng và cụ thể là điều quan trọng để doanhnghiệp đạt được thành công

Trang 12

Mục tiêu chỉ rõ định hướng cần theo đuổi Nó ảnh hưởng tới các hoạt độngcủa doanh nghiệp Chẳng hạn tăng 15% thị phần đòi hỏi cần có các hành độngkhác nhau cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất Mục tiêu cũng là một nguồnkích thích Đạt doanh thu 1 tỷ vào năm sau có thể là thách thức đối với doanhnghiệp Cuối cùng, mục tiêu được sử dụng như một công cụ đánh giá và kiểm soát.

Nó cho phép kiểm tra xem kết quả đặt ra có phù hợp với những yêu cần đưa ra haykhông cho phép đưa ra các hành động thích đáng để đạt được kết quả mong muốncủng cố trách nhiệm với công việc Đối với mỗi doanh nghiệp mục tiêu có thể làmục tiêu dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn Các nhà kinh tế giả thiết rằng doanhnghiệp ấn định mục tiêu của mình trong các lĩnh vực chủ yếu sau:

Nếu thiếu 1 trong 8 lĩnh vực trên sẽ làm nảy sinh những hậu quả nghiêmtrọng cho toàn doanh nghiệp Để việc ấn định các mục tiêu trong ngắn hạn khônglàm ảnh hưởng tới các mục tiêu dài hạn, đòi hỏi phải có sự cân bằng giữa các mụctiêu này

Mục tiêu trong doanh nghiệp tuỳ thuộc vào từng thời kỳ, nó bao gồm mụctiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu dài hạn bao gồm:

+ Thị phần của doanh nghiệp;

+ Lợi nhuận của doanh nghiệp;

+ Năng suất lao động;

+ Một số lĩnh vực khác

Mục tiêu ngắn hạn thường đề cập đến lĩnh vực cụ thể và chức năng quản trịcủa doanh nghiệp

Trang 13

Trong doanh nghiệp một mục tiêu ấn định cho một công việc cụ thể có thể

là một ràng buộc với những công việc khác Chẳng hạn, đối với bán hàng, mụctiêu tối đa hóa bán hàng thì bị ràng buộc bởi năng lực sản xuất, thời gian giaohàng, số lượng sản phẩm, giá thành sản xuất Bản thân các nhân tố này là các mụctiêu có thể ấn định được với sản xuất Tuy nhiên, việc thực hiện một mục tiêu cóthể mâu thuẫn ràng buộc với mục tiêu mà nó có thể tính tới

Việc ấn định mục tiêu không phải là vấn đề hoàn toàn giản đơn hay mangtính chủ quan để có một mục tiêu phù hợp đối với doanh nghiệp, mục tiêu phảithỏa mãn một trong các nhân tố sau:

- Mục tiêu trước hết phải thực sự rõ ràng Một mục tiêu không rõ ràng sẽ cóảnh hưởng xấu tới các hoạt động của tập thể Một mục tiêu đòi hỏi phải có tínhhiện thực( tính khả thi) một mục tiêu không đảm bảo tính khả thi sẽ làm giảm sựhứng thú của mọi thành viên trong tổ chức

- Xác định mục tiêu cho từng giai đoạn vừa phải căn cứ vào bản tuyên bố

sứ mệnh vừa phải tính đến sự tác động của các yếu tố khách quan khác Đó là cácyếu tố bên trong và bên ngoài công ty

+ Các nhân tố bên trong:

Khả năng của công ty là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới việc xác địnhmục tiêu của tổ chức Tính những khả năng về nhân tài vật lực là nhân tố quyếtđịnh tính khả thi của mục tiêu lựa chọn Hệ thống mục tiêu cần được xây dựng saocho tận dụng hết được khả năng hiện có nhưng không thể vượt quá khả năng hiện

Quan điểm của những người đứng đầu công ty: Như ta đã biết mục tiêuchiến lược nói riêng hay hệ thống mục tiêu nói riêng bao giờ cũng được xây dựngbởi những người lãnh đạo công ty Chính vì thế nhân tố chủ quan trong việc xâydựng chúng là không thể tránh khỏi

Thành quả của công ty trong quá khứ mang lại điều kiện để thực hiện hệthống mục tiêu hiện tại, vì thành quả bao giờ cũng đi kèm theo là những kinhnghiệm thực tế hết sức quý báu

Trang 14

Người sở hữu công ty hay các nhân viên: Việc hình thành mục tiêu luôn bịchi phối và ảnh hưởng của nhóm người này Người sở hữu là những người tài trợcho hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về tài sản của công ty, luôn mongmuốn tăng nhanh tài sản của công ty Công nhân viên chính là những người thựchiện các mục tiêu đó họ luôn mong muốn việc thực hiện mục tiêu sẽ góp phần làmtăng thêm giá trị và chất lượng cuộc sống của họ.

+ Các nhân tố bên ngoài:

Môi trường kinh doanh: nó tác động tới mọi hoạt động của doanh nghiệp

Vì vậy nó chi phối việc có thực hiện thành công hay không hệ thống mục tiêu đề

ra Để hoạt động của doanh nghiệp được thuận lợi thì hệ thống mục tiêu của doanhnghiệp đề ra phải phù hợp với môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia

Khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các đối tượng khác có ảnh hưởng trựctiếp tới sự tồn tại của công ty Mục tiêu của công ty là phải thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng, các đối tượng xã hội và hạn chế được sức mạnh của đối thủ cạnhtranh bằng cách tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội cho chính mình

2.1.2.2 Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

a Tác động của môi trường bên ngoài đối với chiến lược kinh doanh

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng tồn tại trong một môi trường kinh doanhnhất định Sự tồn tại và phát triển của nó chịu sự tác động rất lớn từ môi trườngkinh doanh bên ngoài Sự tác động của môi trường kinh doanh bên ngoài có thểtheo hướng tích cực cũng có thể theo hướng tiêu cực Doanh nghiệp muốn tồn tại

và phát triển tất nhiên phải nhận được xu hướng phát triển của môi trường và vậnđộng sao cho phù hợp với môi trường bên ngoài

