Bước sang thế kỷ 21, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra những vận hội lớn cho các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU. Bước sang thế kỷ 21, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra những vận hội lớn cho các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam. Đây là những cơ hội không nhỏ cho các Doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để phát triển. Tuy nhiên, xu thế này cũng đặt các Doanh nghiệp trước những thách thức không nhỏ, đó là sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, môi trường kinh doanh thường xuyên biến động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ . Hội nhập là một xu thế tất yếu để phát triển, nhưng để phát triển một cách bền vững thì cũng cần phải biết đánh giá, và chủ động phòng tránh những nguy cơ, những rủi ro luôn tiềm ẩn trong một môi trường kinh doanh thường xuyên biến động. Một chiến lược kinh doanh cụ thể, mang tính thực tiễn cao trong cả ngắn hạn và dài hạn là một giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp có thể định hình được con đường doanh nghiệp phải đi để đạt tới sự phát triển bền vững. Bởi trước hết, chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nhận rõ mục đích hướng đi của mình, là cơ sở và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Và trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên có sự thay đổi và vận động, chiến lược kinh doanh giúp cho Doanh nghiệp có thể nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời chủ động tìm ra những giải pháp khắc phục và vượt qua những nguy cơ, những rủi ro luôn tiềm ẩn. Ngoài ra, một bản chiến lược kinh doanh cụ thể, rõ ràng, mang tính thực tiễn cao cũng là cơ sở để Doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và tăng cường vị thế cạnh tranh đảm bảo cho sự phát triển bền vững và liên tục của doanh nghiệp. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh còn là cơ sở vững chắc cho việc hoạch định chính sách và ra những quyết định phù hợp trong quá trình kinh doanh. Đối với lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông và xây dựng dân dụng nói riêng, trong những năm qua luôn là một lĩnh vực có tốc độ phát triển rất cao để đáp ứng cho mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và xã hội. Chính vì vậy, sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực này là không hề nhỏ, không chỉ có sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự xuất hiện của các doanh nghiệp lớn đến từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Trong bối cảnh đó, hoạch định và quản trị chiến lược đóng một vai trò vô cùng quan trọng tới sự phát triển của doanh nghiệp, là yếu tố mang tính quyết định tới việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, vấn đề quan trọng nhất đối với các Doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và các công trình giao thông là phải có định hướng phát triển lâu dài thông qua một chiến lược kinh doanh đúng đắn và SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 được xây dựng phù hợp với bối cảnh môi trường và tương thích với khả năng, vị thế của doanh nghiệp trong điều kiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp đó. Vì vậy em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác hoạc định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Việc nghiên cứu đề tài nhằm hướng tới các mục tiêu sau: - Đánh giá, phân tích những điểm mạnh điểm yếu của Doanh nghiệp. - Phân tích tác động của môi trường tới hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, từ đó đánh giá những cơ hội và nguy cơ mà Doanh nghiệp gặp phải. - Đánh giá thực tế hoạt động hoạch định và quản trị chiến lược tại doanh nghiệp trong thời gian qua. Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động hoạch định và quản trị chiến lược của công ty. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng: - Hoạt động hoạch định và quản trị chiến lược trong doanh nghiệp. - Điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - nguy cơ mà DN gặp phải. Phạm vị nghiên cứu: - Đơn vị thực tập: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông (TRANCONSIN.,JSC) Địa chỉ : 18 - Đường Giải Phóng - Quận Đống Đa – Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu: - Số liệu tại đơn vị thực tập. - Số liệu của ngành và các DN cùng ngành. - Số liệu trên báo chí, Internet. Sử dụng các công cụ phân tích: - Sự dụng phương pháp tổng hợp và so sánh số liệu: giữa các kì trong năm, năm kế hoạch với năm thực hiện để rút ra kết luận. - Phương pháp quy nạp: Đi từ những vấn đề, những hiện tượng phát sinh để tổng hợp và chỉ ra quy luật vận động của sự vật hiện tượng. - Sử dụng các ma trận phân tích: SWOT, BCG, Mc Kinsey . Kết cấu khoá luận: Khoá luận bao gồm 3 chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông ( TRANCONSIN.,JSC ). SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh, chỉ ra cơ hội – nguy cơ; điểm mạnh điểm yếu của DN. Chương 3: Lựa chọn chiến lược - Giải pháp và kiến nghị bản thân. PHẦN NỘI DUNG. