4.4.Đối thủcạnh tranh tiềm ẩn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông (Trang 37 - 38)

Ngoài những nhân tố tác động trên, trong ngành xây dựng các công trình giao thông và hạ tầng cơ sở cũng có thể kể tới sức ép cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn bởi đây cũng là một ngành có mức tăng trưởng cao.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đầu tiên phải kể tới là sự tham gia thị trường của các DN nước ngoài. Đây là những DN đến từ những quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Trong những năm qua, các DN này đã bắt đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam, với những thế mạnh so với các DN trong nước về vốn, công nghệ, nhân lực và kinh nghiệm thi công công trình. Bên cạnh đó, khi tham gia vào thị trường Việt Nam, một lợi thế cho những nhà thầu này đó là thái độ làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp, đi cùng với sự đảm bảo về chất lượng công trình. Đó là những yếu tố mà một số các DN Việt Nam chưa tạo được sự tin tưởng từ phía các nhà đầu tư, đặc biệt là trong các dự án lớn, quan trọng.

Điểm yếu đối với những đối thủ này là sự mới mẻ khi tham gia thị trường. Chính vì vậy mà trong những năm qua, một số DN nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam phần lớn với tư cách của các nhà giám sát và tư vấn thi công, và đối với các dự án lớn, mang tầm cỡ quốc gia, có kỹ thuật thi công khó thì các nhà thầu này mới trực tiếp đảm nhiệm.

Tuy nhiên trong thời gian tới, khi chúng ta hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, sự tham gia của các DN này vào thị trường xây dựng Việt Nam là tất yếu. Với những ưu thế vượt trội hơn các DN trong nước về công nghệ và kinh nghiệm thi công, đây chắc chắn sẽ là những đối thủ cạnh tranh đáng kể của các DN trong nước.

Còn một nhóm các đối thủ tiềm ẩn mới đó là các DN tư nhân và DN thành lập mới trong nước. Tuy nhiên sức ép từ nhóm các DN này không lớn bởi ngành xây dựng có những đặc thù đã trở thành những rào cản nhất định đối với nhóm các DN này đó là:

- Để tham gia ngành cần phải có một lượng vốn lớn.

- Thời gian thu hồi chậm do thời gian thi công công trình kéo dài. - Giá trị TSCĐ lớn.

- Đòi hỏi DN cần phải có kinh nghiệm thi công công trình...

Đây không phải là những rào cản không thể vượt qua nhưng nó cũng sẽ là những thách thức đối với những DN tư nhân nếu muốn trở thành DN lớn trong ngành.

Do đó, sức ép lớn nhất từ các đối thủ tiềm ẩn mà các DN như TRANCONSIN gặp phải đó chính là sự xuất hiện của các DN nước ngoài, những đối thủ cạnh tranh thực sự mạnh. Để có thể cạnh tranh với các đối thủ này, đòi hỏi các DN trong ngành như TRANCONSIN phải tích cực đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ và kỹ thuật thi công, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao uy tín của DN đặc biệt là về chất lượng công trình.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông (Trang 37 - 38)