Môi trường kinh doanh bao gồm môi trường nền kinh tế hay môi trường vĩ

mô, môi trường ngành hay môi trường tác nghiệp Môi trường tác nghiệp là yếu tốtác động đến từng ngành hoạt động của doanh nghiệp còn môi trường vĩ mô tuykhông tác động trực tiếp nhưng sự tác động của môi trường này có tính lâu dài vàmang tính bước ngoặt trong quá trình phát triển

- Môi trường vĩ mô:

Trang 15

Phân tích môi trường vĩ mô cho ta câu trả lời cục bộ cho câu hỏi: Doanhnghiệp đang phải đối phó với cái gì? Có 5 nhân tố thuộc môi trường vĩ mô màdoanh nghiệp phải đối phó: nhân tố tự nhiên, nhân tố xã hội, nhân tố kinh tế, nhân

tố chính trị - pháp luật, nhân tố kỹ thuật - công nghệ Các nhân tố này tác động đến

tổ chức một cách độc lập hay kết hợp với các nhân tố khác

+ Nhân tố tự nhiên: là nhân tố quan trọng trong cuộc sống con người đồngthời là nguồn cung cấp đầu vào cho nhiều ngành sản xuất Nhân tố tự nhiên đượcxem như là nhân tố ít biến động nhất, tuy nhiên giờ đây môi trường tự nhiên đang

bị xuống cấp một cách nghiêm trọng điều đó có thể ảnh hưởng rất lớn tới xuhướng vận động của các doanh nghiệp

+ Nhân tố xã hội: Tất cả các doanh nghiệp phải phân tích các nhân tố xã hội

để ấn định những cơ hội và đe dọa tiềm tàng Các nhân tố xã hội thường thay đổihoặc tiến triển chậm chạp làm cho chúng đôi khi khó nhận ra Những nhân tố xãhội gồm: chất lượng đời sống, lối sống, sự linh hoạt của người tiêu dùng, nghềnghiệp, dân số, mật độ dân cư, tôn giáo

+ Nhân tố kinh tế: các nhân tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các doanhnghiệp và nhân tố kinh tế cũng là nhân tố vận động một cách thường xuyên nhất,khó dự đoán nhất trong các nhân tố vĩ mô Sự vận động của nó luôn chứa đựng cả

cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Trong đó nổi bật hơn cả là xuhướng vận động của tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân, lãi suất

là yếu tố tác động đến xu thế tiết kiệm tiêu dùng và đầu tư, tỷ lệ lạm phát Cácchính sách kinh tế thể hiện quan điểm của chính phủ trong việc phát triển ngành

Tỷ lệ lãi suất: tỷ lệ lãi suất có thể ảnh hưởng đến mức cầu đối vớisản phẩm của doanh nghiệp Tỷ lệ lãi suất là rất quan trọng khi người tiêu dùngthường xuyên vay tiền để thanh toán với các khoản mua bán hàng hóa của mình

Tỷ lệ lãi suất còn quyết định mức chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư.Chi phí này là nhân tố chủ yếu khi quyết định tính khả thi của chiến lược

Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiềntrong nước với đồng tiền của các nước khác Thay đổi về tỷ giá hối đoái có tác

Trang 16

động trực tiếp đến tính cạnh tranh của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất trên thịtrường quốc tế Sự thay đổi về tỷ giá hối đoái cũng làm ảnh hưởng lớn đến giá cảcủa các mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty.

Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát có thể gây xáo trộn nền kinh tế làmcho sự tăng trưởng kinh tế chậm lại và sự biến động của đồng tiền trở nên khônglường trước được Như vậy các hoạt động đầu tư trở thành những công việc hoàntoàn may rủi, tương lai kinh doanh trở nên khó dự đoán

+ Nhân tố chính trị, pháp luật: Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - phápluật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sự ổn địnhchính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hướng cólợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển nhóm doanhnghiệp khác và ngược lại Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là mộttrong những tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi

và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạch định và tổchức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường chính trị -pháp luật tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vì nó ảnhhưởng đến sản phẩm, ngành nghề phương thức kinh doanh của doanh nghiệp.Không những thế nó còn tác động đến chi phí: chi phí sản xuất, chi phí lưu thông,chi phí vận chuyển, mức độ thuế suất

+ Nhân tố kỹ thuật - công nghệ: Với tốc độ phát triển như vũ bão của khoahọc công nghệ như hiện nay, vòng đời của công nghệ càng ngày càng ngắn lại Sự

ra đời của công nghệ mới sẽ hủy diệt các công nghệ cũ Sự ra đời của các côngnghệ mới sẽ làm tăng tính ưu thế của sản phẩm thay thế, sản phẩm được hoànthiện hơn, giá sản phẩm trở nên rẻ hơn và cũng có thể làm xuất hiện thị trườngmới Các doanh nghiệp vì thế cần tăng cường khả năng khai thác và nghiên cứucông nghệ mới

- Môi trường tác nghiệp ( môi trường ngành): Là môi trường gắn liền vớihoạt động của doanh nghiệp, các yếu tố của môi trường tác nghiệp sẽ quyết định

Trang 17

môi trường đầu tư, cường độ cạch tranh và mức lợi nhuận trong ngành Theo giáo

sư Michael Porter bối cảnh của môi trường tác nghiệp chịu ảnh hưởng của năm áplực cạnh tranh của các công ty trong ngành, sức mạnh của người mua, sức mạnhcủa người bán và đe dọa của sản phẩm thay thế

Sơ đồ 1:Năm áp lực cạnh tranh theo Michael Porter

Nguồn: tailieu.vn

* Các đối thủ tiềm tàng

Các đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện không ở trong ngành nhưng

có khả năng nhảy vào hoạt động kinh doanh trong ngành đó Đối thủ mới tham giatrong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vàokhai thác các năng lực sản xuất mới và mong muốn giành được một phần thịtrường.Vì vậy, những công ty đang hoạt động tìm mọi cách để hạn chế các đối thủtiềm ẩn nhảy vào lĩnh vực kinh doanh của họ