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG. I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY. - Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG. - Tên Tiếng Anh: TRANSPORT CONSTRUCTIONS AND INVESTMENT JOIN STOCK COMPANY. - Tên viết tắt: TRANCONSIN.,JSC - Trụ sở công ty: Số 18- Đường Giải Phóng - Phường Phương Mai - Quận Đống Đa – Hà Nội. - Số điện thoại: (84-4) 5743156/5743158/5770158. - Fax: 04.5771656 SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 - Website: www.tranconsinco.com.vn - Email: tranconsin-vp@vnn.vn - Số tài khoản : 431101.003148 tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà Nội. - Năm thành lập: thành lập năm 1999 với hình thức pháp lý là công ty Nhà Nước trực thuộc công đoàn ngành Giao thông vận tải với tên gọi Công ty xây dựng và dịch vụ giao thông vận tải. - Chuyển đổi hình thức pháp lý : Chuyển đổi sang hình thức pháp lý là công ty cổ phần theo quyết định số 1666/QĐ-BGTVT vào năm 2004 với tên gọi Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông. Quy mô doanh nghiệp: • Quy mô vốn: - Vốn điều lệ: 7.550.000.000 VNĐ ( Bảy tỷ năm trăm lăm mươi triệu đồng VN). Trong đó: Tỷ lệ vốn nhà nước: ( Do công đoàn ngành GTVT Việt Nam đại diện chủ sở hữu) : 16% vốn điều lệ. Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp : 55% vốn điều lệ. Tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài DN: 29% vốn điều lệ. • Giá trị DN tại thời điểm cổ phần hoá: - Giá trị thực tế: 83.462.631.919 VNĐ. - Giá trị phần vốn góp của nhà nước tại DN: 1.729.289.033 VNĐ. • Quy mô lao động: - Tại thời điểm cổ phần hoá: 100 cán bộ công nhân viên. - 12/2006: 989 cán bộ, công nhân viên. I.1. Ngành nghề kinh doanh: - Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước. - Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi, điện. - Nạo vét, san lấp mặt bằng, đào đắp nền móng công trình. - Xây dựng đường dây và trạm điện đến 35KV - Thí nghiệm vật liệu và kiểm tra chất lượng công trình không do công ty thi công. - Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. - Sửa chữa phương tiện xe máy, thiết bị thi công, gia công cơ khí. - Kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm dân cư, khu công nghiệp, đô thị. - Kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ ngành giao thông vận tải. - Kinh doanh thương mại. - Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế; kinh doanh khách sạn nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống ( không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, vũ trường, quán bar). SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 - Sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ. - Kinh doanh vận tải hàng hoá, hành khách. - Kinh doanh xăng dầu, mỡ. - Đào tạo và cung ứng lao động. - Xuất khẩu lao động. - Tư vấn du học. - Dịch vụ quảng cáo và in ấn ( trừ lĩnh vực nhà nước cấm). - Kinh doanh hoá chất ( trừ những hoá chất thuộc danh mục cấm). - Kinh doanh các mặt hàng điện, điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng. - Sản xuất, mua bán các mặt hàng kim khí, sắt thép, nhôm, đồng, tôn. - Kinh doanh linh kiện phụ tùng xe ôtô, xe máy dạng CKD và IKD. I.2. Cơ cấu tổ chức công ty. I.2.1. Sơ đồ tổ chức công ty. Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức công ty CP đầu tư và xây dựng giao thông. Ghi chú: : Quan hệ mệnh lệnh trực tiếp. : Quan hệ phối hợp. Công ty cổ phần và đầu tư và xây dựng giao thông được tổ chức theo mô hình quản trị trực tuyến chức năng. Cấp dưới nhận lệnh trực tiếp từ cấp trên và phối hợp với các phòng ban chức năng khác trong công ty trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG ĐẦU TƯ THỊ TRƯỜNG PHÒNG KỸ THUẬT THI CÔNG PHÒNG KINH TẾ - KẾ HOẠCH PHÒNG KINH DOANH - XNK PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH ĐỘI XDCT 6 ĐỘI XDCT 7 ĐỘI XDCT 8 ĐỘI XDCT 9 ĐỘI XDCT 11 ĐỘI XDCT 17 XÍ NGHIỆP XDCT 1 CHI NHÁNH MIỀN TRUNG C.TY TNHH TVXDCT (TCI) PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐỘI XDCT 5 TRUNG TÂM Đ.TƯ & XKLĐ Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Theo mô hình tổ chức trên, Đại hội đồng cổ đông có quyền hạn lớn nhất trong việc ra các quyết định điều hành hoạt động công ty. Hội đồng quản trị có trách nhiệm cụ thể hoá những quyết định của đại hội cổ đông, chỉ đạo thực hiện và chịu sự giám sát của Ban Kiểm Soát do Đại hội cổ đông lập ra. Tổng giám đốc là cá nhân có số cổ phần lớn nhất trong công ty, và đảm nhận vị trí chủ tịch hội đồng quản trị. Tổng giám đốc có trách nhiệm điều hành công ty hoạt động, thi hành các quyết định của Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị. Giúp việc cho Tổng Giám đốc và 2 phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh và phụ trách kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban chức năng theo lĩnh vực mình quản lý, báo cáo Tổng giám đốc và hội đồng quản trị. Trong công ty có 6 phòng ban chức năng, đó là: - Phòng Tổ chức - Hành chính. - Phòng Tài chính - Kế toán. - Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu. - Phòng Kinh tế - Kế hoạch. - Phòng Kỹ thuật – Thi công. - Phòng Đầu tư - Thị trường. Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ thực hiện và tổ chức thực hiện các quyết định của lãnh đạo công ty, đồng thời hỗ trợ các phòng ban khác trong quá trình hoạt động. Các đội XDCT có nhiệm vụ thi công các công trình mà công ty đã trúng thầu. II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT. 1. Về sản phẩm. Là một công ty kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực nhưng lĩnh vực chủ yếu của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông là lĩnh vực xây dựng và thi công công trình giao thông và công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Chính vì vậy sản phẩm chủ yếu của công ty là các công trình xây dựng. Các công trình xây dựng có đặc điểm chung là vốn đầu tư lớn, sử dụng lâu dài và phục vụ lợi ích của nhiều người, thời gian thi công dài và đòi hỏi nguồn nhân lực và công nghệ lớn. Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng luôn là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới uy tín của đơn vị thi công. Tuy nhiên việc đảm bảo chất lượng trong xây dựng cơ bản lại là một bài toán khó, đòi hỏi phải có một chiến lược cụ thể để hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao trình độ quản lý nhân công, đề phòng thất thoát nguyên vật liệu và nâng cao trình độ công nghệ. Đây là vấn đề đã được lãnh đạo công ty quan tâm và áp dụng các hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công. Cụ thể vào đầu năm 2006, hơn 1 năm sau khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần, công ty đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong lĩnh SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 vực xây dựng các công trình giao thông do tổ chức Intertek Testing Service NA của Hoa kỳ chứng nhận. Đặc điểm của lĩnh vực xây dựng là chuẩn bị hồ sơ, lập dự toán công trình - đấu thầu – thi công công trình - nghiệm thu, bàn giao công trình cho chủ đầu tư, vì thế để đảm bảo chất lượng công trình thì phải tuân thủ quy trình ngay từ khi lập hồ sơ dự thầu, dự toán chi phí công trình để tính giá bỏ thầu và đảm bảo giám sát và thi công trong suốt quá trình thực thi dự án. Quy trình này phải được thực hiện một cách nghiêm túc bởi các công trình xây dựng có phần giá trị chìm rất lớn, sẽ khó đánh giá được chính xác chất lượng công trình sau khi đã thi công mà phải được đánh giá, theo dõi liên tục trước, trong và sau quá trình thi công. Mỗi sai sót trong quá trình thi công sẽ phải trả giá bằng chất lượng cả công trình và không thể bỏ cả công trình đi làm lại khi không đạt yêu cầu chất lượng vì chi phí đầu tư là rất lớn. Vì vậy , bên cạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, công ty còn thành lập các đội chỉ huy và giám sát công trình đối với các dự án trọng điểm, và đối với từng khu vực có nhiều công trình thi công, để có thế theo sát tiến độ và chất lượng thi công công trình, đảm bảo chất lượng và uy tín cho sản phẩm của công ty. 2. Thị trường. Trong những năm qua, nền kinh tế đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao, GDP năm 2007 đạt 8.5%, thu hút đầu tư nước ngoài đạt ngưỡng kỷ lục 19 tỷ USD, bên cạnh những tín hiệu khả quan của nền kinh tế sau khi là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã được đánh giá