4.1.Đối thủcạnh tranh hiện tại.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông (Trang 28 - 34)

TRANCONSIN là một DN hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực nhưng lấy lĩnh vực xây dựng giao thông và hạ tầng đô thị là lĩnh vực hoạt động chính của mình và đây cũng là lĩnh vực mang lại tới 96% doanh thu của công ty.

Với đặc thù của ngành xây dựng là thị trường trải rộng, vì vậy đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay số lượng các DN hoạt động cùng ngành là rất lớn và có nhiều quy mô khác nhau. Để thuận tiện trong quá trình phân tích, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty là các đối thủ lớn, có cùng quy mô với TRANCONSIN, đó là 3 đối thủ chính:

- Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX). - Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 ( CIENCO 5).

- Tổng công ty Sông Đà ( Tổng công ty Sông Đà là DN lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưng trong phạm vi chuyên đề này chỉ đề cập tới lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông).

Để phân tích các đối thủ cạnh tranh của công ty thì sẽ phân tích qua doanh thu -lợi nhuận và các tiêu chí cạnh tranh giữa các đối thủ.

 Phân tích Doanh thu - Lợi nhuận của các DN trong lĩnh vực xây dựng :

( Đơn vị : nghìn VNĐ) DOANH NGHIỆP 2004 2005 2006 2007 DT LN (*) DT LN DT LN DT LN TRANCONSIN 132.205.478 5.899.050 222.865.715 10.081.731 268.019.255 17.272.370 287.125.596 32.281.984 VINACONEX 168.932.707 12.572.985 232.502.715 19.712.361 311.951.867 24.715.213 348.459.176 40.208.163 CIENCO 5 122.182.365 6.004.236 170.561.762 9.052.561 192.871.469 14.460.275 214.608.215 19.982.743 SÔNG ĐÀ 254.918.762 27.459.912 316.602.318 38.162.853 376.352.465 45.893.906 417.053.413 52.216.731

Bảng 2.3: Doanh thu và lợi nhuận qua các năm của các công ty trong ngành XD. ( Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh, Cty cổ phần đầu tư và XD giao thông) (*) : Lợi nhuận trước thuế.

Bảng 2.4: BIỂU ĐỒ SO SÁNH DOANH THU CỦA 4 DOANH NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN 2004- 2007 (Đơn vị : tỷ VNĐ).

Quan biểu số liệu trên có thể thấy trong 4 DN thì SÔNG ĐÀ là DN có doanh thu và lợi nhuận lớn nhất, sau đó đến VINACONEX, TRANCONSIN và CIENCO 5. Tổng công ty SÔNG ĐÀ là DN Nhà Nước hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng các công trình cả thuỷ điện và giao thông, với bề dày lịch sử và đội ngũ cán bộ công nhân có chất lượng tốt, năng lực tài chính hùng mạnh, chính vì vậy, trong suốt những năm qua, Tổng công ty SÔNG ĐÀ vẫn luôn là DN dẫn đầu ngành. Sau Tổng công ty SÔNG ĐÀ là Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng giao thông VINACONEX, đây cũng là một DN nhà nước được chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần. Bản thân VINACONEX là một DN lớn, với năng lực, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính tốt. TRANCONSIN đứng vị trí thứ 3 trong ngành về sản lượng doanh thu, đúng cuối cùng trong nhóm 4 DN trên là Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 -CIENCO 5.

Tuy nhiên, mỗi DN có những nền tảng cũng như quá trình hình thành và phát triển khác nhau, để thấy rõ sự phát triển của các công ty trong giai đoạn này cần phải so sánh tốc độ tăng của doanh thu qua các năm.

2004 % tăng của 2005 so với 2004 % tăng của 2006 so với 2005 % tăng của 2007 so với 2006 TRANCONSIN - 68.58 20.26 7.13 VINACONEX - 37.63 34.15 11.7 CIENCO 5 - 39.6 13.08 11.3 SÔNG ĐÀ - 24.2 18.87 25.16