Nếu rào cản thâm nhập lớn sẽ làm giảm khả năng thâm nhập và ngược lại.Theo Joe Ban có ba rào cản chính cản trở sự thâm nhập là:

- Sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của công ty

- Lợi thế tuyệt đối về chi phí

Các đối thủ tiềm tàng

Các đối thủ cạnh tranhtrong ngành

Mật độ của các nhàcạnh tranh

Nhà cung

Sản phẩm thay thế

Trang 18

- Lợi thế kinh tế theo quy mô

Nếu doanh nghiệp có chiến lược nhằm nâng cao các rào cản thâm nhậpngành thì sẽ hạn chế nguy cơ thâm nhập từ các đối thủ tiềm tàng

* Những sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh hiện tại, đây là

áp lực thường xuyên và đe dọa trực tiếp đến doanh nghiệp Sản phẩm thay thế làloại sản phẩm của những doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc khác ngành nhưngcùng thỏa mãn một nhu cầu của người tiêu dùng Như vậy, sự tồn tại những sảnphẩm thay thế hình thành một sức ép cạnh tranh rất lớn, nó giới hạn mức giá mộtdoanh nghiệp có thể định ra và do đó giới hạn mức lợi nhuận của doanh nghiệp.Ngược lại, nếu sản phẩm của một doanh nghiệp có ít sản phẩm thay thế, doanhnghiệp có cơ hội để tăng giá và kiếm được lợi nhuận nhiều hơn Đặc biệt sản phẩmthay thế có thể xuất hiện ngay trong nội bộ doanh nghiệp

* Khách hàng

Khách hàng được xem như sự đe dọa mang tính cạnh tranh khi họ đẩy giá

cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm cho chiphí hoạt động của công ty tăng lên Ngược lại nếu người mua có những yếu thế sẽtạo cho công ty cơ hội để tăng giá và kiếm nhiều lợi nhuận hơn Sức ép từ kháchhàng dựa trên một số chỉ tiêu:

+ Khách hàng có tập trung hay không;

+ Doanh nghiệp có phải là nhà cung cấp chính không;

+ Mức độ chung thủy của khách hàng;

+ Khả năng tìm sản phẩm thay thế của khách hàng;

+ Chi phí chuyển đổi

* Nhà cung cấp

Nhà cung cấp được xem là sự đe dọa đối với doanh nghiệp khi họ có thểđẩy mức giá hàng cung cấp cho doanh nghiệp lên hoặc giảm chất lượng sản phẩmcung cấp, thay đổi điều kiện thanh toán, điều kiện giao hàng ảnh hưởng đến giáthành, đến chất lượng sản phẩm do đó ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của doanh

Trang 19

nghiệp Các doanh nghiệp thường phải quan hệ với các tổ chức cung cấp nguồnhàng, các yếu tố đầu vào khác nhau như nguồn lao động, vật tư thiết bị và tàichính Các yếu tố làm tăng áp lực từ phía các nhà cung cấp cũng tương ứng nhưcác yếu tố làm tăng áp lực từ khách hàng:

+ Số lượng tổ chức cung cấp ít, doanh nghiệp khó lựa chọn cơ sở cung cấp;+ Sản phẩm công ty cần mua có rất ít loại sản phẩm có thể thay thế được;+ Doanh nghiệp có phải là khách hàng chính của nhà cung cấp hay không;+ Nhà cung cấp có tập trung hay không, nghĩa là các nhà cung cấp có sự tậptrung thì sức ép từ phía nhà cung cấp sẽ cao hơn, doanh nghiệp sẽ ở tình trạng bấtlợi

* Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Các đối thủ cạnh tranh là áp lực thường xuyên và đe dọa trực tiếp đến cácCông ty Sự cạnh tranh của các công ty hiện có trong ngành ngày càng tăng thìcàng ảnh hưởng tới lợi nhuận, sự tồn tại và phát triển của công ty Vì chính sựcạnh tranh này buộc công ty phải tăng cường chi phí đầu tư nhằm khác biệt hóasản phẩm, tiếp cận thị trường hoặc giảm giá thành Cường độ cạnh tranh trongngành phụ thuộc vào các yếu tố sau :

+ Số lượng và khả năng của công ty trong ngành: quyết định tính chất vàcường độ cạnh tranh trong ngành Trong một ngành có số lượng công ty lớn vàkhả năng tương đương nhau, sự cạnh tranh có xu hướng cạnh tranh diễn ra khốcliệt và nghiêng về chiến tranh giá cả hơn nhiều Trong một số trường hợp có ítcông ty có khả năng chi phối thị trường, các công ty này thường có xu hướng liênkết với nhau để khống chế thị trường, các công ty yếu thế thường phải tuân theoluật của các công ty lớn đề ra

+ Nhu cầu thị trường: Nhu cầu về sản phẩm của công ty tác động rất lớnđến cường độ cạnh tranh Khi các nhu cầu sản phẩm có xu hướng tăng, các công ty

sẽ dễ dàng bảo vệ thị phần hay mở rộng thị phần của mình trên thị trường, tínhchất cạnh tranh sẽ kém gay gắt hơn Khi nhu cầu thị trường có xu hướng giảm

Trang 20

xuống, các công ty muốn bảo vệ thị phần và phát triển thị trường thì tất yếu sẽtham gia vào cuộc chiến với nhiều công ty hơn.