là nền kinh tế đầy triển vọng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, là điểm đến hấp dẫn bên cạnh những nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Chính vì sự tăng trưởng mạnh mẽ đó, Việt Nam đang đứng trước những làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế đầu tư tại Việt Nam vẫn còn những hạn chế khiến cho nhà đầu tư nước ngoài phải do dự khi quyết định đầu tư mà 1 trong số đó chính là cơ sở hạ tầng giao thông và hạ tầng các công trình xây dựng phục vụ đời sống kinh tế còn rất nghèo nàn và lạc hậu. Chính vì vậy, trong những năm qua, lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông và xây dựng dân dụng và công nghiệp luôn có tốc độ tăng trưởng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Với mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, Chính phủ đã có chủ trương trong nhưng năm tới, Việt Nam còn phải phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và xây dựng cả về số lượng và chất lượng để tạo điều kiện cho việc hoàn thành những mục SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 tiêu kinh tế xã hội đã đặt ra. Đó là một trong những thuận lợi không nhỏ cho sự phát triển của lĩnh vực xây dựng. Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp thể hiện việc các công trình cơ sở hạ tâng được xây mới và mở rộng ở nhiều nơi, nhiều khu vực với mức vốn đầu tư rất lớn. Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông trong những năm qua cũng trúng thầu xây dựng nhiều công trình lớn, tại nhiều cùng miền trong cả nước từ Lạng sơn, Sơn La, Thái Nguyên cho tới Bến Tre, Cà Mau Đa phần các công trình đều có tổng vốn đầu tư trên 20 tỷ, các biệt có những công trình có mức đầu tư lên đến trên 150 tỷ. Có thể nói, sự phát triển của thị trường trong những năm tới là rất lớn, tuy nhiên sức ép cạnh tranh cũng là không nhỏ, nhu cầu về xây dựng lớn, thị trường mở cửa dẫn tới sự xuất hiện của các công ty lớn với tiềm lực mạnh đến từ các quốc gia phát trỉên như Nhật bản, Hàn Quốc, Malaysia . Đó đều là các công ty lớn, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng với trình độ công nghệ cao và ý thức cũng như tinh thần làm việc rất chuyên nghiệp. Đó là một thách thức cạnh tranh không nhỏ cho các công ty của Việt Nam nói chung và công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông nói riêng. Để có thể tạo được sức mạnh cạnh tranh, các công ty cần phải xây dựng được chiến lược phát triển đúng đắn, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện hệ thống quản lý, phát huy những lợi thế sẵn có, tạo sức mạnh cho quá trình phát triển và hoàn thiện DN. 3. Trình độ phát triển công nghệ. Sự phát triển của khoa học công nghệ luôn là tiền đề cho mọi sự phát triển. Trong những năm qua, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học đã là là cơ sở tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới. Đồng thời, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng góp phần làm cho việc sử dụng các nguồn lực trở nên hiệu quả hơn. Đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, với đặc thù là chi phí các nguồn lực luôn là rất lớn. Việc thi công các công trình lớn không chỉ đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn mà còn phải có nguồn nhân lực mạnh cả về số lượng và chất lượng, và thời gian thi công công trình thường kéo dài, dẫn tới những biến động về thời tiết, giá cả nguyên vật liệu đầu vào . Mặt khác, không có đủ các máy móc thiết bị thi công cần thiết, trong nhiều trường hợp sẽ không thể thi công được công trình. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thi công công trình có vai trò rất lớn trong việc cấu thành sức cạnh tranh cho DN. Một DN có hệ thống máy móc, thiết bị thi công đầy đủ và hiện đại, công nghệ - kỹ thuật xây dựng tiên tiến sẽ có điều kiện để đảm bảo tốt hơn chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công, tránh các rủi ro có thể gặp phải. SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đối với Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông, để có thể đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thi công và hiệu quả sử dụng các nguồn lực thì việc đảm bảo đầy đủ các thiết bị, máy móc phục vụ quá trình thi công công trình luôn là một ưu tiên hàng đầu cùng với việc áp dụng các kỹ thuật thi công tiên tiến vào quá trình thực thi dự án. Hiện nay công ty có hệ thống các máy móc thiết bị thi công đảm bảo cả về chất lượng và số lượng, đa phần đều là các máy móc