Bảng 2.5: Tốc độ tăng doanh thu của 4 DN trong giai đoạn 2004-2007

Qua bảng 7 có thể nhận thấy rằng trong năm 2005, năm đầu tiên hoạt động với hình thức công ty cổ phần thì TRANCONSIN có mức tăng doanh thu cao nhất ( tăng 68.58% so với năm 2004), sau đó là CIENCO 5 ( 39.6% ), VINACONEX ( tăng 37.63 % ), SÔNG ĐÀ ( tăng 24.2 %). Tốc độ tăng doanh thu cho thấy sự tăng trưởng của DN qua từng năm. Theo đó , năm 2005, TRANCONSIN là DN có mức tăng trưởng cao nhất. Tuy nhiên, TRANCONSIN đã không giữ được mức tăng này một cách liên tục mà đã bị giảm qua các năm tiếp theo, năm 2006 chỉ tăng được 20.26% và chỉ số này của năm 2007 là 7.13%. Trong năm 2007, DN có mức tăng doanh thu lớn nhất là Tổng công ty SÔNG ĐÀ ( 25.16% ), thứ 2 là VINACONEX ( 11.7%), thứ 3 là CIENCO 5 ( 11.3%), đứng cuối trong nhóm 4 DN này là TRANCONSIN với mức tăng chỉ bằng 1/3 năm 2006 là 7.13%. Tốc độ tăng trưởng giảm, qua đó cũng mất dần vị trí của mình, năm 2006 tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2, và năm 2007 đứng thứ 4. Năm 2007, ghi nhận tốc độ tăng trưởng chậm của hầu hết các DN ngoại trừ Tổng công ty SÔNG ĐÀ với mức tăng tiếp tục nâng cao ( 25.16% ). Có thể nói, Tổng công ty SÔNG ĐÀ là DN có mức tăng trưởng của doanh thu ổn định nhất qua các năm ( 2005: 24.2 % - 2006: 18.87 % - 2007: 25.16%). Tốc độ tăng trưởng của SÔNG ĐÀ qua các năm cho thấy sự phát triển mang tính ổn định của DN này so với các đối thủ của mình. Nguyên nhân của sự ổn định này có thể là do kinh nghiệm, tiềm lực về tài chính, chất lượng nguồn nhân lực và uy tín đã được tạo dựng của SÔNG ĐÀ trong suốt chiều dài phát triển của mình.

Còn đối với TRANCONSIN, tốc độ tăng trưởng chậm lại cũng cho thấy DN cần có sự thay đổi để đảm bảo sự bền vững trong quá trình phát triển của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện hệ thống quản lý...

Tốc độ tăng trưởng của doanh thu là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của DN, tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác được hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN thì phải đánh giá thông qua lợi nhuận của DN và phần trăm lợi nhuận trong doanh thu của DN đó.

So sánh phần trăm lợi nhuận trong doanh thu giữa các DN.

Đơn vị : % 2004 2005 2006 2007 TRANCONSIN 4.46 4.52 6.44 11.24 VINACONEX 7.44 8.47 7.92 11.54 CIENCO 5 4.92 5.31 7.50 9.31 SÔNG ĐÀ 10.77 12.05 12.19 12.52

Bảng 2.6: Tỉ lệ lợi nhuận trong doanh thu của 4 Công ty qua các năm.

Bảng 2.7: BIỂU ĐỒ SO SÁNH TỈ LỆ % CỦA LỢI NHUẬN TRONG DOANH THU CỦA 4 DN TRONG GIAI ĐOẠN 2004-2007.

Kết quả từ bảng đánh giá tỉ lệ % của lợi nhuận trong doanh thu của DN đã cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng DN. Có thể thấy năm 2004, TRANCONSIN là DN có hiệu quả kinh doanh kém nhất vì lợi nhuận sau thuế chỉ chiếm 4.46% trong tổng doanh thu, tiếp đến là CIENCO 5 với 4.92% của doanh thu là lợi nhuận, VINACONEX là 7.44% và SÔNG ĐÀ là 10.77%. Có thể nói, bên cạnh mức doanh thu cao nhất trong nhóm 4 DN, Tổng công ty SÔNG ĐÀ còn là DN có hiệu quả kinh doanh cao nhất, qua đó tiếp tục củng cố vị trí là DN dẫn đầu ngành. Không chỉ trong năm 2004 mà cả trong năm 2005, 2006 và 2007, Tổng công ty SÔNG ĐÀ vẫn giữa được lợi thế này của mình với tỉ lệ % lợi nhuận trong doanh thu luôn ở mức cao nhất toàn ngành. Trong giai đoạn 2004-2006, TRANCONSIN luôn có doanh thu lớn hơn CIENCO 5 nhưng là lại là DN có hiệu quả kinh doanh kém hơn, thực tế đó cho thấy TRANCONSIN vẫn còn những hạn chế trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, chi phí kinh doanh còn lớn và do đó hiệu quả chưa cao.