+ Rào cản rút lui: Chi phí ngày càng cao, doanh nghiệp càng khó ra khỏingành, do đó doanh nghiệp sẽ quyết tâm để tồn tại Điều đó càng làm cho cường

độ cạnh tranh ngày càng tăng, đặc biệt và với những ngành đang ở giai đoạn chínmuồi hay suy thoái Và ngược lại rào cản rút lui thấp, mức cạnh tranh trong ngành

có xu hướng giảm

+ Ngoài các rào cản chính còn có các nhân tố ảnh hưởng tới cương độ cạnhtranh như : tính khác biệt hóa của các sản phẩm trong nghành, chi phí cố định…

b Đánh giá tác động của môi trường:

Để đánh giá tác động của môi trường, thông thường người ta thường dùngphương pháp lượng hóa tác động của các yếu tố thuộc môi trường đến hoạt độngcủa doanh nghiệp, sau đó tổng hợp tất cả các yếu tố đó Tiến trình được thực hiệnqua các bước sau:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thànhcông của doanh nghiệp

Bước 2: Xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố ngành

Bước 3: Xác định trọng số của từng yếu tố trong mối quan hệ với khả năngphản ứng của chiến lược hiện tại của công ty hay mức độ quan trọng đối với doanhnghiệp

Bước 4: Tính điểm của từng yếu tố

Bước 5: Cộng tổng số điểm

Sau khi tính tổng của số điểm ta sẽ nhận thấy tác động của môi trường đốivới doanh nghiệp, xác định được cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp cần phảivượt qua Đây chính là căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh để đẩm bảo tínhphù hợp của chiến lược và môi trường vận động

2.1.2.3 Phân tích nội bộ doanh nghiệp

Trang 21

Khả năng của doanh nghiệp là yếu tố cơ bản quyết định xem doanh nghiệp

có thể làm gì, chiến lược của doanh nghiệp có thực hiện thành công hay không Đểđảm bảo tính khả thi của chiến lược, khi xây dựng chiến lược chúng ta phải đánhgiá được thực trạng, xác định được điểm mạnh, điểm yếu qua đó xác định năng lựcphân biệt hay lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Phân tích nội bộ doanh nghiệpđược tiến hành trên các mặt sau:

* Phân tích nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất của sản xuất kinh doanh, bao gồm ba cấp:

+ Lực lượng đội ngũ quản trị viên cao cấp ;

+ Lực lượng đội ngũ quản trị viên điều hành ;

+ Công nhân

Khi phân tích nguồn lực ta chú ý phân tích các mặt:

+ Bộ máy lãnh đạo ;

+ Trình độ tay nghề, tư cách đạo đức của cán bộ, công nhân viên ;

+ Các chính sách cán bộ có hiệu quả và hiệu năng ;

+ Mức độ thuyên chuyển cán bộ và bỏ việc ;

+ Trình độ chuyên môn;

+ Kinh nghiệm

* Phân tích khả năng tổ chức của doanh nghiệp

Việc đánh giá công tác tổ chức của doanh nghiệp thường ẩn dưới dạng câuhỏi: Phải chăng tổ chức của doanh nghiệp đã phù hợp với yêu cầu của chiến lượcdoanh nghiệp và chúng đủ sức để đảm bảo việc thực hiện chiến lược đề ra Nộidung chính của việc phân tích này tập trung vào:

- Chiến lược có phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp haykhông

- Hình thức, cơ cấu của doanh nghiệp có thích hợp với việc thực hiện chiếnlược hay không

- Quá trình ra quyết định của doanh nghiệp có hiệu lực hay không

- Phong cách làm việc của doanh nghiệp có phù hợp không

Trang 22

* Phân tích tài chính:

Thực trạng tài chính, các chỉ số tài chính là sự phản anh hiệu quả năng lựctài chính của tổ chức Tình trạng tài chính của công ty phản ánh không những nănglực hoạt động của công ty trong quá khứ mà còn phản ánh khả năng phát triển củacông ty trong tương lai Các chỉ số tài chính thường được quan tâm khi thực hiệncác phân tích tài chính trong xây dựng chiến lược bao gồm:

Các chỉ số luân chuyển: phản ánh năng lực của công ty khi đáp ứng cácnghĩa vụ tài chính ngắn hạn của nó Đó là chỉ số khả năng thanh toán hiện thời vàkhả năng thanh toán nhanh :

Khả năng thanh toán hiện thời = Tổng TSLĐNợ ngắn hạn

Các chỉ số hoạt động: phản ánh hiệu quả sử dụng năng lực của công ty :

Vòng quay của tổng vốn = Doanh thu thuần

Tổng vốn

Vòng quay của vốn lưu động = Doanh thu thuầnVốn lưu động

Trang 23

Các chỉ số phản ánh năng lực lợi nhuận: ROE, ROA

Doanh lợi của toàn bộ vốn (ROA) = Lợi nhuận ròng

Tổng vốn kinh doanh

Doanh lợi cổ phần (ROE) = Lợi nhuận ròngVốn cổ phần

* Phân tích văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức ngày càng đóng vai trò quantrọng trong sự hình thành của tổ chức Mỗi công ty cần làm cho các thành viên củamình thấu hiểu được mục tiêu và quan điểm hành động của công ty của mình.Điều đó sẽ thúc đẩy các thành viên trong công ty phấn đấu đạt được mục tiêuchung đề ra của công ty

Sau khi phân tích nội bộ của công ty, các nhà hoạch định chiến lược thựchiện các so sánh có ý nghĩa Đó là các so sánh phản ánh sự phát triển của công ty

và sức mạnh của nó trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Các so sánh thường được thực hiện theo ba hướng cơ bản:

+ So sánh theo thời gian

+ So sánh các chuẩn mực của ngành

+ Nhận dạng các nhân tố thành công cốt lõi của ngành

+ Kết thúc công việc phân tích nội bộ, chúng ta phải lập bảng tổng hợpđiểm mạnh điểm yếu của công ty Đây là công việc cuối cùng đồng thời cũng làkết quả của giai đoạn phân tích nội bộ Bảng tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu đượclập theo nguyên tắc của bảng tổng hợp cơ hội và thách thức trong phần phân tíchmôi trường

* Phân tích chức năng

- Chức năng sản xuất trong hoạt động kinh doanh là quá trình biến đổi đầuvào thành đầu ra (hàng hóa và dịch vụ) Đối với hầu hết các ngành, chi phí sản

Trang 24

xuất chủ yếu để tạo ra hàng hóa và dịch vụ đều chiếm tỷ lệ lớn, vì vậy chức năngsản xuất thường được coi là vũ khí cạnh tranh trong chiến lược của doanh nghiệp.