thiết bị mới và được sản xuất tại các quốc gia có nền công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc . Theo thống kê, hiện nay toàn công ty có 120 máy móc thi công, thuộc 26 loại, chủ yếu được nhập khẩu, và được sản xuất từ năm 1999 trở lại đây. Với một số lượng máy móc thiết bị đầy đủ và chất lượng nhu vậy thì công ty hoàn toàn có thể tự chủ trong quá trình thi công các công trình, đảm bảo tiến độ và chất lượng đề ra. Thống kê số lượng máy móc, thiết bị thi công công trình hiện nay của công ty: Nước sản xuất Số lượng Nước sản xuất Số lượng Nga 9 Hàn Quốc 11 Việt Nam 16 Nga - Việt Nam 1 Nga – Trung Quốc 1 Đức 3 Pháp 1 Mỹ 5 Nhật Bản 35 Indonesia 1 Italy 8 Đài Loan 15 Trung Quốc 7 Hàn Quốc 11 Thuỵ Điển 5 Italy - Nhật 2 Bảng 1.2 : Số lượng máy móc thiết bị của công ty ( Nguồn: Phòng kỹ thuật – Thi công , Cty CP đầu tư và xây dựng giao thông). Với một số lượng máy móc thiết bị thi công đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, tuy nhiên việc sử dụng các máy móc thiết bị này như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý chặt chẽ cũng như bảo quản tốt phục vụ cho nhu cầu khi cần thiết. Hiện nay, tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông, việc quản lý số lượng máy móc thiết bị thi công được giao cho các đội XDCT trực tiếp sử dụng và bảo quản, thường xuyên có báo cáo về công ty tình hình sử dụng và hiện SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 trang máy móc thiết bị, cũng như nhu cầu sử dụng hiện tại để lãnh đạo công ty có những điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng đội và phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài ra, để có thể sử dụng một cách hiệu quả những máy móc thiết bị này thì công ty phải có chiến lược xây dựng hệ thống quản trị công nghệ thích hợp, đảm bảo khai thác một cách hợp lí, bởi sự phát triển của khoa học công nghệ một mặt tạo ra những bước tiến mới về công nghệ nhưng cũng đồng thời làm giảm chu kì sống của các công nghệ đã ra đời. Chính vì vậy, một hệ thống quản trị công nghệ tốt sẽ đảm bảo công ty sử dụng có hiệu quả những máy móc thiết bị hiện, quyết định đầu tư đúng lúc, không gây lãng phí . 4. Chất lượng nguồn nhân lực. Đối với bất kỳ một công ty hay tổ chức nào, chất lượng nguồn nhân lực luôn là một lợi thế cạnh tranh không nhỏ. Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh năng lực phát triển của công ty hay tổ chức, chất lượng nguồn nhân lực cao phản ánh khả năng nắm bắt và tiếp cận khoa học công nghệ, khả năng tổ chức và điều hành tốt, đó là một yếu tố có vai trò quyết định tới sự tồn vong của công ty hay tổ chức. Đối với công ty CP đầu tư và xây dựng giao thông, chất lượng nguồn nhân lực luôn đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển của công ty. Tại thời điểm tiến hành cổ phần hoá vào tháng 6/2004, toàn công ty có 100 cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, tính đến tháng 12/2006, toàn công ty có 989 cán bộ công nhân viên. Trong đó có 4 thạc sĩ, 215 kỹ sư, 67 người có trình độ cao đẳng và trung cấp, 703 công nhân kỹ thuật. Với đặc thù của ngành xây dựng, trong quá trình thi công công trình, có nhiều tình huống phát sinh, kinh nghiệm và trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên trong công ty góp phần quyết định vào giải quyết các khó khăn, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Hiện nay tại công ty, có 53.8 % cán bộ có thâm niên ≥ 10 năm trong nghề, còn với đội ngũ công nhân kỹ thuật thì có 30.44% là công nhân bậc 5/7 và 12.66% là công nhân bậc 6/7 trở lên, còn lại là công nhân bậc 4/7. Để nguồn nhân lực thực sự trở thành thế mạnh của công ty, công ty phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực mang tính dài hạn, có chính sách đào tạo và tuyển dụng hợp lí, phù hợp với nhu cầu nhân lực trong công ty. 5. Cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức tong công ty có vai tò quyết định tới sự hoạt động, phối hợp và phân chia quyền hạn, nhiệm vụ của các vị trí, các phòng ban trong công ty, qua đó tác động tới khả năng thực hiện các mục tiêu đề ra, cũng như sự phát triển chung của toàn công ty. SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B [...]... phát triển Do đó, chiến lược cần được đặt ra như là kế hoạch hoặc sơ đồ tác nghiệp tổng quát chỉ hướng cho công ty đạt đến mục tiêu mong muốn 2 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Hoạch định chiến lược là quá trình sử dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật thích hợp nhằm xác định chiến lược kinh doanh của DN và từng bộ phận của DN trong thời kì chiến lược xác định Quy tình hoạch định chiến lược: quy trình 8... Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX) - Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 ( CIENCO 5) - Tổng công ty Sông Đà ( Tổng công ty Sông Đà là DN lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưng trong phạm vi chuyên đề này chỉ đề cập tới lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông) Để phân tích các đối thủ cạnh tranh của công ty thì sẽ phân tích qua doanh thu -lợi nhuận và. .. mạnh và điểm yếu, qua đó là tiền đề cho hoạch định các chính sách chiến lược (4) Lựa chọn chiến lược : Là xây dựng chiến lược kinh doanh cho DN dựa trên các kết quả phân tích và đánh giá từ bước ( 1, 2, 3) (5) Thực hiện chiến lược: Bao gồm các công việc từ xác định các chính sách kinh doanh, xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, đồng thời có những sự kiểm ra đánh giá thường xuyên để điều chỉnh chiến lược. .. việc hoạch định các phương án chiến lược phải phụ thuộc vào các phương pháp hoạch định cụ thể đã lựa chọn 7 Quyết định chiến lược tối ưu cho thời kì chiến lược 8 Chương trình hoá phương án chiến lược đã lựa chọn với 2 trọng tâm : cụ thể hoá các mục tiêu chiến lược thành các chương trình, phương án, dự án; Và xác định các chính sách kinh doanh, các công việc quản trị nhằm thực hiện chiến lược 3 QUẢN... phần đầu tư & xây dựng giao thông) CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH - DỰ BÁO CƠ HỘI NGUY CƠ – PHÁT HIỆN ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU I HOẠCH ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1 CHIẾN LƯỢC Chiến lược kinh doanh là một bản phác thảo tư ng lai bao gồm các mục tiêu mà DN phải đạt được cũng như các phương tiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó Như vậy có thể hiểu chiến lược là tập hợp các mục tiêu và chính... SÔNG ĐÀ là Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng giao thông VINACONEX, đây cũng là một DN nhà nước được chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần Bản thân VINACONEX là một DN lớn, với năng lực, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính tốt TRANCONSIN đứng vị trí thứ 3 trong ngành về sản lượng doanh thu, đúng cuối cùng trong nhóm 4 DN trên là Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 -CIENCO 5... chủ đầu tư và sức mạnh thị trường của các đối tư ng này là tư ng đối lớn Theo đúng quy trình, khi có nhu cầu đầu tư vây dựng công trình, các chủ đầu tư sẽ có thông báo mời thầu, mời các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư tới tham gia đấu thầu Theo đó, chủ đầu tư thường có nhiều sự lựa chọn trong số các công ty tham gia đấu thầu Mặt khác, các công trình giao thông. .. cho thấy tại Việt Nam hiện nay, các công trình xây dựng giao thông, xây dựng dân dụng và công nghiệp lớn, tầm cỡ quốc gia đều do các công ty nước ngoài đảm nhiệm từ thiết kế, tư vấn, tổ chức thi công, giám sát thi công Có thể kể ra đây như dự án hầm qua đèo Hải Vân, đèo Ngang, đèo Cả, cầu Cần Thơ, cầu Bắc Mỹ Thuận do các công ty của Nhật đảm nhiệm xây dựng, cầu bãi Cháy do phía các công ty Hàn Quốc... Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Bảng 1.5 : Chi tiết doanh thu theo ngành kinh doanh của công ty ( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán – Cty CP Đầu tư & Xây dựng giao thông) 4 Các công trình lớn mà công ty đã tham gia thực hiện trong thời gian 20002007 Bảng 1.6: Chi tiết các công trình công ty đã trúng thầu và đang thi công STT Tên công trình Năm Giá trị HĐ (Tỷ đồng) Địa điểm 1 Đường Quốc lộ 1B... Phòng tài chính- kế toán, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông. ) Qua bảng tổng kết cân đối kế toán 5 năm trong giai đoạn từ 2002-2006, chúng ta có thể thấy tình hình tài chính của công ty, giá trị tài sản của công ty qua các năm đều có sự tăng trưởng Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm sau đều tốt hơn năm trước Trừ năm 2005, khả năng thanh toán của Công ty là yếu hơn so với năm2004 . QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG. I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY. - Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG.. yếu của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông là lĩnh vực xây dựng và thi công công trình giao thông và công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.