Tuy nhiên năm 2007, hiệu quả kinh doanh của các DN đã có sự thay dổi mạnh mẽ. Tỉ lệ % của lợi nhuận trong doanh thu đã cao hơn năm trước, 3 trong số 4 DN có mức lợi nhuận đạt trên 11% của doanh thu. Trong đó, TRANCONSIN là doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao nhất trong ngành với mức tăng từ 6.44% năm 2006 lên 11.24% năm 2007, xấp xỉ bằng với VINACONEX (11.54%). Đây là kết quả của sự cố gắng cải thiện hiệu quả hoạt động kinh

doanh của TRANCONSIN, hiệu quả hoạt động kinh doanh được nâng cao, chi phí được cắt giảm đã mang lại cho TRANCONSIN nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, để sự tăng trưởng này đạt mức bền vững thì TRANCONSIN phải tiếp tục có những sự cải tiến, đầu tư vào dây chuyền công nghệ, kỹ thuật thi công để cắt giảm hơn nữa chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình, cải tiến bộ máy quản lý để cắt giảm chi phí quản lý DN, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành DN.

(Đơn vị : Tỷ VNĐ)

Doanh nghiệp Số dự án trúng thầu

năm 2007 Tổng giá trị dự án trúng thầu năm 2007 TRANCONSIN 14 874 VINACONEX 12 832 CIENCO 5 9 547 SÔNG ĐÀ 15 942

Bảng 2.8: Số lượng dự án trúng thầu và tổng giá trị trúng thầu năm 2007(*)

( Nguồn : Phòng Kế hoạch – Kinh doanh, Cty CP đầu tư và xây dựng giao thông) (*): Chỉ tính các dự án có giá trị ≥ 15 tỷ

Bảng kết quả số lượng công trình trúng thầu và tổng giá trị trúng thầu của 14 DN trong năm 2007 cho thấy, SÔNG ĐÀ vẫn là DN lớn nhất về số lượng dự án trúng thầu cũng như tổng giá trị dự án. TRANCONSIN đã bước đầu khẳng định được vị thế và uy tín của mình với số lượng dự án đạt mức khá và tổng giá trị dự án trúng thầu cũng ở mức 874 tỷ đồng. Đứng thứ 3 là VINACONEX với số lượng dự án trúng thầu ít hơn và có tổng giá trị đạt 832 tỷ.

 Phân tích lợi thế cạnh tranh của các DN trong ngành.

Bảng 2.9: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẠNH TRANH CỦA 4 DN XÂY DỰNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu chí Trọng số TRANCONSIN VINACONEX CIENCO 5 SÔNG ĐÀ

Kinh nghiệm 0.25 3 0.75 3 0.75 3 0.75 4 1.0 Năng lực công nghệ 0.25 3 0.75 3 0.75 3 0.75 3 0.75 Tiềm lực tài chính 0.1 1 0.1 2 0.2 2 0.2 1 0.1 Chất lượng CT 0.3 4 1.2 4 1.2 3 0.9 3 0.9 Uy tín thương hiệu 0.1 2 0.2 2 0.2 2 0.2 4 0.4 Tổng 1 - 3.0 - 3.1 - 2.8 - 3.15

Qua bảng phân tích các yếu tố cạnh tranh có thể thấy, so với 3 đối thủ còn lại thì TRANCONSIN cũng có những ưu thế cạnh tranh nhất định với số điểm 3.0 đứng vị trí thứ 3, đứng sau Tổng công ty SÔNG ĐÀ ( 3.15 điểm ) và Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng VINACONEX (3.1 điểm) ; đứng trên CIENCO 5 ( 2.8 điểm). Tuy có những lợi thế cạnh tranh nhưng lợi thế đó so với các đối thủ là không thật sự rõ ràng bởi năng lực cạnh tranh của TRANCONSIN chỉ hơn được CIENCO, nhưng lại kém Tổng công ty Sông Đà và VINACONEX. Từ đó có thể thấy rằng trong nhóm 4 DN mạnh, dẫn đầu của ngành thì năng lực cạnh tranh của TRANCONSIN chỉ ở mức trung bình, và để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh với hi vọng trở thành DN dẫn đầu trong ngành thì bản thân TRANCONSIN cần có những sự thay đổi để nâng cao uy tín và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong nước, lĩnh vực xây dựng giao thông và hạ tầng đô thị còn có sự góp mặt của các DN nước ngoài đến từ các quốc gia như Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc... Đây đều là các DN lớn, có kiêm nghiệm trong thi công các công trình lớn, có tiềm lực tài chính hùng mạnh, chất lượng nhân lực tốt và có năng lực về kỹ thuật công nghê, máy móc và thiết bị. Đó sẽ là những đối thủ cạnh tranh lớn của các DN Việt Nam khi họ thực sự tham gia 1 cách sâu rộng vào thị trường, bởi hiện nay do đang trong quá trình thăm dò và mới đặt chân vào thị trường Việt Nam nên các DN này hầu hết chỉ giữ vai trò tư vấn, giám sát hoặc đấu thầu và thi công các công trình lớn, tầm cỡ quốc gia.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông (Trang 28 - 34)