- Chức năng Marketing và tiêu thụ sản phẩm: Marketing có thể được mô tảnhư một quá trình xác định, dự báo thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu mong muốncủa người tiêu dùng đối với sản phẩm hay dịch vụ Việc phân tích hoạt độngMarketing thường bao gồm các nội dung: phân tích khách hàng, nghiên cứu thịtrường, mua và bán hàng hóa

- Chức năng quản trị nguồn nhân lực: quản trị nguồn nhân lực hiện nay cótầm quan trọng rất lớn ở tất cả các doanh nghiệp Mục tiêu của quản trị nhân lực làphát triển một kế hoạch nhân lực bao gồm:

+ Dự đoán về nguồn nhân lực mà doanh nghiệp có nhu cầu trong tương lai.+ Sắp xếp hợp lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

+ Đảm bảo cung - cầu về nguồn nhân lực cho các mặt hoạt động

+ Xác định các biện pháp cụ thể để quản lý nguồn nhân lực

- Chức năng nghiên cứu phát triển: trong các hoạt động đầu tư, đầu tư vàonghiên cứu và phát triển thường đưa lại hiệu quả rất lớn Hoạt động nghiên cứu vàphát triển có thể được chia thành 3 loại: nghiên cứu đổi mới sản phẩm nhằm tạo rasản phẩm hoàn toàn mới trước các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu cải tiến sảnphẩm nhằm nâng cao chất lượng hay hoàn thiện các đặc tính của sản phẩm hiện

có, thứ ba là nghiên cứu đổi mới công nghệ nhằm cải tiến quá trình sản xuất đểgiảm chi phí hoặc nâng cao chất lượng

2.1.3 Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh

2.1.3.1 Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh bao gồm các quyết định về: sản phẩm, dịch vụ màkhách hàng cần là gì? Nhóm khách hàng cần thỏa mãn là ai? Cách thức để thỏamãn khách hàng như thế nào? Ba quyết định này được thể hiện cụ thể trong cácchiến lược: chiến lược sản phẩm, chiến lược cạnh tranh và chiến lược đầu tư

Trang 25

a Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh có hiệu quả trên cơ sởđảm bảo thỏa mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời

kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nội dung của chiến lược sản phẩm:

- Xác định kích thước của tập hợp sản phẩm trong chiến lược: kích thướccủa tập hợp sản phẩm trong chiến lược là số loại sản phẩm cùng với số lượng,chủng loại của mỗi loại và mẫu mã, kiểu dáng của mỗi chủng loại doanh nghiệpchuẩn bị đưa ra thị trường Mỗi loại sản phẩm bao giờ cũng có nhiều chủng loại,

do đó trong chiến lược sản phẩm phải đề cập rõ đến chủng loại nào? Như vậytrong chiến lược sản phẩm doanh nghiệp có thể có nhiều cách lựa chọn hoặc là sảnxuất và cung cấp nhiều loại sản phẩm dịch vụ khác nhau hoặc là cố định vào mộtvài loại nhưng có nhiều chủng loại

- Nghiên cứu sản phẩm mới:

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc cải tiến hoàn thiện các sảnphẩm hiện có hoặc chế tạo sản phẩm mới

+ Mỗi loại sản phẩm đều có chu kỳ sống nhất định, khi sản phẩm bước vàogiai đoạn suy thoái thì doanh nghiệp phải có sản phẩm mới thay thế

b Chiến lược cạnh tranh

Các doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh phải có những vị trínhất định, chiếm lĩnh những phần thị trường nhất định Đây là điều kiện duy nhấtduy trì sự tồn tại của doanh nghiệp đó trong thị trường Sự tồn tại của doanhnghiệp luôn bị các đối thủ khác bao vây Do vậy để tồn tại trong thị trường cácdoanh nghiệp phải luôn vận động đưa ra các biện pháp nhằm chiến thắng đối thủcạnh tranh, giữ vững mở rộng vị thế của mình trên thị trường

Lợi thế cạnh tranh là những “năng lực riêng biệt” mà doanh nghiệp kiểmsoát được và được thị trường thừa nhận và đánh giá cao Doanh nghiệp sử dụng lợithế cạnh tranh để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác

Trang 26

Khi sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp giống như đối thủ cạnh tranhnhưng rẻ hơn, doanh nghiệp đạt được lợi thế về chi phí Doanh nghiệp làm khácđối thủ sẽ tạo nên sự riêng biệt, do đó doanh nghiệp đạt được lợi thế về sự khácbiệt: hoặc là sản phẩm tốt hơn, bán với giá cao hơn hoặc là sản phẩm đơn giảnhơn, bán với giá rẻ hơn.

* Các kiểu chiến lược cạnh tranh

- Chiến lược chi phí thấp: là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp tập trungmọi sự nỗ lực để hướng tới mục tiêu sản xuất hàng hóa, dịch vụ ở chi phí thấp hơnđối thủ cạnh tranh

- Chiến lược khác biệt hóa: mục đích của chiến lược này là để đạt được lợithế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm mà được người tiêu dùng nhận thức làđộc đáo nhất theo nhận xét của họ Sự khác biệt này sẽ giúp doanh nghiệp đặt mứcgiá cao hơn so với mức giá trung bình của ngành, do vậy nhận được mức lợi nhuậncao hơn

- Chiến lược tập trung hay trọng tâm hóa: là chiến lược mà theo đó doanhnghiệp lựa chọn sự khẳng định lợi thế cạnh tranh của mình trên một số phân đoạn

“đặc thù”, đoạn đó có thể xác định theo tiêu thức địa lý, loại khách hàng hoặc mộtnhánh của dòng sản phẩm Việc lựa chọn một đoạn thị trường giúp doanh nghiệptập trung sức mạnh vào, chống lại sự xâm nhập của các doanh nghiệp khác

c Chiến lược đầu tư (Chiến lược doanh nghiệp)

Đối với một doanh nghiệp khi có nhiều hoạt động khác nhau tức là có nhiềuđơn vị kinh doanh khác nhau Doanh nghiệp phải đưa ra quyết định nên đầu tư vàođơn vị kinh doanh nào, tránh những đơn vị kinh doanh nào Điều này có tác dụng:

- Tránh lãng phí không cần thiết khi tập trung quá nhiều vào các hoạt độngkhông có triển vọng

- Tránh bỏ lỡ những cơ hội một cách đáng tiếc khi không đầu tư hoặc đầu

tư quá ít vào những hoạt động nhiều triển vọng

Trang 27

Vấn đề ở đây là làm thế nào để doanh nghiệp xác định được các hoạt động

có triển vọng, nếu có nhiều hoạt động có triển vọng thì xác định triển vọng nào lớnhơn Trên thực tế nó phụ thuộc vào:

+ Sức hấp dẫn của ngành

+ Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

* Các chiến lược phát triển cấp doanh nghiệp

- Hợp nhất hay liên kết theo chiều dọc: doanh nghiệp tự đảm nhận sản xuất

và cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất hoặc tự giải quyết khâu tiêuthụ

- Đa dạng hóa: có 3 hình thức đa dạng hóa: đa dạng hóa chiều ngang, đadạng hóa đồng tâm và đa dạng hóa “kết khối”

- Chiến lược liên minh và hợp tác: các doanh nghiệp hợp tác và liên doanhvới nhau nhằm thực hiện những chiến lược to lớn mà họ không thể tự mình cángđáng nổi về tài chính cũng như ngăn chặn những nguy cơ đe dọa sự phát triển củahọ

2.1.3.2 Phân tích và lựa chọn chiến lược

Mục tiêu của việc phân tích và lựa chọn chiến lược chính là việc thiết lâpnên các mục tiêu dài hạn và tạo ra các chiến lược thay thế, lựa chọn ra trong số đómột vài chiến lược theo đuổi Phân tích chiến lược và lựa chọn nhằm định ra hàngloạt những hành động mà nó có thể giúp cho công ty đạt tới sứ mệnh cũng như cácmục tiêu mà nó đã đặt ra

* Tiêu chuẩn để lựa chọn chiến lược

- Tiêu chuẩn về mặt định lượng: chiến lược kinh doanh thường gắn với cácchỉ tiêu số lượng như khối lượng bán, thị phần thị trường, tổng doanh thu và lợinhuận Đây là những tiêu chuẩn thường dễ được xác định Nói chung khi xácđịnh các tiêu chuẩn định lượng, doanh nghiệp thường sử dụng các tiêu chuẩn vềkhả năng bán hàng, khả năng sinh lợi

- Tiêu chuẩn về mặt định tính: Không phải mọi phương án chiến lược kinhdoanh đều có thể xác định các tiêu chuẩn định lượng, các nhà quản lý nhiều khi

Trang 28

mắc sai lầm do lạm dụng các con số Do vậy, bên cạnh các tiêu chuẩn định lượngcòn phải có các tiêu chuẩn định tính để lựa chọn các phương án kinh doanh Đó làcác tiêu chuẩn: thế lực doanh nghiệp trên thị trường, mức độ an toàn trong kinhdoanh và sự thích ứng của chiến lược với thị trường

2.1.3.3 Thực hiện chiến lược

Đây là giai đoạn rất quan trọng để biến những chiến lược được hoạch địnhthành những hành động cụ thể

Thực thi chiến lược có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn doanh nghiệp, tácđộng tới cả các phòng ban và bộ phận chức năng Đối với thực thi chiến lược kỹnăng của mỗi cá nhân là vô cùng cần thiết Thực thi chiến lược bao gồm phát triểnchiến lược như ngân sách hỗ trợ, các chương trình văn hóa công ty, kết nối với hệthống động viên khuyến khích và khen thưởng cán bộ công nhân viên

Việc thực thi chiến lược có thành công hay không không những chỉ phụthuộc vào chất lượng chiến lược mà còn phụ thuộc vào khả năng thúc đẩy nhânviên của nhà quản trị

2.1.3.4 Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện chiến lược

Trong quá trình thực hiện chiến lược cần phải thường xuyên tổ chức kiểmtra xem xét các chiến lược đó có được tiến hành như dự định hay không? Có nhiềunguyên nhân khiến cho một chiến lược nào đó không thể đạt được mục tiêu đề ra.Những nguyên nhân này do biến đổi về hoàn cảnh môi trường hoặc do không thuhút được nguồn nhân lực Do vậy cần thông qua các hệ thống thông tin phản hồi

và các biện pháp kiểm tra để theo dõi đánh giá việc thực hiện

Như vậy quy trình xây dựng, thực hiện chiến lược được thực hiện qua 7bước sau:

Sơ đồ 2: Các bước thực hiện chiến lược

Xác định sứ mệnh, mục tiêu

Đánh giá môi trường bên ngoài

Phân tích nội bộ doanh nghiệp

Xây dựng các phương án chiến lược

luwlược Phân tích và lựa chọn chiến lươc

Thực hiện chiến lược

Trang 29

Đăng ký lần đầu với nghành nghề kinh doanh chính là sắt thép và phân phốivật liệu xây dựng, trải qua 5 lần đăng ký thay đổi và phát triển trong hơn 15 nămthành lập hiện giờ công ty đã mở rộng và phát triển trong rất nhiều lĩnh vực khácnhau: Đại lý mua bán vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm Dịch vụ vận tải

Trang 30

hàng hóa bằng ôtô Đại lý mua bán rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá điếu sảnxuất trong nước Mua bán than mỏ, chất đốt, thức ăn gia súc Kinh doanh nhànghỉ, khách sạn, ăn uống, vui chơi giải trí Nhận thầu xây lắp các công trình giaothông, thủy lợi, xây dựng dân dụng Mua bán hàng điện máy, ô tô, xe máy, xeđạp, hàng trang trí nội thất, hàng văn phòng, đồ gia dụng Thi công xây lắp côngtrình đường dây và trạm điện đến 35Kv Dịch vụ cho thuê nhà làm văn phòng.

Với quy mô ban đầu chỉ với 6 thành viên, tính đến thời điểm năm 2010công ty đã có 64 thành viên và vẫn tiếp tục phát triển theo đà tăng

2.2.2 Đặc điểm của Công ty Kinh doanh vật liệu xây dựng Nam Thắng

2.2.2.1 Đặc điểm về cơ cấu quản lý của Công ty kinh doanh vật liệu xây dựngNam Thắng

Do đặc điểm kinh doanh của Công ty nên cơ cấu tổ chức quản lý của Công

ty theo mô hình trực tuyến chức năng

Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về tình hình kinh doanh chung củaCông ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà Nước Giám đốc có thể ủy quyềncho phó giám đốc thực hiện theo chức năng và người thực hiện chịu trách nhiệmtrước pháp luật

Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm về hoạt động của phòng kế hoạch kinhdoanh, lãnh đạo đội ngũ nhân viên kinh doanh tìm kiếm đơn hàng và đảm bảo thựchiện hợp đồng Đồng thời, thừa lệnh giám đốc thực hiện các công việc được giaokhi Giám đốc vắng mặt

Phòng tổ chức - hành chính: Chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về

tổ chức bộ máy và lao động tiền lương

Phòng kế toán: Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh và quản lý thuchi Bên cạnh đó, tư vấn cho giám đốc kế hoạch tài chính, thực hiện công việc vayngắn hạn, trung hạn, dài hạn của công ty theo quy định của ngân hàng cũng nhưđiều lệ Công ty

Trang 31

Phòng kế hoạch: Thực hiện lập kế hoạch kinh doanh và tham mưu cho

giám đốc về phát triển thị trường tiêu thụ, cũng như các chiến lược trung hạn vàdài hạn của Công ty

Sơ đồ 3 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty

Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính2.2.2.2 Đặc điểm về lao động của Công ty

Nói chung lực lượng lao động của Công ty kinh doanh vật liệu xây dựngNam Thắng trong nhiều năm gần đây có xu hướng tăng dần về mặt số lượng và cơcấu cũng có những thay đổi theo một chiều hướng nhất định

Một số bảng cơ cấu lao động của Công ty kinh doanh vật liệu xây dựngNam Thắng như sau:

+ Theo tính chất lao động :

Bảng 1 Phân loại lao đông theo tính chất

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kế hoạchPhòng kế toán

Phòng hành

chính

Trang 32

Lao động trực tiếp 34 37 40

Nguồn: Phòng tổ chức - hành chínhBảng 1 cho thấy tổng số lao động của công ty tăng dần theo từng năm cả vềlao động trực tiếp và lao động gián tiếp do nhu cầu của Công ty ngày một tăng

+Theo trình độ

Bảng 2 Phân loại lao động theo trình độ

Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính Bảng 2 cho thấy trình độ lao động chủ yếu trong công ty là lao động phổthông, số lượng lao động trung học chuyên nghiệp tăng nhưng không đáng kể Bêncạnh đó lượng lao động ở trình độ Cao đẳng, Đại học giữ ở mức bình thường Tuyvậy mặt bằng chung về trình độ lao động của công ty là tương đối thấp, hầu hết lànhững lao động phổ thông Điều này thể hiện tính chất công việc không đòi hỏicao trong sản xuất kinh doanh, những người có trình độ cao thường trong tổ chức

bộ máy quản lý của công ty

Tóm lại, tình trạng lao động của công ty hiện nay cả về số lượng và trình độđang có xu hướng tăng đó là do công ty đang có chiến lược mới trong kinh doanhnên từng bước tăng dần lực lượng lao động gián tiếp thay vào những lao động trựctiếp

2.2.2.3 Đặc điểm về nguồn vốn của Công ty

Vốn là yếu tố cần thiết quan trọng để tiến hành kinh doanh đồng thời nócũng là tiền đề để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển và đứng vững trong cơchế thị trường Việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả đòi hỏi nhà quản lýphải có những năng lực về tài chính và kế toán nhất định, có như vậy nguồn vốnmới thực sự phát huy tình hiệu quả của nó Đối với Công ty kinh doanh vật liệu

Trang 33

xây dựng Nam Thắng một doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc sử dụng nguồn vốn

hiệu quả là vô cùng cần thiết đối với các nhà lãnh đạo của Công ty

Bảng 3 Cở cấu vốn kinh doanh của công ty

(Thời kỳ 2008- 2010)

ĐVT: Triệu VNĐ

STT Danh mục 2008Năm 2009Năm 2010Năm So sánh 2009/2008

So sánh 2010/2009 Chênh

lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ %

1 Nguồn vốn lưu động 21,542.54 28,845.75 29,006.90 7,303.21 133.90 161.15 100.56

2 Nguồn vốn cố định 6,984.70 6,996.60 7,778.72 11.90 100.17 782.12 111.18

3 Tổng cộng vốn kinh doanh 28,527.24 35,842.35 36,785.62 7,315.11 125.64 943.27 102.63 Nguồn: phòng kế hoạch

Bảng 3 cho thấy nguồn vốn của Công ty tăng dần qua các năm, chứng tỏ

hiệu quả sử dụng vốn của công ty tốt

- Tổng số vốn kinh doanh năm 2009 đạt 125.64% so với 2008 hay vượt

mức 25.64% ( tương ứng gần 7,315.11 triệu đồng ) Trong đó vốn lưu động vượt

33,9%, ( tương ứng 7,303.21 triệu đồng) , mức tăng chủ yếu là do công ty thu hút

vốn từ những nhà đầu tư tư nhân muốn đầu tư vào công ty Vốn cố định gần như

không thay đổi

- Tổng số vốn kinh doanh năm 2010 đạt 102.63% so với 2009 vượt mức

2.63% ( tương ứng 943.27 triệu đồng ) Năm 2010 tổng số vốn của công ty tăng

không đáng kể, mức tăng chủ yếu có được do lợi nhuận của công ty Nguồn vốn

lưu động tăng không đáng kể ( 0.56%) nhưng vốn cố định tăng thêm nhiều

( 11.18% ), chủ yếu lợi nhuận kinh doanh của công ty mang lại

2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008 – 2010

2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Trong 3 năm 2008 - 2010 Công ty đã đạt được một số kết quả kinh doanh như sau:

Trang 34

Bảng 4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty kinh doanh vật liệu

xây dựng Nam Thắng giai đoạn 2008 - 2010

ĐVT : Triệu VNĐ

STT Các chỉ tiêu 2008Năm 2009Năm 2010Năm So sánh 2009/2008

So sánh 2010/2009 Chênh

6 Lợi nhuận sau thuế 500.25 676.50 798.00 176.25 135.23 121.50 117.96

Bảng 4 cho thấy chỉ trong vòng 3 năm mọi chỉ tiêu kinh tế của Công ty đã

có những bước đột phá mạnh mẽ Điều đó chứng tỏ Công ty đã có được những

thành tựu lớn lao nhất là trong bối cảnh 3 năm qua có nhiều biến động mạnh ảnh

hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực nói

chung như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn cuối năm 2007 đầu năm

2008 vẫn còn tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam

- Năm 2009 là đánh giá những bước tiến mạnh mẽ của Công ty, nhờ có sự

nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, Công ty kiên trì từng

bước mở rộng thị trường, phát huy nội lực và các thuận lợi sẵn có của đơn vị Vì

vậy năm 2009 Công ty đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra :

Về chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng năm 2009 đạt 123.99% so với năm 2008

vượt kế hoạch 23.99% ( hay 5,046 triệu đồng) Sỡ dĩ đạt được điều này là nhờ cố

gắng quyết tâm của Công ty với những biện pháp tích cực chủ động sáng tạo trong

kinh doanh và tổ chức hợp lý, quản lý nhân lực, vật tư tiền vốn có hiệu quả

Về chỉ tiêu doanh thu, vượt 7,051.8 triệu đồng hay tăng 23% so với năm

2008 đặt ra nhưng tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng giá trị sản lượng

Trang 35

Điều này chứng tỏ kế hoạch thu hồi vốn và thực hiện kế hoạch tài chính của Công

ty năm 2009 tốt hơn năm 2008

Về lợi nhuận năm 2009 vượt 153 triệu đồng hay tăng 23% so với năm

2008 Sự gia tăng này chủ yếu là do doanh thu năm thực hiện kế hoạch

Về nộp ngân sách nhà nước năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tếtoàn cầu Nhà nước quyết định giảm 30% trên tổng thuế thu nhập của 25%, tức làgiảm 820 x 25% x 70% = 143,5 triệu đồng Vì vậy, công ty chỉ phải nộp 143,5triệu đồng cho ngân sách nhà nước Tức là năm 2009 công ty nộp cho ngân sáchmột khoản giảm 23.25 triệu đồng tương ứng giảm 13.94% so với năm 2008

- Bước sang năm 2010 do có nhiều kinh nghiệm hơn nên các chỉ tiêu phảnánh tình hình thực hiện giá trị sản lượng và kết quả sản xuất kinh doanh của Công

ty đều tăng so với năm 2008, 2009 Công ty cũng đã hoàn thành hầu hết các chỉtiêu kế hoạch đặt ra tuy nhiên mức độ hoàn thành một số chỉ tiêu năm này khôngtốt bằng năm 2009

Về giá trị tổng sản lượng năm 2010 đạt 110% (tương đương 2.608,4) so vớinăm 2009

Về doanh thu vượt 1.131,4 triệu đồng hay 3% so với năm 2009 Như vậytuy doanh thu vẫn tăng nhưng năm 2010 so với năm 2009 mức tăng kém hơnnhiều năm 2009 so với năm 2008

Về lợi nhuận năm 2010 vượt 244 triệu đồng hay tăng 29.76% so với 2009điều đó chứng tỏ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang diễn

ra theo chiều hướng tốt Lợi nhuận qua các năm không những tăng lên rất nhiều

mà còn vượt mức với kế hoạch đặt ra

Về nộp ngân sách năm 2010, khi mà kinh tế thế giới nói chung và kinh tếViệt Nam nói riêng đã có sự ổn định trở lại thì Nhà nước quy định thuế thu nhập là25%, tức là công ty nộp cho ngân sách nhà nước là 266 triệu đồng, tăng 122.5triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 85.37% so với năm 2009 Qua đó ta thấy công tyluôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cho Nhà nước

Ngày đăng: 15/05/2016, 20:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.” Giáo trình chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân - NXB Giáo dục năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp”
Nhà XB: NXB Giáo dục năm 2004
2. Gary D.Simth, Danny R.Anold, Bobby G.Bizell, “Chính sách và sách lược kinh doanh”, NXB Đồng Nai, năm 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách và sáchlược kinh doanh”
Nhà XB: NXB Đồng Nai
3. Philppe Lauserre, Joseph Putti, “Chiến lược quản lý và kinh doanh “ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược quản lý và kinh doanh
4. PGS. TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Thạc sĩ Phạm Văn Nam, “Chiến lược và chính sách kinh doanh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược vàchính sách kinh doanh
5. “Fred David , Khái luận về quản trị chiến lược”, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fred David , "Khái luận về quản trị chiến lược”
Nhà XB: NXB Thống kê
6. PTS. Đào Hữu Huân, “Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong nềnkinh tế thị trường”
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. GS.PTS Nguyễn Đình Phan, “Quản trị kinh doanh - những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh - những vấn đề lý luậnvà thực tiễn ở Việt Nam
8. Đỗ Văn Viện, Bài giảng: “ Quản trị chiến lược”(Dùng cho hệ đại học), khoa Kế toán- Quản trị kinh doanh, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược
9.Tạp chí kinh tế và phát triển điện tử, 2010, “Tổng quan kinh tế VIệt Nam năm 2010 và khuyến nghị cho năm2011”,http://www.ktpt.edu.vn/website/249_tong-quan-kinh-te-viet-nam-nam-2010-va-khuyen-nghi-cho-nam-2011.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan kinh tế VIệt Nam năm 2010 và khuyến nghị cho năm2011

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w